1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận tìm hiểu về ba bước đột phá kinh tế trước đổi mới của đảng rút ra nhận xét

50 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Ba Bước Đột Phá Kinh Tế Trước Đổi Mới Của Đảng. Rút Ra Nhận Xét
Tác giả Trần Diễm My, Khúc Thị Thu Ngân, Lê Thị Như Ngọc, Phạm Hồng Ngọc, Đào Thị Minh Nguyệt, Hoàng Thị Minh Nguyệt, Trần Thị Minh Nguyệt, Phạm Khánh Nhi, Nguyễn Thị Yến Nhi, Lê Trang Nhung
Người hướng dẫn Lê Văn Nguyên
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Thuận lợiThứ nhất, đất nước hoà bình, độc lập dân tộc, thống nhất và quá độ lên Chủnghĩa xã hội Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, 3 miền đất nước Bắc - Trung - Nam là một, điều này s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

Ngân Nội dung: Bước đột pháthứ ba + Phản biện Hoàn thành đúng thời hạn, chất lượngbài làm khá, không tham gia họp

nhóm đầy đủ, tiếp thu nhận xét củacác thành viên

Lê Thị Như Ngọc Nội dung: Bước đột phá

Nguyệt Nội dung: Ưu điểm của cácbước đột phá + Phản biện Hoàn thành đúng thời hạn, chất lượngbài làm tốt, tham gia họp nhóm đầy đủTrần Thị Minh

Nguyệt Nội dung: Nhược điểm củacác bước đột phá + Phản

Nhi Nội dung: Bước đột pháthứ nhất + Nhóm trưởng +

Word + Phản biện

Phân chia nhiệm vụ và thời gian hoànthành rõ ràng cụ thể, nghiêm túc, đónggóp sửa nội dung, bài làm chỉn chu

thứ ba + Phản biện Hoàn thành đúng thời hạn, chất lượngbài làm khá, tham gia họp nhóm đầy

đủ, đóng góp ý kiến

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM Lớp học phần: 232_HCMI0131_11

Nhóm : 6

Buổi họp thứ nhất

Địa điểm họp: Google meet

Thời gian: 21:00 – 21:30 ngày 24/02/2024

Thành viên tham gia:

1 Trần Diễm My

2 Lê Thị Như Ngọc

3 Phạm Hồng Ngọc

4 Đào Thị Minh Nguyệt

5 Hoàng Thị Minh Nguyệt

6 Trần Thị Minh Nguyệt

7 Nguyễn Thị Yến Nhi

8 Lê Trang Nhung

- Kiểm tra, nhận xét lại nội dung các thành viên làm và chốt nội dung

- Giao thời hạn chỉnh sửa phần nội dung

Các thành viên có mặt để tham gia thảo luận và thống nhất ý kiến về đề tài của nhóm

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2024

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM Lớp học phần: 232_HCMI0131_11

Nhóm : 6

Buổi họp thứ hai

Địa điểm họp: Google meet

Thời gian: 21:30 – 22:30 ngày 01/03/2024

Thành viên tham gia:

1 Trần Diễm My

2 Lê Thị Như Ngọc

3 Phạm Hồng Ngọc

4 Đào Thị Minh Nguyệt

5 Hoàng Thị Minh Nguyệt

6 Trần Thị Minh Nguyệt

7 Nguyễn Thị Yến Nhi

8 Lê Trang Nhung

9 Khúc Thị Thu Ngân

10 Phạm Khánh Nhi

Mục tiêu: Đánh giá, nhận xét quá trình thảo luận nhóm

Nội dung:

- Thuyết trình thử nội dung thảo luận

- Nhóm trưởng và các thành viên đánh giá chất lượng làm việc của nhóm và củatừng cá nhân

Các thành viên có mặt để tham gia thảo luận và thống nhất ý kiến

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2024

Trang 5

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 2

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG 7

1.1 Bối cảnh lịch sử nước ta 7

1.1.1 Tình hình nước ta trước đổi mới 7

1.1.2 Yêu cầu đặt ra về đổi mới tư duy kinh tế 10

1.2 Bối cảnh lịch sử Thế giới 11

1.2.1 Tình hình các nước xã hội của nghĩa trên Thế giới 11

1.2.2 Yêu cầu đặt ra về đổi mới tư duy kinh tế qua công cuộc cải tổ của Liên Xô và cải cách của Trung Quốc 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG 15

