Việc quy định loại đất mà trên đó có các công trình tôn giáo là đất tôn giáo nhằm quản lý hành chính đối với điện tích đất đai này, đồng thời đảm bảo các diện tích này được sử dụng đúng
Trang 1
DAI HOC QUOC GIA HA NOI KHOA LUAT
BO MON LUAT KINH DOANH
NHOM 9
GIAI QUYET TRANH CHAP DAT DAI LA DAT TON GIAO
LOP HOC PHAN: KY NANG GIAI QUYET TRANH CHAP DAT DAI
GIANG VIEN: PGS.TS.GVCC DOAN HONG NHUNG
HA NOL, 2022
Trang 3
MUC LUC
1 Khái niệm đất tôn gia0 0.0 ccccccccccccsceseeseeseseesvssvsvssreevevestesvevsevseseveveeseveveeseveveees 3
2 Quyên và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đắt s5 sen 5
3 Các loại tranh chấp đất ton Gid0 ccc cccccccccscesesevsseeseeseevesvesvevesvesvevsvseveveveeveeess 6
4 Thâm quyền giải quyết tranh chấp đất tôn giáo 2s n net em 7
5 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND tính 222cc SE srererrrerrre 9
6 Trình tự giải quyết tại Toà án 2-22 2s E222 rrrrrererre H
Trang 41 Khái niệm đất tôn giáo
® - Khái niệm đât tôn giáo
Tại Việt Nam, đất đai được quy định là “tài nguyên quốc gia vô củng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệo, lâm nghiệp, là thành phan quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng Trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và hiệu quả, triệt đề tiết kiệm đất, góp phần vào công cuộc cải tại xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công băng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Qua định nghĩa này, Nhà nước ta đã khăng định quan điểm của nhà nước về vấn đề đất đai, chính sách quản lý và sử dụng đất đai Luật đất đai năm 2013 quy định tại Điều 159 về đất cơ sở tôn giáo bao gồm:
- Dat co sở tôn giáo: đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tô chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động
Loại đất này mang tính chất chuyên biệt, chỉ phục vụ cho nhu cầu về tôn giáo của các tô chức tôn giáo như: làm trụ sở đề thực hiện việc truyền đạo, thực hiện các nghi lễ tôn giáo; là nơi tiến hành đào tạo, học tập về giáo lễ, giáo luật; nơi hoạt động và sinh hoạt của giới chức sắc tôn giáo và các hoạt động khác có liên quan Những phần diện tích đất có ý nghĩa kinh tế - xã hội, mà còn mang ý nghĩa tính thần, nên đối với các cơ
sở tôn giáo, diện tích đất mà trên đó có xây dựng chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh
đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tô chức tôn giáo, các cơ
sở khác của tôn giáo, được các tô chức tôn giáo hết sức quý trọng và quan tâm bảo vệ
Đối với họ, điện tích đó không phải đất thông thường mà là “đất thánh” Có thế xuất
phát từ nguyên do cùng với chính sách ôn hoà của Nhà nước về vấn dé tín ngưỡng, tôn giáo nên loại đất này trong lịch sử hình thành và phát triển của nước ta ít bị động chạm
và thay đổi so với các loại đất khác
- Đất có tín ngưỡng: đất có các công trình tôn giáo là đất có các công trình là
đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ Điều 160 Luật Đất đai năm 2013 đã
tách thành tên riêng là đất tín ngưỡng
4
Trang 5Theo quan điểm cia GS.TS Dé Quang Hung về truyền thống và tôn giáo ở Việt nam thì: trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, với nền kinh tế nông nghiệp làm trọng và truyền thống chống giặc ngoại xâm, đã sớm hình thành tại nước ta các hoạt động tín ngưỡng Những loại hình tín ngưỡng nảy dù là nội sinh hay ngoại nhập, nhưng trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử đất nước, đã mang màu sắc của dân tộc Việt Tín điều tôn giáo đã có phân thê hiện ý nguyện của người dân đất Việt Đối với người dân Việt Nam, tín ngường đã trở thành một nhu cầu trong đời sống tính thần Chính vì vậy, giống như một số nước Đông Nam Á có sự tương đồng về văn hoá với Việt Nam, số lượng đình, dén, miéu, am, tir đường, nhà thờ họ được xây dựng khá nhiều, khắp các địa phương, đặc biệt là ở vùng đồng bằng, dọc theo các con sông lớn Việc quy định loại đất mà trên đó có các công trình tôn giáo là đất tôn giáo nhằm quản lý hành chính đối với điện tích đất đai này, đồng thời đảm bảo các diện tích này được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước, của địa phương
Đất tôn giáo được quy định thành loại đất riêng, ngoài tính chất chuyên biệt của loại đất này còn xuất phát từ nguồn gốc tỉnh thần dân tộc kết tụ trên mảnh đất đó Mọi mảnh đất trên đất nước Việt Nam đều thê hiện tính thần bất khuất của người dân đất Việt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thám đẫm bao xương máu của các bậc cha ông đi trước đã ngã xuống đề bảo vệ, giành lại từng tác đất cho dân tộc Việt Nam Những đình đền, miễu được xây dựng nhăm mục đích tôn vinh sự hy sinh bất khuất đó của các bậc cha ông, thế hiện lòng biết ơn, kính trọng của người dân, con cháu tới công ơn của những người đã vì dân tộc mà hy sinh, và tưởng nhớ công dưỡng dục của tô tiên Chính vì vậy, đất tôn giáo không chỉ là nơi tiến hành các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi ghi nhớ công ơn của các bậc cha ông, là nơi gợi nhớ về cội nguồn dân tộc Ngoài ra, về mặt mỹ thuật, các công trình tôn giáo còn thê hiện văn hóa kiến trúc của người Việt Nam Vì vậy, việc quy định loại đất này rất quan trọng, không những có ý nghĩa trong hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước, mà còn mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử của dân tộc Đất tôn giáo được quy định là loại đất sử dụng ôn định lâu dài, tránh cho việc đất tôn giáo bị biến động khi Nhà nước tiến hành chính sách đất đai mới Điều này thế hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước đi đôi với ảo lưu văn hóa truyén thông của dân tộc
Trang 6Khai niém tranh chap dat đai tại các cơ sở tôn giáo
Tranh chấp đất đai tại các cơ sở tôn giáo là một dạng của tranh chấp đất đai nói chung
Đó là sự thê hiện mâu thuần, bât đông chính kiên về việc xác lập, thay đôi, châm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai, trong đó một bên chủ thể
là cơ sở tôn giáo
2 Quyên và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đât
Căn cứ Điều I§I Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo có những
quyền và nghĩa vụ sau:
Về quyền:
Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp về
đất đai của mình
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Và nghĩa vụ:
Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng
độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan
Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyến đổi, chuyên
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyên sử đụng đất theo quy định của pháp luật
Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
Trang 7- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tốn hại đến lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan
- _ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất
- _ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thâm quyền gia hạn sử đụng Lưu ý: Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyền đôi, chuyên nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất: không được thê chấp, góp vốn bằng quyên sử dụng đất
3 Các loại tranh chấp đất tôn giáo
Có nhiều cách đề phân loại tranh chấp đất đai tại các cơ sở tôn giáo, có thể căn cứ vào chủ thê quyền sử dụng hợp pháp đối với đất đai, hoặc căn cứ vào mốc thời gian, hoàn cảnh cụ thể; dựa theo tính chất vụ việc để phân loại Căn cứ vào thực tế sử dụng đất có thé phân loại như sau:
- _ Tranh chấp đất đai đối với loại đất có nguồn gốc tôn giáo
Đất có nguồn gốc tôn giáo là loại đất mà ở đó các công trình tôn giáo đã từng được xây đựng hoạt động tôn giáo trên diện tích đất đó, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà hiện nay họ không còn quản lý, sử dụng nữa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất tôn giáo là từ việc thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Đề thực hiện những mục đích nhất định như chia cấp lại đất đai, Nhà nước tiền hành thu hồi đất trong đó có đất tôn giáo
Loại đất có nguồn gốc tôn giáo trở thành đối tượng của tranh chấp đất đai khi cơ sở tôn giáo sau một thời gian dài, diện tích đất thuộc cơ sở tôn giáo đã được giao cho cá nhân, tô chức khác quản lý và sử dụng ôn định, nay quay về đòi lại diện tích đất trên nhưng không được giao lại đẫn đến tranh chấp Dạng tranh chấp này khá phức tạp, khó giải quyết và ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội
- _ Tranh chấp đất đai do vi phạm pháp luật về đất đai
Tranh chấp do vi phạm pháp luật về đất đai cụ thể là sự xâm hại về quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ đất đai Do thói quen của người Việt Nam từ trước đến nay không xác định địa giới rõ ràng, ranh giới giữa các mảnh đất được các chủ sở hữu ngầm định với nhau, được đánh đấu băng những vật ít biến đôi Cùng với đó, công tác quản lý đất đai trước đây chưa được chặt chẽ và không đây đủ, việc quản lý địa bạ còn lơi lỏng, chủ yêu thông qua báo cáo của câp dưới, không giám sát thực tê nên sô
Trang 8liệu và hồ sơ địa bạ không phù hợp với thực tế Chính vì những lý do trên đã dẫn đến nhiều cuộc tranh chấp đất đai hiện nay do ranh giới không được xác định rõ ràng Dạng tranh chấp này chủ yếu là tranh chấp do bị lẫn chiếm đất, các bên đang sử dụng đất nhưng một trong các bên đã tự ý thay đôi ranh giới theo hướng bắt lợi cho bên kia Trong quá trình sử dụng đất đai, các cơ sở tôn giáo đã cho giáo dân của mình vào ở nhờ trong phần điện tích của nhà chùa, nhà thờ Tuy nhiên sau một thời gian sinh sống
ôn định, các gia đình này đã xây đựng kiên cố thậm chí có trường hợp còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã nảy sinh mâu thuẫn giữa gia đình giáo dân với
cơ sở tôn giáo „ hoặc cơ sở tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất nên đòi lại phần diện tích đất đã cho mượn trước đây nhưng không được trả lại dẫn đến tranh chấp Cũng có trường hợp cơ sở tôn giáo đo không quản lý đất chặt chẽ đã bị các hộ đân sống xung quanh lấn chiếm đất
Dạng tranh chấp này có nhiều hình thức nhưng điểm chung của tranh chấp này là chủ thể quyền đang sử dụng diện tích đất thuộc quyền quản quản lý, sử dụng của mình nhưng bị chủ thê khác xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ đối với diện tích đất đai đó
4 Thâm quyên giải quyết tranh chấp đất tôn giáo
Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở; Khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải Như vậy, UBND cấp xã
không tự hòa giải mà các bên phải có đơn yêu cầu
Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kế từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Khi hòa giải không thành công, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo
đúng quy định tại Khoản L Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
- _ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận (sô đỏ) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì đo Tòa án nhân dân giải quyết;
- - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có số đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chon | trong 2 hình thức giải quyết sau: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
Trang 9tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thê tranh chấp); Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dan sy)
Cụ thể:
-_ Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có sô đỏ:
Khi một trong các bên có số đỏ hoặc có một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
Thâm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp
Đề khởi kiện, cơ sở tôn giáo có đất bị lấn chiếm cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện theo mẫu; Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100; Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp; Giấy
tờ của người khởi kiện: Số hộ khâu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; Các giấy tờ chứng minh khác (theo quy định của Bộ luật Tổ tụng dân sự, ai khởi kiện vẫn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó)
Sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện, Toà án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết theo đúng thủ tục tô tụng
- _ Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có số do:
Khi các bên tranh chấp không có sô đỏ, thì tranh chấp được giải quyết tại UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra toà án
Theo quy định, trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thâm quyên giải quyết thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Đề giải quyết tranh chấp, cơ sở tôn giáo có đất bị lắn chiếm sẽ chuân bị hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiếm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan đề tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; Trích lục bản đô, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến điện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong
Trang 10quá trình giải quyết tranh chấp; Báo cáo đề xuất và đự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành
Sau khi giải quyết tranh chấp, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp Nếu không đồng ý kết quả giải quyết thì cơ sở tôn giáo có thê khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tô tụng hành chính
5 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND tỉnh
Bước 1: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất
Bước 2: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thâm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tô chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan đề tư vẫn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
- _ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:
- _ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan đề tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- - Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Bao cao dé xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tô chức, cá nhân có quyên và nghĩa vụ liên quan
e Bất cập
10