1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA1.1.1 Khái niệm văn hóaTheo GS,TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Vân
Trang 2STT Họ và tên MSSV Chức vụ Công việc
Hạn hoàn thành
Mức độ hoàn thành
1 Nguyễn Lâm Đức
Nhómtrưởng
Tổng họpword, PPT 12/01 100%
2 Võ Văn Minh Huy 20042611 Thành
viên
Soạn nộidung 11/01 100%
3 Đặng Phương Bảo
Thànhviên
Soạn nộidung 11/01 100%
4 Huỳnh Hồng Anh 21063971 Thành
viên
Soạn nộidung 11/01 100%
5 Lê Thị Mỹ Huyền 21067201 Thành
viên
Soạn nộidung 11/01 100%
6 Đỗ Phạm Trúc Quyên 22659251 Thành
7 Nguyễn Duy Trọng 22660061 Thành
Trang 3Mục lục
1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA 4
1.1.1 Khái niệm văn hóa 4
*Các đặc trưng văn hóa: 4
(2) Văn hóa mang tính cộng đồng: 5
(3) Văn hóa mang tính dân tộc: 5
(4) Văn hóa có tính chủ quan: 6
(5) Văn hóa có tính khách quan: 7
(6) Văn hóa có tính kế thừa: 7
(7) Văn hóa có thể học hỏi được: 8
(8) Văn hóa luôn tiến hóa: 8
1.1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa 9
1.1.2.1 Ngôn ngữ 9
1.1.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng 11
1.1.2.3 Giá trị và thái độ 13
1.1.2.4 Các phong tục tập quán 15
1.1.2.5 Thói quen và cách cư xử 17
1.1.2.6 Thẩm mỹ 18
1.1.2.7 Giáo dục 19
1.1.2.8 Khía cạnh vật chất của văn hóa 20
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
BIÊN BẢN NHÓM 24
3
Trang 41.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Theo GS,TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễntrong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tất cả những gì tiêu biểu nhấtđược coi là cái tốt, cái đúng, cái đẹp của một dân tộc hay của một cộng đồng người”.Đơn giản, dễ nhớ nhất là khái niệm của GS Từ Chi (nhà dân tộc học hàng đầu ViệtNam): “Những gì không phải tự nhiên thì là văn hóa Những gì là tự nhiên nhưng có sựtác động của con người thì cũng trở thành văn hóa.”
Văn hóa có thể tồn tại ở dạng vật chất lẫn phi vật chất Ở khía cạnh phi vật chất của xãhội như thì văn hóa sẽ tồn tại ở ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị Còn khía cạnh vật chất thìvăn hoá sẽ tồn tại ở dạng nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được nhắc đến để nói về nền văn học, nghệthuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,… của một quốc gia Các “trung tâm vănhóa” có ở khắp nơi chính là biểu hiện của cách hiểu này Một cách hiểu khác mà bạncũng từng gặp: văn hóa là cách sống tại khu vực đó bao gồm phong cách ẩm thực, trangphục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận,…
*Các đặc trưng văn hóa:
(1) Văn hóa mang tính tập quán:
Văn hoa quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một
xã hội cụ thể Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nétđộc đáo của một nền văn hóá này so với nền văn hóá kia, như tập quán "mời trầu" củangười Việt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bánh mỳ và muối Song cũng cónhững tập quán không dễ gì cảm thông ngay như tập quán "cà răng căng tai" của một sốdân tộc thiểu số của Việt Nam
Ví dụ: Truyền thống cúng giao thừa ngày lễ Tết Đây được xem là một phong tục tập quán của người Việt Nam thể hiện văn hoá nhớ về nguồn cội, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây Biết ơn và kính nhớ tổ tiên
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5(2) Văn hóa mang tính cộng đồng:
Văn hóá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và cùng cố của mọi thành viên trong xã hội Văn hóá như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng Đó là những lễ thói, nhưng tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc Một người nào đó làm khác di sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp
lý những việc làm của anh ta chẳng có gì là phi pháp cả Văn hóa có được do chia sẻ Con người là thành viên của một nhóm, một tổ chức hay xã hội cùng chia sẻ một nền văn hóa, nó không có tính cụ thể trong từng cá thể riêng lẻ
Ví dụ: Người Việt giàu lòng nhân ái, đoàn kết, sẻ chia “tương thân tương ái”
(3) Văn hóa mang tính dân tộc:
Văn hóá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các nước Phương Tây cười chảy nước mắt mà người dân châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả Vì vậy, cùng một thông điệp mà ở nhiều nước lại có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
Ví dụ: Giàu lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Ngày xưa tính dân tộc được thể hiện ở chỗ người dân khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khát vọng hòa bình Còn hiện nay, tính dân tộc được thể hiện ở người dân là tinh thần học tập, luôn muốn
5
Trang 6phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội, hay có một số người du học nước ngoài nhưngvẫn trở về để cống hiến cho đất nước.
(4) Văn hóa có tính chủ quan:
Con người ở các nền văn hóá khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một
sự việc
Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi gếch chân lên bàn để giảng bài của một thẩy giảo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái lại là không thể chấp nhận được
Trang 7(5) Văn hóa có tính khách quan:
Văn hóá thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thể hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên trong cộng đồng Chúng ta chi có thể học hỏi các nền văn hóá, chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình Chẳng hạn, quan niệm "trọng nam khinh nữ" đã ăn rất sâu trong lịch sử Việt Nam, không dễ gì xoá bỏ được
Ví dụ: Ở một số vùng miền núi, những bé gái không được đi học, các em bị ép buộc kết hôn ở độ tuổi rất nhỏ Người ta cho rằng, con gái không nên học nhiều, chỉ nên lấy chồng sinh con, đẻ cái phụ giúp gia đình Mặc dù nhiều người lên án, nhưng phong tục này vẫn còn rất nhiều ở một số dân tộc thiểu số
(6) Văn hóa có tính kế thừa:
Văn hóá là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cành Mỗi thế hệđều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyềnlại cho thế hệ sau Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ và tạonên một nền văn hóa quảng đại Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn vănhóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn Văn hóa được tíchlũy và truyền qua các thế hệ khác nhau
Ví dụ: Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới
7
Trang 8(7) Văn hóa có thể học hỏi được:
Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới
có Đa số những kiến thức (một biểu hiện của văn hóá) mà một người có được là do học
mà có hơn là bẩm sinh đã có Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mìnhsinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.Văn hóa không phải do di truyền và có tinh sinh học, nó được tiếp thu qua học hỏi vàkinh nghiệm
Ví dụ: Mỗi ngôn ngữ đều là một phần quan trọng của văn hóa và từ ngôn ngữ, người ta
có thể học hỏi về cách mà văn hóa của một cộng đồng xác định cảm xúc, tư duy và quanđiểm của họ
(8) Văn hóa luôn tiến hóa:
Một nên văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến Ngược lại văn hóá luôn luôn thay đổi và rất năng động Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóá khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của các nền văn hóa khác Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hướng tới các nền văn hóa khác Văn hóa dựa trên khả năng thay đổi hay thích nghi của con người, và nó khác với quá trình thích nghi bằng thay đổi gen ở động vật
Ví dụ: Ngày xưa khi xã hội chưa phát triển người ta luôn quan niệm “ Trọng nam khinh nữ” tuy nhiên đến hiện tại, những quan niệm này dần bị thay thế Nữ hay nam đều có quyền bình đằng, tự do như nhau nên không ai có quyền khinh miệt ai
Trang 91.1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa.
1.1.2.1 Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội
có thể truyền đạt được với nhau Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó
là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới Nếu coi ngôn ngữ và hành vi là cái vỏ bên ngoài của vănhóa thì ngôn ngữ là yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng
Ví dụ:
Canada có 2 nền văn hoá: nền văn hoá tiếng Anh và nền văn hoá tiếng Pháp
Việt Nam có 54 dân tộc anh em và cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xếp theo 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau, đó là: Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, nhóm ngônngữ Môn – Khơ me, nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao, nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo, nhóm ngôn ngữ Tạng – Mianmar, nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Ka Đai
9
Trang 10Mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết Ở những nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết Ngôn ngữ không chỉ là những từ được nói hoặc viết ra mà bản thân ngôn ngữ rất
đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) và ngôn ngữ không lời (non - verbal language) Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ điệu ) và bằng các phương tiện không lời như cửchỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt
Ví dụ: Một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chi lại bị giới hạn về mặt văn hoá
Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác, bạn sẽ thu được 4 lợi ích lớn: Thứ nhất, bạn sẽ hiểu vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo nhờ có thể trao đổi trực tiếp với đối tác mà không cần thông qua người khác để cảm nhận hay giải thích Thứ hai, bạn có thể dễ dàng làm việc với đối tác nhờ có được ngôn ngữ chung Thứ ba, có thể hiểu và đánh giá đúng được bản chất, ý muốn và cả những ẩn ý của đối tác Cuối cùng, bạn có thể hiểu
và thích nghi với văn hóa của họ Ngược lại, nếu không biết ngôn ngữ chung với đối tác, hoặc biết nhưng chưa thông thạo (không hiểu được các thành ngữ, tiếng lóng, cách dùng đặc biệt ) bạn có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại, rủi ro trong công việc và trongcuộc sống
Trang 111.1.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng.
