1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích cổ phiếu shs ở góc độ nhà đầu tư

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Cổ phiếu SHS ở Góc Độ Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Tác giả Lê Mạnh Cường
Người hướng dẫn ThS Lê Thanh Nhàn
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 1.5. Kết cấu đề tài (12)
  • 1.1. Tổng quan về cổ phiếu và phân tích cổ phiếu (13)
    • 1.1.1. Khái niệm và phân loại cổ phiếu (13)
    • 1.1.2. Quy trình phân tích cổ phiếu (15)
  • 1.2. Phân tích cơ bản (16)
    • 1.2.1. Khái niệm và phương pháp (16)
    • 1.2.2. Phân tích vĩ mô (18)
    • 1.2.3. Phân tích ngành (19)
    • 1.2.4. Phân tích công ty (20)
  • 1.3. Phương pháp định giá giá trị cơ bản cổ phiếu (26)
    • 1.3.1. Hệ số giá - thu nhập (P/E) (26)
    • 1.3.2. Hệ số giá/ giá trị sổ sách (P/BV) (27)
    • 1.3.3. Tỷ số giá/ doanh thu (P/S) (30)
    • 1.3.4. Mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM) (31)
  • 1.4. Phân tích kỹ thuật (34)
    • 1.4.1. Khái niệm và các giả định phân tích kỹ thuật (34)
    • 1.4.2. Nội dung phân tích kỹ thuật (35)
    • 1.4.3. Chỉ báo MCDX (36)
    • 1.4.4. Chỉ báo MACD (37)
    • 1.4.5. Chỉ báo RSI (37)
  • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường (38)
  • 2.1. Giới thiệu chung về công ty chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (41)
    • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (42)
    • 2.1.2. Dịch vụ và sản phẩm (42)
    • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức (43)
    • 2.1.4. Chức năng của từng phòng ban (44)
    • 2.1.5. Mạng lưới (47)
  • 2.2. Nội dung phân tích cổ phiếu công ty SHS (47)
    • 2.2.1. Phân tích vĩ mô (47)
    • 2.2.2. Phân tích ngành chứng khoán (51)
    • 2.2.3. Phân tích công ty (52)
  • 2.3. Định giá cổ phiếu (66)
    • 2.3.1. Định giá theo P/B (67)
    • 2.3.2. Định giá theo P/S (69)
    • 2.3.3. Định giá theo Mô hình chiết khấu cổ tức DDM (70)
    • 2.3.4. Tổng hợp kết quả theo mô hình định giá (71)
  • 2.4. Phân tích kỹ thuật (72)
    • 2.4.1. Mô hình giá (72)
    • 2.4.2. Phân tích theo chỉ báo Dòng tiền tạo lập (MCDX) (72)
    • 2.4.3. Phân tích theo chỉ báo RSI và MACD (74)
    • 2.4.4. Dự báo giá của cổ phiếu (74)
    • 2.4.5. Kết luận phân tích kỹ thuật (76)
  • 3.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (77)
  • 3.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu (77)
  • 3.3. Một số kiến nghị (78)
  • KẾT LUẬN (69)

Nội dung

Bốn, đưa ra một số kiến nghị cho Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm giúp các công ty giảm thiểu các tác động tiêu cực và nâng c

Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Giá cổ phiếu thường là gì?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới giá cổ phiếu thường của các công ty ngành chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

- Phân tích và dự báo giá cổ phiếu dưới góc đồ nhà đầu tư cá nhân là gì?

- Yếu tố vĩ mô hay các yếu tố cơ bản của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn

Hà Nội ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường nhiều hơn?

Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu sau:

Một, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá cổ phiếu thường và các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu thường

Hai, phân tích và dự báo giá của cổ phiếu SHS ở góc độ nhà đầu tư cá nhân Dựa vào số liệu thu thập được để đánh giá thực trạng tác động của các nhân tố lên giá cổ phiếu của CTCP ngành chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bốn, đưa ra một số kiến nghị cho Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm giúp các công ty giảm thiểu các tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực lên giá cổ phiếu thông qua kết quả phân tích và kiểm định thu được.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Đây là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, các phương pháp định tính được tác giả sử dụng:

- Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để tổng hợp, thống kê thông tin, tổ hợp về giá cổ phiếu thường của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Từ đó tác giả phân tích các thông tin đã thu thập nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này giúp tác giả thấy rõ các đặc điểm, tính chất giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và từ đó đưa ra những kết luận có tính khả thi và chính xác hơn

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng nhằm giúp tổng hợp các thông tin, số liệu thu thập được, từ đó phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, đồ thị, phụ lục,… Khóa luận được tác giả chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích cổ phiếu

Chương 2: Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Chương 3: Kết luận và khuyến nghị

Thư viện ĐH Thăng Long

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

Tổng quan về cổ phiếu và phân tích cổ phiếu

Khái niệm và phân loại cổ phiếu

Khái niện về cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán biểu thị quyền sở hữu của nhà đầu tư trong một công ty cổ phần cụ thể Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, bạn trở thành một trong những cổ đông của công ty đó Điều này mang lại quyền lợi như tham gia vào các quyết định lớn của công ty tại các cuộc họp cổ đông và nhận chia sẻ lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc tăng giá cổ phiếu Cổ đông có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hướng phát triển và quyết định chiến lược của công ty

“ Chứng khoán là sản phẩm hàng hóa của thị trường chứng khoán, những giấy tờ có giá trị, được xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành chứng khoán, được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và dữ liệu điện tử.” (Điều 1, Khoản 4, Luật chứng khoán 2019)

Tóm lại, chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, có thể đem ra thỏa thuận, mua bán trao đổi trên thị trường chứng khoán

Loại chứng khoán phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là cổ phiếu, đầu tư chứng khoán chính là việc bạn gián tiếp đầu tư vào doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phiếu Khi một công ty cần huy động vốn, số vốn cần huy động sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần Người mua cổ phần được gọi là cổ đông sẽ được cấp một giấy phép xác nhận quyền sở hữu cổ phần – cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành Đặc điểm của cổ phiếu:

Không có kì hạn và không hoàn vốn

Giá cổ phiếu biến động phụ thuộc vào cung cầu thị trường, kết quả kinh doanh của công ty

Cổ đông là người cuối cùng được nhận phần giá trị còn lại của công ty khi công ty phá sản

Có tính rủi ro cao, tính thanh khoản cao và có tính lưu thông

Cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, dựa theo tính chất thịtrường chứng khoán nhà đầu tư có thể đầu tư cổ phiếu trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

2 Thị trường sơ cấp: Là nơi nhà đầu tư có thể mua các loại chứng khoán mới phát hành lần đầu hay còn gọi là thị trường phát hành/ thị trường cấp một Các cổ phiếu của thị trường này là các cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán

Thị trường thứ cấp: là thị trường giao dịch các loại chứng khoán đã được giao dịch trên thị trường sơ cấp Cổ phiếu sau khi được phát hành được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp không làm tăng vốn cho nhà phát hành mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các cổ phiếu đã phát hành làm tăng tính thanh khoản, việc mua bán nhằm mục đích cất giữ tài sản tài chính, nhận khoản thu nhập cố định hàng năm hoặc hưởng chênh lệch giá

Phân loại cổ phiếu: Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông đều được đảm bảo một loạt các quyền theo quy định tại Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020 Trong số các quyền này, quyền dự họp, phát biểu, và biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đứng đầu, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực trong quản trị công ty Ngược lại, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được đặc quyền một số quyền, song đồng thời, họ cũng phải đối mặt với hạn chế đối với một số quyền so với cổ đông phổ thông Điều này tạo nên sự đa dạng và cân nhắc kỹ lưỡng trong quyền lợi và trách nhiệm của từng loại cổ đông trong hệ thống quản trị của công ty

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được đặc trưng bởi việc sở hữu một số phiếu biểu quyết lớn hơn so với cổ phiếu phổ thông tương đương Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết vẫn được trang bị các quyền lợi giống như cổ đông phổ thông, nhưng họ không có quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác, trừ khi có sự can thiệp của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hoặc trong trường hợp thừa kế Điều này nhấn mạnh tính cố định và quyết đoán trong việc giữ vững quyền lợi biểu quyết của cổ đông ưu đãi, đồng thời bảo vệ tính liên tục của sự ổn định trong quản lý cổ đông của công ty.)

