Bình Thuận là tỉnh cực nam vùng Nam Trung Bộ; phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận; phía Tây giáp Đồng Nai; Tây Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với 192 km bờ biển; và vùng lãnh hải, các đảo của thềm lục địa phía nam, trong đó có đảo Phú Quý cách Phan Thiết 56 hải lý.
Trang 1TỈNH ỦY KIÊN GIANG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*******
Họ và tên học viên: Phạm Hồng Giang Lớp Trung cấp LLCT K127 - Giồng Riềng
BÀI THU HOẠCH
ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
TÊN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
TỪ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
HIỆN NAY
Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2024
Trang 2A MỞ ĐẦU
Căn cứ Kế hoạch số 508-KH/TCT ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang về việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế của lớp Trung cấp LLCT K127 – Giồng Riềng và Quyết định số 3388-QĐ/TCT ngày 25 tháng
6 năm 2024 của Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang về việc tổ chức cho học viên lớp K127 đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian 03 ngày, từ ngày 08/7/2024 đến ngày 12/7/2024
Trong 03 ngày đi nghiên cứu, học tập thực tế tại tỉnh Bình Thuận tuy không dài nhưng đã mang lại thật nhiều điều bổ ích về những ấn tượng khó phai,
về những kết quả nổi bật của tỉnh Bình Thuận: Đó là về vị trí trí địa lí, điều kiện
tự nhiên và tốc độ phát triển kinh tế xã hội, và những nét đặc trưng về văn hóa của tỉnh Bình Thuận
Qua đi nghiên cứu thực tế bản thân nắm bắt tình hình phát triển kinh tế
-xã hội của tỉnh Bình Thuận và rút ra cho mình kinh nghiệm, tích lũy thêm vốn kiến thức làm hành trang trong quá học tập và công tác tại tỉnh Kiên Giang nhằm góp một phần sức lực cống hiến cho Tỉnh nhà
B NỘI DUNG
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1 Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực nam vùng Nam Trung Bộ; phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận; phía Tây giáp Đồng Nai; Tây Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với 192 km bờ biển; và vùng lãnh hải, các đảo của thềm lục địa phía nam, trong đó có đảo Phú Quý cách Phan Thiết 56 hải lý
Bình Thuận nằm cách TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế và du lịch của
cả nước 200 km và cách TP.Nha Trang - thành phố du lịch khoảng 250km
Trang 3Tuyến QL.1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi dọc qua tỉnh; QL.28 nối Phan Thiết với các tỉnh nam Tây Nguyên; QL.55 nối Bình Thuận với trung tâm dịch
vụ dầu khí và khu du lịch Vũng Tàu; QL.28B nối QL.1A – Bình Thuận đi QL.20 – Lâm Đồng
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: 08 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý), 01 thị xã (thị xã Lagi), 01 thành phố (thành phố Phan Thiết) với 127 xã, phường, thị trấn
Diện tích: Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận khoảng 7.828 km²
Chiều dài bờ biển: 192 km,diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²
2 Khí hậu:
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước
Mùa mưa tập trung vào thời gian gió mùa Tây Nam, với lượng mưa trung bình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam Tổng số giờ nắng trong năm lên đến 2.900-3.000 giờ cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC)
Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào Bình Thuận có xu hướng gia tăng và thường xuất hiện vào các tháng cuối năm kéo theo mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở đất đai
3 Tài nguyên thiên nhiên
Hình 1: Bản đồ Tỉnh Bình Thuận
Trang 43.1 Tài nguyên nước và thủy điện
Nguồn tài nguyên nước của Bình Thuận chủ yếu dựa vào nước mặt của hệ thống sông - suối Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ cho điều tiết, khai thác nguồn nước mặt còn rất hạn chế, nguồn nước ngầm ít, lại bị nhiễm mặn, phèn, đồng thời việc khai thác cũng chưa nhiều nên khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất là rất nhỏ
3.2 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất ở Bình Thuận khá đa dạng: đất cát, đất mặn, đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mới biến đổi, đất xói mòn trơ sỏi đá, phân bố trên 4 nền địa hình chính của tỉnh, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại Đây là yếu tố thuận lợi để có thể đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi như lúa nước, hoa màu, các loại cây công nghiệp như điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, phần lớn đất Bình Thuận nghèo dinh dưỡng, một
số nơi còn bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng
3.3 Tài nguyên biển
Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú,
đa dạng Bờ biển Bình Thuận dài 192 km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam Ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 18 km2 nằm cách Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông - Nam Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2 là
một trong những ngư trường lớn của cả nước Trữ lượng hải sản vùng 50m trở
vào bờ khoảng 220-240 ngàn tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 120 ngàn tấn Trữ lượng mực các loại khá lớn, khả năng khai thác hàng năm là 25.000-30.000 tấn
3.4 Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của tỉnh đến năm 2014 còn 351.467 ha (chiếm 45% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh) trong đó rừng phòng hộ 143.500 ha, rừng đặc dụng 32.434 ha, rừng sản xuất 175.533 ha Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21-22 triệu m3 Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại
gỗ quí có giá trị cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,…
Trang 53.5 Tài nguyên khoáng sản
Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như: vàng, chì, kẽm, nước khoáng Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xây dựng…) có giá trị thương mại và công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây Những loại khoáng sản chính đã được khai thác:
Sét Bentônit, Sa khoáng titan, Cát thủy tinh, đá ốp lát và đá xây dựng phong phú, chất lượng cao, sét gạch ngói, Nước khoáng
Hình 2 Sơ đồ phân bố tài nguyên tỉnh Bình Thuận
Hình 3 Mỏ cát thủy tinh Hồng Liêm
II TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
Trang 6Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 dự ước tăng 7,10%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,75% (nông nghiệp tăng 1,36%, lâm nghiệp tăng 9,12%, thủy sản tăng 8,06%); khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,06% (công nghiệp tăng 12,29%, xây dựng tăng 10,82%); khu vực dịch vụ tăng 6,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,40% Thể hiện trên các lĩnh vực sau:
1 Mục tiêu tổng quát của tỉnh Bình Thuận đến năm 2024:
Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2024 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng
bộ liên thông với cả nước và quốc tế Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao
2 Một số thành tựu phát triển của tỉnh Bình Thuận: được thể hiện qua
Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và thực tế quan sát, trải nghiệm trong chuyến đi thực tế
2.1 Dịch vụ du lịch
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch, nghỉ mát, thể thao, leo núi, du thuyền, câu cá,
Trang 7* Về lịch sử văn hóa: Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, đặc
biệt là văn hóa Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu
* Về danh lam thắng cảnh: Bình thuận có nhiều danh lam thắng cảnh:
Lầu Ông Hoàng (TP.Phan Thiết), Đồi Dương - Thương Chánh (TP.Phan Thiết), Mũi Né (TP.Phan Thiết), Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), Bàu Trắng (Bắc Bình), Chùa Cổ Thạch (Tuy Phong), Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Tuy Phong), Hồ Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc), Thác Bà (Tánh Linh), Núi Cao Cát (Phú Quý), Hòn Tranh (Phú Quý), Bãi Nhỏ (Phú Quý), Vịnh Triều Dương (Phú Quý)
* Về di tích lịch sử văn hóa: Bình Thuận cũng có nhiều di tích lịch sử
-văn hóa như Trường Dục Thanh (TP.Phan Thiết), Mộ cụ Nguyễn Thông (TP.Phan Thiết), Tháp Po Sah Inư (TP.Phan Thiết), Dinh Vạn Thủy Tú (TP.Phan Thiết), Đình làng Đức Nghĩa (TP.Phan Thiết), Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Dinh Thầy Thím (La Gi), Chùa Linh Quang (Phú Quý), Vạn An Thạnh (Phú Quý), Đình làng Võ Đắt (Đức Linh)
Hình 2 Hình ảnh trường Dục Thanh
2.2 Tiềm năng kinh tế
a Tiềm năng du lịch
Trang 8Hoạt động du lịch phát triển khá; số lượng du khách, doanh thu du lịch tăng qua từng năm; đạt 4.200 ngàn lượt khách, bình quân thời kỳ 2020 - 2024 tăng 10,9%/năm Đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 196 khách sạn và 560 nhà nghỉ với tổng số 14.500 phòng, phục vụ khoảng 3,9 triệu lượt khách Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú đạt 2.388 tỷ đồng Với chiều dài bờ biển 192 km, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Mũi Né, Mũi Kê gà, Núi Tà Cú, Bàu Trắng, Gành Son Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25 - 30%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 7 - 8%
Hình 3 Bờ biển xinh đẹp ở Tỉnh Bình Thuận
b Tiềm năng thủy hải sản
Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2 có trữ lượng hải sản lớn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển,
… sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 160.000 tấn Đảo Phú Quý (32
km2) là Trung tâm đánh bắt và dịch vụ hỗ trợ đánh bắt xa bờ, đang được đầu tư
để trở thành khu kinh tế mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụ biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí Thủy sản của Bình Thuận
đã xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia,
Trang 9Hình 4 Ngư dân Bình Thuận đánh bắt thủy hải sản
c Nông, lâm nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp 260.000 ha, các cây trồng chính là lương thực (115.000 ha), điều (30.000 ha), cao su (18.000 ha), Thanh Long (10.000 ha), Nho (380 ha), bông vải (3.000 ha) , thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng năm 2007 đạt 130.000 tấn, có khoảng 20% sản phẩm được xuất khẩu (30.000 tấn) Đàn bò thịt khoảng 160.000 con, heo thịt 260.000 con và các gia súc có sừng khác như dê, cừu; ngoài ra, còn trên 50.000 ha đất nông nghiệp thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và các loại cây ăn quả có giá trị Diện tích rừng tự nhiên 258.000 ha có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái
Hình 5 Mô hình trồng cây thanh Long ở Bình Thuận
Trang 10Hình 6 Mô hình trồng điều, trồng nho ở Bình Thuận
d Công nghiệp
Đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 15%; Công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh Một
số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn I (68 ha), đã thu hút 28 dự án đầu tư, trong đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động và đang mở rộng giai đoạn II với quy mô 56 ha; đang xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới: Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ dầu khí Sơn Mỹ (4.000 ha), Khu công nghiệp Tân Đức (900 ha)
