Sau thời gian học tập và làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, nhận thấy các tiềm năng phát triển của công ty cũng như sự phù hợp với xu hướng đầu tư trong tương lai, em qu
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
Tổng quan về phân tích cổ phiếu
1.1.1 Khái niệm và phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành Tùy thuộc vào trách nhiệm và quyền hạn của cổ đông đối với công ty cổ phần mà cổ phiếu có thể chia thành hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều mã cổ phiếu được niêm yết, vậy nên việc tìm kiếm được những cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng là rất cần thiết Việc phân loại giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu phù hợp với mục tiêu đầu tư
Công ty tăng trưởng và cổ phiếu tăng trưởng: là những công ty có những cơ hội đầu tư cho doanh số khá cao và lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh, công ty đạt được mức sinh lời hơn mức sinh lời mà nhà đầu tư kỳ vọng khi đầu tư vào công ty đó Cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu cho lợi tức cao hơn những cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro
Công ty thận trọng và cổ phiếu thận trọng: là những công ty có nguồn thu nhập ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều trước biến động xấu của nền kinh tế Cổ phiếu thận trọng là cổ phiếu có lợi suất đầu tư không bị giảm bằng mức sụt giá của toàn thị trường nói chung, cổ phiếu thận trọng là những công ty có hệ số beta thấp (nhỏ hơn 1, lớn hơn 0) Lợi tức của những cổ phiếu này giảm ít hơn lợi tức thị trường khi nền kinh tế vĩ mô diễn biến tiêu cực
Công ty chu kỳ và cổ phiếu chu kỳ: là công ty mà doanh thu và lợi nhuận bị tác động bởi chu kỳ thực của nền kinh tế Cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu của tất cả các công ty có tỷ suất sinh sinh lời cao hơn tỷ suất của thị trường, các cổ phiếu chu kỳ có hệ số beta cao (lớn hơn 1)
Công ty đầu cơ và cổ phiếu đầu cơ: là công ty có độ rủi ro cao và hứa hẹn cho lợi nhuận cũng rất cao Cổ phiếu đầu cơ mang tính chất mua bán trong ngắn hạn, mang lại lợi suất thấp hoặc âm với xác suất rất cao Đây thường là cổ phiếu của các công ty bị thị trường đẩy lên cao hơn giá trị thực
1.1.2 Khái niệm và vai trò của phân tích cổ phiếu
1.1.2.1 Khái niệm phân tích cổ phiếu
Phân tích cổ phiếu là quá trình đánh giá, định giá cổ phiếu nhằm giúp nhà đầu tư có cơ sở để ra quyết định Phân tích cổ phiếu bao gồm 2 trường phái là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản:là phương pháp thông dụng dùng để phân tích giá trị nội tại của chứng khoán Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp Từ đó ta có thể dự đoán được
Thư viện ĐH Thăng Long
2 những triển vọng trong tương lai của công ty Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải đánh giá đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như kinh tế vĩ mô và vi mô
Phân tích kỹ thuật: là phương pháp dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa nào đó để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác Các nhà phân tích theo trường phái này cho rằng những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ và sự biến động giá trong hiện tại có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá của chứng khoán hoặc hàng hóa trong tương lai
Trong phạm vi Khóa luận, em thực hiện phân tích cơ bản đối với cổ phiếu của công ty
1.1.2.2 Vai trò của phân tích cổ phiếu
Phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư có thể đánh giá và nhận định tình hình kinh tế vĩ mô, nắm bắt được xu thể và cơ hội đầu tư Giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn các ngành nghề có tiềm năng phát triển trong tương lai
Phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư tìm kiếm, phân loại các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá tốt trong tương lai bằng việc đánh giá tình hình tài chính của công ty và triển vọng phát triển Việc phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm thiểu được các rủi ro và xác suất thua lỗ khi mua bán.
Thông tin sử dụng trong phân tích cổ phiếu
1.2.1 Thông tin sử dụng trong phân tích cơ bản
Trong phân tích cơ bản, có 2 loại thông tin thường được nhà phân tích sử dụng: Thông tin định tính: là những yếu tố không thể tính toán một cách cụ thể mà chỉ có thể đánh giá dựa trên góc nhìn cá nhân Kỳ vọng ngành: ngành của doanh nghiệp mình phân tích phải có triển vọng phát triển trong tương lai, tạo ra cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững trong các năm tới Mô hình kinh doanh: trong cùng ngành, mỗi doanh nghiệp có mô hình, triết lý và mục tiêu kinh doanh khác nhau, khó có thể so sánh Nhà đầu tư cần phân tích sâu vào điểm này để đánh giá thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh: như thương hiệu, nguồn nhập nguyên vật liệu, khả năng đàm phán, quy mô kinh doanh Điều này tác động rất lớn đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp Rủi ro: mỗi ngành nghề sẽ có rủi ro liên quan đến kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh Điều này rất khó tránh khỏi, vì vậy doanh nghiệp cần có các phương án đối phó Ban lãnh đạo, cổ đông: có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, cam kết vì lợi ích doanh nghiệp và có tâm huyết, cùng với các cổ đông sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp là nền tảng rất quan trọng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và ổn định
Thông tin định lượng: là những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trong Báo cáo tài chính (BCTC), những yếu tố có thể tính toán được Doanh thu và lợi
3 nhuận: Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROS, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và các khoản thu nhập bất thường Những chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh Với con số (%) phù hợp, nhà đầu tư có thể tìm được những cổ phiếu cơ bản tốt và sinh lời bền vững Tài sản và nguồn vốn: bao gồm cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán Dựa vào số vốn, số tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nhận biết được sức mạnh nội tại của công ty mình chọn lựa Dòng tiền: dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn Xác định được sự lưu chuyển của dòng tiền giúp nhà đầu tư nắm được phạm vi hoạt động cũng như kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp Từ đó chọn ra cho mình những cổ phiếu của công ty có kế hoạch kinh doanh phù hợp với bản thân Chỉ số giá thị trường: P/E và P/B, 2 chỉ số này giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu của công ty tiềm năng nhưng đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận lớn
1.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích kỹ thuật
Thông tin sử dụng trong phân tích kỹ thuật là các thông tin, dữ liệu trong quá khứ, để từ đó dự báo xu hướng giá trong tương lai Áp dụng cho nhiều khoảng thời gian: Không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mua bán lướt sóng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào phân tích kỹ thuật vào đầu tư trung hạn hoặc dài hạn (cần đan xen thên phân tích cơ bản để tăng độ chính xác), dựa vào các nhịp lên xuống của thị trường chứng khoán để mua và thoát hàng, sử dụng các nhịp sóng tăng giảm nhịp nhàng giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận dài hạn tốt.