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không chỉ nhận được cổ tức cao hơn so với cổ đông phổ thông, mà còn đặc biệt được hưởng mức cổ tức ổn định và hấp dẫn hơn theo thời gian Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này, họ phải đối mặt với việc bị loại trừ quyền biểu quyết và không thể tham gia vào các cuộc họp đại hội cổ đông hay thậm chí không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Các quy định này chỉ có thể bị thay đổi trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông có Nghị quyết về nội dung làm thay đổi ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức Điều này tạo nên sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích tài chính và quyền lợi quản trị trong quyết định đầu tư vào loại cổ phiếu này

Thư viện ĐH Thăng Long

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại được trao quyền yêu cầu công ty hoàn trả vốn góp bất kỳ lúc nào theo yêu cầu cá nhân hoặc điều kiện đã thỏa thuận trước Tuy nhiên, họ mất quyền biểu quyết, tham gia họp cổ đông và đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Những hạn chế này có thể được giảm nhẹ hoặc loại bỏ nếu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông hoặc thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông không làm bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Bên cạnh, cách phân loại dựa vào quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu còn được phân loại theo hình thức như sau:

Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên người sở hữu trên cổ phiếu Cổ phiếu này khá chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép

Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu trên cổ phiếu Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu này

Ngoài ra, các nhà đầu tư chứng khoán còn phân loại cổ phiếu thành:

Cổ phiếu penny (Penny stock hoặc Small caps): Để chỉ những cổ phiếu của các công ty có vốn hoá nhỏ niêm yết trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu blue-chip: Ngược lại với cổ phiếu penny, cổ phiếu blue-chip là loại cổ phiếu của công ty có uy tín và tình hình tài chính vững chắc, giá trị vốn hóa thị trường lớn

Cổ phiếu ESOP (viết tắt của cụm từ Employee Stock Ownership Plan): Có nghĩa là “kế hoạch phát hành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động” là loại cổ phiếu phát hành dành riêng cho người lao động có thâm niên/đóng góp lớn cho doanh nghiệp

Cổ phiếu OTC: những cổ phiếu chưa niêm yết, được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán.

Quy trình phân tích cổ phiếu

Để đạt được hiệu quả đầu tư tối ưu, bước đầu tiên chính là thiết lập mục tiêu rõ ràng Nhà đầu tư cần cân nhắc xem họ muốn tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, hay tìm kiếm sự cân bằng giữa cả hai yếu tố này Việc xác định mục tiêu đầu tư cụ thể sẽ là nền tảng để các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp, qua đó đạt được lợi ích lớn nhất.

Bước quan trọng nhất trong quy trình đầu tư cổ phiếu là bước phân tích và đánh giá Ở bước này, nhà đầu tư cần thu thập các thông tin liên quan đến cổ phiếu và tiến hành phân tích, đánh giá để xác định được giá trị thực của cổ phiếu đó.

4 Tại khóa luận này, áp dụng 2 phương pháp là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật: Phân tích cơ bản thực chất là phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích kỹ thuật là dựa vào lịch sử diễn biến giá cả của cổ phiếu trong quá khứ để dự đoán xu thế biến động của cổ phiếu trong tương lai

Bước 3: Đề xuất quyết định đầu tư: Đầu tư mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận cũng như tiềm tàng rất nhiểu rủi ro, nhà đầu tư phải đưa ra những quyết định thận trọng về chi phí cơ hội bỏ ra, xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để đảm bảo nguồn vốn của nhà đầu tư

Nội dung phân tích cổ phiếu

Phân tích cổ phiếu là quá trình tổng hợp và đánh giá các thông tin liên quan đến một công ty cụ thể để hiểu rõ về tình hình tài chính, chiến lược kinh doanh, và triển vọng tương lai của cổ phiếu đó

Quá trình phân tích cơ bản bao gồm việc thu thập dữ liệu tài chính và tiến hành phân tích SWOT để đánh giá các điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro của công ty Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật và cơ bản giúp xác định xu hướng giá cổ phiếu và đánh giá giá trị thực của nó Thông tin tổng hợp này tạo thành cơ sở cho các quyết định đầu tư thông minh, được đưa ra dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về cổ phiếu và thị trường.

