Marketing hiện đại đặt sự quan tâm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.“ Wolfgang J.Koschnick – Dictionary of marketing “Marketing là tiến trình hoạch địch và thực hiệ
CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề HO ẠT ĐỘ NG MARKETING – MIX
Tổng quan về hoạt động về marketing
1.1.1 Định nghĩa về marketing Để hiểu rõ hơn về các hoạt động marketing, dưới đây là một vài quan điểm và định nghĩa về marketing của các nhà nghiên cứu và các viện nghiên cứu đã được thế giới chấp nhận và sử dụng phổ biến :
“ Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí “ (John H Crighton – Australia)
“ Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dich vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Marketing hiện đại đặt sự quan tâm đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.“ (Wolfgang J.Koschnick – Dictionary of marketing)
“Marketing là tiến trình hoạch địch và thực hiện sáng tạo, định giá, truyền thông và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (AMA – American Marketing Association, 1985)
“Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch địch, định giá, truyền thông và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức” (“Fundamentals of Marketing” , William J.Stanton, Michael J.Etzel, Bruce J.Walker, 1994)
“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.” ( “Những nguyên lý tiếp thị”, Phillip Kotler và Gary Amstrong , 1994)
Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát : “Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua tiến trình trao đổi hàng hóa.”
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm mà bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.Chính vì thế, muốn thực hiện điều này, quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện qua 5 bước cơ bản dưới đây :
Nguồn: Giáo trình Quản trị Marketing
Nghiên cứu thông tin thị trường ( R : Research ) :
Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu của marketing, là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin marketing như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường… Hoạt động marketing giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường… và chuẩn bị những điều kiện, chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường Nhìn chung những thông tin từ hoạt động nghiên cứu marketing là cơ sở để các công ty đưa ra các quyết định chiến lược về marketing
Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ khám phá ra nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, do vậy mà doanh nghiệp cần phải đánh giá các phân khúc khách hàng này và lựa chọn ra một phân khúc phù hợp nhất với khả năng của mình Doanh nghiệp cần phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của
-tion Control sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường Định vị là nỗ lực tạo lập nhận thức khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng
Khi công ty đã xác định được thị trường mục tiêu, vấn đề quan trọng là công ty phải xây dựng được chiến lược marketing –mix đểđịnh hướng và phục vụ thịtrường mục tiêu đó
Từ những định hướng về chiến lược marketing tổng thể, công ty sẽ tiến hành tổ chức và thực hiện các chương trình marketing Ở giai đoạn này đòi hỏi công ty phải xây dựng các kế hoạch cụ thể và huy động nguồn nhân lực thực hiện
Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát Doanh nghiệp phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải biết nguyên nhân nào nằm sau thất bại đó để từ đó thiết kế các hoạt động để điều chỉnh kịp thời
Vai trò : Marketing xuất phát từ thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng nên marketing có thể hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật để phát hiện nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng và tạo thế chủ động trong kinh doanh Đó là lí do vì sao người ta gọi marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng xã hội Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều dựa trên hoạt động marketing; do đó, nó là “trái tim”, đồng thời là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín trên thị trường
Chức năng : o Chức năng tiêu thụ sản phẩm :
Tìm hiểu những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng nhất
Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục ( ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, chuẩn bị các chứng từ vận tải, danh mục gởi hàng, các thủ tục hải quan, chỉ dẫn bao gói, ký mã hiệu và các thủ tục khác… ) để sẵn sàng giao hàng
Kiểm soát về giá cả
Chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng
Những yếu tố môi trường tác động đến chiến lược marketing của sản
1.2.1 Hệ thống hoạt động marketing và tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường marketing:
- Thông tin mà MIS cần phải thu thập, phân tích, nghiên cứu và lưu trữ chính là các thông tin về môi trường Marketing
- Doanh nghiệp (DN) sử dụng 4P để quản trị nhu cầu, làm thỏa mãn KH, và các quyết định này phải được đặt trong tầm kiểm soát/ chịu sự chi phối của của môi trường Marketing.
- Môi trường kinh doanh (MTKD) luôn tiền ẩn những biến đổi, từ đó thực hiện dự báo sự biến đổi của môi trường và có phương án chống đỡ
1.2.2 Khái niệm môi trường marketing:
Theo giáo trình: “Môi trường Marketing của một công ty (DN) là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các quyết định marketing của công ty”
- Thành phần thuộc môi trường marketing: các tác nhân bên trong (bên trong DN nhưng bên ngoài bộ phần marketing) và bên ngoài DN (môi trường vi mô, vĩ mô);
- Đặc điểm của các tác nhân: bộ phận marketing không làm thay đổi, không có khả năng tác động vào các tác nhân đó mà bộ phận marketing có trách nhiệm theo dõi, lường trước và chuẩn bị phương án ứng phó với sự thay đổi của môi trường/ điều chỉnh chương trình marketing mix để làm giảm nhẹ những tác động xấu và tận dụng, khai thác tối đa những tác động tốt
- Bản chất của môi trường marketing là môi trường kinh doanh của doanh ngiệp , bộ phận phụ trách marketing cần phân tích sự ảnh hưởng của MTKD tới sự biến đổi về nhu cầu của thị trường và tới các biến số marketing Mix của công ty.
1.2.3 Mục tiêu nghiên cứu môi trường marketing:
- Giúp các nhà quản trị Marketing dự báo chính xác các cơ hội, rủi ro marketing;
- Đánh giá khách quan năng lực của doanh nghiệp ;
- Đề xuất ra các giải pháp Marketing có tính khả thi và có tính cạnh tranh; phát huy được lợi thế để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu rủi ro trước sự biến đổi ca môi trường Marketing;
1.2.4 Phân loại môi trường Marketing:
Môi trường Marketing được phân loại thành 2 nhóm chính: môi trường marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô.
Môi trường marketing vi mô:
Khái niệm: Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó
Các lực lượng, yếu tố thuộc môi trường vi mô: Nhà cung ứng, giới trung gian, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng
- DN có khả năng tác động ngược trở lại với môi trường vi mô;
- Mức độ tác động của các yếu tố thuộc MT vi mô tới hoạt động KD của
DN phụ thuộc vào quy mô, vị thế và năng lực cạnh tranh… của DN
Môi trường marketing vĩ mô:
Khái niệm: Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn Nó tác động đến quyết định marketing của các DN trong toàn ngành, thậmchí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó ảnh hưởng đến cả lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô (giữa các lực lượng, yếu tố trong môi trường vĩ mô cũng có sự ảnh hưởng qua lại với nhau).
Các lực lượng, yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Môi trường chính trị - pháp luật
- Môi trường văn hóa – xã hội
- Môi trường khoa học kỹ thuật
Ngoài nhóm 2 môi trường chính trên thì môi trường nội vi cũng là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động marketing của DN Môi trường nội vi gồm các yếu tố về nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, công nghệ sản xuất, tài chính kế toán, cung ứng vật tư và văn hóa của tổ chức
1.2.5 Các nhóm yếu tố môi trường ảnh hưởngđến hoạt động marketing của doanh nghiệp
1.2.5.1 Tác động của môi trường vi mô đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp a.Nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu , nhiên liệu, lao động, tài chính Việc chọn nhà cung ứng sẽ liên quan đén chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tính đều đặn của quá trình sản xuất kinh doanh Từ những yếu tố quan trọng nêu trên, các doanh nghiệp nên có sự cân nhắc, lựa chọn các nhà cung ứng tín nhiệm và có uy tín để đảm bảo quan hệ chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau nhằm tạo ra chính sách marketing hợp lí và hiệu quả b.Giới trung gian Đa phần giới trung gian có thể là các nhà môi giới marketing, người giúp doanh nghiệp tìm thị trường, tìm khách hàng, giới thiệu cách thức đi vào thị trường Ngoài ra giới trung gian cũng có thể là các đại lý, các nhà bán sỉ, bán lẻ hoặc các đơn vị vận chuyển, trung gian tài chính ( giao dịch, bảo hiểm) Giới trung gian có thể đảm bảo cho người mua hàng những điều kiện thuận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm Họ tạo được những điều kiện thuận lợi về tích lũy hàng hóa ở những nơi khách hàng cần cũng như thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng ở bất kỳ lúc nào Họ cũng tạo điều kiện thuận lợikhi giải quyết các thủ tục mua hàng, giao hàng và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng c.Khách hàng Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại hoạt động marketing của DN Khách hàng là người thực hiện công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, vì vậy đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là một trong những vẫn đề tiên quyết mà các doanh nghiệp cần lưu ý Khách hàng vừa là người mua hàng của doanh nghiệp nhưng cũng có thể lựa chọn các nhãn hàng của các doanh nghiệp khác, vì vậy cần phải nắm bắt tâm lý thật rõ ràng, cụ thể ở khách hàng để thỏa mãn tối ưu nhu cầu của họ d.Đối thủ cạnh tranh
Trong bất kỳ một thị trường nào luôn luôn xuất hiện và tiềm ẩn những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng giá và có sức mạnh cạnh tranh trên từng phân khúc thị trường Nhìn chung có rất nhiều dạng đối tượng đối thủ cạnh tranh nhưng thường thấy là những đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu Đây là những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế web, sell từ khóa, quảng cáo với mức giá tương đồng nhằm hướng đến một đối tượng khách hàng: người bán Thứ hai là về cạnh tranh ngành, là những đối thủ cũng lĩnh vực kinh doanh, ví dụ như kinh doanh mỹ phẩm online, oto, thiết bị nội thất, thực phẩm,… e.Công chúng
Theo Phillip Kotler : “ Công chúng là một nhóm bất kỳ, tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những hoạt động của DN, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí Công chúng tìm kiếm là nhóm doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm của họ nhưng không phải bao giờ cũng tìm được ( như phương tiện thông tin đại chúng)
1.2.5.2 Tác độ ng c ủa môi trường vĩ mô đế n ho ạt độ ng marketing c ủ a doanh nghi ệ p a.Môi trường chính trị - luật pháp
Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật , pháp lệnh và nghị định như Hiến Pháp, Luật dân sự, Luật công ty, Luật doanh nghiệp, nhằm bảo vệ cũng như điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường tất yếu phải có sự điều tiết của Nhà nước Nhà nước quy định luật pháp nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau Dưới sự điểu tiết của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng còn được đảm bảo, tránh sự gian lận nhằm mưu cầu lợi ích từ các doanh nghiệp và bảo vệ cả lợi ích của toàn xã hội Nước ta trình độ kỹ thuật và kinh tế còn thấp nên Nhà nước đã có chính sách để đa dạng hóa sản xuất khai thác tối đa về lao động và tài nguyên b.Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng, có thể kể ra các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: xu hướng của GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập thực tế và sự thu nhập ở các tầng lớp dân cư và vùng địa lý, mức độ tiết kiệm và sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu c.Môi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa từng vùng, từng nước, từng khu vực sẽ chi phối đến hành vi mua hàng của khách hàng Đặc tính văn hóa chi phối ảnh hưởng đến việc quyết định marketing
Phân tích nội dung của chiến lược marketing – mix
1.4.1.1 Các khái ni ệm liên quan đế n s ả n ph ẩ m a.Khái niệm về sản phẩm :
Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng
Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý Những yếu tố này góp phần tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm có cùng giá trị sử dụng trên cùng một thị trường Sự khác biệt này tùy thuộc vào đặc tính của từng ngành hàng, quan điểm của mỗi doanh nghiệp,…
Sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể
Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 cấp độ :
Core product ( sản phẩm cốt lõi ) : là những lợi ích hoặc dịch vụ mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng → để giải thích cho câu hỏi “Khách hàng thực sự muốn gì?”