Quy trình phân tích cổ phiếu
Trong phân tích cơ bản có 2 phương pháp phân tích đó là “Top-Down” (từ trên xuống) và “Bottom-Up” (từ dưới lên) Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng Phương pháp Top-Down: phân tích từ trên xuống là cách tiếp cận từ khái quát đến chi tiết, giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh thị trường trước khi đi vào phân tích từng doanh nghiệp, cổ phiếu Sử dụng chiến lược Top-down cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thế giới, kinh tế quốc gia, xu hướng phát triển chung để từ đó tìm kiếm cơ hội với những doanh nghiệp cụ thể Ưu điểm, ra quyết định một cách có căn cứ, dựa trên bức tranh toàn cảnh của cả nền kinh tế, toàn ngành và thị trường chứng khoán, do đó tránh việc đưa ra quyết định theo cảm tính Giảm thiểu rủi ro đầu tư do phương pháp này giúp phân tích và tìm ra cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt Nhà đầu tư có thể tập trung mục tiêu vào các ngành, lĩnh vực, công ty có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt thay vì phân tích từng công ty một cách mơ hồ Nhược điểm, do phương pháp này phân tích từ yếu tố vĩ mô đến từng chi tiết nhỏ của thị trường nên đòi hỏi kiến thức và sự hiểu biết
Thư viện ĐH Thăng Long
4 rộng về nhiều lĩnh vực Top-Down nên được sử dụng cho đầu tư dài hạn như đầu tư giá trị hoặc đầu tư tăng trưởng, không phù hợp cho các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu cơ ngắn hạn Thị trường chứng khoán thường thay đổi, biến động nên phương pháp Top-Down cần phải được cập nhật thường xuyên để phản ánh chính xác các thay đổi mới nhất trong thị trường
Phương pháp Bottom-Up: là phương pháp đầu tư từ dưới lên Nhà đầu tư theo đuổi chiến lược này sẽ chú trọng phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của cổ phiếu rồi mới xem xét đến tiềm lực của doanh nghiệp đó, ít chú ý đến yếu tố vĩ mô và tính chu kỳ của thị trường Quan điểm của nhà đầu tư theo phương pháp Bottom-Up đó là mỗi lĩnh vực sẽ luôn có những doanh nghiệp xuất sắc, đầu ngành, họ có thể đứng vững và phát triển ngay cả khi thị trường biến động Do đó, mục tiêu đặt ra là nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những cái tên sáng giá nhất của mỗi ngành Ưu điểm, nhà đầu tư có thể theo dõi và kịp thời nắm bắt những cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng tốt hoặc đang được ưa chuộng trên thị trường Việc phân tích sâu vào nội tại giúp nhà đầu tư có cái nhìn xác thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tránh được nhận định chủ quan dựa vào những thông tin vĩ mô từ thị trường Nhược điểm, có hàng nghìn công ty trong mỗi lĩnh vực nên việc chọn ra một vài doanh nghiệp hoạt động tốt là điều không đơn giản Nhà đầu tư dễ bị phân tán khi có quá nhiều sự lựa chọn
Sau quá trình tham khảo, đánh giá tính khách quan, phù hợp với năng lực chuyên môn, em quyết định chọn phương pháp phân tích Top-Down Em nhận thấy phương pháp này phù hợp với trình độ bản thân hiện tại và phù hợp với tư duy đầu tư cá nhân Quy trình phân tích Top-Down gồm 3 phần: phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích doanh nghiệp
Phân tích vĩ mô là đánh giá thực trạng nền kinh tế trong và ngoài nước Nền kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng đến triển vọng hoạt động của công ty nhu triẻn vọng xuất khẩu, sự cạnh tranh về giá đến từ các đối thủ nước ngoài hoặc áp lực từ tỷ giá và lãi suất Ở 2 cấp độ phân tích, nhà phân tích cần chú ý các yếu tố sau
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là số đo tổng sản phẩm hành hóa và dịch vụ cảu nền kinh tế GDP tăng trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng với cơ hội to lớn cho doanh nghiệp gia tăng doanh số Một số đo phổ biến về sản lượng của nền kinh tế là chỉ số công nghiệp (IIP)
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ những người chưa tìm được việc làm trong tổng lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ hoạt động hết công suất của nền kinh tế
Lạm phát là tỷ lệ gia tăng của mức giá chung Tỷ lệ lạm phát cao thường gắn liền với nền kinh tế phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn Những nền kinh tế có cầu
5 hàng hóa và dịch vụ vượt xa công suất sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá Đồng tiền mất giá dẫn đến người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn cùng với một khối lượng sản phẩm Lãi suất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến việc đầu tư Lãi suất cao làm giảm giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai, qua đó làm giảm sức hút của các cơ hội đầu tư
Thâm hụt ngân sách là chênh lệch giữa thu và chi của Nhà nước Bất kỳ sự thâm hụt ngân sách nào cũng phải được bù đắp bằng vay mượn chính phủ Giá trị vay mượn tăng có thể tạo sức ép tăng lãi suất thông qua tăng cầu tín trong nền kinh tế
Chính sách tài khóa liên quan đến hoạt động chi tiêu và thu thuế của chính phủ
Chính sách tài khóa là phương pháp trực tiếp nhất để kích cầu hoặc làm nền kinh tế chậm lại Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm phát cầu hàng hóa và dịch vụ Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ chủ yếu phát huy tác dụng thông qua tác động đến lãi suất Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm hạ lãi suất và qua đó kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong ngắn hạn nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến mức giá cao hơn, từ đó làm tăng lạm phát
Phân tích ngành có vai trò quan trọng giống như phân tích vĩ mô, một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô suy yếu Tương tự như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp khó khăn thì thường cũng khó mà hoạt động tốt Độ nhạy với chu kỳ kinh tế : người phân tích cần dự báo trạng thái của nền kinh tế vĩ mô, cần phải xác định ý nghĩa dự báo đó đối với ngành nhắm đến bởi không phải mọi ngành đều nhạy với cảm như nhau trước chu kỳ kinh tế Có ba yếu tố để xác định độ nhạy của doanh nghiệp so với chu kỳ của nền kinh tế Thứ nhất , độ nhạy của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, những mặt hàng thiết yếu thường ít nhạy cảm trước biến động của thị trường Thứ hai , đó là đòn bẩy hoạt động, những công ty có biến phí cao hơn so với định phí sẽ ít nhạy cảm hơn trước tình hình kinh tế Điều này là vì, trong thời kỳ suy thoái, công ty này có thể giảm chi phí khi sản lượng giảm nhằm đáp ứng trước tình trạng doanh số giảm Lợi nhuận của những công ty có định phí cao hơn sẽ biến động mạnh hơn do chi phí không thể thay đổi để bù đắp cho sự biến thiên của doanh thu Thứ ba , đó là tỷ lệ đòn bẩy tài chính hay việc sử dụng vốn vay Việc thanh toán lãi vay là cố định dù cho doanh thu có là bao nhiêu Đây là khoản chi phí cố định, cũng làm tăng độ nhạy của lợi nhuận trước tình hình kinh tế
Xoay vòng theo ngành , thay đổi danh mục đầu tư thiên về những ngành hay nhóm ngành dự báo có kết quả tốt hơn dựa trên đánh giá trạng thái của nền kinh tế
Cơ cấu ngành và kết quả hoạt động , sự phát triển của một ngành liên quan đến những thay đổi thường xuyên trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Mối đe dọa tham gia thị trường : Những công ty mới tham gia vào ngành gây sức ép lên giá cả và lợi nhuận Rào cản ngăn cản sự gia nhập ngành có thể là một yếu tố then chốt quyết định lợi nhuận của ngành
Các phương pháp định giá cổ phiếu
Sau quá trình phân tích doanh nghiệp, nếu nhà phân tích cho rằng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai là triển vọng và xứng đáng để đầu tư, tiếp đó nhà phân tích cần đánh giá tình trạng của cổ phiếu công ty, Sử dụng các phương pháp định giá để tính toán giá hợp lý của cổ phiếu, so với giá trị thị trường hiện tại để xem giá đã phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp hay chưa, nếu giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá trị mà người phân tích tính toán thì đó là khoản đầu tư hợp lý
Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm và cho ra giá trị khác nhau Vậy nên, nhà phân tích cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để cho ra kết quả hợp lý và chính xác nhất
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em sử dụng 3 phương pháp chính: ước lượng FCFF Ước lượng P/E và ước lượng P/B
1.4.1 Phương pháp ước lượng FCFF
FCFF: Free Cash Flow to Firm là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ đi các khoản đầu tư như vốn đầu tư vào Tài sản cố định và Vốn lưu động) FCFF sẽ giúp người định giá xác định giá trị công ty thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền và sử dụng chi phí vốn bình quân WACC
Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần định giá Để ước tính giai đoạn dự báo dòng tiền, cần căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, của lĩnh vực kinh doanh và bối cảnh kinh tế để lựa chọn các mô hình tăng trưởng phù hợp Giai đoạn dự báo dòng tiền tối thiểu là 03 năm Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng nhanh thì giai đoạn dự báo dòng tiền có thể kéo dài đến khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng đều Đối với doanh nghiệp hoạt động có thời hạn thì việc xác định giai đoạn dự báo dòng tiền cần đánh giá, xem xét đến tuổi đời của doanh nghiệp
Công thức tính dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp là công thức sau đây và các công thức khác biến đổi tương đương từ công thức này:
FCFF = Lợi nhuận trước lãi và sau thuế (EBIAT) + Khấu hao – Chi đầu tư vốn – Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần)
Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) là lợi nhuận trước lãi vay sau thuế đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động
Công thức tính lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) như sau:
Trong đó : t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi định giá cần sử dụng mức thuế suất hiệu dụng khi tính toán EBIAT trong giai đoạn đã có báo cáo tài chính, sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành để tính EBIAT trong giai đoạn dự báo dòng tiền t hiệu dụng = (Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế) ÷ Lợi nhuận trước thuế
Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; chi đầu tư tài sản hoạt động nằm ngay trong nhóm chi mua công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư tài sản hoạt động góp vốn vào đơn vị khác (nếu có)
- Công thức tính vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phí hoạt động ngắn hạn:
Thư viện ĐH Thăng Long
Vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phí hoạt động ngắn hạn = Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) – Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn
Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần định giá Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần định giá trong từng khoảng thời gian hoặc cho toàn bộ giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai để làm tỷ suất chiết khấu cho khoảng thời gian tương ứng khi chuyển đổi dòng tiền tự do và giá trị cuối kỳ dự báo (nếu có) về thời điểm định giá Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo công thức:
WACC = Kd x Pd x (1 – t) + Ke x Pe
WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
Kd: Chi phí sử dụng nợ
Pd: Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Ke: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Pe: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn là các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, gốm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền Khoản nợ này bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhưng phải thỏa mãn 02 điều kiện: phải trả chi phí sử dụng vốn và được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền a) Ước tính tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn Pd:
Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn (Pd) là tỷ trọng nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền trên tổng nguồn vốn
Trường hợp doanh nghiệp cần định giá là doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không dưới 03 năm tính đến thời điểm định giá thì cần đánh giá, xem xét việc căn cứ theo tỷ trọng nợ phải trả chi phí sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp định giá trong các năm gần nhất có xem xét đến cơ cấu vốn trong tương lai b) Ước tính chi phí sử dụng nợ (Kd)
Chi phí sử dụng nợ (Rd) được xác định theo chi phí sử dụng nợ của các khoản nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp cần thẩm định giá trong giai đoạn dự báo dòng tiền
Trường hợp trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá không có khoản nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn, Rd được xác định theo mức lãi suất dự kiến Mức lãi suất dự kiến là mức lãi suất ước tính trên cơ sở đánh giá khả năng thương thảo của doanh nghiệp cần định giá với các nhà cung cấp tín dụng hoặc lãi vay dài hạn của các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp cần định giá
Các vấn đề liên quan đến giá cổ phiếu
Mệnh giá: là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu, mệnh giá của mỗi cổ phiếu là giá trị danh nghĩa
Thư giá (Book value): Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của một công ty một thời điểm nhất định
Giá trị lý thuyết (nội tại – intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại, được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu để so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án hiệu quả nhất
Thị giá (Market value): là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định
Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại một thời điểm
Lợi tức của cổ phiếu: Nhà đầu tư mua cổ phiếu được hưởng lợi từ 2 nguồn: Cổ tức và Lợi tức do chênh lệch (capital gain yield) Cổ tức thường là tiền chia lời cho cổ đông thường sau khi đã chi trả thuế và cổ tức cổ phiếu ưu đãi Cổ tức chi trả phụ thuộc vào:
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Cổ phiếu ưu đãi; Chính sách tài chính trong năm tới của doanh nghiệp; Hạn mức lợi nhuận để lại để tái đầu tư; Giá trị thị trường của cổ phiếu
Rủi ro của cổ phiếu: Để định giá được cổ phiếu phải tính được đại lượng tỷ suất lợi nhuận mong đợi Tỷ suất lợi nhuận mong đợi gắn liền với rủi ro của từng ngành nghề kinh doanh, mỗi ngành nghề kinh doanh có một độ rủi ro nhất định, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
1.6.1 Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế quốc gia nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Ví dụ như giá dầu thế giới tăng thì nhóm ngành dầu khí sẽ hưởng lợi, hay khi chỉ số Đô la Mỹ tăng thì các nhóm ngành xuất khẩu sẽ hưởng lại Giá cổ phiếu sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế
Bên cạnh đó, khi điều kiện nền kinh tế thuận lợi sẽ mang lợi cơ hội cho các ngành nghề, doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn, từ đó cổ phiếu của họ sẽ trở nên hấp dẫn hơn Lấy ví dụ khi công ty hoạt động kinh doanh tốt, họ sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu Việc nắm giữ cổ phiếu của các công ty trả cổ tức và các khoản thu nhập định kỳ khác cũng là cách thu hút, giữ chân nhà đầu tư Tuy nhiên, khi nền kinh tế ảm đạm và có chiều hướng suy giảm thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ kém đi và có xu hướng cắt giảm cổ tức
2 yếu tố vĩ mô mà nhà đầu tư thường quan tâm khi đầu tư chứng khoán đó là tỷ giá và lãi suất Về lãi suất, trong môi trường lãi suất huy động thấp, lãi suất tiết kiệm thường duy trì khoảng 5-6%/ năm, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm các kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn như chứng khoán Khi có dòng tiền được bơm vào thị trường thì giá cổ phiếu sẽ thường tăng cao và ngược lại Về vấn đề tỷ giá, nhà đầu tư trong nước thường quan tâm đến tỷ giá USD/VND Khi tỷ giá tăng cao, đồng Việt Nam Đồng mất giá, Ngân hàng Nhà nước thường phải có các biện pháp để đảm bảo tỷ giá an toàn như bán ra Đô la dự trữ, huy động tiền từ các ngân hàng thương mại để duy trì tỷ giá Việc này sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán, khi mà dòng vốn ngoại cũng là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp trên thế giới cũng có xu hướng hợp tác kinh doanh, đầu tư sâu rộng hơn Tình hình chính trị sẽ có sự chi phối nền kinh tế trong nước, qua đó gây ra tác động nhất định đến giá cổ phiếu trên thị trường Khi tình hình chính trị của đất nước ổn định thì nhà đầu tư mới có đủ tự
19 tin để tiếp tục đầu tư Ngược lại nếu chính trị trở nên bất ổn, nhà đầu tư trở nên e ngại thì giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng giảm đi
1.6.3 Quy luật cung - cầu của thị trường
Quy luật cung cầu luôn có sự ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Nếu có nhiều người muốn mua một mặt hàng, cầu trở nên nhiều hơn cung thì giá có xu hướng tăng và ngược lại Đối với chứng khoán cũng vậy, nếu mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư săn đón thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng Mặc dù quy luật cung cầu là một yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần cẩn thận vì không phải cổ phiếu nào được lựa chọn mua nhiều đều là cổ phiếu tốt Cần tìm hiểu thật kỹ và kết hợp nhiều yếu tố với nhau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn
1.6.4 Thông tin truyền thông và tâm lý nhà đầu tư
Trên thị trường được chia thành nhiều nhóm các nhà đầu tư nhưng chủ yếu có 2 nhóm là: tổ chức và cá nhân Nhóm chiếm đa số là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ Tuy nhóm này chiếm phần lớn tổng giao dịch thị trường nhưng thường bị hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn và khả năng tiếp cận thông tin Dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư cá nhân thường phân bổ không đồng đều, thiếu sự liên kết Trong khi đó, các nhà đầu tư là tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư bài bản và có khả năng tiếp cận và điều khiển thông tin Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nếu không chuyên thường có tâm lý yếu sẽ rất nhạy cảm với thông tin Đôi khi, thông tin tiêu cực về một công ty nào đó dù chưa được xác thực cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh Các thông tin truyền thông hoàn toàn có thể bị kiểm soát bởi các tổ chức hay hội nhóm có tiềm lực mạnh Do đó, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ thông tin để tránh trường hợp bị thao túng và đưa ra quyết định sai lầm
