1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài những phong tục, lễ hội của các dântộc ở ở tây nguyên

42 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Phong Tục, Lễ Hội Của Các Dân Tộc Ở Tây Nguyên
Tác giả Đỗ Như Quỳnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Nhân
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 15,72 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETINGKHOA NGÔN NGỮ ANH TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Trang 2 MỤC LỤC:I TÂY NGUYÊN1 Vị trí địa hình2 Khí hậu3 Dân cưII CÁ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA NGÔN NGỮ ANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI :NHỮNG PHONG TỤC, LỄ HỘI CỦA CÁC DÂN

Trang 2

II CÁC PHONG TỤC, LỄ HỘI Ở TÂY NGUYÊN

1 Phong tục uống rượu cần của của người Tây Nguyên

2 Tục bỏ mã của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

3 Lễ hiến trâu

4 Hội voi Đắk Lắk

5 Lễ cưới của các dân tộc Tây Nguyên

6 Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên

7 Lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên

8 Lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên

9 Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới và trong đó văn hóa của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Văn hóa bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, cho

sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được bản sắc vănhóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ

là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội Và đặc biệt, Tây Nguyên được xem là một nơi có nét văn hóa vô cùng đặc

Trang 4

sắc, và nổi bật không lẫn vào các vùng văn hóa khác ở Việt Nam Vì thế tôi đã chọn đề tài:” những phong tục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên” để nghiên cứu Thông qua đề tài đặc sắc này, chúng ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng dồng bằng.

Trang 5

I TÂY NGUYÊN

1 Vị trí địa hình:

Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ Bắc vào Nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tâygiáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri

(Campuchia) Tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây rộng

Trang 6

54.639 km2 Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây

Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm Cây điều và cây cao su cũngđang được phát triển tại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ Và đangtiến hành khai thác Bô xít Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên còn được coi làmái nhà của miền trung

2 Khí hậu:

Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 5, và mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 10 Đất bazan là loại đất không giữ nước, nước mưa trượt đi trên bề mặt, , trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất, về mùa khô Tây Nguyên gần như hoàn toàn không có nước Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên

1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới

3 Dân cư:

Trang 7

Dẫn luận

ngôn ngữ học None

17

第20課の文法試験 Japanese exercise

Trang 8

-Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh)

ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông Năm 2004 dân số Tây Nguyên là

4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số)

Riêng tỉnhĐắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên

1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% Kết quảnày, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do Người dân tộc đang trở

thành thiểu số trên chính quê hương của họ Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới

Dẫn luận ngôn ngữ học None

Verb - Nhóm 1 - Verb

Dẫn luận ngôn ngữ học None

2

Trang 9

gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng

ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người

II CÁC PHONG TỤC, LỄ HỘI Ở TÂY NGUYÊN:

Là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Êđê, Jarai, M’nông… cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đã tạo cho Tây Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc

Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệt vào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao Các nghi lễ, lễ hộivừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết,

sự gắn bó của cộng đồng nhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc như: K’ni, Brố, đinh Tăk Tà, đinh Tút, đinh Năm Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặc sắc, độc đáo như: lễ trưởng thành, lễ bỏ

mả, lễ cúng bến nước, mừng lúa mới, nhà mới, lễ rước Kpan mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên

1 Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên

Trang 10

Rượu cần ở Tây nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó cómặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng đồng.Không có rượu cần thì không có lễ lạt, cưới xin, ma chay, bè bạn…Rượu cầngiữ vai trò là lễ vật khi kinh dânglên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu linh Với bạn bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò,nhắn nhủ công việc, giao kết tình duyên đôi lứa… Trưóc khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làm nghĩa vụ: thông báo, dâng mời, cầu xin các Thần linh chứng giám hoặc ban phước Dù xử dụng trong thời gian nào, không

Trang 11

gian nào, tục uống rượu cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ vào tháng năm nào.Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “ có việc “ của buôn làng hay gia đình.Như: cúng Yàng, mừng thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, có khách xa đến chơi.Đặc biệt là trong những lễ nghi phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp, những lễ hội của cả buôn làng.

