Nhanh, tiện lợi, có thể trau chuốt câu từ hay là “thu hồi tin nhắn” khi giao tiếp thông qua các trang mạng đã đem lại một hệ quả khó lường khi kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
« « «
TIỂU LUẬN LỚP A – GIỮA KÌ I Môn: NHẬP MÔN NGÀNH TOÁN KINH TẾ
Mã lớp học phần: 231BMM401201 Thực hiện: Lớp K23413A
ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ
SỐ Ở GEN Z
Giảng viên hướng dẫn: T.S Phạm Hoàng Uyên
Th.S Trần Việt Thắng
TP HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5
2.1 Mục đích 5
2.2 Nhiệm vụ 5
3 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG 5
1 Khái niệm 5
1.1 Khái niệm Gen Z 5
1.2 Khái niệm giao tiếp 6
2 Nguyên tắc giao tiếp 6
2.1 Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp 6
2.2 Nguyên tắc cơ bản khi truyền đạt thông tin 6
3 Mối liên hệ giữa kỹ thuật số đối với đời sống giới trẻ 6
4 Thực trạng giao tiếp của giới trẻ Gen Z 7
4.1 Gen Z khi giao tiếp trực tuyến 7
4.2 Gen Z khi giao tiếp ngoài đời thực 7
5 Nguyên nhân Gen Z chuộng giao tiếp trực tuyến 8
6 Hậu quả khi Gen Z lạm dụng giao tiếp trực tuyến 10
7 Giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp 11
PHẦN III: KẾT LUẬN 11
1 Nhận định chung 11
2 Lời cảm ơn 11
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm số:
Chữ ký của giảng viên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trang 4Giao tiếp đóng vai trò thiết yếu và gắn liền với mọi hoạt động sống của con người Nó là cơ sở để hợp tác và bày tỏ quan điểm, từ đó thống nhất được mục tiêu chung Chỉ có giao tiếp, con người mới có thể phát triển, trau dồi tri thức,
mở mang tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân Tuy nhiên, ngày nay, khi mà thế giới đang ngày càng bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ
số, tự động hóa Tưởng chừng đó là những công cụ hữu ích để kết nối con người với nhau mặc cho những rào cản về ngôn ngữ, địa lý nhưng ngược lại nó lại là nguyên nhân gây ra vấn đề ngại giao tiếp trong thế hệ trẻ hiện nay Ngạigiao tiếp là một trong những vấn đề hết sức đáng lo ngại của người trẻ ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập, đặc biệt là thế hệ sinh viên mới ra trường
Việc ngày càng phát triển công nghệ thông tin chính là “con dao hai lưỡi” đang dần giết chết kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ Họ có thể năng nổ, hoạt ngôn thoải mái nói chuyện qua các dòng tin nhắn, nhưng khi đặt điện thoại xuống, lời tâm sự của họ cũng dường như cũng “kẹt” lại ở trong chiếc điện thoại Đó là thực trạng nghiêm trọng của giới trẻ hiện nay Nhanh, tiện lợi, có thể trau chuốt câu từ hay là “thu hồi tin nhắn” khi giao tiếp thông qua các trang mạng đã đem lại một hệ quả khó lường khi kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ đang giảm dần, dẫn đến hệ lụy là các bạn sinh viên không có những kinh nghiệm giao tiếp thực tế, rụt rè trong các cuộc hội thoại, không thể thể hiện hết quan điểm cá nhân Có rất nhiều sinh viên ra trường hiện nay tốt nghiệp với những tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng những kỹ năng cơ bản như giao tiếp lại bằng không Vì vậy, cần phải giải quyết triệt để vấn đề này để
có thể đào tạo những lớp trẻ tài giỏi về nhiều khía cạnh chứ không chỉ về mặt kiến thức học thuật
Việc giao tiếp giỏi mang lại rất nhiều lợi ích Sự phát triển trong nhiều môi trường khác nhau chỉ dành chỗ cho những ai có phong thái tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt Trong môi trường doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng đối với tất cả mọi người, từ người lãnh đạo đến nhân viên lâu năm hay là nhân viên mới Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, khi các kênh giao tiếp ngày càng đa dạng, nhu cầu kết nối và tương tác giữa các ban lãnh đạo với nhân viên, giữa các đồng nghiệp với khách hàng ngày càng cao thì việc có khả năng giao tiếp hiệu quả chính là “chìa khóa” để dẫn đến thành công Muốn có một tương lai sáng, một công việc tốt, một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả thì bản thân mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ đều phải tích cực cải thiện kỹ năng mềm thiết yếu này Dám nghĩ, dám làm, dám phát biểu, dám đưa ra ý kiến quan điểm
cá nhân, tự tin nêu lên quan điểm của mình, bình tĩnh khi ở trong đám đông Từ
đó, để mạng xã hội trở thành công cụ hỗ trợ con người chứ không phải công cụ điều khiển con người, cải thiện khả năng giao tiếp trực tiếp, cải thiện mối quan
hệ giữa người với người Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài này
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Trang 52.1 Mục đích.
c Nhận thức, nắm rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong thời đại số
c Xây dựng, củng cố và duy trì các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội
c Giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả, từ đó phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung
c Giải quyết được các vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn
c Mở ra nhiều cơ hội giao tiếp, học hỏi là cơ sở để phát triển và hoàn thiện bản thân
2.2 Nhiệm vụ.
c Giải thích rõ các khái niệm liên quan
c Trình bày thực trạng kỹ năng giao tiếp của Gen Z trong thời đại số
c Xác định, phân tích những yếu tố trong thời đại số tác động đến Gen Z
c Từ kết quả phân tích, đưa ra những giải pháp khắc phục và cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp
3 Phương pháp nghiên cứu.
c Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tìm hiểu, tổng hợp những bài nghiên cứu, thu thập thông tin từ các trang mạng, các đề tài nghiên cứu liên quan, sau đó phân tích và lựa chọn thông tin phù hợp
c Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện khảo sát trực tuyến, điều tra thực tế, xác nhận được thực trạng và nguyên nhân sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay, từ đó đề ra giải pháp
c Phương pháp nghiên cứu định tính: chọn đối tượng lấy dữ liệu (thông qua một vài cá nhân hoặc một nhóm nhỏ) nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu, sau đó phân loại và kết nối các đối tượng
PHẦN II: NỘI DUNG
1 Khái niệm.
1.1 Khái niệm Gen Z.
Gen Z là sự tiếp nối của Gen Y (1981-1996) và được mệnh danh là những công dân của thời đại số hóa Họ được tiếp xúc với công nghệ từ khi còn bé và lớn lên trong kỷ nguyên Internet Vì vậy hầu hết cuộc sống các bạn trẻ gắn liền với mạng xã hội
1.2 Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin, từ đó thiết lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với nhau, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác
2 Nguyên tắc giao tiếp.
2.1 Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp.
Trang 6Nhằm đảm bảo cho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất, nguyên tắc khi giao tiếp gồm:
c Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
c Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp
c Nguyên tắc đồng cảm/thấu cảm trong giao tiếp
2.2 Nguyên tắc cơ bản khi truyền đạt thông tin.
c Nguyên tắc ABC:
vA: Accuracy (chính xác)
vB: Brevity (ngắn gọn)
vC: Clarity (rõ ràng)
c Nguyên tắc 5C:
vClear (rõ ràng)
vComplete (hoàn chỉnh)
vConcise (ngắn gọn, súc tích)
vCorrect (chính xác)
vCourteous (lịch sự)
3 Mối liên hệ giữa kỹ thuật số đối với đời sống giới trẻ.
c Kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ hiện nay Các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng,… đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của họ, từ việc học tập, giải trí, kết nối đến việc phát triển bản thân
c Mối liên hệ giữa kỹ thuật số và đời sống giới trẻ hiện nay có thể được thể hiện qua các khía cạnh sau:
vGiáo dục
vGiải trí
vKết nối xã hội
vPhát triển bản thân
vNâng cao hiệu quả học tập
vTạo cơ hội việc làm
vCác ứng dụng thanh toán trực tuyến
4 Thực trạng giao tiếp của giới trẻ Gen Z.
4.1 Gen Z khi giao tiếp trực tuyến.
Hiện nay, với sự phát triển ngày một lớn mạnh của công nghệ cùng với các trang mạng xã hội, việc giao tiếp trực tuyến đang dần chiếm vị trí ưu thế trong đại đa số các bạn trẻ Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giao tiếp của thế hệ thanh thiếu niên; từ các công ty, cơ quan đến các cấp bậc đại học đều sử dụng phương thức giao tiếp trực tuyến để truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi Tuy nhiên, chính sự tiến bộ đó đang dần kéo theo một số hệ lụy không lường trước: tình trạng hành xử kém văn minh như nói tục, chửi thề, “anh hùng bàn phím”, quảng bá nhiều thể loại văn hóa
Trang 7phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục Giới trẻ ngày càng lạm dụng mạng xã hội, lười giao tiếp trực tiếp dẫn đến ngại giao tiếp, sợ hãi khi đứng trước đám
đông ở Gen Z
Cuộc khảo sát do lớp K23413A thực hiện
4.2 Gen Z khi giao tiếp ngoài đời thực.
Song song với việc giao tiếp trực tuyến thì giao tiếp ngoài đời thực vẫn giữ một giá trị cốt lõi, là nền tảng để mở rộng các mối quan hệ, giao lưu, học hỏi Nhờ năng động và linh hoạt khi giao tiếp, Gen Z có thể mở rộng các mối quan hệ cá nhân và gặt hái được nhiều thành công nhất định Bên cạnh
đó, vẫn còn tồn tại một bộ phận Gen Z còn yếu trong kỹ năng giao tiếp:
c Kỹ năng giao tiếp kém vì thiếu phản xạ linh hoạt khi đã quen “chờ nghĩ ra câu từ hợp lý”
c Thiếu kiên nhẫn và mất tập trung trong quá trình giao tiếp: chẳng hạn khi nghe giảng, dẫn đến việc không lắng nghe kỹ càng, không có sự sâu sắc trong việc tạo ra mối liên kết bền chặt với người khác
c Sự lệ thuộc vào công nghệ (mạng xã hội): Do quá chú tâm vào việc giao tiếp trực tuyến, nên làm giảm đi khả năng giao tiếp trực tiếp vì dựa dẫm quá mức vào các phương tiện, công cụ truyền thông
5 Nguyên nhân Gen Z chuộng giao tiếp trực tuyến.
Mạng xã hội hiện nay chính là phương tiện truyền thông, cách thức để giao tiếp, nó gần như gắn kết một cách chặt chẽ với mọi tầng lớp, thế hệ trong xã hội, đặc biệt là thế hệ Gen Z Với Gen Z, việc giao tiếp, gặp gỡ trực tiếp không còn
là sự ưu tiên hàng đầu mà thay vào đó là sử dụng mạng xã hội như công cụ để kết nối mọi người, giao lưu kết bạn ở các nền văn hóa khác nhau Các bạn trẻ đang có xu hướng ưa chuộng giao tiếp trực tuyến hơn là gặp mặt để trò chuyện,
họ coi mạng xã hội như một phần tất yếu trong cuộc sống chính bởi:
Thứ nhất, khi thời đại thay đổi theo hướng chuyển đổi số, sự bùng nổ của
công nghệ thông tin thời đại 4.0
Trang 8Thứ hai, khi đại dịch Covid 19 bùng phát đã phần nào ảnh hưởng tới xu
hướng sử dụng Internet và mạng xã hội, điều đó đã tác động đến giao tiếp đời thường của Gen Z
ÊCon người sử dụng thiết bị điện tử và có cơ hội tiếp xúc với mạng xã hội sớm hơn Từ đó tạo thói quen cho con người trở nên ưa chuộng giao tiếp trên mạng xã hội Ví dụ các bé nhỏ mới độ tuổi mầm non mà đã bắt đầu tiếp xúc với thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,…
Thứ ba, giao tiếp trực tuyến còn mang lại những lợi ích đáng kể:
c Tính tiện lợi và linh hoạt : Việc giao tiếp qua các ứng dụng mạng xã hội thuận tiện, nhanh chóng hơn ngoài đời thực và cho phép Gen Z kết nối, gặp gỡ với người khác mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng internet
c Tính đa dạng và toàn cầu hóa: Giao tiếp trực tuyến cho phép chúng ta kết nối với mọi người từ các quốc gia, văn hóa khác nhau để có thể trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ và quan điểm của mỗi một quốc gia dễ dàng hơn
c Tính cá nhân hóa:
Gen Z có thể điều
chỉnh thông tin mình
muốn chia sẻ và
muốn tiếp thu tùy
theo nhu cầu của bản
thân và dễ dàng bộc
lộ cảm xúc cá nhân
của bản thân Hơn
nữa, họ còn cảm thấy
tự tin khi không cần
đối mặt trực tiếp với
đối phương
Nguồn: Internet
Thứ tư, mạng xã hội là nơi
cho phép Gen Z thể hiện bản thân một cách sáng tạo, xây dựng thương hiệu cá
nhân, tạo nội dung và chia sẻ thông tin theo cách riêng của mình (Một số nhân vật GenZ tiêu biểu : Jenny Huỳnh, Meichan…).
Và cuối cùng, giao tiếp trực tuyến có thể giúp các bạn trẻ dễ tiếp cận thông
tin: bởi Gen Z là thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số và giao tiếp trực tuyến là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Qua giao tiếp trực tuyến, họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, tin tức, giải trí, kiến thức, cải thiện kĩ năng,…
Trang 9Cuộc khảo sát do lớp K23413A thực hiện
6 Hậu quả khi Gen Z lạm dụng giao tiếp trực tuyến.
Nhanh, linh hoạt, tiện lợi là những ưu điểm khi ta nói về giao tiếp thông qua mạng xã hội Song song với sự tiện lợi đó là những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp ngoài đời thực của giới trẻ Giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu của mỗi bạn trẻ khi bước vào xã hội, những kỹ năng ấy lại đang dần đi xuống theo cách đáng lo ngại Các bạn Gen Z có xu hướng e ngại tiếp xúc
bên ngoài Theo kết quả cuộc khảo sát của công ty Adobe (Mỹ), nhiều bạn trẻ Gen Z (những người sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2010) có xu hướng giao tiếp trực tuyến hơn Theo khảo sát, với 1.000 người cho thấy 83% người thuộc thế hệ Z cho rằng họ cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc qua tin nhắn Cứ 5 người thế hệ Z thì có 1 người cho rằng thể hiện bản thân trực tuyến
dễ dàng hơn so với ngoại tuyến Điều này cho thấy Gen Z ngày càng thiếu kỹ năng phi ngôn ngữ (cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm trên khuôn mặt, giọng điệu) và phụ thuộc vào công nghệ).
Bên cạnh đó, việc giao tiếp qua mạng xã hội có thể tác động xấu đến các kỹ năng giao tiếp của thế hệ Gen Z trong một số cách sau:
c Kỹ năng giao tiếp trực tiếp yếu hơn, khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc, bày tỏ, nêu lên quan điểm cá nhân
c Hiểu biết hạn chế về ngôn ngữ cơ thể, thiếu đi sự tương tác trong đời thực
c Khả năng tập trung giảm, dễ gây sao nhãng
c Khó khăn trong giải quyết xung đột
c Thiếu kỹ năng sử dụng ngôn từ
c Khó tương tác khi giao tiếp bên ngoài đời thực
Trang 10Cuộc khảo sát do lớp K23413A thực hiện
7 Giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp kém không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mỗi người ở hiện tại mà còn tác động đến thành công trong tương lai của mỗi bạn trẻ Vì vậy, phương pháp để giải quyết vấn đề này luôn được chú trọng và quan tâm
Trước hết, từ chính bản thân mỗi thanh thiếu niên hiện nay cần biết lắng
nghe, tôn trọng quan điểm của mỗi cá nhân và chú ý cảm xúc của những người xung quanh, chia sẻ nhiều hơn về bản thân với bạn bè, người thân Luôn biết chủ động đặt câu hỏi mở khiến cho thông tin đối phương đưa ra càng trở nên rõ ràng, tạo thiện cảm khi được lắng nghe một cách toàn tâm toàn ý
ÊTìm kiếm sự hỗ trợ từ xung quanh: Khi gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè, gia đình thì chúng ta có thể gặp chuyên gia để trao đổi hoặc tham gia các nhóm thảo luận, câu lạc bộ hay tổ chức xã hội để rèn kỹ năng giao tiếp và tạo ra môi trường hỗ trợ
ÊXây dựng các mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh: Tạo ra một môi trường thoải mái với những người xung quanh Thành công trong việc giao tiếp phụ thuộc vào khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với người khác
ÊKiên trì và học cách kiểm soát cảm xúc: Từng bước cải thiện và giao tiếp nhiều hơn, chậm rãi thực hành, có thể bắt đầu từ câu chào những người xung quanh ta (cô lao công, chú bảo vệ, hàng xóm xung quanh,…)
Thứ hai, từ gia đình, chúng ta có thể chia sẻ và hỏi han những chuyện hàng
ngày với các thành viên trong gia đình Ví dụ, chúng ta hãy hỏi mọi người trong gia đình “ Ngày hôm nay của mọi người như thế nào? "