Phân tích cơ bản

Khái niệm và phương pháp

Khái niệm: Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư chứng khoán Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác định giá trị của chứng khoán và thời điểm để ra quyết định đầu tư

Với đầu tư ngân quỹ, mục đích là nhằm giúp cho các nhà đầu tư đáp ứng các nhu cầu thanh toán chi trả, do vậy, tính sinh lời của chứng khoán không được xem trọng bằng khả năng thanh khoản Điều này khác hẳn trong hoạt động đầu tư hưởng lợi khi tính sinh lời được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, mỗi hoạt động đầu tư hưởng lợi khác nhau, các nhà đầu tư lại quan tâm tới các khía cạnh khác nhau của chứng khoán Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, chẳng hạn đầu tư trái phiếu, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới rủi ro lãi suất và rủi ro phá sản của tổ chức phát hành Trong kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng chênh lệch giá giữa hai thị trường khác nhau Tương tự như vậy, có sự khác biệt giữa đầu cơ và kinh doanh giảm giá Trong hoạt động đầu cơ, nhà đầu tư tìm kiếm những công ty đang được định giá thấp hơn giá trị, còn ngược lại, trong đầu tư giảm giá, họ lại tìm đến những cổ phiếu đang được định giá cao hơn giá trị

Thư viện ĐH Thăng Long

Có ba cách xem xét ra quyết định đầu tư Cách thứ nhất, xác định giá trị thực của chứng khoán, trên cơ sở đó, lựa chọn chứng khoán phù hợp dựa trên sự so sánh giữa giá trị thực với giá cả của chứng khoán Đây là nội dung của phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích tài chính Cách thứ hai, nhà đầu tư xem xét xu hướng biển động của giá chứng khoán dựa vào việc nghiên cứu số liệu về giá chứng khoán trong quá khứ với nhiều công cụ khác nhau, chủ yếu là đồ thị, từ đó, tìm thời điểm mua bán chứng khoán thích hợp Đây là nội dung của phương pháp phân tích kỹ thuật và phương pháp này không quan tâm đến giá trị thực của chứng khoán Cách thức thứ ba không quan tâm đến cả giá trị thực lẫn xu hướng biến động giá chứng khoán, thậm chí, người ta không cần biết đến tổ chức phát hành ra loại cổ phiếu đó Nhiều người quan niệm rằng, kinh doanh chứng khoán cũng giống như đi buôn bất cứ loại hàng hóa nào, chỉ cần thực hiện

“mua rẻ và bán đất" Họ thực hiện phương châm, “mua của người chán, bản cho người thích" Nếu có người chán, nhà đầu tư có thể mua rẻ, sau đó bán đất cho người thích mà chẳng cần biết loại hàng hóa đó như thế nào Để làm được điều đó, những nhà đầu tư này rất giỏi về phân tích tâm lý và hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường, từ đó tìm các cơ hội kiếm lời Tuy nhiên, phương pháp này không phải ai cũng thực hiện được, bởi “lòng người" là thứ khó đo và nhà đầu tư sẽ phải trả giá khi ra quyết định không chính xác

