1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt Nam

289 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO Ở VIỆT NAM (17)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (17)
      • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật học (17)
      • 1.1.2. Các công trình nghiên cứu từ góc độ thương hiệu, tiếp thị và tâm lý tiêu dùng (25)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (31)
      • 1.2.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu đề tài (31)
      • 1.2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu (36)
    • 1.3. Khái quát về thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam (47)
  • CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO (60)
    • 2.1. Biểu hiện của màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo (60)
    • 2.2. Biểu hiện của hình ảnh trong thiết kế đồ họa bao bì gạo (67)
    • 2.3. Biểu hiện của kiểu chữ trong thiết kế đồ họa bao bì gạo (86)
    • 2.4. Biểu hiện của bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì gạo (93)
    • 2.5. Biểu hiện của thiết kế đồ họa bao bì gạo trên các kiểu dáng, chất liệu 94 Tiểu kết (101)
  • CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO GIAI ĐOẠN 2015 - 2022 Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ LUẬN BÀN (112)
    • 3.1. Đặc trưng của nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 (112)
      • 3.1.2. Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo mang phong cách thiết kế của thương hiệu (127)
    • 3.2. Giá trị của nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 (132)
      • 3.2.1. Giá trị thẩm mỹ và văn hóa (132)
      • 3.2.2. Giá trị truyền thông thương hiệu (136)
    • 3.3. Một số luận bàn về thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt (141)
      • 3.3.1. Thành công và hạn chế của thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 (141)
      • 3.3.2. Quan điểm, xu hướng thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 (148)
      • 3.3.3. Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam trong mối tương quan với một số nước trong khu vực (159)
  • KẾT LUẬN (172)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (177)
  • PHỤ LỤC (192)
    • 1. Phụ lục 1: Phụ lục hình ảnh (0)
    • 2. Phụ lục 2: Thống kê khảo sát mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo (0)
    • 3. Phụ lục 3: Thống kê khảo sát mối quan tâm của người tiêu dùng đối với thiết kế đồ họa bao bì gạo (0)
    • 4. Phụ lục 4: Phỏng vấn (0)

Nội dung

Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt NamNghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt Nam

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO Ở VIỆT NAM

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật học

Nhóm tài liệu trong nước

Cuốn sách Nghệ thuật đồ họa bao bì (2016) [35] là công trình nghiên cứu được phát triển từ luận án Giá trị Mỹ thuật của bao bì hàng hóa công nghiệp (2011) [33] của tác giả Nguyễn Thị Hợp Cuốn sách đã đề cập đến giá trị mỹ thuật của bao bì hàng hóa công nghiệp thông qua các nguyên liệu tạo dựng như chất liệu, kiểu dáng, hình khối, điểm, đường nét, mảng phẳng, hoa văn hình ảnh, chữ viết, màu sắc Tác giả nhận định “Một bao bì có giá trị mỹ thuật khi nó thể hiện phong cách riêng, ghi dấu ấn sáng tạo của nhà thiết kế, với hình thức bộc lộ ý tưởng thông minh cùng kỹ thuật chất liệu độc đáo, trong một hình dáng mới lạ, trang trí ấn tượng” [35, tr 119] Nội dung cuốn sách mang tính chất bao quát rộng, không đi sâu trọng tâm vào một đối tượng cụ thể để làm rõ đặc trưng của từng đối tượng, điều này cũng tạo khoảng trống để NCS có thể đưa ra hướng nghiên cứu với mục tiêu trọng tâm vào nhóm bao bì sản phẩm gạo Nội dung của cuốn sách gợi mở khoảng trống còn bỏ ngỏ trong việc xác định các yếu tố thiết kế đồ họa bao bì, chỉ ra các biểu hiện cũng như đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo mà NCS tiếp tục nghiên cứu

Có nhiều công trình nghiên cứu là luận văn thạc sỹ của các tác giả trong thời gian gần đây đề cập đến thiết kế đồ họa bao bì, tuy nhiên về cơ bản các công trình nghiên cứu chỉ đưa ra một khía cạnh trong ngôn ngữ thiết kế đồ họa bao bì [29], [63], hay khái lược về tầm quan trọng của việc ứng dụng các vật liệu thân thiện môi trường trong sáng tạo thiết kế bao bì sản phẩm [4], mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ và công năng trong việc sáng tạo ra những sản phẩm thiết kế bao bì [83], hay liệt kê các yếu tố thiết kế bao bì mà làm rõ được đặc điểm của thiết kế đồ họa bao bì của từng loại sản phẩm [28] Mặc dù cùng hướng tiếp cận mỹ thuật học tuy nhiên các công trình chưa chỉ ra một cách cụ thể toàn diện về biểu hiện của thiết kế đồ họa bao bì cho một đối tượng, do đó còn nhiều khoảng trống còn bỏ ngỏ để NCS thực hiện tiếp trong đề tài luận án

Bài nghiên cứu "Giá trị thẩm mỹ của chất liệu trong thiết kế bao bì" (2016) đã nhấn mạnh tính biểu đạt của chất liệu, được định nghĩa là "khái niệm đặc trưng thị giác của một bề mặt hoặc vật", mang lại cảm giác thực tế về chất liệu thông qua cách sắp xếp của nhà thiết kế Mặc dù không liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu này gợi ý vai trò quan trọng của chất liệu trong thiết kế bao bì, giúp người nghiên cứu nhận định khách quan về tương tác giữa đồ họa và các loại chất liệu khác nhau, cũng như các hình ảnh mô tả bề mặt vật liệu để tạo nên tính thẩm mỹ cho bao bì gạo.

Trong bài nghiên cứu “Vai trò của hình ảnh trong thiết kế bao bì” (2020) [2] tác giả cho rằng “Hình ảnh truyền tải thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp truyền tải khéo léo những đặc điểm, tính năng của sản phẩm một cách nghệ thuật, tinh tế từ đó tạo ra kết nối cảm xúc và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm” [2, tr 51] Bài nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh hình ảnh trong thiết kế đồ họa bao bì, và còn khoảng trống để NCS thực hiện tiếp trong nghiên cứu luận án

Bài nghiên cứu “Những giá trị của bao bì sản phẩm trong thiết kế đồ họa” (2021) [77] đã đề cập đến các chức năng và giá trị mà bao bì mang lại trong đó nhấn mạnh giá trị văn hóa của bao bì: “Các yếu tố hình ảnh mang bản sắc văn hóa, nơi xuất xứ của sản phẩm được thể hiện trên bao bì cũng đóng vai trò rất quan trọng Bởi những yếu tố đó, ngoài tạo nên sự ấn tượng, hấp dẫn, lôi cuốn thị giác, nó còn tạo niềm tin cho khách hàng thông qua những hình ảnh mang tính biểu tượng bản sắc của quốc gia hay bản địa, nơi xuất xứ và sản xuất ra sản phẩm [77, tr 100] Bài nghiên cứu đã giúp NCS có cái nhìn khách quan khi đánh giá các yếu tố hình ảnh phản ánh văn hóa vùng miền, địa phương trên thiết kế đồ họa bao bì gạo

Nhóm tài liệu nước ngoài

Cuốn sách Pakaging Makeovers: Graphic Redesign for Maket Change

Quá trình thiết kế lại bao bì là một sự kết hợp của khoa học, trực giác và nghiên cứu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng Việc thay đổi bao bì bao gồm cả thiết kế đồ hoạ, màu sắc, kiểu chữ, kiểu dáng và chất liệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của sản phẩm và chiến lược của thương hiệu Quá trình này cho thấy sự chuyển đổi trong thiết kế đồ hoạ bao bì dựa trên định hướng của nhà sản xuất và nhu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng.

Giles Calver trong cuốn What is packaging design? (Thiết kế bao bì là gì?) (2007) [109] đã chỉ ra rằng “việc lựa chọn và bố cục kiểu chữ, màu sắc của chữ cũng như các yếu tố đồ họa hỗ trợ khác nhằm mục đích hướng sự chú ý của người tiêu dùng đến những thông tin liên quan đến sản phẩm, đồng thời nó thể hiện hình thức đồ họa của các từ và nội dung thông điệp mà cụm từ đó mang lại” [109, tr 122] Ngoài ra, tác giả còn nêu quan điểm về “hình ảnh là một yếu tố chính của nhiều thiết kế bao bì, vì nó có thể truyền đạt thông tin một cách tức thời, nhanh chóng và hiệu quả” [109, tr 136] hay như “màu sắc trong thiết kế bao bì là một phần của bản sắc thương hiệu, nó giúp nhận diện thương hiệu một cách trực quan và theo thời gian việc sử dụng nhất quán màu sắc sẽ giúp người tiêu dùng liên tưởng ngay lập tức màu đó với thương hiệu” [109, tr 146] Cuốn sách cung cấp cho NCS cái nhìn rõ nét về vấn đề thiết kế bao bì, đồng thời giúp cho NCS bao quát được các yếu tố cần thiết khi nhìn nhận đánh giá thiết kế bao bì nói chung cũng như tầm quan trọng của các yếu tố thiết kế đồ họa trên bao bì sản phẩm gạo

Cuốn Pakaging Design successful packaging for specific customer group (Bao bì Thiết kế bao bì thành công cho nhóm khách hàng cụ thể) (2007)

[123] Cuốn sách đưa ra những thiết kế thành công khi nhắm vào một đối tượng khách hàng cụ thể, tác giả nhận định “việc phân khúc khách hàng mục tiêu là rất quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp đóng gói hiệu quả” [123, tr 6] Cuốn sách lý giải vì sao các mẫu thiết kế được hình thành và phát triển để tạo nên một thiết kế thành công xoay quanh yếu tố lấy người dùng làm trung tâm Tác giả đề cập “Người trưởng thành, có điều kiện về tài chính thường thích các sản phẩm có chất lượng… Do đó những chủ đề về xuất xứ, truyền thông văn hóa và nguồn gốc có liên quan mật thiết vì nó giúp truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm” [123, tr 173] Cuốn sách giúp cho NCS thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà thiết kế và khách hàng, đồng thời là cơ sở để NCS đưa ra những nhận định về tính khoa học trong thiết kế đồ họa bao bì gạo

Cuốn sách Design Matters, Packaging 01: An Esential Primer for Today’s Competitive Market (Các vấn đề về thiết kế bao bì tập 1: Bước khởi đầu thiết yếu cho thị trường cạnh tranh ngày nay) (2008) [110], cuốn sách lý giải sự phức tạp của bao bì, quá trình hình thành thiết kế bao bì và cách mà bao bì ảnh hưởng đến thế giới con người, trong đó tác giả đề cập đến ba yếu tố màu sắc, kiểu chữ, nghệ thuật và sự liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố đó trong mỗi thiết kế bao bì Cuốn sách nhấn mạnh “Nghệ thuật truyền tải một thông điệp và kể một phần câu chuyện thương hiệu” [110, tr 71] Cuốn sách giúp NCS có thêm cơ sở để chứng minh về giá trị nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo cũng như sự liên kết giữa các yếu tố trong thiết kế đồ họa bao bì giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu

Cuốn sách The Big book of pakaging (Cuốn sách lớn về bao bì) (2011) [108] cho thấy thiết kế bao bì liên quan đến nhiều yếu tố, với chất liệu đa dạng và quy trình phức tạp, đó là một quá trình sáng tạo đa chiều nhằm tạo ra sản phẩm thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng thương hiệu Tác giả Will Burke đã đưa ra nhận định “Bao bì thương hiệu phải thể hiện tính đồng bộ về nghệ thuật, phong cách, xây dựng câu chuyện về thương hiệu và sản phẩm từ những yếu tố cơ bản của thiết kế như: màu sắc, kiểu chữ và hình ảnh” [108, tr 5] Cuốn sách đã giúp NCS thấy được cách xây dựng ý tưởng và vận hành của các thiết kế bao bì thành công trong đó những yếu tố thiết kế đồ họa: màu sắc, chữ, hình ảnh có đóng góp quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn, phong cách thiết kế cũng như thông điệp của thương hiệu trên bao bì sản phẩm

Các tác giả trong cuốn sách Packaging Design Workbook - The Art and

Sience of Successful Packaging (Sổ tay thiết kế bao bì - Nghệ thuật và khoa học của thiết kế bao bì thành công ) (2011) [116] cho rằng bao bì đòi hỏi chuyên môn của nhiều lĩnh vực: tiếp thị, xây dựng chiến lược, nghiên cứu, tâm lý học, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, kỹ thuật, sản xuất, phân phối và bán lẻ Đây là ý nghĩa của nghệ thuật cộng với khoa học trong thiết kế bao bì Tác giả đề cao việc sử dụng hình ảnh (ảnh chụp, hình minh họa) trên bao bì vì nó thể hiện bản chất của sản phẩm một cách trực quan, chính xác Cuốn sách giúp cho NCS nhận định chính xác, nhất là đối với nhóm sản phẩm gạo, yếu tố trực quan luôn dẫn dắt người tiêu dùng hiểu đúng và nhanh nhất về sản phẩm, đồng thời cho thấy được mối liên hệ nhiều chiều của các lĩnh vực trong quá trình thiết kế, là cơ sở để NCS nhận định về tính khoa học cũng như nhận diện thương hiệu thông qua bao bì của các sản phẩm gạo Việt Nam giai đoạn này

Cuốn Thiết kế bao bì Từ ý tưởng đến sản phẩm của nhóm tác giả

Marianne Rosner Klimchuck và Sandra A Krasovec tái bản lần thứ 5 (2021) [45] đã chỉ ra những yếu tố tác động trong nghiên cứu thiết kế, đồng thời lý giải lý do khiến mẫu thiết kế bao bì trở thành công cụ hữu hiệu cho hoạt động tiếp thị sản phẩm, trong đó thành công của tiếp thị sản phẩm xoay quanh thiết kế bao bì của sản phẩm đó Tác giả đề cập đến các thành phần của thiết kế bao bì và sự tác động của chúng trong quá trình thiết kế, trong đó những yếu tố như kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh trên bao bì là những yếu tố để truyền tải thông tin và thẩm mỹ thị giác đến khách hàng Tác giả nhận định “Thiết kế bao bì tạo nên hình ảnh thương hiệu, xây dựng mối quan hệ giữa sản phẩm và người tiêu dùng” [45, tr 43] Cuốn sách gợi mở cho NCS trong phân tích, nhìn nhận những vấn đề liên quan trong thiết kế đồ họa bao bì gạo một cách rõ nét

Bài nghiên cứu “The Use of Images in Graphic Design on Packaging of Food and Beverages” (Sử dụng hình ảnh trong thiết kế đồ họa trên bao bì đồ ăn và đồ uống) (2015) [138] đề cao vai trò và tầm quan trọng của hình ảnh trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống bởi hình ảnh là một ngôn ngữ phổ quát giúp công chúng có thể hiểu một cách nhanh nhất Cũng giống như một số công trình nghiên cứu trước đó, tác giả mới chỉ đề cập đến một khía cạnh là hình ảnh trên bao bì Nghiên cứu chỉ phân loại các dạng thức mà chưa có những đánh giá, nhận định chuyên sâu dưới góc độ mỹ thuật cũng như sự cấu thành và tác động của các yếu tố hình ảnh này ra sao, hay nhận định về ảnh hưởng của các loại hình ảnh này thông qua nhận thức thị giác và truyền thông thương hiệu như thế nào Đây cũng là khoảng trống để NCS tiếp tục thực hiện các nghiên cứu, phân tích liên quan đến đề tài luận án

Bài nghiên cứu “Colour as a code in food packaging” (Màu sắc như một mã hiệu trên bao bì thực phẩm) (2016) [133] đề cập đến bao bì là một thông điệp giúp hướng dẫn, thúc đẩy và khuyến khích người tiêu dùng trong quyết định mua hàng và được thể hiện qua ngôn ngữ thiết kế là màu sắc Tác giả đề cao vai trò của màu sắc cũng như sự liên kết của các mã màu với nhóm sản phẩm thực phẩm, chính sự liên kết đó đã tạo ra tính dễ nhận biết và đặc trưng đối với từng nhóm hàng hóa Tác giả Maria Luisa Musso cho rằng “Màu sắc là một yếu tố thiết yếu được sử dụng như một dấu hiệu thể hiện các thuộc tính của sản phẩm” bởi lẽ “màu sắc có thể cung cấp thông tin về chất lượng của sản phẩm và mối liên hệ với nhóm sản phẩm cùng loại” [133, tr 17] Cùng hướng tiếp cận mỹ thuật học, tuy nhiên bài nghiên cứu mới chỉ đề cập đến khía cạnh màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì thực phẩm, do đó còn những khía cạnh khác cần được phân tích và chỉ ra một cách tổng thể khi nghiên cứu luận án

Bài nghiên cứu “Application of Illustration in Mordern Packaging Design” (Ứng dụng hình minh họa trong thiết kế bao bì hiện đại) (2017) [124] đề cao vai trò của hình minh họa với phong cách đa dạng và ngôn ngữ giàu hình tượng nhằm đáp ứng yêu cầu thể hiện cá tính riêng và chuyên môn hóa của bao bì, thương hiệu Các tác giả cho rằng “Hình thức thể hiện nghệ thuật độc đáo của hình minh họa làm cho bao bì có cá tính đặc biệt hơn, mang lại sự thích thú về mặt thị giác cho người tiêu dùng đồng thời cũng thúc đẩy sự trao đổi cảm xúc giữa người tiêu dùng và thương hiệu để thương hiệu nhận được sự quan tâm phổ biến” [124, tr 147] Bài viết đã cho NCS thấy được tầm quan trọng của hình minh họa trong việc thể hiện hình ảnh bao bì, với vai trò to lớn trong việc khơi gợi cảm xúc, thu hút sự chú ý và lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng, nó không chỉ phản ánh sự sáng tạo trong thiết kế mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh thương hiệu mang đặc trưng riêng, tiếp xúc gần gũi và để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí người tiêu dùng

Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Khái niệm về nghệ thuật

Các học giả đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa nghệ thuật Mỗi quan điểm đều dựa trên những khái niệm và thuật ngữ khác nhau, dẫn đến sự hiểu biết đa dạng về bản chất của nghệ thuật Các tài liệu nghiên cứu đã khám phá về các thuật ngữ và khái niệm này, làm sáng tỏ những cách thức đa dạng để hiểu và diễn giải nghệ thuật.

Tác giả M Cagan trong cuốn Hình thái học của nghệ thuật [55] cho rằng: “Nghệ thuật là một họat động nhận thức của con người bằng phương tiện hình tượng Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo theo các loại hình loại thể nhất định” [55, tr 5, 6] Trong nội dung cuốn sách ông còn nêu quan điểm trong việc phân chia thành nghệ thuật một chức năng và nghệ thuật hai chức năng, theo đó nghệ thuật một chức năng chỉ bao hàm chức năng nghệ thuật thuần tuý còn nghệ thuật hai chức năng sẽ bao hàm cả chức năng nghệ thuật và chức năng vụ lợi trong đó: “đối với mọi nghệ thuật ứng dụng, chức năng nghệ thuật của chúng không phải là chức năng thứ nhất mà dường như là phải “ứng dụng” cho thích hợp với chức năng vụ lợi” [55, tr 431] Xét theo quan điểm này nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì thuộc loại hình nghệ thuật hai chức năng

Cuốn Từ điển mỹ thuật phổ thông ghi rằng : “Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người… Trong mỹ thuật, nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay thành thục nghề” [58, tr 101]

Cuốn Từ điển Triết học có đề cập đến nghệ thuật với hàm ý: “Nghệ thuật

- hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của họat động con người; phản ánh hiện thực dưới những hình tượng nghệ thuật; là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ” [62, tr 380] Ở một góc nhìn khác, quan điểm về nghệ thuật được đề cập trong cuốn

Nghệ thuật học [43] của tác giả Đỗ Văn Khang: “Nghệ thuật tồn tại dưới dạng một tác phẩm cụ thể Tác phẩm chính là đơn vị của nghệ thuật [43, tr 226]

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghệ thuật dt: Cách thức dùng hình tượng phản ánh hiện thực và truyền đạt tình cảm, tư tưởng của con người một cách sinh động” [24, tr 416]

Nghệ thuật là sự sáng tạo mang tính khoa học, mô phỏng hiện thực nhằm tạo ra sản phẩm thẩm mỹ, giàu cảm xúc tác động đến giác quan, đặc biệt là thị giác.

Khái niệm về thiết kế đồ họa

Bàn về khái niệm thiết kế đồ họa, tác giả Richard Hollis đã đề cập: Thiết kế đồ họa là công việc tạo ra hoặc lựa chọn các điểm (yếu tố) và sắp xếp chúng trên một bề mặt để truyền đạt một ý tưởng Một dấu hiệu không phải là một bức tranh Hình ảnh đồ họa không chỉ là minh họa mô tả về những thứ được nhìn thấy hoặc tưởng tượng Chúng là những dấu hiệu mà ngữ cảnh mang lại cho chúng một ý nghĩa độc đáo và vị trí của chúng có thể mang lại cho chúng một ý nghĩa mới” [125, tr 7] Ông còn cho rằng: “Mặc dù hình thức của nó có thể được xác định hoặc thay đổi bởi sở thích hoặc định kiến thẩm mỹ của nhà thiết kế, nhưng thông điệp phải được đưa vào một ngôn ngữ được công nhận và hiểu bởi đối tượng mục tiêu của nó” [125, tr 8]

Thiết kế mang tính khoa học đòi hỏi sự tương tác giữa nhà sản xuất, sản phẩm và người tiêu dùng Quá trình này nhằm tạo ra sản phẩm sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.

Tác giả Amy E có đề cập: “Thiết kế đồ họa được định nghĩa là giải quyết vấn đề trên một bề mặt hai chiều Theo thời gian, thiết kế bao bì, thiết kế Web và thiết kế đa phương tiện mở rộng lĩnh vực này thành các ứng dụng trên không gian 3 chiều và 4 chiều” [105, tr 4] Tác giả cho rằng thiết kế đồ họa là thiết kế của những thứ mọi người nhìn thấy và đọc, lĩnh vực này không những mở rộng Áp phích, sách, bảng hiệu, biển quảng cáo, tài liệu quảng cáo, thiết kế bao bì, trang web và đồ họa chuyển động là những gì mà nhà thiết kế tạo ra “Nhà thiết kế phải nói điều gì đó cụ thể với một đối tượng nhất định về một sản phẩm hoặc một phần thông tin nhất định” [105, tr 4]

Từ tiếp cận các khái niệm về thiết kế đồ họa nói trên, trong khuôn khổ luận án thuật ngữ “thiết kế đồ họa” được hiểu là sự sắp xếp sáng tạo có chủ đích các yếu tố ngôn ngữ đồ họa như nét, hình, màu sắc, chữ trên một bề mặt (không gian hai chiều hoặc ba, bốn chiều) để tạo nên một sản phẩm đồ họa mang giá trị thẩm mỹ, truyền đạt một ý tưởng, thông điệp về sản phẩm, thương hiệu đến công chúng

Khái niệm về thiết kế bao bì Đề cập tới khái niệm về bao bì và thiết kế bao bì, các tác giả trong cuốn

Thương hiệu với nhà quản lý [78] có nhận định: “Bao bì, xét ở góc độ đơn thuần là vật dụng chứa đựng, bảo vệ hàng hóa tránh khỏi những tác động có hại từ môi trường và nâng cao chất lượng hàng hóa” [78, tr 222] “Bao bì là vật dụng quan trọng để nhà sản xuất dựa vào đó đưa ra các thông tin liên quan đến hàng hóa (để ghi nhãn hàng, thể hiện thương hiệu, tạo ra sự cá biệt cho hàng hóa)” [78, tr 223] Bàn về thiết kế bao bì cuốn sách đề cập:

Khi thiết kế bao bì, các tác nghiệp có thể chia thành hai dạng cơ bản vừa độc lập lại vừa quan hệ rất chặt chẽ với nhau Đó là phần tác nghiệp thiết kế kỹ thuật và phần tác nghiệp thiết kế mỹ thuật Thiết kế kỹ thuật thường phải am hiểu rất sâu sắc các đặc tính của thương phẩm, đặc điểm vận chuyển, bảo quản và tiêu dùng hàng hóa… Thiết kế mỹ thuật sẽ tạo ra bộ mặt hấp dẫn cho bao bì và cho hàng hóa Đây là phần khó nhất trong đa số các trường hợp khi thiết kế bao bì

Sự nổi bật của hàng hóa trong muôn vàn hàng hóa khác một phần nhờ vào đặc điểm mỹ thuật của bao bì [78, tr 228] Ở một góc nhìn khác, tác giả Gavin Ambrose và Paul Harris đã đưa ra khái niệm về thiết kế bao bì: “Thiết kế bao bì là một trong những yếu tố chính của chiến lược tiếp thị cho sản phẩm vì nó là bộ mặt trực quan sẽ được người tiêu dùng quảng bá, nhận biết và tìm kiếm” [102, tr 16] Theo đó tác giả cho rằng bao bì (các yếu tố đồ họa, hình dạng, vật liệu) phải thu hút sự chú ý của người mua và truyền đạt những lợi ích của sản phẩm

Tác giả Robin Lana đã nêu quan điểm về thiết kế bao bì cụ thể: “Thiết kế bao bì (pakaging design) là một ứng dụng của thiết kế đồ họa bảo đảm các công năng như một vỏ bọc bảo vệ, giới thiệu đầy đủ thông tin cũng như thu hút người tiêu dùng” [50, tr 163] Nhóm tác giả Marianne Rosner Klimchuck và Sandra A Krasovec trong cuốn Thiết kế bao bì từ ý tưởng đến sản phẩm

(2021) [45] có đưa ra định nghĩa:

Khái quát về thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, lịch sử phát triển của thiết kế bao bì nói chung và thiết kế đồ họa bao bì gạo nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển của kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật Nghiên cứu về thiết kế đồ họa bao bì gạo cũng cần đặt trong bối cảnh kinh tế, xã hội ở Việt Nam bởi chúng chịu sự tác động và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội

Nhìn nhận về sự phát triển của thiết kế đồ họa bao bì gạo tại Việt Nam cho thấy, họat động sản xuất và tiêu thụ gạo phát triển đã hình thành nhu cầu phải tạo ra những mẫu bao bì phong phú để bao chứa, bảo quản, nhận diện, phân biệt và quảng bá các chủng loại gạo của các thương hiệu gạo Việt trên thị trường Thiết kế đồ họa bao bì gạo là sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ, hay các dạng thức bố cục trình bày trên bao bì, đồng thời chú ý đến kiểu dáng vật liệu kết hợp nhằm tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho bao bì gạo, thúc đẩy quảng bá, tiếp thị và truyền thông của các thương hiệu gạo Việt Thiết kế đồ họa bao bì gạo phát triển đã mở ra các cơ hội tiếp thị, nhận diện thương hiệu thông qua trải nghiệm thị giác, thiết kế đồ họa bao bì bắt đầu trở thành yếu tố quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam

Theo suốt tiến trình phát triển của ngành sản xuất lúa gạo, từ nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường, xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của thiết kế đồ họa bao bì gạo Sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập của Việt Nam trên các lĩnh vực cùng với những tiến bộ công nghệ và đổi mới thị trường đã dẫn đến sự thay đổi nhiều mặt trong thiết kế bao bì gạo từ hình thức đồ họa đến chất liệu, kiểu dáng Điều đó cho thấy sự phát triển của thiết kế đồ họa bao bì gạo ngày nay có liên quan chặt chẽ đến đáp ứng nhu cầu thị trường, xã hội, đồng thời cho thấy sự xuất hiện của hình thức nghệ thuật mới - nghệ thuật hai chức năng (vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính ứng dụng), thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam

So với các sản phẩm hàng hóa khác, gạo Việt Nam có sự chú trọng đầu tư cho thiết kế bao bì muộn Điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ khi hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như sự chủ động xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm còn thấp Vì cạnh tranh bán sản phẩm chưa phải là vấn đề cấp bách, nên trước năm 2015, nhận thức của doanh nghiệp trong việc đầu tư thiết kế bao bì và xây dựng thương hiệu còn hạn chế.

Tuy nhiên, theo dự báo của tổ chức nông lương thế giới (FAO) [149] và

Tổ chức hợp tác kinh tế (OECD) giá lương thực toàn cầu trong tương lai và những năm tới sẽ tiếp tục tăng, trong khi Việt Nam là một trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới Đồng thời nhu cầu thẩm mỹ và chất lượng đối với sản phẩm gạo ngày càng tăng, các sản phẩm gạo chất lượng cao sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm phục vụ cho phân khúc thị trường người tiêu dùng có thu nhập và văn hóa tiêu dùng ngày càng cao hơn Áp lực cạnh tranh đối với các thương hiệu gạo của Việt Nam không chỉ có vấn đề giá cả, chất lượng mà việc xây dựng hình ảnh, tạo sự thu hút thông qua bao bì, nâng cao nhận diện thương hiệu gạo tại thị trường trong nước và thế giới cũng là yêu cầu cấp bách và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập

Thiết kế bao bì ở Việt Nam phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công nhờ các cải cách kinh tế từ năm 1986, dẫn đến sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành thiết kế bao bì.

1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển…” [153]

Sự phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong đó có mỹ thuật ứng dụng nói chung và thiết kế bao bì gạo nói riêng, các giai đoạn lịch sử là những chặng đường ghi dấu sự phát triển của thiết kế bao bì gạo trong dòng chảy mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam

Thiết kế bao bì gạo trước năm 2015

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI mở đầu công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Nền kinh tế của Việt Nam chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các doanh nghiệp kinh tế bắt đầu phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức kinh tế mới, sản xuất được phát triển, tạo ra nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu xã hội Thị trường xuất hiện những loại hàng hóa có chủng loại giống nhau, các doanh nghiệp nhận thấy ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn cần tạo ra các mẫu mã bao bì để nhận biết, phân biệt các loại sản phẩm trên thị trường, các hình thức mẫu mã bao bì bắt đầu xuất hiện nhiều hơn từ thời điểm này

Từ năm 1986, lúa gạo là ngành đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các lĩnh vực kinh tế khác Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất gạo của Việt Nam đã phát triển một cách nhanh chóng và bền vững nhờ tăng năng suất đất đai và thâm canh sản xuất Không chỉ tự cung đủ gạo, Việt Nam cũng đã trở thành một nước xuất khẩu gạo từ năm 1989, đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, điều đó có ý nghĩa to lớn về mặt giao thương hàng hóa quốc tế và tạo động lực thúc đẩy cho lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại Việt Nam Mặc dù sản xuất lúa gạo bắt đầu phát triển, tuy nhiên những mẫu mã bao bì gạo trong nước thời kỳ này chỉ dừng ở mức độ đơn giản, mục đích để bao gói hàng hóa trên thị trường, chủ yếu là hình thức bao tải đay, với định lượng lớn, dùng để chứa đựng sản phẩm khi tiêu dùng, trong khi đó đối với các nhóm ngành khác hình thức bao bì đã bắt đầu xuất hiện như bia, thuốc lá và hóa mỹ phẩm,… là những mặt hàng phổ biến do đã được phát triển và sử dụng rộng rãi từ thời Pháp

Năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mở ra sự giao lưu kinh tế, thương mại của Việt Nam, từ thời điểm này sự xuất hiện ngày càng nhiều các mặt hàng ngoại nhập tại thị trường Việt Nam với chủng loại đa dạng, hình thức đẹp và mẫu mã phong phú như các sản phẩm hóa mỹ phẩm của Unilever, P&G, hay nước giải khát Coca Cola,… chính việc giao thương hàng hóa đã phần nào kích thích sự phát triển của các mẫu mã bao bì trong nước, lúc này các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo trong nước cũng chú ý đến hình thức mẫu mã bao bì để giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường

Năm 1995, để thúc đẩy ngành lúa gạo, Chính phủ thành lập Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Miền Nam (Vinafood 1, Vinafood2) Các đơn vị lớn lúc bấy giờ như Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Miền Bắc, Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang góp phần đưa ngành lúa gạo Việt Nam phát triển Bao bì gạo thời kỳ này bắt đầu mô tả tính chất sản phẩm qua các hình vẽ nhưng chưa chú trọng thể hiện đặc tính nổi bật của sản phẩm.

Các mẫu mã bao bì gạo lúc này mới dừng ở việc mô tả về sản phẩm chứ chưa chú ý đến phải làm thế nào để thu hút người tiêu dùng đối với mặt hàng này, đồng thời cũng chưa có sự nghiên cứu để tạo ra sự khác biệt khi nhận biết các sản phẩm gạo trên thị trường

Từ năm 1995, công việc thiết kế đồ họa, thiết kế bao bì trong nước cũng bắt đầu phát triển nhất là lĩnh vực quảng cáo với sự xuất hiện của các công ty nước ngoài mở văn phòng tại Việt Nam như Saatchi and Saatchi (1995), Richard Moore Associates (2001),… trước đó công ty Richard Moore Associates đã tham gia tích cực vào các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam (Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) trong các họat động tiếp thị, và sau này là xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, đồng thời cũng là đơn vị thực hiện thiết kế bao bì thành công cho nhiều thương hiệu sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam

Lực lượng chính trong lĩnh vực thiết kế bao bì trong nước là những lớp họa sỹ được đào tạo bài bản từ các môi trường đào tạo mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng lớn của cả nước Bên cạnh đó những đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn thiết kế bao bì cũng phát triển mạnh mẽ như Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - Packexport (2005) tiền thân là công ty cổ phần bao bì Việt Nam, công ty bao bì Hoàng Anh,…

Hoạt động chuyên môn của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng trong thời gian này bắt đầu được chú trọng: Hội thảo Đồ họa ứng dụng (2002), Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc (2004) được tổ chức lần đầu tiên nhằm tôn vinh, đề cao tính sáng tạo nghệ thuật ứng dụng vào cuộc sống thông qua các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, đồng thời đưa ra những kiến giải khác nhau góp phần thúc đẩy làm đẹp sản phẩm hàng hóa, làm đẹp cuộc sống và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân

Cùng với những chính sách mở cửa hội nhập của Việt Nam, năm 2007

BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO

Biểu hiện của màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo

Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, màu sắc và hình ảnh đang được xem là những yếu tố quan trọng nhất tác động mạnh mẽ đến thị giác và cảm xúc của người tiêu dùng

Tác giả Maria Luisa Musso đã đề cập: “Màu sắc không chỉ là một quá trình vật lý, chúng họat động như một hệ thống dấu hiệu, một nguồn thông tin giải mã thế giới xung quanh chúng ta” [133, tr 16]

Theo khảo sát đánh giá của người tiêu dùng về thiết kế đồ họa bao bì gạo thì màu sắc là yếu tố thu hút sự chú ý nhiều nhất trên bao bì gạo với tỷ lệ bình chọn là 48,8% Điều này cho thấy đa phần người tiêu dùng đều quan tâm đến các biểu hiện của màu sắc trên bao bì gạo [PL3, mục 2.4, tr 260] Bên cạnh đó hầu hết mẫu bao bì được khảo sát đều quan tâm đến việc sử dụng màu sắc để biểu thị dấu hiệu nhận biết riêng cho sản phẩm Biểu hiện của màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này cho thấy sự mới mẻ được thể hiện ở các cách phối màu nhằm tạo ra dấu hiệu nhận diện riêng của thương hiệu

Màu sắc được xem như yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự khác biệt nhận biết và phân biệt sản phẩm thực phẩm, nhất là làm nổi bật sản phẩm trong vô vàn các sản phẩm cùng loại Khi mua sắm trong siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi, khó có thể đọc tên để phân biệt được sản phẩm từ xa nhưng màu sắc sẽ giúp người xem có thể phát hiện và nhận biết được sản phẩm một cách nhanh chóng Những thiết kế đồ họa bao bì thành công đồng nghĩa với việc màu sắc phát huy hiệu quả của tín hiệu truyền thông thị giác tác động đến tâm lý, cảm xúc và quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng

Tác giả Gavin Ambrose và Paul Haris [101] đã chỉ ra rằng “màu sắc là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực giao tiếp bằng hình ảnh, nó giúp khoanh vùng các thành phần hay nhóm các sản phẩm có tính chất tương tự” [101, tr 155]

Nếu như trước đây việc màu sắc trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo thể hiện sự đơn điệu, liên kết giữa các mảng màu trong cùng một thiết kế còn hạn chế, một số thiết kế còn cho thấy sự loè loẹt, thiếu trọng tâm thì ngày nay việc ứng dụng màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo đã cho thấy sự phong phú linh họat, giúp cho bao bì gạo mang tinh thần của một sản phẩm thiết kế hiện đại [PL1, H2-1, tr 195]

Một trong những màu sắc được nhìn thấy phổ biến trên các thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này nhằm tạo sự ấn tượng ngay lập tức về mặt thị giác là màu tương phản Theo thống kê khảo sát tỷ lệ các mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo sử dụng màu tương phản là 40,57% [PL2, mục 2.1, tr 251] Về cơ bản thì nhóm bao bì sử dụng màu tương phản muốn hướng đến sự sinh động, phong cách, hay những đặc trưng nổi trội của sản phẩm nhờ việc sử dụng các cặp màu đối lập nhau trong cùng một thiết kế, cách đặt các màu tương phản cạnh nhau giúp thu hút thị giác mạnh mẽ, khiến người tiêu dùng chú ý ngay đến sản phẩm Ngoài ra, màu tương phản trên bao bì gạo còn được nhìn thấy nhờ việc vận dụng sự tương phản trong màu nóng - màu lạnh, tương phản trong sắc độ đậm

- nhạt, tương phản to - nhỏ trong mảng màu hay trong màu sắc của bề mặt vật liệu được thể hiện trong các thiết kế Một số thương hiệu sử dụng màu tương phản trên thiết kế đồ họa bao bì gạo phải kể đến là: Hạt Ngọc trời, Hoa nắng, gạo Mường, Winmart good, Vinaseed, Nutrichoice, Nàng Sen Thiết kế đồ họa bao bì gạo Nàng Sen sử dụng màu tím sẫm làm chủ đạo kết hợp với mảng màu vàng được kéo xuống cùng logo thương hiệu, trong phần nền sẫm đó màu trắng của bát cơm như một điểm nhấn làm tôn lên hình ảnh sản phẩm và thu hút sự chú ý mạnh mẽ vào sản phẩm và thương hiệu Các mảng màu được thể hiện rõ ràng, dứt khoát, cùng nhau làm tôn lên vẻ hiện đại của thiết kế bao bì và tạo sự thu hút thông qua màu sắc trên bao bì gạo [PL1, H2-2, tr 195] Màu tương phản trên bao bì gạo Nàng Sen không những tạo ra sự hấp dẫn, thu hút của màu sắc trên bao bì gạo mà việc sử dụng cách phối màu này trên các bao bì gạo còn tạo nên dấu hiệu nhận biết riêng của thương hiệu

Màu sắc trên bao bì gạo Tôm đỏ của công ty nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm thì kết hợp sử dụng hai màu tương phản là đỏ và xanh thẫm, hai mảng màu được đặt tương phản về kích cỡ to nhỏ (mảng đỏ chiếm 2/3, mảng xanh thẫm chiếm 1/3 mặt chính diện), điểm nhấn hình hạt gạo màu trắng được đặt chính giữa bao bì làm nền cho sự xuất hiện của tên sản phẩm Tương tự như vậy, màu tương phản còn được sử dụng trong thiết kế bao bì của các dòng sản phẩm khác của thương hiệu: Gạo tôm cam và Tấm tôm xanh Sử dụng màu tương phản trong thiết kế đồ họa bao bì gạo đã làm cho nhóm bao bì gạo của thương hiệu Lúa tôm trông vô cùng nổi bật và bắt mắt, điều đó giúp thu hút cái nhìn của người tiêu dùng về sản phẩm, ghi nhớ đặc điểm nhận diện màu sắc của thương hiệu sản phẩm Ở một góc nhìn khác, thiết kế đồ họa bao bì gạo lứt tím Hoa Nắng phân tách ra hai mảng màu trắng và tím sẫm tương phản mạnh đặt cạnh nhau Bởi đây là sản phẩm tốt cho sức khoẻ, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, hình ảnh chính được đặt trên nền tím sẫm cũng tạo ra cảm giác nhỏ gọn hơn khi mô tả lợi ích kiểm soát cân nặng của sản phẩm Màu tím sẫm như tạo một sự liên kết với tên gọi của sản phẩm “Lứt tím”, sự tương phản giữa hai mảng màu trắng và tím sẫm gây chú ý mạnh mẽ đến nội dung hình ảnh mà thương hiệu đang muốn truyền thông Đôi khi màu tương phản cũng tạo ra hiệu quả thị giác đối với nhóm sản phẩm mới cũng như xu hướng màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo [PL1,H2-3, tr 196]

Có thể thấy, màu tương phản trên thiết kế đồ họa bao bì gạo như tạo cảm giác về sự đối nghịch, điều đó không hẳn là chúng khó kết hợp, mặt khác sự đối nghịch này làm tăng sự tương tác và thể hiện cá tính mạnh mẽ, đặc điểm nổi trội của sản phẩm, đồng thời màu tương phản còn tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người tiêu dùng đối với nhóm sản phẩm gạo

Bên cạnh những thiết kế đồ họa bao bì sử dụng màu tương phản thì màu tương đồng với những gam màu theo tông màu chủ đạo cũng là lựa chọn của một số thương hiệu gạo trong giai đoạn này [PL2, mục 2.1, tr 251] Màu tương đồng thường sử dụng một tông màu chủ đạo hay kết hợp nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu trong thiết kế bao bì gạo để tạo nên đặc điểm nhận diện riêng về màu sắc của từng thương hiệu Một số thương hiệu sử dụng màu tương đồng phải kể đến như: thương hiệu gạo Ông Cụ, gạo Thiên Kim, gạo Ông Cua, gạo Ban Mai, nhóm gạo đen, gạo lứt Phúc thọ của Vinaseed, Hoa Sữa, Lotus rice, Lạc Việt, …

Màu tương đồng trong thiết kế đồ họa bao bì gạo phần nào thể hiện màu sắc đặc trưng của thương hiệu, nó giúp thương hiệu có lợi thế trong việc nhận diện thông qua màu sắc trên các phương tiện truyền thông khác nhau

Lotus Rice là một thương hiệu nổi tiếng của công ty cổ phần Hoa Sen, một doanh nghiệp có thị phần lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán gạo với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Ecoba, Nutri Choice, Lotus Rice Điểm đặc biệt là dù cùng một công ty nhưng mỗi thương hiệu đều tạo được một phong cách thiết kế riêng rất ấn tượng Với Lotus Rice thương hiệu sử dụng màu tương đồng cho các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo của mình, không khó để bắt gặp những bao bì gạo của Lotus Rice như sản phẩm Gạo thơm lài với tông màu xanh lá cây đặc trưng tại các siêu thị Mẫu thiết kế sử dụng màu xanh lá cây đậm ở viền ngoài bao quanh sản phẩm, mặt chính diện được thiết kế dạng nhãn có trổ thủng để lộ sản phẩm bên trong với màu xanh lá cây nhạt hơn Các lớp màu trên thiết kế khác nhau về độ đậm nhạt và được viền bởi màu nhũ vàng, tổng thể bao bì toát lên một màu sắc đặc trưng của thương hiệu Các dòng sản phẩm khác của thương hiệu Lotus Rice cũng sử dụng màu tương đồng với tông màu chủ đạo là hồng hoặc tím [PL1, H2-4, tr 196]

Thương hiệu gạo Lạc Việt cũng là một trong những thương hiệu sử dụng màu tương đồng cho các sản phẩm bao bì gạo Cùng một định dạng bố cục, với mỗi sản phẩm khác nhau thương hiệu lựa chọn các tông màu xanh, vàng, cam, tím cho mỗi thiết kế, đơn cử trong thiết kế đồ họa bao bì gạo ST25, tông màu vàng cam là màu sắc chủ đạo trong thiết kế, các sắc độ đậm nhạt hay những màu tương hỗ trong cùng nhóm màu giúp thể hiện ánh sáng, độ viễn cận trong tạo hình minh họa Với màu tương đồng dường như sản phẩm thiết kế thể hiện được sự bao la của cảnh vật thiên nhiên, điều đó làm cho bao bì gạo trở nên hấp dẫn và tràn đầy sức sống [PL1, H2-5, tr 197]

Màu tương đồng cũng được nhìn thấy trên bao bì gạo Ông Cua, không sử dụng cách thức pha phối nhiều màu hay tạo độ tương phản trong sử dụng màu sắc, thương hiệu Ông Cua chọn tông màu vàng làm chủ đạo chuyển nhẹ sang xanh lá cây, màu sắc của bao bì gợi màu vàng của lúa chín mùa thu họach

Biểu hiện của hình ảnh trong thiết kế đồ họa bao bì gạo

Theo một khảo sát được NCS thực hiện nhằm đánh giá yếu tố thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thiết kế đồ họa bao bì gạo thì hình ảnh là yếu tố được lựa chọn cao thứ hai với tỷ lệ 42,6%, điều đó chứng tỏ rằng hình ảnh trên bao bì gạo là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến nhận thức thị giác của người tiêu dùng [PL3, mục 2.4, tr 260]

Tác giả Giles Calver đã cho rằng: “Hình ảnh là một yếu tố chính của nhiều thiết kế bao bì, vì nó có thể truyền đạt thông tin một cách tức thời, nhanh chóng và hiệu quả” [109, tr 136] Đề cập về hình ảnh, tác giả Gavin Ambrose và Paul Haris đã nhận định:

Hình ảnh không chỉ là yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp Hình ảnh giúp làm sống động thiết kế, tạo nên nhận diện trực quan cho sản phẩm và trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trên các lĩnh vực nhất là kinh tế thương mại đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam Bên cạnh chợ truyền thống, các hệ thống siêu thị lớn nhỏ, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đã mở ra một không gian mua sắm hiện đại, nơi xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu mã bao bì gạo với hình thức phong phú, đa dạng Bên cạnh đó các hình thức mua sắm trực tuyến trên trang thương mại điện tử cũng là nơi xuất hiện các hình thức mua bán gạo và ngày càng nở rộ

Khoa học công nghệ phát triển với những thiết bị điện tử, những phần mềm đồ họa chuyên dụng cũng tạo nên sự phong phú trong hình ảnh trên thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này

Trong thiết kế bao bì gạo tại Việt Nam, hình ảnh được thể hiện theo ba kiểu chính: hình vẽ, ảnh chụp, và kết hợp cả hai Các loại hình ảnh này bao gồm hình minh họa, hình nhân vật, hình hướng dẫn, hình đồ họa, hình biểu tượng, ảnh chụp, hoặc kết hợp.

Mỗi thể loại hình ảnh trên thiết kế đồ họa bao bì gạo có thể khác nhau về hình thức biểu đạt nhưng chúng có những đặc điểm chung trong các dạnh hình thể: chúng thường thấy là hình ảnh sản phẩm hoặc sản phẩm sau chế biến (bông lúa, hạt gạo, bát cơm, các món ăn từ gạo…) hình ảnh phong cảnh (cảnh đồng quê, cảnh lao động sản xuất, cảnh thiên nhiên hoặc động vật liên quan đến nông nghiệp), hình ảnh nhân vật đơn lẻ hoặc cảnh nhóm người,…

Sự phong phú của các loại hình ảnh trên thiết kế đồ họa bao bì đã cho thấy sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, điều đó đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng cũng mở ra một góc nhìn khác với những sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì đối với nhóm hàng gạo

Hình ảnh trên bao bì gạo bao gồm các biểu hiện của hình vẽ (vẽ tay hoặc vẽ trên máy) bao gồm: hình vẽ minh họa, minh họa nhân vật, minh họa hướng dẫn, hình đồ họa, hình biểu tượng; ảnh chụp (ảnh chụp tự nhiên, ảnh chụp qua xử lý); và các dạng thức kết hợp giữa hình vẽ và ảnh chụp trong thiết kế đồ họa bao bì gạo để tạo ra những dấu hiệu nhận biết thương hiệu

Những thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này cho thấy nhà thiết kế phải có cái nhìn bao quát, thấu hiểu sâu sắc về sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, những đặc điểm địa phương, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia từ đó mới đưa ra được các yếu tố hình ảnh phù hợp thể hiện đặc trưng riêng trên bao bì mà trong đó việc truyền tải thông điệp bằng hình ảnh đến người tiêu dùng là hết sức quan trọng Hình ảnh trên bao bì gạo giúp dẫn dắt người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm, thương hiệu, nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất địa phương, hay các giá trị văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia

Trên bao bì gạo những hình ảnh trực quan đơn giản giúp cho người tiêu dùng nắm bắt nhanh hơn thông điệp muốn truyền tải, những hình ảnh ẩn dụ sẽ tạo ra sự thú vị nhưng cũng làm cho việc liên tưởng nhận biết diễn ra lâu hơn Với hầu hết các thiết kế bao bì gạo giai đoạn này, xu hướng sử dụng những hình ảnh trực quan về sản phẩm được nhìn thấy phổ biến hơn như: cánh đồng lúa, bông lúa, hạt gạo, bát cơm, khung cảnh lao động sản xuất giúp người tiêu dùng liên tưởng ngay đến sản phẩm, hay xuất xứ vùng trồng, tuy nhiên những hình ảnh ẩn dụ thể hiện các ý nghĩa văn hóa truyền thống, giá trị của sản phẩm, hay cá tính của thương hiệu cũng là một biểu hiện mới mẻ dần được đưa vào trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này

Hình vẽ trên bao bì gạo

* Hình vẽ minh họa trên bao bì gạo

Theo kết quả khảo sát của NCS, 35,5% người tham gia ưa chuộng hình ảnh minh họa trên bao bì gạo [PL3, mục 2.6, tr 261] Những hình ảnh này thường hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, với nhiều chủ đề đa dạng như nhân vật được nhân cách hóa hoặc chủ đề thiên nhiên động vật liên quan đến nền nông nghiệp Việt Nam.

Hình vẽ minh họa trên bao bì gạo được thể hiện với nhiều phong cách và phương tiện khác nhau để biểu đạt nội dung, truyền tải thông tin tới khách hàng

Có rất nhiều cách thức để thể hiện hình vẽ minh họa trên bao bì gạo, với những phương tiện thể hiện khác nhau, từ đường nét đơn giản tới phức tạp có thể ký họa hoặc thực hiện trên máy tính mỗi cách thức sẽ là một điều mới mẻ truyền tải thông tin mới đầy hấp dẫn

Hình vẽ minh họa có thể là những đường nét đơn giản hay kỹ lưỡng Hình vẽ minh họa có thể được ký họa và thực hiện tô màu bằng tay (vẽ chì, vẽ bút mực) hay xử lý bằng kỹ thuật máy tính (vẽ vector và các hiệu ứng kỹ thuật số) Những phong cách vẽ khác nhau cũng tạo nên sự khác nhau về cá tính của mỗi sản phẩm hay đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến Những nét vẽ tay thường mang lại cảm xúc rất lớn bởi sự thanh đậm của nét vẽ, run rẩy hay dứt khóat cũng góp phần tạo nên những phong cách khác nhau [PL1, H2 - 10, tr 199]

Biểu hiện của kiểu chữ trong thiết kế đồ họa bao bì gạo

Chữ thể hiện tên thương hiệu

Bên cạnh hình ảnh và màu sắc, chữ là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên sự mới mẻ của thiết kế đồ họa bao bì và nhận diện thương hiệu gạo Việt giai đoạn này Nghệ thuật chữ trên thiết kế đồ họa bao bì gạo là phương pháp tạo hình để chuyển thể chữ thành ký hiệu, biểu tượng, hình tượng nghệ thuật

Các thương hiệu gạo tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng vào hình thức và cách sắp xếp chữ trên bao bì sản phẩm, sử dụng chữ như một dấu hiệu nhận dạng thương hiệu Điển hình là các thương hiệu như Select, Finerst, Happy của Coop, hay Vua gạo, Ban Mai, Vinaseed, Winmart good, Gạo ngon bốn mùa, Gạo Cỏ may, Gạo Vinh Hiển… Trích dẫn quan điểm của tác giả Giles Calver về vai trò và các yếu tố liên quan trong quá trình thiết kế bao bì:

Chữ nằm ở trung tâm của thiết kế bao bì về cơ bản nó liên quan đến việc phổ biến thông tin, chúng phải được hiển thị trên bao bì một cách rõ ràng Lựa chon kiểu chữ phụ thuộc vào kích cỡ bao bì, phạm vi thông tin và phương pháp in Kiểu chữ được lựa chọn cũng có thể phụ thuộc vào tính cách của thương hiệu [109, tr 122]

Trong xu hướng tiêu dùng hiện nay thiết kế chữ làm dấu hiệu nhận biết riêng biệt cho thương hiệu trên bao bì gạo cũng hết sức phổ biến

Khác với các thương hiệu khác, những sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo luôn có sự kết hợp giữa hình ảnh và chữ, tuy nhiên thương hiệu gạo Vinh Hiển đã tạo ra một góc nhìn mới mẻ khi chỉ sử dụng chữ làm yếu tố thiết kế chính cho bao bì sản phẩm gạo Lài Long Phụng và Khổng Tước Nguyên của mình Kiểu chữ không chân được sử dụng làm điểm nhấn chính của cả thiết kế, tạo ra hình thức thiết kế mới mẻ, độc đáo trong đó đề cao sự biểu đạt của chữ, mang đến sự hiện đại trong thiết kế bao bì gạo Dù là một hình thức thiết kế với một góc nhìn mới lạ, không có nhiều yếu tố minh họa hỗ trợ để biểu thị tính chất của sản phẩm, tuy nhiên nhóm bao bì gạo của thương hiệu Vinh Hiển không cho thấy sự lạ lẫm, lép vế so với các mẫu thiết kế khác, trái lại, chúng mang đến một tinh thần năng động, hiện đại thông qua cách sử dụng chữ trên thiết kế đồ họa bao bì [PL1, H2 - 34, tr 211]

Trong thiết kế đồ họa bao bì, đặc tính đặc trưng của chữ cái thể hiện ở chân chữ, độ nhanh chậm của nét chữ, sự thay đổi giữa nét thanh đậm, độ dày mỏng của chữ so với chiều cao Tương quan giữa các chữ cái với nhau và với hình nền tạo thành bố cục Đối với thiết kế chữ cái trên bao bì gạo, yếu tố thị giác liên quan như độ đậm nhạt, dày mỏng, kích thước, vị trí, cách sắp xếp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc thông qua nét chữ.

Kiểu chữ trên thiết kế bao bì gạo giai đoạn này cho thấy sự phong phú, thể hiện sự ăn nhập với tổng thể bao bì và tạo ra nhịp điệu cho sản phẩm Kiểu chữ có khi chắc khoẻ, dày dặn nhưng cũng có khi nhẹ nhàng bay bổng để tạo ra sự uyển chuyển trong liên kết cũng như truyền tải thông điệp về nội dung sản phẩm, thương hiệu Mỗi kiểu chữ có một đặc tính riêng, tạo nên sự phong phú trong biểu hiện của chữ trên thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này Nếu như trước đây các phông chữ có chân hoặc không chân dày dặn với kích cỡ lớn thường được sử dụng trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo thì giai đoạn này các phông chữ được bo tròn ở các góc, phông chữ chuyển động dạng viết tay cũng được sử dụng phổ biến trong các thiết kế bao bì gạo [PL2, mục 2.3, tr 252]

Dòng sản phẩm mang thương hiệu Select, Happy, Finest của Coop là một ví dụ, dù là các thương hiệu của cùng một hệ thống nhưng phân khúc khách hàng và sản phẩm của mỗi thương hiệu có sự khác nhau Với dòng sản phẩm gạo Happy, đây là dòng sản phẩm với định hướng phổ thông thương hiệu đã lựa chọn phông chữ không chân dày dặn, chắc khoẻ, tạo ra sự chắc chắn, mộc mạc, phù hợp với nhiều đối tượng, dễ chấp nhận Trong khi đó, dòng sản phẩm gạo Select được thiết kế hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi với chất lượng cao, phông chữ được lựa chọn có nét bo tròn, dày dặn tạo cảm giác gần gũi, thân thiện mang hơi hướng hiện đại, phông chữ được cách điệu kết hợp với dấu của chữ được thể hiện bằng một dấu tích cho “sự lựa chọn” Đối với dòng sản phẩm cao cấp nhất Finest thì lại được thể hiện bằng kiểu chữ viết tay với nét chuyển động, mảnh, ấn tượng như là một điểm nhấn tạo sự khác biệt trên tổng thể bao bì, tạo ấn tượng mạnh mẽ thu hút sự chú ý của khách hàng về cách sử dụng chữ mới lạ Những ví dụ trên cho thấy, việc lựa chọn và sắp xếp kiểu chữ, phông chữ cho mỗi thiết kế bao bì gạo giai đoạn này phần nhiều phụ thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất trong việc thể hiện “cá tính” thương hiệu và đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới, qua đó để thấy rằng cũng như hình ảnh hay màu sắc, chữ luôn ẩn chứa trong nó những thông điệp thú vị truyền tải đến khách hàng [PL1, H2 - 35, tr 212]

Thiết kế đồ họa bao bì sản phẩm gạo lứt tím của thương hiệu gạo hữu cơ Hoa Nắng hướng tới đối tượng là nữ giới trẻ tuổi Đây là dòng sản phẩm cao cấp với đặc tính giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, chống oxy hóa rất tốt cho nữ giới, đó chính là lý do mà phông chữ viết tay với đặc tính nhẹ nhàng, bay bổng được sử dụng, như là một điểm nhấn thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu Có thể nói biểu hiện chữ trên thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này cho thấy sự nghiêm túc trong nghiên cứu tính chất của kiểu chữ, phông chữ hướng đến khách hàng và thể hiện thông điệp và tinh thần của thương hiệu

Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, các sản phẩm cao cấp như gạo hữu cơ thường hướng đến một phong cách nhã nhặn đơn giản về phông chữ, màu sắc Điều đó được nhìn thấy trong cách sử dụng chữ trên bao bì gạo Nàng Mekong

Phông chữ có chân nhọn được sử dụng mang lại cảm giác đơn giản, trẻ trung, nhưng không kém phần tinh tế, cao cấp Mặc dù những thiết kế sử dụng phông chữ có chân thường tạo ra cảm giác chững chạc, cổ điển Tuy nhiên, với cách sử dụng phông chữ có chân nhọn kết hợp với độ dày mảnh, thanh đậm của nét chữ đã tạo ra sự mới lạ so với thiết kế bao bì của các sản phẩm gạo khác, thiết kế chữ trên bao bì gạo Nàng mekong cho thấy sự mới mẻ, hiện đại và không kém phần cao cấp nhờ cảm xúc của phông chữ, hình ảnh và màu sắc mang lại

Có thể nói, kiểu chữ trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này không những thể hiện tính thẩm mỹ của bao bì gạo mà còn đóng góp quan trọng tạo nên dấu hiệu nhận diện riêng biệt của từng thương hiệu hướng đến khách hàng

Chữ diễn giải nội dung thông tin trên bao bì gạo

Có thể thấy rằng thiết kế đồ họa bao bì gạo được tạo ra nhờ sự sắp xếp có chủ ý các yếu tố chữ, màu sắc, hình ảnh, thể hiện được ý tưởng, thông điệp của sản phẩm, trong đó chữ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, dẫn dắt người xem đến nội dung thông tin chính cần biểu đạt, do đó việc lựa chọn và bố cục kiểu chữ, màu sắc của chữ cũng như các yếu tố đồ họa hỗ trợ khác nhằm mục đích hướng sự chú ý của người tiêu dùng đến những thông tin liên quan đến sản phẩm, đồng thời thể hiện hình thức đồ họa của các từ và nội dung thông điệp mà cụm từ đó mang lại

Tác giả Marianne Rosner Klimchuk và Sandra A Krasovec đã viết trong cuốn Thiết kế đồ họa bao bì Từ ý tưởng đến sản phẩm: “Typography xuất phát từ chữ Hy Lạp, typos nghĩa là “ấn tượng”, graphein nghĩa là “viết” Typography là nghệ thuật sử dụng các letterform (mặt chữ) để truyền đạt một ngôn ngữ thể hiện bằng văn bản theo lối trực quan” [45, tr 65] Đồng thời tác giả còn cho rằng nghệ thuật sử dụng chữ trong thiết kế bao bì là phương tiện để truyền đạt tên sản phẩm, tính năng cũng như các thông tin thiết yếu khác của sản phẩm tới người tiêu dùng và là yếu tố quan trọng giúp biểu đạt sản phẩm

Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo việc sử dụng chữ rất quan trọng Bởi chữ không chỉ dùng để truyền tải ngữ nghĩa, tên sản phẩm, tính năng cũng như các thông tin thiết yếu khác mà còn biểu đạt thông điệp của nhà sản xuất, việc sắp xếp bố cục chữ còn có thể tạo tính thẩm mỹ cho bao bì gạo Nói cách khác, chữ còn mang lại giá trị nghệ thuật cho hình ảnh và nội dung sản phẩm trên bao bì Nghệ thuật chữ trên thiết kế bao bì gạo có tác dụng hướng người xem đến nội dung thông tin một cách có chủ đích thông qua cách thức sắp xếp bố cục, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc của chữ hay tương quan của chữ với nền

Nếu như trước đây sự xuất hiện của chữ trên thiết kế đồ họa bao bì gạo cho thấy sự lúng túng trong sắp xếp và tổ chức thông tin trên bao bì, gây rối cho người xem và khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, thì giai đoạn này vấn đề đó đã được cải thiện rõ rệt

Biểu hiện của bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì gạo

Giai đoạn 2015 - 2022, bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì gạo đang được xem như yếu tố quan trọng tác động tới cảm xúc được truyền tải Bố cục thiết kế được xác định thông qua việc sắp xếp và tổ chức nội dung thông tin thông qua các yếu tố về hình ảnh, màu sắc, chữ, những yếu tố này được sắp xếp trong một trình tự có chủ ý, nhằm mục đích chuyển tải thông điệp, tạo nên sự hoàn thiện trong hình thức và hiệu quả thẩm mỹ trong thiết kế bao bì gạo

Các kiểu bố cục thiết kế đồ họa bao bì gạo

Bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này thể hiện sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố thiết kế có thể giúp tạo ra sự hấp dẫn, mới lạ và khả năng truyền thông tin Những nguyên lý về màu, về hình, về bố cục những nguyên tắc trong thiết kế là nền tảng kiến thức cần thiết cho bất kỳ họat động sáng tạo nào trong đó có thiết kế đồ họa bao bì mà cụ thể là thiết kế đồ họa bao bì gạo Những nguyên lý thiết kế này áp dụng trong bố cục bao bì gạo liên quan đến việc sử dụng các yếu tố thiết kế như: hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc dựa theo các nguyên tắc về bố cục tạo sự cân bằng, sự tương phản, sự nhấn mạnh, không gian dương và không gian âm, sắc độ, tỷ lệ,… trong quá trình thiết kế Các nguyên lý thiết kế được áp dụng trên bao bì giúp định hình phong cách, xu hướng thiết kế thông qua hình thức bố cục vừa tổng quát, vừa phân cấp thông tin, hình ảnh trên bao bì một cách chặt chẽ, tạo ra đặc điểm riêng trong bố cục thiết kế của từng thương hiệu

Bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì đôi khi phản ánh một phong cách hay một giai đoạn phát triển Trước đây, những yếu tố đồ họa trên bao bì gạo được trình bày với phong cách cân đối, một phần do những hạn chế trong cách thức bố cục chưa có nhiều sáng tạo, phần khác cũng bị hạn chế bởi các kỹ thuật in ấn lúc bấy giờ Tuy nhiên, giai đoạn này với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hình thức thiết kế trên máy tính cùng với sự phát triển trong công nghệ in ấn đã hỗ trợ tạo ra các sáng tạo trong phong cách bố cục mới trên thiết kế đồ họa bao bì gạo

Có bốn nhóm bố cục thường được sử dụng trong các thiết kế đồ họa giai đoạn này để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ riêng biệt cho từng thương hiệu: Bố cục tạo sự cân bằng, bố cục tạo sự tương phản, bố cục tạo điểm nhấn, bố cục tạo sự chuyển động [PL2, mục 2.4, tr 252]

Nhóm bố cục tạo sự cân bằng là cách sắp xếp các yếu tố thiết kế theo nguyên tắc đối xứng hoặc không đối xứng, sử dụng các yếu tố màu sắc, kích thước, số lượng Nhóm bố cục này đặt điểm nhấn vào trung tâm bao bì, mang lại cảm giác ổn định, chắc chắn Các thương hiệu gạo sử dụng nhóm bố cục này bao gồm Gu food, gạo Phúc Thọ của Vinaseed, Itarice, Vua gạo, Hoa sữa, Cỏ may, Kiến quốc, gạo Mùa, Orsa,

Nhóm bố cục thứ hai được sử dụng trong thiết kế đồ họa bao bì gạo là bố cục tạo sự tương phản trong đó sử dụng màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, kiểu chữ đối lập nhau trong cùng một thiết kế hay hình thức tạo ra không gian âm - dương, phân mảng tĩnh - động từ họa tiết và cấu trúc bề mặt Cách thức bố cục này thường cho thấy sự mới lạ, ấn tượng trong mỗi thiết kế, đây cũng là những biểu hiện mới mẻ về mặt bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này Một số thương hiệu sử dụng cách thức bố cục này cho thiết kế bao bì gạo phải kể đến như: thương hiệu gạo Ngỗng, gạo A Sào, gạo Niêu vàng,…

Bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì Gạo ngỗng tạo được ấn tượng khá mới lạ và thú vị khi sử dụng cách thức tạo không gian âm - dương trên thiết kế, với phần đối lập giữa mảng không gian tĩnh màu trắng hình cổ ngỗng với mảng động là hình vẽ ruộng lúa đầy màu sắc đối xứng hai bên Tất cả thông tin và thương hiệu sản phẩm được đặt ở vị trí trung tâm theo một trình tự được phân cấp, hình vẽ minh họa ruộng lúa ruộng rươi xen kẽ được đặt đối xứng nhau, bố cục góp phần tạo ra sự mới mẻ và giá trị nghệ thuật cho bao bì gạo ngỗng [PL1, H2 - 39, tr 214]

Một số thương hiệu Nutri Choice, Vinaseed hay Thái Bình seed cũng sử dụng cách thức tạo họa tiết, cấu trúc bề mặt trong bố cục để tạo chiều sâu hoặc mô phỏng bề mặt vật lý như thô, sần của túi vải đay thường dùng để đựng gạo [PL1, H2 - 40, tr 215]

Nhóm bố cục thứ ba dùng trong thiết kế bao bì gạo là bố cục tạo sự chuyển động Các yếu tố thiết kế sắp xếp theo trình tự to nhỏ theo hướng nhất định hoặc hình chuyển động theo đường chéo Cách bố trí này giúp tạo cảm giác chuyển động của hình hoặc độ nông sâu của bề mặt vật liệu, tăng tính mới mẻ cho bao bì Ví dụ điển hình sử dụng bố cục này là các thương hiệu Sông Hậu, Vibigaba và Lotus rice.

Nhóm bố cục thứ tư được sử dụng trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này là bố cục tạo điểm nhấn bằng cách tạo ra sự khác biệt về màu sắc, kích cỡ nhằm hướng sự chú ý trực diện vào hình ảnh, thương hiệu sản phẩm Thương hiệu gạo Nàng Sen, Nàng Mekong, gạo đen Briết, hay Nutri choice,… đã sử dụng cách thức bố cục này nhằm thu hút sự chú ý về hình ảnh, thương hiệu sản phẩm Hầu hết các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam đều chọn cách thức bố cục hướng sự chú ý trực diện vào hình ảnh sản phẩm, cách thức này thường rất phổ biến bởi tạo ra hình ảnh lớn và mô tả trực diện sản phẩm, mà không có các yếu tố bổ trợ khác Mục đích của bố cục là hướng sự chú ý thị giác vào trọng tâm hình ảnh sản phẩm

Ngoài bốn nhóm bố cục thường được xuất hiện kể trên thì vẫn có những dạng thức bố cục không tuân theo các nguyên lý thiết kế, thường thì dạng thức này ít tạo được sự rõ ràng, mạch lạc về nội dung thông tin, hình ảnh có thể nhìn thấy quá nhiều trong một thiết kế gây khó nắm bắt về nội dung thông tin, …

Các nguyên lý thiết kế khi được vận dụng kết hợp cũng tạo ra nhiều điều mới lạ, ấn tượng cho các thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này Những hình thức bố cục tạo không gian dương và không gian âm, tạo điểm nhấn trực diện vào hình ảnh sản phẩm, hoặc tạo họa tiết, chất liệu bề mặt dường như là những điểm mới đang cho thấy sự hấp dẫn trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này Bên cạnh đó những điểm mới trong bố cục trên bao bì gạo giai đoạn này là tạo ra một không khí, cảm xúc thông qua bố cục nhóm người, kết hợp với phong cảnh thiên nhiên được thể hiện chủ yếu bằng các hình vẽ minh họa [PL1, H2 - 41, tr 215]

Mỗi sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo đều mang những ý nghĩa và thông điệp nhất định Chính vì vậy, khi thiết kế đồ họa bao bì gạo, người thiết kế dùng những năng lực nhận thức (vốn hiểu biết cá nhân), vận dụng các nguyên lý thiết kế cùng với phương pháp nghiên cứu khoa học để tạo ra một sản phẩm bao bì đẹp, mang tính thực tế, truyền tải những giá trị thẩm mỹ, thông điệp hướng đến người tiêu dùng

Vận dụng các nguyên lý thiết kế một cách hợp lý đã làm cho các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo không những trở nên đẹp, thu hút mà còn định hình cá tính riêng của sản phẩm, của thương hiệu Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo đôi khi các yếu tố thiết kế như: đường nét, hình dạng, màu sắc, họa tiết, chất liệu bề mặt, chữ, đan xen kết hợp với nhau tạo ra những biểu hiện đồ họa hết sức thú vị, cùng với việc phân cấp thông tin, những hình ảnh này hướng người xem quan sát bao bì theo thứ tự một cách rõ ràng, mạch lạc và giúp thương hiệu được nhận biết và ghi nhớ nhanh hơn Hơn hết bố cục trong thiết kế đồ họa bao bì luôn được cân nhắc một cách cẩn trọng, phù hợp với kích cỡ và kiểu dáng bao bì [PL1, H2 - 42 - 43, tr 216]

Phân cấp nội dung thông tin trong bố cục

Theo tác giả Marianne Rosner Klimchuk và Sandra A Krasovec thì

“mục đích của bố cục thiết kế là tổ chức các yếu tố truyền thông thị giác nhằm gây hứng thú, kích thích tư duy và thu hút sự chú ý lâu dài” [45, tr 55]

Biểu hiện của thiết kế đồ họa bao bì gạo trên các kiểu dáng, chất liệu 94 Tiểu kết

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong in ấn và chất liệu cũng như nhu cầu tiêu dùng giai đoạn này đã ảnh hưởng lớn đến các thiết kế đồ họa bao bì gạo và tạo ra sự hỗ trợ cho các nhà thiết kế trong việc thể hiện ý tưởng sáng tạo mới phong phú và đa dạng hướng đến khách hàng, giúp cho những biểu hiện nghệ thuật được thể hiện tốt hơn, tạo nên các giá trị thẩm mỹ trên bao bì

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm gạo có chất lượng cao mẫu mã đẹp, góp phần thúc đẩy và làm gia tăng sự mới mẻ về hình thức bao bì gạo Hình thức thẩm mỹ của bao bì gạo ngoài những yếu tố đồ họa làm trọng tâm thì kiểu dáng, chất liệu cũng góp phần đáng kể trong sự phát triển đa dạng về mặt hình thức của bao bì gạo Điều đó thể hiện trong từng biểu hiện của thiết kế đồ họa trên các dạng thức bao bì, đó là sự phong phú trong kết hợp giữa các yếu tố đồ họa với kiểu dáng, chất liệu để tạo ra các cửa sổ trong suốt có chủ đích, hay các biểu cảm của màu sắc trên bề mặt vật liệu Sự tiện lợi về công năng với những hình thức có đục lỗ, tay cầm tạo sự dễ dàng trong quá trình vận chuyển, hay sự thuận tiện trong quá trình sử dụng với những hình thức hộp nhựa, túi zip có khóa kéo,… cũng dần cho thấy sự mới mẻ trong các dạng thức bao bì

Chất liệu bao bì gạo đa dạng gồm: ni lông, sợi nhựa dệt, giấy, nhựa, thủy tinh và sợi đay Một số bao bì kết hợp nhiều chất liệu thành màng ghép phức hợp Thủy tinh ít phổ biến hơn các loại khác Ni lông và sợi nhựa dệt là vật liệu được dùng nhiều nhất, tiếp theo là giấy thân thiện với môi trường.

Các doanh nghiệp hiện nay đã chú ý đến phát triển kiểu dáng bao bì gạo nhằm nâng cao thẩm mỹ và thu hút người tiêu dùng cũng như đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng sản phẩm như: Túi nilon, túi nilon hút chân không, túi zip, túi giấy, hộp giấy, bao tải sợi nhựa dệt, bao tải sợi đay, hộp nhựa, lọ thuỷ tinh Bao bì gạo trước đây thường là túi làm bằng vải sợi đay, nhưng vì loại túi này có nhược điểm dễ bị chuột bọ phá họai nên các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng bao bì plastic (bao tải nhựa dệt, túi nilon, gói nilon hút chân không) cùng bao bì hộp giấy để bao chứa sản phẩm

Kiểu dáng dạng túi nilon, bao tải dệt là hai kiểu dáng bao bì gạo được sử dụng nhiều nhất sau đó đến các dạng gói nilon hút chân không, tiếp đến là các hình thức hộp giấy, túi giấy và hộp nhựa [PL2 Mục 2.6 tr 253]

Bên cạnh đó, về công năng, hầu hết các dạng thức túi gạo giai đoạn này đều thiết kế đục lỗ, tay móc để cầm nắm sản phẩm được dễ dàng như các túi gạo của Vinafood1, Cỏ may, Bảo Minh,… các mẫu thiết kế được tính toán ở những dạng bao bì gián tiếp sao cho có thể để được sản phẩm với số lượng lớn Các bao bì gạo của Việt Nam thông thường sẽ được chia thành các dạng thức bao bì tiêu thụ (trực tiếp) với định lượng: dưới 5kg, 5kg, 10kg, 20kg, 25kg được đựng trong túi, hộp, bao gạo hoặc các dạng thức trung chuyển (gián tiếp) với định lượng: 25kg, hơn 25kg thường chỉ đựng trong bao lớn để thuận tiện trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ Với những định lượng nhỏ dưới 5kg các bao bì gạo Việt Nam thường có sự đa dạng về hình thức, kiểu dáng, kích cỡ và cả chất liệu Những bao bì gạo có định lượng 5kg - 10kg trở lên thường được thiết kế móc tay xách, hoặc được đục lỗ để tiện cho việc vận chuyển Điều này thể hiện sự đa dạng phong phú trong sử dụng chất liệu thiết kế bao bì gạo giai đoạn này Sự tiện lợi về công năng với những hình thức có đục lỗ, tay cầm tạo sự dễ dàng trong quá trình vận chuyển, hay sự thuận tiện trong quá trình sử dụng với những hình thức hộp nhựa, túi zip có khóa kéo,… cũng dần cho thấy sự mới mẻ trong các dạng thức bao bì

Hình thức bao bì gạo giai đoạn này phát triển hơn thông qua các kích cỡ kiểu dáng bao bì gạo, các dạng thức bao gói với định lượng nhỏ xuất hiện nhiều hơn như các bao bì dạng hộp giấy, gói nhỏ, túi nilon, gói hút chân không, túi zip, hộp nhựa,… Sự mới mẻ trong kiểu dáng thể hiện sự thay đổi của thiết kế đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gạo trên thị trường, đơn cử như thương hiệu gạo Cỏ may, ngoài các dạng thức túi nilon tiêu thụ phổ biến còn nhìn thấy sự đa dạng với những gói gạo được hút chân không hay các dạng thức hộp nhựa Hay một số thương hiệu cung cấp các sản phẩm gạo hữu cơ, cao cấp như Orsa thì đóng gói sản phẩm vào những hộp nhựa nhỏ, bên ngoài là lớp bao bì hộp giấy vừa thuận tiện cho quá trình vận chuyển vừa dễ dàng tiêu thụ với số lượng ít Tương tự như vậy một số thương hiệu như Vinaseed hay Hạt Ngọc trời còn thiết kế các gói gạo với định lượng nhỏ cho các dòng sản phẩm cao cấp để dễ dàng trong quá trình tiêu thụ, hay trưng bày tại điểm bán

Các biểu hiện thiết kế đồ họa bao bì gạo trên nhóm bao bì trực tiếp thường được có biểu hiện rất phong phú, Đối lập với sự phong phú về biểu hiện thẩm mỹ của các hình thức bao bì trực tiếp, nhóm bao bì gián tiếp hoặc trung chuyển lại cho thấy sự đơn điệu trong các biểu hiện đồ họa (thường là những bao trơn chứa đựng gạo với định lượng lớn hoặc chỉ in chữ, logo của thương hiệu một cách đơn điệu)

Thiết kế đồ họa bao bì gạo trên các dạng thức

Trước đây, bao bì sợi dệt (bao tải dứa, bao tải đay) đựng gạo với công nghệ in đơn giản được nhìn thấy phổ biến thì hiện nay sự phong phú và đa dạng trong các dạng thức bao bì gạo được thể hiện trên kiểu dáng mẫu mã khác nhau như: bao bì hộp giấy, bao tải dệt, bao bì nilon, bao bì giấy kraft hoặc các dạng thức bao bì túi zip, hộp nhựa, lọ thuỷ tinh với các biểu hiện khác nhau nhằm tạo ra hiệu quả thẩm mĩ trên bao bì một cách rõ nét [PL1, H2 - 45, tr 217]

Những biểu hiện thiết kế đồ họa trên các dạng thức bao bì gạo giai đoạn này cũng cho thấy sự nghiên cứu về thiết kế đồ họa bao bì kết hợp với thiết kế cấu trúc bao bì trong việc đáp ứng hành vi và nhu cầu tiêu dùng trong thời kỳ mới Trước đây, mặt hàng gạo được mua chủ yếu tại chợ truyền thống, để giới thiệu về sản phẩm người bán sẽ bày mẫu gạo trực tiếp, khách hàng có thể nhìn thấy hạt gạo ra sao để xác định chất lượng Các mẫu mã bao bì lúc đó chủ yếu là dạng bao tải được xếp chồng lên nhau với định lượng lớn Tuy nhiên, ở giai đoạn này hành vi và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đã có sự thay đổi, do đó các thiết kế bao bì cũng phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu thị trường Các thiết kế tạo khoảng trống có chủ đích để nhìn thấy sản phẩm bên trong được xuất hiện nhiều hơn Hình thức mua bán gạo tại siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ diễn ra nhiều hơn, ở đó gạo được trưng bày trên giá kệ ngang hàng với các sản phẩm khác chứ không lép vế như những hình thức buôn bán cũ, những thiết kế bao bì gạo lúc này đã thay đổi cả về kích thước (nhỏ gọn hơn), kiểu dáng (bắt mắt hơn) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gạo cao cấp với định lượng nhỏ đồng thời phù hợp với giá kệ trưng bày với mặt chính diện tập trung biểu thị hình ảnh nổi bật, tên sản phẩm, thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm Ngoài các kiểu dáng bao lớn thì ở giai đoạn này còn cho thấy sự phong phú trong các kiểu dáng: túi zip, gói nilon hút chân không, túi nilon, túi giấy kraf, hộp giấy góp phần tăng thêm sự đa dạng trong kiểu dáng bao bì gạo và hình thức nhỏ gọn khi trưng bày sản phẩm tại điểm bán Điều đó cho thấy các dạng thức thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thể hiện chất lượng của sản phẩm

Bao bì gạo dạng nilon được ưa chuộng hiện nay vì khả năng bảo vệ gạo khỏi độ ẩm và giữ trọn hương vị ban đầu Có nhiều kiểu bao bì nilon phổ biến như túi hút chân không, túi 4 biên, túi xếp hông hàn lưng giữa, túi 3 biên và túi zipper đáy đứng Đặc biệt, túi nilon đựng gạo từ 5 - 20kg thường có thiết kế đục lỗ hoặc móc tay cầm để thuận tiện vận chuyển và tiêu dùng.

Bao bì gạo dạng túi nilon nổi bật với thiết kế đồ họa đa dạng Màu sắc trên bao bì thường sử dụng phối màu tương phản, mô phỏng thực tế hoặc gợi liên tưởng đến nguồn gốc sản phẩm Hình ảnh trên bao bì linh hoạt sử dụng hình vẽ, ảnh chụp và kết hợp cả hai để truyền tải thông tin sản phẩm Sự mới mẻ cũng thể hiện ở việc kết hợp hình ảnh và chất liệu tạo cửa sổ trong suốt cho khách hàng quan sát sản phẩm Điển hình như thiết kế bao bì gạo Bốn Mùa với cửa sổ hình hạt gạo, vừa là chất liệu vừa là hình ảnh thực tế, đồng thời màu sắc hạt gạo bên trong cũng được thể hiện qua chất liệu nilon trong bố cục thiết kế Công nghệ in trên chất liệu này giúp thể hiện ý đồ của nhà thiết kế Chữ thường bố cục ở vị trí trung tâm, mặt chính diện, kích thước lớn, nhằm mô tả nội dung sản phẩm, sử dụng bố cục tương phản và tạo điểm nhấn để người tiêu dùng dễ nắm bắt thông tin Một số trường hợp bao bì đựng gạo hút chân không định lượng nhỏ sẽ sử dụng hình vẽ dạng mảng nét thay vì hình minh họa chi tiết.

Bao bì dạng túi zip đang tạo nên một xu hướng mới trong ngành tiêu dùng Nhờ thiết kế tiện dụng, người dùng dễ dàng sử dụng và bảo quản sản phẩm Các thiết kế đồ họa trên bao bì dạng túi zip thường xuất hiện ở nhãn mác và mặt trước bao bì, tập trung sử dụng hình ảnh hoặc bản vẽ Một số bao bì còn kết hợp khoảng trống trong suốt để giúp người dùng nhìn thấy sản phẩm bên trong Sự kết hợp giữa màu sắc và bố cục chữ mang lại hiệu ứng thẩm mỹ cho bao bì Tuy nhiên, mức độ phổ biến của các thiết kế đồ họa bao bì dạng túi zip còn khá thấp.

* Thiết kế đồ họa bao bì gạo dạng giấy Đây là dạng thức thể hiện sự mới mẻ trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này, các thiết kế đồ họa bao bì gạo dạng hộp giấy, túi giấy kraft đang cho thấy sự mới mẻ trong các hình thức thiết kế

Bao bì dạng hộp giấy sở hữu sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau Chúng có dạng kín hoàn toàn hoặc trổ thủng một phần, bên trong có lớp màng nilong hút chân không bảo vệ sản phẩm Điểm nhấn của bao bì hộp giấy nằm ở hình ảnh minh họa linh hoạt, kết hợp nhiều dạng thức như vẽ tay, đồ họa, ảnh chụp, tạo sự chú ý vào sản phẩm Màu sắc phong phú, từ mô phỏng sản phẩm đến kết hợp với hình họa, tạo nên phong cách mới lạ Chữ và bố cục rõ ràng, giúp người tiêu dùng nắm bắt thông tin dễ dàng Thiết kế bao bì hộp giấy không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn định dạng phong cách, hỗ trợ nhận diện thương hiệu.

ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BAO BÌ GẠO GIAI ĐOẠN 2015 - 2022 Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ LUẬN BÀN

Đặc trưng của nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022

3.1.1 Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo phản ánh nét văn hóa truyền thống, vùng miền Ở Việt Nam, gạo là một trong số ít loại thực phẩm được coi là đặc sản, của từng vùng miền, tạo nên những nét nhận biết riêng cho thương hiệu địa phương Mỗi vùng miền trồng lúa gạo ở Việt Nam đều có những sản phẩm mang tính chất đặc trưng riêng có, được tạo nên bởi những đặc thù địa lý, phương thức canh tác sản xuất riêng biệt của vùng miền đó, khí hậu, thổ nhưỡng tạo ra những thương hiệu gắn liền với địa phương, khu vực

Từ các biểu hiện của nghệ thuật thiết kế đồ họa giai đoạn 2015 - 2022, có thể thấy Các thiết kế bao bì gạo giai đoạn này được nghiên cứu để thu hút thị giác của người tiêu dùng và phản ánh nét văn hóa truyền thống, vùng miền thông qua màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ trên bao bì Bản sắc văn hóa của Việt Nam được biểu hiện trên bao bì không chỉ là những hình ảnh hữu hình, mà còn là những biểu tượng chứa đựng các giá trị tinh thần của người Việt

Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, màu sắc giúp biểu đạt trạng thái, tính chất sản phẩm Đó là sự khái quát hóa, điển hình hóa nhằm biểu đạt nội dung và thông điệp nhằm tạo ra các ý nghĩa liên tưởng khác nhau Ý nghĩa của màu sắc được biến đổi khi đặt trong bố cục thiết kế nhằm tạo ra hiệu quả thị giác

Màu sắc trên bao bì gạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin sản phẩm, thiết lập mối liên kết giữa các sản phẩm cùng thương hiệu hoặc nhóm hàng, đồng thời phản ánh nét văn hóa vùng miền Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, màu sắc là yếu tố thiết yếu để thể hiện đặc tính sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của gạo.

* Màu sắc gợi liên tưởng văn hóa vùng gắn với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo cũng phần nào phản ánh văn hóa, thị hiếu riêng của từng vùng miền Màu sắc của sản phẩm mang dấu ấn của từng vùng sẽ có sự khác nhau do thị hiếu thẩm mỹ của từng vùng là khác nhau như miền tây thường được biểu hiện bởi những gam màu cơ bản: đỏ, xanh, hồng , còn miền núi phía Bắc thường được biểu hiện bởi những gam màu trầm: tím than, tím sẫm, xanh lam… Mỗi một sản phẩm tại các vùng khác nhau thì màu sắc cũng khác nhau, điều đó được thấy rõ trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo Đơn cử như các mẫu bao bì gạo khu vực miền Tây như Thương hiệu Miss Cần Thơ của Gentraco, Trung An tại Cần Thơ, thương hiệu Mai Tư Hoảnh ở Tiền Giang, hay thương hiệu Mecofood ở Long An rất chuộng các màu: cam, vàng, tím, với hòa sắc sặc sỡ, phối màu tương phản mạnh trong các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo [PL1, H3-1-3, tr 219- 220], điều đó cho thấy thị hiếu thẩm mỹ của từng vùng miền cũng được phản ảnh qua màu sắc trên các thiết kế đồ họa bao bì gạo Những gam màu sặc sỡ luôn được người dân nơi đây ưa thích, chúng được sử dụng và nhìn thấy phổ biến trong các hình thức trang trí và cả trên những thiết kế đồ họa bao bì gạo Điều đó cho thấy màu sắc được sử dụng trên bao bì phần nào phản ánh vùng miền, địa phương, nơi xuất xử của sản phẩm

Gạo Séng Cù Mường Khương hay còn gọi là gạo Xén Cù là một đặc sản của vùng núi Tây Bắc Việt Nam với hạt gạo đặc biệt thơm ngon và dẻo Gạo Séng Cù được trồng ở các thung lũng miền núi cao (Điện Biên, Lào Cai, Yên

Bái,…) nơi hạt gạo được trồng trên đất đồi và tưới bằng nước suối vùng cao nên hạt gạo thơm ngon và mang hương vị đặc trưng Gạo Séng Cù Mường Khương được trồng ở độ cao 2000m so với mực nước biển, khi xay xát gạo có màu xanh non như cốm, hạt đều dài và có mùi hương đặc trưng riêng, đây chính là điểm đặc biệt của Gạo Séng Cù Mường Khương so với các loại gạo khác Mẫu thiết kế bao bì gạo Séng Cù Mường Khương được lấy ý tưởng từ vùng đất nông nghiệp đặc trưng của miền Tây Bắc nơi lúa được gieo trồng trên các thửa ruộng bậc thang và được chăm sóc bởi những người nông dân trong cộng đồng các dân tộc vùng cao Tây Bắc Thiết kế bao bì sử dụng màu sắc là màu xanh của núi rừng của cảnh vật thiên nhiên cùng cao và màu vàng của những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa thu họach, đan xen với điểm nhấn tập trung ở màu đỏ trong trang phục người dân tộc Dao đỏ vùng cao Tây Bắc trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la trong vụ mùa bội thu Màu sắc trên thiết kế bao bì gợi liên tưởng đến xuất xứ và nét đẹp lao động trong văn hóa cộng đồng người Việt Nam vùng cao Tây Bắc [PL1, H3-4, tr 220] Sự kết hợp của màu sắc trong thiết kế bao bì không những tạo nên giá trị thẩm mỹ cho thiết kế mà còn khơi gợi, lưu giữ hình ảnh vùng miền trồng lúa gạo trong tâm trí khách hàng

* Màu sắc gợi liên tưởng tự nhiên gắn với đặc tính của sản phẩm

Việc sử dụng màu sắc trên bao bì gạo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để truyền tải thông điệp của sản phẩm một cách hiệu quả Màu sắc có thể truyền tải thông điệp bằng đặc tính cảm xúc, do đó cần cân nhắc ý nghĩa cảm xúc của từng màu sắc với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải Ngoài ra, cần hiểu rõ sản phẩm, phong tục tập quán, quy trình sản xuất, để lựa chọn màu sắc phù hợp, phản ánh đặc trưng của từng sản phẩm và vùng nông nghiệp.

Trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, sử dụng kết hợp có điều tiết và chọn lọc các màu sắc sẽ gợi liên tưởng tự nhiên gắn với đặc tính của sản phẩm, nhờ những liên tưởng đó mà thiết kế biểu đạt được tốt hơn, chính xác hơn ý tưởng cho sản phẩm của mình, như màu thanh thiên gợi hình ảnh bầu trời, màu cam và đỏ gợi hình ảnh mặt trời, màu xanh gợi hình ảnh mạ non, màu vàng của lúa chín Đối với nhóm sản phẩm gạo, với sự đa dạng của các chủng loại hàng hóa trên thị trường thì màu sắc là dấu hiệu vô cùng quan trọng giúp nhận biết và phân biệt sản phẩm trong vô vàn các sản phẩm cùng loại

Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, những liên tưởng tự nhiên được gợi mở trong thiết kế đồ họa bao bì luôn có tác dụng dẫn dắt người tiêu dùng nhớ đến và nhận ra ngay đặc tính của sản phẩm hay nhóm sản phẩm gạo, điều đó được thể hiện bởi các màu sắc đặc trưng gắn với họat động canh tác và sản xuất lúa gạo Đôi khi những liên tưởng về màu sắc còn gợi mở bầu không khí hăng say trong lao động sản xuất của những người nông dân Điểm nhấn chính trong sử dụng màu sắc trên thiết kế đồ họa bao bì gạo là gợi liên tưởng tự nhiên gắn với đặc tính của sản phẩm Màu sắc trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo Việt Nam phần nhiều chọn những tông màu sáng mang tính chất mô phỏng, gợi liên tưởng đến thiên nhiên: màu vàng của lúa, xanh của mạ non, nâu của đất canh tác, xanh dương của thiên nhiên bầu trời Đơn cử như bao bì gạo Hạt Ngọc Trời sử dụng tông màu xanh gợi liên tưởng đến những cánh đồng lúa xanh ngát đến tận chân trời, một màu xanh chủ đạo kết hợp với mảng trắng của hạt gạo làm điểm nhấn trọng tâm gây ấn tượng cho người tiêu dùng về dấu hiệu thương hiệu sản phẩm [PL1, H3 - 5, tr 221]

Một trong những ví dụ tạo được ấn tượng mạnh mẽ thông qua màu sắc trên thiết kế đồ họa bao bì gạo là bộ sản phẩm gạo hữu cơ Hoa Nắng, đây là sản phẩm gạo hữu cơ được Mỹ và châu Âu cấp giấy chứng nhận không biến đổi gen, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao do vậy sản phẩm được khá nhiều khách hàng ưa chuộng ở Việt Nam, Hoa Kỳ và châu Âu Bao bì gạo được kết hợp bởi hai mảng màu lớn, màu trắng từ làn khói toả ra từ bát cơm và màu chủ đạo là vàng, xanh, cam của từng loại sản phẩm, kết hợp với hình vẽ minh họa người nông dân, người nội trợ trong gia đình vui vẻ hồn hậu đón nhận những hạt gạo chất lượng, thơm ngon Cách sử dụng màu trực quan của bộ sản phẩm Gạo hữu cơ Hoa nắng - Vàng lúa chín và Hoa nắng - Xanh mạ non nhằm mô phỏng màu vàng cuả cánh đồng lúa chín vàng và màu xanh của mạ non trong thời kỳ sinh trưởng làm cho màu sắc thêm trực quan sống động [PL1, H3 - 6, tr 221]

Hoa Sữa Food chuyên cung cấp gạo hữu cơ với nguồn gốc an toàn, có lợi cho sức khỏe Thiết kế bao bì gạo đơn giản, trang nhã, sử dụng nhiều không gian trắng và hình ảnh sản phẩm nổi bật Tông màu trắng chủ đạo kết hợp với màu sắc sản phẩm tạo điểm nhấn mạnh mẽ Thiết kế hướng đến sự thuần khiết, sạch sẽ và tự nhiên của gạo hữu cơ Trong một số thiết kế, các màu tương phản tạo liên tưởng đến sản phẩm, thể hiện sự rộn ràng, vui tươi và hân hoan trong sản xuất và thu hoạch.

Thiết kế bao bì gạo Nếp cái hoa vàng thương hiệu Ông Cụ gây ấn tượng mạnh mẽ với việc sử dụng màu sắc khéo léo, toát lên tinh thần khỏe khoắn, hăng say lao động Màu vàng chủ đạo gợi liên tưởng đến cánh đồng lúa chín vàng trù phú, thể hiện sự lao động miệt mài của người nông dân Sự phối hợp hài hòa giữa các màu sắc tương phản, hình ảnh minh họa sinh động và màu sắc tự nhiên đã khắc họa rõ nét quá trình sản xuất gạo của thương hiệu Ông Cụ, truyền tải niềm tự hào và tinh thần hăng say trong từng sản phẩm.

Tóm lại: Sử dụng màu sắc gợi sự liên tưởng đến đặc trưng văn hóa vùng trong thiết kế bao bì gạo giúp tạo nên sự khác biệt nhận biết và phân biệt thương hiệu gạo, nhất là làm nổi bật sản phẩm trong vô vàn các sản phẩm cùng loại, để làm được điều đó, nhà thiết kế đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về văn hóa vùng miền, địa phương, phong tục tập quán, thấu hiểu một cách sâu sắc về thị hiếu thẩm mỹ của từng vùng trước khi hướng tới thiết kế mẫu bao bì phù hợp với thị trường và khách hàng Màu sắc trong thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này không chỉ biểu thị sự phong phú trong các cách thức phối màu, mà qua đó nhằm gợi những liên tưởng tự nhiên gắn với đặc tính của sản phẩm, hay nguồn gốc xuất xứ gắn với vùng trồng sản phẩm, điều đó góp phần quan trọng trong việc tạo ra dấu hiệu nhận biết riêng của từng thương hiệu gạo cũng như truyền đạt giá trị thẩm mỹ đến người tiêu dùng

Các thiết kế bao bì gạo giai đoạn này thể hiện đa dạng các loại hình ảnh, từ nét văn hóa truyền thống đến đặc trưng vùng miền trồng lúa gạo Sự phong phú này phản ánh nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Giá trị của nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022

3.2.1 Giá trị thẩm mỹ và văn hóa

Thiết kế đồ họa bao bì gạo thời kỳ này thể hiện tính thẩm mỹ riêng biệt, nhờ đó không thể phủ nhận được giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm này Chúng được thiết kế dựa trên các nguyên lý thẩm mỹ như tương phản, nhấn mạnh, phân bổ không gian âm dương, sắc độ, vị trí, sự đồng nhất, hài hòa Ngoài chức năng thẩm mỹ của riêng từng yếu tố, sự kết hợp các yếu tố này trong một hệ thống ký hiệu góp phần truyền tải giá trị thẩm mỹ của toàn bộ thiết kế, thể hiện thông điệp và phong cách đặc trưng của thiết kế đồ họa bao bì gạo.

Như đã phân tích ở trên, so với các sản phẩm hàng hóa khác tại Việt Nam, vấn đề thiết kế đồ họa bao bì cho sản phẩm gạo có những bước tiến chậm hơn và muộn hơn cả, tuy nhiên, không vì thế mà các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo cho thấy sự lép vế, kém nổi bật mà trái lại, ở giai đoạn này các sản phẩm thiết kế đồ họa bao bì gạo đang dần thể hiện giá trị thẩm mỹ riêng được kết tinh từ màu sắc, hình ảnh, chữ hay bố cục để phản ánh tính chất đặc thù của nhóm sản phẩm gạo

Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo mang giá trị thẩm mỹ riêng biệt khi làm đẹp cho các sản phẩm hàng hóa thiết yếu mang nét đặc trưng của từng vùng miền, của nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam, đó là cái đẹp trong cách thức phối màu tạo sự liên tưởng tự nhiên và vùng văn hóa, đẹp trong sự đa dạng của các loại hình ảnh với những tính chất và sự biểu cảm khác nhau để mở ra một không gian, câu chuyện gắn với sản phẩm, đẹp trong từng kiểu chữ lúc thì khoẻ khoắn khi thì nhẹ nhàng, bay bổng để truyền tải thông điệp thương hiệu và đẹp trong tương quan chính phụ, to nhỏ để tạo ra những cách sắp xếp bố cục hướng sự chú ý trực diện vào hình ảnh sản phẩm hay mở ra một không gian có chiều sâu, có sự chuyển động tạo sự thu hút thông qua bố cục thiết kế đồ họa bao bì gạo Những thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này đã khẳng định được giá trị thẩm mỹ riêng, có sự thay đổi khác biệt so với những thiết kế đồ họa bao bì gạo trước đó Những khô khan, đơn điệu trong hình thức của các thiết kế đồ họa bao bì gạo trước đây đã được thay thế bằng sự đa dạng, linh họat trong hình thức thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này từ màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ đến cách thức bố cục thiết kế Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế giai đoạn này, các thiết kế đồ họa bao bì gạo đã thể hiện tính thẩm mỹ nhằm hướng đến khách hàng, gắn với nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng cũng như sự phát triển của nhóm ngành lúa gạo

Các yếu tố thiết kế thể hiện sự phong phú, đa dạng trong chủ để hình ảnh truyền thông, các loại hình ảnh, các cách thức phối màu, các dạng bố cục hay các kiểu chữ hướng đến khách hàng, nó thể hiện tính thẩm mỹ của thiết kế đồng thời cho thấy tính thẩm mỹ của thiết kế đồ họa bao bì gạo gắn liền với đáp ứng nhu cầu thị trường, xã hội, cũng như gắn với các chính sách, chủ trương phát triển tái cấu trúc ngành lúa gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm truyền tải các giá trị lịch sử và văn hóa địa phương Bên cạnh đó, các thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức thẩm mỹ của người tiêu dùng với nhóm sản phẩm gạo

Trong giai đoạn 2015-2022, các thiết kế bao bì gạo thể hiện rõ giá trị thẩm mỹ, góp phần tôn vinh hình thức của sản phẩm thiết yếu mang đậm nét đặc trưng vùng miền và nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam Đồng thời, những thiết kế này cũng phản ánh gu thẩm mỹ phù hợp với xu hướng thời đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Từ những biểu hiện và đặc trưng nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt Nam, có thể thấy rằng thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này ẩn chứa trong đó giá trị văn hóa hướng đến thị trường khách hàng tiêu dùng đa dạng đồng thời truyền tải văn hóa bản địa lan tỏa đến cộng đồng

Chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã tác động đến thiết kế bao bì gạo Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam năm 2015 thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và đa dạng mẫu mã bao bì Đề án nhấn mạnh xây dựng thương hiệu gắn với lịch sử, văn hóa, chất lượng sản phẩm và thế mạnh của Việt Nam.

Những thiết kế đồ họa bao bì gạo mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, vùng miền đã cho thấy tầm quan trọng trong việc tạo nên sức cạnh tranh và dấu ấn riêng cho thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam đang mở cửa với thế giới, đòi hỏi ở thị trường những sản phẩm có chất lượng, dấu ấn riêng và tính thẩm mỹ cao Việc đầu tư vào thiết kế mang bản sắc Việt giúp gia tăng nhận diện thương hiệu và giá trị của sản phẩm, giúp gia tăng giá trị tiêu dùng của sản phẩm tạo dấu ấn nhận diện giúp thương hiệu sản phẩm Việt Nam có lợi thế riêng Năm 2022 thương hiệu gạo Cơm Việt Nam Rice của tập đoàn Lộc trời ra mắt tại thị trường thế giới với hình ảnh khắc họa cảnh ruộng lúa trù phú vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ trên cao nhìn xuống, đặc điểm canh tác nông nghiệp đặc trưng vùng nước nổi với hệ thống kênh rạch chằng chịt và những ghe nhỏ thu họach lúa chín được thể hiện thông qua các yếu tố đồ họa: hình ảnh, màu sắc trên bao bì gạo làm toát lên nét đặc trưng riêng có của vùng

Theo khảo sát được NCS thực hiện thì 88% số người được hỏi cho rằng văn hóa vùng miền có ảnh hưởng đến thiết kế đồ họa bao bì gạo, và 42,7% người khảo sát quan tâm đến các giá trị văn hóa vùng miền trong thiết kế [PL.3, mục 2.11, tr 263] Giá trị văn hóa vùng là yếu tố quan trọng cần được biểu hiện và đang được nhìn thấy trong các thiết kế Các đặc trưng văn hóa truyền tải trên bao bì gạo giai đoạn này có tác động rất lớn đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh sản phẩm Điều này là một thách thức với các nhà thiết kế khi phải nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa, xu hướng hay các giá trị tâm lý, khi sử dụng các yếu tố đố họa để truyền tải vào thiết kế Nghiên cứu sự tương đồng, hay khác biệt về mặt văn hóa của từng vùng miền, từng quốc gia giúp cho thương hiệu sản phẩm dễ thâm nhập và thành công trong xu hướng toàn cầu hóa Điều này giúp thương hiệu sản phẩm tạo ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết các giá trị văn hóa địa phương tới người tiêu dùng với sản phẩm

Truyền tải đặc trưng văn hóa vùng miền, địa phương trong thiết kế đồ họa bao bì gạo là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một bao bì đẹp, gia tăng giá trị thẩm mỹ và giúp thương hiệu sản phẩm mang dấu ấn riêng, là yếu tố quan trọng trong việc tạo sự cạnh tranh lâu dài và bền bỉ

Khai thác giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, bản địa trong thiết kế đồ họa bao bì sản phẩm gạo giai đoạn này là việc thể hiện các nét văn hóa truyền thống của người Việt, tập quán canh tác, điều kiện địa lý, con người, đặc tính vùng miền, quy trình sản xuất địa phương một cách chắt lọc Qua các yếu tố đồ họa như màu sắc, mảng nét, tạo hình nhân vật minh họa, hình ảnh minh họa trên bao bì gạo, nhằm tạo nên những sản phẩm thiết kế hiện đại nhưng vẫn chứa đựng trong nó các đặc trưng văn hóa vùng, mang tính địa phương Điều đó được thể hiện trong thiết kế đồ họa bao bì gạo, đó là sự phong phú trong sử dụng màu sắc trên bao bì để tạo nên những liên tưởng về thiên nhiên, vùng miền gắn với các đặc trưng nông nghiệp nông thôn Việt Nam Hay sự đa dạng trong sử dụng hình ảnh để biểu thị các đặc điểm địa lý và phương thức canh tác địa phương, hình tượng người phụ nữ, người nông dân, hay cách ứng xử trong văn hóa truyền thống của người Việt,…

Dưới góc nhìn rộng hơn, các yếu tố văn hóa truyền thống vùng miền, bản địa có ảnh hưởng và góp phần định hình phong cách và các giá trị nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này Các yếu tố đồ họa trong thiết kế bao bì gạo không chỉ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị tiêu dùng cho sản phẩm mà nó còn có một chức năng quan trọng trong việc gìn giữ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của từng vùng miền, quốc gia Điều đó thúc đẩy sự gắn kết của người tiêu dùng, của xã hội với các nét văn hóa truyền thống, của các dân tộc hay các vùng văn hóa khác nhau trong nước hoặc ngoài nước

3.2.2 Giá trị truyền thông thương hiệu

Sự phát triển của xã hội Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng nhu cầu về tính tiện lợi và thẩm mỹ Thiết kế đồ họa bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hình ảnh của sản phẩm gạo và tạo nhận diện thương hiệu cho gạo Việt Nghệ thuật thiết kế đồ họa bao bì góp phần đáng kể vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của mình.

Qua hàng ngàn năm lịch sử, trồng trọt và tiêu thụ lúa đã trở thành hoạt động phổ biến của con người Có nguồn gốc từ Châu Á, thông qua hoạt động thương mại, gạo đã được vận chuyển và sử dụng rộng rãi Ngày nay, trong khi trước đây thiết kế bao bì gạo thường không được quan tâm thì hiện tại, nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị thương hiệu gạo của các quốc gia.

Nhìn vào các thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 có thể thấy những điểm sáng xuyên suốt trong “nhận diện thương hiệu”, chúng được bộc lộ qua các yếu tố màu sắc, hình ảnh, chữ được thể hiện đồng bộ, nhất quán theo một định dạng bố cục nhằm thể hiện đặc tính, thông điệp của sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng, đồng thời giúp khách hàng nhanh chóng nhận diện, ghi nhớ hình ảnh sản phẩm trong vô số các sản phẩm cùng loại

Một số luận bàn về thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn 2015 - 2022 ở Việt

3.3.1 Thành công và hạn chế của thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn

Theo thực trạng khảo sát [PL2, tr 248] đối với nhóm thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam thì khu vực tập trung nhiều nhất sự phong phú, đa dạng trong các hình thức thiết kế đồ họa bao bì gạo là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với một số thương hiệu tiêu biểu như: Vinafood1, Bảo Minh, An Food, Nam Bình, Gạo Mường, A An, Vinaseed, Gạo Ngọc Linh, Pura Food…, và Gạo ngon Nhất, Foodcosa, Hoa Lúa, Royal rice, Hoa sữa food, Gạo Ông Thọ, Trâu đồng, Hoa Nắng, Ông cụ, Vua gạo, Satra, Deli rice, Ecoba, Nutri rice, Lotus rice, Nàng Mekong, Gạo Mùa, Ogagro, Winmart good, Ngọc Nương, Coop Happy, Coop Select, Coop Finest, Đồng Việt, Lạc Việt, Thiên Nhật, Ngon, PMT, Orsa farm, Nàng Sen,…

Ngoài ra một số khu vực có sự phát triển của các mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo khác như An Giang (An gia, Mục đồng, Hạt Ngọc trời, Vibigaba, Sức sống Mekong,…), Cần Thơ (Miss Cần thơ, Gạo Sông Hậu, Trung An, ), Đồng Tháp (Cỏ may, Long châu 66, Agrimex, Ban mai, Vina rice,…) Hải Phòng (Gạo Ngỗng, Tết Vua, ), Huế (Quế Lâm Organic, ), Kiên Giang (KTC), Long An (Thuỳ Ngọc Mai, Mecofood, Long an food, Ita rice) Sóc trăng (Gạo Ông Cua, ), Tiền Giang (Gạo Vinh Hiển, ) Thái Bình (gạo Niêu vàng, Gạo Nếp A Sào của Thái Bình Seed) Như vậy để thấy rằng nhu cầu, sự đòi hỏi của thị trường, khách hàng tại các thành phố lớn đối với hình thức mẫu mã bao bì rất cao, mặt khác các doanh nghiệp tại các thành phố lớn luôn đầu tư thiết kế bao bì sản phẩm để có được thị phần cũng như sự quan tâm của khách hàng

Thiết kế đồ họa bao bì gạo xuất hiện nhiều tại các siêu thị, chợ truyền thống, các đại lý gạo và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bên cạnh đó những trang thương mại điện tử, website giới thiệu của doanh nghiệp cũng là nơi có sự xuất hiện của các thiết kế phục vụ mục đích thương mại và giới thiệu sản phẩm

Tại siêu thị, các thiết kế đồ họa bao bì gạo tương đối đồng đều, các yếu tố ảnh chụp, hình minh họa thường được sử dụng trong các thiết kế, tiếp đến là hình đồ họa, một số ít các mẫu bao bì sử dụng hình biểu tượng làm hình ảnh trọng tâm trong thiết kế hoặc chỉ sử dụng chữ Màu sắc được sử dụng trong các thiết kế đồ họa bao bì gạo thể hiện sự phong phú và đa dạng, phần nhiều mô phỏng hiện thực Chữ trong các thiết kế giai đoạn này đã cho thấy sự phân cấp trong tương quan chính, phụ giúp người xem có thể nắm bắt thông tin mạch lạc, dễ dàng hơn

Từ những phân tích, đánh giá thực trạng thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam cũng như những biểu hiện nghệ thuật thiết kế đồ họa giai đoạn này, có thể sơ bộ đánh giá về thiết kế đồ họa bao bì gạo ở Việt Nam giai đoạn này như sau:

Thành công của thiết kế đồ họa bao bì gạo

Giai đoạn này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo Dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận việc một số doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến thành công trong việc truyền tải hình ảnh thương hiệu thông qua bao bì, đưa bao bì gạo trở thành một công cụ truyền thông thương hiệu hiệu quả Có thể kể đến một số thương hiệu cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong thiết kế đồ họa bao bì như: Vinaseed, Sông Hậu, Bảo Minh, A An, Trâu đồng, Hoa Nắng, Vua gạo, Satra, Deli rice, Hạt Ngọc trời, Vibigaba, Cỏ may, Thái Bình Seed,… [PL1, H3 - 22 - 23, tr 229 - 230]

Sự phát triển của thương mại dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các chủng loại sản phẩm trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, các thông điệp muốn được người tiêu dùng thu nhận thì càng phải trở nên đơn giản và có khả năng khác biệt hóa cao để có thể dễ dàng thu nhận Khi người tiêu dùng đã nhận biết được bao bì “khác biệt” thì sẽ ghi nhớ và khi tiến hành quyết định mua sẽ lựa chọn thiết kế bao bì dễ nhận biết với tính đơn giản và khác biệt đó Thiết kế đồ họa bao bì gạo của Việt Nam tập trung ở nhóm bao bì dạng túi nilon, hộp giấy đã tạo ra tín hiệu nhận biết rõ ràng đơn cử như một số dòng sản phẩm của Winmart good, Vina rice, Nàng Mekong, A An,… Một số doanh nghiệp khác thể hiện tính dễ nhận biết thông qua kiểu hình ảnh trên bao bì, tạo chất liệu bề mặt trong bố cục thiết kế hoặc sử dụng cách phối màu tương phản cho các sản phẩm đồ họa bao bì gạo

Các thiết kế bao bì gạo riêng lẻ đã hình thành các phong cách riêng, nhưng khi đặt trong bối cảnh cạnh tranh chung, khả năng nổi bật của chúng còn hạn chế Tuy nhiên, khi so sánh trong cùng dòng sản phẩm hoặc với đối thủ, nhiều thiết kế đã thể hiện hiệu quả ấn tượng Ví dụ, gạo Ngọc Nương dễ nhận biết nhờ bố cục phân mảng và hình đồ họa tạo sự tương phản, trong khi gạo VJ Pearl Rice của Vinaseed sử dụng màu sắc, hình ảnh và kiểu chữ đặc trưng khiến người dùng dễ dàng nhận ra thương hiệu ngay cả khi che tên.

Thiết kế bao bì gạo ngày càng chú trọng tính tiện dụng, thể hiện qua việc phát triển các dạng túi zip, hộp nhựa đựng gạo định lượng nhỏ, dễ đóng mở bảo quản, hay có móc tay cầm, đục lỗ tạo thuận tiện vận chuyển Các doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam đã quan tâm cải tiến tính tiện dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thay đổi kích cỡ kiểu dáng phù hợp trưng bày điểm bán Sự đa dạng chất liệu, kiểu dáng mới giúp biểu hiện đồ họa trên bao bì phong phú hơn.

Các thiết kế đã quan tâm đến việc sử dụng màu sắc, hình ảnh để truyền tải các đặc tính tự nhiên của sản phẩm hay nguồn gốc xuất xứ, lợi ích mà sản phẩm mang lại

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra sự đa dạng trong các kiểu hình ảnh trên bao bì gạo Nếu như trước đây, hình vẽ đơn giản dạng nét, ảnh chụp thường được thấy phổ biến trong các thiết kế thì hiện nay những hình vẽ minh họa trên máy, hình đồ họa, các dạng thức kết hợp đã cho thấy sự phong phú của hình ảnh trên các thiết kế đồ họa bao bì gạo

Các chủ đề truyền thông qua thiết kế không chỉ đề cập đến hình ảnh hay tính chất của sản phẩm mà còn đề cập đến các lợi ích của sản phẩm hay các giá trị văn hóa vùng miền, địa phương Đặc trưng văn hóa vùng miền, địa phương đã được chú trọng khai thác thông qua thiết kế để tạo sự liên kết về nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm Điều này có giá trị quan trọng giúp lan tỏa các giá trị văn hóa vùng miền, địa phương thông qua thiết kế đồ họa bao bì gạo Đây là tiền đề gợi mở những nghiên cứu sử dụng các thủ pháp nghệ thuật truyền thống trong thiết kế đồ họa bao bì gạo Việt giúp lan tỏa các giá trị văn hóa bản địa, vùng miền, quốc gia

Một trong những thành công của thiết kế đồ họa bao bì gạo giai đoạn này là thông qua màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ, cách thức bố cục đã tạo ra các tín hiệu nhận diện thương hiệu gạo Việt một cách rõ ràng, mạch lạc Các yếu tố đồ họa bao bì gạo đã dần giúp nhận biết và phân biệt thương hiệu sản phẩm Đây là điều quan trọng giúp nhận diện và phân biệt các thương hiệu gạo tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường toàn cầu trong xu thế hội nhập thương mại của Việt Nam với thế giới Các thiết kế đồ họa bao bì gạo không chỉ dừng ở các hình thức đơn lẻ mà có sự gắn kết với các dòng sản phẩm của cùng một thuương hiệu, tạo nên sự hiệu quả của nhận diện thương hiệu thông qua bao bì

Hạn chế của thiết kế đồ họa bao bì gạo

Bên cạnh những mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo có sự chuyển biến tích cực thì vẫn còn những mẫu thiết kế đồ họa bao bì gạo tồn tại những hạn chế:

Tại các chợ truyền thống, vẫn còn tồn tại các hình thức bán gạo không có bao bì do đó các bao bì gạo trực tiếp chỉ dừng ở chức năng chứa đựng với định lượng lớn Trên một số bao bì trực tiếp dạng bao tải, các biểu hiện thiết kế đồ họa còn hết sức hạn chế, chỉ thể hiện thông tin dạng chữ trên bao bì, hoặc có kết hợp hình vẽ dạng nét đơn điệu Tương tự như vậy, nhóm bao bì gián tiếp và trung chuyển thường là những bao tải dệt bao chứa với số lượng lớn (chủ yếu đảm bảo chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm), các biểu hiện thiết kế đồ họa thường rất ít hoặc không có (bao bì trơn, bao bì trơn in chữ, thùng catoon trơn in logo) Đối với số ít nhóm bao bì gián tiếp dạng thùng catoon để chứa đựng hộp nhựa, hộp giấy, các biểu hiện đồ họa cũng thể hiện đơn giản, thường là sự xuất hiện của logo thương hiệu, hoặc chữ diễn giải thông tin sản phẩm mà ít có sự bổ trợ của các yếu tố đồ họa để tạo nên sự mới mẻ, phong phú trong phối màu, kiểu chữ hay hình ảnh

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w