Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - -
NGUYỄN THỊ THANH THƯ
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -
NGUYỄN THỊ THANH THƯ
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Việt Khôi
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình luận án này là của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thanh Thư
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 10
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động 10
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động 11
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động 14
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 19
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 23
1.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu 27
1.3.1 Kết quả và đóng góp 27
1.3.2 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 28
Tiểu kết Chương 1 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 31
Trang 52.1 Cơ sở lý luận về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 31
2.1.1 Khái niệm - TMĐT trên nền tảng di động và ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 31
2.1.2 Đặc điểm và lợi ích, hạn chế của TMĐT trên nền tảng di động 33
2.1.3 Nội dung ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 39
2.1.4 Chủ thể ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 41
2.1.5 Cách thức ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 45
2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động 49
2.1.7 Đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động của các DNNVV 70 2.2 Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 72
2.2.1 Kinh nghiệm ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong các DNNVV tại một số quốc gia trên thế giới 74
2.2.2 Bài học cho DNNVV ở Việt Nam trong ứng dụng TMDĐ 82
Tiểu kết Chương 2 84
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 85
3.1 Quy trình nghiên cứu 85
3.2 Phương pháp nghiên cứu 85
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 85
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 87
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 88
Tiểu kết Chương 3 97
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 98
4.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động trên thế giới và Việt Nam 98
4.1.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động trên thế giới 98 4.1.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam101
Trang 64.2 Thực trạng ứng dụng thương mại di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam 106
4.2.1 Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động của DNNVV 106
4.2.2 Thực trạng đăng ký kinh doanh trên các kênh TMĐT, bao gồm cả website và ứng dụng di động 118
4.2.3 Thị trường ngoại tuyến và thị trường trực tuyến của DNNVV 123
4.2.4 Thực trạng áp dụng các công cụ TMĐT và TMĐT trên nền tảng di động để xây dựng thương hiệu số của DNNVV 124
4.2.5 Các quy định của Chính phủ về TMĐT và TMDĐ 132
4.2.6 Hội nhập kinh tế quốc tế và ứng dụng TMDĐ ở Việt Nam 135
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 140
4.3.1 Phương pháp đánh giá 140
4.3.2 Kết quả đánh giá 141
4.4 Đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 147
4.4.1 Kết quả đạt được 147
4.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 151
Tiểu kết Chương 4 157
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 158
5.1 Bối cảnh mới tác động đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động của các DNNVV ở Việt Nam 158
5.1.1 Tác động của 4.4 chuyển đổi số 158
5.1.2 Tác động của kinh tế số 159
5.1.3 Tác động của AI, Big Data 160
Trang 75.2 Định hướng phát triển ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 162
5.2.1 Ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong DNNVV đóng góp vào việc thực hiện chương trình phát triển thương mại điện tử 2021-2030 162
5.2.2 Ứng dụng TMDĐ trong DNNVV là phương thức và văn hoá kinh doanh 164
5.2.3 Phối hợp giữa cơ quan quản lý và DNNVV trong ứng dụng TMDĐ 165
5.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 167
5.3.1 Về phía chính phủ 168
5.3.2 Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa 177
Tiểu kết Chương 5 182
KẾT LUẬN 183
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO 186
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á
2 APEC Asia - Pacific Economic
4 B2B Business to Business Doanh nghiệp tới doanh nghiệp
5 B2C Business to Customer Doanh nghiệp tới người tiêu
dùng
6 CNTT-TT/
ICT
Information and Communication
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
8 DOI Diffusion of Inovation
Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of Innovations
Theory)
9 EU European Union Liên minh châu Âu
10 E-commerce Electronic commerce Thương mại điện tử
11 EVFTA EU – Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - Liên minh châu Âu
12 EDI Electronic Data
Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
13 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
14
M-commerce Mobile commerce Thương mại di động
15 USP Unique Selling Point Điểm bán hàng độc nhất
16 PC Personal Computer Máy tính cá nhân
17 PPP Public - Private Partnership Quan hệ đối tác công tư
18 PDA Personal Digital Assistant Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân
19 RCEP Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực
20 TAM Technology Acceptance Mô hình chấp nhận công nghệ
Trang 9STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
22 TPB The Theory of Planned
Behavior Lý thuyết hành vi hoạch định
23 TRA The Theory of Reasoned
Action
Mô hình thuyết hành động hợp
lý
24 UKVFTA United Kingdom-Vietnam
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - Vương quốc Anh
25 USD United States Dollar Đô la Mỹ
26 VECOM Vietnam E-Commerce
Association
Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam
28 WLAN Wireless Local Area
Network Mạng cục bộ không dây
29 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
30 ACCEC Hội nghị Ủy ban Điều phối
Thương mại điện tử ASEAN
31 CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
35 e-ASEAN Hiệp định khung về Thương
mại điện tử tại ASEAN
36 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
41 TMĐTXBG Thương mại điện tử xuyên biên
giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các đặc điểm của thương mại di động 34
Bảng 2.2: So sánh điểm khác nhau giữa TMĐT và TMDĐ 36
Bảng 3.1: Giải thích ý nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 93
Bảng 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ tham gia khảo sát Số lượng lao động trong doanh nghiệp 95
Bảng 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp theo ngành nghề hoạt động Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực gì: 95
Bảng 3.4: Số năm hoạt động của doanh nghiệp Số năm hoạt động của doanh nghiệp 95 Bảng 3.5: Tuổi của CEO doanh nghiệp Tuổi của CEO doanh nghiệp 96
Bảng 3.6: Trình độ học vấn của CEO doanh nghiệp Trình độ học vấn của CEO doanh nghiệp 96
Bảng 4.1: Quy mô thị trường TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2018-2023 103
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s alpha của các biến trong mô hình 141
Bảng 4.3: Độ hội tụ của các biến độc lập trong mô hình 142
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình (Biến phụ thuộc: UD) 143
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 86
Hình 3.2: Nghiên cứu các yếu tố quyết định đối với việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNNV Việt Nam 90
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu 04 yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng TMDĐ của DNNVV Việt Nam 92
Hình 4.1: Ước tính doanh số và tỷ trọng của TMDĐ trong tổng TMĐT trên toàn thế giới 99
Hình 4.2: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT 104
Hình 4.3: Kim ngạch TMĐT xuyên biên giới B2C (Đơn vị: tỷ USD) 105
Hình 4.4: Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý của các DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2015-2021 107
Hình 4.5: Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về TMĐT phân theo quy mô năm 2021 108
Hình 4.6: Mức độ ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng/được đào tạo về CNTT và TMĐT phân theo quy mô doanh nghiệp 109
Hình 4.7: Lao động chuyên trách về TMĐT phân theo lĩnh vực 110
Hình 4.8: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động 111
Hình 4.9: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm (Đơn vị: %) 112
Hình 4.10: Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán sản phẩm trên thiết bị di động phân theo quy mô doanh nghiệp 113
Hình 4.11: Tỷ lệ có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động 114
Hình 4.12: Thời gian trung bình lưu lại của KH khi truy cập website TMĐT 114
Hình 4.13: Các yếu tố người mua hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến qua website hoặc nền tảng di động 116
Hình 4.14: Tỷ lệ chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử của DNNVV 117
Hình 4.15: Số lượng hồ sơ tiếp nhận trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT 119
Hình 4.16: Số lượng website TMĐT đã được xác nhận thông báo, đăng ký 120
Hình 4.17: Tỷ lệ chi phí quảng bá website/ứng dụng di động của DN B2C 121
Trang 12Hình 4.18: Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của 122
DN B2B 122
Hình 4.19: Tỷ lệ DN tham gia sàn TMĐT 123
Hình 4.20: Tỷ lệ doanh nghiệp có website trên nền tảng di động 125
Hình 4.21: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội 126
Hình 4.22: Tỷ lệ sử dụng các nền tảng như Facebook Messenger, Zalo, Viber, WhatsApp, Skype… qua các năm 127
Hình 4.23: Hình thức quảng cáo website/ứng dụng di động (Đơn vị: %) 128
Hình 4.24: Các hình thức quảng cáo website/ứng dụng di động của doanh nghiệp 129
Hình 4.25: Đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo website/ứng dụng di động tại các doanh nghiệp 130
Hình 4.26: Tỷ lệ DN B2B đặt hàng qua công cụ trực tuyến 131
Hình 4.27: Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến tại các doanh nghiệp năm 2021 132
Hình 4.28: Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT tại các doanh nghiệp năm 2020 153
Hình 5.1: Các hỗ trợ cần thiết để DNNNV phát triển TMDĐ theo bốn bước 166
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng thương mại điện tử là xu thế tất yếu không chỉ trong các hoạt động thương mại, cũng không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp Trong bối cảnh Internet phát triển mạnh như vũ bão cùng với sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến của các thiết bị cầm tay và di động và đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thương mại điện tử trên nền tảng di động (còn được gọi tắt là thương mại di động - TMDĐ) Đây là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị cầm tay khác) và mạng không dây mà ở đó các giao dịch kinh doanh không bị giới hạn về mặt thời gian và địa điểm (Appiahene, 2014) Đối với các doanh nghiệp (DN), hình thức thương mại này mang lại nhiều lợi ích trong đó bao gồm cải thiện năng suất, mở rộng thị trường, tăng cường tiếp cận khách hàng (KH), giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Varshney, 2004) Do đó, TMDĐ được coi là một trong những cách thức hiệu quả về chi phí để các DN quảng bá sản phẩm
và dịch vụ trên các kênh trực tuyến (Njenga, 2016; Mallat, 2008) Với số lượng người sử dụng Internet nói chung và sử dụng Internet qua nền tảng di động nói riêng không ngừng gia tăng, TMDĐ ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, được minh chứng bằng sự gia tăng đáng kể doanh thu của TMDĐ trên thị trường toàn cầu từ mức 50,92 tỷ USD năm 2014 lên mức 96,34 tỷ USD vào năm 2015 và tiếp tục tăng lên đến mức 693 tỷ USD vào năm 2019 (Statista, 2019)
Theo báo cáo Việt Nam DIGITAL 2021 do We Are Social và Hootsuite thực hiện, tính đến tháng 01-2021, Việt Nam có dân số là 97,75 triệu người, trong đó có 68,72 triệu người dùng Internet, chiếm tỷ lệ 70,3% dân số Số kết nối di động tại Việt Nam vào thời điểm này là 154,4 triệu kết nối Trong số những người trong độ tuổi 16-64 (65,9 triệu người, chiếm 67,4% tổng dân số), có 97% người sở hữu điện thoại di động, 96,9% người sở hữu điện thoại thông minh và 31,9% người sở hữu
Trang 14thiết bị máy tính bảng… với thời lượng sử dụng các thiết bị này khá lớn, trung bình
là 6 giờ 47 phút/ngày và tỷ lệ sử dụng các ứng dụng mua sắm trên điện thoại hoặc máy tính bảng là 68,5% Năm 2015, mức doanh thu bán lẻ của TMĐT Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2021, mức doanh thu này đã tăng lên mức 13,7 tỷ USD, làm cho TMĐT trở thành đầu tàu trong quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam Như vậy, có thể thấy rằng TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động
ở Việt Nam đang trên đà phát triển hết sức mạnh mẽ, cả về quy mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Việt Nam), tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có khoảng 870.000 DN, trong số đó có tới hơn 98% là doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) Các DN này đã và đang không ngừng phát triển, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành của nền kinh tế đồng thời có những đóng góp khá là quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) hàng năm, tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế ở các khu vực khác nhau và góp phần không nhỏ trong việc duy trì ổn định xã hội và phát triển cộng đồng Bên cạnh việc kinh doanh trên thị trường truyền thống, các DNNVV ở Việt Nam cũng đã tận dụng những lợi thế mà Internet và sự phát triển của các thiết bị di dộng mang lại để ứng dụng TMDĐ vào các hoạt động kinh doanh của mình Việc áp dụng TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động nói riêng mang lại những cơ hội không nhỏ,
có thể giúp họ cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, mở rộng thị trường cũng như tiết kiệm được chi phí vận hành và tăng doanh thu của DN Tuy nhiên, DNNVV vẫn thường đối diện với nhiều hạn chế như nguồn vốn hạn hẹp, hạn chế về kỹ năng và công nghệ nên quá trình ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DN này còn gặp nhiều khó khăn và thách thức Thêm vào đó, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thông qua gia nhập vào các hiệp định kinh tế song phương, các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) và các thỏa thuận thương mại quốc tế như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA - European
Trang 15Union-Vietnam Free Trade Agreement) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP - Regional Comprehensive Economic Partnership), v.v Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức cho các DN trong nước do các DN nước ngoài hết sức phát triển và đang thâm nhập vô cùng sâu vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nước nhờ sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống logistics và công nghệ làm cho hoạt động TMĐT xuyên biên giới phát triển hơn bao giờ hết nên việc nghiên cứu về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong bối cảnh này sẽ giúp các DN nói chung và các DNNVV nói riêng tận dụng được cơ hội từ các thị trường mới, quảng bá các sản phẩm, gia tăng doanh thu và tạo ra các mối liên kết quốc tế, đồng thời giúp khắc phục những mặt hạn chế hay khó khăn còn tồn tại trong quá trình các DN này triển khai ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
Về mặt khoa học, các công trình nghiên cứu liên quan đến TMDĐ và các mô hình kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và trở nên thịnh hành
từ năm 2000 cho đến nay (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 2014) Các nghiên cứu này chỉ ra rằng TMDĐ ngày càng có tính thời sự và phát triển, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng chuyển dần từ nghiên cứu theo định hướng kỹ thuật sang các nghiên cứu tập trung vào khía cạnh kinh tế - xã hội Tuy vậy, các nghiên cứu về việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV ở các nước đang phát triển còn khá hạn chế về số lượng (Li và Wang, 2018; Penuel Makelana và cộng sự, 2022) Phần lớn các nghiên cứu hiện có về việc ứng dụng TMDĐ trong các tổ chức được thiết kế cho các nước phát triển (Chang, 2009; Johnson, 2018; Martin, 2012) Vì vậy mà, việc khái quát hóa các kết quả nghiên cứu để xây dựng mô hình mang tính kế thừa còn gặp tương đối nhiều trở ngại, do sự khác biệt về bối cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế, luật pháp và chính trị Xét riêng Việt Nam, hiện mới có một số bài viết của Chau va Deng (2018), Chau và cộng sự (2020), Trần Thị Thập (2020) trong đó tập trung làm rõ khung phân tích cũng như tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam Còn một số công trình khác chỉ tập trung vào việc phân tích, đánh giá hoạt động phát triển TMĐT nói chung (các Sách trắng thương mại điện tử; các Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử
Trang 16Việt Nam; Vũ Thị Hương Trà và cộng sự, 2023; Vũ Duy Hùng và Trần Ngọc Tiến, 2024; Lê Phú Khánh, 2023; Đặng Thái Bình, 2023) hoặc TMĐT trên ứng dụng di động ở Việt Nam, ví dụ như Võ Thị Hiệp (2023) hay Trần Trọng Huy và Nguyễn Thị Khánh Chi (2022)
Dựa trên những lý do thực tiễn và khoa học như trên, đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn
để làm đề tài luận án Đề tài hướng đến nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này cho các DNNVV có thể áp dụng trong thời gian tới Đây là đề tài cấp thiết, có giá trị về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam kể từ năm 2003 đến năm 2023, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam cải thiện hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Từ mục đích nghiên cứu được xác định ở trên, luận án tập trung giải quyết 05 nhiệm vụ chính sau đây:
- Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài
luận án để từ đó làm rõ được những kết quả nghiên cứu đã đạt được và xác định khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ tập trung phân tích, làm rõ
- Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng
dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng khung phân tích cho luận án
- Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di
động tại các DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong giai
Trang 17đoạn 2003-2023 và chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó
- Thứ tư: Tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng TMĐT
trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam và tiến hành phân tích, đánh giá xem mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đó đến hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam
- Thứ năm: Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam
cải thiện hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.3 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận án cần trả lời 05 câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
(1) Ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động của các DNNVV bao gồm những nội dung nào?
(2) Thực trạng các DNNVV ở Việt Nam ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong giai đoạn 2003-2023 diễn ra như thế nào?
(3) Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2023?
(4) Những nhân tố nào quyết định việc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
(5) Có thể đề xuất những giải pháp nào để cải thiện hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2023 Luận án lựa chọn khoảng thời gian này do từ năm 2003 các website sàn giao dịch B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C
Trang 18(doanh nghiệp tới người tiêu dùng), v.v tại Việt Nam ra đời mạnh mẽ do sự phát triển của Internet và điện thoại kỹ thuật số
Số liệu sơ cấp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu định lượng được tác giả luận án thu thập trong thời gian từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam Luận án tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với một số chủ DN đến từ các tỉnh, thành phố khác nhau ở Việt Nam
có ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, đặc biệt tập trung vào địa bàn của một số tỉnh thành có nhiều DNNVV phát triển mạnh về công nghệ và có hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ nội dung của hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam, ví dụ như: phát triển và tích hợp ứng dụng, hiển thị sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo và tiếp thị, tối
ưu hóa trải nghiệm người dùng, quản lý sản phẩm và đơn hàng, tích hợp hệ thống thanh toán, hỗ trợ khách hàng, theo dõi và phân tích, phát triển chương trình khuyến mãi, v.v Nhìn chung, đây là các hoạt động nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tối ưu hóa quản lý kinh doanh nhằm tăng cường doanh số bán hàng của DN và tạo ra sự hài lòng cho khách hàng
4 Phương pháp tiếp cận và quy trình nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để tiến hành thực hiện nghiên cứu Phương pháp định tính được thực hiện thông qua thu thập các số liệu thứ cấp hiện có về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2023 từ các báo cáo, bài viết, tài liệu nghiên cứu đã được công bố của các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước Phương pháp định lượng được tác giả luận án sử dụng ở đây được thực hiện thông qua tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021 đối với một số chủ DNNVV có ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, từ đó thu được số liệu sơ cấp để phục vụ cho hoạt động phân tích Sau đó, tác giả luận án sẽ sử dụng mô hình hồi quy để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở VN (cụ thể bao gồm: nhận thức của DNNVV về lợi ích của TMDĐ, tính
Trang 19tương thích giữa TMDĐ và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ và chi phí ứng dụng TMDĐ trong DNNVV)
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua 03 giai đoạn chính: (i) Nghiên cứu tại bàn; (ii) Nghiên cứu định tính; và (iii) Nghiên cứu định lượng
(i) Nghiên cứu tại bàn được thực hiện nhằm mục tiêu tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có và hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài Từ đó, tác giả sẽ xây dựng thang đo cho từng biến trong mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi khảo sát đối với các chủ DNNVV có ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DN của mình
(ii) Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia và phân tích nội dung thu thập được từ những cuộc phỏng vấn này Kết quả thu được sẽ góp phần hiệu chỉnh thang đo nháp về nội dung và ngôn từ của thang đo, đồng thời góp phần hỗ trợ mức độ phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được đề xuất ban đầu
(iii) Nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, đồng thời kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động của các chủ DNNVV ở Việt Nam
Về quy mô mẫu, để đảm bảo tính đại diện, luận án đã gửi 600 bảng hỏi đến các chủ DNNVV dưới hình thức phiếu khảo sát trực tuyến thông qua đường dẫn Google Form trong giai đoạn từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021 Sau quá trình sàng lọc, nghiên cứu định lượng được tiến hành với kích thước mẫu n = 248 thông qua phần mềm SPSS với 3 bước chính: (i) Thống kê mô tả, (ii) Kiểm định mô hình đánh giá và (iii) Kiểm định mô hình cấu trúc
5 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV, đặc biệt là việc đưa ra được khái niệm ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động và nội dung của ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng mô hình dựa trên nhận thức về việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV, tập trung vào các đặc
Trang 20điểm được nhận thức từ quan điểm của các tổ chức; xác định các yếu tố quyết định đối với việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV; xác nhận sự phù hợp của khung TOE để điều tra việc ứng dụng công nghệ trong các tổ chức khi khẳng định việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV không chủ yếu dựa trên các đặc điểm nhận thức của bản thân công nghệ di động mà còn phụ thuộc vào nhận thức của các yếu tố quyết định khác liên quan đến tổ chức và môi trường bên ngoài của tổ chức
5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2003-2023, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân Luận án còn phát hiện ra 04 yếu tố quyết định đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV và 04 yếu tố này
có ảnh hưởng khác nhau đến việc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các
DNNVV (yếu tố Nhận thức về lợi ích của TMĐT có tác động tích cực tới việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV ở Việt Nam; yếu tố Chi phí ứng dụng và vận hành TMDĐ
có tác động tiêu cực tới việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV ở Việt Nam; yếu tố Tính tương thích không có tác động đến việc DNNVV ở Việt Nam ứng dụng TMDĐ; yếu tố Sự hỗ trợ từ Chính phủ không mang lại kết quả tích cực cho DNNVV ở Việt
Nam trong việc ứng dụng TMDĐ) Ngoài ra, luận án còn đề xuất được một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam phát triển/cải thiện hoạt động ứng dụng TMDĐ trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý DN nói chung và các nhà quản lý DNNVV nói riêng cũng như những ai quan tâm đến ứng dụng TMDĐ
6 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng
thương mại điện tử trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trên
nền tảng di động
Trang 21Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Chương 4: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động
tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 5: Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động ứng dụng thương mại
điện tử trên nền tảng di động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động
Bài viết của Teo và Tan (1998) khẳng định rằng Internet đã nhận được sự chú ý đáng kể với số lượng máy chủ và người dùng trên Internet tăng lên nhanh chóng với cấp độ số nhân Mặc dù Internet tăng trưởng nhanh chóng song còn chưa
có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về Internet Trong bài viết này, hai tác giả đã góp phần lấp đầy khoảng trống đó bằng cách tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với đối với những tổ chức ứng dụng Internet và tổ chức không ứng dụng Internet ở Singapore Một số nhân tố như đặc điểm tổ chức, lợi ích mà ứng dụng Internet mang lại, nguyên nhân không ứng dụng Internet, tiêu chí lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet, v.v đã được kiểm định, qua đó góp phần hiểu rõ hơn về hiện tượng Internet ở Singapore
Bài viết của Khalifa và cộng sự (2012) đã nghiên cứu tìm hiểu vì sao mà tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thì cao mà mức độ chấp nhận TMDĐ lại tương đối thấp và hướng đến giải quyết vấn đề không nhất quán trong các nghiên cứu về việc chấp nhận CNTT trước đây liên quan đến tính nhất quán của quan hệ giữa thái độ và ý định Ngoài ra, các tác giả cũng đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho các biện pháp can thiệp khác nhau nhằm thúc đẩy việc chấp nhận TMDĐ Các tác giả đã mở rộng
lý thuyết hành vi có kế hoạch bằng cách tích hợp yếu tố tự tin làm yếu tố điều tiết cho quan hệ giữa thái độ và ý định
Bài viết của Phong Nguyen, Khoi Nguyen và Angelina Le (2018) đã thảo luận về các động lực của hành vi mua sắm trên thiết bị di động từ quan điểm thuyết
Trang 23hành động hợp lý (TRA), cũng như các mặt thúc đẩy và rào cản trong hoạt động kinh doanh TMDĐ Kết quả là nghiên cứu đã chứng minh khả năng dự đoán của TRA trong việc khám phá hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh mua sắm trên thiết bị di động Ngoài ra, cả các biến số về khuyến mại và rào cản đều có tác động mạnh đến ý định áp dụng hình thức mua sắm trên thiết bị di động
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động
Bắt đầu từ năm 2003, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương (Việt Nam) đã thực hiện các Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam Đây là báo cáo hàng năm được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thực hiện dựa trên các nghiên cứu, phân tích, kết hợp với điều tra và phỏng vấn thực tế với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển và ứng dụng TMĐT nói chung và ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động nói riêng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, với điểm nhấn là những lĩnh vực có sự tiến bộ rõ nét nhất trong năm đó Riêng năm 2014, Cục này đã thực hiện “Báo cáo thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam”, trong đó cung cấp những khảo sát, thống kê trong năm 2014 về dịch vụ TMDĐ tại thị trường Việt Nam, tập trung vào các sàn giao dịch bán hàng B2C, sàn thương mại C2C; dịch vụ ngân hàng – thanh toán trên di động: dịch vụ thanh toán điện tử trên di động, dịch vụ ngân hàng điện tử trên di động; dịch vụ tương tác trên di động: dịch vụ đặt chỗ taxi, dịch vụ cung cấp voucher/coupon/thẻ thành viên; dịch vụ nội dung số: kinh doanh nội dung số trên thiết bị di động, bản đồ số trên thiết bị di động; ứng dụng, trò chơi trên di động: ứng dụng trên thiết bị di động, trò chơi trên thiết bị di động Báo cáo khẳng định, TMĐT trên nền tảng di động tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên phát triển với nhiều dấu hiệu rất tích cực và với tiềm năng thị trường lớn, đây chắc chắn là xu hướng thu hút được sự quan tâm, khai tác của các nhà đầu tư, các nhà phát triển ứng dụng và DN cả trong và ngoài nước
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (nay là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), Bộ Công thương còn có ấn phẩm “Sách trắng Thương mại
Trang 24điện tử” (2017, 2018, 2019, 2021, 2022), tiền thân là “Báo cáo Thương mại điện tử” (2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Đây là một tài liệu được xuất bản thường niên với mục tiêu tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu toàn cảnh về môi trường chính sách pháp luật về TMĐT cũng như tình hình ứng dụng TMĐT trong cộng đồng (quy mô thị trường B2C của Việt Nam
so với thế giới, mức độ ứng dụng TMĐT trong cộng đồng) và DN ở Việt Nam (mức
độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT của DN, các hình thức ứng dụng TMĐT của DN, tình hình vận hành website TMĐT/ứng dụng di động, tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến của DN, v.v.) Tài liệu này còn cung cấp cả số liệu điều tra chính thức về mức độ ứng dụng TMĐT tại khu vực nông thôn, từ đó giúp hoàn thiện bức tranh tổng thể về TMĐT của Việt Nam nói chung và TMĐT trên nền tảng di động của Việt Nam nói riêng
Sameeah Alvi (2016) khẳng định TMDĐ là thế hệ TMĐT tiếp theo tạo điều kiện cho người dùng truy cập Internet mà không cần nơi cắm ổ cắm Tác giả đã khám phá cách thức và lý do vì sao TMDĐ trở nên phổ biến và chiếm lĩnh TMĐT, đặt trọng tâm vào các ngân hàng ở Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của TMDĐ đã góp phần bổ sung thêm lợi nhuận cho cuộc cách mạng trong lĩnh vực thương mại và TMDĐ đang không ngừng chiếm lĩnh TMĐT cũng như các hoạt động TMĐT
VCCI (2021) đã nghiên cứu các phương thức hoạt động có yếu tố TMĐT thông qua công cụ mạng xã hội tại Việt Nam, tập trung vào hai loại hình B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer), có so sánh với các website, ứng dụng và sàn giao dịch TMĐT để từ đó đề xuất một số cơ chế quản
lý cụ thể, hiệu quả và phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động TMĐT này
Vũ Thị Hương Trà và cộng sự (2023) đã tập trung phân tích thực trạng phát triển TMĐT tại Việt Nam, đặt trọng tâm vào loại hình B2C trong giai đoạn 2017-
2022 để chỉ ra một số thành tựu và hạn chế trong hoạt động này Các tác giả còn chỉ
ra những triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam, và đề xuất 03 nhóm giải pháp,
Trang 25liên quan đến hành lang pháp lý về TMĐT; hạ tầng số, hạ tầng TMĐT; và nguồn nhân lực số, nhân lực TMĐT
“Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam” là một báo cáo thường niên
do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện, bắt đầu từ năm
2012 Tính đến năm 2024, đã có 12 báo cáo được VECOM thực hiện Các báo cáo này đã trình bày tổng quan một số xu hướng nổi bật trong phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung, trong đó có đề cập đến những thay đổi về chính sách pháp lý, thực trạng phát triển và ứng dụng TMĐT cũng như ứng dụng di động trong TMĐT của
DN và người dân, đồng thời tập trung phân tích bức tranh toàn cảnh về TMĐT hàng năm, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như: hạ tầng và nguồn nhân lực; giao dịch TMĐT DN với người tiêu dùng (B2C), giao dịch TMĐT DN với DN (B2B), giao dịch giữa Chính phủ với DN (G2B) Ngoài ra, báo cáo còn có một phần cho biết chỉ số TMĐT từng năm theo địa phương, bao gồm: chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; chỉ số về giao dịch giữa DN với người tiêu dùng; chỉ số về giao dịch giữa DN với DN và chỉ số TMĐT các địa phương
Vũ Huy Hùng và Trần Ngọc Tiến (2024) đã phân tích thực trạng phát triển TMĐT, tập trung vào loại hình B2C giai đoạn 2018-2023 để chỉ ra một số thành tựu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với loại hình kinh doanh này Các tác giả cũng đưa ra một số dự báo về TMĐT ở Việt Nam và thế giới đến năm 2027, và đề xuất một số giải pháp cho các DN để TMĐT ở Việt Nam phát triển bứt phá hơn nữa: đổi mới và hoàn thiện chiến lược kinh doanh; chủ động trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác; chú trọng chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu
Về sự phát triển nói chung của ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, Trần Trọng Huy và Nguyễn Thị Khánh Chi (2022) đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam, trong đó có cả TMDĐ và 05 nhóm giải pháp để phát triển TMĐT của Việt Nam, tập trung vào vấn đề chất lượng (thông tin, giao dịch, sản phẩm/dịch vụ, các ứng dụng bán hàng), vấn đề rủi ro trong giao dịch, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ phát triển TMĐT và vấn đề công nghệ thông tin Ngoài ra,
Trang 26còn có thể kể đến bài viết của Võ Thị Hiệp (2023), trong đó tác giả tập trung phân tích, làm rõ tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung và phát triển TMĐT trên ứng dụng di động nói riêng từ năm 2015-2022 để từ đó chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong phát triển TMĐT trên ứng dụng di động và đề xuất 05 giải pháp liên quan đến (i) cơ chế, chính sách; (ii) hạ tầng công nghệ thông tin, (iii) thanh toán điện tử, (iv) hạ tầng logistics, và (v) thị trường
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động
Tariq Bhatti (2007) đã trình bày mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – technology acceptance model) mở rộng trong đó tích hợp lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI) để tìm hiểu những yếu tố quyết định chấp nhận TMDĐ của người dùng Tác giả đã mô hình hóa các yếu tố như nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính
dễ sử dụng, tính đổi mới sáng tạo của cá nhân, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành
vi có ảnh hưởng như thế nà đến ý định áp dụng TMDĐ Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhận thức về tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến ý định hành vi chấp nhận TMDĐ Ngoài ra, kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức về tính dễ sử dụng, từ đó ảnh hưởng đến ý định áp dụng TMDĐ
Husam Alfahl và cộng sự (2012) đã đánh giá một cách toàn diện các nghiên cứu về ứng dụng TMDĐ trong các tổ chức, từ đó xác định, phân tích, lập bảng các yếu tố hình thành nên một số lý thuyết ứng dụng như lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI - diffusion of innovation theory), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – technology acceptance model), v.v Trong bài viết này, các tác giả còn đề xuất 15 yếu tố ứng dụng có thể ảnh hưởng đến ý định ứng dụng TMDĐ trong các tổ chức và được phân loại thành 03 nhóm, lần lượt là môi trường và tổ chức, công nghệ, và quản lý và các yếu tố khác
Rajan Yadav và cộng sự (2016) đã tiến hành kiểm định các yếu tố dự đoán
về việc ứng dụng TMDĐ sử dụng bản điều chỉnh của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng như lý thuyết kết hợp giữa chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình mạng lưới nơ
Trang 27ron đối với dữ liệu thu thập được từ 213 người thông qua khảo sát trực tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng của dịch vụ, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về tính hữu ích, chi phí và nhận thức về niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến ý định áp dụng TMDĐ của người tiêu dùng
Yu-Hung Dennis Chou (2018) đã nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố dự đoán ý định hành vi của người sử dụng khi ứng dụng TMDĐ ở Đài Loan Bằng cách sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT - Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) đã được sửa đổi và hai khía cạnh văn hóa của Hofstede (khoảng cách quyền lực và xu hướng né tránh sự bất trắc) với dữ liệu gồm
435 kết quả trả lời hợp lệ, kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ vọng nỗ lực, kỳ vọng hiệu suất, ảnh hưởng xã hội và niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng TMDĐ Khoảng cách quyền lực có tác động qua lại đối với ảnh hưởng xã hội và có tác động tiêu cực đối với ảnh hưởng xã hội đến ý định hành vi sử dụng TMDĐ
Husam AlFahl (2019) khẳng định TMDĐ là tiềm năng lớn để tạo ra nguồn doanh thu mới cho nhiều DN mới hoặc đã thành lập Tác giả đã tìm hiểu và xác định các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định ứng dụng TMDĐ tại các ngân hàng và công ty viễn thông ở Ả-rập Xê-út Bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính, bài viết cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng TMDĐ tại các ngân hàng và công ty viễn thông ở Ả-rập Xê-út, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là kỳ vọng về hiệu suất, sự sẵn sàng của tổ chức cũng như các đặc điểm và cơ hội của TMDĐ
Nguyen, H.M và Khoa, B.T (2019) xem xét và khám phá mối quan hệ giữa chi phí - giá trị - niềm tin trực tuyến trong bối cảnh TMDĐ tại Việt Nam Hai tác giả khẳng định, TMDĐ có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cảm nhận về chi phí, giá trị và niềm tin của khách hàng trực tuyến đối với DN Ngoài chi phí về tiền bạc, chi phí tinh thần cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi về nhận thức chi phí và cả niềm tin trực tuyến Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modelling), hai tác giả đã kiểm nghiệm và xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa
Trang 28nhận thức chi phí (về tiền bạc và tinh thần) và nhận thức giá trị Ngoài ra, nhận thức giá trị còn có vai trò trung gian trong mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức chi phí tinh thần và niềm tin của khách hàng trực tuyến đối với DN ứng dụng TMDĐ tại Việt Nam Bài viết còn đề xuất một số hàm ý về mặt quản lý cho các DN ứng dụng TMDĐ thông qua các thiết bị điện tử, chẳng hạn như cần tạo ra giá trị mà khách hàng (KH) mong đợi để gia tăng niềm tin trực tuyến của họ cũng như giảm chi phí tinh thần cho việc mua hàng thông qua các thiết bị điện tử hoặc ứng dụng di động
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khung công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE) thường được sử dụng để xem xét cơ sở bối cảnh tổng thể từ góc độ tổ chức để ứng dụng các đổi mới công nghệ, áp dụng cho ứng dụng TMDĐ (Duan, 2012) Mục đích của khung phân tích là nhằm hiểu bối cảnh tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến việc ứng dụng các đổi mới công nghệ TOE thể hiện việc ứng dụng các đổi mới công nghệ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh công nghệ, bối cảnh tổ chức và bối cảnh môi trường (Baker, 2011; Tornatzky
& Fleischer, 1990)
Trong đó, yếu tố công nghệ bao gồm các công nghệ có sẵn Môi trường và tổ chức liên quan đến sự sẵn có của các nguồn lực tổ chức để ứng dụng các đổi mới công nghệ và các hoạt động kinh doanh Theo Tornatzky & Fleischer (1990), ba yếu tố điều kiện này đặt ra cả những hạn chế và cơ hội cho những đổi mới công nghệ, mà trong bối cảnh bài là đổi mới trong thương mại điện tử trên nền tảng di động Việc xem xét tổng thể ba bối cảnh này cho thấy một khuôn khổ hiệu quả để hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các đổi mới công nghệ trong các tổ chức (Baker, 2011) Do
đó, TOE đã trở thành một lăng kính toàn diện để hiểu việc ứng dụng các đổi mới công nghệ bao gồm hệ thống thông tin doanh nghiệp, thị trường điện tử, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
Nhiều nghiên cứu đã áp dụng TOE để hiểu các yếu tố quyết định quan trọng trong việc ứng dụng TMDĐ của tổ chức trong các tình huống khác nhau Ví dụ, Lu
Trang 29và cộng sự (2015) áp dụng TOE để khám phá việc ứng dụng TMDĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan, dẫn đến việc xác định các yếu tố quyết định quan trọng bao gồm bảo mật dữ liệu, độ tin cậy của mạng, độ phức tạp của công nghệ, sự chú trọng của quản lý hàng đầu, kiến thức hệ thống thông tin của nhân viên, quy mô doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, hỗ trợ đối tác và hỗ trợ theo quy định Martin & Jimenez (2015) sử dụng TOE để nghiên cứu việc ứng dụng TMDĐ
ở các công ty Tây Ban Nha, dẫn đến việc xác định các yếu tố quan trọng bao gồm động lực, lợi ích, hỗ trợ từ ban quản lý và nhân viên, trở ngại trong thực hiện, giá trị được KH nhận thức, năng lực cạnh tranh và xu hướng đổi mới CNTT-TT Jain và cộng sự (2011) áp dụng TOE để khám phá các yếu tố quyết định quan trọng của việc ứng dụng TMDĐ trong các tổ chức Ấn Độ, chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin, lợi thế tương đối, độ phức tạp, khả năng thử nghiệm, quy mô doanh nghiệp, cam kết tài chính, chuyên môn IS, sự sẵn sàng của đối tác thương mại và hỗ trợ bên ngoài khác của hệ thống thông tin là rất quan trọng Doolin & Ali (2008) sử dụng TOE để điều tra các yếu tố quyết định đối với việc ứng dụng TMDĐ trong kinh doanh ở New Zealand, xác nhận lợi thế tương đối, khả năng tương thích, mức
độ hỗ trợ quản lý, cường độ thông tin, sự sẵn sàng của tổ chức, cường độ cạnh tranh, và ảnh hưởng của đối tác Lu và cộng sự (2015) đã áp dụng TOE để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định triển khai TMDĐ của các DNNVV ở Đài Loan Các nghiên cứu này sử dụng các mô hình và lý thuyết khác nhau làm cơ sở, dẫn đến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV cũng khác nhau song các nghiên cứu trên cũng chứng minh rằng TOE có hiệu quả để hiểu rõ hơn về việc ứng dụng TMDĐ trong các trường hợp khác nhau
Picoto, Belanger và Palma-dos-Reis (2014) kết hợp TOE với sự lan tỏa của
lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI) và lý thuyết dựa trên nguồn lực để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh di động Phát hiện của họ chỉ ra rằng lợi thế tương đối, năng lực công nghệ, khả năng tích hợp công nghệ, trở ngại quản lý, áp lực cạnh tranh, áp lực đối tác và môi trường di động ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng TMDĐ tại doanh nghiệp Martin, Catalan và Jeronimo (2012) tích hợp
Trang 30TOE và bối cảnh quan hệ (Dyer, 1998) để xác định các yếu tố quyết định việc ứng dụng TMDĐ của các công ty, dẫn đến việc xác định các yếu tố quyết định quan trọng bao gồm năng lực công nghệ, sự phù hợp giữa hoạt động của công ty và TMDĐ và giá trị cảm nhận của KH Grandhi và Wibowo (2016) tích hợp TAM với DOI để kiểm tra các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ trong các
tổ chức ở Bắc Mỹ, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng bao gồm chiến lược, lợi ích kinh doanh, các yếu tố ức chế và các tính năng của TMDĐ Alrawabdeh (2014) kết hợp TAM với DOI và lý thuyết hành động để nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ trong các công ty viễn thông ở Jordan, kết quả là xác nhận các yếu tố quyết định quan trọng bao gồm áp lực cạnh tranh, môi trường pháp lý, ảnh hưởng xã hội, các ngành công nghiệp hỗ trợ, áp lực của KH và áp lực của chính phủ
Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy nhị nguyên và phân tích phân biệt để xác định các yếu tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV tại thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, môi trường bên trong (Tổ chức của DN và Nhân thức của chủ DN), và môi trường bên ngoài (Chính phủ, Thị trường) đều có ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DN, trong đó yếu tố Sự hỗ trợ của Chính phủ giữ vai trò cực kỳ quan trọng
Raphael Awiagah và cộng sự (2016) đã xác định các yếu tố quyết định chính, trong đó tích hợp các yếu tố quyết định về công nghệ, tổ chức và môi trường với chủ nghĩa kiến tạo xã hội để xây dựng khuôn khổ thực tiễn để hiểu được quá trình ứng dụng TMĐT của các DNNVV ở Ghana Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ có tác động trực tiếp lớn nhất đến ý định sử dụng TMĐT Sự hỗ trợ của đội ngũ quản lý và ảnh hưởng của các điều kiện kiến tạo và pháp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các DNNVV ở Ghana ứng dụng TMĐT trong DN của mình Ngoài ra, các DNNVV ở Ghana cũng có xu hướng bắt chước những người đi đầu đã thành công nhằm tránh những rủi ro khi họ tham gia vào công nghệ TMĐT
Trang 31Dựa trên lý thuyết thể chế, Liwei Li và Xiaohong Wang (2018) tìm hiểu xem những áp lực về thể chế khuyến khích các công ty ứng dụng TMĐT như thế nào và những tác động như vậy được ban quản lý cấp cao dàn xếp ra sao Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính với bình phương nhỏ nhất một phần mẫu gồm 204 DNNVV ở Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực bắt chước, áp lực quy định pháp luật, áp lực tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ý định ứng dụng TMDĐ trong khi áp lực quy định pháp luật và áp lực tiêu chuẩn có tác động tích cực đến sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao phần nào dàn xếp ảnh hưởng của hai áp lực thể chế là áp lực quy định pháp luật và áp lực tiêu chuẩn đối với ý định ứng dụng TMDĐ
Nripendra P Rana và cộng sự (2019) khẳng định rằng, trong kỷ nguyên kinh doanh hiện nay, TMDĐ đã và đang thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh thông qua Internet song TMDĐ vẫn chưa thực sự được các DNNVV ở Anh áp dụng Thông qua sử dụng mô hình cấu trúc diễn giải (ISM) và cách tiếp cận MICMAC, bài viết phát triển khung nghiên cứu xác định các rào cản đối với việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Wales, Vương quốc Anh để từ đó đưa ra một số hướng dẫn và giúp các nhà quản lý DN này Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về rủi
ro là rào cản chính đối với việc ứng dụng TMDĐ còn rủi ro thiếu niềm tin của khách hàng phụ thuộc vào tất cả các biến còn lại
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Asadullah Khaskheli và cộng sự (2017) khẳng định rằng công nghệ đã làm thay đổi cách thức kinh doanh được thực hiện, làm cho các thị trường được kết nối với nhau nhiều hơn và truyền thông ngày càng ăn sâu vào các giao dịch kinh doanh Các tác giả bài viết cho rằng TMDĐ là một phần của TMĐT và TMDĐ phụ thuộc đáng kể vào các công nghệ TMĐT Do ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên dễ dàng hơn và là điều kiện cần để tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh như hiện nay nên chỉ có những DNNVV nào ứng dụng các công nghệ mới, điều chỉnh hoặc cải tiến quy trình kinh doanh hiện tại mới có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng các cơ hội hoặc tiềm năng mà TMDĐ mang lại
Trang 32Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017) đã tập trung phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT của các DN xuất khẩu tại Việt Nam, chỉ ra 05 hạn chế của DN xuất khẩu khi ứng dụng TMĐT, bao gồm: các DN này còn e dè trong việc thay đổi và đầu tư cho TMĐT; đầu tư xây dựng và phát triển website còn hạn chế; DN thiếu kỹ năng và kinh nghiệm vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến; khó khăn trong kiểm chứng
độ tin cậy của đối tác trên sàn TMĐT; và hạn chế về môi trường pháp lý, an toàn bảo mật Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các DN này đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến, bao gồm: đầu tư xây dựng website; tìm hiểu kỹ thông tin thị trường quốc tế; lựa chọn kênh giao dịch uy tín; xây dựng uy tín của DN trên thị trường quốc tế; và Chính phủ tăng cường hỗ trợ hoạt động xuất khẩu trực tuyến
Phạm Thanh Bình (2018) đã chỉ ra những cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức từ cuộc CMCN 4.0 cho hoạt động TMĐT của DNNVV Từ đó, tác giả
đề xuất 05 giải pháp nhằm giúp các DN này vượt qua những khó khăn và tận dụng được những cơ hội trong giai đoạn đầu của cuộc CMCN 4.0: thiết lập kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn; xây dựng hạ tầng công nghệ, nhân lực và quy trình; xây dựng trang web DN/sản phẩm; triển khai kênh online marketing kết hợp với marketing truyền thống; và lựa chọn, hoàn thiện việc thanh toán, giao nhận sản phẩm trực tuyến
Hamidah Nayati Utami và cộng sự (2019) đã tìm hiểu sự quan tâm của các chủ DNNVV hàng đầu thuộc thế hệ Y ở thành phố Surabaya, Indonesia đến sử dụng TMDĐ, xác định những nỗ lực mà các chủ DN này thực hiện để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình thông qua sử dụng TMDĐ đồng thời phân tích tỷ lệ thành công của hoạt động này Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chủ DNNVV hàng đầu thuộc thế hệ Y ở thành phố Surabaya, Indonesia rất quan tâm đến việc sử dụng TMDĐ Để mở rộng mạng lưới thành công, các chủ DN này sử dụng phương tiện truyền thông trực tuyến, cụ thể là marketing trực tuyến bằng cách sử dụng TMĐT ra nước ngoài, bao gồm Đức, Pháp, Hàn Quốc và Vương quốc Anh
Luis Fernández Sanz và cộng sự (2020) nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng TMĐT và TMDĐ tại các DNNVV ở Liên minh châu Âu (EU) và phân tích xem
Trang 33hành vi của các DN này trong lĩnh vực này do một loạt các yếu tố như quy mô DN, loại hình kinh doanh, doanh thu, v.v quyết định hay không, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo cụ thể cho các nhân viên của những DN này Dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến được 674 DNNVV ở 8 quốc gia khác nhau ở châu Âu tham gia trả lời, với mục đích cung cấp hỗ trợ đào tạo cho các DN này để giúp đỡ các nỗ lực của họ hướng tới TMDĐ, bài viết đã phân tích các kỹ năng và kiến thức cần thiết mà nhân viên của các DNNVV cần nắm được để có thể chuẩn bị tốt hơn cho việc triển khai chiến lược TMDĐ của DN đó
Tạ Minh Thảo và Lê Hương Linh (2020) đã tiến hành khảo sát 151 DN nhỏ
và siêu nhỏ từ tháng 01 đến tháng 04-2020 tại 04 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Lâm Đồng nhằm rà soát các chính sách khuyến khích ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh cả DN nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ để đánh giá xem có sự tiếp cận công bằng hay không của các đối tượng DN này; đồng thời phân tích những hạn chế của DN nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ khi áp dụng TMĐT, có phân tích so sánh với DN nhỏ và siêu nhỏ do nam làm chủ;
từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách để tháo gỡ những khó khăn cho DN nói chung và DN nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ nói riêng
Trần Thị Thập (2020) đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển TMĐT của các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời tiến hành đánh giá thử trên mẫu bao gồm 237 DNNVV Kết quả nghiên cứu đã xác định được
bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển TMĐT trong các DNNVV (sản phẩm số, mua hàng điện tử, marketing trực tuyến, hợp đồng điện tử, phân phối trực tuyến, thanh toán điện tửu và quản lý quan hệ khách hàng điện tử); chỉ số phát triển TMĐT trong các DNNVV (sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để thiết kế sản phẩm cho khách hàng; sử dụng CNTT để cá biệt hóa sản phẩm cho khách hàng; sử dụng CNTT để đổi mới hoặc phát triển sản phẩm; sử dụng CNTT để mua nguyên vật liệu; sử dụng CNTT để đấu thầu mua nguyên liệu; kết nối hệ thống hoặc định nguồn lực DN với các nhà cung cấp; sử dụng CNTT để chia sẻ thông tin nguyên vật liệu với nhà cung cấp; sử dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu thị trường; sử dụng
Trang 34CNTT để phân tích hành vi của khách hàng; sử dụng CNTT để truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ, DN; sử dụng CNTT để cho phép khách hàng thực hiện việc định giá tương tác; sử dụng CNTT để thực hiện marketing cá biệt hóa theo khách hàng,
sử dụng CNTT để cung cấp/công bố thông tin về hợp đồng cho khách hàng; sử dụng CNTT để thỏa thuận/thương lượng các điều khoản của hợp đồng với khách hàng; giao kết/ký hợp đồng điện tử với khách hàng; sử dụng CNTT để quản trị đặt hàng của khách hàng; cho phép khách hàng truy xuất trạng thái hàng hóa/vận chuyển và thời gian giao hàng dự kiến; cho phép khách hàng nhận hàng ngay lập tức và ở mọi nơi (đối với sản phẩm số là thông tin, phần mềm, sản phẩm đa phương tiện); khách hàng thực hiện thanh toán bằng thẻ ghi nợ do ngân hàng phát hành ra; khách hàng thực hiện thanh toán bằng thẻ thông minh do các tổ chức không phải ngân hàng phát hành; khách hàng thực hiện thanh toán bằng ví điện tử; sử dụng CNTT để nhận những thông tin trao đổi hoặc phản hồi từ khách hàng; sử dụng CNTT để cung cấp các dịch vụ sau bán hàng; sử dụng CNTT để thực hiện các quan hệ cá nhân nhằm gia tăng sự trung thành của khách hàng); phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TMĐT trong DNNVV (Sự sẵn sàng các nguồn lực của
DN (nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược đầu tư cho CNTT); nhận thức về lợi ích của TMĐT (TMĐT giúp giảm chi phí, TMĐT giúp tiếp cận khách hàng mới, TMĐT giúp tăng cường cơ hội kinh doanh, TMĐT giúp tăng doanh thu, TMĐT giúp tăng lợi nhuận); yếu tố môi trường kinh doanh (áp lực cạnh tranh, các yếu tố xã hội (dân số, phong tục tập quán, văn hóa, v.v), áp lực
từ ngành kinh doanh, môi trường pháp lý và các chính sách của chính phủ, hạ tầng công nghệ (ví dụ, Internet, thanh toán điện tử, công nghiệp phần cứng và phần mềm, an toàn và bảo mật thông tin, v.v)) Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và với các DNNVV về phát triển TMĐT trong các DNNVV tại Việt Nam trong thời gian tới
Đặng Thái Bình và Nguyễn Thị Hiên (2021) đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển TMĐT ở Ấn Độ, tập trung vào quy mô thị trường TMĐT, cơ cấu thị trường TMĐT; đồng thời phân tích thực trạng áp dụng TMĐT của các DNNVV ở
Trang 35Ấn Độ, tập trung vào quy mô và phạm vi hoạt động qua việc áp dụng TMĐT, áp dụng TMĐT giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNVV; và chỉ ra những khó khăn mà DNNVV phải đối mặt khi ứng dụng TMĐT, cụ thể là sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng đối với n gười bán, tồn tại các giao dịch lừa đảo và vấn
đề pháp lý
Đoàn Hoàng Quân (2021) khẳng định, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh và làm thay đổi chiến lược phát triển của DNNVV, đặc biệt là những DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT Bài viết đã tập trung phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến chiến lược phát triển của các DNNVV trong lĩnh vực TMĐT, chỉ ra
xu hướng phát triển của các DN này và đề xuất một số giải pháp cho các DN này, tập trung vào đổi mới sản phẩm và dịch vụ, tái cấu trúc DN, thực hiện chuyển đổi số, tăng cường thực hiện cắt giảm chi phí, ưu tiên đầu tư vào thị trường ngách
Cuốn sách “Áp dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” của Đặng Thái Bình (chủ biên) (2023) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng TMĐT cho DNNVV thông qua nghiên cứu trường hợp các DNNVV ở Việt Nam Trong cuốn sách này, các tác giả còn đi sâu phân tích thực trạng phát triển TMĐT tại các DNNVV, đánh giá ảnh hưởng của TMĐT đối với DNNVV cũng như mức độ sẵn sàng áp dụng TMĐT, các rào cản trong việc áp dụng TMĐT, các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TMĐT tại các DNNVV ở Việt Nam Từ đó, các tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển TMĐT cho DNNVV một cách hiệu quả trong thời gian tới
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Pearson và Grandon (2005) đã khảo sát các giám đốc, chủ sở hữu DNNVV
để xác định các biến giúp phân biệt giữa những người chấp nhận ứng dụng TMDĐ với những người không chấp nhận ứng dụng TMDĐ Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNVV chấp nhận ứng dụng TMDĐ đều có các nguồn tài chính và công nghệ, xem TMDĐ là hữu ích đối với DN của mình và cảm nhận được áp lực từ bên ngoài nhằm tích hợp TMDĐ vào tổ chức của mình
Trang 36Gilaninia và cộng sự (2011) đã tiến hành điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT tại các DNNVV ở thành phố Ardabil thông qua xác định 05 yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT tại các DN này, lần lượt bao gồm Tổ chức, Lợi ích mà TMĐT mang lại, Rủi ro mà TMĐT gây ra, Tính tương thích và Cảm nhận về tính dễ sử dụng đồng thời kiểm định 05 giả thuyết lần lượt liên quan đến các yếu tố này và việc ứng dụng TMĐT tại các DNNVV Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 05 yếu tố này đều có những mức ảnh hưởng nhất định đến việc ứng dụng TMĐT tại các DNNVV ở thành phố Ardabil, Iran
Ngoc Tuan Chau và Hepu Deng (2021) đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện về các tài liệu đã có nhằm phát triển một khung khái niệm có thể giải thích một cách phù hợp nhất các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở các nước đang phát triển Hai tác giả chỉ ra 04 nhóm yếu tố quyết định quan trọng ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ của một DN, đó chính là yếu tố công nghệ, yếu tố tổ chức, yếu tố môi trường và yếu tố quản lý
Penuel Makelana và cộng sự (2022) đã áp dụng Lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI) và phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modelling) để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập từ mẫu ngẫu nhiên gồm 150 DNNVV tại tỉnh Limpopo, Nam Phi Theo đó, khả năng thử nghiệm là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Nam Phi Ngoài ra, một số yếu tố như lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, khả năng quan sát và đặc trưng/tính cách của chủ sở hữu/nhà quản lý ít ảnh hưởng đến việc dự đoán khả năng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV
ở Nam Phi
Về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở các quốc gia cụ thể, chủ đề này đã thu thút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Ví dụ như YudhitaValen Prasarry và cộng sự (2015) đã phân tích
và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ của các chủ DNNVV
ở Malang, Indonesia Bằng cách sử dụng phân tích thành phần cấu trúc tổng quát (GSCA) đối với mẫu gồm 97 chủ sở hữu DNNVV, kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ
Trang 37vọng về hiệu suất, kỳ vọng về nỗ lực và sự phù hợp với ý định hành vi có tác động không nhỏ đến việc ứng dụng TMDĐ của các chủ DNNVV còn ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi đối với hành vi và đặc tính công nghệ đối với sự tương thích không có ảnh hưởng mấy
J K Tuffour và cộng sự (2018) nghiên cứu, tìm hiểu xem các yếu tố nhân khẩu học, kinh nghiệm và thái độ về ứng dụng thương mại và dịch vụ di động có ảnh hưởng như thế nào đến việc ứng dụng thương mại và dịch vụ di động tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại thành phố Adentan, Ghana Bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đối với dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi cho 400 chủ
DN có quy mô nhỏ, kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới có thái độ sử dụng thương mại và dịch vụ di động ít hơn nữ giới; khi mọi người lớn tuổi hơn, thái độ đối với việc sử dụng thương mại và dịch vụ di động cũng tăng lên Trong khi giáo dục và kinh nghiệm có tác động tích cực đến thái độ sử dụng thương mại và dịch vụ
di động thì thu nhập lại có tác động tiêu cực đến thái độ
Ngoc Tuan Chau và Hepu Deng (2018) chỉ ra 03 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến đến ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam: Công nghệ, Tổ chức và Môi trường Phát triển thêm từ bài viết trước đó, Ngoc Tuan Chau và cộng sự (2020) đã xây dựng khung khổ phân tích và nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam, trong đó bổ sung thêm yếu tố Quản
lý 04 nhóm yếu tố mà các tác giả đề cập đến bao gồm: Công nghệ (nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự tương thích, nhận thức về mặt an ninh, nhận thức về chi phí);
Tổ chức (sự sẵn sàng của DN, tính sáng tạo của DN, kiến thức về công nghệ thông tin của nhân viên); Môi trường (áp lực từ các đối thủ cạnh tranh, áp lực từ khách hàng, sự hỗ trợ từ chính phủ); và Quản lý (sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao, kiến thức về công nghệ thông tin của nhà quản lý) Các yếu tố này có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý cho 03 nhóm đối tượng, lần lượt bao gồm: các chủ DN cũng như nhà quản lý DN; chính phủ cũng như các nhà hoạch định chính sách; và các nhà cung cấp công nghệ/TMDĐ
Trang 38Ngoc Tuan Chau và cộng sự (2021) còn nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố quyết định quan trọng đến việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam từ góc độ của nhà quản lý Các tác giả phát triển mô hình khái niệm dựa trên nhận thức
từ khung nghiên cứu công nghệ-tổ chức-môi trường, sau đó kiểm định và khẳng định bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đối với dữ liệu thu thập được từ 513 DNNVV ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về lợi ích, nhận thức về tính tương thích, nhận thức về an ninh, nhận thức về sự sẵn sàng của tổ chức, nhận thức về áp lực từ khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng TMDĐ của nhà quản lý DNNVV
Lý Thị Thu Hiền và Lê Thủy Tiên (2022) đã nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tổ ảnh hưởng đến áp dụng TMĐT trong DNNVV ở Việt Nam, bao gồm: quy mô của DNNVV, nhận thực lợi ích của việc ứng dụng TMĐT, rào cản của việc ứng dụng TMĐT, chính sách hỗ trợ cho việc ứng dụng TMDTD Từ đó, hai tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ và DNNVV có thể tham khảo để phát triển TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Phùng Thế Hùng và Ngô Quang Trường (2022) đã tập trung đánh giá thực trạng và kết quả, mức độ hài lòng của khách hàng cũng như những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng như thế nào đến việc ứng dụng TMĐT của các DN bán lẻ nhỏ và vừa ở Việt Nam Bằng cách sử dụng kết hợp khảo sát 47 DN bán lẻ nhỏ và vừa, 298 khách hàng và phỏng vấn 03 chuyên gia, 05 đại diện DN tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh và phần mềm thống kê SPSS 22, kết quả nghiên cứu cho thấy đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đa chiều đến ứng dụng TMĐT trong các DN bán lẻ Mặc
dù có sự cải thiện trong mức độ hài lòng của người tiêu dùng trực tuyến song DN bán lẻ nhỏ và vừa chưa thực sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình
Đinh Thị Thu Hân (2023) đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh Bằng cách kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT ở
Trang 39DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào các yếu tố như yếu tố bên ngoài, yếu tố tổ chức và đặc điểm lãnh đạo
1.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu
1.3.1 Kết quả và đóng góp
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động nói chung và ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV nói riêng, có thể khẳng định rằng các nghiên cứu về chủ đề này hết sức phong phú và đa dạng, đưa ra được các kết quả có tính lý thuyết và ứng dụng thực tế sâu rộng
Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu liên quan ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động đã đóng góp về mặt lý thuyết những vấn đề liên quan đến TMĐT, TMDĐ, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV, ví dụ như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, v.v đồng thời còn có các khung phân tích và đánh giá
sơ bộ, trong đó các mô hình phổ biến và được tin dùng bao gồm TAM, TRA, TPB
và TOE để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động nói riêng
Về mặt thực nghiệm, qua quá trình tổng quan tài liệu cũng ghi nhận một số lượng lớn các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động nói riêng của một số quốc gia cụ thể, cũng như các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV, từ cả bên ngoài: trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, v.v và bên trong như sự sẵn sàng của nguồn nhân lực, vật lực và tài chính của DN Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tiến hành khảo sát, thu thập số liệu và chạy các mô hình để kiểm định các giả thuyết, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất, hàm ý về mặt chính sách cho các bên liên quan, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước và các DN nói chung, các DNNVV nói riêng Các dịch vụ theo hình thức TMDĐ cũng là một chủ
đề được quan tâm và ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu
Xét riêng ở Việt Nam, bên cạnh những bài viết theo các chủ đề về TMĐT, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV của các học giả, các nhà nghiên cứu, thì còn có các báo cáo hàng năm
Trang 40của Bộ Công Thương, VCCI và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Đây là những tài liệu hết sức bổ ích, cung cấp cả về mặt dữ liệu cũng như lý thuyết cho nghiên cứu sinh trong quá trình tiến hành thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho luận án
1.3.2 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Dựa trên quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng nội dung nghiên cứu về thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên các khoảng trống như sau:
(1) Thứ nhất, khoảng trống về phạm vi: mặc dù đã có một số nghiên cứu về
ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, tuy nhiên, thiếu vắng những nghiên cứu giới hạn trong phạm vi 2003-2023 với nội dung ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở phạm vi cả nước
Một số nghiên cứu về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV tiêu biểu như năm 2015 chỉ có 1 công trình (Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân, 2015); năm 2017 chỉ có 1 công trình (Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2017), năm 2018 chỉ có 1 công trình (Phạm Thanh Bình, 2018), năm 2020 chỉ có 2 công trình (Tạ Minh Thảo và Lê Hương Linh, 2020; Trần Thị Thập, 2020), năm 2021 chỉ
có 2 công trình (Đặng Thái Bình và Nguyễn Thị Hiên, 2021; Đoàn Hoàng Quân, 2021), năm 2022 chỉ có 2 công trình (Lý Thị Thu Hiền và Lê Thủy Tiên, 2022; Phùng Thế Hùng và Ngô Quang Trường, 2022) và năm 2023 chỉ có 2 công trình (Đinh Thị Thu Hân, 2023; Đặng Thái Bình, 2023)
(2) Thứ hai, khoảng trống về phương pháp và số liệu: các nghiên cứu trước
đó, hoặc sử dụng phương pháp định tính, hoặc sử dụng phương pháp định lượng nhằm kiểm định giả thuyết Thiếu vắng các công trình kết hợp phân tích định tính với số liệu giai đoạn 2003-2023 và phân tích định lượng với số liệu thu thập bằng bảng khảo sát
Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một năm cụ thể, chẳng hạn như các báo cáo hàng năm về TMĐT của Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hoặc một giai đoạn cụ thể, chẳng hạn như các bài viết của các nhà