1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học phần phân tích kinh doanh đề bài đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và khái quát khả năng thanh toán của công ty mai linh năm 2019 và năm 2020

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của công ty Mai Linh năm 2019 và năm 2020
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Anh, Bùi Quốc Phương Anh, Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Thị Tâm Anh, Trương Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Ánh Hồng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Mai Chi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Viện Kế Toán - Kiểm Toán
Chuyên ngành Phân tích kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Nợ phải trả giảm nhẹ do trong năm 2019 công ty taxi Mai Linh đã giảm được các khoản vay và nợ thuê tài chính, những năm gần đây doanh nghiệp đều giảm bớt được khoản nợ phải trả này, đây

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

-BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN PHÂN TÍCH KINH DOANH

Đề bài : Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và khái quát khả năng thanh

toán của công ty Mai Linh năm 2019 và năm 2020

Lớp học phần: KTQT1107(222)_03

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Mai Chi

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Hoàng Thị Ngọc Anh - 11217762

2 Bùi Quách Phương Anh - 11217758

3 Nguyễn Mai Anh - 11217766

4 Nguyễn Thị Tâm Anh - 11217770

5 Trương Thị Vân Anh - 11217774

6 Nguyễn Thị Ánh Hồng - 11210886

Hà Nội, 2023

Trang 2

PHẦN I GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh hay Mai Linh Group được thành lập vào tháng 07 năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh bởi ông Hồ Huy Xuất phát từ một doanh nghiệp cung caap dịch vụ thuê xe với vốn điều lệ chỉ 300 triệu đồng, đến nay, Mai Linh đã có vốn điều lệ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trở thành một tập đoàn vận tải lớn mạnh với hệ thống mạng lưới chi nhánh, cơ sở trải khắp 54 tỉnh thành trên cả nước Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn phải phân tích kỹ càng các khả năng của mình để đưa ra các giải pháp quản

lý hợp lý và hiệu quả nhất Bài dưới đây sẽ đưa ra các phân tích về hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp là Khả năng huy động vốn và Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020

PHẦN II PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG NĂM 2019 VÀ 2020

1 Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty năm 2019

a Quy mô

Ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vào cuối năm 2019 có xu hướng giảm, từ 5.002.483.336.965 xuống còn 4.830.679.908.350, tương ứng với tốc độ giảm 3,43%, cụ thể:

 Vốn chủ sở hữu tăng 14.233.118.878 (đ), tương ứng với tốc độ tăng là 4,37%

 Nợ phải trả giảm 186.036.547.493 (đ), tương ứng với tốc độ giảm là 3,98%

 Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ giảm của nợ phải trả (4,37%>3,98%) Tuy nhiên, mức độ giảm của nợ phải trả lớn hơn = > nhỏ hơn mức tăng của vốn chủ sỡ hữu nên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn giảm 171.803.428.615 (đ) (Lý do này không đúng, vì rõ ràng VCSH tăng nhanh hơn NPT nhưng Tổng NV vẫn giảm Lí do phải là do NPT chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn 90% trong khi VCSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng NV nên

2

Trang 3

ảnh hưởng của VCSH là không đáng kể) Vậy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm là do

nợ phải trả của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều vốn hơn (Tổng

NV giảm nghĩa là DN sử dụng ít vốn hơn mới đúng)

Ngoài ra, ta thấy nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu: đầu năm con

số này khoảng ( 4.676.611.886.661/325.871.450.304 = 14,35 > 1 và đến cuối năm tỷ lệ này có

xu hướng giảm nhẹ còn khoảng 13,20 > 1, có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn

số vốn hiện có, đa số các tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay

sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro

về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhẹ, đây có thể là dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, sau khi theo dõi báo cáo tình hình tài chính ta thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do tăng các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác Điều này xảy ra có thể là vì doanh nghiệp nhận được viện trợ, tặng thưởng từ các nguồn khác

