1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích cổ phiếu của công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Áp dụng cho nhiều khoảng thời gian: Không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mua bán lướt sóng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào phân tích kỹ thuật vào đầu tư trung hạn hoặc dài hạn cầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thăng Long đã cho em cơ hội học tập trong môi trường, làm việc chuyên nghiệp của khoa Kinh tế - Quản lý Nhờ sự giảng dạy nhiệt tình và kiến thức chuyên môn được truyền tải cô đọng, dễ hiểu đến từ các thầy cô trong khoa, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập với thầy cô Chính nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội những kiến thức mới trong quá trình thực tập để làm hành trang cho em tiếp cận và làm chủ công việc trong tương lai

Trên hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Đỗ Trường Sơn, với sự kiên nhẫn và sự chỉ dẫn tận tâm, luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ Những lời khuyên quý báu và sự hỗ trợ không ngừng của thầy đã giúp em nhận ra những thiếu sót của mình và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn của bản thân còn nhiều hạn chế, nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023 Sinh viên

Phạm Thị Thu Diệu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Phạm Thị Thu Diệu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 1

1.1 Tổng quan về cổ phiếu 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại cổ phiếu 1

1.1.2 Khái niệm và vai trò của phân tích cổ phiếu 1

1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích cổ phiếu 2

1.2.1 Thông tin sử dụng trong phân tích cơ bản 2

1.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích kỹ thuật 3

1.3 Phương pháp phân tích cổ phiếu 3

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 26

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 27 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 27

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 29

2.2 Phân tích cơ bản cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 31

2.2.1 Tổng quan ngành thép của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 31 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2021 – 2023 36

2.3 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 66

2.3.1 Công cụ Mây Ichimoku 67

2.3.2 Công cụ MACD 68

2.3.3 Công cụ Fibonacci 69

2.4 Đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 71

2.4.1 Xu hướng trong ngắn hạn 71

Trang 6

2.4.2 Xu hướng trong dài hạn 71

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 72

3.1 Khuyến nghị đối với Nhà đầu tư 72

3.2 Khuyến nghị đối với Công ty 72

3.3 Khuyến nghị đối với Nhà nước 73

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

ATLĐ BCTC CTCP

ĐVT

An toàn lao động Báo cáo tài chính Công ty cổ phần

Đơn vị tính

HĐQT HNX

HOSE

HSG

KT-SX MACD

TNHH TMCP

Hội đồng quản trị

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Kỹ thuật – Sản xuất Moving Average

Convergence Divergence Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Cổ phần ROA

ROE

Return on Assets Return on Equity ROS

TSNH TSDH VLXD

Return on Sales Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Vật liệu xây dựng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023 37

Bảng 2.2 Tình hình tài sản giai đoạn 2021 – 2023 46

Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2023 50

Bảng 2.4 Chỉ tiêu thanh toán giai đoạn 2021 – 2023 53

Bảng 2.5 Chỉ tiêu hiệu suất hoạt động giai đoạn 2021 – 2023 54

Bảng 2.6 Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính giai đoạn 2021 – 2023 56

Bảng 2.7 Chỉ tiêu hiệu suất sinh lời giai đoạn 2021 – 2023 57

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu tính WACC 58

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu tính FCFF 60

Bảng 2.10 Giá trị của công ty tại năm 2026 62

Bảng 2.11 Định giá theo phương pháp ước lượng FCFF 62

Bảng 2.12 Bảng tính P/E ngành năm 2023 63

Bảng 2.13 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp ước lượng P/E 63

Bảng 2.14 Bảng tính P/B ngành năm 2023 64

Bảng 2.15 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp ước lượng P/B 64

Bảng 2.16 Định giá cuối cùng cổ phiếu HSG 65

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2023 31

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng CPI của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 32

Biểu đồ 2.3 Top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 11 tháng năm 2021 33

Biểu đồ 2.4 Tình hình sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam năm 2022 34

Biểu đồ 2.5 Tình hình sản xuất thép thô 2020-2023 34

Biểu đồ 2.6 Sản lượng sản xuất giai đoạn 2021 – 2023 38

Biểu đồ 2.7 Tình hình doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2021 – 2023 45

Biểu đồ 2.8 Diễn biến giá của HSG trong trung hạn 66

Biểu đồ 2.9 Sử dụng Mây Ichimoku để xác định xu hướng trong trung hạn 67

Biểu đồ 2.10 Sử dụng Mây Ichimoku để xác định xu hướng trong dài hạn 67

Biểu đồ 2.11 Sử dụng MACD để xác định xu hướng trong trung hạn 68

Biểu đồ 2.12 Sử dụng MACD để xác định xu hướng trong ngắn hạn 69

Biểu đồ 2.13 Sử dụng Fibonacci thoái lui để tìm điểm mua 69

Biểu đồ 2.14 Sử dụng Fibonacci mở rộng để tìm điểm chốt lời trong trung hạn 70

Biểu đồ 2.15 Sử dụng Fibonacci mở rộng để tìm điểm chốt lời trong dài hạn 71

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 28

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

Lời mở đầu1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư Theo TechProfit, khả năng sinh lời của cổ phiếu trong 21 năm trở lại đây luôn duy trì ổn định trong khoảng 17% - 19%, cao nhất trong các hình thức đầu tư sinh lời gồm có gửi tiết kiệm, vàng, trái phiếu Trước năm 2020, chỉ có khoảng 2 triệu tài khoản chứng khoán, nhưng chỉ 3 năm sau, số lượng tài khoản đã tăng gần gấp 4 lần, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ và bền vững Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá

Kết thúc năm 2023, chỉ số VNIndex đạt 1.129,93 điểm, tăng khoảng 12% so với đầu năm Quy mô vốn hóa thị trường ba sàn HOSE, HNX, UPCoM và thị trường trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp tính đến tháng 11/2023 đạt khoảng 86,5% GDP cả nước năm 2022, tăng khoảng 10,5% so với cùng kỳ năm 2022 Các số liệu đều cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường tài chính nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng

Đóng vai trò là thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế, các mặt hàng kim loại như đồng hay sắt thép phản ánh khá sát bức tranh tăng trưởng trên thế giới Sau khi chứng kiến thị trường bùng nổ trong năm 2021, các doanh nghiệp thép đang bước vào giai đoạn "bên kia sườn dốc" của chu kỳ kinh doanh Năm 2023, với việc nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối diện với nhiều rủi ro, điều này sẽ tác động mạnh đến giá cả hàng hoá, đặc biệt là sắt thép - nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất, xây dựng Cùng với sự phục hồi của thị trường sau một năm nền kinh tế suy thoái, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng cho một sự phục hồi trong năm 2024 Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, cổ phiếu ngành thép được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng lên tới 40% so với năm 2023

Việc phân tích chứng khoán là quá trình đánh giá chung về tình trạng của nền kinh tế, ngành nghề và tình hình của doanh nghiệp Qua đó đánh giá tiềm năng tăng giá của cổ phiếu, giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ sở để ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu Nhận thấy các tiềm năng phát triển của công ty cũng như sự phù hợp với xu hướng đầu

tư trong tương lai, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ

phần Tập đoàn Hoa Sen”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và định giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Từ đó, đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

− Đối tượng nghiên cứu: Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Trang 10

− Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen trong giai đoạn 2023

2021-4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp số liệu mà công ty cung cấp kết hợp với các tài liệu sưu tầm được để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê: Phương pháp thu thập và thống kê các số liệu liên quan

đến kinh tế vĩ mô và công ty chứng khoán Sau đó, lập bảng, sơ đồ và đồ thị để đánh giá trực quan sự thay đổi, biến động qua từng năm, từng giai đoạn.

Phương pháp lịch sử: Hệ thống lại sự biến động của thị trường chứng khoán nói

chung và giá của cổ phiếu HSG nói riêng Từ đó đánh giá tổng quan được quá trình giá vận động.

Phương pháp phân tích: Trong phân tích cổ phiếu bao gồm 2 phương pháp là phân

tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Trong đó, phân tích cơ bản là phương pháp đo lường giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính của cổ phiếu đó Phân tích cơ bản tiếp cận doanh nghiệp từ các yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp, các yếu tố đó có thể được chia thành hai nhóm: Định lượng và định tính Định lượng là các chỉ tiêu có thể đo lường hoặc được thể hiện bằng số như báo cáo tài chính Định tính là các đặc điểm hoặc tính chất của doanh nghiệp: chất lượng quản trị, thương hiệu Tiếp theo là phân tích kỹ thuật là dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu

Phương pháp so sánh: Trong phân tích cổ phiếu, phương pháp so sánh dùng để

đánh giá, tham chiếu các chỉ tiêu, số liệu với các công ty cùng ngành, cùng quy mô Từ đó đưa ra đánh giá khách quan tình hình hoạt động và tiềm năng của công ty cổ phần đang được phân tích

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, kết cấu khóa luận gồm ba phần với nội dung như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận chung về phân tích cổ phiếu

Chương 2 Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Chương 3 Khuyến nghị về cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

1.1 Tổng quan về cổ phiếu

1.1.1 Khái niệm và phân loại cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành Tùy thuộc vào trách nhiệm và quyền hạn của cổ đông đối với công ty cổ phần mà cổ phiếu có thể chia thành hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều mã cổ phiếu được niêm yết, vậy nên việc tìm kiếm được những cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng là rất cần thiết Việc phân loại giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu phù hợp với mục tiêu đầu tư

Công ty tăng trưởng và cổ phiếu tăng trưởng: là những công ty có những cơ hội đầu tư cho doanh số khá cao và lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh, công ty đạt được mức sinh lời hơn mức sinh lời mà nhà đầu tư kỳ vọng khi đầu tư vào công ty đó Cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu cho lợi tức cao hơn những cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro

Công ty thận trọng và cổ phiếu thận trọng: là những công ty có nguồn thu nhập ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều trước biến động xấu của nền kinh tế Cổ phiếu thận trọng là cổ phiếu có lợi suất đầu tư không bị giảm bằng mức sụt giá của toàn thị trường nói chung, cổ phiếu thận trọng là những công ty có hệ số beta thấp (nhỏ hơn 1, lớn hơn 0) Lợi tức của những cổ phiếu này giảm ít hơn lợi tức thị trường khi nền kinh tế vĩ mô diễn biến tiêu cực

Công ty chu kỳ và cổ phiếu chu kỳ: là công ty mà doanh thu và lợi nhuận bị tác động bởi chu kỳ thực của nền kinh tế Cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu của tất cả các công ty có tỷ suất sinh sinh lời cao hơn tỷ suất của thị trường, các cổ phiếu chu kỳ có hệ số beta cao (lớn hơn 1)

Công ty đầu cơ và cổ phiếu đầu cơ: là công ty có độ rủi ro cao và hứa hẹn cho lợi nhuận cũng rất cao Cổ phiếu đầu cơ mang tính chất mua bán trong ngắn hạn, mang lại lợi suất thấp hoặc âm với xác suất rất cao Đây thường là cổ phiếu của các công ty bị thị trường đẩy lên cao hơn giá trị thực

1.1.2 Khái niệm và vai trò của phân tích cổ phiếu 1.1.2.1 Khái niệm phân tích cổ phiếu

Phân tích cổ phiếu là quá trình đánh giá, định giá cổ phiếu nhằm giúp nhà đầu tư có cơ sở để ra quyết định Phân tích cổ phiếu bao gồm 2 trường phái là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Trang 12

2

Phân tích cơ bản: là phương pháp thông dụng dùng để phân tích giá trị nội tại của chứng khoán Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp Từ đó ta có thể dự đoán được những triển vọng trong tương lai của công ty Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải đánh giá đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như kinh tế vĩ mô và vi mô Vì vậy, phương pháp này được sử dụng để đưa ra chiến lược đầu tư trong trung và dài hạn, phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích sự ổn định và có số vốn lớn

Phân tích kỹ thuật: là phương pháp dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa nào đó để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác Các nhà phân tích theo trường phái này cho rằng những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ và sự biến động giá trong hiện tại có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá của chứng khoán hoặc hàng hóa trong tương lai Khác với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật phù hợp với chiến lược đầu tư ngắn hạn Nhà đầu tư sử dụng phương pháp này để xem xét các nhịp tăng giảm của thị trường, từ đó tìm điểm mua phù hợp

Trong phạm vi Khóa luận, em thực hiện phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đối với cổ phiếu của công ty

1.1.2.2 Vai trò của phân tích cổ phiếu

Phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư có thể đánh giá và nhận định tình hình kinh tế vĩ mô, nắm bắt được xu thể và cơ hội đầu tư Giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn các ngành nghề có tiềm năng phát triển trong tương lai

Phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư tìm kiếm, phân loại các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá tốt trong tương lai bằng việc đánh giá tình hình tài chính của công ty và triển vọng phát triển Việc phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm thiểu được các rủi ro và xác suất thua lỗ khi mua bán

1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích cổ phiếu

1.2.1 Thông tin sử dụng trong phân tích cơ bản

Trong phân tích cơ bản, có 2 loại thông tin thường được nhà phân tích sử dụng: Thông tin định tính: là những yếu tố không thể tính toán một cách cụ thể mà chỉ có thể đánh giá dựa trên góc nhìn cá nhân Kỳ vọng ngành: ngành của doanh nghiệp mình phân tích phải có triển vọng phát triển trong tương lai, tạo ra cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững trong các năm tới Mô hình kinh doanh: trong cùng ngành, mỗi doanh nghiệp có mô hình, triết lý và mục tiêu kinh doanh khác nhau, khó có thể so sánh Nhà đầu tư cần phân tích sâu vào điểm này để đánh giá thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh: như thương hiệu, nguồn nhập nguyên vật liệu, khả năng đàm phán, quy mô kinh doanh Điều này tác động rất lớn đến khả năng hoạt động

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

3

của doanh nghiệp Rủi ro: mỗi ngành nghề sẽ có rủi ro liên quan đến kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh Điều này rất khó tránh khỏi, vì vậy doanh nghiệp cần có các phương án đối phó Ban lãnh đạo, cổ đông: có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, cam kết vì lợi ích doanh nghiệp và có tâm huyết, cùng với các cổ đông sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp là nền tảng rất quan trọng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và ổn định

Thông tin định lượng: là những chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trong Báo cáo tài chính (BCTC), những yếu tố có thể tính toán được Doanh thu và lợi nhuận: Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROS, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và các khoản thu nhập bất thường Những chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh Với con số (%) phù hợp, nhà đầu tư có thể tìm được những cổ phiếu cơ bản tốt và sinh lời bền vững Tài sản và nguồn vốn: bao gồm cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán Dựa vào số vốn, số tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nhận biết được sức mạnh nội tại của công ty mình chọn lựa Dòng tiền: dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn Xác định được sự lưu chuyển của dòng tiền giúp nhà đầu tư nắm được phạm vi hoạt động cũng như kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp Từ đó chọn ra cho mình những cổ phiếu của công ty có kế hoạch kinh doanh phù hợp với bản thân Chỉ số giá thị trường: P/E và P/B, 2 chỉ số này giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu của công ty tiềm năng nhưng đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận lớn

1.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Thông tin sử dụng trong phân tích kỹ thuật là các thông tin, dữ liệu trong quá khứ, để từ đó dự báo xu hướng giá trong tương lai Áp dụng cho nhiều khoảng thời gian: Không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mua bán lướt sóng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào phân tích kỹ thuật vào đầu tư trung hạn hoặc dài hạn (cần đan xen thêm phân tích cơ bản để tăng độ chính xác), dựa vào các nhịp lên xuống của thị trường chứng khoán để mua và thoát hàng, sử dụng các nhịp sóng tăng giảm nhịp nhàng giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận dài hạn tốt

1.3 Phương pháp phân tích cổ phiếu

1.3.1 Phân tích cơ bản

Trong phân tích cơ bản có 2 phương pháp phân tích đó là “Top-Down” (từ trên xuống) và “Bottom-Up” (từ dưới lên) Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng Phương pháp Top-Down: phân tích từ trên xuống là cách tiếp cận từ khái quát đến chi tiết, giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh thị trường trước khi đi vào phân tích từng

Trang 14

4

doanh nghiệp, cổ phiếu Sử dụng chiến lược Top-down cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế thế giới, kinh tế quốc gia, xu hướng phát triển chung để từ đó tìm kiếm cơ hội với những doanh nghiệp

cụ thể Ưu điểm, ra quyết định một cách có căn cứ, dựa trên bức tranh toàn cảnh của cả

nền kinh tế, toàn ngành và thị trường chứng khoán, do đó tránh việc đưa ra quyết định theo cảm tính Giảm thiểu rủi ro đầu tư do phương pháp này giúp phân tích và tìm ra cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt Nhà đầu tư có thể tập trung mục tiêu vào các ngành, lĩnh vực, công ty có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng tốt thay vì phân

tích từng công ty một cách mơ hồ Nhược điểm, do phương pháp này phân tích từ yếu

tố vĩ mô đến từng chi tiết nhỏ của thị trường nên đòi hỏi kiến thức và sự hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực Top-Down nên được sử dụng cho đầu tư dài hạn như đầu tư giá trị hoặc đầu tư tăng trưởng, không phù hợp cho các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu cơ ngắn hạn Thị trường chứng khoán thường thay đổi, biến động nên phương pháp Top-Down cần phải được cập nhật thường xuyên để phản ánh chính xác các thay đổi mới nhất trong thị trường