Tôn giáo và tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình nhưng nó chi phối toàn bộ đời sống con người( phật giáo, Thiên chúa giáo,…) Tôn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến lối sống cách sống niềm tin giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác Chẳng hạn ở những nước theo đạo Hồi thì vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, Giáo hội thiên chúa giáo đến giờ vẫn cấm sử dụng biện pháp tránh thai Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ ảnh hưởng bởi lời khuyên của đạo Tin lành Các nước châu
á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng nên coi trọng đạo đức làm việc Thói quen
ăn kiêng của một số tôn giáo ảnh hưởng đến chế độ làm việc
Ví dụ: Người Mỹ trao đổi quà cho nhau vào 25/12 ( lễ giáng sinh) còn người Hà Lan tặng quà nhau vào ngày 6/12 ngày Nicolai Day
Tôn giáo tín ngưỡng dĩ nhiên có ảnh hưởng đến quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà kinh doanh Đạo Hồi là một ví dụ điển hình có thể có rất nhiều công ty xuyên quốc gia có quyết định kinh doanh vi phạm các giá trị của đạo Hồi
Ví dụ: Channel đã gây ra sự phản ứng gay gắt trong công chúng của các nước đạo Hồi khi tung ta sản phẩm thời trang có hoạ tiết giống như các hoạ tiết trang bìa của Kinh Koran mùa hè 1997 Kết quả là những mẫu này đã bị huỷ bỏ hoàn toàn những bộ sưu tập có giá trị kèm theo
11
Trang 12Triết lý tôn giáo chính trong một nền văn hoá có ảnh hưởng mạnh đến phương thức kinhdoanh của một cá nhân thậm chí vượt xa suy nghĩ của mọi người ngay cả khi cá nhân đókhông tôn sùng đạo của một tôn giáo bất kì
Ví dụ: Ở Việt Nam, người Việt chịu ảnh hưởng mạnh của triết lí Khổng Tử nhấn mạnh vào việc hòa thuận và coi sự hài hòa, cân bằng, việc ra quyết định thường chậm một phần là do những tín đồ của Khổng giáo đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận
Tôn giáo còn bị ảnh hưởng tới chính trị môi trường kinh doanh
Ví dụ: Khi Ayatollah Khomeini điều hành Iran, những nhà kinh doanh Phương Tây chẳng bao lâu đã rời khỏi nơi đây vì thái độ của chính phủ Khi Iran có chiến tranh với Iraq và kinh tế bị suy yếu thì các chỉnh sách của chính phủ đã gây trở ngại cho các nướckhác đặc biệt là Mỹ Rõ ràng niềm tin tôn giáo của quốc gia ảnh hưởng đến chính trị và kinh tế
Trang 131.1.2.3 Giá trị và thái độ
Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực làm căn cứ để các thành viên trong một nền vănhoá xác định, phân biệt đúng và sai, tốt và không tốt, đẹp và xấu, quan trọng và khôngquan trọng, đáng mong muốn và không đáng mong muốn
Con người học hỏi từ gia đình, xã hội, nhà trường, tôn giáo qua đó xác định suy nghĩ vàhành động theo những giá trị của văn hoá
Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hoá
Ví dụ: Độc lập, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái
Giá trị luôn thay đổi và có thể có xung đột về các giá trị
Giá trị chính là nền móng và cột trụ cho mỗi nền văn hoá
Ví dụ: Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn nǎm đấu tranh dựng nước và giữ nước Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, đủ
để thấy tinh thần yêu nước của người dân Việt, cố gắng giữ vững độc lập
13
Trang 14Giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi Với những giá trị đúng và được công nhận sẽ giúp cho chúng ta có thái độ vui vẻ và hài lòng.
Ví dụ: Điểm thi được đánh giá đúng năng lực sẽ giúp bạn có động lực để học tập chăm chỉ
Thái độ là sự suy nghĩ, đánh giá, sự cảm nhận, nhìn nhận, cảm xúc và sự phản ứng trướcmột sự vật dựa trên các giá trị
Ví dụ: Thái độ của một số du khách nước ngoài đối với người Việt rất vui vẻ, thân thiệt
vì khi đến Việt Nam du lịch, mọi người được đối đãi rất nhiệt tình
Trang 15Thái độ điều khiển hầu hết hành vi của con người và khiến cho những người khác nhau
có những hành vi khác nhau trước cùng một hiện tượng hay sự vật
Ví dụ: Trong một trò chơi, đội thắng sẽ có thái độ vui vẻ, phấn khích còn những người đội thua sẽ buồn rầu, chán nản
Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người
Ví dụ: Một số nhà tuyển dụng cho rằng Gen Z luôn có sự sáng tạo trong công việc, dám nói lên ý kiến riêng của bản thân
1.1.2.4 Các phong tục tập quán
Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử thói quen , nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
Ví dụ: Phong tục nấu bánh chưng bánh tét ngày Tết, Rước đèn Trung Thu, thờ cũng tổ
tiên, ăn trầu cau … của người Việt Nam Đối với nước ngoài như Thụy Sĩ kỷ niệm lễ
quốc gia Ngày 1291 tháng XNUMX Nó kỷ niệm cái gọi là Hiệp ước Liên bang năm XNUMX
15