Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếỨng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - -
NGUYỄN THỊ THANH THƯ
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Việt Khôi
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
– Thư viện Quốc gia
– Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Internet phát triển mạnh như vũ bão cùng với sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến của các thiết bị cầm tay và di động và đặc biệt là dưới sự ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, hoạt động TMĐT bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức TMĐT trên nền tảng di động (gọi tắt là TMDĐ) Đối với DN, hình thức thương mại này mang lại nhiều lợi ích nên TMDĐ được coi là một trong những cách thức hiệu quả về chi phí để các DN quảng bá sản phẩm và dịch vụ trên các kênh trực tuyến Với số lượng người sử dụng Internet nói chung và sử dụng Internet qua nền tảng
di động nói riêng không ngừng gia tăng, TMDĐ ngày càng phát triển
Theo báo cáo Việt Nam DIGITAL 2021, Việt Nam là một quốc gia có khá đông dân
số, trong đó tỷ lệ người dùng Internet ở mức khá cao Cùng với đó, số lượng người sở hữu các thiết bị di động cũng nhiều, thời lượng sử dụng các thiết bị này khá lớn và tỷ lệ sử dụng các ứng dụng mua sắm trên điện thoại hoặc máy tính bảng là 68,5% Năm 2015, mức doanh thu bán lẻ của TMĐT Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2021, mức doanh thu này
đã tăng lên mức 13,7 tỷ USD, làm cho TMĐT trở thành đầu tàu trong quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Việt Nam), tính đến đầu năm 2022, Việt Nam
có khoảng 870.000 DN, trong số đó có tới hơn 98% là DNNVV Các DN này đã và đang không ngừng phát triển, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành của nền kinh tế đồng thời có những đóng góp khá là quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Bên cạnh việc kinh doanh trên thị trường truyền thống, các DNNVV ở Việt Nam cũng đã tận dụng những lợi thế mà Internet và sự phát triển của các thiết bị di dộng mang lại để ứng dụng TMDĐ vào các hoạt động kinh doanh của mình Việc áp dụng TMĐT nói chung và TMDĐ nói riêng mang lại những cơ hội không nhỏ nhưng cũng đi kèm với nhiều khó khăn và thách thức Thêm vào đó, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thông qua gia nhập vào các hiệp định kinh tế song phương, các tổ chức kinh tế khu vực Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức cho các DN trong nước do các DN nước ngoài hết sức phát triển và đang thâm nhập vô cùng sâu vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nước nhờ sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống logistics và công nghệ làm cho hoạt động TMĐT xuyên biên giới phát triển hơn bao giờ hết nên việc nghiên cứu về ứng dụng TMDĐ trong bối cảnh này sẽ giúp các DN nói chung và các DNNVV nói riêng tận dụng được cơ hội từ các thị trường mới, quảng bá các sản phẩm, gia tăng doanh thu và tạo ra các mối liên kết quốc tế, đồng thời giúp khắc phục những mặt hạn chế hay khó khăn còn tồn tại trong quá trình các DN này triển khai ứng dụng TMDĐ
Về mặt khoa học, các công trình nghiên cứu liên quan đến TMDĐ và các mô hình kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và trở nên thịnh hành từ năm 2000 cho đến nay Tuy vậy, các nghiên cứu về việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV ở các nước đang phát triển còn khá hạn chế về số lượng Xét riêng Việt Nam, hiện mới có một số bài viết tập trung làm rõ khung phân tích cũng như tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam Còn một số công trình khác chỉ tập trung vào việc phân tích, đánh giá hoạt động phát triển TMĐT nói chung hoặc TMDĐ ở Việt Nam
Dựa trên những lý do thực tiễn và khoa học như trên, đề tài “Ứng dụng thương mại
điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn để làm đề tài luận án Đây là đề tài cấp
thiết, có giá trị về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về ứng dụng TMDĐ, luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam kể từ năm 2003 đến năm
2023, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam cải thiện hoạt động ứng dụng TMDĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài luận án
để từ đó làm rõ được những kết quả nghiên cứu đã đạt được và xác định khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ tập trung phân tích, làm rõ
- Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng TMDĐ
tại các DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng khung phân tích cho luận án
- Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2003-2023 và chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó
- Thứ tư: Tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các
DNNVV ở Việt Nam và tiến hành phân tích, đánh giá xem mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đó đến hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam
- Thứ năm: Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam cải thiện
hoạt động ứng dụng TMDĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.3 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
(1) Ứng dụng TMDĐ của các DNNVV bao gồm những nội dung nào?
(2) Thực trạng các DNNVV ở Việt Nam ứng dụng TMDĐ trong giai đoạn
2003-2023 diễn ra như thế nào?
(3) Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2023?
(4) Những nhân tố nào quyết định việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
(5) Có thể đề xuất những giải pháp nào để cải thiện hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2023 Luận án lựa chọn khoảng thời gian này do từ năm 2003 các website sàn giao dịch B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), v.v tại Việt Nam ra đời mạnh mẽ do sự phát triển của Internet và điện thoại kỹ thuật số
Số liệu sơ cấp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu định lượng được tác giả luận án thu thập trong thời gian từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam Luận án tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với một số chủ DN đến
từ các tỉnh, thành phố khác nhau ở Việt Nam có ứng dụng TMDĐ, đặc biệt tập trung vào địa bàn của một số tỉnh thành có nhiều DNNVV phát triển mạnh về công nghệ và có hoạt động ứng dụng TMDĐ
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ nội dung của hoạt động ứng dụng
Trang 5TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam, ví dụ như: phát triển và tích hợp ứng dụng, hiển thị sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo và tiếp thị, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, quản lý sản phẩm và đơn hàng, tích hợp hệ thống thanh toán, hỗ trợ KH, theo dõi và phân tích, phát triển chương trình khuyến mãi, v.v Nhìn chung, đây là các hoạt động nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tối ưu hóa quản lý kinh doanh nhằm tăng cường doanh số bán hàng của DN và tạo ra sự hài lòng cho KH
4 Phương pháp tiếp cận và quy trình nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để tiến hành thực hiện nghiên cứu Phương pháp định tính được thực hiện thông qua thu thập các số liệu thứ cấp hiện có về ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-
2023 từ các báo cáo, bài viết, tài liệu nghiên cứu đã được công bố của các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước Phương pháp định lượng được tác giả luận án sử dụng ở đây được thực hiện thông qua tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021 đối với một số chủ DNNVV có ứng dụng TMDĐ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, từ đó thu được số liệu sơ cấp để phục vụ cho hoạt động phân tích Sau đó, tác giả luận
án sẽ sử dụng mô hình hồi quy để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở VN (cụ thể bao gồm: nhận thức của DNNVV về lợi ích của TMDĐ, tính tương thích giữa TMDĐ và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ và chi phí ứng dụng TMDĐ trong DNNVV)
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua 03 giai đoạn chính: (i) Nghiên cứu tại bàn; (ii) Nghiên cứu định tính; và (iii) Nghiên cứu định lượng
Về quy mô mẫu, để đảm bảo tính đại diện, luận án đã gửi 600 bảng hỏi đến các chủ DNNVV dưới hình thức phiếu khảo sát trực tuyến thông qua đường dẫn Google Form trong giai đoạn từ ngày 16-7 đến ngày 16-9-2021 Sau quá trình sàng lọc, nghiên cứu định lượng được tiến hành với kích thước mẫu n = 264 thông qua phần mềm SPSS với 3 bước chính: (i) Thống kê mô tả, (ii) Kiểm định mô hình đánh giá và (iii) Kiểm định mô hình cấu trúc
5 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Những đóng góp về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV, đặc biệt là việc đưa ra được khái niệm ứng dụng TMDĐ và nội dung của ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng mô hình dựa trên nhận thức về việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV, tập trung vào các đặc điểm được nhận thức từ quan điểm của các tổ chức; xác định các yếu tố quyết định đối với việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV; xác nhận sự phù hợp của khung TOE để điều tra việc ứng dụng công nghệ trong các tổ chức khi khẳng định việc ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV không chủ yếu dựa trên các đặc điểm nhận thức của bản thân công nghệ di động mà còn phụ thuộc vào nhận thức của các yếu tố quyết định khác liên quan đến tổ chức và môi trường bên ngoài của tổ chức
5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2003-2023, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân Luận án còn phát hiện ra 04 yếu tố quyết định đến ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV
và 04 yếu tố này có ảnh hưởng khác nhau đến việc ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV (yếu
tố Nhận thức về lợi ích của TMĐT có tác động tích cực tới việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV ở Việt Nam; yếu tố Chi phí ứng dụng và vận hành TMDĐ có tác động tiêu cực tới việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV ở Việt Nam; yếu tố Tính tương thích không có tác động đến việc DNNVV ở Việt Nam ứng dụng TMDĐ; yếu tố Sự hỗ trợ từ Chính phủ không
mang lại kết quả tích cực cho DNNVV ở Việt Nam trong việc ứng dụng TMDĐ) Ngoài ra,
Trang 6luận án còn đề xuất được một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm giúp các DNNVV ở Việt Nam phát triển/cải thiện hoạt động ứng dụng TMDĐ trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý DN nói chung và các nhà quản lý DNNVV nói riêng cũng như những ai quan tâm đến ứng dụng TMDĐ
6 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng TMĐT trên
nền tảng di động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Chương 4: Thực trạng ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 5: Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di
động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
Có thể kể đến một số công trình như Teo và Tan (1998); Khalifa và cộng sự (2012); Phong Nguyen, Khoi Nguyen và Angelina Le (2018)
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
Có thể kể đến một số công trình như: các Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam; các Sách trắng Thương mại điện tử; các Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam; Sameeah Alvi (2016); VCCI (2021); Vũ Thị Hương Trà và cộng sự (2023); Vũ Huy Hùng và Trần Ngọc Tiến (2024); Trần Trọng Huy và Nguyễn Thị Khánh Chi (2022); Võ Thị Hiệp (2023)
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động
Có thể kể đến một số công trình như: Tariq Bhatti (2007); Husam Alfahl và cộng sự (2012); Rajan Yadav và cộng sự (2016); Yu-Hung Dennis Chou (2018); Husam AlFahl (2019); Nguyen, H.M và Khoa, B.T (2019)
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có thể kể đến một số công trình như: Tornatzky & Fleischer (1990); Lu và cộng sự (2015); Martin & Jimenez (2015); Jain và cộng sự (2011); Doolin & Ali (2008); Lu và cộng
sự (2015); Picoto, Belanger và Palma-dos-Reis (2014); Martin, Catalan và Jeronimo (2012); Grandhi và Wibowo (2016); Alrawabdeh (2014); Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015); Raphael Awiagah và cộng sự (2016); Liwei Li và Xiaohong Wang (2018); Nripendra P Rana và cộng sự (2019)
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về nội dung ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 7Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Asadullah Khaskheli và cộng sự (2017); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017); Phạm Thanh Bình (2018); Hamidah Nayati Utami
và cộng sự (2019); Luis Fernández Sanz và cộng sự (2020); Tạ Minh Thảo và Lê Hương Linh (2020); Trần Thị Thập (2020); Đặng Thái Bình và Nguyễn Thị Hiên (2021); Đoàn Hoàng Quân (2021); Đặng Thái Bình (chủ biên) (2023)
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có thể kể đến một số công trình như: Pearson và Grandon (2005); Gilaninia và cộng sự (2011); Ngoc Tuan Chau và Hepu Deng (2021); Penuel Makelana và cộng sự (2022); YudhitaValen Prasarry và cộng sự (2015); J K Tuffour và cộng sự (2018); Ngoc Tuan Chau và Hepu Deng (2018); Ngoc Tuan Chau và cộng sự (2021); Lý Thị Thu Hiền và Lê Thủy Tiên (2022); Phùng Thế Hùng và Ngô Quang Trường (2022); Đinh Thị Thu Hân (2023)
1.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu
1.3.1 Kết quả và đóng góp
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động nói chung và ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV nói riêng, có thể khẳng định rằng các nghiên cứu về chủ đề này hết sức phong phú và đa dạng, đưa ra được các kết quả có tính lý thuyết và ứng dụng thực tế sâu rộng
Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu liên quan ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động đã đóng góp về mặt lý thuyết những vấn đề liên quan đến TMĐT, TMDĐ, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV, ví dụ như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, v.v đồng thời còn có các khung phân tích và đánh giá sơ bộ, trong đó các mô hình phổ biến và được tin dùng bao gồm TAM, TRA, TPB và TOE để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động nói riêng
Về mặt thực nghiệm, qua quá trình tổng quan tài liệu cũng ghi nhận một số lượng lớn các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TMĐT nói chung và TMĐT trên nền tảng di động nói riêng của một số quốc gia cụ thể, cũng như các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng việc ứng dụng TMDĐ tại DNNVV, từ cả bên ngoài: trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, v.v và bên trong như sự sẵn sàng của nguồn nhân lực, vật lực
và tài chính của DN Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tiến hành khảo sát, thu thập số liệu và chạy các mô hình để kiểm định các giả thuyết, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất, hàm ý về mặt chính sách cho các bên liên quan, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước và các
DN nói chung, các DNNVV nói riêng Các dịch vụ theo hình thức TMDĐ cũng là một chủ
đề được quan tâm và ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu
Xét riêng ở Việt Nam, bên cạnh những bài viết theo các chủ đề về TMĐT, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động, ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV của các học giả, các nhà nghiên cứu, thì còn có các báo cáo hàng năm của Bộ Công Thương, VCCI và Hiệp hội TMĐT Việt Nam Đây là những tài liệu hết sức bổ ích, cung cấp cả về mặt dữ liệu cũng như lý thuyết cho nghiên cứu sinh trong quá trình tiến hành thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho luận án
1.3.2 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Dựa trên quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng nội dung nghiên cứu về thực trạng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên các khoảng trống như sau:
(1) Thứ nhất, khoảng trống về phạm vi: mặc dù đã có một số nghiên cứu về ứng dụng
TMDĐ, tuy nhiên, thiếu vắng những nghiên cứu giới hạn trong phạm vi 2003-2023 với nội dung ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở phạm vi cả nước
Trang 8(2) Thứ hai, khoảng trống về phương pháp và số liệu: các nghiên cứu trước đó, hoặc
sử dụng phương pháp định tính, hoặc sử dụng phương pháp định lượng nhằm kiểm định giả thuyết Thiếu vắng các công trình kết hợp phân tích định tính với số liệu giai đoạn 2003-
2023 và phân tích định lượng với số liệu thu thập bằng bảng khảo sát
(3) Thứ ba, khoảng trống về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế chưa được lồng ghép vào phân tích trong quá trình các học giả, các nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu, đánh giá về thực trạng ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV ở Việt Nam
Thương mại điện tử trên nền tảng di động được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa
và dịch vụ, thanh toán trực tuyến, quảng cáo, tiếp thị và một loạt các hoạt động kinh doanh khác thông qua thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng mà ở đó các giao dịch kinh doanh không bị giới hạn về thời gian và địa điểm Trong luận án này, tác giả sẽ
giới hạn phân tích hoạt động TMDĐ dựa vào khái niệm này Cách định nghĩa này phù hợp đối tượng nghiên cứu thuộc môi trường kinh doanh, cụ thể là các DNNVV tại Việt Nam, do