Phương pháp Bottom-Up: là phương pháp đầu tư từ dưới lên Nhà đầu tư theo đuổi chiến lược này sẽ chú trọng phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của cổ phiếu rồi mới xem xét đến tiềm lực của doanh nghiệp đó, ít chú ý đến yếu tố vĩ mô và tính chu kỳ của thị trường Quan điểm của nhà đầu tư theo phương pháp Bottom-Up đó là mỗi lĩnh vực sẽ luôn có những doanh nghiệp xuất sắc, đầu ngành, họ có thể đứng vững và phát triển ngay cả khi thị trường biến động Do đó, mục tiêu đặt ra là nhà đầu tư sẽ tìm kiếm

những cái tên sáng giá nhất của mỗi ngành Ưu điểm, nhà đầu tư có thể theo dõi và kịp

thời nắm bắt những cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng tốt hoặc đang được ưa chuộng trên thị trường Việc phân tích sâu vào nội tại giúp nhà đầu tư có cái nhìn xác thực hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tránh được nhận định chủ quan dựa vào những

thông tin vĩ mô từ thị trường Nhược điểm, có hàng nghìn công ty trong mỗi lĩnh vực

nên việc chọn ra một vài doanh nghiệp hoạt động tốt là điều không đơn giản Nhà đầu tư dễ bị phân tán khi có quá nhiều sự lựa chọn

Sau quá trình tham khảo, đánh giá tính khách quan, phù hợp với năng lực chuyên môn, em quyết định chọn phương pháp phân tích Top-Down Em nhận thấy phương pháp này phù hợp với trình độ bản thân hiện tại và phù hợp với tư duy đầu tư cá nhân Quy trình phân tích Top-Down gồm 3 phần: phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích doanh nghiệp

1.3.1.1 Phân tích vĩ mô

Phân tích vĩ mô là đánh giá thực trạng nền kinh tế trong và ngoài nước Nền kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng đến triển vọng hoạt động của công ty nhu triển vọng xuất khẩu, sự cạnh tranh về giá đến từ các đối thủ nước ngoài hoặc áp lực từ tỷ giá và lãi suất

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

5

Ở 2 cấp độ phân tích, nhà phân tích cần chú ý các yếu tố sau:

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là số đo tổng sản phẩm hành hóa và dịch vụ

của nền kinh tế GDP tăng trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng với cơ hội to lớn cho doanh nghiệp gia tăng doanh số Một số đo phổ biến về sản lượng của nền kinh tế là chỉ số công nghiệp (IIP)

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ những người chưa tìm được việc làm trong tổng lực lượng

lao động Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ hoạt động hết công suất của nền kinh tế

Lạm phát là tỷ lệ gia tăng của mức giá chung Tỷ lệ lạm phát cao thường gắn liền

với nền kinh tế phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn Những nền kinh tế có cầu hàng hóa và dịch vụ vượt xa công suất sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá Đồng tiền mất giá dẫn đến người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn cùng với một khối lượng sản phẩm

Lãi suất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến việc đầu tư Lãi suất cao

làm giảm giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai, qua đó làm giảm sức hút của các cơ hội đầu tư

Thâm hụt ngân sách là chênh lệch giữa thu và chi của Nhà nước Bất kỳ sự thâm

hụt ngân sách nào cũng phải được bù đắp bằng vay mượn chính phủ Giá trị vay mượn tăng có thể tạo sức ép tăng lãi suất thông qua tăng cầu tín dụng trong nền kinh tế

Chính sách tài khóa liên quan đến hoạt động chi tiêu và thu thuế của chính phủ

Chính sách tài khóa là phương pháp trực tiếp nhất để kích cầu hoặc làm nền kinh tế chậm lại Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm phát cầu hàng hóa và dịch vụ

Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến kinh

tế vĩ mô Chính sách tiền tệ chủ yếu phát huy tác dụng thông qua tác động đến lãi suất Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm hạ lãi suất và qua đó kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong ngắn hạn nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến mức giá cao hơn, từ đó làm tăng lạm phát Trong phạm vi Khóa luận, em tập trung phân tích hai yếu tố chính là tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát

1.3.1.2 Phân tích ngành

Phân tích ngành có vai trò quan trọng giống như phân tích vĩ mô, một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô suy yếu Tương tự như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp khó khăn thì thường cũng khó mà hoạt động tốt Trong phạm vi Khóa luận, em sử dụng mô hình 5 áp lực của Michael Porter để phân tích Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình xác định và phân tích 5 áp lực cạnh tranh cho mọi ngành công nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư có thể tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là yếu tố đầu tiên trong mô hình là số lượng đối

thủ cạnh tranh và năng lực của họ trong ngành Đối thủ cạnh tranh có thể hiểu là những

Trang 16

6

doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm với cùng mức giá, chất lượng tương đương và cùng phân khúc khách hàng Nếu trong ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia quá lớn, sản phẩm tạo ra sẽ có ít nhiều sự tương đồng và khó tạo ra sự đột phá Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đối thủ không quá mạnh, nó sẽ không gây ra nhiều áp lực khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường

Đối thủ tiềm ẩn, hay còn gọi là doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào ngành Vị trí

doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu một doanh nghiệp mới xuất hiện với sản phẩm độc đáo hoặc tối ưu chi phí hiệu quả hơn

Nhà cung ứng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp trong

ngành Số lượng nhà cung cấp càng ít, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp càng lớn Khi đó, nhà cung cấp sẽ có quyền quyết định về giá cả nguyên vật liệu, dịch vụ Nó sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu lượng nhà cung cấp lớn, doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn đối tác phù hợp về chất lượng, số lượng và giá thành nguyên liệu Lúc này, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho mình

Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Càng

nhiều doanh nghiệp trong ngành, khách hàng sẽ có càng nhiều lựa chọn Vì thế, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực tối ưu sản phẩm và giá cả để thu hút được khách hàng Những yếu tố doanh nghiệp cần lưu ý khi nghiên cứu về khách hàng bao gồm: số lượng khách hàng, mức độ trung thành và chi phí để tìm kiếm khách hàng mới

Sản phẩm thay thế được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng có thể

lựa chọn thay cho sản phẩm của doanh nghiệp Chúng có sự tương đồng về giá trị sử dụng nhưng có thêm tính năng, công dụng mới đa dạng hơn mà giá cả lại vô cùng cạnh tranh Đây là một áp lực lớn cho doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo để cải tiến sản phẩm của mình

1.3.1.3 Phân tích tình hình tài chính

Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Sức sinh lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần của doanh nghiệp là bao nhiêu? Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào? Các dự án đầu tư dài hạn của doanh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

7

nghiệp dựa trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã công khai, Nếu họ không có kiến thức chuyên sâu để đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải dựa vào những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp thông tin cần thiết cho các quyết định của họ

Tóm lại, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp, để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính, nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất

Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích cần tính toán các chỉ tiêu tài chính để có cái nhìn khách quan và tổng quan về bức tranh tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn

Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong khóa luận gồm có:

Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Đối với người cho vay, nhất là cho vay ngắn hạn như nhà cung cấp, hệ số này càng cao càng tốt Đối với doanh nghiệp, hệ số này quá cao chỉ ra việc sử dụng tiền và các tài sản ngắn hạn khác không hiệu quả Hệ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh

Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Đây là chỉ tiêu rất quan trọng giúp đánh giá khả năng thanh toán nhanh chóng và linh hoạt của doanh nghiệp trong việc giải quyết các nghĩa vụ ngắn hạn mà không phải thanh lý gấp hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 18

8

Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp (như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay) với các khoản nợ hiện hành Chỉ tiêu này là một tiêu chuẩn khá khắt khe về trả nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ tiền mặt nhiều, đọng vốn, cần chuyển sang đầu tư vào những hoạt động có khả năng sinh lời cao Nếu chỉ tiêu này quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ tiền mặt nhiều, đọng vốn, cần chuyển sang đầu tư vào những hoạt động có khả năng sinh lời cao, ta cần lưu ý đến bản chất kinh doanh để đánh giá khách quan tiêu chí này.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tài chính mà một công ty có thể làm ra để chi trả cho các khoản nợ của mình Các nhà đầu tư sẽ thường sử dụng chỉ số này để xác định mức độ mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ bằng cách sử dụng doanh thu hiện tại, sau khi trừ đi chi phí thuế và các khoản phí khác Đây là tỷ lệ giữa nợ và khả năng sinh lời Hệ số thanh toán lãi vay thể hiện số lần công ty có thể thanh toán các nghĩa vụ bằng cách sử dụng thu nhập của mình Chỉ số này càng cao thì khả năng mà công ty có thể chi trả cho các khoản nợ sẽ càng lớn