Có thể nói, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phương pháp được biết đến nhiều hơn cả Trong phân tích cơ bản, giá trị thực của cô phiếu là thông tin mà các nhà phân tích muốn có Giá trị của chứng khoán là giá trị hiện tại của các luồng thu nhập dự kiến thu được từ chứng khoán với tỷ lệ chiết khẩu là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư Giá trị này phụ thuộc vào ba nhân tổ cơ bản: Độ lớn và thời điểm của các luồng thu nhập; mức độ rủi ro của luồng thu nhập và tỷ lệ chiết khấu, trong đó, hai nhân tố được quan tâm nhất chính là độ lớn của luồng thu nhập và tỷ lệ chiết khấu Phân tích và lựa chọn cổ phiếu chính là việc xem xét, xác định giá trị thực của cổ phiếu

Bên cạnh đó, giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào giá trị cơ bản của tổ chức phát hành, hay nói cách khác, phụ thuộc vào khả năng sinh lời tương ứng với mức độ rủi ro của công ty Tuy nhiên, khả năng sinh lời và rủi ro của công ty không chỉ phụ thuộc vào chính nó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường hoạt động của công ty, bao gồm cả môi trường chung cho các công ty và môi trường hoạt động của mỗi ngành Để xác định giá trị của mỗi công ty, từ đó xác định giá trị của cổ phiếu, người ta phải tiến hành lần lượt qua ba giai đoạn: Phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành kinh tế và phân tích công ty

Sau khi cân nhắc tác giả cũng chọn phương pháp phân tích phù hợp với chu kỳ kinh tế và phù hợp đến mã chứng khoán đó là phương pháp phân tích Top – Down Phương pháp đầu tư từ trên xuống là phương pháp phân tích xem xét tình hình vĩ mô tổng thể của nền kinh tế, sau đó tiếp tục đánh giá các yếu tố ở cấp độ thấp hơn kĩ càng hơn

Sau khi xem xét các điều kiện kinh tế tổng thể trên khắp thế giới, nhà phân tích tiếp tục đánh giá các điều kiện thị trường ngành cụ thể của công ty, để chọn ra những ngành được dự báo sẽ có kết quả khả quan

Phân tích sâu thông tin cơ bản của công ty khi chọn cổ phiếu tiềm năng đầu tư Phương pháp tiếp cận từ trên xuống tập trung vào môi trường kinh tế vĩ mô và động lực thị trường chung để đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng thành công trong ngành của doanh nghiệp.

Phân tích vĩ mô

Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp các nhà đầu tư xác định giá trị của chứng khoán và thời điểm để ra được quyết định đầu tư Quá trình phân tích cơ bản bao gồm ba bước: phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty

Trong lịch sử của các nền kinh tế, các giai đoạn tăng trưởng phát triển kinh tế thường nối tiếp sau những giai đoạn suy thoái kinh tế và có thể dự báo dài hạn được, gọi là chu kỳ kinh tế Mỗi chu kỳ kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: tăng trưởng, cực thịnh; suy thoái; đình trệ Giai đoạn tăng trưởng (phát triển) còn được gọi là giai đoạn phục hồi kinh tế, được xác định bởi sự gia tăng của các hoạt động kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế Khi quá trình tăng trưởng đã đạt đỉnh điểm, các nhà kinh tế gọi giai đoạn này là giai đoạn cực thịnh Khi tình hình kinh doanh bắt đầu sụt giảm, nền kinh tế bước vào giai đoạn thu hẹp hay suy thoái Đối với các nhà kinh tế học, nếu quá trình thu hẹp diễn ra trong 2 - 6 quý liên tiếp (6 - 18 tháng) được gọi là giai đoạn suy thoái Nếu quá trình thu hẹp diễn ra mạnh và dài hơn thì gọi là khủng hoảng Nếu cuối giai đoạn suy thoái, các hoạt động kinh doanh không tiếp tục giảm nữa mà trải qua một quá trình dài trước khi trở lại giai đoạn tăng trường được gọi là giai đoạn ngưng trệ

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế của một quốc gia (gồm hàng hóa, dịch vụ sản xuất bằng nhân lực và vốn trong phạm vi quốc nội) gọi là tổng sản phẩm quốc

