1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN Phong tục lễ Tết, lễ Hội

15 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Tục Lễ Tết, Lễ Hội
Tác giả Nguyễn Thành Khang, Văn Công Huy, Nguyễn Gia Khang, Phùng Trần Nhật Khang, Lê Hoàng Huy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Sáu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người nông nghiệp có tâm lý ăn bù, chơi bù nên đã đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần,.... Tùy vào mỗi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM



TIỂU LUẬN

Phong tục lễ Tết, lễ Hội

STT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Nguyễn Thành Khang 22668071

2 Văn Công Huy 22715331

3 Nguyễn Gia Khang 22723331

4 Phùng Trần Nhật Khang 22677011

5 Lê Hoàng Huy 22663231

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Sáu

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, nhóm 5 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, quý thầy cô và đặc biệt là giáo viên bộ môn cô Nguyễn Thị Sáu

đã tạo cơ hội, truyền đạt đến nhóm nhiều kiến thức cùng với những kĩ năng để giúp nhóm hoàn thiện bài tiểu luận này Cô đã cho nhóm thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhóm để nhóm khắc phục và phát huy

Và sau cùng, nhóm 5 xin chúc Ban giám hiệu nhà trường, cô Nguyễn Thị Sáu có thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết trong công cuộc thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình để mài dũa ra thật nhiều thế hệ sinh viên ưu tú trong tương lai

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2023 Tác giả

Nhóm 5

Trang 3

Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp

đã phân chia thời gian thành 24 tiết khác nhau, ứng với mỗi tiết là một thời khắc giao thời Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, đãi đằng nhau, gặp gỡ nhau

Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người nông nghiệp có tâm lý ăn bù, chơi bù nên đã đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần, và ăn uống bù cho lúc làm ăn đầu tắt mựt tối

Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ Đây là dịp để người Việt hưởng thú thanh nhàn trong những lúc nông vụ nhàn rỗi

1 Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Cổ Truyền, Tết Âm Lịch là ngày tết được nhiều người Việt quan tâm nhất “ Nguyên” là đầu tiên, “ Đán” là buổi sáng sớm, có thể hiểu Tết Nguyên Đan là khoảng thời gian đầu tiên của một năm mới Đây là lễ Tết có thời gian diễn

ra dàinhất trong hệ thống ngày Tết của Việt Nam Được kéo dài từ 23 tháng chạp đến hết mùng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm

Khác với lễ hội truyền thống khác, Tết Nguyên

Đán không phải là của riêng một địa phương nào,

mà nó là Tết của cả dân tộc Việt Nam, là nét văn

hóa lâu đời và đặc sắc của dân tộc ta Tết Nguyên

Đán được xem là thời điểm gia thoa giữa đất trời,

thần linh và con nguời

Vào ngày Tết này, người người 4 phương sẽ tấp

nập quay trở lại gia đình, quê hường Nhà nhà ra

nhau lau dọn nhà cửa, mua sắm đồ lễ tết, bày

biện mân ngũ quả dân cúng gia tiên Tùy vào mỗi

vùng miền mà ăn ăn tết có phần khác nhau về mặt ẩm thực ngày Tết, lễ cúng lễ nghi, nhưng chung quy lại ngày Tết Nguyên Đán luôn là ngày để người dân Việt Nam cầu chúc cho một năm mới mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn thuận lợi

2 Tết Khai Hạ

Lễ Khai hạ (cúng hạ nêu) hay còn gọi với một số tên gọi khác như lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng Này tết này được diễn ra vào mùng 7 âm lịch sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kết thúc, người ta tổ chức lễ Khai Hạ như một nghi thức kết thúc kỳ nghỉ dài nhất trong năm Đồng thời tiễn đưa gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu

để mọi người quay trở lại công việc

làm ăn buôn bán hằng ngày

Trang 4

Ý nghĩa của ngày Tết này bắt nguồn

từ việc ngày xưa vào 23 tháng chạp

đến 30 tết, người ta thường dựng cây

nêu có treo thêm chuông, vật trang

trí với ý nghĩa xua đuổi những vong

linh không may mắn vào nhà, để cho

gia đạo có một cái Tết bình an Và

khi kết thúc ngày Tết, con cháu sẽ

làm lễ hóa vàng tiễn đưa ông bà về lại âm cảnh Khi đó cấy nêu sẽ hạ xuống, mở đầu cho ngày vui năm mới

3 Tết Nguyên Tiêu

Nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm Tết

Nguyên Tiêu chính là ngày trăng rằm

đầu tiên trong năm mới Đây là một

ngày tết có nguồn gốc từ Trung Hoa

kéo dài từ 14 đến 15 tháng Giêng âm

lịch Người xưa có câu “ Lễ phật

quanh năm không bằng rằm tháng

Giêng”, để chứng minh rằng ngày

rằm vào tháng Giêng có vai trò quan trọng trọng tiềm thức của người Việt Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm

cỗ khác nhau nhưng ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và

tổ tiên của mình

4 Tết Hàn Thực

Ngày Tết này khá mới mẻ với

các bạn Miền Trung, Nam, bởi

đây là ngày tết xuất hiện chủ

yếu tại các tỉnh Trung Quốc,

khu vực miền Bắc Việt Nam và

thường được chào đón tại các

cộng đồng người Hoa trên Thế

Giới Ngày Tết này được diễn

ra vào 3 tháng 3 âm lịch hằng

năm Tại Việt Nam, lễ Hàn

Thực mang nét riêng biệt rõ

ràng khi người dân không cần

phải kiêng lửa, họ đặc biệt

chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực

Trang 5

Thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại cùng chuẩn bị những viên bánh trôi trắng tinh khiết, cẩn thận nắn thành dáng tròn đều Sau khi dâng lên tổ tiên, mọi người sẽ cùng với nhau thưởng thức những viên bánh trôi tròn đầy cùng với hương vị ngọt ngào, tận hưởng không khí gia đình viên mãn

5 Tết Thanh Minh

Đây là Lễ Tết mà không có ngày

cố định, nó được diễn ra từ ngày 4-

5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân

phân) và kết thúc vào khoảng

20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết

Cốc Vũ) Tết Thanh Minh là một

ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống

nước nhớ nguồn”, lòng thành kính

đối với tổ tiên của người dân Việt

Nam Mang đậm nét thiêng liêng

phong tục truyền thống in sâu

trong mỗi người dân Việt Nam

Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên

6 Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết diễn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch

“Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng

thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết

Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa Ở Việt Nam, tết

Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã

đó chính là "tết giết sâu bọ" Hiểu đơn giản,

đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu

diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây

trồng Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá

hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa

Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng

7 Tết Ngâu

Tết Ngâu hay còn gọi là ngày Thất

Tịch, đây là ngày tết được gắn với

câu chuyện tình yêu của Ngưu Lan

Trang 6

Chức Nữ Vào ngày 7 tháng 7 âm

lịch hằng năm chính là ngày Thất

Tịch ở một số nước Đông Á như

Việt Nam và Trung Quốc Đối với

người Việt chúng ta sẽ gọi ngày

Thất Tịch với cái tên thân thuộc đó

là ngày ông Ngâu bà Ngâu, sở dĩ

có tên gọi như vậy là vì vào ngày

này ở Việt Nam thường sẽ xuất

hiện mưa ngâu và nhiều người cho

rằng đây chính là những giọt nước

mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ được gặp lại nhau Và từ đó, mỗi năm đến ngày 7 tháng 7 thì mọi người đều nhớ đến tình yêu thương chung thuỷ, sắc son của Chức Nữ Ngưu Lang nên đã cho đây là ngày thể hiện cho tình yêu đôi lứa hay ngày Thất Tịch đối với người phương Đông Lễ Thất Tịch với tên gọi khác là ngày ông Ngâu bà Ngâu theo người Việt Nam Không những đây chỉ là ngày dành cho tình yêu đôi lứa nói chung mà còn là ngày cầu phúc bình an, con đàn cháu đống nói riêng