Gia đình hay buôn làng nào “có việc” như vậy, liền được

sự đóng góp của cả họ hàng, cả buôn Mọi gia đình đều chuẩn bị ghè rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tớigóp chung Vừa xẻ chia, giúp đỡ, vừa tạo nên tình cảm gắn bó, thân tình đầm ấm trong cộng đồng

Để có được ché rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian phù hợp, sao cho vừa kịp xử dụng… để ghè rượu đạt chất lượng cao nhất.Gia đình Tây nguyên nào cũng biết làm rượu cần, nhưng tỷ lệ lại là bí quyết riêng chỉ được phép truyền trong mỗi nhà.Do đó rượu được tạo

ra bởi những hương vị khác nhau theo sở thích của từng gia đình Tuy nhiên có một điều ai cũng phải tuân theo là :trong thời gian làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được sạch sẽ, nhất là vợ chồng không được quan hệ sinh lý với nhau Đồng bào cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị cuả men rượu

Trang 12

2 Tục bỏ mã của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên:

Với người Jrai ở nơi này, cái chết chưa phải là kết thúc cuộc đời, chưa phải là kết thúc tất cả mà linh hồn của người chết vẫn còn lưu luyến chốn dương gian với người thân.Với quan niệm khi chết đi, linh hồn vẫn trú ngụ xungquanh các nhà mồ, linh hồn vẫn phải ăn uống nên hàng ngày, người sống vẫn phải mang cơm nước đến khu nhà

mồ để nuôi người chết Trong nhà, trong làng ngoài bản

có chuyện gì, cứ đêm đến, người nhà lại ra khu nhà mồ tâm sự cùng các linh hồn Chỉ đến khi làm lễ bỏ mả, linh

Trang 13

hồn người chết mới đến lúc rời khỏi dương gian về với thế giới bên kia Từ đây, người sống sẽ không vương vấn

gì với linh hồn của người chết nữa

Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ hội Pơ Thi thường được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch hàng năm Những ngày này, thóc lúa trên nương đã cất đầy kho, menrượu đã ủ chín, người dân trong làng bắt đầu vào mùa lễ hội Lễ bỏ mả là một lễ hội quan trọng và lớn nhất của người người dân tộc thiểu số ở đây Tại đây, các sắc thái văn hóa lẫn các loại hình nghệ thuật truyền thống đậm chất sử thi sẽ được thể hiện

Tại làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ (Gia Lai), mọi công đoạn chuẩn bị cho lễ bỏ mả đã được chuẩn bị chu đáo Trước đó cả một thời gian dài, thanh niên trong làng

đã lên rừng chọn các khúc gỗ thật tốt, đục đẽo các bức tượng nhà mồ với mục đích theo hầu các linh hồn ở thế giới bên kia Tượng nhà mồ là linh vật không thể thiếu trong lễ bỏ mả Ngoài ra, phải có trâu và lợn là những vật hiến tế, thực phẩm cũng phải chuẩn bị đủ cho 3 ngày lễ hội

Trò chuyện với chúng tôi, già làng nơi đây kể: “Năm nay,

5 hộ trong làng cùng chung nhau làm lễ bỏ mả cho người thân Có hộ do gia đình khó khăn nên từ khi người thân mất đã nhiều năm rồi nay mới làm, nhưng có hộ thì người

Trang 14

thân mới mất được 2 năm Lễ bỏ mả tốn kém lắm, trâu,

bò, lợn, gà…phải đủ cho 3 ngày lễ”

Già làng còn cho biết thêm, làm lễ bỏ mả có khi tốn kém

cả trăm triệu nhưng ai nấy đều vui vẻ Những gia đình bỏ

số tiền lớn ra tổ chức đều cho rằng đây là số tài sản chia cho người thân đã ra đi