Nợ phải trả giảm nhẹ do trong năm 2019 công ty taxi Mai Linh đã giảm được các khoản vay

và nợ thuê tài chính, những năm gần đây doanh nghiệp đều giảm bớt được khoản nợ phải trả này, đây là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ doanh nghiệp đã rút được kinh nghiệm từ khủng hoảng nợ nần năm 2012 (Mai Linh đã huy động 500 tỷ đồng nhàn rỗi của khoảng 800 cá nhân

từ việc phát hành trái phiếu với lãi suất 18-25%/năm và sau đó có nguy cơ phá sản vì không thể trả nợ)

b Cơ cấu

Về vốn chủ sở hữu: Nếu đầu năm tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 6,51%/tổng nguồn vốn thì cuối năm tỷ trọng này chiếm 7.04%/tổng nguồn vốn Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng vốn chủ sở tăng 0,53%/tổng nguồn vốn

Về nợ phải trả: Đầu năm tỷ trọng nợ phải trả chiếm 93,49%/tổng nguồn vốn đến cuối năm

tỷ trọng này chỉ còn chiếm 92,96%/tổng nguồn vốn Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng nợ phải trả giảm 0,53%/tổng nguồn vốn

3

Trang 4

Cơ cấu của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ phải trả Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp có xu hướng dùng vốn huy động từ bên trong nội bộ

do các chủ sở hữu đóng góp, chuyển từ phụ thuộc tài chính ở thời điểm đầu năm sang tự chủ tài chính vào thời điểm cuối năm Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp

2 Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty năm 2020

a Quy mô

Ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vào cuối năm 2020 có xu hướng giảm, từ 4.830.679.908.350 xuống còn 4.481.475.445.654, tương ứng với tốc độ giảm 7,23%, cụ thể:

 Vốn chủ sở hữu giảm mạnh là 167.372.613.975 (đ), tương ứng với tốc độ giảm là 49,21%

 Nợ phải trả giảm 181.831.848.721(đ), tương ứng với tốc độ giảm là 4,05%

 Tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ giảm của nợ phải trả ( 49,21% > 4,05%)

Cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp đều giảm nên khiến cho tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm mạnh là 349.204.462.696, chiếm 7,23% so với tổng nguồn vốn Đầu năm con số này bị tác động mạnh mẽ bởi sự giảm khá mạnh của vốn chủ sở hữu (-49,21%)

Vậy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm là do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải trả hơn Sau khi theo dõi báo cáo tình hình tài chính ta thấy nguyên nhân Nợ phải trả của công ty taxi Mai Linh giảm là bởi thu hẹp quy mô bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như vay nợ tài chính Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp giảm chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này sụt giảm rất nhiều so với kỳ trước, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) năm 2020 âm khá lớn (-1,391.00)

4

Trang 5

Hai thành phần cấu thành nên tổng nguồn vốn này đều giảm là vì hoạt động taxi dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã bị ngưng trệ

và sụt giảm đáng kể, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp giảm mạnh, đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng xấu, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động

b Cơ cấu

Đầu năm tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 7,04%/tổng nguồn vốn thì cuối năm tỷ trọng này chỉ còn chiếm 3,85%/tổng nguồn vốn

 Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 3,19%/tổng nguồn vốn Đầu năm tỷ trọng nợ phải trả chiếm 92,96%/tổng nguồn vốn thì cuối năm tỷ trọng này tăng lên và chiếm 96,15%/tổng nguồn vốn

 Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng nợ phải trả tăng 3,19%/tổng nguồn vốn

Ta nhận thấy cơ cấu của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng nợ phải trả, giảm vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp có xu hướng dùng vốn vay huy động từ bên ngoài, chuyển từ

tự chủ tài chính ở thời điểm đầu năm sang phụ thuộc tài chính vào thời điểm cuối năm

3 So sánh các chỉ tiêu năm 2019 với năm 2020

Nhận xét: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2020 giảm 349.204.462.696đ so với

năm 2019 tương đương với -7,23%, tỉ lệ tổng nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019 là 92,77%, điều này bị tác động bởi vốn chủ sở hữu và nợ phải trả năm 2020 đều giảm, trong đó vốn chủ sở hữu giảm rất mạnh, (167.372.613.975đ) tương đương -49,21% so với 2019, đồng nghĩa là vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm gần một nửa so với năm 2019, cụ thẻ vốn chủ sở hữu năm 2020 chỉ còn khoảng 50,79% so với năm 2019 Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng giảm nhẹ, (181.831.848.721) tương đương -4,05% nhưng nợ phải trả vẫn ở mức cao, chiếm 95,95% so với năm 2019

5

Trang 7

4 So sánh với doanh nghiệp cùng ngành

Bảng so sánh tình hình huy động vốn của Mai Linh và Vinasun

Nhận xét:

Trước hết ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty Mai Linh chiếm tỉ trọng khá nhỏ, chỉ có 4%

so với tổng nguồn vốn, trong khi đó nợ phải trả lại chiếm đến 96%, ngược lại, công ty Vinasun có nguồn vốn chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu, có tỉ trọng chiếm tới 72% tổng nguồn vốn, còn nợ phải trả chỉ chiếm 28%, điều đó cho thấy công ty Mai Linh chủ yếu huy động vốn

từ vốn vay bên ngoài, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc trả nợ, còn công ty Vinasun phần lớn dùng vốn huy động từ bên trong nội bộ, khả năng thanh toán nợ sau này cũng sẽ cao hơn

Hệ số D/E của Vinasun năm 2020 nhỏ hơn 1, điều này cho thấy tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu và công ty đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt Ngược lại ở Mai Linh, hệ số D/E rất cao (gấp 63,95 lần so với Vinasun) nợ nhiều hơn vốn nên rủi ro cực kỳ⇒ cao ????

Tỷ lệ TD/TA của cả hai công ty đều nhỏ hơn 1, phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu So với Vinasun, tỷ lệ TD/TA của Mai Linh cao hơn khá nhiều, cao gấp 3,4 lần so với Vinasun Điều này cho thấy công ty Mai Linh chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, thực lực tài chính thấp Ngược lại, Vinasun có tỷ lệ vay ít, có khả năng tự chủ tài chính cao

7

Trang 8

PHẦN III PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG NĂM 2019 VÀ 2020

1 So sánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020

X

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng năm 2020 quát giảm 0.04 lần so với năm 2019, tương ứng với tốc độ giảm là 3.31% Nhưng hệ số này ở cả 2 năm đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty Mai Linh vẫn ở mức an toàn, đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả, nhưng nếu số này lớn hơn nữa thì sẽ an toàn hơn cho công ty Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể là do tốc độ tăng tổng tài sản đang nhỏ hơn tốc độ tăng nợ phải trả Năm 2020, tốc

độ giảm nợ phải trả giảm 4,05%, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản là 7,23%, điều này có thể do công ty đang giảm quy mô kinh doanh

Một lý do khiến cho hệ số khả năng thanh toán tổng quát ở cả 2 năm còn chưa cao là do tổng tài sản vẫn chưa quá cao so với tổng nợ phải trả Nguyên nhân chính là do sự giảm của doanh thu về dịch vụ của công ty này Để tăng sự an toàn cho Mai Linh trong việc trang trải

8

Trang 9

các khoản nợ thì công ty phải tăng tổng giá trị tài sản của mình lên bằng cách tăng doanh thu thông qua việc quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ của chính mình

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2020 giảm 0.03 lần so với năm 2019, cùng với tốc độ giảm là 4.74% Bên cạnh đó, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cả 2 năm đều dưới 1 (lần lượt là 0.56 và 0.59) Để đảm bảo công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì chỉ tiêu này phải lớn hơn 1, tức là công ty đang trong tình trạng mất cân bằng tài chính, khiến cho Mai Linh không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số nhỏ hơn 1 là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn Khi chỉ tiêu này càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản Nguyên nhân cho việc không đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là do nợ ngắn hạn quá lớn hoặc do tài sản ngắn hạn quá nhỏ Chính vì vậy, Mai Linh phải thường xuyên theo dõi nợ và đánh giá khả năng thanh toán để tối ưu hóa dòng tiền, chủ động lập kế hoạch và giải quyết nhanh chóng các vấn đề về tài chính Khả năng thanh toán cao là một trong những điểm cộng

và thu hút được nhiều nhà đầu tư

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Năm 2020 so với năm 2019, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm nhẹ 0.03 (từ 0.58 lần xuống còn 0.55 lần) với tốc độ giảm là 4.35% Chúng ta có thể thấy, hệ số của 2 năm đều dưới

1 phản ánh khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là không tốt vì đây là hệ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không cần thanh lý hàng tồn kho hay có thêm nguồn tài chính Chỉ số này thấp chứng tỏ nguồn tài sản ngắn hạn của Mai Linh đang phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn thấp, công ty dễ gặp phải vấn đề phá sản Chính vì vậy, công ty cần xem xét để giảm giá trị HTK xuống

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Trái ngược với những hệ số trên, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của Taxi Mai Linh trong năm 2020 tăng xấp xỉ 0.14 lần so với năm 2019 với tốc độ tăng là 7.79% Tốc độ tăng này cũng chưa phải là quá cao, nhưng cả 2 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa

là các giá trị tài sản hiện có của Mai Linh đảm bảo đủ khả năng trang trải các khoản nợ dài hạn

9

Trang 10

* Nhận xét chung: Nhìn chung, công ty Mai Linh đang trong đà khó khăn khi các hệ số đều giảm (trừ hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn), các hệ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, về khả năng thanh toán nhanh đều ở mức dưới 1, tức là Mai Linh đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính của mình Điều này khiến cho Mai Linh đang phải đứng trước nguy

cơ phá sản rất cao cùng với những khoản nợ không có khả năng thanh toán Chính vì vậy, công ty Mai Linh phải cải thiện 2 hệ số trên, cũng như tạo mức an toàn trong khả năng thanh toán tổng quát của mình để không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và không tuột mất

cơ hội thu hút đầu tư mang lại lợi nhuận cao

2 So sánh với doanh nghiệp cùng ngành

Bảng so sánh khả năng thanh toán năm 2020 Vinasun với Mai Linh

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Năm 2020 hệ số khả năng thanh toán tổng quát của VINASUN lớn hơn nhiều so với Mai Linh Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của VINASUN năm 2020 ở lớn hơn 2, tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt Nếu cứ duy trì ở mức này, công ty vẫn có đủ tài sản

để đảm bảo khả năng thanh toán nợ trong dài hạn Đây là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không phải là tốt vì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn

10

Trang 11

của doanh nghiệp không cao và đòn bẩy tài chính thấp khiến doanh nghiệp khó có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai Về mặt lý thuyết, hệ số này thể hiện cả 2 công ty đều

có đủ tài sản để trang trải các khoản nợ tuy nhiên khả năng này ở VINASUN được đảm bảo hơn ở Mai Linh

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty VINASUN năm 2020 là 1.68, gấp gần 3 lần hệ số này của công ty Mai Linh Nguyên nhân có thể do do tốc độ nợ phải trả ngắn hạn giảm nhiều hơn tốc độ tài sản giảm, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn So với công ty Mai Linh đang không có năng lực đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì VINASUN có tiềm lực tài chính mạnh hơn trong chỉ tiêu này và thể hiện công ty có biện pháp quản lý tài sản khá tốt Mai Linh cần xem xét khắc phục để cải thiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngăn shown

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của VINASUN trong năm 2020 gấp gần 3 lần so với đối thủ cạnh tranh của mình là công ty Mai Linh Hệ số này ở công ty Mai Linh < 1 cho thấy nếu các khoản nợ ngắn đến hạn phải trả thì Mai Linh sẽ phải bán một phần hàng tồn kho của mình, thậm chí có thể phải bán gần hết vì hệ số thanh toán nhanh chỉ là 0,55 Công ty VINASUN có chính sách quản lý tốt các khoản nợ ngắn hạn của mình hơn và đảm bảo khả năng thanh toán phòng trừ rủi ro

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của VINASUN của năm 2020 đều tương đối cao, điều này chứng minh tiềm lực tài chính trong dài hạn của VINASUN khá tốt Nguyên nhân có thể

do năm 2020, khoản nợ phải trả dài hạn giảm, chứng tỏ cơ cấu vốn an toàn, khả năng tài chính vững vàng và rủi ro tài chính thấp Hệ số này khi so sánh với Mai Linh thì đang ở mức tương đối cao và an toàn Dù vậy, cả hai công ty đều đảm bảo có thể thanh toán các khoản nợ trong dài hạn

Đánh giá chung: Dù quy mô hoạt động của công ty Mai Linh so với công ty VINASUN

là to hơn, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao Công ty Mai Linh cần xem xét lại cách sử dụng nguồn vốn của mình để đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp, trước hết là cần cải thiện tính thanh khoản trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn vì đây là dấu hiệu tiềm ẩn báo trước sự phá sản của công ty Dù VINASUN có quy mô nhỏ hơn tuy nhiên

11

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w