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT

Chi phí lãi vay

Nhóm chỉ tiêu hiệu suất hoạt động Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Là tỷ suất giữa Doanh thu thuần và Tổng tài sản Hệ số này cho biết mức độ sử dụng hiệu quả Tổng tài sản để sinh lời, 1 đồng Tổng tài sản thu được bao nhiêu đồng Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Là tỷ suất giữa Doanh thu thuần và Tài sản ngắn hạn Hệ số này cho biết 1 đồng Tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao nhiêu đồng Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng Tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

9

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Là tỷ suất giữa Doanh thu thuần và Tài sản dài hạn Hệ số này cho biết 1 đồng Tài sản dài hạn sẽ thu được bao nhiêu đồng Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng Tài sản dài hạn = Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn

Biên lợi nhuận gộp

Đây là chỉ số có được khi ta lấy Lợi nhuận gộp chia cho Doanh thu thuần (tính theo tỷ lệ %) Biên lợi nhuận gộp thể hiện được với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp Chỉ số này càng cao, thể hiện kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp

Doanh thu thuần∗ 100%

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị trung bình hàng tồn kho

Số ngày tồn kho bình quân

Là chỉ tiêu thể hiện số ngày lưu chuyển hàng tồn kho Khi số ngày tồn kho bình quân của một công ty tăng lên, mức rủi ro sản phẩm lỗi thời cũng tăng theo

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu

Là chỉ tiêu đánh giá tác động của hàng tồn kho đến doanh thu Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu = Hàng tồn kho

Doanh thu thuần∗ 100

Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đo lường tình hình quản lý nợ dựa trên Tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu Chỉ tiêu cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài

trợ bởi các khoản nợ, tiền vay Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản > 1, điều này cho thấy

Trang 20

10

Tổng nợ của doanh nghiệp đang lớn hơn Tổng tài sản, từ đó, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm Đây là một tình trạng hết sức tồi tệ, những doanh nghiệp gặp trường hợp này thường là các doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản, tình hình

tài chính vô cùng khó khăn Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản < 1, điều này cho thấy

Tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ, công ty vẫn đang duy trì có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này là tỷ lệ phần trăm giữa vốn huy động qua nghiệp vụ cho vay so với khoản Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thường được sử dụng để làm thước đo tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn

Tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu ROE (Return on equity)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty để sinh lời Ý nghĩa của ROE cho biết 100 đồng Vốn chủ sở hữu thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu x 100%

Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản ROA (Return on asset)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài sản, các nguồn lực của công ty Ý nghĩa của ROA cho biết 100 đồng Tổng tài sản được sử dụng, công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

11 ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản x 100%

Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu thuần ROS (Return on sales)

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng Doanh thu thuần thì công ty thu được bao nhiêu đồng Lợi nhuận sau thuế Hay nói cách khác lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần doanh thu thuần.

ROS = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x 100%

1.3.1.4 Định giá cổ phiếu

Sau quá trình phân tích doanh nghiệp, nếu nhà phân tích cho rằng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai là triển vọng và xứng đáng để đầu tư, tiếp đó nhà phân tích cần đánh giá tình trạng của cổ phiếu công ty, Sử dụng các phương pháp định giá để tính toán giá hợp lý của cổ phiếu, so với giá trị thị trường hiện tại để xem giá đã phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp hay chưa, nếu giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá trị mà người phân tích tính toán thì đó là khoản đầu tư hợp lý

Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm và cho ra giá trị khác nhau Vậy nên, nhà phân tích cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để cho ra kết quả hợp lý và chính xác nhất

Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em sử dụng 3 phương pháp chính: ước lượng FCFF Ước lượng P/E và ước lượng P/B

1.3.1.4.1 Phương pháp ước lượng FCFF

FCFF: Free Cash Flow to Firm là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ đi các khoản đầu tư như vốn đầu tư vào Tài sản cố định và Vốn lưu động) FCFF sẽ giúp người định giá xác định giá trị công ty thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền và sử dụng chi phí vốn bình quân WACC

Bước 1: Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần định giá

Để ước tính giai đoạn dự báo dòng tiền, cần căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, của lĩnh vực kinh doanh và bối cảnh kinh tế để lựa chọn các mô hình tăng trưởng phù hợp Giai đoạn dự báo dòng tiền tối thiểu là 03 năm Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng nhanh thì giai đoạn dự báo dòng tiền có thể kéo dài đến khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng đều Đối với doanh nghiệp hoạt động có thời hạn thì việc xác định giai đoạn dự báo dòng tiền cần đánh giá, xem xét đến tuổi đời của doanh nghiệp

Công thức tính dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp là công thức sau đây và các công thức khác biến đổi tương đương từ công thức này:

Trang 22

12

FCFF = Lợi nhuận trước lãi và sau thuế (EBIAT) + Khấu hao – Chi đầu tư vốn – Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần)

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) là lợi nhuận trước lãi vay sau thuế đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động

Công thức tính lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) như sau:

EBIAT = EBIT x (1 - t)

Trong đó :

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi định giá cần sử dụng mức thuế suất hiệu dụng khi tính toán EBIAT trong giai đoạn đã có báo cáo tài chính, sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành để tính EBIAT trong giai đoạn dự báo dòng tiền

thiệu dụng= (Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế) ÷ Lợi nhuận trước thuế

Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; chi đầu tư tài sản hoạt động nằm ngay trong nhóm chi mua công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư tài sản hoạt động góp vốn vào đơn vị khác (nếu có)

Công thức tính vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phí hoạt động ngắn hạn:

Vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn = Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) – Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn

Bước 2: Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần định giá

Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần định giá trong từng khoảng thời gian hoặc cho toàn bộ giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai để làm tỷ suất chiết khấu cho khoảng thời gian tương ứng khi chuyển đổi dòng tiền tự do và giá trị cuối kỳ dự báo (nếu có) về thời điểm định giá

Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo công thức:

Trang 23

13 t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Ke: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Pe: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn là các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, gốm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền Khoản nợ này bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhưng phải thỏa mãn 02 điều kiện: phải trả chi phí sử dụng vốn và được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền

a) Ước tính tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn Pd:

Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn (Pd) là tỷ trọng nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dự báo dòng tiền trên tổng nguồn vốn

Trường hợp doanh nghiệp cần định giá là doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không dưới 03 năm tính đến thời điểm định giá thì cần đánh giá, xem xét việc căn cứ theo tỷ trọng nợ phải trả chi phí sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp định giá trong các năm gần nhất có xem xét đến cơ cấu vốn trong tương lai

b) Ước tính chi phí sử dụng nợ (Kd)

Chi phí sử dụng nợ (Rd) được xác định theo chi phí sử dụng nợ của các khoản nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn được dự kiến tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp cần thẩm định giá trong giai đoạn dự báo dòng tiền

Trường hợp trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp cần thẩm định giá không có khoản nợ phải trả có chi phí sử dụng vốn, Rd được xác định theo mức lãi suất dự kiến Mức lãi suất dự kiến là mức lãi suất ước tính trên cơ sở đánh giá khả năng thương thảo của doanh nghiệp cần định giá với các nhà cung cấp tín dụng hoặc lãi vay dài hạn của các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp cần định giá

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản nợ với chi phí sử dụng vốn khác nhau (các mức lãi suất khác nhau, v.v.) thì Rd được xác định bằng lãi suất bình quân gia quyền của các khoản nợ của doanh nghiệp

c) Ước tính tỷ trọng vốn chủ sở hữu (Pe)

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức: Pe = (1 – Pd) d) Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Re)

Phương pháp 01 được áp dụng trong trường hợp này: có ít nhất 03 doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp cần định giá đã có cổ phiếu niêm yết

Trang 24

14

hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam; hoặc, doanh nghiệp cần định giá là doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không dưới 03 năm tính đến thời điểm định giá

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau: Ke = Rf + β x MRP

Trong đó:

Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro tại hoặc sát thời điểm định giá

MRP: Phần bù rủi ro thị trường MRP = Tỷ suất sinh lời trung bình 5 năm của VNIndex – Tỷ suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm

β: Beta coefficient là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ hay một danh mục đầu tư với mức biến động, rủi ro chung của toàn bộ thị trường Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn để tính toán tỉ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỉ suất sinh lời trên thị trường Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp

Hệ số β = Cov (Re,Rm)

Var (Rm)

Trong đó:

Re là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu e

Rm là tỷ suất sinh lời của thị trường chung

Cov (Re, Rm) là hiệp phương sai giữa tỉ suất sinh lợi cổ phiếu e và tỉ suất sinh lợi của thị trường

Var (Rm) là phương sai của tỉ suất sinh lợi thị trường Các trường hợp so sánh giá trị của hệ số beta:

+ β = 0: mức độ biến động giá của cổ phiếu này hoàn toàn độc lập với thị trường + β < 0 (beta âm) có nghĩa giá cổ phiếu này thường tăng khi thị trường có xu hướng giảm

+ β < 1, mức độ biến động của giá cổ phiếu này thấp hơn mức biến động của thị trường

+ β = 1, mức biến động của giá cổ phiếu này sẽ bằng với mức biến động của thị trường

+ β > 1: mức độ biến động giá của cổ phiếu này lớn hơn mức biến động của thị trường chung, đồng nghĩa với việc cổ phiếu có khả năng sẽ sinh lời cao, đi đôi với đó là rủi ro cũng lớn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

- Việc xác định Hệ số rủi ro hệ thống có tính đến ảnh hưởng của cơ cấu vốn (β) được thực hiện theo phương pháp hồi quy biến động giá đóng cửa có điều chỉnh của cổ phiếu với biến động giá của thị trường Trong đó biến động giá được xác định theo tháng với tối thiểu là 5 năm (đối với doanh nghiệp không có sổ liệu đủ 5 năm thì tính kể từ ngày doanh nghiệp niêm yết hoặc đăng ký giao dịch), tỷ suất sinh lợi của thị trường được tính toán dự trên chỉ số VN-INDEX

Bước 3: Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo

Trường hợp 1: Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền không tăng trưởng và kéo dài vô tận

V𝑛 = FCFF𝑛+1𝑊𝐴𝐶𝐶

Trường hợp 2: Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền tăng trường đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận

V𝑛 = FCFF𝑛+1𝑊𝐴𝐶𝐶 − 𝑔

Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền được xác định theo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận được dự báo trên cơ sở đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quá khứ của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tái đầu tư, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại,…

𝑔 = 𝑅𝑂𝐸 𝑥 (1 − 𝑃𝑐𝑠) Trong đó:

ROE: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Pcs: tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu thường

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác Từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về

Trang 26

16

tài chính Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu thường (Pcs) là tỉ lệ của tổng số tiền cổ tức chi trả cho các cổ đông trên thu nhập ròng của công ty Đó là phần trăm thu nhập trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức Công thức tính Pcs:

𝑃𝑐𝑠 = DPSEPSTrong đó:

DPS: Cổ tức trên mỗi cổ phần (Dividend per share) là khoản tiền công ty trả cho các cổ đông của nó được chia ra cho tất cả số cổ phần đã phát hành

DPS= Số tiền trả cổ tức

Số cổ phiếu đang lưu hành

EPS: thu nhập trên một cổ phần

Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kỳ dự báo Giá trị cuối kỳ dự báo được xác định theo giá trị thanh lý của doanh nghiệp cần định giá

Bước 4: Ước tính giá trị của doanh nghiệp cần định giá

V0 = ∑ FCFF𝑡(1 + 𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡𝑛

𝑁Trong đó:

N: số lượng cổ phiếu đang lưu hành

1.3.1.4.2 Phương pháp ước lượng P/E

Ước lượng P/E là phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập hay lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) Tức là giá thị trường đang cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng đối với lợi nhuận mà doanh nghiệp đang thực sự tạo ra trên mỗi một cổ phiếu

Thời gian tính toán tối thiểu là trong vòng 4 năm gần nhất, sau khi tính được P/E của từng năm, ta sử dụng lệnh Forecast trong Excel để dự đoán P/E tại thời điểm hiện tại EPS sẽ sử dụng của năm liền trước và tính ra giá cổ phiếu của năm hiện tại

Ưu điểm của ước lượng P/E: phương pháp đơn giản và dễ tính toán Nhược điểm của ước lượng P/E:

Thứ nhất, do trong công thức tính toán có yếu tố P (Price) - giá thị trường của cổ phiếu, nên nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, giá cả cổ phiếu bị ảnh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

17

hưởng bởi các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường thì tỷ số P/E sẽ bị sai lệch, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tính toán

Thứ hai, mang nặng tính kinh nghiệm

Thứ ba, Không giải thích được vì sao 1 đồng thu nhập của doanh nghiệp này lại được đánh giá cao hơn ở doanh nghiệp khác

Thứ tư, Phương pháp này không đưa ra được những cơ sở để nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động đến giá trị doanh nghiệp

Công thức tính giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E: P0 = EPS0∗ (P

Sử dụng chỉ số P/E để định giá cổ phiếu của công ty có thể sử dụng các chỉ tiêu ngành hoặc các doanh nghiệp cùng ngành có cùng đặc trưng với doanh nghiệp Thông thường khi tính P/E ngành thì có 2 phương pháp tính toán:

Phương pháp 1: Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền với tỷ lệ hòa vốn: P

E ngành = ∑ Fi∗ (PE)i

Engành =

Tổng vốn hóa toàn thị trường

Tổng giá trị EPS bình quân 4 quý toàn ngành

1.3.1.4.3 Phương pháp ước lượng P/B

Hệ số P/B (Price to Book) là chỉ số dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường (Price) và giá trị sổ sách (Book value) của cổ phiếu đó Phương pháp phân tích định giá cổ phiếu này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao như ngân hàng, công ty tài chính

Ưu điểm của phương pháp ước lượng P/B:

Thứ nhất, giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ

Thứ hai, giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B để xem xét sẽ hiệu quả hơn

Nhược điểm của phương pháp ước lượng P/B:

Trang 28

18

Thứ nhất, chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác

Thứ hai, giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản Công thức tính giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B:

P0 = BV0∗ ( PBV)0

Sử dụng chỉ số P/BV để định giá cổ phiếu của công ty có thể sử dụng các chỉ tiêu ngành hoặc các doanh nghiệp cùng ngành có cùng đặc trưng với doanh nghiệp Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền với tỷ lệ vốn hóa

BV ngành = ∑ Fi ∗ (PBV)i

Học phân tích kỹ thuật chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được những quyết định chính xác trong đầu tư cổ phiếu Bởi vì đây chính là công cụ nắm giữ 3 chức năng quan trọng sau:

Báo động về sự thay đổi về giá giúp nhà đầu tư bán ra để đảm bảo sự an toàn, thiết lập ngưỡng an toàn mới

Đưa ra nhận định và xác nhận xu thế của giá mới để có kế hoạch đầu tư chiến lược ngắn, trung và dài hạn

Dự đoán giá cả trong tương lai dựa trên mức giá trong quá khứ, xu hướng thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý

Trong phạm vi Khóa luận tốt nghiệp, em sử dụng 3 công cụ chính: Mây Ichimoku, MACD và Fibonacci thoái lui

1.3.2.1 Công cụ Mây Ichimoku

Mây Ichimoku: Hay còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo, là một chỉ báo đa năng xác định hỗ trợ và kháng cự, xác định hướng xu hướng, đo động lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch Ichimoku Kinko Hyo được dịch thành “biểu đồ cân bằng một cái nhìn”

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

19

Chỉ với một cái nhìn, người lập biểu đồ có thể xác định xu hướng và tìm kiếm các tín hiệu tiềm năng trong xu hướng đó Vì thế, Ichimoku được biết đến như một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng

Trong phân tích kỹ thuật, Ichimoku Cloud hoạt động hiệu quả nhất với vai trò là một chỉ báo xác định xu hướng Điều này là do phần lớn các thành phần của chỉ báo được tính bởi các công thức trung bình cộng MA, chỉ báo xác định xu hướng của thị trường

Ichimoku gồm có 4 thành phần, 2 trong số 4 thành phần tạo thành một bộ phận giống đám mây nên các nhà giao dịch thường gọi chỉ báo này là Mây Ichimoku 4 thành phần của Ichimoku bao gồm:

Đường chuyển đổi: Còn được gọi là đường trung bình động nhanh, cho thấy các

xu hướng ngắn hạn, thường được biểu thị bằng một đường màu đỏ trên biểu đồ Đây là một đường trung bình động được tính bằng cách lấy mức trung bình của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 kỳ vừa qua Thị trường được coi là có xu hướng nếu đường chuyển đổi đang tăng hoặc giảm Tuy nhiên, nếu đường này di chuyển theo chiều ngang, nó cho thấy một thị trường đi ngang Nó được tính như sau:

Đường chuyển đổi = (𝐂𝐚𝐨 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟗 𝐤ỳ + 𝐓𝐡ấ𝐩 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟗 𝐤ỳ)

Đường cơ sở: Hay còn được gọi là đường chuẩn Đường cơ sở như một đường

trung bình động chậm, và cho thấy các xu hướng dài hạn hơn, hoạt động như một chỉ báo về biến động giá trong tương lai Đường cơ sở cũng có chức năng như một đường hỗ trợ/kháng cự, và thường được biểu thị bằng một đường màu xanh lam Đường cơ sở tương tự như đường chuyển đổi, nhưng lấy khung thời gian dài hơn, thường là 26 kỳ so với 9 kỳ của đường chuyển đổi Nó được đo bằng cách lấy giá trị trung bình của các mức cao và thấp trong 26 giai đoạn gần đây Khi được vẽ trên biểu đồ, đường cơ sở thường mượt hơn đường chuyển đổi do khoảng thời gian dài hơn Đường cơ sở được tính bằng công thức:

Đường cơ sở = 𝟐𝟔−𝐊ỳ 𝐜𝐚𝐨 + 𝟐𝟔−𝐊ỳ 𝐭𝐡ấ𝐩

Đường trễ: Được thể hiện bằng một đường màu xanh lá cây Nó được hình thành

bằng cách lấy giá hiện tại và dịch chuyển nó về bên trái 26 chu kỳ Đường trễ cũng giúp xác định xu hướng đang diễn ra và các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng Nhìn vào đường trễ ta có thể đưa ra những nhận định như sau:

Đám mây: Còn có tên gọi khác là Kumo Đây khoảng không hoặc vùng bóng mờ

giữa hai đường dẫn A và đường dẫn B Nếu đám mây có kích thước to và dày, phản ánh tâm lý của thị trường về xu hướng đang diễn ra khá vững chãi, khó có thể phá vỡ Ngược

Trang 30

Đường dẫn A = Đườ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮𝐲ể𝐧 đổ𝐢 + Đườ𝐧𝐠 𝐜ơ 𝐬ở

Đường dẫn B là giá trị trung bình của mức cao nhất mức thấp nhất trong 52 phiên giao dịch Trên biểu đồ, đường này thường được biểu diễn bằng một đường màu xám và được lập bằng cách dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch Đường dẫn B tạo thành ranh giới đám mây chậm hơn Đường dẫn B được tính bằng cách:

Đường dẫn B = 𝐂𝐚𝐨 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟓𝟐 𝐤ỳ + 𝐓𝐡ấ𝐩 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟓𝟐 𝐤ỳ

Ý nghĩa của chỉ báo:

Dựa vào sự giao cắt của đường chuyển đổi và đường cơ sở, nếu đường chuyển đổi cắt đường cơ sở, theo chiều từ dưới lên trên Đồng thời điểm giao cắt nằm dưới đám mây thì đó là tín hiệu mua Và ngược lại, nếu đường chuyển đổi và đường cơ sở cắt nhau theo chiều từ trên xuống dưới Đồng thời, vị trí giao cắt này nằm bên trên đám mây, đây là tín hiệu nhà đầu tư nên bán cổ phiếu

Dựa vào tín hiệu giao cắt của hai đường dẫn A và B, ta thấy tín hiệu mua khi đường dẫn A cắt đường dẫn B từ dưới lên, đám mây chuyển đổi từ màu đỏ sang xanh Trái ngược với đó, khi xu hướng chính là giảm, khi đường dẫn A cắt đường dẫn B từ trên xuống, đám mây chuyển đổi từ màu xanh sang đỏ là thời điểm nên bán cổ phiếu

Dựa vào tín hiệu của đám mây, khi giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ dưới lên, giá đóng cửa nằm phía trên mây Kumo cho thấy xu hướng chính là xu hướng giảm, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu, là tín hiệu mua giành cho nhà đầu tư Khi giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ trên xuống, giá đóng cửa nằm phía dưới mây Kumo thể hiện xu hướng chính là xu hướng tăng, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu, cho thấy đây là thời điểm nên bán

Trang 31

21

biến động của thị trường, hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán xác định tín hiệu mua bán của thị trường Đường MACD bao gồm 4 thành phần, cụ thể:

Đường MACD: Được biểu diễn bằng đường màu xanh Đường MACD có vai trò

xác định xu hướng giá của thị trường, giá trị của nó được tính bằng công thức sau: MACD = EMA (12) – EMA (26)

Đường tín hiệu: Thường được biểu diễn bằng đường màu đỏ, hay cũng chính là

đường EMA (9) của đường MACD Khi hai đường này phối hợp cùng nhau là lúc chúng dự báo một xu hướng đảo chiều sắp diễn ra và các nhà đầu tư nên tận dụng thời điểm này để thực hiện giao dịch một cách có lợi nhất

Biểu đồ Histogram: Là biểu đồ thể hiện sự phân kỳ và hội tụ nhờ xác định độ

chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu Histogram được tính bằng công thức: Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu

Đường Zero: Đóng vai trò là đường tham chiếu giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng

thị trường mạnh hay yếu Ý nghĩa của chỉ báo:

Dựa vào điểm giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu, nhà đầu tư nên bán khi MACD giảm xuống dưới đường tín hiệu Tương tự, tín hiệu mua xuất hiện khi MACD tăng lên trên đường tín hiệu Tín hiệu mua/bán cũng xuất hiện khi MACD tăng lên trên/giảm xuống dưới mức 0

MACD cũng rất hữu ích khi được sử dụng như là một chỉ báo quá mua/quá bán Khi đường trung bình động ít ngày đột ngột mở rộng khoảng cách so với đường trung bình động nhiều ngày (tức là MACD tăng), lúc đó giá cổ phiếu tăng quá mức và sẽ sớm quay trở về giá hợp lý Vùng quá mua/quá bán theo MACD của mỗi chứng khoán là khác nhau

Một dấu hiệu khác cho thấy xu hướng hiện tại sắp kết thúc là khi MACD phân kỳ với giá chứng khoán Phân kỳ giá xuống xuất hiện khi MACD tạo đáy mới còn giá thì không Phân kỳ giá lên xuất hiện khi MACD xác lập đỉnh mới còn giá thì không Cả hai phân kỳ giá lên và giá xuống này đều cho tín hiệu đáng tin cậy nhất khi xảy ra tại vùng quá mua/ quá bán

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể dựa vào đường Histogram để đưa ra quyết định giao dịch Cụ thể, khi đường Histogram chuyển từ âm sang dương, hay chuyển từ đỏ sang xanh là biểu hiện của thị trường đang tăng điểm, lúc này nhà đầu tư nên đặt lệnh mua Ngược lại, khi đường Histogram chuyển từ dương sang âm, từ màu xanh chuyển sang màu đỏ, thì nhà đầu tư nên đặt lệnh bán

Trang 32

22

1.3.2.3 Công cụ Fibonacci

Fibonacci thoái lui: Là chỉ báo Fibonacci thông dụng nhất trong chứng khoán Nó được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư tìm ra mức giá mục tiêu và ngưỡng cắt lỗ hợp lý Dựa vào đó, nhà đầu tư xây dựng được chiến lược giao dịch phù hợp

Fibonacci mở rộng: Là một công cụ phân tích kỹ thuật mà nhà giao dịch sử dụng để thiết lập các mục tiêu lợi nhuận hay ước tính giá có thể di chuyển bao xa sau khi kết thúc đợt pullback (thoái lui) Các tỷ lệ của Fibonacci mở rộng cũng là những khu vực mà giá có thể đảo chiều

Ứng dụng Fibonacci thoái lui trong chứng khoán tiêu biểu nhất là thuyết sóng Elliott và mẫu hình Gartley Theo đó, sau những đợt biến động, các mức kháng cự và hỗ trợ mới thường sẽ được hình thành trùng hoặc gần với đường Fibonacci thoái lui quan trọng như 23,6%; 38,2%; 50%; 61,8% và 100%

Để làm được điều này, trước hết nhà đầu tư cần xác định và vẽ được đường Fibonacci thoái lui Đầu tiên, cần xác định các đỉnh và đáy trong các xu hướng tăng, giảm gần đây Sau đó, nối đỉnh gần nhất với đáy gần nhất đối với xu hướng giảm, nối đáy gần nhất với đỉnh gần nhất đối với xu hướng tăng Sau đó, ta cần hai đáy và một đỉnh để hoàn thiện một đường Fibonacci mở rộng

Ý nghĩa của chỉ báo:

Xác định Hỗ trợ và Kháng cự: giúp xác định vùng giá có thể xuất hiện hỗ trợ và kháng cự Nhà giao dịch thường tìm các điểm mua gần mức hỗ trợ và đặt lệnh bán hoặc chốt lời khi giá gần các mức kháng cự

Tạo Tự tin cho Quyết định Giao dịch: cung cấp một hệ thống cụ thể để xác định các vùng giá quan trọng, giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định dựa trên phân tích kỹ thuật chính xác

Hỗ trợ Quản lý Rủi ro: được sử dụng để đặt lệnh dừng lỗ và xác định tỷ lệ rủi toàn bộ Điều này giúp quản lý rủi ro và bảo vệ vốn đầu tư

ro-Phân tích Điểm Vào và Ra: cung cấp các điểm tiềm năng để vào và ra khỏi thị trường Nhà giao dịch thường sử dụng chúng để định vị các điểm mua và bán tiềm năng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

1.4.1 Nhân tố chủ quan

1.4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, vì sức mạnh nội tại của doanh nghiệp là bệ đỡ vững chắc nhất để tạo động lực tăng cho cổ phiếu Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng họ đang phát triển tốt qua doanh thu, lợi nhuận, tốc độ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

23

tăng trưởng cao và có khả năng tiếp tục trong tương lai Thì giá cổ phiếu của họ sẽ được các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn giao dịch một cách nhanh chóng Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường rất quan tâm đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp để định giá cổ phiếu Ngược lại, nếu kết quả kinh doanh giảm sút thì giá cổ phiếu sẽ giảm do công ty đó không giành được lòng tin của các nhà đầu tư

1.4.1.2 Tiềm năng phát triển của công ty

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà các nhà đầu tư rất quan tâm đó là các giao dịch mua bán của lãnh đạo công ty – các giao dịch nội bộ Bởi nhà đầu tư cho rằng các nhà lãnh đạo, quản trị công ty sẽ là người biết rõ nhất tình hình hoạt động của công ty Và khi những người nội bộ mua vào cổ phiếu của chính công ty, đây là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng phát triển đang rất tốt và giá thị trường đang thấp hơn giá mục tiêu của họ Cuối cùng là các sự kiện như phát hành thêm cổ phiếu hoặc thoái vốn của cổ đông lớn Những yếu tố này khi diễn ra thường thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư, bởi khi phát hành thêm hoặc cổ đông lớn thoái vốn sẽ có một lượng lớn cổ phiếu được lưu hành, tỷ lệ free float – tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng tăng cao sẽ tạo thêm thanh khoản cho giao dịch

1.4.2 Nhân tố khách quan

1.4.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế quốc gia nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Ví dụ như giá dầu thế giới tăng thì nhóm ngành dầu khí sẽ hưởng lợi, hay khi chỉ số Đô la Mỹ tăng thì các nhóm ngành xuất khẩu sẽ hưởng lại Giá cổ phiếu sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế

Bên cạnh đó, khi điều kiện nền kinh tế thuận lợi sẽ mang lợi cơ hội cho các ngành nghề, doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn, từ đó cổ phiếu của họ sẽ trở nên hấp dẫn hơn Lấy ví dụ khi công ty hoạt động kinh doanh tốt, họ sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu Việc nắm giữ cổ phiếu của các công ty trả cổ tức và các khoản thu nhập định kỳ khác cũng là cách thu hút, giữ chân nhà đầu tư Tuy nhiên, khi nền kinh tế ảm đạm và có chiều hướng suy giảm thì cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ kém đi và có xu hướng cắt giảm cổ tức

Hai yếu tố vĩ mô mà nhà đầu tư thường quan tâm khi đầu tư chứng khoán đó là tỷ giá và lãi suất Về lãi suất, trong môi trường lãi suất huy động thấp, lãi suất tiết kiệm thường duy trì khoảng 5-6%/ năm, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm các kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn như chứng khoán Khi có dòng tiền được bơm vào thị trường thì giá cổ phiếu sẽ thường tăng cao và ngược lại Về vấn đề tỷ giá, nhà đầu tư trong nước thường quan tâm đến tỷ giá USD/VND Khi tỷ giá tăng cao, đồng Việt Nam Đồng mất

Trang 34

24

giá, Ngân hàng Nhà nước thường phải có các biện pháp để đảm bảo tỷ giá an toàn như bán ra Đô la dự trữ, huy động tiền từ các ngân hàng thương mại để duy trì tỷ giá Việc này sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán, khi mà dòng vốn ngoại cũng là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu

1.4.2.2 Tình hình chính trị

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp trên thế giới cũng có xu hướng hợp tác kinh doanh, đầu tư sâu rộng hơn Tình hình chính trị sẽ có sự chi phối nền kinh tế trong nước, qua đó gây ra tác động nhất định đến giá cổ phiếu trên thị trường Khi tình hình chính trị của đất nước ổn định thì nhà đầu tư mới có đủ tự tin để tiếp tục đầu tư Ngược lại nếu chính trị trở nên bất ổn, nhà đầu tư trở nên e ngại thì giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng giảm đi

1.4.2.3 Quy luật cung – cầu của thị trường

Quy luật cung cầu luôn có sự ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng Nếu có nhiều người muốn mua một mặt hàng, cầu trở nên nhiều hơn cung thì giá có xu hướng tăng và ngược lại Đối với chứng khoán cũng vậy, nếu mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư săn đón thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng Mặc dù quy luật cung cầu là một yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần cẩn thận vì không phải cổ phiếu nào được lựa chọn mua nhiều đều là cổ phiếu tốt Cần tìm hiểu thật kỹ và kết hợp nhiều yếu tố với nhau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn

1.4.2.4 Thông tin truyền thông và tâm lý nhà đầu tư

Trên thị trường được chia thành nhiều nhóm các nhà đầu tư nhưng chủ yếu có 2 nhóm là: tổ chức và cá nhân Nhóm chiếm đa số là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ Tuy nhóm này chiếm phần lớn tổng giao dịch thị trường nhưng thường bị hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn và khả năng tiếp cận thông tin Dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư cá nhân thường phân bổ không đồng đều, thiếu sự liên kết Trong khi đó, các nhà đầu tư là tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư bài bản và có khả năng tiếp cận và điều khiển thông tin Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nếu không chuyên thường có tâm lý yếu sẽ rất nhạy cảm với thông tin Đôi khi, thông tin tiêu cực về một công ty nào đó dù chưa được xác thực cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh Các thông tin truyền thông hoàn toàn có thể bị kiểm soát bởi các tổ chức hay hội nhóm có tiềm lực mạnh Do đó, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ thông tin để tránh trường hợp bị thao túng và đưa ra quyết định sai lầm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận chung về phân tích cổ phiếu Qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cổ phiếu của doanh nghiệp, phân tích cơ bản cổ phiếu thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính và sử dụng các phương pháp ước lượng, cùng với các phương pháp phân tích kỹ thuật cổ phiếu và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp

Trang 36

26

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Tên tiếng Anh: Hoa Sen Group

Mã chứng khoán: HSG (HOSE)

Địa chỉ: Số 9, Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, phường Dĩ An,

thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Số điện thoại: 028 3999 0111 Fax: 028 3847 9882

Website: https://www.hoasengroup.vn/ Mã số thuế: 3700381324

Tên Giám đốc: Trần Quốc Trí

Vốn điều lệ: 5.980.549.860.000 đồng Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm

kẽm, mạ kẽm phủ sơn và mạ các loại hợp kim khác, vật liệu xây dựng bằng nhựa; Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm, ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác, lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại, thép cán nguội dạng cuộn; Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng; Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa, máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác; Xây dựng công nghiệp và dân dụng

Tập đoàn Hoa Sen hiện sở hữu 11 nhà máy lớn và hệ thống hơn 400 chi nhánh phân phối – bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, xuất khẩu sản phẩm đạt chuẩn Quốc tế đến hơn 87 Quốc gia và Vùng lãnh thổ Năm 2022, lần thứ 6 liên tiếp Tập đoàn Hoa Sen được vinh danh Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen Đến cuối năm 2021 - 2022, Tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào vận hành 110 Cửa hàng Hoa Sen Home trên khắp cả nước, Hệ thống Siêu thị VLXD & Nội thất Hoa Sen Home đã đạt được những con số ấn tượng, vươn lên một trong những hệ thống phân phối VLXD hàng đầu tại Việt Nam

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

27

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) có tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen, được thành lập ngày 08/08/2001 Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, từ một công ty cổ phần tư nhân nhỏ với số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Ngày 08/08/2001: Tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên

Tháng 11/2006: Thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen có vốn điều lệ 320 tỷ đồng

Tháng 12/2007: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, đồng thời tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty con là Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen và Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây dựng Hoa Sen

Ngày 08/11/2008: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với số lượng 57.038.500 cổ phiếu

Ngày 05/12/2008: Ngày Giao dịch đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Năm 2009: Tăng vốn điều lệ công ty lên 1.008 tỷ đồng

Năm 2011: HSG khánh thành giai đoạn 1 Dự án nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và thành lập thêm 13 chi nhánh phân phối bán lẻ nâng tổng số chi nhánh lên con số 106

Năm 2012: HSG có doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ vàng hàng đầu Đông Nam Á

Ngày 20/04/2017: Tập đoàn Hoa Sen tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng Ngày 09/07/2018: HSG tăng vốn điều lệ công ty lên 3.849.903.280.000 đồng; Ngày 15/05/2019: HSG tăng vốn điều lệ lên 4.234.694.890.000 đồng

Ngày 29/05/2020: Tăng vốn điều lệ công ty lên 4,446,252,130,000 đồng Ngày 28/10/2021: Vốn điều lệ công ty là 4.934.818.960.000 đồng

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

CTCP Tập đoàn Hoa Sen được bố trí mô hình cơ cấu tổ chức tập trung vào chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng, hỗ trợ trong cho Ban điều hành Tập đoàn Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra thực hiện quyết định

Trang 38

28

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

BAN ĐIỀU HÀNH TẬP ĐOÀN

PHỤ TRÁCH QUẢN TRỊ CÔNG TY

CÁC ỦY BAN THUỘC HĐQT

Mảng KT-SX, Cung ứng, ATLĐ, Dự án công nghiệp, Đầu tư – Xây dựng

1) Phòng Kỹ thuật – Chất lượng & Dự án công nghiệp

2) Phòng Cung ứng 3) Phòng Mua hàng 4) Phòng Quản lý ATLĐ, Vệ sinh môi trường & PCCN

5) Phòng Phát triển Hoa Sen Home & HTPP 6) Ban Đầu tư & Xây dựng

Mảng Kinh doanh xuất nhập khẩu

1) Phòng Xuất khẩu 2) Phòng Nhập khẩu

Mảng Kinh doanh nội địa

1) Các Ngành hàng và các Phòng kinh doanh HT Hoa Sen Home

2) Các Phòng gián tiếp Hỗ trợ kinh doanh HT Hoa Sen Home

Mảng Gián tiếp - VP 1) Phòng Kế toán 2) Phòng Tài chính 3) Phòng Truyền thông 4) Phòng Kiểm soát nội bộ 5) Phòng Hành chính – Nhân sự

6) Phòng Tuyển dụng – Đào tạo

7) Phòng CNTT – ERP

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

29

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Đại Hội Đồng Cổ Đông: là một phần trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần,

gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua định hướng công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và kiểm soát viên; có quyền cho phép thông qua Báo cáo Tài chính hàng năm Đưa ra quyết định tổ chức, giải thể công ty

Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lý hoạt động của công ty Hội đồng quản trị

cũng có thể nhân danh công ty để đưa ra các quyết định hay thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, hoạt động của HĐQT Chuẩn bị và tổ chức chương trình, tài liệu, nội dung các cuộc họp Thực hiện triệu tập và làm chủ tọa cho các cuộc họp trong HĐQT Tổ chức việc thông báo thông qua các quyết định của HĐQT. Giám sát và cùng bàn bạc công việc với Giám đốc, có quyền biểu quyết và quyết định công việc của công ty

Phụ trách Quản trị Công ty: là nhóm các cá nhân được các cổ đông bầu ra để

đại diện cho họ và là đại diện theo pháp luật của công ty Ban giam đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách cho công ty, giám sát quản lý công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng, đại diện trong các quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty

Các Ủy Ban Trực Thuộc HĐQT: bao gồm 3 tiểu ban với các chức năng cụ thể

như sau: ban Tài chính và Quan hệ cổ đông xử lý các công việc liên quan đến tài chính như hoạt động tín dụng, hoạt động cho nợ,…và phụ trách các vấn đề quan hệ cổ đông của công ty; ban Đầu tư dự án có chức năng quản lý các dự án công nghiệp của tập đoàn, quản trị đầu tư phát triển; ban Tái cấu trúc và nhân sự xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách lương, thưởng theo quy định của HĐQT

Mảng KT-SX, Cung ứng, ATLĐ, Dự án công nghiệp, Đầu tư – Xây dựng: bao

gồm 6 phòng ban với chức năng riêng biệt Phòng Kỹ thuật Chất lượng – Dự án Công nghiệp thẩm định các đơn hàng nguyên liệu, đánh giá năng lực, hồ sơ chào thầu của các đơn vị tham gia gói thầu Phòng Cung ứng lập phương án cung ứng hàng hóa, tối ưu hóa tốc độ giao hàng Phòng Mua hàng tiếp nhận, rà soát yêu cầu mua hàng hóa dịch vụ của các đơn vị theo đúng quy định về hạn mức Phòng Quản lý ATLĐ, Vệ sinh môi trường & PCCN có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản lý ATLĐ, đánh giá rủi ro lao động, thiết kế hệ thống PCCC và vệ sinh Phòng Phát triển Hoa Sen Home & HTPP có chức năng lập kế hoạch phát triển bán hàng, giải quyết các vấn đề của các cửa hàng trong hệ thống Hoa Sen Home và HTPP Ban Đầu tư & Xây dựng hỗ trợ ban Đầu tư dự án, hỗ trợ quản lý các dự án thầu theo kế hoạch đã được đề ra

Mảng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu: gồm có hai hoạt động chính là xuất khẩu

và nhập khẩu tương ứng với hai phòng ban Mảng này có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp cận

Trang 40

30

và thiết lập các mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài nhằm mở rộng thị trường thông qua các kênh Tiếp nhận các nhu cầu mua hàng từ đối tác nước ngoài Sau đó, tiến hành tư vấn và đàm phán với đối tác nước ngoài về nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Hoa Sen hoặc các đối tác có mặt hàng mà công ty đang có nhu cầu nhập khẩu Thường xuyên trao đổi, nắm bắt và phản hồi các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ cũng như các sản phẩm của Hoa Sen để kịp thời giải quyết các vấn đề bất cập trong quá trình mua hàng cũng như khiếu nại về chất lượng của các đối tác công ty nước ngoài

Mảng Kinh Doanh Nội Địa: có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động

nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới của công ty Nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường Các hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và phát triển thanh công mục tiêu thị trường mà doanh nghiệp mong muốn

Mảng Gián Tiếp – Văn Phòng: gồm 7 phòng ban tương ứng với các chức năng

và nhiệm vụ cụ thể Phòng Kế toán thực hiện các nghiệp vụ kế toán trong công ty, báo cáo với Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến tình hình công nợ, thuế, nguồn vốn của công ty từ đó tổng hợp và lập Báo cáo Tài chính vào cuối mỗi kỳ kế toán Phòng Tài chính có nhiệm vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Tập đoàn qua các báo cáo tài chính theo quý và năm, tính toán hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư, đề xuất các phương án huy động vốn thực hiện dự án Phòng Truyền thông thực hiện các công tác truyền thông, công bố thông tin công ty lên trang web và các trang mạng xã hội khác; thực hiện các chiến dịch marketing, quảng bá các dịch vụ mới của công ty và xử lý các khủng hoảng truyền thông liên quan đến công ty Phòng Kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác mua hàng hoá, bán hàng, tồn kho, công nợ tại các cửa hàng Hoa Sen Home trực thuộc tập đoàn Hoa Sen; nhận diện rủi ro phát sinh tại các cửa hàng Hoa Sen Home và đề xuất phương án điều chỉnh quy định chưa phù hợp trong quy trình quản lý Chức năng của phòng Hành chính – Nhân sự là hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng cũng như hỗ trợ ban Tái cấu trúc và nhân sự Phòng Tuyển dụng – Đào tạo phụ trách tuyển dụng nguồn nhân lực mới để đảm bảo mọi công việc hoạt động của công ty được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn, hỗ trợ cho ban Tái cấu trúc và nhân sự các vấn đề liên quan đến đào tạo nghiệp vụ Cuối cùng là phòng

CNTT – ERP có trách nhiệm nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và đề xuất những vấn đề

lĩnh vực sau với doanh nghiệp: Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w