Phát triển năng lượng sạch là sự gia tăng sản xuất và tiêudùng năng lượng trên cơ sở khai thác sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
…***…
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đang hướng đến việc sử dụng
các nguồn năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) Hãy cho biết hiện trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi thực hiện các dự án năng lượng sạch ở Việt Nam
Họ và tên: Lê Phan Hoàng Giáp
Mã sinh viên: 11221857
Số thứ tự : 18
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thanh Mai
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1 Tổng quan về năng lượng sạch
1.1 Khái niệm về năng lượng sạch
1.2 Đặc điểm của năng lượng sạch
1.3 Một số nguồn năng lượng sạch phổ biến
1.3.1 Năng lượng mặt trời
1.3.2 Năng lượng gió
2 Thực trạng sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam
2.1 Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời
2.2 Thực trạng sử dụng năng lượng gió
3 Hiện trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi thực hiện các dự án năng lượng sạch ở Việt Nam.
3.1 Hiện trạng
3.2 Thuận lợi
3.3 Khó khăn và giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Trong những năm gần đây , nhu cầu sử dụng năng lượng của nước ta đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế và xã hội Tuy nhiên , việc sử dụng các năng lượng truyền thống như năng lượng hóa thạch không chỉ đang gây ra những tác động xấu đến môi trường còn ảnh hưởng đến sự an toàn và bền vững trong việc
sử dụng năng lượng Vì vậy , việc phát triển các nguồn năng lượng sạch là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam hiện nay Phát triển năng lượng sạch là sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng năng lượng trên cơ sở khai thác sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện sự gia tăng tuyệt đối sản lượng cũng như tỷ lệ năng lượng sạch trong cơ cấu năng lượng quốc gia nhằm thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển Thời gian qua, năng lượng sạch ở Việt Nam có sự phát triển và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế
Từ đấy , em xin trình bày bài tiểu luận về vấn đề “ Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đang hướng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) Hãy cho biết hiện trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi thực hiện các dự án năng lượng sạch ở Việt Nam ”
Trang 4NỘI DUNG
1 Tổng quan về năng lượng sạch
1.1 Khái niệm về năng lượng sạch
Những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… ngày càng được quan tâm và sử dụng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đây được coi là một giải pháp cần thiết cho việc chống lại biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hiệu quả Vậy năng lượng sạch là gì?
Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không phát thải khí CO2 hoặc các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường Thông thường, chúng được tạo ra từ các chế phẩm của các sản phẩm tự nhiên hoặc trực tiếp từ thiên nhiên Ví dụ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước…
Hình 1 : Hình ảnh về nguồn năng lượng sạch
Năng lượng sạch thường bị nhầm lẫn với năng lượng xanh và năng lượng tái tạo Khác với năng lượng sạch, năng lượng xanh là nguồn năng lượng có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên Trong khi đó, năng lượng tái tạo có thể là bất cứ nguồn năng lượng nào nhưng có khả năng tái tạo Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các nguồn năng lượng xanh đều có thể tái tạo Nhưng ngược lại, không phải tất cả các nguồn năng lượng tái tạo đều được coi là năng lượng xanh
Năng lượng sạch có 2 loại chủ yếu: (1) Được sản xuất từ năng lượng hóa thạch nhưng đảm bảo thân thiện và đúng quy định bảo vệ môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hóa năng lượng sạch (2) Năng lượng tái tạo là năng lượng sản
Trang 5sinh từ những nguồn có sẵn, liên tục, vô hạn như ánh sáng, mưa, gió, thủy triều, sóng
và địa nhiệt
1.2 Đặc điểm của năng lượng sạch
Một số đặc điểm của năng lượng sạch :
➤Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm
➤Giá so sánh tiêu chuẩn của điện năng từ năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) cao hơn so với giá điện từ các nguồn năng lượng truyền thống, một phần là
do hiệu suất của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao hơn các nhà máy điện gió và điện mặt trời
➤Có độ ổn định tốt , các nguồn năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời và gió) không phải là nguồn năng lượng có thể kiểm soát được hoàn toàn do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
➤Về công nghệ , hiện vẫn chưa có công nghệ hiệu quả với giá rẻ để tích trữ phục vụ sử dụng lâu dài lượng điện sản xuất dư thừa từ các nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời (không phải là điện nền)
➤Về vốn chi phí đầu tư ban đầu, mặc dù đã giảm đáng kể trong thập kỷ vừa qua, nhưng chi phí lắp đặt các nhà máy điện năng lượng sạch, như từ gió và mặt trời, vẫn đắt hơn so với các nhà máy dựa trên nhiên liệu hóa thạch
➤Về chuyển đổi lưới điện, hiện điện sản xuất từ các nhà máy điện tái tạo quy hoạch được hòa vào lưới điện chung từ các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch lớn đến
hệ thống phân phối sau đó đến người dùng cuối Điều này đòi hỏi có cơ chế, chính sách thích hợp và yêu cầu lưới điện phải thông minh hơn, linh hoạt hơn và an toàn hơn nhiều Hiện thực hóa các mục tiêu này không thể trong một sớm một chiều
➤Về cơ chế chính sách, mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nhưng vẫn chưa có một chiến lược có tính tổng thể ở các quốc gia
1.3 Một số nguồn năng lượng sạch phổ biến
Có nhiều dạng, loại hình năng lượng sạch có thể khai thác, sử dụng, nhưng phổ biến nhất hiện nay là năng lượng mặt trời và năng lượng gió Sản lượng điện mặt trời
và gió đang phá vỡ các kỷ lục và hòa vào các mạng lưới điện quốc gia với độ ổn định
và đáng tin cậy cao Ngoài ra, còn có các loại khác như: thủy điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sản xuất từ sinh khối…
1.3.1 Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào nhất, có sẵn từ tự nhiên và hoàn toàn miễn phí Năng lượng mặt trời có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chiếu sáng tự nhiên, sưởi ấm, làm mát hoặc sản xuất ra điện phục vụ nhu cầu
Trang 6sinh hoạt, sản xuất của con người Trong đó, điện mặt trời là ứng dụng được khai thác phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới
Hình 2 : Hình ảnh hấp thụ năng lượng mặt trời
Mặt trời là nguồn năng lượng sạch dồi dào mà con người có thể khai thác thoải mái trong tương lai rất xa – khoảng 5 tỷ năm tới Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, khi lắp kín những tấm pin năng lượng mặt trời vào một tòa nhà cao 1km thì sản lượng điện mà nó tạo ra sẽ lên tới 200 MWp, đủ cung cấp cho khoảng 200.000 hộ gia đình
Năng lượng mặt trời có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trên trái đất, ví dụ như thực vật cần ánh sáng mặt trời để quang hợp, sinh sôi và phát triển Con người cần ánh sáng mặt trời để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cuộc sống thường ngày Không chỉ tác động đến sự sống của con người và các loài sinh vật, năng lượng mặt trời còn là nguồn tài nguyên vô tận, thân thiện với môi trường Giúp thay thế phần nào nguồn nhiên liệu hóa thạch, tránh phát thải khí CO2 có hại cho môi trường
Ngoài ra năng lượng mặt trời còn có một số vai trò khác chẳng hạn như thực vật
sử dụng nguồn ánh sáng để quang hợp và chiếu sáng, nguồn nhiệt từ mặt trời để sưởi
ấm và làm nóng nước Con người có linh hoạt và sáng tạo hơn nên có thể tận dụng năng lượng mặt trời để chế tạo hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống máy sưởi, hệ thống lọc nước năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi nước lợ hay nước mặn thành nước ngọt uống được Không chỉ vậy, nguồn năng lượng này có thể chuyển đổi dùng trong đun nấu, khử trùng hoặc nghiên cứu phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời
Trang 7Hình 3 : Cơ chế hoạt động của năng lượng mặt trời
1.3.2 Năng lượng gió
Gió là dạng năng lượng được sinh ra từ tự nhiên, nhờ sự di chuyển của không khí trong bầu khí quyển Đây cũng chính là một dạng năng lượng gián tiếp của năng lượng mặt trời Gió được hình thành nhờ kết quả của việc mặt trời và trái đất không cùng nằm trên 1 đường thẳng, trái đất quay xung quanh mặt trời và bị đốt nóng không đều trong khí quyển
Năng lượng gió là quá trình mà gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình để quay tuabin gió nhằm tạo ra năng lượng cơ học Tuabin gió là thiết bị có chức năng chuyển hóa động năng thành cơ năng Người ta dùng năng lượng gió để tạo ra điện, vận dụng sự chuyển động của các luồng không khí trong không trung để tạo ra các chuyển động Tuabin gió có vai trò chuyển năng lượng gió thành điện năng
Để có thể tạo ra điện năng, năng lượng gió đã tác động lên các cánh quạt của tuabin làm cho chúng quay Khi đó, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ được diễn ra Trục quay của tuabin được kết nối với máy phát điện nên thông qua đó năng lượng điện đã được tạo ra và truyền tải qua điện từ học
Khác với năng lượng mặt trời, việc khai thác năng lượng gió sẽ có lợi về diện tích khai thác Vì gió không thổi đều đặn nên để cung cấp năng lượng 1 cách liên tục, năng lượng điện tạo thành từ các tuabin gió chỉ có thể được sử dụng kết hợp cùng với các nguồn năng lượng khác như nguồn năng lượng mặt trời
Trang 8Hình 4 : Hình ảnh cối xay gió
Sau khi lắp đặt các tuabin, khu vực này vẫn có thể được sử dụng cho canh tác hoặc các hoạt động nông nghiệp khác Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại,
vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhỏ đất trồng Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để khai thác “nguồn gió” lớn nhất khu vực Đông Nam Á
Ý tưởng sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện ra đời ngay sau khi các nhà khoa học phát minh ra điện và máy phát điện Lúc đầu nguyên tắc hoạt động của cối xay gió chỉ được biến đổi nhỏ, thay vì chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng
cơ học thì sử dụng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện Sau đó, bộ môn cơ học dòng chảy tiếp tục phát triển nên các thiết bị xây dựng và hình dáng của cánh quạt cũng được cải tiến và chế tạo đặc biệt hơn Hiện nay, người ta gọi đó tuabin gió
2 Thực trạng sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam
2.1 Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, với lượng ánh sáng mặt trời trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.700 giờ và diện tích tiếp xúc trực tiếp với mặt trời lớn Đặc biệt, miền Trung và Nam Trung Bộ là vùng có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng sản lượng điện năng sản xuất
Trang 9Những năm gần đây, năng lượng điện tái tạo nói chung, năng lượng điện mặt trời nói riêng đang có sự phát triển mạnh mẽ Sản lượng điện từ năng lượng mặt trời có
sự gia tăng hàng năm Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước, các tập đoàn doanh nghiệp tới năng lượng tái tạo giúp ổn định năng lượng quốc gia và giảm thiểu tác động đến môi trường do sản xuất điện từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch khác Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2020 đã huy động 5,41 tỷ kWh từ nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời đạt 4,71 tỷ kWh, tăng gấp 5,35 lần so với cùng kỳ năm 2019 6 tháng đầu năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 13.784 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 379,9 MWp Lũy kế đến nay, đã có 36.161 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất 764,1MWp
Có thể thấy, với sự quan tâm đầu tư phát triển của Chính phủ cùng tiềm năng phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã và đang có những khởi sắc nhất định Theo đó, tại thời điểm năm 2017, năng lượng mặt trời hầu như chưa có sự đầu tư phát triển, nhưng đến cuối năm 2019, Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan để trở thành quốc gia sở hữu công suất lắp đặt các tấm pin mặt trời lớn nhất Đông Nam
Á Sản lượng của các dự án quang điện tại Việt Nam đã đạt đến 5 Gigawatt (GW), vượt xa mục tiêu 1GW của Chính phủ vào năm 2020
Hình 5 : Biểu đồ Năng lượng mặt trời tại Việt Nam và tiềm năng các vùng
Các rào cản đã ảnh hưởng đến việc phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam bao gồm giá thành đầu tư ban đầu cao, thiếu chính sách hỗ trợ và khó khăn về kết nối lưới điện Đầu tư ban đầu để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời còn khá cao, làm cho việc phổ biến công nghệ này trở nên khó khăn đối với những người dân có thu nhập trung bình Ngoài ra, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời của chính phủ Việt Nam cũng còn hạn chế, chưa đầy đủ và chưa được thiết lập một cách rõ ràng,
Trang 10điều này cũng đã khiến cho người dân và các doanh nghiệp chưa có đủ động lực để đầu tư vào năng lượng mặt trời Hơn nữa, việc kết nối với lưới điện cũng là một thách thức đối với phát triển năng lượng mặt trời, bởi cơ sở hạ tầng lưới điện chưa đầy đủ để chứa lượng điện năng mặt trời được sản xuất ra
Hơn nữa, khó khăn trong việc kết nối lưới điện cũng là một trong những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam Việc kết nối lưới điện hiện nay vẫn còn khá phức tạp và tốn kém, khiến cho việc phát triển năng lượng mặt trời gặp nhiều khó khăn và chậm trễ Tại Việt Nam, công nghệ, kỹ thuật và khả năng phát triển dự án điện mặt trời còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, dẫn đến việc triển khai điện mặt trời với quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về giá thành Điều này khiến điện mặt trời khó có khả năng cạnh tranh với những nguồn điện truyền thống khác Ứng dụng quan trọng nhất của năng lượng mặt trời hiện nay
và trong tương lai vẫn là sản xuất điện năng
Điện năng lượng mặt trời đã dần khẳng định tính ưu việt và là nguồn năng lượng vô tận vĩnh cửu, đóng vai trò rất lớn trong đời sống, giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, đặc biệt nguồn năng lượng này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia Chính vì vậy, đây không chỉ là mối quan tâm của các nền kinh tế lớn
mà ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Các nước đều từng bước nhận thức được vai trò của phát triển năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng xanh
và sạch trên phạm vi toàn cầu
2.2 Thực trạng sử dụng năng lượng gió
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió , với bờ biển dài hơn 3000km và nhiều hải đảo với vận tốc gió thổi trung bình quanh năm từ 5m/s trở lên Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ điện gió vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này
Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng thế giới đã
có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thuỷ điện Sơn la và hơn 10 lần tổng công suất dự báo ngành điện vào năm 2020 Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn
có thể phát triển điện gió loại nhỏ
Một điểm cần lưu ý là các trạm điện gió sẽ gây tiếng ồn trong khi vận hành cũng như phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô tuyến Do đó, khi xây dựng các trạm điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực Các trạm điện năng