KHÁI NIỆM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
-
-CHỦ ĐỀ: GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA
BLDS 2015 VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ.
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hằng
Sinh viên thực hiện : Vũ Đình Cấp
: Trần Đạt
: Trần Minh Quân : Phạm Đức Thái Bảo
: Phan Lâm Thanh Lanh
: Huỳnh Thị Kim Trang
Môn học : Luật Dân Sự 1
Năm học 2023 -2024
Trang 2BÀI THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ: GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
DÂN SỰ 2015 VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
1 KHÁI NIỆM GIAO DỊCH DÂN SỰ:
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: ‘‘ Giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Từ quy định tại điều luật này có thể xác định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành
vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh
hậu quả pháp lí Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
2 KHÁI NIỆM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác
Theo quy định tại Điều 117 BLDS: ‘‘ Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.’’
Ví dụ: Đứa trẻ 7 tuổi đi mua kẹo: việc đứa trẻ đưa tiền và người bán nhận tiền: đây là 1 giao dịch dân sự, phù hợp với mục đích, nhu cầu sinh hoạt của đứa trẻ nên
giao dịch này được xác lập (Căn cứ Khoản 3, điều 21 BLDS: ‘‘ Người từ đủ sáu
tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.’’)
2
Trang 3Đối với giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản thì chủ thể tham gia
giao dịch phải từ đủ 18 tuổi (Khoản 4, Điều 21 BLDS: ‘‘ Người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”)
3 GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU:
Căn cứ theo quy định tại Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015
07 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Trường hợp 1: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội
‘‘ Điều 123 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội thị vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Như vậy, khi một giao dịch được xác lập với mục đích gây thiệt hại đến các quyền nhân thân và quyền tài sản của người khác, vi phạm trật tự công cộng, bóc lột người khác, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật
tự công cộng thì giao dịch này không thế có hiệu lực và bị vô hiệu Những giao dịch xác lập với mục đích mua bán những tài sản mà pháp luật cấm lưu thông dân
sự, như vũ khí quốc phòng, thuốc phiện và các chat heroin, bộ phận cơ thể người
là những giao dịch vi phạm điều cấm của Luật
Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng gia đình, dòng họ, làng xóm, dân tộc và toàn xã hội Căn cứ vào những chuẩn mực đạo đức, việc đánh giá hành vi của mỗi cá nhân theo các quan niệm về tính thiện, ác về những việc không được làm (nếu làm bị coi là vô đạo
3
Trang 4đức) và về những việc phải làm (nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ pháp lý buộc phải làm) Khác với pháp luật, các chuẩn mực đạo đức không ghi thành văn bản pháp quy mang tính cưỡng chế, mệnh lệnh, song được mọi người thực hiện theo ý thức xã hội và lương tâm và dư luận xã hội Với những phân tích
về đạo đức xã hội như vậy, nếu viêc xác lập một giao dịch vi phạm những chuẩn mực đạo đức, thì giao dịch đó vô hiệu
Ví dụ: Hợp đồng đâm thuê, chém mướn vừa vi phạm pháp luật và đồng thời vi
phạm đạo đức xã hội
Trường hợp 2: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Hành vi giả tạo là hành vi cố ý, muốn đạt được mục đích nào đó nhưng mục đích đó bị che giấu có chủ đích, khiển người ngoài cuộc không thể nhận biết ngay được Hành vi xác lập giao dịch giả tạo nhằm để trốn tránh một nghĩa vụ nào đó với người khác hoặc cố ý nhằm chiếm đoạt những lợi ích mà người xác lập giao dịch giả tạo không có quyền hưởng hoặc có quyền hưởng nhưng quyền hưởng ít hơn mục đích người đó sẽ đạt được từ việc xác lập giao dịch giả tạo Giao dịch giả tạo được xác lập theo ý chí của các bên Do vậy, hành vi xác lập giao dịch giả tạo
là hành vi cố ý của các bên chủ thể tham gia giao dịch
‘‘ Điều 124 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1 Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2 Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”
Do đó, giao dịch được xác lập giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu Giao dịch giả tạo bị vô hiệu toàn bộ và vô hiệu
từ thời điểm xác lập Giao dịch bị che giấu là giao dịch có thật nếu thỏa mãn các
điều kiện của giao dịch theo quy đinh tại Điều 117 BLDS 2015 (Điều 117 Điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự) Bộ luật dân sự thì giao dịch bị che giấu có
hiêu lực Nếu giao dịch bị che giấu không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì cũng bị vô hiệu
Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch giả tạo với mục đích trốn tránh nghĩa
vụ với người thứ ba thường phát sinh trong trường hợp một người đang có nghĩa
vụ thi hành một bản án dân sự về tài sản có hiệu lực, nhưng người này muốn tránh
4
Trang 5việc thi hành án nên đã bán tài sản là đối tượng là tài sản duy nhất để thi hành án nhằm trốn tránh trách nhiệm về tài sản với người được thi hành án
Trường hợp 3: Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
‘‘ Điều 125 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1 Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân
sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người
đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự”.
Trường hợp 4: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Nhầm lẫn trong quan hệ giao dịch dân sự là hiện tượng chủ thể không kiểm soát được đầy đủ các yếu tố liên quan đến giao dịch
Sự nhầm lẫn liên quan đến nhiều yếu tố, những nhầm lẫn chủ yếu và phổ biến trong đời sống xã hội, chi phối đến quan hệ giao dịch dân sự:
- Nhầm lẫn về chủ thể xác lập giao dịch và thực hiện giao dịch;
- Nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch;
5
Trang 6- Nhầm lẫn về giá cả của giao dịch;
- Nhầm lẫn về thời hạn, địa đểm, phương thức thực hiện giao dịch
- Nhầm lẫn còn là sự nhầm lẫn bản chất của giao dịch
‘‘ Điều 126 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1 Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 trên, giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu Bởi vì, chủ thể tham gia giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình hoặc vì lợi ích của người thứ ba, nhưng mục đích tham gia giao dịch không đạt được, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu do bị nhầm lẫn
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn đều bi tuyên vô hiệu Theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp giao dịch dân sự được xác lập tuy có sự nhầm lẫn, nhưng mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được, thì giao dịch không bị tuyên vô hiệu
Trường hợp 5: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự không phải là hành vi phổ biến, nhưng trong đời sống xã hội và quan hệ xã hội vẫn có những giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép
‘‘ Điều 127 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
6
Trang 7Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối là giao dịch vô hiệu tương đối, khi có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên trong giao dịch hoặc hành vi của người thứ
ba nhằm làm cho một bên trong giao dịch hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch Lừa dối về chủ thể tham gia giao dịch là lừa về khả năng thực hiện giao dịch, điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về kinh nghiệm của chủ thể, hiểu sai lệch về tính chất của đối tượng Đối tượng của giao dịch không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, hình thức, giá trị, số lượng, phạm vi công việc nhưng một bên của giao dịch hoặc người thứ ba cố ý lừa dối để một bên của giao dịch hình dung sai về đối tượng cho nên xác lập giao dịch Nội dung của giao dịch có nhiều điều khoản về đối tượng, giá cả, thời hạn, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch hoặc quyền và lợi ích của ngườ thứ ba bị một bên chủ thể xác lập giao dịch có ý lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bên kia trái với ý chí của bên có tài sản bị chiếm đoạt
Trường hợp 6: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình
Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ giao dịch dân sự nói riêng là quan hệ tự nguyện, tự do định đoạt ý chí của chủ thể tham gia vào giao dịch Vì vậy, vào thời điểm xác lập giao dịch, chủ thể của những giao dịch dân sự mà pháp luật quy định cá nhân tham gia giao dịch này phải có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự (hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mà bán các bất động sản khác) thì giao dịch mới có hiệu lực Trường hợp cá nhân đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự, nhưng vào thời điểm xác lập giao dịch không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án xác định giao dịch đó là vô hiệu
‘‘ Điều 128 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình
7
Trang 8Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Trường hợp 7: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
‘‘ Điều 129 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
4 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
5 CÁC HẬU QUẢ KHÁC:
5.1 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
8
Trang 9Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần là quy định trong pháp luật dân sự liên quan đến vấn đề giao dịch được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995 Nếu như theo nguyên tắc và quy định chung thì giao dịch dân sự vô hiệu có thể bị hủy
bỏ hoàn toàn, các bên hoàn trả lại những gì đã nhận từ nhau Tuy nhiên có một số giao dịch mà có nhiều điều khoản, từng phần khác nhau và chỉ một phần trong đó
bị vô hiệu, các phần còn lại vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định thì phần tuân thủ điều kiện đó vẫn có giá trị áp dụng cho các bên tham gia, chỉ có phần vô hiệu thì sẽ hủy bỏ và xử lý theo pháp luật Quy định này mang tính linh hoạt nhằm bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp tối đa của các chủ thể trong giao dịch
‘‘ Điều 130 BLDS 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần : Giao dịch dân sự
vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
5.2 Bảo vệ người thứ 3 ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
‘‘ Điều 133 BLDS: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu
1 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ
sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3 Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”.
Điểm mấu chốt của quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 chính là
nội dung “…nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
9
Trang 10quyết định bị hủy, sửa” Đây là điểm chốt yếu, cần thiết để xuất hiện người thứ ba
ngay tình Bởi lẽ, bảo vệ người thứ ba là khi giao dịch dân sự có người thứ ba tham gia đáng lẽ phải vô hiệu vì người thứ hai tham gia giao dịch không có quyền định đoạt tài sản và người thứ ba đúng là “ngay tình” nên được pháp luật bảo vệ bằng cách công nhận hiệu lực giao dịch mà họ đã tham gia
Nói cho rõ hơn, nếu thiếu mệnh đề trên thì người thứ hai đương nhiên có quyền định đoạt tài sản và chủ thể được nhắc đến tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm
2015 là người tham gia (người thứ ba) với người có quyền định đoạt tài sản (chủ
sở hữu tài sản) Giao dịch giữa họ đương nhiên hợp pháp thì không cần phải đặt ra
việc bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba làm gì nữa
Ví dụ: A và B xác lập một hợp đồng cho mượn đất, trong quá trình thực hiện
hợp đồng, hai bên xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và khởi kiện ra Tòa
án Tòa án tuyên bố B có quyền sở hữu đất Trên cơ sở bản án của Tòa án, B bán mảnh đất cho C Sau đó, A kháng cáo bản án sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy tại phiên tòa sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nên đã hủy bản án sơ thẩm, và tuyên A có quyền sở hữu đối với mảnh đất
Trong ví dụ trên, C là người thứ ba đối với hợp đồng giữa A và B, và tư cách người thứ ba của C xuất hiện là do bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy Giả sử, bản án của Tòa án không bị hủy, thì giao dịch giữa B và C có hiệu lực như các giao dịch thông thường khác, khi đó C không còn là người thứ ba đối với hợp đồng giữa
A và B mà ở đây và cũng không cần phải xem xét đến việc có hay không nên bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình Do đó, có thể nhận định “bản án, quyết
định bị hủy, sửa” là tiền đề xuất hiện người thứ ba ngay tình.
VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
T3/1992 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Khu dân cư Trong Mơ tại Q1,
TP HCM
T4/1993 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định giao đất cho Cty A
T8/1996 KTS trưởng Thành phố có Quyết định điều chỉnh quy hoạch Lô số 9
từ chung cư 50 tầng thành 50 nền đất
T10/1998 KTS trưởng Thành phố có Công văn về việc tạm hoãn điều chỉnh quy hoạch theo Quết định T8/1996
08/03/2000 Cty A ký hợp đồng chuyển nhượng nền cho ông B nền đất số 3 lô số
9 đường 12AB Khu dân cư Trong Mơ với diện tích nền là 81,82m² giá chuyển
10