Thư viện ĐH Thăng Long

7 nội GDP bao gồm tiêu dùng cá nhân, chỉ tiêu của chính phủ (lương viên chức nhà nước, chi phí cho quốc phòng, chi phí công vụ, v.v ), đầu tư cá nhân (gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị và giá trị sản phẩm tồn kho); đầu tư nước ngoài và tổng giá trị xuất khẩu Trong thời kỳ hưng thịnh, GDP tăng và ngược lại trong thời kỳ suy thoái, GDP giảm

GDP = Tiêu dùng (C) + Chi tiêu chính phủ (G) + Đầu tư (1)

Để đảm bảo tính so sánh của GDP giữa các giai đoạn, cần tính đến sự biến động của giá cả sản phẩm trong cùng kỳ Các nhà kinh tế thường điều chỉnh GDP theo giá cố định, cho phép so sánh sức mua thực tế của đồng tiền thay vì chỉ so sánh về mặt giá trị tiền tệ Điều này giúp tránh sự chênh lệch trong việc so sánh GDP giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm 30 và thời kỳ lạm phát kinh tế những năm sau đó.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Các loại giá cả khác nhau không biến động theo cùng một tỷ lệ Một số loại hàng hóa, dịch vụ có giá cả tăng hoặc giảm nhanh hơn những loại hàng hóa khác do độ nhạy khác nhau Đại lượng đo lường sự thay đổi giá cả một cách tổng quát nhất là chỉ số giá tiêu dùng, đo lường sự tăng hay giảm của giá cả tiêu dùng của những hàng hóa như thực phẩm, nhà cửa, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, quần áo, điện nước, giải trí và các dịch vụ khác CPI thường được tính hàng tháng bởi các số liệu của các cơ quan thống kê bao gồm các nhóm tiêu dùng tiêu biểu được lựa chọn tại một số địa phương trong khoản thời gian một tháng.

Phân tích ngành

Phân tích ngành là một nội dung quan trọng của quy trình phân tích ba bước trong phân tích cơ bản nhằm giúp cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn chứng khoán và hoạch định chính sách quản lý danh mục đầu tư Các nghiên cứu cho thấy, trong cùng một thời kỳ, các ngành khác nhau có rủi ro và lợi nhuận khác nhau Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành biển động theo thời gian, do vậy, không thể dự báo lợi nhuận của ngành trong tương lai dựa vào lợi nhuận trong quá khứ Tuy nhiên, những đánh giá về rủi ro của các ngành khá ổn định qua thời gian, do vậy, những đánh giá về rủi ro trong quá khứ sẽ có giá trị tốt cho việc dự báo rủi ro của các ngành Việc phân tích ngành giúp cho các nhà đầu tư tìm được ngành tốt hơn và tránh được thua lỗ trong hoạt động đầu tư Phân tích ngành cũng là cơ sở quan trọng cho phân tích công ty để lựa chọn cổ phiếu Để xác định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp trong ngành, như những trao đổi về định giá chứng khoán trước đây, cần xác định thu nhập và rủi ro của doanh nghiệp đó Tuy nhiên, thu nhập và rủi ro của mỗi doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng lớn

8 của các yếu tố ngành: mỗi ngành khác nhau sẽ có tỷ suất lợi nhuận biên khác nhau do chịu tác động của những thay đổi trong cấu trúc kinh tế khác nhau Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận biên của mỗi ngành trong mỗi giai đoạn là khác nhau do anh hưởng của chu kỳ kinh tế và chu kỳ sống của ngành Bên cạnh đó, mỗi ngành khác nhau có mức độ cạnh tranh khác nhau, mức độ cạnh tranh càng lớn, thu nhập càng thấp và rủi ro càng cao cho các doanh nghiệp trong ngành.

Phân tích công ty

1.2.4.1 Phân tích Cơ cấu Tài sản

Khái niệm cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp được hiểu là tất cả những tài sản hữu hình, vô hình hoặc có thực gồm tiền, vậy hoặc giấy tờ có giá, hoặc những quyền tài sản của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định và tài sản đó có khả năng đem lại lợi ích, lợi nhuận cho doanh nghiệp đó

Cơ cấu tài sản doanh nghiệp là cách phân bổ và sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, thiết bị) và tài sản lưu động (hàng tồn kho, tiền mặt, khoản phải thu) Phân tích cơ cấu tài sản giúp xác định tỷ trọng phần trăm của các loại tài sản này trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Hiểu rõ cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả hơn, vì những lý do sau đây: Đầu tiên, việc phân tích cơ cấu tài sản giúp xác định mức độ đa dạng hóa của tài sản, từ đó giảm thiểu rủi ro khi doanh nghiệp phụ thuộc quá mức vào một loại tài sản cụ thể

Thứ hai, cơ cấu tài sản còn thể hiện mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt, ví dụ như tiền mặt và các khoản phải thu, có khả năng thanh khoản cao hơn so với các tài sản cố định như bất động sản Đồng thời, phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc đầu tư vào các loại tài sản cụ thể hoặc đề xuất nhu cầu vốn cần thiết cho việc mua sắm các tài sản mới

Cuối cùng, thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu tài sản cung cấp thông tin về cách mà tài sản được sử dụng và góp phần vào việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

1.2.4.2 Phân tích Kết quả kinh doanh

Phân tích kết quả kinh doanh bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá hiệu suất của một công ty để xác định các lĩnh vực cần cải thiện Quá trình này giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên số liệu thực tế, giúp họ đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn như tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng Hơn nữa, phân tích kết quả kinh doanh cho phép các nhà quản lý xác định và giải quyết các vấn đề phức tạp có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, chẳng hạn như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh gia tăng hoặc thay đổi trong môi trường kinh tế.

Thư viện ĐH Thăng Long

9 cách thu thập, phân tích và báo cáo thông tin hữu ích nhất liên quan đến nhu cầu của nhà quản lý Thông tin có thể là về nguyên nhân của tình trạng hiện tại, các xu hướng có khả năng xảy ra nhất và kết quả là nên làm gì

Các hoạt động có thể bao gồm xác định và xác minh các chiến lược và giải pháp tiềm năng, đồng thời kiểm tra tính khả thi của các giải pháp được ưa chuộng nhất Phân tích dựa trên thông tin liên quan, chính xác và đáng tin cậy, càng nhiều càng tốt, thường liên quan đến phân tích thống kê tương tác và phân tích dữ liệu Phân tích này trong kinh doanh thường được gọi là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Những người chuyên về phân tích kết quả kinh doanh thường được gọi là nhà phân tích kinh doanh Các nhà phân tích kinh doanh đang có nhu cầu cao vì các quyết định kinh doanh ngày nay phức tạp hơn bao giờ hết và các nhà phân tích giúp đảm bảo các quyết định đó dựa trên thông tin chính xác, hợp lệ và đáng tin cậy nhất

Các nhà phân tích là những chuyên gia phân tích dữ liệu, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh Các nhà phân tích hiểu các quy trình chính được sử dụng trong kinh doanh và các quy trình đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi các xu hướng bên ngoài và bên trong tổ chức

Các nhà phân tích có thể tập trung vào việc phân tích các bên liên quan, tiếp thị, tài chính, rủi ro và công nghệ thông tin tùy thuộc vào các ưu tiên chiến lược hiện tại của doanh nghiệp.

1.2.4.3 Phân tích nhóm chỉ số tài chính

Phân tích các chỉ số tài chính trong báo cáo tài chính là một trong những việc quan trọng và cần thiết không thể thiếu trong phân tích đánh giá Biết cách xác định và đánh giá các chỉ số có thể đánh giá cơ bản về tình hình hoạt động tài chính của công ty trong phân tích cho các nhà đầu tư Trong chuyên đề, xét đến 4 nhóm chỉ số chính bao gồm:

- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

- Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

- Nhóm chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Nhóm chỉ số tăng trưởng tiềm

1.2.4.4 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Đây là hệ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, thể hiện mức độ doanh nghiệp chuyển đồi tài sản thành tiền mặt để trả cho các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số này đạt giá trị thấp (

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Thị Liễu (1998), "Văn hoá doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp", Tạp chí Kinh tế phát triển (số 27) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tác giả: Dương Thị Liễu
Năm: 1998
2. Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng Văn hoá kinh doanh, Bộ môn Văn hoá kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nôi, 234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Văn hoá kinh doanh, Bộ môn Văn hoá kinh doanh
Tác giả: Dương Thị Liễu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
3. Đỗ Hữu Hải (2011), Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
Tác giả: Đỗ Hữu Hải
Năm: 2011
4. Đỗ Thuỵ Lan Hương (2008), Ảnh hưởng của văn hoá công ty tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn hoá công ty tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Thuỵ Lan Hương
Năm: 2008
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
6. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ánh
Năm: 2004
7. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty
Tác giả: Nguyễn Mạnh Quân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
8. Nguyễn Mạnh Quân (2011), Vận dụng văn hoá doanh nghiệp vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu mang đạm đà bản sắc dân tộc cho các doanh nghiệp Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng văn hoá doanh nghiệp vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu mang đạm đà bản sắc dân tộc cho các doanh nghiệp Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ
Tác giả: Nguyễn Mạnh Quân
Năm: 2011
9. Maister, D. H. (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp (Sách dịch), Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa doanh nghiệp (Sách dịch)
Tác giả: Maister, D. H
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
10. Phạm Xuân Nam (1996), Văn hoá, đạo đức trong Kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá, đạo đức trong Kinh doanh
Tác giả: Phạm Xuân Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
11. Phùng Xuân Nhạ (2010), Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp nhà nước
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Năm: 2010
12. Trịnh Quốc Trị (2009), "Công cụ đo lường Văn hoá doanh nghiệp CHMA", Tài liệu hội thảo tại Vita-share, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cụ đo lường Văn hoá doanh nghiệp CHMA
Tác giả: Trịnh Quốc Trị
Năm: 2009
13. Trompernarss, F. & Hampden – Tuner, C. (2009), Chinh phục các đợt sóng văn hóa (Sách dịch), NXB Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phục các đợt sóng văn hóa (Sách dịch)
Tác giả: Trompernarss, F. & Hampden – Tuner, C
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 2009
19. Trương Hoàng Lâm, 2012. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với Công ty Hệ thống thông tin FPT. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với Công ty Hệ thống thông tin FPT
20. Dương Quốc Thắng, 2010, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý phương đông. NXB Đại học Thái NguyênTài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với triết lý phương đông
Nhà XB: NXB Đại học Thái Nguyên Tài liệu tiếng Anh
21. Aviv, S., Maria, S. A., and Minoo, F. (2007), "Hofstede's dimensions of culture in international marketing studies", Journal of Business Research. 60(3), pp. 277- 284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hofstede's dimensions of culture in international marketing studies
Tác giả: Aviv, S., Maria, S. A., and Minoo, F
Năm: 2007
22. Andrews, A.Y. and Hirsh, M. (1983), "Ambushes, shootouts, and knights of the roundtable: the language of corporate takeovers". In: Rondy, R.,Morgan, F.G., Dandridge, T. (Eds.), Organizational Symbolism, JAIPress, Greenwich, CT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ambushes, shootouts, and knights of the roundtable: the language of corporate takeovers
Tác giả: Andrews, A.Y. and Hirsh, M
Năm: 1983
23. Bennis, W. (1986), "Leaders and visions: Orchestrating the corporate culture", In MA Berman (Ed.), Corporate culture and change. New York : The Conference Board Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leaders and visions: Orchestrating the corporate culture
Tác giả: Bennis, W
Năm: 1986
24. Boje, M., Fedor, B. and Rowland, M. (1982), "Myth making: a qualitative step in OD interventions", J. Appl. Behav. Sci(18), pp. 17–28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Myth making: a qualitative step in OD interventions
Tác giả: Boje, M., Fedor, B. and Rowland, M
Năm: 1982
25. Calder, B., Phillips, L. and Tybout, A. (1981), "Designing research for application", Journal of Consumer Research. 8 (Sept), pp. 197-207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Designing research for application
Tác giả: Calder, B., Phillips, L. and Tybout, A
Năm: 1981

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w