Hình 7 Khu công nghiệp Hàm Kiệm
III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
1 Thuận lợi
Trang 11- Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển nên kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo của tỉnh ngày càng khởi sắc Cơ cấu kinh tế biển chuyển dịch theo hướng tích cực; một số ngành, lĩnh vực phát triển khá nhanh, nhất là du lịch, dầu khí Kinh tế thủy sản tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh
- Địa hình tương đối bằng phẳng, đường bờ biển dài, thuận lợi phát triển nông thuỷ hải sản
- Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các cây như: thanh long, điều, bông vải, cao su
- Khoáng sản đa dạng, chủ yếu là vật liệu xây dựng: cát, đá vôi có xuất hiện dầu khí ở thềm lục địa
Công tác xúc tiến du lịch đặc biệt là du lịch biển được thường xuyên quan tâm, đã tổ chức một số sự kiện văn hóa, thể thao quốc tế góp phần tuyên truyền, quảng bá, thu hút du
- Bình Thuận luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo; các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… tiếp tục được đẩy mạnh; chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, góp phần cải thiện và ổn định cho đời sống nhân dân vùng ven biển, hải đảo
- Định vị chiến lược để khai thác lợi thế tỉnh với 4 trụ cột chính: Thị trường
- Thể chế - Con người - Văn hóa
2 Khó khăn
1 Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của một số dự án
chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là một số công trình giao thông trọng điểm, khu công nghiệp Một số dự án chuẩn bị đầu tư còn chậm; các dự án ODA chậm giải ngân; giá nguyên, nhiên, vật liệu, đơn giá tăng cao, quy định mới phát sinh phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư làm kéo dài tiến độ thực hiện Một số chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai còn chồng chéo, bất cập
2 Việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp còn
nhiều khó khăn, bất cập Vẫn còn trường hợp tàu cá, ngư dân ở một vài địa
Trang 12phương đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, làm ảnh hưởng đến nỗ lực chống khai thác IUU của tỉnh
3 Đội ngũ bác sĩ chuyên môn còn thiếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khó
khăn, thiếu đồng bộ, điều kiện làm việc thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Đội ngũ bác sĩ và nhân lực chuyên môn có trình độ cao còn thiếu Đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên chưa đồng đều
4 Việc cải thiện chất lượng, thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS năm
2022 của tỉnh đạt thấp Kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm Tình trạng làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một
bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa được cải thiện Người dân và doanh nghiệp chưa thật sự hài lòng về thái độ phục vụ, chất lượng giải quyết công việc, thực thi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
5 Việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2023 về “Chỉnh trang đô thị, giữ gìn,
bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp” có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, tình trạng xả rác thải sinh hoạt bừa bãi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi Đô thị và nông thôn chưa sạch đẹp, ngăn nắp, cây xanh còn thiếu Tình hình an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp
IV CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Thứ nhất: Đồng bộ, thống nhất và quyết tâm, trong chỉ đạo, điều hành.
Chủ động, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, 06 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy khóa XIV
Thứ hai: Tập trung cải thiện các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI,
PCI&PGI của tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
Trang 13kinh doanh đảm bảo hiệu quả, thực chất Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của người đứng đầu, nhất là việc tự rà soát gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ và nâng cao năng lực, chất lượng của cán
bộ, công chức Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung Thường xuyên đối thoại, đồng hành với doanh nghiệp và người dân; lãnh đạo UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố duy trì 01 tháng ít nhất 01 lần làm việc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp
Thứ ba: Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, phát triển chính quyền số,
kinh tế số và xã hội số trong năm 2024, trong đó tập trung triển khai nội dung về
dữ liệu số Khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình Đề án 06 tại Kế hoạch phối hợp số 2725/KHPH-TCTĐA06CP-TCTĐA06BT ngày 25/7/2023; tập trung tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ Đề án 06, đảm bảo đạt mục tiêu 70% thủ tục hành chính cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, phục vụ người dân, doanh nghiệp
Thứ tư: Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Triển khai Phương án tổng thể sắp xếp đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm
2030 và thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Phan Thiết theo lộ trình Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu các xã, phường, thị trấn đang tổ chức lập/điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, trật tự đô thị, đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên và kinh doanh bất động sản