2.1 Bước đột phá thứ nhất: Hội nghị trung ương 6 (8/1979) 15

2.1.1 Chủ trương 15

2.1.2 Quá trình đột phá 18

2.1.3 Kết quả và ý nghĩa 21

2.2 Bước đột phá thứ hai: Hội nghị trung ương 8 (6/1985) 23

2.2.1 Chủ trương 23

2.2.2 Quá trình đột phá 26

2.2.3 Kết quả và ý nghĩa 30

2.3 Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) 34

2.3.1 Nội dung đột phá 34

2.3.2 Quá trình đột phá 35

2.3.3 Kết quả và ý nghĩa 38

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG 41

3.1 Ưu điểm 41

3.2 Nhược điểm 44

KẾT LUẬN 49

Trang 6

MỞ ĐẦU

Sau chiến thắng 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất,Nam Bắc sum họp một nhà Giai đoạn từ năm 1976 đến 1986, mô hình kinh tế ở miềnBắc được thực hiện trong cả nước Vừa thoát khỏi chiến tranh, lại bị Mỹ bao vây, cấmvận, nước ta thực hiện mô hình kinh tế bao cấp, Nhà nước kiểm soát toàn bộ yếu tố sảnxuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thunhập Theo mô hình và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa được Đại hội Đảng lần thứ IVxác định, trong giai đoạn 1976-1986, bên cạnh việc thắng lợi đất nước hoàn toàn đượcgiải phóng và thành tựu đáng kể trong xây dựng đất nước Song, tình hình kinh tế, xã hộicủa Việt Nam đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, sai lầm của Đảng, Nhà nước và có những chủtrương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được dẫn đến khủng hoảng ngày càng trầmtrọng

Trước thực trạng đó, cùng với sự hiểu biết sâu rộng về thế giới lúc bấy giờ đặt ramột vấn đề cho Đảng ta phải thay đổi, đổi mới về tư duy để phù hợp với xu thế của thờiđại Trong hành trình đi tới đường lối đổi mới của Đảng đã diễn ra qua nhiều trăn trở, tìmtòi, khảo nghiệm, trong đó có 3 bước đột phá lớn Bước đột phá mở đầu là Hội nghị BanChấp hành Trung ương lần thứ 6, khoá IV (8/1979); bước đột phá thứ hai là Hội nghịTrung ương 8, khóa V (6/1985); bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị khoá V(8/1986)

Với mong muốn hiểu biết hơn về vấn đề này, nhóm 6 chúng em đã thảo luận về đềtài “Tìm hiểu về ba bước đột phá kinh tế trước đổi mới của Đảng và rút ra nhận xét” Dohiểu biết còn hạn hẹp, chưa có được cái nhìn sâu sắc để về đường lối của Đảng nên chúng

em không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em mong sẽ nhận được những lời nhậnxét, góp ý từ thầy để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn Từ đó, có thêm nhiều kinhnghiệm đối với những bài nghiên cứu tiếp theo Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG

1.1 Bối cảnh lịch sử nước ta

1.1.1 Tình hình nước ta trước đổi mới

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm đấu tranhchống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn Thắng lợi to lớn này đã làm thất bạihoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứunước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộcViệt Nam cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa

xã hội Đất nước đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, có tài nguyên phong phú, dồi dào sứclao động, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, có cơ sở vậtchất - kỹ thuật ban đầu của miền Bắc; đó là những thuận lợi để cả nước đi vào khắc phụchậu quả của mấy mươi năm chiến tranh để lại và xây dựng lại đất nước ta đàng hoànghơn, to đẹp hơn trên con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, uy tín của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế

Trang 8

Việt Nam càng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, góp phần vào phong trào giảiphóng dân tộc, hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Bởi chiến thắng30/4/1975 của Việt Nam trước đế quốc Mỹ đã cổ vũ tinh thần to lớn cho các phong tràogiải phóng dân tộc và tiến bộ trên thế giới của các dân tộc thuộc địa và củng cố hơn tínhđúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Đồng thời, đại thắng mùa xuân năm 1975 ấy cũng góp phần làm suy yếu đi hệthống thuộc địa khi đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc, góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở cácquốc gia trên thế giới

Ngoài ra, chiến thắng 30/4 còn góp phần làm tăng cường đoàn kết quốc tế, củng cốmối quan hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc

và các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Thứ ba, nước ta có điều kiện thuận lợi sẵn sàng để bước vào thời kì đổi mớikinh tế

Trước đổi mới, Đảng ta đã duy trì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trungquan liêu bao cấp trong thời gian dài Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quanliêu bao cấp là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước vềcác yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập Cơ chế này đáp ứng yêu cầu thờichiến của nước ta, đồng thời tập trung các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợpcủa cả nước vào các mục tiêu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt là trongquá trình công nghiệp hoá theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

Về công nghiệp, có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơkhí, xi măng Xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất mới và mở rộng nhiều nhà máy, khucông nghiệp Về giao thông, tuyến đường sắt Thống nhất Bắc – Nam được hoạt động trởlại sau 30 năm gián đoạn, xây dựng mới hàng ngàn ki-lô-mét đường sắt, đường bộ, cầucảng Về các quan hệ sản xuất, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trongcác vùng mới giải phóng ở miền Nam Giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, thành lập xínghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm

ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại Gần như toàn

Trang 9

bộ miền Nam không chỉ kế thừa nền kinh tế thị trường trước đó mà còn được tiếp sức từnguồn lực nước ngoài và Việt kiều với khoảng vài trăm triệu USD mỗi năm Đời sống tạimiền Nam tương đối dễ chịu, hàng hóa phong phú, giá rẻ hơn nhiều so với những vùnggiải phóng và so với miền Bắc.

Từ những thuận lợi trên, có thể nhận thấy đây chính là thời cơ để gây dựng một sựđồng thuận trên phạm vi cả nước trong phấn khởi, trong yên vui, khép lại quá khứ, nhìn

về tương lai, hàn gắn những vết thương về kinh tế, xã hội và tinh thần Nếu biết tận dụng

sự đồng thuận này thì Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển rất lớn

b Khó khăn

Cùng với những thuận lợi vô cùng tích cực thì trong giai đoạn này, cũng đi kèmvới rất nhiều những khó khăn, đòi hỏi Đảng cần phải thực sự nghiêm túc nhìn nhận, đánhgiá và có những đường lối lãnh đạo sao cho phù hợp nhất

Thứ nhất, hậu quả nặng nề của chiến tranh

Về con người: Hàng triệu người thiệt mạng: Theo thống kê, cuộc chiến tranh ViệtNam đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người Việt Nam, bao gồm cả quân nhân vàdân thường Nhiều người bị thương và tàn phế cả một đời, ảnh hưởng nặng nề đến sứckhỏe và cuộc sống của họ Đồng thời những chất độc hóa học, bom mìn sót lại sau chiếntranh tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường

Về kinh tế: Sau chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng kiệt quệ, cơ sở

hạ tầng bị tàn phá nặng nề, sản xuất đình đốn Việt Nam phải gánh khoản nợ lớn do chiếntranh gây ra, ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế trong nhiều năm sau đó

Về xã hội: Chiến tranh đã tạo ra sự chia rẽ về tư tưởng, chính trị trong xã hội ViệtNam, ảnh hưởng đến quá trình hòa hợp dân tộc, đoàn kết toàn dân

Về môi trường: Môi trường bị tàn phá nặng nề: Chiến tranh đã gây ra những hậuquả nghiêm trọng cho môi trường Việt Nam, bao gồm nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước,đất đai

Thứ hai, đất nước bị bao vây, cấm vận và sự chống phá của các thế lực thù địch

Trang 10

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng bị Mỹ và cácnước phương Tây bao vây, cấm vận về kinh tế, tài chính, thương mại Mục đích của việcbao vây, cấm vận nhằm làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam, gây bất ổn xã hội, tạo áp lựcbuộc Việt Nam phải thay đổi đường lối chính trị Điều đó khiến cho nền kinh tế Việt Namgặp nhiều khó khăn, trì trệ và đời sống nhân dân cũng gặp nhiều thiếu thốn.

Đối với các thế lực thù địch, họ đẩy mạnh hoạt động chống phá Việt Nam trênnhiều lĩnh vực như thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình", "Bạo loạn lật đổ", lantruyền thông tin sai lệch, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chế độ, cố gắng cô lập Việt Nam vềkinh tế gây khó khăn cho Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế, kích động biểu tình, gâyrối an ninh trật tự, hoạt động gián điệp, phá hoại

Thứ ba, tác động tiêu cực từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã thủ tiêu cạnhtranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật Nó hạn chế sự phát triển củacác thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rốiloạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham

ô, lãng phí

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã triệt tiêu độnglực kinh tế đối với người lao động, khiến họ không thích tính năng động, sáng tạo của cácđơn vị sản xuất kinh doanh

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp làm cho đội ngũcán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu, lộng hành,hống hách, dùng quyền lực để áp bức bóc lột nhân dân lao động

1.1.2 Yêu cầu đặt ra về đổi mới tư duy kinh tế

Bối cảnh đất nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt, đối diện vớitình thế “đổi mới hay là chết” Nhu cầu đổi mới tư duy kinh tế của Việt Nam sau năm

1975 là cấp bách và mang tính sống còn, là quy luật tất yếu lúc bấy giờ Chính vì thế, đổimới tư duy kinh tế cần phải đáp ứng những yêu cầu:

Trang 39

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộcđổi mới và triển vọng phát triển của đất nước

2.3.3 Kết quả và ý nghĩa

Kết quả

Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã ngăn chặn được đà giảm sút củanhững năm 1981-1985, từ năm 1986 đến nay, đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt Sản xuấtlương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trongthời kỳ 1981-1985 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1986-1990 Sản xuất công nghiệptăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6% hằng năm trong thời kỳ 1976-1980 Thu nhậpquốc dân tăng bình quân hằng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước

Về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, từ sau Hội nghị, nước ta đã hoàn thành mấytrăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một số cơ

sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thuỷ lợi, giao thông

Về năng lực sản xuất, tăng thêm 456 nghìn ki-lô-oát điện; 2,5 triệu tấn than; 2,4triệu tấn xi măng; 33 nghìn tấn sợi; 58 nghìn tấn giấy; thêm 309 nghìn hecta được tướinước, 186 nghìn hecta được tiêu úng, 241 nghìn hecta được khai hoang đưa vào sản xuất;dầu mỏ bắt đầu được khai thác Các công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An đang được xâydựng và đưa vào hoạt động

Trong cả nước, đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh khá, nhiều đơn vịchiến đấu giỏi, nhiều huyện làm ăn tốt; một số địa phương và ngành có cách làm năngđộng, sáng tạo đã đạt những thành tích đáng phấn khởi Thực tiễn sinh động của các cơ

sở, các địa phương, các ngành cung cấp kinh nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước, đại bộ phận nông dânNam Bộ đi vào con đường sản xuất tập thể, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên có nhiềutiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới Các ngành kinh tế quốc dân đã thu hútthêm 4 triệu lao động Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn học, nghệ

Trang 40

thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hoá mới, conngười mới Các hoạt động khoa học, kỹ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất,nhất là sản xuất nông nghiệp

Ý nghĩa

Bước đột phá thứ ba được coi là bước đột phá có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duychính trị về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, định hướng choviệc soạn thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng Nội dung kết luận trong Hộinghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) cũng là nội dung kinh tế đổi mới được thông qua tạiĐại hội tháng 12/1986

Trước hết, về cơ cấu sản xuất, Hội nghị đã chỉ ra những điểm trừ trong công cuộcxây dựng cơ bản và phát triển sản xuất trong vòng 5 năm Từ đó đưa ra những giải phápcũng như điều chỉnh đúng về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư Tiếp đến, về cải tạo xã hộichủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất, Hội nghị cũng nêu ra những khuyết điểm về côngtác cải tạo chủ nghĩa xã hội và những thiếu sót trong việc tăng cường kinh tế xã hội chủnghĩa Đồng thời, Hội nghị cũng đã nhấn mạnh phải sử dụng đúng đắn các thành phầnkinh tế, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuấtmới… Cuối cùng, về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị đã đưa ra những phương pháp đổimới trong quản lý kinh tế đồng thời dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá

Nhờ sự đột phá này, Đảng ta đã xóa bỏ được nhiều cơ chế cũ để dọn đường, mở lốicho những sự đổi mới tiếp theo Đây là kết quả tổng hợp của quá trình tìm tòi, thửnghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.Những quan điểm mới được trình bày trong bản kết luận đã định hướng cho việc soạnthảo Báo cáo chính trị để trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thaycho bản Dự thảo Báo cáo chính trị được chuẩn bị trước đó vẫn còn giữ lại nhiều quanđiểm cũ không còn phù hợp với những yêu cầu trước mắt là cần tìm được giải pháp khắcphục những khủng hoảng kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w