1.6.5 Kết quả hoạt động và tiềm năng của công ty Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, vì sức mạnh nội tại của doanh nghiệp là bệ đỡ vững chắc nhất để tạo động lực tăng cho cổ phiếu Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng họ đang phát triển tốt qua doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng cao và có khả năng tiếp tục trong tương lai Thì giá cổ phiếu của họ sẽ được các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn giao dịch một cách nhanh chóng Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường rất quan tâm đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp để định giá cổ phiếu Ngược lại, nếu kết quả kinh doanh giảm sút thì giá cổ phiếu sẽ giảm do công ty đó không giành được lòng tin của các nhà đầu tư
Ngoài ra còn một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà các nhà đầu tư rất quan tâm đó là các giao dịch mua bán của lãnh đạo công ty – các giao dịch nội bộ Bởi nhà đầu tư cho rằng các nhà lãnh đạo, quản trị công ty sẽ là người biết rõ nhất tình hình hoạt động của công ty Và khi những người nội bộ mua vào cổ phiếu của chính
Thư viện ĐH Thăng Long
20 công ty, đây là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng phát triển đang rất tốt và giá thị trường đang thấp hơn giá mục tiêu của họ Cuối cùng là các sự kiện như phát hành thêm cổ phiếu hoặc thoái vốn của cổ đông lớn Những yếu tố này khi diễn ra thường thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư, bởi khi phát hành thêm hoặc cổ đông lớn thoái vốn sẽ có một lượng lớn cổ phiếu được lưu hành, tỷ lệ free float – tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng tăng cao sẽ tạo thêm thanh khoản cho giao dịch
PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (VDS)
Tổng quan về công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
- Địa chỉ: Hội sở - Tòa nhà Viet Dragon, số 141 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Miên Tuấn (Chủ tịch HĐQT)
- Đại diện công bố thông tin: Nguyễn Thị Thu Huyền (Tổng Giám đốc)
- Giấy phép thành lập: 32/UBCK-GPHĐKD
- Hình thức sở hữu: công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: 2.100.000.000.000 tỷ VNĐ (Hai nghìn một trăm tỷ Việt Nam Đồng)
- Email: info@vdsc.com.vn
- Website: https://www.vdsc.com.vn
- Sàn niêm yết: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
- Giá giao dịch ngày đầu tiên: 11.700 đồng/ cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 91.000.000 (Chín mươi mốt triệu cổ phiếu)
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 210.000.000 cổ phiếu (Hai trăm mười triệu cổ phiếu)
Các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bao gồm:
- Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán
- Chứng khoán phái sinh và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
Thư viện ĐH Thăng Long
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
- 21/12/2006: Thành lập với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng
- Tháng 1/2007: Trở thành Thành viên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
- Tháng 3/2007: Trở thành Thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
- Tháng 5/2007: Trở thành Thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- Tháng 8/2007: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng
- Tháng 8/2008: Tăng vốn điều lệ lên 330 tỷ đồng
- Tháng 2/2009: Tham gia kết nối giao dịch trực tuyến với HSX
- Tháng 5/2010: Niêm yết cổ phiếu VDS tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
- Tháng 12/2015: Tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng
- Tháng 6/2017: Rồng Việt trở thành Thành viên lập quỹ "Quỹ hoán đổi danh mục ETF VFMVN30"
- Tháng 7/2017: Rồng Việt chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán
Hồ Chí Minh HSX – mã VDS
- Tháng 1/2018: Tăng vốn điều lệ lên 910 tỷ đồng
- Tháng 7/2018: Tăng vốn điều lệ lên 1001 tỷ đồng
- Tháng 7/2021: Tăng vốn điều lệ lên 1051 tỷ đồng
- Tháng 9/2022: Tăng vốn điều lệ lên 2100 tỷ đồng
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:
- Tầm nhìn: Trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu, hiện đại và hiệu quả nhất Việt Nam
- Sứ mệnh: Đối với khách hàng: Kiến tạo thành công hệ sinh thái về tài chính và đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam bằng việc sáng tạo, cung cấp được những giải pháp, công cụ tài chính và sản phẩm đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, với hệ thống vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng xuất sắc Đối với người lao động: Rồng Việt mong muốn xây dựng môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp nhân văn và hấp dẫn, thu hút được những nhân sự năng lực-nhiệt huyết đến hợp tác và làm việc, phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và tạo dựng tương lai thịnh vượng, hạnh phúc Đối với cổ đông/Nhà đầu tư: Xây dựng thành công hệ thống/mô hình kinh doanh hiệu quả, giúp gia tăng vượt trội giá trị khoản đầu tư của cổ đông/Nhà đầu tư của Rồng Việt
23 Đối với thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam: Rồng Việt mong muốn đóng góp tích cực, chủ động và hiệu quả cho sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam Đối với cộng đồng xã hội: Rồng Việt luôn là thành viên có trách nhiệm và mong muốn được chia sẻ những thành quả phát triển của mình đến với cộng đồng và xã hội
+ Khát vọng và hoài bão
+ Uy tín và coi trọng lợi ích khách hàng
+ Siêng năng và chăm chỉ
+ Kỷ luật và chuyên nghiệp
+ Đổi mới và sáng tạo
+ Tốc độ và quyết liệt
Các giải thưởng đạt được:
+ Top 3 Công ty chứng khoán tiến bộ vượt bậc tại Asiamoney Brokers Poll 2016 + 13 giải thưởng tại Asiamoney Brokers Poll 2017
+ “Nền tảng giao dịch tốt nhất Việt Nam 2022” do Global Banking & Finance Review trao tặng
+ Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HSX, HNX và UPCoM theo quý/năm
+ “Tổ chức tư vấn IPO, phát hành M&A tiêu biểu” 4 năm liền (2017 - 2020)
+ Top Báo cáo thường niên tốt nhất” nhiều năm liền
+ Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam và Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền
+ Top 5 Doanh nghiệp Quản trị Công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa nhỏ) năm 2021 + Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh 2021 - Giải thưởng Kinh doanh xuất sắc Châu Á (APEA)
+ Giải thưởng HR Asia Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022
- Về đóng góp cho thị trường chứng khoán và cộng đồng xã hội:
+ Thành viên tiêu biểu của các sàn HSX, HNX
+ Bằng khen từ Bộ Tài chính vì những đóng góp cho thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018
+ Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM về thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19
Thư viện ĐH Thăng Long
2.1.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Cơ cấu của VDSC được tổ chức đúng theo quy định của pháp luật đối với loại hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty Các khối và phòng ban có sự liên kết chặt chẽ, phân chia rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn Điều này giúp cho ban lãnh đạo có thể dàng nắm bắt thông tin, nhanh chóng kịp thời đưa ra các phương án điều hành Các phòng ban có thể phối hợp hoạt động trơn tru, nhịp nhàng giúp tạo ra hiệu quả cao trong công việc
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Khối Kinh doanh Khối Hỗ trợ kinh doanh Khối Vận hành
Nghiên cứu phát triển sản phẩm
Trung tâm Công nghệ thông tin
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là một phần trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đại hội đồng có thẩm quyền thông qua định hướng công ty Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và kiểm soát viên Đại hội đồng có quyền cho phép thông qua Báo cáo Tài chính hàng năm Quyết định tổ chức, giải thể công ty Và các quyền khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Đứng đầu là chủ tịch HĐQT quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty Đứng đầu là Trưởng Ban kiểm soát Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty
+ Thường xuyên thông báo với HĐQT về tình hình hoạt động của công ty, tham khảo các ý kiến của HĐQT trước khi trình lên Đại hồi đồng cổ đông
+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
Ban Tổng giám đốc: Ban Tổng giám đốc thực hiện quyền quản lý và điều nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng Giám đốc, sau đó là các các phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm các mảng riêng biệt Nhiệm vụ của Ban giám đốc:
+ Quyết định chiến lược và định hướng phát triển công ty theo chỉ đạo của HĐQT + Giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty
+ Quản lý tình hình tài chính, thuế và các chính sách liên quan khác của công ty + Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng hợp tác với đối tác, khách hàng
Thư viện ĐH Thăng Long
+ Đại diện cho công ty trong các hoạt động truyền thông, với cổ đông và các bên liên quan
+ quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ
Khối khách hàng cá nhân: thực hiện nghiệp vụ môi giới Tư vấn cho khách hàng các dịch vụ đầu tư: giao dịch chứng khoán, phân tích chứng khoán, phân tích tình hình vĩ mô, cập nhật các thông tin thị trường Các môi giới sẽ được trả phí hoa hồng trên từng lệnh giao dịch của khách hàng Khối khách hàng cá nhân bao gồm: phòng khách hàng cao cấp, phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng trực tuyến
+ Phòng khách hàng cao cấp: đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý, quan hệ khách hàng cao cấp Đây là những khách hàng có NAV lớn, thường có giá trị giao dịch cao và thường xuyên Đây là nhóm khách hàng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và chăm sóc đặc như: phí giao dịch thấp, vay tỷ lệ ký quỹ cao hơn, lãi suất vay ký quỹ thấp hơn
+ Phòng khách hàng cá nhân: đảm nhiệm nhiệm vụ tìm kiếm, phát triển, chăm sóc các khách hàng phổ thông Đây là nhóm khách hàng chiếm phần lớn thị phần môi giới của công ty
+ Phòng khách hàng trực tuyến: thường là các khách hàng mở trực tiếp tài khoản ở quầy giao dịch chứng khoán hoặc qua website không thông qua ID Broker Đây là nhóm khách hàng chủ động tìm đến sử dụng dịch vụ của công ty
Khối khách hàng doanh nghiệp: gồm có 2 phòng là phòng Ngân hàng đầu tư và phòng khách hàng tổ chức Trong đó:
+ Phòng Ngân hàng đầu tư: cung cấp các dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành (huy động vốn) và mua bán và sáp nhập (M&A) Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn tài chính, tái cấu trúc cho các nhà đầu tư là tổ chức
+ Phòng Khách hàng tổ chức: tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng là các tổ chức có nhu cầu mua bán và kinh doanh chứng khoán Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn đầu tư và pháp lý liên quan đến việc mua bán chứng khoán cho nhà đầu tư tổ chức
Phân tích tình hình vĩ mô
2.2.1 Phân tích tình hình vĩ mô thế giới
Biểu đồ 2.1 Tổng GDP toàn cầu 2018-2023
Theo biểu đồ 2.1, GDP toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau giai đoạn đại dịch COVID 19, năm 2021 đạt 96,51 nghìn tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2020, báo hiệu cho một giai đoạn phục hồi của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên Đầu năm 2022, Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm tới Ukraine là một đòn giáng nặng nề và bất ngờ vào nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau đại dịch Tổng GDP năm 2022 chỉ tăng 5,2% so với gia đoạn 2021, tương ứng tăng thêm khoảng 5 nghìn tỷ USD so với năm trước Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP năm 2023 dự báo đạt khoảng 105 nghìn tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2022 Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại do điều kiện nền kinh tế trở nên kém tích cực: phân mảnh địa chính trị, xung đột vũ trang ở nhiều nơi, giá nguyên vật liệu leo thang, tình trạng lạm phát
Về tình trạng thất nghiệp, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc dự báo, tăng trưởng việc làm toàn cầu trong năm 2023 sẽ chỉ ở mức 1%, bằng một nửa mức tăng trưởng trong năm 2022 Thị trường lao động đang chịu tác động mạnh mẽ từ căng thẳng địa chính trị, sự phục hồi không đồng đều tại các nước sau đại dịch, các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng Theo báo cáo hằng năm của ILO về triển vọng việc làm và xã hội thế giới, được công bố vào tháng 1/2023, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu trong năm nay sẽ là 5,8%, tương đương 208 triệu người, cao hơn mức dự báo 205 triệu người được đưa ra trước đó Điều này cho thấy mức độ hoạt động của nền kinh tế chưa có dấu hiệu tích cực trở lại
Theo biểu đồ 2.2, tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và khu vực đồng tiền chung Châu Âu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ liên tục tăng cao và đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2022, chạm ngưỡng 9,1% Đây là mức cao nhất kể từ suy thoái năm 1980
(Nguồn: Investing) Biểu đồ 2.2 Chỉ số CPI của Mỹ từ tháng 6/2021-9/2023
Thư viện ĐH Thăng Long
Chỉ số CPI của Mỹ sau khi đạt đỉnh tháng 9/2023 đã giảm liên tục cho đến tháng 7/2023 cho thấy sự hiệu quả của việc tăng lãi suất Tưởng chừng là đủ để FED dừng tăng lãi suất nhưng CPI có xu hướng tăng trở lại trong tháng 8 và tháng 9 Để kiềm chế lạm phát tăng cao, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt buộc phải tăng lãi suất liên bang FED đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022 sau một khoảng thời gian dài duy trì lãi suất gần bằng 0 để hỗ trợ nền kinh tế trong Đại dịch Covid 19 Tình trạng này gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng của Mỹ Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023, đã có 3 nhà băng ở quốc gia này sụp đổ đó là Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và First Republic Bank
Theo biểu đồ 2.3, FED bắt đầu mạnh tay tăng lãi suất từ tháng 5/2022 và bắt đầu chậm lại quá trình tăng từ tháng 5/2023 Hiện tại mức lãi suất điều hành đang duy trì ở mức 5,25-5,5% trong tháng 9 cao nhất trong 22 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục neo cao cho đến năm 2024 cho đến khi kiểm soát hoàn toàn được lạm phát
Việc lãi suất ở Mỹ tăng cao cũng khiến cho đồng Đô la Mỹ tăng giá mạnh (theo biểu đồ 2.4).Sự tăng giá của đồng USD gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế theo những cách khác nhau, như làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, gia tăng áp lực lạm phát Đồng USD mạnh lên cũng khiến các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng vay nợ bằng đồng tiền này lao đao Ngân hàng trung ương các nước đã buộc phải tăng lãi suất để củng cố đồng nội tệ và ngăn dòng tiền chảy ra nước ngoài trước đà tăng của đồng USD
(Nguồn: Investing) Biểu đồ 2.3 Biến động lãi suất điều hành của FED 3/2022-9/2023
Biểu đồ 2.4 Chỉ số DXY từ 9/2021-10/2023
Chỉ số đạt đỉnh vào tháng 9/2022 cán mốc 114,78 cao nhất kể từ năm 2002 Sau đó hạ nhiệt cho đến tháng 7/2023 về ngưỡng 99,58 vào ngày 14/7 Tuy nhiên sau đó tình trạng CPI tăng trở lại dẫn đến các lo ngại về lạm phát khiến chỉ có xu hướng tăng lến vùng
Theo IMF, nền kinh tế thế giới sẽ phải chịu 6 rủi ro chính sau trong năm 2023:
Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm chạp do mới bãi bỏ chính sách
“Zero Covid”, miễn dịch cộng đồng chưa đủ an toàn và hệ thống y tế có thể bị quá tải Cộng thêm khủng hoảng thị trường bất động sản với rủi ro vỡ nợ có thể gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính khu vực và thế giới
Thứ hai, xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt Cuộc chiến gây ảnh hưởng tiêu cực đến Châu Âu và các nước có thu nhập thấp do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao
Thứ ba, khó khăn về nợ công Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do các điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng và đồng đô la Mỹ mất giá Ước tính khoảng 15% các quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tình trạng khó khăn về nợ công và khoảng 25% các nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng lãi suất chưa có dấu hiệu giảm
Thứ tư, tình trạng lạm phát kéo dài Các quốc gia liên tục phải duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến bóp nghẹt nền kinh tế
Thứ năm, định giá lại thị trường tài chính đột ngột Việc công bố dữ liệu lạm phát không thuận lợi có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động
Thư viện ĐH Thăng Long
32 trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn
Thứ sáu, sự phân mảnh địa chính trị Cuộc xung đột ở U-crai-na và các biện pháp trừng phạt quốc tế đang chia rẽ nền kinh tế thế giới thành các khối và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị Sự phân mảnh gia tăng dẫn đến việc lưu chuyển nguồn vốn, di chuyển của người lao động và thanh toán quốc tế giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn, có thể cản trở hợp tác đa phương trong cung cấp hàng hóa toàn cầu
2.2.2 Phân tích tình hình vĩ mô Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu Chính phủ Việt Nam cùng các ban ngành đã khéo léo, linh hoạt và quyết tâm phục hồi nền kinh tế
Theo biểu đồ 2.5, GDP năm 2022 tăng trưởng 8.02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế ở các giai đoạn 6 tháng,
9 tháng và cả năm 2022 đều nằm trong và vượt dự báo tăng trưởng
Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng GDP thực ở mức 8% trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, đồng thời nhu cầu trong nước cũng đang yếu đi Tăng trưởng GDP theo giá so sánh của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 giảm còn 3,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,4% của 6 tháng đầu năm 2022
(Nguồn: Tự tổng hợp số liệu từ Tổng Cục Thống kê) Biểu đồ 2 5 Tốc độ tăng trưởng GDP VIệt Nam giai đoạn 2011-2022
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
2.3.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2020-2022 ĐVT: triệu đồng
1 Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL)
2 Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 365.925 300.432 188.368 65.493 21,8 112.064 59,49
3 Lãi từ tài sản tài chính sẵn sàng để bán
4 Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán 290.612 314.312 105.755 (23.700) (7,5) 208.557 197,21
5 Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
6 Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán 8.938 7.096 8.674 1.842 26,0 (1.578) (18,19)
7 Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính 17.723 6.925 5.282 10.798 155,9 1.643 31,11
8 Thu nhập hoạt động khác 5.782 9.308 1.967 (3.526) (37,9) 7.341 373,21
II Chi phí hoạt động (859.919) (397.854) (199.791) (462.065) 116,1 (198.063) 99,14
III.Doanh thu hoạt động tài chính 37.899 31.393 11.570 6.506 20,7 19.823 171,33
IV Chi phí tài chính (23.016) (1.654) (2.119) (21.362) 1.291,5 465 (21,94)
V.Chi phí quản lý công ty chứng khoán (130.642) (120.460) (71.742) (10.182) 8,5 (48.718) 67,91
VI Kết quả hoạt động (152.830) 533.525 192.307 (686.355) (128,6) 341.218 177,43
VII Kết quả hoạt động khác (97) 526 354 (623) (118,4) 172 48,59
VIII Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (152.928) 534.051 192.662 (686.979) (128,6) 341.389 177,20
IX Lãi kế toán sau thuế TNDN (114.982) 426.740 150.102 (541.722) (126,9) 276.638 184,30
(Nguồn: BCTC của công ty)
Giai đoạn 2020-2021, theo xu hướng tăng của thị trường chứng khoán, doanh thu hoạt động của VDSC tăng 124,94% lên mức 1.022 tỷ đồng tương ứng tăng hơn 567 tỷ đồng chỉ trong 1 năm Tuy nhiên đến giai đoạn năm 2022, tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, thị trường diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, doanh thu hoạt động của VDSC giảm sút 19,5% tương ứng giảm gần 200 tỷ đồng Đây cũng là thực trạng chung của ngành chứng khoán
Biểu đồ 2 12 Doanh thu hoạt động từ 2020-2022 ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: BCTC của công ty)
Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL): đây là các tài sản tài chính nắm giữ với mục đích kinh doanh sinh lời trong ngắn hạn
Giai đoạn 2020-2021: lãi từ danh mục FVTPL năm 2021 đạt 324 tỷ, tăng 193 tỷ so với năm trước Trong đó lãi từ bán chứng khoán niêm yết đạt 293 tỷ tăng 632% so với năm trước Cổ phiếu chưa niêm yết lãi 6,6 tỷ tăng gấp 6 lần so với lần năm 2020 Trái phiếu chưa niêm yết lãi 17,4 tỷ tăng 304,6% so với năm trước Khoản lỗ duy nhất đến từ Trái phiếu niêm yết, cuối năm ghi nhận lỗ 756 triệu đồng Nhìn chung với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán năm 2021, danh mục FVTPL của VDSC được đánh giá ổn định và vượt trội hơn so với sức tăng của VNIndex
Giai đoạn 2021-2022: đây được đánh giá là giai đoạn khó khăn chung của ngành chứng khoán sau 1 năm 2021 tăng trưởng tích cực Lãi bán các tài sản tài chính ghi nhận đạt khoảng 108 tỷ đồng giảm 66,7% so với năm 2021 Tuy nhiên nếu tính lỗ bán các tài sản tài chính âm 158 tỷ đồng thì danh mục đang lỗ 49,7 tỷ Trong đó, bán cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết lần lượt ghi nhận lỗ 57,8 tỷ và 10,5 tỷ Khoản lãi lớn nhất đến từ trái phiếu chưa niêm yết 18,4 tỷ đồng Đây là kết quả đã lường được trước khi thị trường
Thư viện ĐH Thăng Long
42 diễn biến bất lợi, thị trường chứng khoán giảm mạnh dẫn đến giá trị cổ phiếu của thị trường suy giảm nghiêm trọng
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu: đây là hoạt động cho vay ký quỹ giúp khách hàng gia tăng sức mua chứng khoán, đem lại lợi nhuận cao hơn so với số vốn thực có Đây là 1 trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty
Giai đoạn 2020-2021: năm 2021 lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt hơn
300 tỷ đồng tăng 59,49% so với năm 2020 Đây là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán chứng khoán của khách hàng Doanh thu hoạt động cho vay tăng mạnh cho thấy nguồn vốn bổ sung đưa vào hoạt động kinh doanh được khai thác hiệu quả
Giai đoạn 2021-2022: dù thị trường diễn biến kém tích cực, giao dịch ảm đạm và thanh khoản duy trì ở mức thấp nhưng Lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 21,8%, đạt 365,9 tỷ đồng Khoản tăng chủ yếu đến từ Quý 1/2022 khi thị trường đạt đỉnh và bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.Trong giai đoạn nửa sau năm 2022, với việc thị trường chứng khoán không còn thuận lợi và nhu cầu sử dụng đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư đã giảm bớt dẫn đến dư nợ cho vay margin Mặc dù vậy, hoạt động cho vay margin được tài trợ từ nguồn vốn trái phiếu vẫn duy trì mức chênh lệch lãi suất tốt, qua đó góp phần tạo nên nguồn doanh thu tương đối an toàn cho công ty Mặc dù vậy, hoạt động cho vay margin được tài trợ từ nguồn vốn trái phiếu vẫn duy trì mức chênh lệch lãi suất tốt, qua đó góp phần tạo nên nguồn doanh thu tương đối an toàn cho công ty Rồng Việt
Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán: đây có thể coi là hoạt động cốt lõi của công ty chứng khoán, đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty Khác với hoạt động tự doanh thường chủ yếu dựa vào biến động của thị trường
Giai đoạn 2020-2021: hoạt động môi giới đạt 314 tỷ đồng vào năm 2021, tăng
197,21% so với năm 2020 tương ứng tăng 208,5 tỷ đồng Điều này đến từ số lượng tài khoản cá nhân mở mới trong năm 2021 tăng cao đột biến, từ đó nhu cầu tìm kiếm các môi giới chất lượng tăng cao VDSC dã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, đẩy mạnh hoạt động môi giới và tuyển dụng các môi giới chất lượng cao Điều này giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh thị phần môi giới với công ty đối thủ
Giai đoạn 2021-2022: tuy thị trường có phần ảm đạm, số lượng tài khoản mở mới đạt mức thấp nhất kể từ 2020, doanh thu nghiệp vụ môi giới giảm nhẹ 7,5% về mức
290 tỷ đồng So với diễn biến bất lợi của thị trường, cũng như tâm lý không quá tích cực của nhà đầu tư, đây có thể coi là mức doanh thu ổn định Việc duy trì hoạt động môi giới cũng như giữ chân được khách hàng có thể coi là thành công của VDSC trong năm
Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán: đây là nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư (IB), chịu trách nhiệm tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các khách hàng là tổ chức
Giai đoạn 2020-2021: năm 2021, doanh thu nghiệp vụ đạt 55,8 tỷ đồng tăng
322,7% so với năm 2020 Kết quả có được nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, số lượng doanh nghiệp niêm yết, nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu tăng cao Việc doanh thu hoạt động này tăng cao cho thấy uy tín của công ty trong nghiệp vụ bảo lãnh
Giai đoạn 2021-2022: năm 2022 doanh thu nghiệp vụ này giảm sút gần 30%, năm 2022 đạt 25,8 tỷ đồng tương ứng giảm 29,9 tỷ đồng.Chịu tác động chung từ bối cảnh khó khăn của thị trường trong việc tiếp cận nguồn vốn, áp lực từ việc tái cấu trúc, cơ cấu lại tài sản, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư thay thế của nhiều doanh nghiệp cùng việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành và duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2022, tiến độ triển khai các thương vụ tư vấn, thu xếp vốn của Rồng Việt bị ảnh hưởng và chưa hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra Tuy nhiên, với nền tảng Khách hàng đa dạng và trung thành, hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, các thương vụ tư vấn, thu xếp vốn và tư vấn M&A đã hoàn thành trong giai đoạn 2020 – 2022, Rồng Việt tiếp tục được vinh danh là Đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2021 – 2022 tại diễn đàn M&A Việt Nam 2022 do Báo Đầu tư tổ chức
Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính: đây là nghiệp vụ tư vấn tái cấu trúc, triển khai dự án cho khách hàng tổ chức, tư vấn cơ cấu tài sản và đầu tư cho khách hàng cá nhân
Định giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
Giá cổ phiếu cập nhật tại ngày giao dịch cuối cùng trong năm 2022, VDS đang được giao dịch ở mức giá 7.330 đồng/ cổ phiếu Mức đỉnh lịch sử mà VDS đạt được là 27.900 đồng/ cổ phiếu tại ngày 3/3/2022, đây cũng là thời điểm mà thị trường tạo đỉnh và giảm mạnh sau đó Vậy nếu so với đỉnh lịch sử, cổ phiếu VDS đã giảm khoảng 73,7% Mức giá giao dịch trung bình trong năm 2022 của cổ phiếu Rồng Việt là 15.100 đồng/ cổ phiếu
2.4.1 Định giá cổ phiếu VDS theo phương pháp ước lượng FCFF
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu tính WACC
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
Lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm-R’f % 5,04%
Tỷ suất sinh lời trung bình
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu-Ke % 6,35%
Tỷ trọng vốn vay-Pd % 49,53%
Chi phí sử dụng vốn vay-Kd % 8,60%
Lợi nhuận sau thuế-EAT Tỷ đồng (114,9)
Lợi nhuận trước thuế-EBT Tỷ đồng (152,9)
Thuế thu nhập doanh nghiệp-t % 24,85%
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu-Pe % 50,47%
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty) Biểu đồ 2.14 Giá cổ phiếu VDS trong năm 2022
Thư viện ĐH Thăng Long
- Hệ số Beta của cổ phiếu VDS là 1,2 lần, điều này cho thấy mức độ biến động của giá chứng khoán cao hơn so với thị trường Điều này có nghĩa là khi thị trường tăng 10% thì giá cổ phiếu tăng 12%
- Lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại ngày 31/12/2022 là 5,04%
- Tỷ suất sinh lời trung bình 5 năm của VNindex đạt 6,1%, như vậy Phần bù rủi ro của thị trường là 1,06%
- Chi phí sử dụng vốn (Ke) của công ty đạt mức 6,35%, tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư yêu cầu đối với Vốn chủ sở hữu khi đưa vào kinh doanh là 6,35%
- Chi phí sử dụng lãi vay (Kd) của công ty đạt mức 8,6%, tỷ suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu yêu cầu khi đưa vốn vay vào kinh doanh là 8,6%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu dụng là 24,85%
- Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền năm 2022 là 6,41%
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu tính FCFF ĐVT: Tỷ đồng
*Tỷ lệ Chi phí quản lý/ Doanh thu 18,38% 15,79% 11,74% 15,87% 15,45% 14,71% 14,44%
5 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 32,10 182,60 504,20 (167,70) 129,64 164,24 143,61
8 Thay đổi vốn lưu chuyển thuần (226,60) (754,90) 550,80 (131,45) (63,14) (48,71) Vốn lưu động thuần (1081,40) (1308,00) (2062,90) (1512,10) (1643,55) (1706,69) (1755,40)
*Tỷ lệ Phải thu ngắn hạn/ Doanh thu 1,12% 2,11% 0,78% 0,61% 1,16% 1,17% 0,93%
_Tài sản ngắn hạn khác 2,00 2,90 11,00 32,60 10,33 13,39 17,06
*Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn khác/ Doanh thu 0,60% 0,64% 1,08% 3,96% 1,57% 1,81% 2,11% _Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn
*Tỷ lệ Nợ ngắn hạn/
Doanh thu 377,64% 306,17% 227,29% 247,41% 289,63% 267,62% 257,99% _Vay ngắn hạn 165,90 69,50 241,00 486,00 243,26 249,35 310,73
*Tỷ lệ Vay ngắn hạn/ Doanh thu 50,00% 15,31% 23,58% 59,07% 36,99% 33,74% 38,34%
*Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
Thuế thu nhập doanh nghiệp (%) 18,59% 22,12% 20,09% 24,85% 19,85% 20,01% 18,90%
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
- EBIT dự báo trong giai đoạn 2023-2025 lần lượt đạt 129,64 tỷ đồng, 164,24 tỷ đồng và 143,61 tỷ đồng
- Thay đổi vốn lưu chuyển thuần giai đoạn 2023-2025 lần lượt đạt -131,45 tỷ đồng, -63,14 tỷ đồng và -48,71 tỷ đồng
- Khấu hao trung bình giai đoạn 2023-2025 là 73,2 tỷ đồng
- Thuế suất trong giai đoạn 2023-2025 lần lượt đạt 19,85%, 20,01% và 18,9%
- FCFF dự báo giai đoạn 2023-2025 lần lượt đạt 308,55 tỷ đồng, 267,71 tỷ đồng và 238,38 tỷ đồng
Bảng 2.11 Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu thường
Năm DPS (đồng) EPS (đồng) PCS (%)
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu thường giai đoạn 2020-2022 lần lượt đạt 21%, 12% và -285%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng cổ tức trng bình giai đoạn 2020-2022
Tốc độ tăng trưởng cổ tức trung bình 4%
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy, tốc độ tăng trưởng cổ tức trung bình trong 3 năm từ 2020-2022 đạt 4%
Bảng 2.13 Giá trị của công ty tại năm 2025
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy, giá trị ước tính của công ty tại năm cuối của kỳ dự báo là 10.028,9 tỷ đồng Tổng dòng tiền tại năm 2025 là 10.267,37 tỷ đồng
Bảng 2.14 Định giá theo phương pháp ước lượng FCFF
Giá trị công ty tại năm 2022 9.048,3 tỷ đồng
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 210.000.000 cổ phiếu
Tổng nợ tại năm 2022 2.171 tỷ đồng
Vốn cổ phần tại năm 2022 = Giá trị công ty năm 2022 – Tổng nợ năm 2022 6.877,3 tỷ đồng
Giá cổ phiếu tại năm 2022 = Vốn cổ phần năm 2022/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy, theo phương pháp ước lượng FCFF thì giá trị thực của VDS ở mức 32.749 đồng/ cổ phiếu
2.4.2 Định giá cổ phiếu VDS theo phương pháp ước lượng P/E
Bảng 2.15 Định giá theo phương pháp ước lượng P/E ĐVT: đồng
Năm Giá cổ phiếu EPS P/E
Sử dụng hàm Forecast để dự báo P/E năm 2023
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy theo phương pháp ước lượng P/E giá trị thực của VDS hiện tại là 9.600 đồng/ cổ phiếu
2.4.3 Định giá cổ phiếu VDS theo phương pháp ước lượng P/B
Bảng 2.16 Định giá theo phương pháp ước lượng P/B
Năm Giá (ĐVT: đồng) BV (ĐVT: tỷ đồng) P/B
Sử dụng hàm Forecast để dự báo P/B năm 2023
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy theo phương pháp Ước lượng P/B giá trị thực của cổ phiếu VDS hiện tại là 12.460 đồng/ cổ phiếu
Thư viện ĐH Thăng Long
Sử dụng thêm phương pháp ước lượng P/B min để dự báo mức giá thấp nhấp mà cổ phiếu VDS có thể đạt trong năm 2023
Bảng 2.17 Định giá theo phương pháp ước lượng P/B min
Năm Giá (ĐVT: đồng) BV (ĐVT: tỷ đồng) P/B
Sử dụng hàm Forecast để dự báo P/B năm 2023
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vậy, theo phương pháp Ước lượng P/B min thì giá thấp nhất mà cổ phiếu VDS có thể đạt được trong năm 2023 là khoảng 7.200 đồng/ cổ phiếu
2.4.4 Định giá cuối cùng Để tính toán được mức giá cuối cùng, chúng ta cần kết hợp 3 phương pháp ước lượng trên bởi mỗi phương pháp sẽ có hạn chế nhất định Chúng ta cần phân bổ tỷ trọng cho từng phương pháp từ đó tính ra Trọng số = Giá x Tỷ trọng Giá cuối cùng = Tổng các Trọng số Đặt mục tiêu sinh lời là tỷ suất sinh lời trung bình của VNIndex trong giai đoạn 2012 – 2022 là 14,34%, sử dụng công cụ Solver trong Excel để phân bổ tỷ trọng hợp lý cho từng phương pháp, qua đó tính mức giá cổ phiếu tối ưu Lần lượt, tỷ trọng Ước lượng FCFF là 33%, Ước lượng P/E là 63% và Ước lượng P/B là 4%
Bảng 2.18 Tỷ suất sinh lời trung bình của VNI giai đoạn 2012-2022
Năm VNindex giá đóng cửa cuối năm
Lợi tức trung bình 10 năm của VNindex 14,34%
Bảng 2.19 Định giá cuối cùng
Phương pháp Giá Tỷ trọng Trọng số Ước lượng FCFF 32.749,03 33% 10.648,20 Ước lượng P/E 9616,25 63% 6.079,72 Ước lượng P/B 12467,62 4% 531,38
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty)
Như vây, sau khi đánh giá và phân bổ hợp lý các phương pháp, giá trị thực của cổ phiếu VDS là 17.300 đồng/ cổ phiếu
*Giá hiện tại: đây là giá trung bình của cổ phiếu VDS trong năm 2022
Đánh giá về tình hình tài chính và giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Giai đoạn 2020-2022 là thời kỳ khó khăn do Đại dịch COVID-19 nhưng đây là thời điểm tăng trưởng vượt trội của thị trường chứng khoán Việt Nam do lượng tiền nhàn rỗi trong khu vực dân cư được “bơm” vào thị trường Nắm bắt được xu thế và cơ hội, Rồng Việt đã đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ tầng công nghệ để đảm bảo nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng Qua đó, tối ưu hóa doanh thu hoạt động và chi phí để đạt được mức lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra Tuy trong năm
2022, thị trường diễn biến kém tích cực khiến Lợi nhuận sau thuế âm nhưng nhìn chung các mảng doanh thu hoạt động môi giới, cho vay và tự doanh vẫn duy trì ở mức ổn định, tạo tiền đề cho sự phục hồi trong năm 2023
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Nhìn chung công ty cơ cấu tài sản khá hợp lý và an toàn Tài sản phân bổ chủ yếu ở Tài sản ngắn hạn, phù hợp với đặc thù kinh doanh cần nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, phù hợp với thực tế và thích ứng nhanh với các biến động của thị trường Điểm cộng của Rồng Việt trong giai đoạn 2020-2022 khi so với đối thủ cùng ngành đó chính là duy trì được mức tăng trưởng Tài sản và Nguồn vốn ổn định qua các năm dù cho thị trường có diễn biến theo chiều hướng khó khăn
Công ty không chịu áp lực quá lớn từ việc đi vay vốn bên ngoài Cơ cấu vay và thuê tài chính của Rồng Việt chủ yếu là các khoản phát hành trái phiếu với lãi suất dàn
Thư viện ĐH Thăng Long
74 trải Cũng như việc công ty đàm phán lãi suất đi vay ngân hàng rất tốt, giúp cho áp lực trả lãi không quá cao Mức độ tự tài trợ của công ty ở mức khá, giúp đảm bảo các hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt, tránh gián đoạn do thiếu vốn
Các chỉ tiêu an toàn tài chính
Năm 2022, Rồng Việt luôn duy trì và đảm bảo các chỉ số tài chính ở mức tốt và ổn định, đáp ứng các quy định về hệ số an toàn tài chính, quản trị rủi ro và hạn chế đầu tư của cơ quan quản lý Trong đó, tỷ lệ an toàn tài chính là 433,59%, cao hơn nhiều so với quy định của Bộ Tài chính là 180% Điều này cho thấy mức độ tuân thủ quy định của công ty cũng như tình trạng tài chính rất ổn định, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh
Giá cổ phiếu của công ty
Giai đoạn 2020-2022, cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng cũng như thị trường giao dịch tích cực, giá cổ phiếu của công ty đã tăng từ mức giá 3.500 đồng/ cổ phiếu trong năm 2020 lên mức đỉnh lịch sử hơn 28.000 đồng/ cổ phiếu vào tháng 4/2022 tương ứng tăng gấp 7 lần trong 3 năm Đây là 1 con số hết sức ấn tượng đối với một công ty chứng khoán tầm trung
Tuy rằng giai đoạn sau đó thị trường đạt đỉnh và bước vào giai đoạn giảm điểm, hoạt động kinh doanh của công ty gặp tình trạng khó khăn nhưng Rồng Việt vẫn duy trì trả cổ tức đều đặn qua các năm Điều này cho thấy trách nhiệm của công ty đối với quyền lợi của cổ động, luôn đạt lợi ích của cổ đông lên trên hết dù cho kết quả kinh doanh của công ty không đạt được như kỳ vọng
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2020-2022, công ty cũng tồn tại một số hạn chế nhất định trong cơ cấu tài chính cũng như định hướng hoạt động của công ty
Thứ nhất , Doanh thu hoạt động có xu hướng giảm trong năm 2022, Doanh thu hoạt động giảm 19,5% so với năm 2021 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần ghi nhận mức âm do Lợi nhuận sau thuế năm 2022 lỗ 114,9 tỷ đồng Cho thấy công ty quản lý chi phí hoạt động chưa phù hợp và hiệu quả
Thứ hai , đầu tư danh mục FVTPL trong năm 2022 chưa hợp lý và tối ưu Việc nắm giữ các cổ phiếu quá lâu dẫn đến đánh giá lại chênh lệch các tài sản tài chính ghi nhận mức giảm rất lớn khiến chi phí hoạt động tăng cao Công ty cần thống nhất lại với
Bộ phận Nguồn vốn về các quy tắc cắt lỗ và phương hướng đầu tư trong tương lai để hoạt động tự doanh đạt hiệu quả hơn
Thứ ba , lượng tiền và tương đương tiền của công ty duy trì ở mức rất lớn khi so với công ty có quy mô tương đương Điều này giúp cho khả năng thanh toán tức thời duy trì ở mức cao Nhưng cũng cho thấy công ty đang bế tắc trong việc triển khai nguồn vốn, với lượng tiền và tương đương tiền khoảng 450-600 tỷ như vậy nếu được đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại nguồn lợi lớn hơn cho công ty
Thứ tư , công ty chưa tập trung đẩy mạnh vào nguồn vốn vay Việc không dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay có thể giúp công ty không bị áp lực trả lãi nhưng đồng thời hạn chế khả năng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh Trong khi nguồn vốn góp của chủ sở hữu không quá lớn, hoạt động cho vay ký quỹ bị hạn chế khá nhiều Tỷ lệ dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu năm 2022 mới đạt 1,1 lần trong khi quy định có thể đạt 1,5 đến 2 lần Như vậy dư nợ margin của Rồng Việt có thể đạt khoảng 3.100 đến 4.100 tỷ đồng
Thứ nhất , bộ phận Nguồn vốn của công ty áp dụng phương pháp đầu tư danh mục FVTPL chưa hiệu quả Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả Lợi nhuận sau thuế năm 2022 âm đến từ việc đánh giá lại các tài sản tài chính giảm khiến Chi phí hoạt động tăng cao Công ty chưa có phương án xử lý cụ thể khi thị trường diễn biến tiêu cực khiến giá trị cổ phiếu giảm Bộ phận Nguồn vốn cần phải có phương án xử lý cụ thể và dứt khoát, đặt ra các mức cắt lỗ khi giá cổ phiếu đầu tư không đạt kỳ vọng
Thứ hai , trong năm 2022, công ty mở rộng mạng lưới hoạt động với việc mở mới
3 chi nhánh ở Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu Việc này khiến công ty phải bỏ ra số vốn khá lớn để đầu tư mua sắm trang thiết bị cũng như cung cấp nguồn vốn để các chi nhánh đi vào hoạt động Giai đoạn mới đưa vào hoạt động, các chi nhánh mới chưa thể tối ưu hóa tốt nguồn vốn nên gây khó khăn cho công ty trong việc phát triển kinh doanh Điều này sẽ được cải thiện dần trong tương lai khi các hoạt động đã diễn ra trơn tru và hiệu quả
ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG
Định hướng trong tương lai của công ty
Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Các yếu tố khó khăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 Tuy nhiên, với mặt bằng lãi suất có thể đang ở mức đỉnh và mặt bằng giá cổ phiếu đang ở vùng đáy, công ty kỳ vọng khi có những tín hiệu thay đổi chính sách (được kỳ vọng từ Quý 3/2023), thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hồi phục và sôi động trở lại
Trong năm 2023, Rồng Việt xác lập định hướng hoạt động là “Thích ứng tình hình mới - Vững vàng tiến bước” Trong năm 2023, công ty sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số gắn liền với việc đa dạng, nâng cao chất lượng và tính tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng Tiếp tục củng cố và tăng cường chất lượng đội ngũ nhân sự, nỗ lực ổn định nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị rủi ro Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng hơn đến công tác chăm sóc khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh nhằm khai thác có hiệu quả hơn lợi thế về mạng lưới hoạt động ở các địa bàn kinh tế phát triển Định hướng phát triển trong tương lai, Rồng Việt xác định có 4 nhóm công việc chính cần tập trung nhằm hiện thực hóa mục tiêu (trên cơ sở Đề xuất xây dựng chiến lược kinh doanh với định hướng phát triển số hóa hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-
2025 do Công ty EY tư vấn), đó chính là:
- Nghiên cứu phân khúc khách hàng mục tiêu (xây dựng chân dung khách hàng) và đề xuất mô hình thu hút;
- Xây dựng Bộ phận chuyên trách và xây dựng lộ trình sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, gia tăng trải nghiệm Khách hàng;
- Tăng cường các kênh bán và dịch vụ như nâng cao chất lượng đội ngũ Kinh doanh Môi giới, số hóa kênh dịch vụ chăm sóc Khách hàng;
- Củng cố hoạt động nội bộ với mô hình 3 tuyến phòng thủ gồm Quản trị rủi ro – Giám sát rủi ro – Đảm bảo tuân thủ, kiểm toán nội bộ
Kế hoạch hoạt động trong năm 2023
Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động năm 2023
Chỉ tiêu hợp nhất ĐVT
Kết quả 2022 Kế hoạch 2023 % Kế hoạch 2023/
Kinh doanh môi giới Tỷ 290,6 212 73%
Dịch vụ chứng khoán Tỷ 374,9 377 100,6%
Ngân hàng đầu tư Tỷ 43,5 65 178,4% Đầu tư Tỷ 108 192,6 149,4%
Lợi nhuận sau thuế Tỷ (115) 216,6 -
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của công ty)
Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu hoạt động là 890,1 tỷ đồng tăng nhẹ 3,4% so với năm 2022, điều này cho thấy quan điểm thận trọng trong hoạt động kinh doanh của Rồng Việt
Về chi phí hoạt động, công ty chủ trương lên phương án quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu Chi phí hoạt động mục tiêu trong năm 2023 là 619,3 tỷ đồng giảm 61,1% so với năm 2022
Lợi nhuận trước thuế năm 2023 được kỳ vọng tăng trưởng dương trở lại đạt 270,8 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế đạt 216,6 tỷ đồng Cho thấy tham vọng và mục tiêu nỗ lực trong năm 2023 để đưa công ty đi đúng phương hướng mà ban lãnh đạo đề ra.
Một số khuyến nghị
3.2.1 Khuyến nghị đối với công ty
Công ty cần lập kế hoạch tài chính chi tiết trong ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn cần cập nhật các thông tin và rủi ro thị trường có thể ảnh hưởng đến công ty để kịp thời có các phương án xử lý Trong dài hạn, cần lên trước các kịch bản vĩ mô và vi mô có thể xảy ra, qua đó lên các kế hoạch tài chính phù hợp với từng yếu tố để công ty có thể nhanh chóng thay đổi và thích nghi với điều kiện thị trường
Công ty cần thống nhất với các bộ phận quan trọng như Phòng Nguồn vốn và phòng Môi giới để lên kế hoạch hoạt động trong năm 2023 Tránh tình trạng duy trì một danh mục đầu tư kém hiệu quả như trong năm 2022 khiến Chi phí hoạt động tăng cao Phòng Môi giới cần lên phương án thu hút khách hàng, lên các chính sách giúp phát
Thư viện ĐH Thăng Long
80 triển hoạt động môi giới, tối ưu hóa quy trình tư vấn và nâng cao trải nghiệm khách hàng Đặc biệt, công ty cần đẩy mạnh thêm các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho Khối KHCN và KHDN để nâng cao trình độ chuyên môn và tăng sự hiệu quả trong quá trình làm việc của các nhân sự
Rồng Việt đang có lợi thế rất lớn trong việc phát hành trái phiếu khi là một trong số ít các đơn vị phát hành có thể tuân thủ nghiêm túc các quy tắc của UBCKNN cũng như Bộ Tài chính Vì vậy công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát huy hoạt động tư vấn phát hành Bản thân Rồng Việt cũng dựa vào nguồn vốn vay thông qua phát hành trái phiếu ngắn hạn, vậy nên công ty cần phải lên kế hoạch trả nợ chi tiết và duy trì lượng tiền mặt hợp lý để tránh gặp trường hợp mất khả năng thanh toán lãi trái phiếu như nhiều doanh nghiệp gặp phải trong năm 2022
Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ, chuyển đổi số, số hóa Áp dụng các thành quả của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Từ đó, tối ưu hóa trong công ty quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty, tiết kiệm các khoản chi phí không đáng có Nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, hướng tới sự an toàn, tiện lợi và nhanh chóng trong đầu tư
Cuối cùng là công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành Cũng như tăng cường cơ chế quản lý, giám sát về việc công bố thông tin do UBCKNN quy định để đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm đối với các cấp quản lý và nhà đầu tư
3.2.2 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức và trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam Tìm hiểu kỹ về các mã chứng khoán mà mình định đầu tư, tự mình đánh giá và phân tích hoặc tham khảo các nguồn uy tín như các bài nhận định của các công ty chứng khoán, đánh giá của môi giới
Các nhà đầu tư cần chọn lọc các công ty chứng khoán có sự uy tín đã được khẳng định trong nhiều năm như Rồng Việt, chọn những môi giới có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề đúng theo quy định của UBCKNN Đối với nhà đầu tư quan tâm đến mã cổ phiếu VDS của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt Cần bám sát và theo dõi các thông tin của công ty, quan sát biến động của mã chứng khoán để có thể đưa ra các quyết định kịp thời Kiên định với mục tiêu của bản thân đề ra, tránh trường hợp đầu tư theo tâm lý đám đông Tin tưởng vào sự điều hành và chính sách của ban lãnh đạo công ty