Việc thiết kế chương trình đào tạo phải phù hợp với truyền thống văn hóa, yêu cầu về mặt chuyên môn và các nhu cầu nhân lực của thị trường lao động đặt ra để làm cơ sở.. Bước 5: Đánh giá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II
BÀI THU HOẠCH
Môn học: Phát triển chương trình và tổ chức
quá trình đào tạo đại học Chuyên ngành: Nghiệp vụ sư phạm.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 - 2024
Trang 2ĐỀ TÀI: Phân tích các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học Xây dựng 01 đề cương học phần thuộc chương trình đào tạo của một ngành học cụ thể (tự chọn).
1 Các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học.
Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình liên tục và không ngừng để hướng tới mục đích hoàn thiện chương trình đào tạo ở nhiều khía cạnh khác nhau như chất lượng đào tạo, chất lượng nhân lực, phát triển theo hướng hiện đại, đảm bảo phù hợp với nền kinh tế Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình khác nhau đã được đưa ra để thực hiện phát triển chương trình đào tạo nhưng chung quy lại thì có 5 bước để thực hiện như sau:
Bước 1: Phân tích tình hình:
Một chương trình đào tạo phải luôn phù hợp với thể chế chính trị của quốc gia Phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ để tránh trường hợp không đủ điều kiện về vật chất kỹ thuật để áp dụng Việc thiết kế chương trình đào tạo phải phù hợp với truyền thống văn hóa, yêu cầu về mặt chuyên môn và các nhu cầu nhân lực của thị trường lao động đặt ra
để làm cơ sở
Bước 2: Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể:
Là việc xác định cái đích hướng tới dài hạn của chương trình đào tạo và đặt
ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, từng ngành nghề của chương trình Mục đích của việc xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể nhằm hình thành
và phát triển nhân cách con người, đức tính nghề nghiệp
Bước 3: Thiết kế:
Là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo dựa trên các yêu cầu và điều kiện đã xác định ở trên nhằm đảm bảo chương trình có thể thực hiện được
Bước 4: Thực thi:
Là quá trình đưa chương trình đào tạo đã được thiết kế vào thử nghiệm, thí điểm và thực hiện trong giáo dục đào tạo
Trang 3Bước 5: Đánh giá:
Việc đánh giá chương trình đào tạo sẽ dựa trên cơ sở là các kết quả thử nghiệm và các ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên, người lao động, Những đánh giá đó sẽ rút ra các điểm tối ưu
và điểm hạn chế của chương trình đào tạo qua đó tiến hành cải tiến, thay đổi để hoàn thiện chương trình đạo tạo trên
Quá trình phát triển một chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên 05 bước cơ bản tuy nhiên quá trình này cần được thực hiện liên tục và khép kín Cách sắp xếp trên cho thấy đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện và phát triển chương trình đào tạo, các khâu ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không xem xét đến tác động hữu cơ của các khâu khác
Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một chương trình đào tạo người ta phải đánh giá chương trình đào tạo hiện hành, kết hợp với việc phân tích tình hình cụ thể các điều kiện dạy học, nhu cầu đào tạo của người học và của xã hội, để đưa
ra mục tiêu đào tạo Tiếp đến, trên cơ sở mục tiêu đào tạo xác định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp phương tiện giảng dạy, phương pháp kiểm tra thích hợp để đánh giá kết quả học tập Sau đó tiến hành thử nghiệm chương trình đào tạo ở quy mô nhỏ xem nó có thực sư đạt yêu cầu hay phải điều chỉnh Toàn
bộ công đoạn trên được xem như giai đoạn thiết kế
Sau khi thiết kế xong chương trình đào tạo có thể đưa nó vào thực thi và khâu đánh giá Tuy nhiên việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chờ đến giai đoạn cuối cùng này mà cần được thực hiện trong mọi khâu Chẳng hạn, ngay trong khi thực thì có thể chương trình sẽ tự bộc lộ những nhược điểm của
nó, hay qua ý kiến đóng góp của người học, người dạy có thể biết phải hoàn thiện nó như thế nào Sau đó, khi khóa đào tạo kết thúc thì việc đánh giá tổng kết cả một chu trình đào tạo này phải được đề ra Người dạy, người xây dựng và quản lí chương trình đào tạo phải luôn tự đánh giá chương trình ở mọi khâu, qua
Trang 4mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học để rồi vào năm học mới phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới lại thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo Cứ như vậy, chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo
Khái niệm “phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng chương trình là một quá trình Đặc điểm của cách nhìn nhận này là phải luôn tìm kiếm thông tin phản hồi ở tất cả các khâu để kịp thời diều chỉnh từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội
2 Xây dựng đề cương học phần Pháp luật Kinh doanh Bất động sản thuộc chương trình đào tạo Luật Kinh tế.
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Khóa đào tạo : Đại học chính quy - Khóa 37
Tên môn học (tiếng Việt) : Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
Tên môn học (tiếng Anh) : Law Real Estate Business
Khoa quản lý : Luật Kinh tế
Số tín chỉ (số tiết học) : 3 tín chỉ
Mã môn học : LAW342
Môn học : bắt buộc
1 Thông tin về giảng viên:
Họ và tên : Lê Thị Hường
Chức danh, học hàm, học vị : Thạc sĩ
Số điện thoại : 0983881328
2 Các môn học tiên quyết: Luật Đất đai
Trang 53 Mục tiêu môn học:
Mục
tiêu Mô tả mục tiêu
Nội dung CĐR CTĐT phân bổ cho
môn học
CĐR CTĐT
CO1
CO2
CO3
Hiểu được các quy định
của pháp luật về kinh
doanh bất động sản,
nhận diện được các loại
hình bất động sản được
phép kinh doanh
- Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học kinh tế trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật
- Khả năng tư duy logic, phản biện, tư duy tổng hợp, tư duy pháp lý hệ thống
PLO1 PLO2
CO2
CO3
CO4
Có khả năng vận dung
kiến thức xây dựng và tư
vấn, đàm phán hợp đồng
liên quan đến pháp luật
kinh doanh bất động sản,
bất động sản là nhà ở
- Khả năng làm việc độc lập, trình bày vấn đề; khả năng tổ chức, làm việc nhóm;
khả năng tư vấn, đàm phán, soạn thảo văn bản, hợp đồng
- Khả năng chủ động tìm hiểu kiến thức mới, có phương pháp nghiên cứu khoa học, đưa ra các giải pháp phù hợp Khả năng học tập suốt đời
PLO3 PLO4
CO2
CO3
CO4
Có ý thức pháp luật, tuân
thủ các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp
Ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích công cộng và có trách nhiệm xã hội
PLO5
CO2
CO3
CO4
Có tư duy phân tích,
tư vấn pháp lý trong
hoạt động quản lý
nhà nước và hoạt
động kinh doanh của
các Chủ thể liên quan
đến lĩnh vực kinh
- Khả năng vận dụng các kiến thức pháp lý chuyên sâu để suy đoán, đánh giá thực tiễn, đưa ra các giải pháp, quyết định trong kinh doanh trong nước và quốc tế
- Khả năng nhận biết, nắm bắt và áp dụng pháp luật trong bối cảnh thay
PLO7 PLO8
Trang 6doanh bất động sản đổi của xã hội
4 Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học Pháp luật kinh doanh bất động sản cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Những vấn đề chung về kinh doanh bất động sản; hoạt động kinh doanh bất động sản sẵn có; kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lại và lĩnh vực nhà ở thương mại; kinh doanh dịch vụ bất động sản; hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản;
Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và giải quyết những tình huống có liên quan, được tiếp cận các tình huống thực tiễn liên quan đến nội dung của môn học
5 Tài liệu:
5.1 Giáo trình
[1] Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình Luật kinh doanh bất động sản, NXB Công An Nhân dân, 2016
5.2 Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Thị Nga (Chủ biên), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015
[3] PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bất động sản ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2012
6 Hình thức tổ chức dạy học:
Triết lý giáo dục “mở - linh hoạt – thực tiễn” được phổ biến và vận dụng vào hoạt động giảng dạy, theo đó, kết quả học tập mong đợi dự kiến đạt được thông qua các phương pháp dạy và học:
6.1 Người giảng dạy lý thuyết: Giảng viên giải thích các khái niệm, đặc
điểm, phân tích và lập luận các nội dung quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản Nêu và giải quyết vấn đề thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trên
Trang 7cơ sở đó trả lời các câu hỏi của sinh viên cũng như tóm tắt bài học một cách phù hợp với khoa học pháp lý
6.2 Đối với người học: Sinh viên tự nghiên cứu bài học, tài liệu ở nhà theo
đúng quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ liên quan đến nội dung môn học Đặt câu hỏi liên quan đến chuyên đề bài giảng để Giảng viên trả lời trực tiếp trên lớp Nghiêm túc hoàn thành tất cả bài tập cá nhân và bài tập nhóm, bài thuyết trình của Giảng viên đưa ra
6.3 Nội dung chi tiết giảng dạy:
Trang 8Thời
lượng
tiết
Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học
Phương pháp đánh giá
Học liệu
5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT
VỀ PHÁP LUẬT KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN.
1.1 Khái niệm và phân loại
bất động sản.
1.2 Khái niệm kinh doanh bất
động sản.
1.3 Pháp luật về kinh doanh
bất động sản.
1.4 Nội dung chủ yếu của
pháp luật kinh doanh bất động
sản.
Trực tiếp (offline) hoặc trực tuyến (online)
Trình bày mục tiêu và nội dung chương; Giảng giải nội hàm của chương; Lập luận, phân tích và chứng minh
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề trên cơ sở so sánh các nội dung
cơ bản của Luật kinh doanh bất động sản trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
- Thảo luận và thuyết trình
- Kiểm tra giữa kỳ
- Thi cuối kỳ
[1] [2] [3]
15 CHƯƠNG 2 KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN SẴN CÓ
2.1 Những quy định chung về
kinh doanh bất động sản sẵn
có.
2.2 Mua bán nhà, công trình
xây dựng.
2.3 Cho Thuê nhà, công trình
xây dựng.
2.4 Cho thuê mua nhà, công
trình xây dựng.
2.5 Chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại quyền sử dụng đất.
2.6 Chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ dự án bất động
sản.
Trực tiếp (offline) hoặc trực tuyến (online)
Trình bày mục tiêu và nội dung chương; Giảng giải nội hàm của chương; Lập luận, phân tích và chứng minh
Nêu vấn đề, Tổ chức hướng dẫn các nhóm thảo luận
Giao bài tập nhóm và bài tập
cá nhân Trả lời câu hỏi của SV
- Thảo luận và thuyết trình
- Làm bài tập nhóm
- Kiểm tra giữa kỳ
- Thi cuối kỳ
[1] [2] [3]
10 CHƯƠNG 3 KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN HÌNH
THÀNH TRONG TƯƠNG
LAI VÀ LĨNH VỰC NHÀ Ở
THƯƠNG MẠI.
3.1 Khái niệm, đặc điểm, các
loại bất động sản hình thành
trong tương lai.
Trực tiếp (offline) hoặc trực tuyến (online)
Trình bày mục tiêu và nội dung chương; Giảng giải nội hàm của chương; Lập luận, phân tích và chứng minh.
Nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn
- Thảo luận và thuyết trình
- Làm bài tập nhóm
Trang 97 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá.
7.1 Các thành phần đánh giá môn học
Thành phần đánh giá Phương thức đánh giá Các CĐR MH Trọng số
A.1 Đánh giá quá trình
A.1.1 Chuyên cần 10% 1.0
A.1.3 Tiểu luận nhóm 20% 2.0 A.2 Đánh giá cuối kỳ A.2.1 Thi cuối kỳ 50% 5.0
7.2 Nội dung và phương pháp đánh giá
7.2.1 Đánh giá quá trình
A Chuyên cần
Giảng viên theo dõi sự tham gia học tập đầy đủ của sinh viên bằng việc điểm danh sinh viên có mặt hay vắng Sinh viên có hăng say phát biểu xây dựng bài khi giảng viên đặt câu hỏi cho cả lớp hay không
B Tiểu luận nhóm
Đầu khóa học, Giảng viên tổ chức lớp ổn định sĩ số lớp chọn để chia nhóm, mối nhóm có từ 5 đến 8 sinh viên, do 01 thành viên của nhóm làm nhóm trưởng Đồng thời giảng viên chuẩn bị trước 15 đề tài liên quan đến kiến thức môn họ để các nhóm lựa chọn mỗi nhóm 01 đề tài không trùng nhau Khi nhận được tên đề tài của nhóm thì các Nhóm trưởng tổ chức phân công cho các thành viên của nhóm mình triển khai soạn đề cương và làm bài work và bài Powerpoint để tuần thứ 7 bắt đầu tổ chức thuyết trình hoặc báo cáo thảo luận nhóm Mỗi nhóm thực hiện bài work không quá 60 trang
Mô tả về hình thức đánh giá Tiểu luận nhóm, ví dụ:
C Bài kiểm tra cá nhân
- Hình thức: Làm bài kiểm tra tự luận cá nhân, tất cả sinh viên có tên theo danh sách tham gia học làm chung đề kiểm tra
-Thời gian kiểm tra là 75 phút
- Nội dung kiểm tra: Bao gồm toàn bộ nội dung môn học Kết cấu gồm 02 phần:
Trang 10Lý thuyết và bài tập tình huống nhằm đánh giá khả năng áp dụng các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản trong thực tiễn
- Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm bài kiểm tra Điểm kiểm tra bao gồm: (i) Phần lý thuyết khẳng định kiến thức 5/10 điểm, (ii) Phần giải quyết tình huống 5/10 điểm Tổng cộng 10 điểm Bài kiểm tra được thực hiện vào tuần thứ 7 hoặc 8 của môn học
7.2.2 Thi cuối kỳ
- Hình thức: Thi tự luận hoặc trắc nghiệm: Đề thi được Giảng viên soạn hoặc ngân hàng đề thi, mỗi ca có 2 đề
+ Tự luận gồm 2 phần lý thuyết và tình huống
+ Trắc nghiệp trên máy theo quy định chung của nhà trường Gồm 45 câu thời gian 60’
- Tổ chức đánh giá: Được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên có tham gia giảng dạy môn Luật kinh tế Điểm bài thi được chấm theo parem đáp án đề thi môn này; theo đó: (i) phần khẳng định: 5/10 điểm, (ii) bài tập giải quyết tình huống: 5/10 điểm Tổng cộng 10 điểm Parem điểm thành phần quy định chi tiết điểm cho từng ý mỗi câu trong đáp án
Trường hợp bất khả kháng không tổ chức thi tập trung tại trường được thì
sẽ tổ chức thi bằng trực tuyến online, sinh viên sẽ tuân thủ thực hiện thi kết thúc môn học theo sự hướng dẫn chung của nhà tường
7.3 Các rubrics đánh giá
7.3.1 Chuyên cần
Tiêu chí đánh giá Trọng số Thang điểm
Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Theo dõi qua các
buổi học trên lớp 10
Vắng học
4 buổi
Vắng 2-3 buổi
Vắng 0-1 buổi
Không vắng có điểm xây dựng bài
7.3.2 Tiểu luận nhóm
Trang 11Tiêu chí
đánh giá
Trọn
g số
Thang điểm Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Làm bài
tập nhóm,
báo cáo
hoặc
thuyết
trình
10
Có tham gia nhóm nhưng không tham gia báo cáo hoặc thuyết trình
Có tham gia nhóm nhưng chất lượng không bảo đảm
Có tham gia nhóm, báo cáo hoặc thuyết trình đạt chất lượng tốt
Có tham gia nhóm, báo cáo hoặc thuyết trình đạt chất lượng tốt và lập luận phản biện xuất sắc
7.3.3 Bài kiểm tra cá nhân
Tiêu chí
đánh giá
Trọn
g số
Thang điểm Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Làm bài
kiểm tra
tổng thể
kiến thức đã
học
10
Bài làm cẩu thả, thiếu kiến thức, sai kiến thức cơ bản
Bài làm thiếu chưa phù hợp kiến thức môn học, thiếu lập luận chứng minh
Bài làm bảo đảm đủ kiến thức phủ quát của môn học
Bài làm tối
đa lượng liến thức yêu cầu của
đề bài kiểm tra
7.3.4 Thi cuối kỳ
Hình thức thi: Tự luận hoặc trắc nghiệm
A Tự luận
Tiêu chí
đánh giá
Trọng số
Thang điểm Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Làm bài kiểm
tra tổng thể
kiến thức đã
học
10
Bài làm cẩu thả, thiếu kiến thức, sai kiến thức cơ bản
Bài làm thiếu chưa phù hợp kiến thức môn học, thiếu lập luận chứng minh
Bài làm bảo đảm đủ kiến thức phủ quát của môn học
Bài làm tối đa lượng kiến thức yêu cầu của đề bài kiểm tra
B Trắc nghiệm
Đề thi có 40 câu, điểm cho mỗi câu đúng đáp án là 0,25đ, tổng cộng 10