1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án chủ đề đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử

38 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử
Tác giả Lương Cụng Việt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Huy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương Mại Điện Tử
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi Nền kính tế Internet Internet economy TMĐT là công cụ, là ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HQC KINH TE QUOC DAN

Viện thương mại và Kinh tế quốc tế

NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chủ đề: Đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử

Sinh viên thực liện : Lương Công Việt

Ma sinh viên : 11185579

Giảng viên hướng dẫn — : TS Nguyễn Quang Huy

Hà Nội — 2021

Trang 2

MỤC LỤC

2 Nội dung nghiên CỨUu 2 2 2211112111111 1111111111111 11 1811181 l

3 Pham vi nghién Ci ccc ccc 2c 2211222111111 1211 1111111 111111821 1111821 k2 2

4 Kết cầu của Đề án - c2 111211 1211112121122 12111121 1g ưyu 2

1.1.3.1 Đối với chính phủ - - 5s s1 E1 E221 E7121E11111112111121 1E e6 4 1.1.3.2 Đối với đoanh nghiỆp 5 TT 1 1EE12111121111211111121 e6 5 1.1.3.3 Đối với người tiêu đùng -s- 2s s21 2121121211111 11 ta 6

1.2 Nguồn nhân lực thương mại điện tử - 2 221 2222221122221 1222x+2 6 1.2.1 Khái quát về nguồn nhân lực cho thương mại điện tử 6 1.2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực - - - - c cccnn HS n n1 S1 S1 S11 S11 11k re 6 1.2.1.2 Nguôồn nhân lực thương mại điện tử : 52552 c2<< 22s s52 7 1.2.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của thương

Trang 3

0:09)

NGUON NHÂN LỰC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

2.1 Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam 13

2.1.1 Khuynh hướng tiếp cận trong chương trình giảng dạy - 13

2.1.1.1 Cách tiếp cận theo khuynh hướng Công nghệ thông tin 13

2.1.1.2 Cách tiếp cận theo khuynh hướng quản trị kinh đoanh 13

2.1.1.3 Cách tiếp cận theo khuynh hướng Liên ngành 5-5: 13 2.1.2 Nhu cầu nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam 14

2.1.3 Thue trang dao tao nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam 16

2.2 Một số vấn đề về nguồn nhân lực thương mại điện tử 18

2.2.1 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử 18

2.2.1.1 Đối với doanh nghiỆp - 5-5 s21 212211111121111111111121 xe 18 2.2.1.2 Đối với cá nhân được đào tạo -2-55222222222222zzrxrrrrrree 20 2.2.2 Vấn đề về Đào tạo c2 221 02211211121212221121112101 2 re 20 2.2.2.1 Hệ thống đào tạo chưa đủ thu hút ¿52 s11 S1121E222122x1xczx2 20 2.2.2.2 Tiếp cận lý thuyết nhiều hơn thực hành 25s csczsss2 21 2.2.2.3 Cơ sở đảo tạo và doanh nghiệp chưa liên kết với nhau dé dao tao nguồn nhân Ìực 2c 2211112111 1111211 1111111 1111112 1111118 1k 21 2.2.3 Van dé thiéu hut nguồn nhân lực Thương mại điện tử có chuyên môn 2 22 0:09) 7

MỘT SÓ KIÊN NGHỊ ĐÓNG GOP DOI VOI DAO TẠO NGUÒN NHÂN LUC VE THUONG MAI ĐIỆN TT Ử o- (5 5£ 5€ << S< s34 E5 5 eEeEeseseevee

3 Một số kiến nghị đối với đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử 24

3.1 Đối với cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng ¬ 24

3.2 Đối với người hỌc sc sc 1T 111 211112112111111 112111111 rxg 26

3.3 Đối với doanh nghiỆp - 5 s1 1E E111211212112111121111111111 1E r6 27

24

Trang 4

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.L: Lao động chuyên trách về thương mại điện tử phân theo quy mô 15

Hình 2.2: Lao động chuyên trách về TMĐT phân theo lĩnh vực kinh đoanh L6

Hinh 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách TMĐT - 17 Hình 2.4: Cơ cấu nhân lực trong đoanh nghiỆp -.- 5 2 1E SE E121 22 2z et 19 Hình 2.5: Tý lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyến dụng lao động có kỹ

năng về TMĐT và CNTTT ác s21 1121111511111111 1111 1112101112122 ru 23

Trang 5

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Cong nghé thong tin

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thương mại điện tử

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới Mang lại một hình thức kinh đoanh mới mẻ và có hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp Nhận thức được xu hướng này, ở Việt Nam TMĐT đang dần được xây dựng và phát triên mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây cùng với sự bùng nỗ

của CNTT và hội nhập sâu rộng nền kinh té thé giới

Nhận được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài về TMĐT đã làm cho TMĐT Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển thần tốc Không chỉ có những doanh nghiệp nước ngoài mà những doanh nghiệp TMĐT do người Việt của

người Việt Nam cũng đã góp phần làm TMĐT Việt Nam trở nên vững mạnh

hơn Đã có những công ty TMĐT nội dia được định giá I tỷ USD Điều nảy cho thấy cơ hội kinh đoanh điện tử tất yếu trong thời đại 4.0 hiện nay Nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững và khăng định vị trí trong một môi trường cạnh tranh đầy thách thức thì việc quan tâm và phát triển TMĐT là điều tối quan trọng

Đề phát triển TMĐT cần rất nhiều yếu tố, song yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quyết định chính là con người - nguồn nhân lực cho TMĐT Trong giai đoạn 2017 đến nay, đã có những tín hiệu đáng mừng trong đảo tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, song có thể nói nguồn nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu hội nhập Quốc tế Trong thời gian này, số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh điện tử cũng đã tăng lên đáng kể và mức

độ tham gia sâu rộng hơn, chính vì thé mà việc đảo tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho TMĐT trở thành một nhiệm vu trong tâm

Từ tính cấp thiết của đề tài cho thấy đây là vấn đề cần có được sự quan tâm và có nhiều ý nghĩa trong thực tế, do đó người viết đã chọn đề tài này

đề đưa ra kiến nghị trong Đề án chuyên ngành — Thương mại điện tử

2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề án sẽ hướng đến thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam Cùng với đó là một số vấn đề về nguồn nhân lực trong thương mại điện tử Về vai trò của đảo tạo nguồn nhân lực

1

Trang 7

trong thương mại điện tử và các vấn đề về đào tạo TMĐT tại Việt Nam Từ

đó đưa ra kiến nghị dé nang cao chat lượng đảo tạo và nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam trong doanh nghiệp và các tô chức nói chung

3 Phạm vi nghiên cứu ,

Phạm vi nghiên cứu của dé an sẽ nhắm vào những cơ sở đào tao dai hoc, cao dang có đào tạo về TMĐT Cùng với đó là các doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra còn có những nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển nguồn nhân lực TMĐT của chính phủ Và cuối cùng là nhắm đến người được đảo tạo về TMĐT Ở đây

có thể là sinh viên các ngành TMĐT, các cá nhân đang làm việc trong tổ chức có hoạt động TMĐT như là doanh nghiệp hoặc các cơ quan thuộc quản lý của nhà nước

Chương 2: Nguồn nhân lực trong thương mại điện tử hiện nay

Chương 3: Một số kiến nghị đóng góp đối với đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử

Trang 8

CHUONG 1:

TONG QUAN VE THUONG MAI DIEN TU VA NGUON NHAN LUC

CHO THUONG MAI DIEN TU TAI VIET NAM

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử

TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công

cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi Nền kính tế Internet (Internet economy)

TMĐT là công cụ, là phương tiện góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế các quốc gia nói chung trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Theo khái niệm chung nhất, TMĐT là việc

tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử, trong đó giao địch thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và các giao dịch hỗ trợ, thuận lợi hóa mua bán, trao đổi các sản phẩm nói trên Với cách hiểu như vậy thì phạm vi ứng dụng TMĐT hết sức rộng lớn, nó xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh

tế - xã hội Khái niệm nảy cũng cho chúng ta thấy TMĐT là một lĩnh vực liên ngành, kết hợp chặt chẽ giữa CNTT-Truyền thông và Kinh tế - Quản trị

kinh doanh, Thương mại, Kinh doanh quốc tế

1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử

Thương mại điện tử ra đời và phát triển như là một điều tất yếu trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, nó gan liền với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, vì vậy mà so với thương mại truyền thống, TMĐT có một số đặc điểm như sau:

Các giao dịch được tiến hành trên các phương tiện điện tử, có thể một phần hoặc toàn bộ quá trình giao dịch Như hợp đồng giữa các đối tác, việc vận chuyến hàng hóa được tiến hành như trong thương mại truyền thống, nhưng việc đàm phán, ký kết hợp đồng, trao đôi các chứng từ, thanh toán có thê được tiến hành qua các phương tiện điện tử

Trang 9

Các bên giao dịch không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và cũng không cần biết nhau từ trước Từ khi xuất hiện mạng truyền thông Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa công ty và doanh nghiệp mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày cảng tăng Người bán và người mua không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia ở bất cứ đâu từ vùng xa xôi hẻo lãnh đến các đô thị và thành phố lớn, tạo điều kiện cho các bên có cơ hội ngang nhau tham gia giao dịch trên thị trường toàn cầu mà

không đòi hỏi phải quen biết nhau

Các giao dịch trong TMĐT được thực hiện trong môi trường không biên giới TMĐT phat trién làm cho các máy tính trở thành cửa mở cho các doanh nghiệp hướng ra thị trường thế giới Việc tham gia vào thị trường không chỉ

có các tập đoàn lớn mạnh có mạng lưới phân phối rộng khắp, mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thê có mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình Đối với TMĐT, một công ty vừa mới thành lập cũng có thê kinh doanh ở bất kỳ nước nào chỉ với máy tính nối mạng Trong TMĐT có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thế, trong đó có một bên không thê thiếu là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Bên thứ 3 ở đày là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ truyền đi, lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy các thông tin trong giao dịch TMĐT

1.1.3 Lợi ích của thương mại điện tứ

1.1.3.1 Đối với chính phủ

Chính phủ là một chủ thể đặc biệt của TMĐT và chỉ tham gia vào một số hoạt động TMĐT nhất định, chủ yếu nhằm tạo môi trường với những nguyên tắc đúng đắn và chính sách công cộng đảm bảo sự phát triển của một nền kinh tế số hóa Chính phủ thực hiện việc quản lý của mình thông qua một mô hinh quan lý tiên tiến, đó là chính phủ điện tử Khái niệm này chỉ việc dùng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao hiệu quả điều hành quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng các dịch vụ công dựa trên nhu cầu cia dan chúng, khách hàng, là sự kết hợp giữa cải cách hành chính với ứng dung

Trang 10

thành quả phát triển của mạng Internet Việc tham gia TMĐT của chính phủ

có những lợi ích sau:

Thiết lập kênh thông tin đa chiều giữa chính phủ với nhân dân và doanh

nghiệp nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính La chất xúc tác, thúc đây

các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kính tế, năng cao tốc độ tăng trưởng

Quan ly nha nước công khai, minh bạch và dễ dàng cho việc tiếp cận 1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Cập nhập thông tin: Internet chia sẻ một thư viện không lồ, được cập nhật liên tục Nhờ đó, đoanh nghiệp có thé theo sát hiển động của thị trường, năm bắt liên tục, thường xuyên các thông tin liên quan đến hoạt động của mình, từ

đó tìm hiểu thị trường và ra các quyết định kính doanh ở các thời điểm và địa điểm khác nhau Cơ hội tiếp cận và hiện diện trên thị trường toàn cầu Khi đã kết nối Internet và xây dựng website, các doanh nghiệp có cùng cơ hội đề tìm kiếm thông tin, giao dịch trực tiếp và liên tục với đối tác trên toàn cầu, Sự hiện diện trên toàn cầu trong 24h/7 ngày mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thêm cơ hội để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn

Giảm chi phi, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kính đoanh: doanh nghiệp có thê tiết kiệm được bình quân 50% chỉ phí với kinh doanh truyền thống Khoản tiết kiệm này có được nhờ giảm chỉ phí ở những hoạt động sau chỉ tiêu cho cơ sở vật chất, chỉ phí nhân công, giảm chỉ phí và thời gian giao

dịch: chí phí bán hàng và tiếp thị

Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng: Internet tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn ở cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi bán hàng Cửa hàng ảo trên mạng có thể cung cấp thông tin về hàng hóa chuyên nghiệp hơn một nhân viên bán hàng, góp phần nhanh chóng tần tới quyết định mua hàng của khách hàng, Internet là công cụ điện tử đuy nhất cho phép chủ động tương tác hai chiều với từng khách hàng Qua thư điện tử Doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin cụ thể yêu cầu của từng khách hàng và nhận phản hồi ngay lap tức để các thần thông tin Mặt khác, phần mềm được lập trình sẵn cho phép tự động phân tích, tông hợp dữ liệu trên cơ sở kinh doanh ảo của người bán để nắm đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng: từ độ phân đoạn thị trường

Trang 11

Có chính sách phù hợp cho từng loại khách hàng Thiết lập và củng cố quan hệ với đối tác TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cỗ mỗi quan hệ giữa các thành tố tham gia Thông qua mạng, các thành phần tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện rộng và có nhiều cơ hội đề lựa chọn hơn

Thay đôi cách thức kinh đoanh của doanh nghiệp: Để cạnh tranh, doanh nghiệp phải phối hợp trong một hệ thống mạng lưới các doanh nghiệp - cung cấp, phân phối, bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ khách để cạnh tranh hiệu quả Việc quản lý đây chuyền cung ứng ngày càng trở nên quan trọng hơn khi áp dụng công nghệ mới Trong TMĐT, quản lý dây chuyền cung ứng gồm các chức năng sau: quản lý cung cấp, quản lý kho hàng, quản lý quá trình phân phối, quản lý kênh thông tin, quản lý thanh toán Các khâu này được rút ngắn

về thời gian và ít chi phi hơn

1.1.3.3 Đối với người tiêu dùng

TMĐT xuất hiện làm thay đối cách thức mua sắm của người tiêu dùng, tạo

ra sự đơn giản và tiện đụng cho quá trình mua sắm Khái niệm "chợ" và "đi chợ" bắt đầu thay đôi khi các phương tiện điện tử được áp dụng trong việc mua bán hàng hóa Người tiêu đùng có thê ngồi một nơi mà vẫn có thê mua được hàng hóa khi chỉ cần một máy tính nỗi mạng Internet, có nhiều kiến thức hơn khi ra quyết định mua sắm, có sự lựa chọn nhiều hơn và mức độ đòi hỏi cao hơn Quá trình mua hàng ngày nay là quá trình tự phục vụ

1.2 Nguồn nhân lực thương mại điện tử

1.2.1 Khái quát về nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

1.2.1.1 Khải niệm nguồn nhán hực

Nguồn nhân lực (Human resources): Là nguồn lực con người, yếu tổ quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương (tỉnh, thành phố ) và nó khác với các nguồn lực khác (tài chính, đất đai, công nghệ ) ở chỗ nguồn lực con người với hoạt động lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đôi giới tự nhiên và trong quá trình lao động hy sinh các quan hệ lao động và quan hệ xã hội

Trang 12

Nguồn nhân lực thê hiện toàn bộ những con người cụ thê tham gia vào quá trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn đưới của độ tuổi lao động trở lên và có khả năng lao động (ở nước ta

hiện nay là những người đủ 15 tuôi trở lên có khả năng lao động)

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thải nhất định của nguồn nhân lực là

tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư Trong bối cảnh những thành tựu đạt được không ngừng của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa điễn ra mạnh mẽ có tác động thúc đây phát triển nhanh quá trình kinh tế - xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực luôn có sự vận động, phát triển đi lên theo hướng tích cực và cũng có nhiều thách thức đặt ra đối với nguồn nhân lực Sự vận động tích cực của nguồn nhân lực ở trình độ ngày cảng cao hơn mang tính quy luật, là cơ sở đề cải biến xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tính thần và hoàn thiện con người lao động

Vậy nguồn nhân lực cho TMĐT được hiểu là tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, cả hiện tại và tương lai Đó là, các cơ quan nhà nước về TMĐT, các cơ sở đảo tạo TMĐT, các chuyên gia CNTT các doanh nghiệp làm TMĐT, những người được đảo tạo về TMĐT và đông đảo quân chúng nhân dân

1.2.1.2 Nguồn nhân lực thương mại điện tử

Nguồn nhân lực thương mại điện tử là nguồn lực con người có kiến thức

và kỹ năng về TMĐT Là những cá nhân lành nghề, có đây đủ yếu tố về thé chat và tỉnh thần để làm việc trong ngành TMĐT và đóng góp vào sự

thay đôi và phát triển của TMĐT nói riêng cũng như Kinh tế- Xã hội nói

chung

1.2.1.3 Hai trò của nguôn nhân lực đối với sự phát triển của thương mại điện tứ

Ở nước ta, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng

và Nhà nước cũng luôn quán triệt quan điểm: "nguồn nhân lực là yếu tô quyết định" và "Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đợt nước trong thời kỳ CNH, HĐH " (Đại hội lần thứ

IX cua Đảng), hay trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương

Trang 13

khóa XII của Đảng cũng khăng định: "Con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguôn của cải vật chât và văn hóa, mọi nên văn minh của các quốc gia" Nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó, các nguồn lực khác mới phát huy được tác đụng và có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với ý nghĩa đó, nguồn nhân lực là yếu tố tất yếu, không thay thế được

Trong TMĐT, nguồn nhân lực cũng là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của TMĐT,

Đề phát triển TMĐT cần rất nhiều yếu tố, đó là: hạ tầng cơ sở nhân lực cho TMĐT Hạ tầng cơ sở công nghệ, hạ tầng cơ sở bảo mật an toàn, hạ tầng

cơ sở thanh toán điện tử, hạ tầng cơ sở bảo vệ sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo vệ người tiêu đùng, hạ tầng cơ sở pháp lý Song, nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của TMĐT Bởi lẽ, đù nhà nước có tạo điều kiện đề phát triển TMĐT, dù doanh nghiệp có lắp đặt máy móc hiện đại đến đâu mà không có người biết sử dụng và khai thác nó thì lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp vẫn là con số không

Vì sao TMĐT vẫn chưa phát triển ở Việt Nam? Ngoài lý do các cơ sở hạ tầng cho TMĐT chưa hoàn thiện, thì còn một lý do quan trọng đó là con nguoi - hiểu biết về internet, về TMĐT và nhận thức của con nguoi vé ich loi TMDT ở Việt Nam vẫn còn thấp Số lượng chuyên gia CNTT chưa nhiều, đại

đa số quần chúng nhân dân còn xa lạ vời TMĐT, còn về phía các doanh nghiệp thì chỉ mới bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực cho phát triển TMĐT Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động TMĐT thì lợi ích thu lại cho doanh

Trang 14

duoc dao tạo chu đáo và bài bản Thêm vào đó, do đặc thù của TMĐT là sử dụng những công nghệ tiên tiến và yêu cầu cao về kỹ năng thực hành ứng dụng, nên những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh TMIĐT không thể chỉ qua kinh nghiệm thực tiễn mà còn phải được bổ sung những kiến thức nền tảng và cần thiết, cũng như những kiến thức chuyên sâu tùy theo vị

trí đảm nhiệm Chính vì thế mà có thê nói dao tao 1a van dé tat yếu của sự

phát triển TMĐT

Thứ hai, lợi ích mà đào tạo nguồn nhân lực TMĐT mang lại cho các doanh nghiệp làm TMĐT là rất lớn Mục tiêu của đảo tạo nguồn nhân lực cho TMĐT là sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm rõ hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai Đào tao nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp làm TMĐT nói riêng là điều kiện quyết định đề một tổ chức có thê tồn tại và đi lên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt Một thực tế cho thấy doanh nghiệp nào chú trọng vấn đề đào tạo cho các nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp một cách thường xuyên và có chiến lược thì công ty đó sẽ thành công Chính vì thế mà trong nhiều tổ chức đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện một cách

có tổ chức và kế hoạch, như những công ty lớn Ford, Unilever

Thứ ba, cần thiết phải đào tạo những người có hiểu biết về TMĐT và

có thể ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp TMĐT còn khá mới mẻ trên

thế giới và ở Việt Nam TMĐT mới qua giai đoạn đầu đó là giai đoạn được pháp luật thừa nhận, với một loạt các văn bản luật được ban hành gần đây, tạo môi trường pháp lý đề doanh nghiệp có thế ứng dụng và phát triển Tuy nhiên, số doanh nghiệp thực sự ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình vẫn chưa thực sự nhiều và nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nhận thức được lợi ích to lớn mà nó mang lại, cũng như việc cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT Một số doanh nghiệp thì đùng phương pháp

tự học hỏi lẫn nhau giữa các nhân viên trong công ty, hay một số doanh nghiệp khác thì sử dụng luôn những nhãn viên hoạt trong lĩnh vực CNTT đảm nhiệm TMĐT Song, để doanh nghiệp thực sự ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp và đề TMĐT thực sự đem lại hiệu quả cao thì rất cần thiết doanh nghiệp phải đào tạo nguồn nhân lực cho

9

Trang 15

TMĐT Nhân viên, lãnh đạo công ty cần phải được bồ sung kiến thức, hiểu biết về TMĐT bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau thuận lợi nhất với công ty Nguồn nhân lực cho TMĐT ở các doanh nghiệp không chỉ là nguồn nhân lực hiện có mà còn cả trong tương lai Đó là những sinh viên chính quy được đảo tạo về TMĐT, những học viên học về TMĐT nhằm hoạt phục

vụ cho hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp sau này Vì thế mà cần thiết phải đào tạo những con người có kiến thức, hiểu biết về TMĐT cả hiện tại và trong tương lai để có thể ứng dụng TMĐT trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề TMĐT thực sự mang lại lợi ích to

lớn đối với doanh nghiệp

1.2.2.2 Đào tạo nguôn nhân lực thương mại điện từ để đáp ứng yêu cẩu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Ngày nay, cụm từ "Hội nhập kinh tế quốc tế" đã trở nên quá quen thuộc

đối với tất cả mọi người Thật dễ hiểu, bởi một nước không thể đi lên không

thé phat triển nếu cô lập nước mình với tất cả các nước khác Những chính sách "bế quan tỏa cảng" luôn kìm kẹp chính nước đó trong vòng luận quân

mà không thé phat triển được về tất cả mọi mặt, thực tế ở nhiều nước đã chứng minh cho ta thấy điều này Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức, song hội nhập là một tất yêu khách quan

Từ sau đôi mới (1986) và sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, Dang

và nhà nước ta luôn quán triệt quan điểm hội nhập với nên kinh tế quốc tế là điều kiện đề phát triển Nước ta đã tham gia nhiều tổ chức trên thế giới cũng như khu vực Và đang trong tiến trình đàm phán để gia nhập WTO (tô chức thương mại thế giới), với mục tiêu là cổ gắng cuối năm nay sẽ gia nhập Cơ hội mang lại rõ ràng rất lớn, nhưng thách thức, khó khăn cũng không ít Vậy phải làm gì để cơ hội là lớn nhất, nhân tố quyết định chính là con người, nguồn nhân lực của chính quốc gia đó

Hội nhập kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh vực thì chính mỗi con nguoi cing

là những con người của nền kinh tế hội nhập, có những yêu cầu những đòi hỏi cao hơn

TMĐT đã trở nên rất quan trọng trong ký nguyên của CNTT và nền kinh

tế hội nhập, là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Nước ta dù mới qua giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của TMĐT, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT cũng rất được

10

Trang 16

chú trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, như ta đã để cập ở trên, nguồn nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam hiện nay

"vừa thiếu, vừa yêu", chính vì thế nếu doanh nghiệp làm TMĐT muốn khẳng

định vị trí của minh trong xu thế hội nhập với thế giới thi tất yếu phải dao tao

nguồn nhân lực làn TMĐT đáp ứng với những yêu cầu hội nhập kinh tế quôc tê của Việt Nam

1.2.2.3 Dao tao nguon nhân lực cho thương mại điện tử nhằm bảo đảm triển khai các hoạt động thương mại điện từ ở doanh nghiệp

Kinh doanh điện tử đang ngày càng được doanh nghiệp quan tâm do những lợi ích rất lớn mà phương thức kinh doanh này mang lại Điều này càng trở nên quan trọng trong tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hiện nay, kinh doanh điện tử không còn là sự chọn lựa mà là xu hướng đầu tư của đoanh nghiệp, đã đến lúc không còn đặt vẫn đề cần hay không cần ứng đụng TMĐT mà đoanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu đề hỗ trợ kinh đoanh

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh điện tử hứa hẹn sẽ tăng lên nhanh chóng, và mức độ ứng dụng TMĐT trong từng doanh nghiệp cũng ở nhiều mức độ khác nhau Những doanh nghiệp tham gia kinh doanh điện tử ở mức độ sâu rộng, như những doanh nghiệp xuất khâu hay những đoanh nghiệp đang thành công trong mô

hình kinh doanh điện tử, cần đội ngũ nhân lực có trình độ hiểu biết cao hơn

về CNTT và TMĐT Việc đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT còn nhằm đảm bảo triển khai các hoạt động TMĐT ở các doanh nghiệp

1.2.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường năng lực về nhân lực cho thương mại điện từ

Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực TMĐT; đặc biệt là TMĐT ở các doanh nghiệp trong xu thê hội nhập nên kinh tế quốc tế ngày nay có những đòi hỏi nhất định về chất lượng Nguồn nhân lực này không chỉ đừng lại ở hiểu biết về Internet và các phương tiện điện tử khác mà phải có hiểu biết và những kiến thức sâu rộng về TMĐT Hay nói cách khác, nguồn nhân lực cho TMĐT trong xu thế hội nhập cần có những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, là những người phải có hiểu biết về CNTT

Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết khi tham gia vào TMĐT, bởi lẽ

TMĐT ra đời và phát triển là một tất yếu của sự bùng nỗ CNTT, vậy một

11

Trang 17

điều dễ hiểu là người hoạt động trong lĩnh vực TMĐT bắt buộc phải có hiểu

biết về CNTT

Bên cạnh các chuyên gia về CNTT, thì những người hoạt động trong các doanh nghiệp làm TMĐT cũng phải có những hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin Đó là phải có hiểu biết về mạng Internet (phương tiện điện tử phổ biến nhất trong hoạt động TMĐT), về hệ thống thanh toán, bảo mật an toàn, chữ ký điện tử, quy trình giao kết hợp động điện tử Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho TMĐT nói chung và ở các doanh nghiệp nói riêng không chỉ cần có hiểu biết về CNTT mà còn phải có hiểu biết về thương mại

Thứ hai, là những người am hiểu về thương mại

Thương mại điện tử hiểu một cách nôm na là làm thương mại qua các phương tiện điện tử Chính vì thế mả các doanh nghiệp làm TMĐT giữ vai

trò quyết định trong sự phát triển của TMĐT Là đoanh nghiệp kinh doanh

thì tắt nhiên nguồn nhân lực hoạt động trong các doanh nghiệp này phải có hiểu biết về TMĐT Trước hết, nguồn nhân lực cho TMĐT trong các doanh nghiệp phải có hiểu biết về các hoạt động marketing, tìm kiếm đối tác, quan

hệ khách hàng và hiểu biết về luật quốc tế, sau đó đùng các công cụ phương tiện điện tử đề tăng hiệu quả cho các hoạt động đó và chuyền hoạt động kinh doanh theo hướng mới Biết kết hợp giữa hiểu biết về CNTT và thương mại

sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả to lớn cho chính doanh nghiệp đó

Thứ ba là phải có trình độ ngoại ngữ Các phương tiện điện tử mà phô biến nhất là mạng Internet, như ta đã biết, chủ yếu dùng ngôn ngữ là tiếng

Anh Vậy nguồn nhân lực cho TMĐT phải có trình độ tiếng anh tốt mới có

thể khai thác và sử đụng nguồn lực to lớn từ Internet phục vụ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp Đó là chưa kế đến, trong xu thế hội nhập toàn cau thì biết sử dụng ngoại ngữ là một yêu cầu bức thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp đối với các đối tác nước ngoài và ngôn ngữ trong giao tiếp phố biến nhất trên thế giới là tiếng Anh Đó là lý đo vì sao, một thực tế cho thấy,

tỷ lệ số người sử dụng Internet ở các nước nói tiếng Anh là rất cao Chính vì vậy, mà hiểu biết thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là yêu cầu bức thiết đối với nguồn nhân lực hoạt động trọng các doanh nghiệp làm TMĐT Như vậy trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, nguồn nhân lực cho

TMĐT ở Việt Nam, mà đặc biệt là trong các doanh nghiệp làm TMĐT; bên

cạnh việc phải đáp ứng những yêu câu của Đảng và Nhà nước ta cho sự

12

Trang 18

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những yêu cầu riêng cho

lĩnh vực TMĐT đó là những người có hiểu biết về CNTT, am hiểu về TMĐT

và thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh)

13

Trang 19

CHƯƠNG 2:

NGUÒN NHÂN LỰC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

2.1 Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam 2.1.1 Khuynh hướng tiếp cận trong chương trình giảng day

2.1.1.1 Cách tiếp cận theo khuynh hướng Công nghệ thông tin

Khác với thương mại truyền thống, TMĐT là phương thức thương mại

“dựa trên công nghệ” (Iechnology- based Commerce), ở đây là dựa trên công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) Chính sự phát triển ứng dụng của CNTT trong các ngành kinh tế dẫn tới sự ra đời của TMĐT

TMĐT được tiễn hành trong môi trường điện tử và dựa trên những nguyên tắc, yêu câu riêng (về giao dịch thanh toán, về an toàn bảo mật, về hành lang pháp lý, về khiếu nại, tranh chấp )

Vì vậy những người làm TMĐT cần phải nắm vững những vấn đề liên quan đến thương mại và cả công nghệ thông tin

2.1.1.2 Cách tiếp cận theo khuynh hướng quản trị kinh doanh

Tiếp cận theo khuynh hướng quản trị kinh doanh nhấn mạnh trọng tâm trang bị các kỹ năng và kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế-kinh doanh, khoa học xã hội- hành vi cho người học, và hình thành trên nền chương trình đảo tạo quản trị kinh doanh, điều chỉnh, sửa đổi cho thích hợp với TMĐT, Ngoài ra người học còn được trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết về CNTT-TT, trong đó chú trọng trang bị các kỹ năng, kiến thức về khai thác,

sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm trong CNTT để phục vụ cho TMĐT chứ không trang bị các kiến thức nền tảng sâu về CNTT-TT 2.1.1.3 Cách tiếp cận theo khuynh hướng Liên ngành

Theo khuynh hướng này các chương trình đào tạo chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế -kinh doanh, khoa

hoc x4 héi-hanh vi, va CNTT-TT

Đề xây dựng đội ngũ đảo tạo TMĐT theo cách tiếp cận liên ngành, các

cơ sở đảo tạo thành lập đội ngũ giảng dạy liên bộ môn, liên khoa gồm các giảng viên thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTTT

14

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w