8 Tết Trung Nguyên

Lễ Tết này diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm, theo tín ngưỡng dân gian của một số quốc gia sử dụng Nông lịch tức lịch Mặt trăng thường gọi đây là tháng “cô hồn” và được coi là một tháng có nhiều điều phải kiêng kị Đây cũng là ngày tổ chức Xá tội vong nhân

và Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu Đối với người Việt Nam, Tết Trung Nguyên chứa đựng nhiều

ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Ý nghĩa thứ nhất, Tết Trung Nguyên khơi dậy đời sống tinh thần của người Phật tử, củng

cố niềm tin và hướng con người đến những giá trị sống tích cực hơn Ăn chay, phóng sinh vừa thể hiện lòng từ bi cứu

khổ cứu nạn, vừa tích đức

cho bản thân và gia đình

Ý nghĩa thứ hai, Tết Trung

Nguyên là dịp để mọi người

tri ân công ơn cha mẹ Vào

những ngày này, con cháu

trong gia đình đều cố gắng

thu xếp để trở về nhà, tận

hưởng những giây phút đầm

ấm bên gia đình và những

người thân yêu

Ý nghĩa thứ ba, Ngoài việc

đoàn tụ gia đình, mọi người

còn tích cực đi chùa để cầu

sức khỏe cho cha mẹ, nghe giảng, từ đó hiểu hơn về đạo làm con

Ý nghĩa thứ tư, Đây cũng là Ngày xá tội vong nhân nên mọi người đều tỏ lòng thương xót

Trang 7

trước những linh hồn lang thang, không nơi nương tựa

Những lưu ý khi cúng Tết Trung Nguyên như là: Việc thờ cúng nên được thực hiện vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm vì đó là thời điểm đóng cửa địa ngục, những linh hồn lang thang sẽ không trở về kịp để siêu thoát Tốt nhất nên chế biến món chay vì món mặn

sẽ khiến những cô hồn lang thang thèm thuồng, đeo bám gia chủ Nên cúng chúng sinh trước khi cúng gia tiên vì như vậy linh hồn lang thang sẽ không tiêu được thức ăn của tổ tiên

9 Tết Trung Thu

Giống như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch, đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất vào tháng Tám âm lịch Thời gian này người dân cũng đã thu hoạch xong

mùa vụ và bắt đầu tổ chức

những lễ hội mà trong đố tiêu

biểu là hội trăng rằm

Tết trung thu còn có nhiều tên

gọi khác là: tết trông trăng, tết

thiếu nhi, tết đoàn viên… Tết

trung thu là dịp cho trẻ em

cũng như người lớn được vui

chơi, tết trung thu là dịp để

người người nhà nhà ngắm

trăng Tết trung thu cũng là dịp để cha mẹ thể hiệ tình yêu thương với các con Cũng là dịp con cháu mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng Ngoài ra, tết trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng với mục đích là tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ thiên tai

10 Tết Trùng Cửu

Đây là ngày Tết cổ xưa của người Việt, còn gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu Tết Trùng cửu

lấy sự lặp lại của hai số 9 để

nói về sự trường thọ Tết

trùng cửu ở Việt Nam ngày

nay ít người còn biết đến về

một khá phổ biến xưa kia,

mang nhiều nét đẹp về văn

hóa Tết Trùng Dương uống

rượu cúc hoa, đeo cành thù

du cũng có tác dụng giống

như Tết Đoan Ngọ uống

rượu hùng hoàng và treo

cành xương bồ, trần ngải

Mục đích là phòng trừ bệnh

tật, côn trùng Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết có thời gian ngắn ấm lại Trong

Trang 8

thời gian trước Tết Trùng Cửu mưa thu lất phất, trời âm u, cái nóng vẫn chưa hết, mọi vật

dễ trúng độc, con người vào lúc chuyển mùa dễ sinh bệnh tật, cảm cúm Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh

11 Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập hay Tết

Song thập (mùng 10 tháng

10 hoặc 15 tháng 10 Âm

lịch) còn gọi là tết của các

thầy thuốc, hay Tết Cơm

mới tháng mười Theo

sách Dược lễ thì ngày 10

tháng 10 Âm lịch, là ngày

lành, tháng tốt cây thuốc

mới tụ được khí âm dương,

kết được sắc tứ thời (Xuân,

Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt

nhất Vì vậy, các thầy

thuốc rất coi trọng tết này

Bên cạnh đó người dân khắp nơi cũng đón Tết Trùng Thập với những ý nghĩa, phong tục khác nhau

Đối với một số vùng nông thôn gọi Tết Trùng Thập nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa Người ta cũng thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các làng mạc từ miền bắc vào miền nam, tết mừng được mùa gọi là tết cơm mới ngày 10 tháng 10 đương giữa mùa gặt

Có nơi còn gộp tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 Dương lịch để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong

12 Tết Hạ Nguyên

Là dịp lễ diễn ra vào Rằm

tháng 10 Âm lịch hằng năm

Đây còn là ngày dề người

dân bày biện, cúng kiếng linh

đình nhằm cầu an cho gia

đạo hay cầu siêu cho thân

nhân đã khuất Về nguồn gốc

thì sau mỗi vụ lúa tháng

Tám vừa gặt xong, công việc

đồng áng cũng dần thảnh

thơi hơn Khi ấy, lúa mới,

Trang 9

rơm mới đều có đủ cả nên người dân nghĩ ngay đến ơn nghĩa của thiên địa mưa gió thuận hòa, không lũ lụt làm hư hại mùa màng

Do đó, cứ đến Rằm tháng Mười Âm lịch, người dân sẽ đem những gì đã thu hoạch được làm ra các món ăn theo phong tục địa phương cùng mâm cơm dâng cúng ông bà tổ tiên, Thổ thần,

Đây là dịp để mọi người đến chùa ước cầu sự an yên, vui vẻ cho những người thân trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ Sau khi lễ Phật xong, nhiều nhà còn thăm viếng thân nhân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu cho họ Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên Do

đó, lễ cúng tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật

13 Tết Ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm,

theo phong tục Việt Nam là ngày

cúng ông Công, ông Táo hay còn

gọi là Tết Táo Quân Theo tín

ngưỡng dân gian, ngày cúng ông

Công, ông Táo là ngày Vua bếp

lên trời để báo cáo về việc nấu

nướng, làm ăn và cách ứng xử

của gia đình trong năm nay Đó

cũng là một phong tục để bày tỏ

lòng biết ơn đối với các vị thần

linh đã có công trông nom, duy trì

các hoạt động của dòng họ trong

suốt cả năm, đồng thời cũng là lời

nhắc nhở mỗi người phải có trách nhiệm hơn trong việc chăm lo, hỗ trợ cho dòng họ

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để

cá chở ông Táo lên chầu Trời

Nếu lễ Tết là một hệ thống phân bố theo thời gian thì Lễ Hội là hệ thống phân bố theo không gian: Vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình Chẳng thế mà vùng Kinh Bắc có câu: Mồng 7 hội Khám, Mồng 8 hội Dâu, Mồng 9 đâu đâu nhớ về hội Gióng Lễ hội có phần lễ và phần hội

Phần LỄ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình Căn cứ vào mục đích này và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt

Trang 10

ba loại lễ hội: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội đâm trâu, hội cơm mới, hội cốm, hội đua thuyền, hội đua ghe Ngo…)

Lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H’Roi

Lễ hội xuống đồng

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước – hội Đền Hùng, hội Gióng, hội đền An Dương Vương, hội đền Hai Bà Trưng, hội đền Kiếp Bạc, hội Tây Sơn, hội Đống Đa…)

Ngày đăng: 23/03/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w