Lễ bỏ mả ngoài phần lễ còn có phần hội Sau khi làm lễ tiễn người chết về thế giới bên kia, bộ phận người múa rối

và chú hề bắt đầu nhảy múa trong tiếng nhạc buồn, tiếng trống, chiêng thể hiện sự tiếc thương, lưu luyến của ngườisống với linh hồn người đã chết Những người múa rối và trình diễn mặt nạ cùng đoàn người chậm rãi đi quanh nhà

mồ Sau đó đội cồng chiêng sẽ chơi các bản nhạc cho mọingười vào phần hội cùng nhảy múa, uống rượu cần sáng đêm

3 Lễ hiến trâu:

Trang 15

Trong những dịp trang trọng như mừng chiến thắng, khánh thành nhà Rông, lễ cầu an, lễ xóa điềm gở cho buôn làng, hay hội hè, tết nhất không thể thiếu lễ đâmtrâu - một nghi thức thể hiện lòng tin với các vị thần; đặc biệt là Yàng (Trời) Lễ đâm trâu (hay còn gọi là lễ

ăn trâu) thường kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày tại sân trước nhà Rông

Con Trâu (vật hiến thần) được cột vào gốc nêu bằng dây rừng mềm và dẻo Ngày đầu tiên của lễ đâm trâu bắt đầu bằng màn nhảy múa, đánh trống, khua chiêng của đồng bào xung quanh cây nêu Chờ tới khi dân làng

tề tựu đông đủ, già làng (có nơi mời thầy cúng) đến đứng gần cột Gingga cất giọng trang nghiêm, cầu khẩn các vị Thần linh về chứng giám tấm lòng thành và nhận

Trang 16

lễ vật làng dâng tặng Khi tiếng cầu khẩn vừa dứt cũng

là lúc âm thanh của cồng, chiêng nổi lên vang động với điệu cổ Juar Hai trai làng cởi trần đóng khố, tay cầm gươm và tấm khiêng từ phía nhà Rông tiến tới gần cây nêu Trong tư thế vờn nhau, 2 dũng sĩ cố tìm ra những điểm yếu của đối phương Bất chợt xuất hiện một nhân vật thứ ba cũng với trang phục dũng sĩ nhưng dáng vẻ oai phong mạnh mẽ hơn nhiều, tay cầm cây mác dài vờn con trâu Bị khiêu khích, trâu bắt đầu lồng lên trongtiếng reo hò vang động của lũ làng vây chung quanh Hai dũng sĩ diễn lại cuộc đọ sức với mức độ mỗi lúc một căng thẳng Cuối cùng, một trong hai đối thủ đuối sức đành buông gươm và khiên, cúi xuống chịu bại trận Người thắng trận hiên ngang bước đi trong tiếng

ca vang của những người xung quanh Tiếp theo là điệu múa của các cô gái núi rừng Tây Nguyên và đêm lửa hồng bập bùng

4 Hội voi Đắk Lắk:

Mỗi khi bước vào hội, voi phải được cúng trước cổng trại mỗi buôn để Yàng (Trời) đuổi con ma đi và mang thêm nhiều sức mạnh tới cho voi và các quản tượng Baché rượu cần ngon nhất, gà, heo con thui (chia ba phần), rượu trộn huyết heo, cơm trăng, gạo sống là những thực phẩm dùng cho các thầy cúng, già làng thựchiện lễ cúng trong tiếng cồng chiêng vang dội Sau lễ

Trang 17

cúng, các nài voi uống rượu cần, ăn thịt heo và đổ rượu lên đầu voi, khi ấy mới chính thức công nhận cho voi vào hội.

Hay là các nghi thức cúng bếp lửa, cầu nữ thần Mặt trờitheo phong tục của người M'Nông, lấy lửa theo cách cổ xưa từ đá và từ tre, nứa Đan xen trong đó là nghi lễ GọiYàng (Drông Yang) trong tiếng chiêng Aráp cổ truyền:

“Hỡi thần lửa, thần mặt trời! Hãy ban cho buôn làng ngọn lửa, cho con trai khỏe mạnh, con gái duyên dáng, cho trẻ con tiếng cười ơi Yàng”

Bên cạnh đó là diễn tấu các loại chiêng Cưng Knah, Kypah, Cung Bor, Goong pêh, Tưng Kok, đàn đá, múa nến, Kết thúc lễ hội lửa, trong tay mọi người ai cũng được trao một cây nến lửa và cùng chung vui bên ché

Trang 18

rượu cần, múa xoay quanh cột lễ, đống lửa khổng lồ Đặc biệt, các nhạc cụ gọi là chiêng như trên đều làm bằng tre nứa, có tiếng kêu khi như tiếng đàn T'rưng gọi Tiên lúa về mừng mùa mới, khi lại róc rách như tiếng suối chảy, lúc như tiếng gió thổi trên ngàn, tiếng giã gạo,

5 Lễ cưới của các dân tộc Tây Nguyên:

Nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu Nơi gặp gỡ, tỏ tình, có thể là trong rừng, trên rẫy, ở nhà rông, vào những ngày cưới, hội lễ của làng

Các thiếu nữ người Giê Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò Khi ưng ý người bạn trai nào đó, nàng mời

Trang 19

chàng tối đến, ở cùng Sau nǎm đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu Thông thường, sau khi haibên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ người mối

đi hỏi Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ê đê nhắn ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay Nếu người bạn trai nhận vòng, hôn lễ sẽ được tiến hành.Trong lễ hỏi của người M’nông, người mối đem hai ống

lồ ô trong đựng mǎng chua và da trâu thái nhỏ sang nhàgái cầu hôn Nếu nhà gái đổng ý thì nhận hai ống lồ ô làm vật giao ước Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn.Sau lễ ǎn hỏi, người Êđê thường có tục “gửi dâu”, họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình Thời gian “gửi dâu” càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm.Đám cưới thường được tổ chức vào cuối nǎm, lúc rỗi rãi và no đủ Lễ cưới của người M’nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ hàng nhà trai mỗi người một bát gạo đầy Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché mà nhà trai phải tặng lại nhà gái Hôm cưới, hai người làm chứng đại diện cho hai họ xúc cho cặp tân hôn mỗi người ba miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn cũng xúc trả lại cho hai người làm chứng ǎn

Trang 20

Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho bữa tiệc kéo dài vài ba ngày Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ

và không ra khỏi nhà

Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung Tiếp theo là

“đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ” Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phảiđến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một nǎm để hoãn mộng Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau

Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ǎn thềkhông bỏ nhau của đôi vợ chồng Hai vợ chồng trao chonhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe

và xum họp mãi mãi Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng Cặp

vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác

Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ một cái chǎn lớnthêu đẹp lên đôi trai gái không mặc quần áo và cụng đầu hai người vào nhau bảy lần Sau một lúc tượng trưng cho thời gian của một đêm hoa chúc, hai người

Trang 21

thức dậy, lấy một bát thịt gà, rượu và vòng đeo tay Chồng đeo vòng cho vợ và ngược lại Vợ chồng uống chung rượu và cùng ǎn thịt gà Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm “lễ củi” Số lượng gùicủi tương ứng với số khǎn mà nhà gái tặng họ nhà trai.Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ǎn, tiếp đó uống rượu chung Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chǎn Lại cónơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một.

Trong đám cưới của người Ê đê có tục “té nước” vào chú rể như tục “mở cửa nhà” ở người Thái Khi rước rể

về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường ténước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật Người Ê đê cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết

sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc

Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia rai, M’nông, Ê đê,

Cơ ho), hoặc ở nhà chồng (Mạ), hoặc luân phiên ở nhà

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w