đã làm rõ nội dung hoạt động, bản chất công nghệ và phạm vi diễn ra giao dịch
Các đặc trưng của công nghệ di động tạo ra giá trị gia tăng của các ứng dụng và dịch
vụ TMDĐ Bảng 2.1 tổng hợp các đặc điểm cơ bản của TMDĐ được tổng hợp dựa trên các tính năng công nghệ cơ bản, theo một số nghiên cứu liên quan
Bảng 2 1: Tổng hợp các đặc điểm của thương mại di động
Efraim, T.,
David, K
Michael, S., David, S
Slabeva, K
Stanoevska-Zeng, E.Y., Yen, D.C
Tổng hợp các đặc điểm cơ bản
Kết nối tức thì Khả năng tiếp cận Tính nhận diện Khả năng tiếp
cận
Khả năng tiếp cận
Phần lớn các hoạt động TMDĐ phổ biến đều nằm trong những nhóm sau: (1) Mua sắm trên thiết bị di động; (2) Ngân hàng di động; (3) Thanh toán di động
Ứng dụng TMDĐ là quá trình mà cá nhân và tổ chức tích hợp các công nghệ và thực hành TMDĐ vào các thói quen hàng ngày và chiến lược kinh doanh của họ Nó bao gồm việc chấp nhận và sử dụng các thiết bị di động để mua hàng và dịch vụ, truy cập nội dung
kỹ thuật số và tham gia vào các giao dịch thương mại, phản ánh sự phụ thuộc ngày càng tăng của thương mại vào công nghệ di động
2.1.2 Đặc điểm và lợi ích, hạn chế của TMĐT trên nền tảng di động
2.1.2.1 Đặc điểm của TMĐT trên nền tảng di động
TMĐT trên nền tảng di động có một số đặc điểm cơ bản bao gồm: tính phổ biến; tính tiện lợi; khả năng tiếp cận; cá nhân hóa và địa phương hóa
2.1.2.2 Lợi ích, hạn chế của TMĐT trên nền tảng di động
Trang 9TMĐT trên nền tảng di động mang lại nhiều lợi ích cho DN, KH và xã hội song bên cạnh đó, TMDĐ cũng đi kèm với những hạn chế và thách thức cần được giải quyết
2.1.3 Nội dung ứng dụng TMDĐ
Ứng dụng TMDĐ bao gồm nhiều hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, cụ thể là: (1) Phát triển và tích hợp ứng dụng di động; (2) Hiển thị sản phẩm và dịch vụ; (3) Quảng cáo và tiếp thị; (4) Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; (5) Quản lý sản phẩm và đơn hàng; (6) Tích hợp hệ thống thanh toán; (7) Hỗ trợ KH; (8) Theo dõi và phân tích dữ liệu; (9) Phát triển các chương trình khuyến mãi
2.1.4 Chủ thể ứng dụng TMDĐ
Có nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động ứng dụng TMDĐ Các chủ thể này sử dụng nền tảng TMĐT theo những cách khác nhau tùy thuộc vào vai trò và mục tiêu của họ Một số chủ thể chính ứng dụng TMDĐ bao gồm: (1) Người tiêu dùng/KH; (2) Nhà cung cấp/bán hàng; (3) Các nhà phát triển ứng dụng; (4) Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán; (5) Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển; (6) Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác; (7) Cơ quan quản lý nhà nước Mỗi nhóm chủ thể này có vai trò và trách nhiệm riêng, nhưng họ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo lập và phát triển hệ sinh thái TMDĐ đồng thời đảm bảo
sự hoạt động hiệu quả của hệ sinh thái này, tạo ra các cơ hội kinh doanh và trải nghiệm mua sắm mới, tiện nghi cho người tiêu dùng
2.1.5 Cách thức ứng dụng TMDĐ
Có 02 chủ thể chính tham gia vào quá trình ứng dụng TMDĐ tại DNNVV, không tính đến đối tượng KH Mỗi chủ thể này sẽ thực hiện các hành động khác nhau để tham gia vào hoạt động ứng dụng TMDĐ, cụ thể như sau:
Về phía Chính phủ, Chính phủ có thể thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy và phổ
biến TMDĐ, bao gồm: (1) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật; (2) Góp ý và thực thi chính sách và luật pháp; (3) Hỗ trợ DNNVV; (4) Tạo lập tiêu chuẩn và chứng nhận; (5) Thúc đẩy văn hóa TMĐT, TMDĐ; (6) Hợp tác quốc tế
Về phía DN, để ứng dụng TMDĐ, DN sẽ tiến hành một số bước bao gồm: (1) Nghiên
cứu và phân tích; (2) Xác định mục tiêu; (3) Phát triển ứng dụng; (4) Tích hợp hệ thống; (5) Kiểm thử và phản hồi; (6) Triển khai và tiếp thị; (7) Theo dõi và tối ưu hóa Ngoài ra, về phía lãnh đạo DN, lãnh đạo DN có thể thực hiện một số biện pháp sau để ứng dụng TMDĐ, bao gồm: (1) Xác định chiến lược; (2) Đầu tư vào công nghệ; (3) Tạo ra nội dung hấp dẫn; (4) Tăng cường quảng bá và tiếp thị; (5) Tích hợp hệ thống và dịch vụ; (6) Thu thập phản hồi và tối ưu hóa; (7) Đào tạo nhân viên
2.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMDĐ
Trên cơ sở tiếp cận mô hình nghiên của Lê Văn Huy (2008) cùng với với lược khảo một
số tài liệu khác của Chau và Deng (2018), Chau (2021), Trần Thị Thập (2020), Trần Trọng Huy
và Nguyễn Thị Khánh Chi (2022), Đặng Thái Bình (2023), v.v có thể thấy có 02 nhóm các yếu
tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV, bao gồm (1) các yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức, (2) các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức
Yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức bao gồm:
(i) Yếu tố thuộc về Tổ chức DN:
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN
- Thâm niên hoạt động kinh doanh của DN
- Số lượng lao động trong DN
- Định hướng chiến lược của DN
- Nguồn lực DN
- Văn hóa DN
Trang 10(ii) Yếu tố thuộc về đặc điểm người lãnh đạo
- Sự hiểu biết về CNTT & TMDĐ của chủ DN
- Thái độ trước sự đổi mới CNTT
- Nhận thức sự phức tạp khi ứng dụng TMDĐ
- Nhận thức được lợi ích liên quan khi ứng dụng TMDĐ:
Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức bao gồm:
(i) Yếu tố thuộc về Chính phủ:
- Văn hóa trong tâm lý tiêu dùng:
- Sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế của quốc gia
2.1 7 Đánh giá mức độ ứng dụng TMDĐ của các DNNVV
Theo Trần Thị Thập (2020), có 25 chỉ số phát triển TMĐT của DNNVV, lần lượt là: (1) sử dụng CNTT để thiết kế sản phẩm cho KH; (2) sử dụng CNTT để cá biệt hóa sản phẩm cho KH; (3) sử dụng CNTT để đổi mới hoặc phát triển sản phẩm; (4) sử dụng CNTT
để mua nguyên vật liệu; (5) sử dụng CNTT để đấu thầu mua nguyên liệu; (6) kết nối hệ thống ERP (hoạch định nguồn lực DN) với các nhà cung cấp; (7) sử dụng CNTT để chia sẻ thông tin nguyên vật liệu với nhà cung cấp; (8) sử dụng CNTT để nghiên cứu thị trường; (9)
sử dụng CNTT để phân tích hành vi của KH; (10) sử dụng CNTT để truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ, DN; (11) sử dụng CNTT để cho phép KH thực hiện việc định giá tương tác (định giá động); (12) sử dụng CNTT để thực hiện marketing cá biệt hóa theo KH; (13) sử dụng CNTT để cung cấp (công bố) thông tin về hợp đồng cho KH; (14) sử dụng CNTT để thỏa thuận/thương lượng các điều khoản của hợp đồng với KH; (15) giao kết (ký) hợp đồng diện tử với KH; (16) sử dụng CNTT để quản trị đặt hàng của KH; (17) cho phép KH truy xuất trạng thái hàng hóa (vận chuyển) và thời gian giao hàng dự kiến; (18) cho phép KH nhận hàng ngay lập tức và ở mọi nơi (đối với sản phẩm số là thông tin, phần mềm, sản phẩm
đa phương tiện); (19) KH thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành (credit card); (20) KH thực hiện thanh toán bằng thẻ ghi nợ do ngân hàng phát hành (debit card); (21) KH thực hiện thanh toán bằng thẻ thông minh do các tổ chức không phải ngân hàng phát hành; (22) KH thực hiện thanh toán bằng ví điện tử; (23) sử dụng CNTT để nhận những thông tin trao đổi hoặc phản hồi từ KH; (24) sử dụng CNTT để cung cấp các dịch vụ sau bán hàng; và (25) sử dụng CNTT để thực hiện các quan hệ cá nhân nhằm gia tăng sự trung thành của KH Các chỉ số này cho phép các DNNVV xác định vị trí của mình theo năm cũng như so với các DN khác cùng nhóm ngành, để từ đó DN có những định hướng tốt hơn trong quá trình phát triển 25 chỉ số này được hàm chứa trong 07 yếu tố đại diện, bao gồm: (i) sản phẩm số (Chỉ số 1 đến Chỉ số 3); (ii) mua hàng điện tử (Chỉ số 4 đến Chỉ số 7); (iii) marketing trực tuyến (Chỉ số 8 đến Chỉ số 12); (iv) hợp đồng điện tử (Chỉ số 13 đến Chỉ
số 15); (v) phân phối trực tuyến (Chỉ số 16 đến Chỉ số 18); (vi) thanh toán điện tử (Chỉ số
19 đến Chỉ số 22); và (vii) quản lý quan hệ KH điện tử (Chỉ số 23 đến Chỉ số 25) Còn theo Đặng Thái Bình (2023), để đánh giá mức độ ứng dụng TMDĐ tại các DNNVV, có thể sử dụng một số chỉ số sau:
(1) Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMDĐ của DNNVV
Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMDĐ của DNNVV được đánh giá dựa trên 03 chỉ tiêu
Trang 11chính: hạ tầng CNTT, hạ tầng nguồn nhân lực và giao dịch với người tiêu dùng Trong đó, mức độ hạ tầng CNTT trong TMDĐ được đánh giá qua 02 khía cạnh chính là phần cứng và phần mềm (Đặng Thái Bình, 2023) Đối với phần cứng, mức độ sẵn sàng của DNNVV được phản ánh qua tình trạng trang bị máy tính và các thiết bị di động Đối với phần mềm, mức
độ sẵn sàng của DNNVV được phản ánh qua tình trạng các DNNVV sử dụng các phần mềm
kế toán - tài chính, phần mềm quản lý nhân sự và một số phần mềm khác trong các hoạt động của DNNVV
Tiếp đó, chỉ số hạ tầng nguồn nhân lực được thể hiện qua đội ngũ nhân lực chuyên trách có trình độ về CNTT và về TMĐT cũng như về TMDĐ Chỉ số cuối cùng là giao dịch với người tiêu dùng, trong đó nhấn mạnh đến số lượng các DNNVV có trang web và trang web có ứng dụng di động để phục vụ cho quá trình kinh doanh, tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử
và hợp đồng điện tử trong quá trình thực hiện kinh doanh
(2) Đăng ký kinh doanh trên các kênh TMĐT, bao gồm cả website và ứng dụng di động
Chỉ số này được thể hiện qua số lượng hồ sơ tiếp nhận trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT hàng năm; số lượng website TMĐT đã được xác nhận thông báo, đăng ký hàng năm; tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của DNNVV; và tỷ lệ
DN tham gia sàn TMĐT hàng năm
(3) Thị trường ngoại tuyến và thị trường trực tuyến của DNNVV
Tiêu chí này đánh giá các phương thức thanh toán khi người tiêu dùng tham gia TMDĐ, bao gồm: trả tiền mặt khi nhận hàng, thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ và ví điện tử
(4) Tỷ lệ áp dụng các công cụ TMĐT và TMDĐ để xây dựng thương hiệu số của DNNVV
Tiêu chí này được thể hiện qua tỷ lệ sử dụng công cụ website trong hoạt động kinh doanh, và tỷ lệ sử dụng các công cụ khác của DNNVV, ví dụ như các hình thức quảng cáo cho website/ứng dụng di động của DNNVV
2.2 Kinh nghiệm ứng dụng TMDĐ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc
gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
2.2.1 Kinh nghiệm ứng dụng TMDĐ trong các DNNVV tại một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
2.2.1.4 Kinh nghiệm của Ấn Độ
2.2.2 Bài học cho DNNVV ở Việt Nam trong ứng dụng TMDĐ
Trước hết, tích hợp đa dịch vụ là một chiến lược quan trọng
Thứ hai, đa dạng hóa phương thức thanh toán là yếu tố then chốt
Thứ ba, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng là mục tiêu cần thiết
Cuối cùng, hợp tác với chính phủ đóng vai trò quan trọng không kém
Trang 12CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày qua 03 giai đoạn chính: (i) Nghiên cứu tại bàn, (ii) Nghiên cứu định tính và (iii) Nghiên cứu định lượng Chi tiết từng bước trong 03 giai đoạn của quy trình nghiên cứu được trình bày ở Hình 3.1
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
UD: Là khả năng ứng dụng TMDĐ của DNNVV tại Việt Nam
PRA: Nhận thức của DNNVV về lợi ích của TMDĐ
CO: Tính tương thích giữa TMDĐ và DN
DNNVV
Trang 13Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Khoảng trống nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Hoạt động ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động tại các DNNVV ở
Việt Nam
Phỏng vấn chuyên gia Xây dựng thang đo nháp
Giai đoạn 1: Nghiên cứu tại bàn
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính
Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng
Đề xuất hàm ý, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu và Kết luận
Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu: Phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
Kiểm định mô hình cấu trúc
- Kiểm định về giả định vi phạm đa cộng tuyến
- Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ
Kiểm định mô hình đo lường
- Kiểm định độ tin cậy nhất quán nội tại và độ tin cậy biến quan sát
- Kiểm định giá trị hội tụ
- Kiểm định độ giá trị phân biệt
Hiệu chỉnh thang đo nháp
Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu