1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận tìm hiểu về 3 bước đột phá kinh tế trước đổi mới của đảng rút ra nhận xét

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Theo mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ IV xác định, trong giai đoạn 1976 - 1986, bên cạnh những thắng lợi to lớn trong bảo vệ Tổ quốc và nhiều thành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

PHẦN II: BA BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG 8

2.1 Bước đột phá đầu tiên 8

2.1.1 Chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển kinh tế XHCN 8

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (4/1975), cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Theo mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ IV xác định, trong giai đoạn 1976 - 1986, bên cạnh những thắng lợi to lớn trong bảo vệ Tổ quốc và nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng đất nước, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều sai lầm, yếu kém và lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn Thực trạng đó của Việt Nam cùng với những chuyển biến sâu rộng của cục diện thế giới đã đặt ra cho Đảng ta vấn đề đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong hành trình đi tới đường lối đổi mới của Đảng đã diễn ra qua nhiều trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm, trong đó có 3 bước đột phá lớn Bước đột phá mở đầu là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khoá IV (8/1979) chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”; không còn xem kế hoạch hoá là hình thức duy nhất để phát triển kinh tế; khẳng định sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường Bước đột phá thứ hai là Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6/1985) với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8/1986 và cuối 1986) với "Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế” Kết luận trực tiếp định hướng việc soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng

Những bước đột phá trên có ý nghĩa lịch sử và hiện thực vô cùng to lớn Nó là tiền đề quan trọng của đường lối đổi mới toàn diện đất nước được Đảng ta khởi sướng từ Đại hội lần thứ VI (12/1986).

Trang 5

PHẦN I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới

Mọi quốc gia, bất kể thể chế chính trị nào, đều vận động theo quy luật cải cách để phát triển Và các nước xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi cấp bách trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là sự tự nhận thức lại về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải trong quá khứ, đồng thời tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với bối cảnh mới của thời đại.

Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới Trong thời kỳ này, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới Kết quả là từ cuối thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, đa số các quốc gia đã giành được độc lập Sự vươn lên của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu đã tạo ra các trung tâm kinh tế mới, đối trọng với Mỹ và làm thay đổi cán cân kinh tế thế giới Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, gia tăng nhu cầu hợp tác quốc tế Xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chung trên phạm vi toàn cầu

Sau khủng hoảng dầu mỏ (1972-1973) và cách mạng khoa học - công nghệ, các nước buộc phải chuyển đổi mô hình kinh tế, tăng cường liên kết quốc tế và cải cách toàn diện để thích nghi với thời đại mới Những cuộc khủng hoảng đặt nhân loại trước những vấn đề cấp bách như cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số Do vậy, yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị và xã hội để thích nghi với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ là vô cùng cấp thiết theo xu thế hòa hoãn Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội để thích ứng.

Đầu những năm 1980, mô hình quản lý tập trung, quan liêu và bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa dần bộc lộ hạn chế Trong lĩnh vực kinh tế, các quốc gia này chỉ tập trung hợp tác khép kín trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), đi ngược lại xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ Quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng tồn tại nhiều bất cập Một mô

2

Trang 6

hình duy nhất theo kiểu Xô Viết được áp dụng cho hầu hết các nước, bất chấp sự khác biệt về lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa, cũng như điểm xuất phát và điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

Các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành cải cách từ những năm 70 Cho đến giữa thập kỷ 80 thì đổi mới, cải cách trở thành xu thế chung Trung Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa về kinh tế từ năm 1978 Cuộc cải cách huy động hiệu quả tích cực của nhân dân, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội Nền kinh tế chuyển dần sang thị trường xã hội chủ nghĩa, từ đóng cửa sang mở cửa toàn diện tạo điều kiện hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực Sự chuyển biến này đòi hỏi thể chế hành chính của Trung Quốc cũng phải có sự chuyển mình tương xứng Vào thời điểm quyết định tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập trên trường quốc tế Nhờ đó Việt Nam có thêm cơ hội giao lưu, mở rộng sự hội nhập kinh tế quốc tế với Trung Quốc bởi sự tương đồng về thể chế chính trị, văn hóa Đảng và nhà nước Việt Nam cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm đổi mới từ công cuộc cải cách này của Trung Quốc.

Sau bốn lần cải cách, Liên Xô tiến hành cải tổ dưới thời M Goóc-ba-chốp (1985-1991), thay vì từng bước cải thiện hệ thống quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Goócbachốp chủ trương tư nhân hóa và tự do hóa toàn bộ hoạt động kinh tế -xã hội Chính sách này đã phá vỡ hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trên toàn liên bang, đồng thời loại bỏ các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô có tư tưởng chống "cải tổ" Thay vào đó, ông đưa vào những phần tử cơ hội có tư tưởng chống Đảng và chống chủ nghĩa xã hội Chủ trương này của M Goóc-ba-chốp mở đầu quá trình tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô Trong chính sách đối ngoại, Goóc-ba-chốp chấp nhận thỏa hiệp với Mỹ và phương Tây theo chủ trương xây dựng "ngôi nhà chung châu Âu" Tuy nhiên, điều này khiến Liên Xô đánh mất vị thế bình đẳng trên trường quốc tế Cuối cùng dẫn đến hậu quả cải tổ của M Goóc-ba-chốp là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội

Trang 7

chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện Lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giảm sút nghiêm trọng Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.

Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai lầm nảy sinh từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Bối cảnh quốc tế có những thay đổi to lớn và toàn diện đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, đặt ra yêu cầu đổi mới cho đất nước Thực tiễn cho thấy các nước xã hội chủ nghĩa cần tiến hành đổi mới để giữ vững chế độ và ổn định đời sống người dân Dấu hiệu đổi mới ở Việt Nam xuất hiện từ cuối những năm 70 và ngày càng rõ nét hơn cho đến giữa những năm 80 Điều này chứng tỏ đổi mới là yêu cầu bức thiết và có tính tất yếu đối với Việt Nam Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi cấp bách của đất nước và thời đại.

1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước

1.2.1 Thuận lợi

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong năm đầu là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở hai miền, hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt 45 triệu nhân dân cả nước ta phấn khởi với thắng lợi vĩ đại của cách mạng, tin tưởng ở đường lối đúng đắn của Đảng lãnh đạo, sẵn sàng dốc sức xây dựng đất nước với khẩu hiệu "Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân" thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm của toàn dân tộc Đây là thuận lợi vô cùng to lớn, đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đất nước thống nhất, nước ta có một một sức mạnh tổng hợp to lớn về kinh tế Với thế mạnh của hai miền Nam - Bắc bổ sung cho nhau, chúng ta có điều kiện để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội 45 triệu nhân khẩu với khoảng 21 triệu lao động, trong đó có lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân kỹ

4

Trang 8

thuật khá đông đảo của cả hai miền là nguồn vốn quý báu để xây dựng sự nghiệp kinh tế to lớn.

- Miền Bắc:

Sau hơn 20 năm (1954 - 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ, công nghiệp hoá chất đã sản xuất được phân bón, thuốc trừ sâu…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp…Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

- Miền Nam:

Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mỹ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra Hệ thống cơ sở hạ tầng, các thành phố và khu công nghiệp hầu như giữ được nguyên vẹn Một số cơ sở sản xuất lớn với kỹ thuật khá hiện đại, phương pháp quản lý có thể áp dụng được Việc thống nhất hai miền Nam - Bắc tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng xã hội chủ nghĩa Những thành tựu kinh tế của Việt Nam sau thống nhất là minh chứng cho sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam Uy tín của Đảng và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được nâng cao trên trường quốc tế tạo điều kiện thuận lợi huy động các tiềm năng, sức mạnh của con người để phục vụ phát triển kinh tế của đất nước Uy tín quốc tế là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam Việc tiếp tục nâng cao uy tín quốc tế và giải quyết các thách thức sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

1.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi còn có vô vàn những khó khăn, thử thách mà chúng ta phải đối diện Nền kinh tế Việt Nam khởi đầu từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu với năng suất lao động thấp Hơn nữa còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh kéo dài gần 30 năm Sự sụp đổ của hệ thống XHCN đã gây ra những tác động tiêu cực đến

Trang 9

phong trào cách mạng trên thế giới và cách mạng Việt Nam Kinh tế Việt Nam sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn, thách thức Hai miền phát triển không đồng đều, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, phụ thuộc vào viện trợ Chiến tranh đã tàn phá nặng nề nhiều làng mạc, đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an ninh Hàng triệu người thất nghiệp, tỷ lệ mù chữ cao.

- Miền Bắc:

Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh với Mỹ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” Tuy hầu hết các công trình bị đánh phá đã được khôi phục nhưng nhiều cơ sở sản xuất chưa được khôi phục hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến năng suất lao động Một số vấn đề tiêu cực trong quản lý kinh tế, xã hội vẫn còn tồn tại Hơn nữa, số người bị thương tật và trẻ mồ côi do chiến tranh gây ra khá đông Nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt chưa phát triển mạnh, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng hiện đại hóa các ngành kinh tế khác Công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, sản xuất thiếu ổn định và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Việc tạo dựng thị trường cho sản phẩm, đặc biệt là công nghiệp nặng, cũng gặp nhiều khó khăn Trình độ quản lý còn thấp, cộng thêm ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chiến tranh kéo dài, làm cho những hạn chế này càng thêm trầm trọng.

- Miền Nam:

Miền Nam sau giải phóng tuy đã thoát khỏi ách áp bức của thực dân Mỹ và tay sai nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức Nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài

Có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng Nền công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm, dệt may, hóa chất nhẹ Thiếu các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí, đóng tàu dẫn đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, máy móc và thiết bị Công nghiệp miền Nam được hình thành

6

Trang 10

và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ nên còn nhiều những hạn chế Từ sau 1970, hàng năm, công nghiệp miền Nam phải nhập 300 triệu USD nguyên liệu và 65 triệu USD thiết bị Tuy nhiên, có một số cơ sở qui mô lớn, trang thiết bị khá hiện đại và năng suất cao, thiết bị có xuất xứ của Pháp, Mỹ, Đài Loan, Tây Đức… ví dụ như trong các ngành công nghiệp điện tử và cơ khí chính xác.

Đất nước ta bị bao vây, cấm vận và chịu sự chống phá của các thế lực thù địch Năm 1975, sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước, Mỹ mở rộng cấm vận cả nước, nhằm kiềm chế Việt Nam, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vốn đã kiệt quệ sau chiến tranh Hạn chế về tài chính, vật lực khiến cho quá trình khôi phục và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn Năm 1979, Việt Nam đã phản công quân Khmer Đỏ nhằm bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot Tuy nhiên, hành động này đã bị Mỹ và các nước phương Tây lợi dụng để vu cáo Việt Nam "xâm lược Campuchia" Hậu quả của việc này là nước ta bị bao vây cấm vận toàn diện, cản trở gia nhập Liên hợp quốc, hòng đẩy Việt Nam vào khủng hoảng, buộc phải chấp nhận các điều kiện áp đặt của họ làm cho Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng về kinh tế, thương mại toàn cầu, chịu thiệt hại về tài chính cũng như các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu Đặt ra vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam phải thực hiện chủ trương đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất của các nước, tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước nhằm mở rộng hợp tác quốc tế và phá vỡ vòng vây cấm vận, đề cao chính sách đối ngoại độc lập, yêu chuộng hòa bình.

Trang 11

PHẦN II: BA BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG

2.1 Bước đột phá đầu tiên

2.1.1 Chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển kinh tế XHCN

Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN ở Việt Nam: Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của nước ta là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”.

Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất; tăng cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác.

2.1.2 Cách thức tổ chức thực hiện

Trên lĩnh vực kinh tế: Chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (8/1979): Khắc phục khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra” Theo đó, Hội đồng Chính phủ ra

8

Trang 12

quyết định (10/1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường

Trên lĩnh vực nông nghiệp: Sau thời gian thí điểm theo hình thức “khoán chui”,

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (13/1/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (Gọi tắt là khoán 100) Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể.

Trên lĩnh vực công nghiệp: Trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở TPHCM và Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25/CP (1/1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước Kết quả: Đem lại kết quả tích cực trong sản xuất Sản lượng lương thực bình quân tăng Sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5% Trên lĩnh vực chính trị: Tháng 9/1980 BCHTW Đảng chỉ đạo thảo luận Dự thảo Hiến pháp mới của nước CHXHCN Việt Nam và quyết định những biện pháp bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua.

2.1.3 Ý nghĩa

Giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống hoà bình của nhân dân.

Trang 13

Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN và góp phần củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.

2.1.4 Thành tựu và hạn chế

- Thành tựu:

Nhìn lại, sau 5 năm (1975-1981), quân dân cả nước đã giành được thành tựu thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh biên giới và đã khắc phục một phần hậu quả chiến tranh và thiên tai liên tiếp gây ra Các tỉnh phía Nam đã cơ bản việc xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc, phong kiến Ở miền Bắc, bước đầu có sự cải tiến đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn với các đội chuyên, làm khoán.

- Hạn chế:

Tuy nhiên, kết quả nhìn chung đã không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra: lưu thông, phân phối rối ren, giá cả tăng vọt, nhập khẩu tăng gấp 4-5 lần xuất khẩu Đời sống của nhân dân, cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang rất khó khăn Từ cuối năm 1979, ở một số địa phương miền Bắc đã xuất hiện hiện tượng “xé rào”, ”khoán chui” Ở miền Nam, việc thí điểm hợp tác xã diễn ra phức tạp, lúng túng

Những khó khăn trên có nguồn gốc sâu xa từ nền kinh tế thấp kém, thiên tai nặng nề liên tiếp xảy ra, chiến tranh biên giới và chính sách cấm vận, bao vây, cô lập của Mỹ và các thế lực thù địch Tuy nhiên về chủ quan, do những khuyết điểm, sai lầm của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hội làm trầm trọng thêm những khó khăn trên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm của đó trước Đại hội V của Đảng.

2.1.5 Bài học

- Cần có sự dũng cảm để đổi mới: Hội nghị Trung ương 6 đã thể hiện sự dũng cảm khi đề ra những chủ trương, đường lối mới, khác với quan điểm cũ - Cần phải thực hiện đổi mới một cách thận trọng:

Cần phải thực hiện từng bước, từ từ: Không nên nóng vội, cần thực hiện từng bước, từ từ để có thể kiểm soát được tình hình.

10

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w