Actual product ( sản phẩm cụ thể ) : chính là những vật thể tạo nên sản phẩm cốt lõi sau khi biết những lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm, bao gồm 5 yếu tố : bao bì, nhãn hiệu, đặc điểm, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm
Augmented product ( sản phẩm tăng thêm ): bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phân biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng b.Khái niệm chiến lược sản phẩm :
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp
1.4.1.2 Vai trò c ủ a chi ến lượ c s ả n ph ẩ m :
Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng bởi lẽ nó là nền tảng, là xương sống của chiến lược marketing
Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Yếu tố quyết định vị trí của một sản phẩm trên thị trường là ở chỗ :
Liệu sản phẩm đó có vượt qua được sản phẩm cạnh tranh hay không?
Làm thế nào để khách hàng chọn mua sản phẩm của mình? Điều này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra so mới với chất lượng tốt.Nhân tố quyết định
Hình 0.1 Các cHình 1.3 Các cấp độấp độ cấ cu thành sủa 1 sản phản phẩm ẩm
Nguồn: Giáo trình Nguyên lí Marketing sự thành công của một doanh nghiệp chính là bản thân sản phẩm của họ
→ Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp
Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và truyền thông với triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu Marketing được đặt ra trong từng thời kỳ
1.4.1.3 N ộ i dung chi ến lượ c s ả n ph ẩ m : a.Kích thước tập hợp sản phẩm : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty phải quyết định loại hình sản phẩm kinh doanh, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa hay tập trung chuyên sâu… Đó chính là những quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm
Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại và mẫu mã của chúng Gồm 3 số đo :
Chiều rộng : Là số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định cung ứng cho thị trường Nó được xem là danh mục hàng hóa kinh doanh Nó phản ánh mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp
Chiều dài : Mỗi loại sản phẩm đều thường có nhiều chủng loại, số lượng chủng loại sẽ quyết định chiều dài của tập hợp sản phẩm Chủng loại hàng hóa là những hàng hóa có liên quan với nhau một cách chặt chẽ do giống nhau về chức năng tạo nên một chuỗi hệ thống của một loại sản phẩm
Chiều sâu : là số lượng mẫu mã của chủng loại hàng hóa
Ba sốđo vềkích thước của tập hợp sản phẩm trở thành công cụđể công ty xác định chính sách về tập hợp sản phẩm Có nhiều cách để công ty lựa chọn khác nhau căn cứ vào tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp
Quyết định hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng : Bao gồm các vấn đề sau :
- Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm
- Nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Tăng cường tính hữu dụng của hàng hóa b.Nhãn hiệu sản phẩm :
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là :
Tên hiệu (brand name) : phần đọc được của nhãn hiệu
Dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark) : phần không đọc được của nhãn hiệu, bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù …
Ngoài ra chúng ta còn cần phải quan tâm đến góc độ quản lý nhãn hiệu theo pháp luật :
Quyết định về cách đặt tên nhãn (xem thêm phụ lục 1) c.Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm : Mỗi sản phẩm có thể được mô tả theo những đặc tính khác nhau
Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa : gồm công thức, thành phần, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc cỡ khổ, vật liệu,…
Đặc tính sử dụng : gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,…
Đặc tính tâm lý : gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc
Đặc tính kết hợp : gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ,… d.Thiết kế bao bì sản phẩm :
Thiết kế bao bì sản phẩm là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những bao gói hay đồ đựng sản phẩm
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TH Ự C TI Ễ N C Ủ A DÒNG S Ả N PH Ẩ M MÌ G ẤU ĐỎ TRÊN TH Ị TRƯỜ NG MÌ GÓI VI Ệ T NAM
Khái quát về thị trường kinh doanh sản phẩm mì Gấu Đỏ trên thị trường Việt
2.1.1 Đặc điểm ngành mì gói Việt Nam
Mì gói là một trong những thực phẩm ăn liền gắn bó mật thiệt với đời sống người dân Việt Nam từ bao đời nay Mì gói đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, là bữa ăn tinh thần cũng như là món quà ý nghĩa đối với những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước Ngành mì ăn liền đã có từ lâu đời góp phần không nhỏ vào GDP của cả nước với số lượng mì gói tiêu thụ qua hàng năm Hiện nay, ngoài các dòng mì thuần Việt Nam còn xuất hiện thêm nhìu nhãn hiệu mì quốc tế du nhập vào Việt Nam tạo nên một thị trường mì ăn liền hết sức phong phú và đa dạng Cũng chính vì điểu này, với môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt đã gây rất nhiều khó khăn về việc tranh giành thị phần cho các nhãn hiệu mì trong nước Ngoài ra ngành công nghiệp mì gói cũng đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên thị trường hiện nay khi vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lí chất thải đang được quan tâm hàng đâu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của từng sợi mì
Không thể phủ nhận rằng, mì gói chiếm một tỷ lệ phẩn trăm khá cao trong việc sử dụng thức ăn ăn liền trong các bữa ăn của người dân Việt Nam, chính vì lẽ đó chúng ta phải làm sao có những động thái nhất định nhằm phát triển không những về quy mô thị trường mà còn chất lượng sản phẩm để mì gói luôn giữ được nét truyền thống tinh thần độc đáo hôm nay và mai sau
Theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2016 từ mức 5,2 tỷ gói xuống còn 4,9 tỷ gói Đây cũng là xu hướng chung của thế giới khi nước dẫn đầu là Trung Quốc cũng giảm từ mức 46,2 tỷ gói xuống còn 38,5 tỷ gói và nước đứng thứ 2 Indonesia giảm từ 14,9 tỷ gói còn 13 tỷ gói Được biết, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền, sau Nhật Bản, Indonesia và Trung Quốc
Từ thực tế cho thấy, thị trường mì ăn liền đã bão hòa trong thời gian gần đây, sự khó khăn trong cạnh tranh giành thị phần của các doanh nghiệp cũng khốc liệt hơn
Mặt khác, theo ý kiến của WINA, mì gói là sản phẩm tiêu dùng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại thị trường Việt Nam Thị trường mì gói nước ta đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp, trong và ngoài nước tham gia Cũng theo báo cáo của Kantar Worldpanel tại Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia nhưng thị phần tập trung chủ yếu bởi 3 doanh nghiệp lớn là Acecook Việt Nam, CTCP Tập đoàn Masan và Asia Foods với khoảng 80% thị phần
Thế nhưng, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt khi thị trường Việt Nam vẫn là thị trường màu mỡ đối với ngành thực phẩm này Điển hình, CTCP Uniben (trước đó là Công ty TNHH Thực phẩm Việt Hưng) đã đánh bật đối thủ nặng ký trong ngành là Masan khi vượt thị phần doanh nghiệp này ở khu vực nông thôn vào những tháng cuối năm 2016 Đây là một cú sốc khiến Masan cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành phải giật mình Thế nhưng, khi cuộc chiến của các doanh nghiệp trong ngành vẫn diễn ra mạnh mẽ thì trái ngược lại nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này từ người tiêu dùng lại sụt giảm Có lẽ, mải đối đầu với nhau các doanh nghiệp đã bỏ quên “khách hàng thân thiết” của mình
Theo lời CTHĐQT Massan, ông cũng thừa nhận thị trường mì ăn liền đang bước vào cuộc cạnh tranh rất khốc liệt nên trong năm 2016, ngành hàng này của doanh nghiệp không tăng trưởng, đồng thời còn bị các doanh nghiệp trong ngành lấy đi mất 1% thị phần làm giảm từ 25% xuống còn 24% trong năm 2016 Ngoài ra, doanh thu Masan lại giảm tới 11%, xuống còn dưới 3.700 tỷ đồng
Theo lời ông Kajaiwara Junnichi Tổng Giám đốc CTCP Acecook Việt Nam đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường mì gói cũng như thực phẩm đóng gói tại Việt Nam còn rất lớn Tuy nhiên, vấn đề là doanh nghiệp có tìm ra
B ả ng 0.2 Bảng 2.1 Lượng mì gói tiêu thụqua các năm của các quốc gia
Nguồn: Các nước tiêu thụ mì trên thế giới – google.com.vn sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay không Do đó, hướng đi của Acecook là tập trung việc đưa ngành hàng mì gói phát triển trở lại thông qua việc tích cực cung cấp các thông tin hiểu đúng về mì ăn liền đến người tiêu dùng và phát triển những hương vị, sản phẩm mới theo hướng dinh dưỡng.Do đó, từ giữa năm 2016, doanh nghiệp này cũng đã tung ra thịtrường dòng sản phẩm mì ly mới có cả thịt và rau đi kèm, với giá bán lẻ 8.000 đồng mỗi ly Mức này cao gấp đôi so với giá 3.500 đồng của các loại mì đóng gói khác cùng nhãn hiệu Như vậy trong khoảng t ừ năm 2013-2016, nhu c ầu mì ăn liề n t ạ i Vi ệt Nam đã gi ả m m ạ nh t ừ m ứ c 5,2 t ỷ gói xu ố ng còn 4,9 t ỷ gói ( Ả nh: WINA)
Và cho đến năm 2017, Trong một báo cáo được công bố gần đây của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel (9/2017) cho thấy mì gói có thể xem là một trong những thực phẩm thiết yếu khi có mặt gần như 100% trong các hộ gia đình Việt, chiếm một tỉ trọng lớn trong rổ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị trường mì Việt Nam được ước tính trên 5 tỷ gói, trị giá trên 15 ngàn tỷđồng mỗi năm Hiện nay theo thống kê thì có hơn 60 nhãn mì gói lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang được được bán tại thị trường Việt Nam Trong đó, có 2 nhãn hiệu mì đang có thị phần từ 10% đến dưới 20%,
5 nhãn hiệu có thị phần trên 1% và có hơn 50 nhãn hiệu mì còn lại có tổng cộng chưa tới 10% thị phần, thậm chs có hơn 20 nhãn hiệu, chiếm khoảng 1% thị phần Như vậy có thể thấy thị trường mì gói đã có bước quay trở lại tuy chưa thể gọi là đột phá nhưng cũng mang lại nhiều hy vọng cho ngành mì gói trong tương lai
Biểu đồ2.1.Lượng mì gói tiêu thụ của các quốc gia
Nguồn: Bảng xếp hạng lượng mì tiêu thụ các quốc gia – google.com.vn
Theo như biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam là một quốc gia có lượng mì tiêu thụ hàng đầu thế giới với hơn 4.9 tỷ gói mỳ một năm, xếp thứ 4 trên thế giới
Biểu đồ 2.2 Thị phần ngành mì Việt Nam 2016
Thị trường mì gói Việt Nam là một trong những thị trường rất phong phú và đa dạng với hơn 60 nhãn hàng trong và ngoài nước, trong đó đứng đầu chiếm 40% thị phần là Acecook với 40%, tiếp đến là Masan và Asiafood với 15%, Miliket 4% và các nhãn hiệu mì còn lại chiếm 26% ( theo số liệu thống kê năm 2016)
Biểu đồ 2.3 Thị phần mì ăn liền khu vực nông thôn
Nguồn: Thị trường mì gói Việt Nam – google.com.vn
Về thị phần mì gói tại thị trường nông thôn, tính từ 6 tháng đầu năm 2016, 3 tập đoàn có thị phần cao nhất đang chiếm vị trí độc tôn là Acecook, Uniben Foods và Masan Consumer với tỷ lệ chênh lệch không đáng kể Có thể thấy ở thị trường nông thôn, mì gói vẫn còn sức ảnh lớn khá lớn ảnh hưởng nhất định đến doanh thu của ngành mì gói trên thị trường
Hình 2.1 Top các thương hiệu mì ăn liền được ưa chuộng
Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay nhãn hiệu mì đang dẫn đầu trên thị trường hiện là Hảo Hảo với mức nhận biết đầu tiên và lượng sử dụng chiếm gần 50%, tiếp đến là Omachi, Gấu Đỏ, Miliket với tỷ lệ không quá chênh lệch nhau Có thể thấy được rằng, mức độ cạnh tranh hiện tại của các nhãn hiệu mì gói rất khốc liệt, hầu như không có sự chênh lệch thị phần quá lớn do sự cải tiến phong phú và đa dạng các dòng mì của từng nhãn hiệu
Biểu đồ 2.4.Doanh thu và tốc độtăng trường ngành mì gói
Nguồn: Thị trường mì gói Việt Nam – google.com.vn
Tổng quan về công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu
Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam, cung cấp mỗi năm hàng tỉ bữa ăn ngon, chất lượng và tiện lợi cho người tiêu dùng trong và ngoài nước Công ty đang tạo ra hơn 1.700 việc làm ổn định cho người lao động trên khắp đất nước
Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của Á Châu trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển:
1990: Nhà máy Mì ăn liền ViFood thành lập tại Quận Gò Vấp, TP.HCM
1995: Công ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Á Châu ra đời với nhà máy đặt tại ấp Đồng An, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
1997: Chính thức xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nga,
1999: Trở thành nhà cung cấp mì ăn liền lớn nhất tại thị trường
Campuchia (chiếm hơn 50% thị phần)
2003: Khởi công xây dựng nhà máy An Phú công suất 1.248.000.000 gói/năm với dây chuyền hiện đại và tiên tiến tại xã An Phú, huyện Thuận
2006: Bắt đầu xuất khẩu sang Czech, Slovak, Hungary, Samoa, Ba Lan
2011: Mở rộng kinh doanh ra miền Bắc và khởi công xây dựng nhà máy
Bắc Ninh tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
2012: Xây dựng nhà máy ở Đà Nẵng tại cụm công nghiệp Thanh Vinh, khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Trở thành công ty Việt Nam sản xuất thực phẩm tiện dụng hàng đầu Đông Nam Á, có nền tảng kinh doanh chính trực và vững bền, được người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng
Sứ mệnh: Đem đến cho người tiêu dùng những bữa ăn ngon, tiện lợi và đa dạng với cam kết cao nhất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cuộc sống hiện đại và năng động của người Việt Nam và các nước trên thế giới
Từng thành viên trong gia đình công ty Á Châu tự hào góp phần làm cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn với mỗi sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn và thưởng thức mỗi ngày.
2001-2010: Sản phẩm mì ăn liền Gấu Đỏ được bình chọn liên tục 10 năm liền danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
2010: Sản phẩm mì ăn liền Gấu Đỏ được bình chọn là Sản phẩm Việt Nam tốt nhất do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức
2006: Xuất sắc về Vệ sinh An toàn Thực phẩm do Sở Y Tế Bình Dương chứng nhận
2004: Đơn vị có thương hiệu tín nhiệm tại hội chợ “Giao lưu kinh tế Đồng Nai 2004”
2010: Mì Trứng Vàng được NTD bình chọn “Sản phẩm Việt Nam tốt nhất 2010” và “Món ngon Việt Nam”
Phân tích những yếu tố môi trường tác động đến chiến lược marketing của mì Gấu Đỏ
Hầu như tất cả những gói mì hiện nay thuộc dòng Gấu Đỏ đều từ công ty mẹ chủ quản Asia Foods sản xuất Vì với đặc thù hương vị, tính chất của sợi mỳ khác nhau nên đều được công ty tự sản xuất nhằm đảm bảo công thức cho nhãn hiệu mì của chính mình Về thành phần mì gói, sợi mì đa phần đều làm từ bột lúa mì nên nhà cung ứng bột mì cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong qui trình chế biến mì Gấu Đỏ Tuy nhiên rất khó có thể biết được chính xác những sợi mì Gấu Đỏ được lấy trực tiếp tại nhà cung ứng nào bởi vì đây là một thông tin tuyệt mật của bất kỳ công ty nào khi nguyên liệu nắm vai trò gần như chủ đạo để tạo nên đặc trưng riêng cho sản phẩm Việc đảm bảo gắn bó bền chặt với nhà cung ứng cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi hiện nay giá bột mì đang tăng khá cao trong khi đó giá cho mỗi gói mì đưa ra thị trường lại không thể tăng đột ngột, vì thế đây cũng là một vấn đề gây khó khăn cho Asia Foods khi phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty
Giới trung gian là những môi trường gián tiếp mang sản phẩm mì Gấu Đỏ đến tận tay người tiêu dùng Giới trung gian hiện tại có thể kể đến như các siêu thị, chợ,đại lý, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, tạp hóa Những giới trung gian trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty Không chỉ là những việc cơ bản trên, giới trung gian là người gián tiếp mang hình ảnh của nhãn hiệu đến tay người tiêu dùng Chính vì lẽ đó, việc đảm bảo lợi ích cho cảđôi bên cũng là một vấn đềgây khó khăn cho Asia Foods nói chung cũng như bộ phận quản lí trực tiếp mì Gấu Đỏ nói riêng Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu mì khác nhau nên việc cạnh tranh thương hiệu với nhau là rất lớn, nên việc nhãn hiệu mì ăn liền nào đến tay người tiêu dùng nhanh hơn phải nhờ rất nhiều từ giới trung gian khi họ chính là bàn tay bộ mặt đại diện gián tiếp giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Giới trung gian đóng một vai trò quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chiến lược marketing của doanh nghiệp thì khách hàng có thể xem như là yếu tố cơ bản nhất cũng là quan trọng nhất trong bất kỳ chiến lược marketing của doanh nghiệp nào Muốn đảm bảo doanh thu và thu được lợi nhuận phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm như thếnào để khách hàng có thểtin tưởng mua sản phẩm của mình
Mì ăn liền là món ăn quen thuộc của tất cả gia đình nên có thể nói khách hàng của mì Gấu Đỏ có quy mô rất lớn và đa dạng từ những đứa bé cho đến cả những người cao tuổi đều có thể sử dụng mì gói, là món ăn không phân biệt giàu nghèo, trình trạng kinh tế, gia đình,… không phân biệt mọi tầng lớp cũng như giai cấp nên cơ hội cho mì Gấu Đỏ tìm kiếm khách hàng là rất dễ dàng Ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng như khẩu vị khác nhau sẽ có nhiều yêu cầu về tính chất đặc trung của từng dòng mì cũng khác nhau nên việc tạo ra nhiều dòng mì để đảm bảo đối tượng khách hàng của mình cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm Tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt hiện tại của rất nhiều nhãn hiệu mì gói khác nhau nên việc thu hút khách hàng cũng là một yêu cầu khá khó khăn cho bộ phận marketing Để đảm bảo được khách hàng cho chính nhãn hiệu của mình, công ty phải luôn đảm bảo lòng tin của khách hàng từ chất lượng, hình thức cho đến nhiều yếu tố liên quan khác như giá thành, chương trình khuyến mãi hay các sự kiện mang ý nghĩa nhân đạo Khách hàng là người trực tiếp mua sản phẩm, góp phần duy trì sản phẩm cũng như lợi nhuận của công ty nên việc thỏa mãn, “ giữ chân” khách hàng đóng một vai trò tất yếu và quan trọng trong bất kỳ chiến lược marketing nào Đối thủ cạnh tranh Với hơn 60 nhãn hiệu khác nhau trên thị trường, có thể nói thị trường mì gói là một trong những thị trường đa dạng, phong phú cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay
Hình 2.2.Các thương hiệu mì ăn liền được nhắc đến nhiều nhất
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy hiện tại đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Gấu Đỏ là Hảo Hảo, Đại gia đình, Omachi, Kokomi Đây hầu như là những “ ông lớn” trên thị trường mì ăn liền hiện này Chiếm 5.2% thị phần, thuộc top 6 nhãn hiệu mì được nhắc đến nhiều nhất, có thểnói đây là một thành công đáng kể của Gấu Đỏ trên thị trường mì ăn liền khốc liệt hiện nay Hầu như những “ ông lớn” trên đều trực thuộc những công ty có thị phần lớn trong ngành mì gói như: Vina Acecook, Masan Consumer, nên việc phải cạnh tranh tranh giành thị phần là một vấn đề rất khó khăn dành cho mì Gấu Đỏ Đối thủ cạnh tranh là những nhãn hiệu cạnh trạnh trực tiếp về thị phần, doanh thu cũng như khách hàng Khi đối thủ cạnh tranh nắm được thị hiếu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn mình sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho nhãn hiệu Tuy nhiên nếu nắm bắt được cô hội tốt thì việc chiếm giữ tranh giành thị phần cũng không phải là vấn đề quá khó khăn khi hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm đang được quan tâm hàng đầu Đối thủ cạnh tranh của mì Gấu Đỏ đều là những nhãn hiệu lớn có thâm niên hoạt động lâu năm trong ngành như Hảo Hảo nên việc để soán ngôi của nhãn hiệu này là rất khó khăn và rất thách thức khi nhãn hiệu này chiếm đến gần 50% thị phần Nếu để có thể cạnh tranh thực sự thì Kokomi , Omachi hay Modem sẽ là những đối thủ mà Gấu Đỏ có khả năng trong việc cạnh tranh hơn khi qua số liệu thống kê thị phần của những nhãn hiệu này không chênh lệch quá nhiều Tuy nhiên cũng phải nói răng, đối thủ cạnh tranh là một yếu tố rất quan trọng trong từng chiến lược marketing của doanh nghiệp khi mình tung ra sản phẩm mới thì ở bên kia chí tuyến đối thủ cũng chẳng thể đứng yên
Công chúng chính là dư luận nhà báo, các nhà phê bình, báo đài và nhiều phương tiện đại chúng khác Đây là một thành phần rất đáng quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện xây dựng chính sách marketing cho sản phẩm vì công chúng là những người đem lại cho khách hàng những cái nhìn có thể là chủ quan và khách quan cho sản phẩm Công chúng là những bộ phận đem đến cho khách hàng cái nhìn về sản phẩm như thế nào cũng như giúp khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm bằng phương tiện nào
Môi trường chính trị - pháp luật
Nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định so với các nước khác Là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, ngoài luật vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời vào tháng 7/2010 và một số luật về thuế thì hầu như ngành sản xuất mì ăn liền không bị chi phối thêm bất kỳ luật nào khác Tuy nhiên trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm không được tuân thủ nghiêm ngặt khiến con số bị ngộ độc thực phẩm tăng cao trong những năm gần đây thì ngành sản xuất mì ăn liền bịđặt vào môi trường quản lí khá chặt chẽ của nhà nước Thêm vào đó, ngành sản xuất mì ăn liền còn phải chịu thêm sự quản lí của ba ngành ( ngành công nghiệp dầu ăn, gói gia vị, ngành công nghiệp tinh bột, ngành y tế) Điều này khá chồng chéo và gây một số bất cập cho các doanh nghiệp trong ngành
Với tốc độ tăng trưởng trung bình GDP 7%, có thể đất nước ta đang có một nền kinh tế phát triển khá ổn định GDP Việt Nam hiện nay đang đứng thuộc top của Đông Nam Á Tuy nhiên trong những năm gần đây khủng hoảng kinh tế và lạm phát ngày càng tăng làm kinh tế Việt Nam dần mất ổn định Quy mô nền kinh tế năm
2017 đạt trên 5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tiếp tục trở thành thành phần chủ lực đóng góp 74% vào quy mô nền kinh tế Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ Việc nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng có tác động rất lớn đến doanh thu của mì Gấu Đỏ, khi GDP tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình tăng theo nên nhu cầu sử dụng mì ăn liền cũng tăng lên, từ đó doanh nghiệp có thể tăng giá thành sản phẩm mang đến lợi nhuận cao hơn Ngành mỡ ăn liền nằm trong nhúm ngành cụng nghiệp, đúng gúp đến ẵ GDP cho nền kinh tế, nên nền kinh tế Việt Nam có tác động rất mạnh đến việc tiêu thụ mì ăn liền nói chung cũng như mì Gấu Đỏ nói riêng
Môi trường văn hóa – xã hội
Nền văn hóa Việt Nam được biết đến là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang giàu giá trị truyền thống Việt Nam Từ bao đời nay, tinh thần dân tộc tương thân tương ái luôn được đề cao, chính vì lẽđó môi trường văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định hành vi lựa chọn sử dụng sản phẩm trên thị trường Văn hóa đặc trưng của từng vùng miền cũng ảnh hưởng đến hương vị cũng như tính chất của từng nhãn hiệu mì ăn liền: ngọt, mặn, vừa nêm,… Mỗi vùng miền có khẩu vị ẩm thực khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất hương vị mì như thế nào để phù hợp Không chỉ có văn hóa ẩm thực, văn hóa giáo dục cũng đóng vai trò khá quan trọng, với tinh thần nhân văn đề cao gắn bò thương người, việc các nhãn hiệu mì ăn liền sử dụng thương hiệu, slogan như thế nào cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm của khách hàng Ngoài ra, xã hội cũng đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến chiến lược marketing của mì Gấu Đỏ
Hiện nay đất nước ta có hơn 90 triệu dân, dựbáo đến năm 2025 dân số Việt nam sẽ đạt con số 100 triệu người và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu người Cấu trúc tuổi dân số của nước ta cũng biến động rất lớn từ năm 1950 đến 2050 Theo dự báo đến năm 2020 tháp dân số nước ta cũng không khác gì so với hiện nay tuy nhiên số người trong nhóm tuổi 20-34 có sự gia tăng đáng kể Tình hình dân số và cấu trúc dân số hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ mì gói, khi dân số tăng lượng tiêu thụ mì gói sẽ tăng, nhất là với cấu trúc dân số có xu hướng độ tuổi trong tuổi lao động tăng sẽ khiến nhu cầu về mì ăn liền tăng lên đáng kể vì hầu hết đây là tuổi sinh viên và người lao động với nhu cầu mì ăn liền mỗi ngày rất lớn Tuy nhiên dân số tăng quá nhanh cũng ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi doanh nghiệp cần phải tính toán như thế nào cho hợp lí để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng cũng như không để rơi vào tình trạng tồn hàng, áp lực doanh thu dẫn đến giảm hiệu quả chất lượng sản phẩm, gây ra nhiều hệ quả xấu cho xã hội
Môi trường khoa học – kỹ thuật
Bước vào thế kỷ 21, thời kỳ công nghệ 4.0, khoa học – kỹ thuật đóng vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất cũng như sức sáng tạo trong từng sản phẩm Khoa học ngày càng phát triển ảnh huởng không nhỏđến hiệu quả sản xuất sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào Khoa học- kỹ thuật sẽ giúp các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo cũng như tăng năng suất một cách hiệu quả Nếu áp dụng khoa học tiên tiến vào qui trình sản xuất vừa có thể làm tăng doanh số vừa có thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm Khi doanh nghiệp có khả năng đón đầu khoa học – kỹ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản phẩm sẽ giúp tăng năng suất hiệu quả sản phẩm Ngược lại có thể sẽ hạn chế cũng như đi sau những nhãn hiệu khác về mức độ truyền thông cũng như sản lượng tiêu thụ
Ngoài 2 yếu tố môi trường vi và vĩ mô thì môi trường nội vi cũng tác động không nhỏ đến việc hoạch định chiến lược marketing cho doanh nghiêp Không chỉ là những yếu tố bên ngoài, ngay cả những yếu tố bên trong tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏđến chính sách marketing của doanh nghiêp Việc sử dụng nguồn lực như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối cũng như hiệu quả lao động để tạo ra sản phẩm và đảm bảo doanh thu, tăng lợi nhuận.
Phân tích chiến lược marketing – mix của Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia foods) đối với sản phẩm mì Gấu Đỏ
phẩm Á Châu (Asia foods) đối với sản phẩm mì Gấu Đỏ
2.4.1 Marketing theo phân khúc khách hàng
Mì ăn liền là sản phẩm quen thuộc với rất nhiều hộ gia đình thuộc mọi tầng lớp
Mì ăn liền luôn xuất hiện trong mọi bữa ăn của mọi người từ những gia đình khá giả cho đến những gia đình trung lưu và cả những gia đình có hoàn cảnh khó khắn Với tinh thần “ gắn kết yêu thương” mì Gấu Đỏ luôn mong muốn mang đến những bữa ăn ấm áp, chia ngọt sẻ bùi, đầy vị ngọt yêu thương, luôn luôn hi vọng mọi người mọi nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phú Trên mong muốn ấy, mì Gấu Đỏ luôn cố gắng mang đến những gói mì gấu đỏ với chất lượng tốt nhất nhưng với giá thành hợp lí nhất để phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng của mình Chính vì lẽ đó, mì Gấu Đỏ luôn chú trọng đến những khách hàng có thu nhập trung bình thấp, có hoàn cảnh khó khăn hay có cuộc sống tấp nập, bận rộn không có thời gian cho việc nấu ăn, đó là những bạn học sinh, sinh viên, những anh chị nhân viên văn phòng hay những gia đình nông thôn có hoàn cảnh khó khăn hay những nơi có kinh tế còn khó khăn
Phân khúc theo độ tuổi Theo bảng phân bố độ tuổi có thể thấy hiện nay có khoảng 25.2% dân số dưới 15 tuổi, 69,3% dân số từ 15 – 64 tuổi và còn lại là trên 64 tuổi Đây là độ tuổi rất thích hợp cho ngành công nghiệp mì ăn liền Ở mỗi độ tuổi khác nhau, Gấu Đỏ sẽ có những sản phẩm khác nhau như chua cay, thịt bằm, Tuy nhiên hầu hết đa số khách hàng đều chọn lựa sản phẩm tùy theo khẩu vị của mình nên độ tuổi đóng vai trò không quá quan trọng trong việc tìm ra khách hàng mục tiêu của mình
Phân khúc theo nghề nghiệp
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ ngành nghề sử dụng mì Gấu Đỏ
Nguồn: Ngành lao động sử dụng mì Gấu Đỏ - google.com.vn
Dựa vào biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp, mì Gấu Đỏ có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến Mì Gấu Đỏ là sản phẩm thiết yếu cho mọi gia đình nên ở những ngành nghề nào cũng có thể tìm được khách hàng mục tiêu cho mình Ở những phân khúc khách hàng khách hàng, nhà sản xuất sẽ có những chiếc lược marketing khác nhau Đa phần đối tượng sử dụng mì ăn liền là những người có ít thời gian để nấu nướng cũng như ăn uống tập trung ở sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, nên mật độ trường học công ty cũng ảnh hưởng đến việc phân phối mì Gấu Đỏ đến cho khách hàng
Phân khúc theo khu vực
Theo kết quả thống kê từ Tổng cụ thống kê về tình hình dân số, tính đến cuối năm 2016, dân thành thị chiếm hơn 34%, còn lại là dân số vẫn tập trung sinh sống ở các vùng nông thôn, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân phối sản phẩm của nhà sản xuất Do giá thành mì Gấu Đỏ phục vụ cho nhóm kinh tế trung bình thấp nên khu vực nông thôn sẽ là mảnh đất màu mở cho doanh nghiệp Ở nông thôn, kinh tế vẫn còn khá khó khăn nhất là các tỉnh đông bằng miền Trung thường xuyên gặp thiên tai nên nhu cầu về mì ăn liền là rất lớn
Tựu trung lại, chúng ta có thể thấy rất dễ dàng đối tượng khách hàng chính mà mì Gấu Đỏ muốn hướng đến là những bạn học sinh, sinh viên, những anh chị nhân viên văn phòng, công nhân, lao động phổ thông và những gia đình ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn Với sự lựa chọn khách hàng trọng yếu là những đối tượng trên nên công ty cũng khá dễ dàng lựa chọn cho mình chiến lược sản phẩm, chiến giá, chiến lược chiêu thị và phân phối đối với khách hàng mục tiêu của mình
2.4.1.1 Chi ến lượ c s ả n ph ẩ m a Kích thước tập hợp sản phẩm
Từ ngày ra mắt thị trường cho đến nay, mì Gấu Đỏ đã cho ra 6 dòng mì chính của mì Gấu Đỏ, đây hầu hết là những sản phẩm có hương vị độc đáo, đậm đà, ngon từ thịt,ngọt từ xương với công thức chế biến đặc biệt từ vua đầu bếp“Gấu Đỏ”
Mì Gấu Đỏ Mì Mộc Việt Mì Trứng Vàng Mì ly Gấu Đỏ
Bảng 2.2 Kích thước tập hợp sản phẩm
Mì Gấu Đỏ tôm chua cay: với vị chua cay sẽ dành cho những khách hàng thích ăn độ chua cay va phải
Mì Gấu Đỏ sợi phở: Dành cho những khách hàng thích sự dai ngon, mềm mịn của phở, nước súp với mùi thơm tinh tế của gà
Mì Gấu Đỏ bò bít tết: Dành cho những vị khách hàng yêu thích vị bò bít tết hòa quyện trong từng sợi mì giòn dai
( Những sản phẩm còn lại của mì Gấu Đỏ xem thêm phụ lục 2) b Nhãn hiệu sản phẩm
Với bất kỳ một sản phẩm nào nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố giúp khách hàng nhận diện sản phẩm của mình Sản phẩm mì Gấu Đỏ được nhận diện qua nhãn hiệu “ Gấu Đỏ” với logo chứ Gấu Đỏ lớn và có biểu tượng đầu bếp Gấu Đỏ ở trên Tông màu chủ đảo của nhãn hiệu là màu đỏ và màu trắng Nhãn hiệu được thiết kế phải đảm bảo các yếu tố về sứ đồng nhất trên các sản phẩm Gấu Đỏ nhằm tạo hình ảnh đặc trưng, dễ nhận diện và dễ ghi nhớ góp phần đưa nhãn hiệu trở nên quen thuộc với khách hàng Phương châm gắn liền với thương hiệu mì ăn liền Gấu Đỏ là “ Gấu Đỏ đỉnh cao của chất lượng” Nhãn hiệu Gấu Đỏ đã được đăng ký và được bảo vệ bởi pháp luật để Asia Foods có thể sử dụng vĩnh viễn Ở mỗi dòng mì khác nhau Gấu Đỏ sẽ sử dụng tên nhãn hiệu khác nhau ví dụ như thịt bằm, sợi phở được in trên bao bìa sản phẩm phía dưới dòng chữ Gấu Đỏ nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm mà mình mong muốn c Bao bìa – đóng gói
Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy OPP bảo vệ sản phẩm không bị thấm nước, được xếp vào thùng giấy cứng Các thùng có thể được xếp chồng lên nhau tạo thuận lợi cho việc chất xếp, bốc dỡ nhanh chóng, vận chuyển an toàn Để tạo thuận lợi cho việc bán hàng, thùng được đóng gói với 2 kích thước 30 và 100 gói trên 1 thùng Trên thùng có ghi đầy đủ thông tin của sản phẩm như tên sản phẩm, loại sản phẩm, số lượng, lô ngày sản xuất Bao bì được thiết kế bắt mắt Với đặc trưng bếp trưởng Gấu Đỏ, hình ảnh minh họa còn hấp dẫn với từng loại mì như mì Gấu Đỏ tôm và gà sa tế hành thì có hình ảnh chú tôm đỏ đùi gà cùng với những miếng hành cắt nhỏ bên trên tô mì với sợi mì vàng óng, bốc khói, hấp dẫn kích thích vị giác Không những vậy, bao bì Gấu Đỏ còn cung cấp thông số thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng, thời gian sử dụng,… d.Đặc tính sản phẩm
Thành phần nguyên liệu: Bột mì, bột khoai mì, shortening ( dùng để chiên mì), các gia vị: bột ngọt, muối, tiêu, đường, nước tương, bột hành, bột tỏi, bột tôm, bột thịt, nước mắm, dầu
Các phụ gia: muối phosphate, màu thực phẩm, chất chống oxi hóa,…
Kiểu dáng vắt mì: vắt mì có dạng sợi, được tạo thành hình tròn hay hình chữ nhật, vắt mì màu vàng sáng
Thời hạn sử dụng các dòng mì Gấu Đỏ là 7 tháng, mỗi gói mì Gấu Đỏ là đỉnh cao của món ngon đắc sắc được chế biến tâm huyết của bếp trưởng Gấu Đỏ: Từ việc tỉ mỉ lựa chọn những hạt lúa mì Úc vàng ươm thượng hạng để tạo nên những sợi mì mỏng, mịn, giòn dai đến nước súp mang hương vị thơm ngon từ 100% tôm, gà thật hòa quyện với hành phi sa tế ngon tuyệt
Sản phẩm được đóng gói bằng giấy cuộn OPP với thiết kế màu sắc và hình ảnh bắt mắt, mỗi loại sản phẩm được thiết kế với mẫu mã riêng phù hợp với hương vị của từng sản phẩm e.Chu kỳ sống của sản phẩm
Giai đoạn mở đầu: Trong giai đoạn này sản phẩm mì mới tung ra thị trường nên nhiều người chưa biết đến do đó lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên còn khá chậm Ngoài ra giai đoạn này, lợi nhuận của công ty thu được thấp là do đầu tư nhiều vào các chương trình khuyến mãi và các kênh phân phối Thị trường thức ăn nhanh trong giai đoạn những thập niên 90 chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng hầu như không ai không biết đến thương hiệu mì Miliket, từng được xem là thương hiệu độc quyền trên thị trường chiếm hơn 90% thị phần vào những năm 70,80 của thế kỷ trước Nắm bắt được những điểm yếu về hương vị cũng như bao bìa sản phẩm của Miliket, Asia Foods đã đầu tư dây chuyền sản xuất từ Nhật Bản với công nghệ tiên tiến so với thời bây giờ để tạo nên những sản phẩm chất lượng, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ Không những đầu tư về dây chuyền hiện đại, Asia Foods còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm bao bìa bắt mắt hơn,
Giai đoạn tăng trưởng: Sau khi thâm nhập thị trường mì với các cải biến về kỹ thuật cũng như về bao bìa mẫu mã của mì Gấu Đỏ chỉ 3 năm sau khi thành lập Asia Foods đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam Nhằm duy trì được ưu thế cũng như sự khác biệt so với các các đối thủ, công ty luôn có những chính sách phát triển sản phẩm cho ra đời nhiều sản phẩm hơn với các hương vị bò bít tết, thịt bằm, nhờ đó mức tiêu thị sản phẩm ngày càng tnăng cao, thương hiệu mì Gấu Đỏ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn Trong giai đoạn này công ty sử dụng một số chiến lược để kéo dài mức tăng trưởng nhằm chiếm lĩnh thị trường càng lâu càng tốt Về sản phẩm, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao, bổ sung một số tính năng mới cho sản phẩm bằng cách lựa chọn nguyên liệu tươi như rau ngò, hành phi… được nấu lên nhằm tăng hương vị tự nhiên và nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm Mẫu mã bao bì cũng được thay đổi để kích thích thị hiếu của người tiêu dùng
Giai đoạn trưởng thành: Trong giai đoạn này, một số thương hiệu nước ngoài bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam tiêu biểu như Acecook của Nhật Bản, Masan Cuộc đua này bắt đầu bước vào giai đoạn khốc liệt khi ba nhãn hiệu lớn nhất là Vina Acecook, Asia Foods và Masan cùng đua nhau tăng tốc giành thị phần bằng quảng cáo và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm Cùng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhưng khác biệt của Asia Foods là nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng, giá cả với chủ trương: “ Ngon miệng, tiện dụng, giá hợp lí nhưng phải an toàn vệ sinh” Ngoài ra lớn nhất của Asia Foods là dựa vào những kinh nghiệm bí quyết và sự vượt trội về mặt công nghệ khi liên tục nâng cao chất lượng cải tiến hương vị, tạo ra nhiều khẩu vị lạ
Giai đoạn suy thoái: Thực tế thị trường mì gói đã chứng kiến rất nhiều thương hiệu lớn mạnh nhờ quảng cáo, mà sau mỗi chiến dịch, thị phần mì ăn liền đều phải sắp xếp lại Điển hình là với chiến lược “ Gắn kết yêu thương”, ước tính cả trăm tỉ đồng đã được chia ra để thương hiệu mì Gấu Đỏ đến với người tiêu dùng Chưa dừng lại ởcác phương tiện truyền thông, bộ phận Marketing của Asia Foods còn tổ chức các hoạt động quảng bá khác, từ việc trao hàng ngàn phần quà cho trẻ em nghèo, khuyến mãi trực tiếp cho người mua lẻ lẫn hệ thống bán sỉ, tăng chiết khấu cao cho người bán với chi phí lên đến hàng chục tỷđồng nên chẳng mấy chốc thương hiệu Gấu Đỏ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TH Ự C TI Ễ N VÀ
Đánh giá chung về tình hình thực tiễn của doanh nghiệp
- Tác động từ các yếu tố môi trường: Doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm hạn chế cũng như phát huy, dựa trên những cơ sở của các yếu tố tác động để phân tích và hoàn thiện từng chính sách marketing của mình đối với sản phẩm
- Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp có sự phân khúc thị trường tốt, rõ ràng, nhắm đến hầu hết đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, luôn có sự quan sát và nắm bắt thị hiếu hiện nay của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, lựa chọn thị trường mục tiêu đúng đắn có sự ảnh hưởng đến hầu hết khách hàng Việt Nam đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Marketing theo phân khúc khách hàng
+ Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm có chiều sâu đa dạng, có nhiều chủng loại phong phú với nhiều đặc trưng riêng phù hợp theo khẩu vị của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm khá tốt khi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có cung cấp thông tin nguyên liệu rõ ràng, bao bìa bắt mắt đa dạng, nhãn hiệu rõ ràng dễ dàng cho khách hàng lựa chọn tuy nhiên vẫn chưa có dịch vụ hỗ trợ sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới vẫn còn bỏ ngõ
+ Chiến lược giá: Đảm bảo giá thành phù hợp với thị trường phân khúc làm trọng tâm, giá thành phù hợp với tình trạng kinh tế của nhóm khách hàng mục tiêu Đảm bảo chiến lược giá bình ổn nhưng vẫn đem đến lợi nhuận công ty, tuy nhiên giá thành vẫn còn hơi khiên cưỡng khi so sánh với các sản phẩm thuộc top khác
+ Chiến lược phân phối: Có chiến lược phân phối đa dạng rộng khắp cả nước với nhiều đại lý cấp 1,2, cơ sở bán sỉ, lẻ,… Luôn có đầy đủ các dòng sản phẩm ở mỗi kênh phân phối Tuy nhiên số lượng tiếp thi quảng bá sản phẩm vẫn còn hạn chế, tùy thuộc vào tầm mắt của người tiêu dùng đối với sản phẩm Nhà sản xuất chưa có biện pháp quản lí chặt chẽ để nhiều kênh phân phối bán với giá thành cao hơn so với qui định, đặt hàng của doanh nghiệp ở vị trí khá khuất so với người tiêu dùng Phân phối tuy rộng nhưng chưa sâu nên vẫn còn một số mặt hàng chưa đến tận tay khách hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận
+ Chiến lược chiêu thị: Có những sự kiện chương trình mang ý nghĩa nhân đạo rất hay, có các chương trình khuyến mãi tuy chưa thật sự quá hấp dẫn, nội dung quảng cáo cũ lạc hậu, chưa có nắm bắt thị hiếu của khách hàng, vẫn đi theo mô- tuýp cũ Đặc biệt phải nhắc đến clip quảng cáo mì Gấu Đỏ - Gắn kết yêu thương:
“ Nội dung quảng cáo không ăn khớp gì với thực tế Quảng cáo mỳ gói lại dựng lên cảnh quảng cáo những trẻ em bị ung thư Nói một thôi một hồi lại hóa ra quảng cáo mì Gấu đỏ.Trong khi đó, cái người tiêu dùng rất cần là thông điệp về dinh dưỡng cũng như nguồn gốc của sản phẩm thì bặt tăm không thấy nói gì đến.” Đây cũng là một vấn đề nhà sản xuất cần xem lại khi phải đảm bảo đúng thông điệp truyền đi không chỉ theo suy nghĩ của mình mà cũng phải đảm bảo sự thấu hiểu ở nơi người tiêu dùng Trong những năm gần đây, các chương trình sự kiện quảng cáo, số lượng giảm sút khá rõ, điều này sẽ khiến người tiêu dùng khó có thể ấn tượng bền lâu với thương hiệu mình đã gầy dựng
Tóm lại, mì Gấu Đỏ đã xây dựng cho mình một chiến lược marketing khá ổn về toàn diện khi đáp ứng cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào làm kinh doanh luôn hướng đến Tuy cũng có nhiều chỗ bất ổn song xét một cách khách quan và toàn diện, mì Gấu Đỏ đã làm khá tốt vai trò truyền thông điệp cũng như đảm bảo lượng khách hàng mục tiêu và lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Xu hướng trong tương lai của doanh nghiệp
- Trong những năm tới đây, dân số Việt Nam sẽ có chiều hướng tăng hơn nữa nên doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất sản lượng sản phẩm để đảm bảo nhu cầu cho khách hàng cần thiết
- Kể từ bây giờ cho đến năm 2020, 2025 ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ tiếp tục giữ thị phần khá cao trong GDP nên điều này sẽ gây ra khó khăn trong vấn đề điều chỉnh giá thành sao cho hợp lí, nên doanh nghiệp cần phân tích xem xét cẩn thận biến động thị trường nhằm định ra mức giá tối ưu cho sản phẩm
- Đẩy mạnh chiều sâu của sản phẩm để phát triển hóa dòng sản phẩm thay thế cho những dòng sản phẩm cũ để ngày một đáp ứng thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng
- Nguồn nguyên liệu: Các cơ quan chức năng đang vào cuộc và xử lý rất gay gắt những thực phẩm nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể loại bỏ những bỏ khảnăng mua nhằm những nguyên liệu chưa an toàn gây ảnh hưởng đến chất lượng từng sợi mỳ
- Đẩy mạnh kênh phân phối khi hiện nay có rất nhiều đại lý cấp 1,2 ồ ạt mở ra như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, nên việc đẩy mạnh bán hàng trên kênh phân phối cũng là một cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác truyền thông khi vấp phải nội dung quảng cáo cho mì Gấu Đỏ, công ty đã có thể nhìn nhận được khuyết điểm của mình từ đó có thể dễ dàng cải thiện nhằm làm hài lòng khách hàng mục tiêu của mình Xây dựng thêm nhiều chương trình khuyến mãi, công tác từ thiện vì hiện nay đất nước ta còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, điều này sẽ giúp Gấu Đỏ ghi điểm trong mắt người tiêu dùng.
Phân tích ma trận SWOT
- S1: Có mạng lưới phân phối rộng khắp dễ dàng tiếp cận khách hàng
- S2: Đa dạng dòng mì phù hợp với nhiều sự lựa chọn của khách hàng
- S3: Có chiến lược chiêu thị, quảng cáo hiệu quả đánh mạnh vào ý nghĩa nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn rất cao
- S4: Giá thành hợp lí, đúng đắn phải thịtrường mục tiêu đã chọn
- W1: Chưa có bộ phận tiếp thị thường xuyên xuống các đại lý để giới thiệu sản phẩm
- W2: Nội dung quảng cáo không liên quan đến thực tế, gây tranh cãi trong dư luận
- W3: Sản phẩm vẫn chưa có sử cải tiến trong việc phát triển sản phẩm mới
- W4: Quản trị kênh phân phối chưa chặt chẽ
- O1: Thị trường màu mỡ, dân số đang tăng, quy mô dân số tăng
- O2: Nhà nước đang kiểm soát gắt gao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến sẽ an toàn hơn
- O3: Người Việt Nam tin dùng hàng
Việt Nam chất lượng cao
- O4: Có sự kiện truyền thông mang ý nghĩa nhân văn lớn
- T1: Có nhiều đối thủ cạnh tranh tranh giành thị phần
- T2: Môi trường tựn nhiên ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- T3: Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục
- T4: Một bộ phận người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng ngoại
KẾT HỢP MA TRẬN SWOT o Chiến lược SO:
- Thị trường màu mỡ dân số quy mô tăng lên sẽ giúp công ty có lợi thế lớn về việc tiêu thụ sản phẩm
- Người Việt Nam tin dùng sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh mạnh mảng này, chỉ cần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm sẽ có thể hút được người tiêu dùng
- Kết hợp công tác truyền thông sẵn có và phát huy hơn nữa sẽ giúp doanh nghiệp có thể củng cố niềm tin ở người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng o Chiến lược ST :
- Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng Gấu Đỏ vẫn còn điểm khác biệt có thể tạo ra ấn tượng cho người tiêu dùng trước những đối thủ khác về giá cả, chiến lược truyền thông
- Môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nhưng Gấu Đỏ luôn quan tâm sâu sắc vấn đề này và luôn đảm bảo mang đến sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao khi từ ngày cho ra mắt đến bây giờ vẫn chưa có xuất hiện tình trạng ngộđộc mì o Chiến lược WO:
- Nội dung quảng cáo của Gấu Đỏ gây tranh cãi điều này giúp Gấu Đỏ có thể nhìn nhận lại những thiếu sót của mình và nhờ sự hỗ trợ của những chiến lược truyền thông mang ý nghĩa nhân văn lớn có thể phát huy tinh thần tương thân tương ái nên đây là cơ hội cho Gấu Đỏ cải thiện chất lượng nội dung quảng cáo của mình hơn
- Bộ phận tiếp thị chưa hoạt động hết công suất của mình nhưng với tình hình hiện tại, người Việt Nam đang khá tin dùng hàng Việt Nam chất lượng cao nên đây sẽ là cơ hội cho Gấu Đỏ có thể mang đến những thông tin hấp dẫn, chất lượng cho người tiêu dùng về sản phẩm của mình o Chiến lược WT:
- Thị trường mì ăn liền hiện tại tồn tại rất nhiều nhãn hàng cạnh tranh với nhau tuy nhiên Gấu Đỏ vẫn còn khá chậm chạp trong việc cải tiến sản phẩm của mình, điều này có thể khiến sản phẩm trở nên xa lạ với người tiêu dùng khi ngày càng có nhiều sản phẩm mới tung ra thị trường
- Bộ phận tiếp thị chưa hoạt động hết năng suất trông khi một bộ phận người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng ngoại, nên bộ phận tiếp thị cần phải xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa để tránh tình trạng người tiêu dùng quên lãng hàng nội mà chạy theo hàng ngoại
- Sản phẩm mì Gấu Đỏ chưa có sự cải tiến đổi mới trong khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, điều này sẽ khiến Gấu Đỏ phải thật sự nỗ lực để cải tiến sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng.
Đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển mì Gấu Đỏ
3.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện
3.4.1.1 Đẩ y m ạ nh chi ế n d ị ch truy ề n thông cho s ả n ph ẩ m
Hiện nay mì Gấu Đỏ khá làm tốt chiến dịch truyền thông cho sản phẩm của mình khi cho rá mắt khá nhiều TVC quảng cáo hay các chương trình khuyến mãi dành cho người tiêu dùng như chương trình Gấu Đỏ chắp cánh ước mơ, Gấu Đỏ gắn kết yêu thương là những ví dụ tiêu biểu Bên cạnh mì Gấu Đỏ còn xây dựng các chương trình khuyến mãi mua 10 tặng 1 cho khách hàng Ngoài ra mì Gấu Đỏ còn thực hiện chương trình nhân đạo “ Trái tim cho em” thu hút rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng, một chương trình cao cả mang đến hy vọng và cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em nghèo Vì lẽ đó, theo em, mì Gấu Đỏ cần đẩy mạnh chiến dịch truyền thông hơn nữa, cần xây dựng nhiều sự kiện chương trình khuyến mãi giới thiệu sản phẩm để sản phẩm có thể được đến tay khách hàng nhiều hơn nữa Kết hợp tổ chức sự kiện người tiêu dùng giới thiệu lấy ý kiến thăm dò của khách hàng về chất lượng, mẫu mã mới để có thể thực hiện chính sách truyền thông chính xác hơn nữa
Kênh phân phối hiện tại của mì Gấu Đỏ có quy mô rộng lớn đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng Những nhà phân phối inhư siêu thị, chợ, đại lý, tạp hóa đều có sản phẩm của mì Gấu Đỏ nhưng vấn đề hiện nay là kênh phân phối chưa được kiểm soát chặt chẽ làm hàng hóa khó có thể đến tay người tiêu dùng một cách đầy đủ nhất Vì thế, công ty nên thiết kế lại kênh phân phối sao cho hợp lí, nên tập trung đánh mạnh vào kênh phân phối nào có chứa nhiều khách hàng mục tiêu, xây dựng phân phối đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về tất cả các sản phẩm của mì Gấu Đỏ, tập trung lượng sản phẩm ở nơi phân phối chủ yếu nhiều khách hàng
3.4.1.3 Nâng cao ch ất lượ ng n ộ i dung qu ả ng cáo Đây là vấn đề gây tranh cãi trong dư luận trong suốt thời gian vừa qua, khi TVC quảng cáo của mì Gấu Đỏ tập trung vào những vấn đề cuộc sống mà quên đi chất lượng sản phẩm là điều tiên quyết khi quảng cáo bất kỳ một sản phẩm nào Vì thế nhà sản xuất cẩn suy nghĩ và xem xét lại làm sao vừa thể hiện rõ ràng chất lượng sản phẩm vừa có thể truyền tải đúng tinh thần thông điệp mà nhãn hàng muốn hướng đến
3.4.1.4 M ở r ộ ng quy mô khách hàng m ụ c tiêu
Thị trường hiện nay đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều dòng mì ăn liền khác nhau, dành cho rất nhiều đối tượng khách hàng từ những khách hàng cao cấp cho đến trung lưu và bình dân Với đối tượng khách hàng chủ yếu hiện nay là sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân phổ thông thì khó có thể khiến mì Gấu Đỏ bức phá giành một vị trí cao trong thị phần mì ăn liền đang bị canh tranh khốc liệt với nhiều sản phẩm mì ăn liền như Hảo Hảo, Kokomi, Omachi và nhiều tân bình mới ra mắt Vì thế ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mì Gấu Đỏ nên tập trung vào việc vấn đề khai thác hương vị thường sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng cao hơn và rộng hơn để có thể cho ra mắt nhiều sản phẩm mới lạ nhưng ấn tượng, có thể thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng lớn hơn hiện tại
3.4.1.5 Nâng cao đội ngũ nghiên cứ u th ị trườ ng và marketing cho công ty
Hiện nay mảng phân phối của mì Gấu Đỏ có sự phát triển nhất định nhưng vấn đề bộ phận tiếp thị của công ty cần nên nghiên cứu lại vì năng suất hoạt động của bộ phận tiếp thi làm việc chưa thật sự hiệu quả vì có khá ít lần đội tiếp thị quan sát tình hình làm việc của các kênh phân phối từ đó khách hàng khó có cơ hội hiểu hơn về thông tin chất lượng của sản phẩm mà mình đang sử dụng
3.4.2 Nhóm gi ải pháp đề xu ấ t
3.4.2.1 Xây d ự ng mô hình phân ph ối độ c quy ề n
Hiện tại mì Gấu Đỏ đang có mạng lưới phân phối rộng khắp nhưng chưa có mô hình phân phối độc quyền tập trung vào một kênh phân phối nhất định lấy kênh phân phối đó làm trọng tâm Chẳng hạn như G7 có thương hiệu G7 – Mart chuyên cung cấp các sản phẩm của G7, tuy có thất bại nhưng cũng có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đúng lúc, có đầy đủ tất cả sản phẩm mà mình cần Nhà sản xuất nên nghiên cứu để tạo ra một đại lý độc quyên chuyên mua bán mì Gấu Đỏ để có thể thu hút và thỏa mãn người tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào với giá thành cân bằng thị trường
Mì Gấu Đỏ có khá nhiều chiến dịch truyền thông đa dạng nhưng điều công ty còn thiếu là khá hạn chế và mặt tổ chức sự kiện, khi sự kiện là nơi giới thiệu thông tin chất lượng các chương trình khuyến mãi dễ dàng nhất nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận Công ty nên tổ chức nhiều sự kiện ra mắt mẫu mì ăn liền mới kết hợp với truyền thông ngay tại sự kiện về các chiến dịch từ thiện, giảm giá, khuyến mãi nhằm cho dư luận thấy những giá trị mà mình mang lại cho cuộc sống, có thể giúp dư luận có cái nhìn ấn tượng hơn về sản phẩm của mình từ đó có thể thôi thúc khách hàng sử dụng sản phẩm của mình ngày một nhiều hơn nữa
1 Kinh nghiệm cũng như bài học rút ra trong quá trình nghiên cứu
- Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu để thực hiện đồ án về việc nghiên cứu chiến lược marketing mix cho dòng mì Gấu Đỏ của Công ty Cổ phần T+ hực phẩm Á Châu ( Asia foods) , em đã nhìn nhận được những hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình nghiên cứu o Chưa có đầy đủ tài liệu thông tin về các sản phẩm của công ty trong giai đoạn gần đây o Sử dụng những số liệu năm 2016 trở về trước o Chưa có cái nhìn bao quát và cụ thể về tình hình thị trường mì ăn liền và tình hình hoạt động thực tiễn của công ty o Đứng ở trên vị thế chủ quan để nêu ra quan điểm về các chiến lược 4P của công ty khi chưa có thực hành nghiên cứu và quan sát thị trường o Chưa có đủ kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế để đề xuất biện pháp cho công ty o Thiếu cập nhật thông tin về ảnh hưởng của các môi trường vi, vĩ mô, nội vi ảnh hưởng tác động đến chiến lược marketing mix của sản phẩm
2 Những nhìn nhận hạn chế về thịtrường của Công ty o Đứng ở vị thế chủ quan để nhìn nhận về chính sách thực hiện của công ty trên thị trường o Thị trường quá đa dạng quy mô dân số lớn làm cho Công Ty có những biểu hiện chủ quan về việc thực hiện các chiến lược 4P đối với sản phẩm o Công ty chưa quan sát đầy đủ và tìm hiểu các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong ngành o Công ty chưa có sự đầu tư kỹ càng về chiến lược truyền thông đối với thị trường, đứng ở góc độ một hướng mà chưa có sự bao quát toàn diện
Quyết định đặt tên nhãn hiệu:Tùy theo đặc điểm sản phẩm và chiến lược của từng công ty mà nhà sản xuất có thể có những cách lựa chọn tên sản phẩm như sau : o Đặt tên riêng cho mỗi sản phẩm o Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm của doanh nghiệp o Đặt tên theo từng nhóm hàng
Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu : Có 3 cách lựa chọn : o Nhãn hiệu có thể do nhà sản xuất quyết định o Nhãn hiệu có thể do nhà phân phối quyết định o Nhà sản xuất “mướn” tên nhãn hiệu đã nổi tiếng bằng cách trả bản quyền sử dụng tên hiệu đó.
Nâng cao uy tín nhãn hiệu : Tạo uy tín sản phẩm là những nỗ lực để xây dựng hình ảnh và ấn tượng tốt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng để họ có niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp Việc tạo uy tín sản phẩm giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
Những dòng mì Gấu Đỏ :
Mì Gấu Đỏ chay rau nấm: sản phẩm dành cho người ăn chay với sợi mì dai ngon, hương vị của nấm, nước súp của rau nấm, ăn ngon, không sợ nóng
Mì Gấu Đỏ thịt bằm: Sợi mì dai ngon, mềm mịn, nước súp với mùi thơm tinh tế của thịt bằm
Mì Gấu Đỏ tôm gà hành phi: Mì có mùi vị thơm ngon, sợi mì dai, nước súp đậm đà với vị tôm và gà hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người Bạn cũng có thể kết hợp sản phẩm cùng các loại rau, trứng, thịt để làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng cho tô mì
1 Nha Trang – Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Chân dung 3 đại gia "thâu tóm" thịtrường mì ăn liền Việt(2017) http://www.brandsvietnam.com/14229-Chan-dung-3-dai-gia-thau-tom-thi- truong-mi-an-lien-Viet
2 BrandsVietNam, Đức Tài – Nguồn: Nhịp cầu đầu tư, Công thức mới của thị trường mì gói http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/cong-thuc-moi-cua-thi-truong-mi-goi- 3318917/
3 TNI Business school, Phân khúc khách hàng –Điểm yếu chết người của doanh nghiệp vừa và nhỏ https://www.facebook.com/TNIBusinessSchool/posts/366229023763710:0
4 Trần Minh Đạo, Trương Đình Chiến, Nguyễn Thị Tâm, Vũ Huy Thông (2002),
Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
5 Trương Đình Chiến, Phạm Thị Huyền,(2014), Giáo trình Quản trị Marketing
NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân