1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận tìm hiểu về các lễ tết và lễ hội truyền thống ở việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về các lễ tết và lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Tác giả Vũ Minh Ngọc, Lê Trọng Hoàng Long, Vũ Tuấn Minh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vũ Phương Linh, Nguyễn Lê Bách Nhân
Người hướng dẫn Trần Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộcsống tốt lành, yên vui.Tuy vậy, nhịp sống nhanh chóng vội vã đã khiến cho một số bộ phận người trẻ dầnquên đi những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ



BÀI THẢO LUẬN TÌM HIỂU VỀ CÁC LỄ TẾT VÀ

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

MÔN: Cơ sở văn hóa Việt Nam GIẢNG VIÊN: Trần Thị Huyền Trang

LỚP: BBAE i4A

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1

Hà Nội, ngày 27 tháng 11, năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Nguyễn Lê Bách Nhân

Hà Nội, ngày 27 tháng 11, năm 2021

Trang 3

Hoàn thành đúng deadline Lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chí nhóm

đã thống nhất Chất lượng các thông tin đạt yêu cầu

9,5

Hoàng Long

Tìm hiểu về Lễ hội núi Bà Đen

Hoàn thành sớm so với deadline

Lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chí nhóm đã thống nhất Chất lượng các thông tin đạt yêu cầu

9,5

Minh

Tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ

Hoàn thành đúng deadline Lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chí nhóm

đã thống nhất Chất lượng các thông tin đạt yêu cầu

9,5

Kim Ngân

Tìm hiểu về Lễ Tết và Lễ hội truyền thống ở Việt Nam

Hoàn thành đúng deadline Lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chí nhóm

đã thống nhất Chất lượng các thông tin rất tốt, nguồn tham khảo rõ ràng

10

Linh

Tổng hợp, trình bày nội dung theoyêu cầu, viết lời

mở đầu

Hoàn thành đúng deadline Có nhiều

ý kiến đóng góp cho công việc Chủ động với phần việc được giao Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ

10

Bách Nhân

Tìm hiểu về Lễ hội đèn lồng Hội An

Hoàn thành đúng deadline Lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chí nhóm

đã thống nhất Chất lượng các thông tin đạt yêu cầu

9,5

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM 7

1.1 Nguồn gốc 7

1.2 Lễ tết 7

1.2.1 Đặc điểm 7

1.2.2 Ý nghĩa của Lễ Tết 8

1.3 Lễ hội 8

1.3.1 Đặc điểm 8

1.3.2 Phân loại lễ hội ở Việt Nam 9

1.3.3 Giá trị văn hoá của lễ hội 9

1.4 So sánh Lễ Tết và Lễ Hội 12

PHẦN 2 MỘT SỐ LỄ TẾT, LỄ HỘI CỦA VIỆT NAM 13

2.1 Tết Đoan Ngọ 13

2.1.1 Tổng quan 13

2.1.2 Các hoạt động chính 13

2.1.3 Nét ẩm thực đặc biệt 13

3.1 Lễ hội chùa Hương 15

3.1.1 Giới thiệu 15

3.1.2 Địa điểm 15

3.1.3 Thời gian 15

3.1.4 Nguồn gốc 15

3.1.5 Các nghi thức trong Lễ hội chùa Hương 16

3.1.6 Bảo tồn Khu di tích chùa Hương và Lễ hội chùa Hương 16

3.1.7 Vấn đề tồn đọng 17

3.1.7.1 Rác thải 17

Trang 5

3.1.7.2 Đò chở khách 17

3.1.7.3 Nhà vệ sinh 17

3.1.7.4 Việc phát huy giá trị Lễ hội Chùa Hương 17

4.1 Lễ hội lồng đèn Hội An 18

4.1.1 Nguồn gốc 18

4.1.2 Ý nghĩa 19

4.1.3 Địa điểm, thời gian tổ chức 19

4.1.4 Hoạt động 19

5.1 Lễ hội núi Bà Đen 21

5.1.1 Nguồn gốc núi Bà Đen: 21

5.1.2 Ý nghĩa 21

5.1.3 Địa điểm, thời gian tổ chức 21

5.1.4 Hoạt động 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ lên ngôi, tại Việt Nam xu hướnghội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, điều này đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là người trẻ càngphải có ý thức hơn trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống Khi nói đến giá trịtruyền thống, không thể không nói đến những lễ hội của người Việt “Lễ” là hệ thốngnhững hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, thểhiện những ước mơ chính đáng của con người trong cuộc sống “Hội” là sinh hoạt vănhóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rấtđặc trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đấtnước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì Lễ hội ởViệt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thầnhay nhiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của conngười Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộcsống tốt lành, yên vui

Tuy vậy, nhịp sống nhanh chóng vội vã đã khiến cho một số bộ phận người trẻ dầnquên đi những giá trị và không còn dành nhiều quan tâm tới những lễ hội truyền thống.Nhóm chúng em đã đặt mối quan tâm khá lớn của mình lên vấn đề này và cũng rất vuikhi được tìm hiểu và làm bài tiểu luận về các lệ hội của Việt Nam

Trong bài tiểu luận đầu tay, chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy,chúng em rất mong cô có thể đưa ra những ý kiến đóng góp để sản phẩm của chúng

em được đầy đủ và hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

6

Trang 7

PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA

VIỆT NAM

1.1 Nguồn gốc

Đối với người Việt Nam, nghề sản xuất chủ yếu trong xã hội truyền thống là sản xuất lúa nước “Nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc có việc thì tối tăm mặt mũi, ngay miếng ăn cũng đại khái cốt được việc thì thôi; cho nên lúc rảnh rỗi, người nông nghiệp có tâm lí chơi bù, ăn bù Vì vậy mà ở Việt Nam Tết nhất đã nhiều, hội hè cũng nhiều lắm.”

1.2 Lễ tết

Lễ Tết gắn liền với lịch pháp, thể hiện sự hoà điệu vũ trụ của con người với tự nhiên, là thành tố văn hoá tinh thần vô cùng quan trọng, chi phối sâu sắc nếp cảm nếp nghĩ của mỗi người, điều chỉnh hành vi ứng xử không chỉ của cá nhân mà sâu rộng hơn là cả cộng đồng quốc gia, dân tộc Lễ Tết thể hiện chiều sâu văn hoá của mỗi quốcgia, chứa đựng tính cộng cảm, cộng đồng của cả dân tộc Tìm về nguồn gốc Lễ Tết là tìm về với cội nguồn văn hoá, là để kết nối truyền thống, giúp ta nhìn sâu hơn vào tâm hồn dân tộc thông qua lăng kính văn hoá Lễ Tết

6, 7 là mùa hạ nắng nóng; tháng 8 lập thu với mưa ngâu; tháng 9 chuyển mùa; tháng

10 lặp lại chu kỳ vào đông với không khí se lạnh, ít mưa Một năm có 12 tháng thì có

12 tiết chính và 12 tiết phụ tương ứng với thời tiết khí hậu từng mùa Từ tiết biến âm thành Tết, thế nên một năm 12 tháng thì ít nhất có 12 cái Tết

Trong văn hoá Việt Nam ngày nay, chúng ta có đến 12 cái Tết trong năm Đó là Tết Táo quân, Tết Nguyên đán, Tết Khai hạ, Tết Thượng nguyên, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập, Tết Hạ nguyên Nhưng không phải cái Tết nào cũng được

7

Trang 8

đón đợi và tổ chức như nhau Trong 12 cái Tết ấy thì Tết Nguyên đán là lễ Tết quan trọng nhất.

Lễ Tết gồm có 2 phần: phần lễ cúng ông bà tiên tổ, sau là phần tết ăn uống bù cho lúc làm lụng đầu tắt mặt tối

Tết của Việt Nam là cuộc hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn,

về với gia đình, với cộng đồng gia tộc và dân tộc Tết là ngày đoàn tụ linh thiêng, xoá

đi khoảng cách không gian và thời gian, xoá bỏ mọi thù hận, hoá giải hờn dỗi để kết nối tình thân, để lối sống duy tình trở thành đạo lý của dân tộc Những ngày Tết là những ngày tràn ngập niềm vui, hân hoan trong khát vọng sum vầy hạnh phúc Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ thì cả năm sẽ tốt đẹp

2.1 Lễ hội

2.1.1 Đặc điểm

Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: lễ hội diễn ra khắp mọi miền, vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất Mỗi vùng có lễ hội riêng của mình, lễ hội mỗi làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau

Lễ hội mang tính tộc người rất rõ, các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau

Lễ hội cũng có hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ là các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, sau này được thể chế hoá, chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội, gồm các trò chơi giải trí hết sức phong phú Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để

8

Trang 9

nhắc Trời làm mưa như thi đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất… Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các trò thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên,nắng lên để nước lụt mau rút xuống Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum… Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà

kheo… Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu là các trò đấu

vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi dế,…

2.1.2 Phân loại lễ hội ở Việt Nam

Tuỳ theo góc nhìn khác nhau mà các tác giả có cách phân loại lễ hội khác nhau:Trong cuốn sách Cơ sở Văn hoá Việt Nam, dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hoá,tác giả Trần Ngọc Thêm phân lễ hội ra làm 3 loại: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội đâm trâu,

…); lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước – hội Đền Hùng, hội Gióng,…), và lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng (các lễ hội tôn giáo và văn hoá – hội Chùa Hương, hội chùa Tây Phương, hội núi Bà Đen…)

Còn Chu Xuân Diên dựa vào yếu tố thời gian phân lễ hội ra làm hai loại: Lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu Còn nếu xét địa điểm điểm thì lễ hội người Việt được tổ chức ở đền, đình, chùa Xét theo nội dung thì có lễ nghề nghiệp (lễ nông nghiệp là chính), lễ kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước và lễ hội tôn giáo văn hoá

Lê Trung Vũ và Lê Thị Nhâm Tuyết trong cuốn Lễ hội cổ truyền Việt Nam phân các lễ

hội ra thành các loại: lễ hội nông nghiệp; lễ hội phồn thực giao duyên; hội văn nghệ giải trí, "hội thi tài"; "hội lịch sử"

2.1.3 Giá trị văn hoá của lễ hội

Lễ hội đã trở thành chứng tích văn hoá truyền thống của người dân, tạo thành một ấn tượng, là nơi gặp gỡ, giao lưu với các hoạ động văn hoá sôi nổi Phần lễ diễn ra trang trọng Phần hội tưng bừng vui tươi Tham dự lễ hội là để thêm hiểu biết và tự hào về một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc

Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng Nhiều yếu tố vănhóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời

kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời” Hiện nay, lễ hội là cầu nối giữa

9

Trang 10

quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm

tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước

Chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội, lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc, về thế giới tâm linh và gắn

bó với thiên nhiên, từ đó thêm thăng hoa trong một không khí vui vẻ, trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng Rõ ràng, lễ hội là sinh hoạt cộng đồng để mỗi người cùngnhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui chơi, giao cảm, hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

Những giá trị của lễ hội được thể hiện trên một số mặt sau:

Giá trị cố kết cộng đồng: lễ hội thuộc về một cộng đồng người nhất định, “có thể

được xem như sự phản chiếu sinh động của truyền thống, bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như là biểu tượng của tinh thần cố kết cộng đồng làng xã được hun đúc qua thời gian”(2) Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở gắn kết địa vực và sở hữu tài nguyên, lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn kết số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượngsiêu nhiên (cộng sinh), gắn kết nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa (cộng cảm)… Bất kể một lễ hội nào, dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì bao giờ cũng là lễ hội củamột cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng Như vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của lễ hội

Giá trị giáo dục: lễ hội là quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội, mô phỏng, tái

hiện sinh động các nhân vật, sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ

tế, diễn xướng, trò diễn dân gian Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính hướng về cội nguồn “Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra… Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam”(3) Điều đó nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha ông, về lịch sử làng, lịch sử dân tộc Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần thể hiện tình cảm con người với tổ tiên, thầnthánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở, phù hộ Con người đến với lễ hội là đến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòng tộc… Do vậy, lễ hội

có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng bản, quê hương, đất nước

Giá trị văn hóa tâm linh: trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu

cuộc sống của mình, con người không chỉ biến đổi cải tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn

10

Trang 11

hóa, mà còn hòa mình vào với thế giới hữu hình và vô hình trong tự nhiên Không ít người bất lực trước một sự việc nào đó và họ phải nhờ tới sự che chở của một sức mạnh siêu nhiên, của tổ tiên, dòng tộc, các vị thần linh… cầu mong cuộc sống được bình an, sức khỏe và thành đạt Nhờ có lễ hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm linh, có được những giây phút thiêng liêng, giao cảm, hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng “Đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực”.

Đối với người dân Việt Nam, lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn, trở thành nhu cầu và khát vọng cần được đáp ứng, bởi “thông qua những hình thức biểu hiện của mình, lễ hội trở thành một hiện tượng văn hóa tổng hợp làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh

và tâm lý vật chất của con người”(5) Khi con người đến với lễ hội, được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hóa dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, chính là lúc họ được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng Như vậy, lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh… đã hàm chứa giá trị văn hóa tâm linh

Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con

người được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người Đây chính là quá trình trao truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong các lễ hội, nhân dân là người đứng ra tổ chức, sáng tạo, tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng

và hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh Khi tất cả mọi người chìm vào không khí thiêng liêng, hứng khởi của lễ hội thì khoảng cách giữa con người dường như không còn, mọi người cùng nhau sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Trong quá trình giao cảm với thế giới thiêng liêng bí ẩn, ai cũng có đức tin và mong muốn sự chứng giám của thế giới tâm linh về thái độ thành kính của mình Hàng năm, vào các mùa lễ hội, mọi người cùng nhau hành hương, chiêm bái về cái thiêng và như vậy lễ hội lại nảy sinh ra những giá trị văn hóa mới mang tính thời đại

Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: lễ hội là một hình

thức tái hiện quá khứ thông qua các hoạt động tế lễ, các trò diễn sinh động hấp dẫn như tế lễ, rước, trang phục, văn tế, trò diễn dân gian, dân ca, dân vũ… Các hoạt động

ấy không những tái hiện cuộc sống mà còn góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc Lễ hội với những hình thức, nội dung phản ánh đầy đủ, sinh động đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, đã tác động mạnh mẽ

và sâu sắc tới toàn thể cộng đồng làng xã, vùng miền, dân tộc, quốc gia, tùy theo tính chất và mức độ của lễ hội ấy Đặc trưng của lễ hội là tính truyền miệng Những sự kiệnlịch sử, đời sống xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp

11

Trang 12

lễ hội hàng năm Và như vậy, lễ hội góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức của cộng đồng.

Giá trị kinh tế: giá trị của lễ hội không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn ở giá trị

kinh tế Bởi, lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch, tạo nên môi trường du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, nhân tố tạo nên sự thư giãn, những ứng xử văn hóa Không khí vui tươi, linh thiêng của ngày lễ hội làm cho mỗi người trút bỏ được những lo âu, phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thương nhau hơn Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị kinh

tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu, truyền bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nước Như vậy, lễ hội

tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt, kinh tế du lịch văn hóa tâm linh

lễ hội phân bố theo không gian Hai trục này – một dọc một ngang – kết hợp với nhau làm nên nhịp sống âm dương hài hoà suốt bao đời của người dân đất Việt

12

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngọc Sang (2018), Đầu xuân hành hương lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh, truy cập từ đường link https://vietyouth.vn/dau-xuan-hanh-huong-le-hoi-nui-ba-den-tay-ninh, truy cập vào ngày 25/11/2021 Link
7. Truy cập từ đường link http://dulichbinhduong.org.vn/du-lich/le-hoi-nui-ba-den-tay-ninh/ct, truy cập ngày 25/11/2021 Link
8. Truy cập từ đường link http://longdenviet.vn/di-tim-nguon-goc-chiec-long-den-hoi-an.html, truy cập ngày 25/11/2021 Link
9. Truy cập từ đường link http://www.vista.net.vn/le-hoi/le-hoi-nui-ba-den.html, truy cập ngày 25/11/2021 Link
10. Truy cập từ đường link https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/bao-ton-va-phat-huy-khong-gian-le-hoi-chua-huong-gan-voi-phat-trien-du-lich-cua-thu-do-373874.html, truy cập ngày 25/11/2021 Link
11. Truy cập từ đường link https://dienmaycholon.vn/kinh-nghiem-mua-sam/nguon-goc-va-y-nghia-cua-ngay-tet-doan-ngo, truy cập ngày 25/11/2021 Link
12. Truy cập từ đường link từ https://halotravel.vn/le-hoi-den-long-hoi-an/ , truy cập ngày 25/11/2021 Link
13. Truy cập từ đường link https://meta.vn/hotro/le-hoi-chua-huong-8401 , truy cập ngày 25/11/2021 Link
14. Truy cập từ đường link https://mytayninh.vn/vi/detailevents/?t=hoi-xuan-nui-ba&id=event_108, truy cập ngày 25/11/2021 Link
15. Truy cập từ đường link https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_ch%C3%B9a_H%C6%B0%C6%A1ng, truy cập ngày 25/11/2021 Link
16. Truy cập từ đường link https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_%C4%90oan_ng%E1%BB%8D, truy cập ngày 25/11/2021 Link
1. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thị Hồng (2015), Văn hoá học và văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản lao động Khác
4. Nhiều tác giả, Lễ hội cộng đồng: Truyền thống và biến đổi , Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Phạm Văn Xây (2013), Tạp chí VHNT số 345, trang 99 -100 Khác
6. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá việt Nam, NXB giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN