1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích và nêu ý nghĩa nguyên tắc hiến định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phố hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và Nêu Ý Nghĩa Nguyên Tắc Hiến Định: “Quyền Lực Nhà Nước Là Thống Nhất, Có Sự Phân Công, Phối Hợp Và Kiểm Soát Giữa Các Cơ Quan Trong Việc Thực Hiện Các Quyền Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp”
Tác giả Huỳnh Minh Hằng
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 359,26 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT ---oOo---TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ NÊU Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH: “QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT, CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐ HỢ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-oOo -TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ NÊU Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH: “QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT, CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐ HỢP VÀ KIỂM SOÁT GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP”

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Minh Hằng

Ngày sinh: 25/7/2003

Lớp: K66LTMQT

Mã sinh viên: 21064018

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thùy Dương

Trang 2

Hà Nội – 2021

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

B NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH: “QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT, CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐ HỢP VÀ KIỂM SOÁT GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP” 3

1 Phân tích nguyên tắc hiến định 4

1.1 Tính thống nhất của quyền lực nhà nước 4

1.2 Sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp 6

2 Ý nghĩa nguyên tắc hiến định 7

C KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

1

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ngày càng tiến bộ Trải qua 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) có sửa đổi bổ sung vào năm

2001, 2013), việc tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước ta ngày càng được đổi mới để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và của thời đại Trong tiến trình xây dựng ấy, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã bổ sung một thêm một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước ta

Đó là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) Đây vừa là quan điểm chính trị vừa là nguyên tắc mang tính định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa – thời kì đổi mới mạnh mẽ

về kinh tế và chính trị Đồng thời, đây cũng là điểm sáng trong tư tưởng, là bước chuyển mình quan trọng, góp phần củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững chắc

2

Trang 4

B NGUYÊN TẮC HIẾN ĐỊNH: “QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT, CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐ HỢP VÀ KIỂM SOÁT GIỮA CÁC

CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP”

Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập quyền Do đó, tất cả

quyền lực nhà nước dù thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước

của mình cho Quốc hội Hiến pháp năm 1980 nêu rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam” Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định: “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83) Hiến pháp

năm 1992 đã quy định Quốc hội chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn thay vì 15 quyền hạn như trong Hiến pháp 1980 và không còn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980 Thế nhưng Điều 6 Hiến pháp năm 1992 lại quy định:

“Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên vọng của Nhân dân…” Như vậy, Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 có tính toàn quyền bởi Nhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của Nhân dân vào Quốc hội trong các bản Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 chỉ phù hợp khi đất nước vẫn tồn tại nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp bởi

ưu điểm bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tập trung tương đối vào Nhà nước để quyết định và thực thi một cách nhanh chóng, thống nhất Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, làm kìm hãm

sự phát triển của đất nước Đó là thiếu sự phân định quyền lực nhà nước được Nhân dân giao phó nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời hạ thấp vai trò dân chủ trực tiếp của Nhân dân cũng như thiếu đi sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền Nhân dân và xã hội cũng không có sơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước Mặt khác, nó còn tiềm ẩn nguy cơ lạm quyền, lộng quyền nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm từ phía các cá nhân, tổ chức thuộc

cơ quan nhà nước

3

Trang 5

Từ việc nhận thức rõ những hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong thời kì đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị, trên cơ sở kế thừa Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) nên vào năm

2013, Nhà nước đã ban hành bản Hiến pháp mới chứa đựng những quy định mới mang tính tiến bộ thời đại Hiến pháp 2013 ra đời đã đưa ra một nguyên tắc mới

trong việc tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Có thể coi đây là một

thành quả thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, có chọn lọc trong việc vận dụng học thuyết phân quyền của Đảng và Nhà nước ta sao cho phù hợp với điều kiện nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền

1 Phân tích nguyên tắc hiến định

1.1 Tính thống nhất của quyền lực nhà nước

Hiến pháp năm 2013 đã quan niệm quyền lực nhà nước thống nhất là ở

nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” Như vậy, Nhân

dân chính là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ

và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây Theo điều 70, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ

về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn

và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Đồng thời điều 6

quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước” (Điều 29) mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 120) Như vậy, sự thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội Quyền lực nhà nước thống nhất cũng không phải bắt nguồn và tập trung vào một nhánh quyền nào hay một cơ quan nào, mà cả ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước là nhân dân Quan niệm đó có ý nghĩa lý

4

Trang 6

luận và thực tiễn thiết thực bởi nó chỉ ra rằng quyền lực nhà nước dù là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân ủy quyền, giao quyền Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước

Cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung

là xây dựng một Nhà nước “Đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ

về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ( Điều 3 Hiến pháp năm 2013) Theo học thuyết phân

quyền của tư sản phương Tây, quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp Chúng hoạt động độc lập, kiềm chế, đối trọng

và kiểm soát lẫn nhau Tuy nhiên, ba nhánh quyền lực dù hoạt động độc lập nhưng thực chất chúng vẫn nằm trong một chỉnh thể là quyền lực nhà nước nên

có thể nói ba quyền này vẫn thể hiện sự thống nhất đúng đắn và cần thiết Bản thân Đảng và Nhà nước ta cũng đã tiếp thu những yếu tố có giá trị của học thuyết ấy Theo đó quyền lực Nhà nước cũng được phân thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng ba quyền này hoạt động một cách nhất quán, đảm bảo sự “thống nhất” Hơn nữa, ba quyền này có sức ảnh hưởng nhất định lên nhau Theo đó Chính phủ (hành pháp) và Toà án Nhân dân (tư pháp) phải tôn trọng quyền lập hiến, lập pháp của Quốc hội, hoạt động dựa trên cơ sở pháp lí hiến pháp, pháp luật và phải chịu sự giám sát của Quốc hội Quốc hội lấy ý kiến của cơ quan hành pháp và tư pháp làm cơ sở thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Như vậy, quan niệm quyền lực nhà nước thống nhất của Hiến pháp năm

2013 được coi là cách tổ chức quyền lực Nhà nước có tính chất đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước Nhân dân Đó cũng là cơ sở để hạn chế các yếu tố cực đoan, vô trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền Đồng thời đó cũng

là điều kiện để hình thành các cơ chế kiểm soát và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực Nhà nước cũng như từ bên ngoài là Nhân dân

1.2 Sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực ấy được Nhân

5

Trang 7

dân ủy quyền, giao phó cho Nhà nước thay mình thực hiện Hơn nữa, Nhân dân giao quyền lực cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng chính là giao cho những

cá nhân cụ thể thực thi Mà bản thân con người theo lẽ tự nhiên thì “luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất” [1] Khi lý trí bị chi phối bởi các dục vọng cá nhân thì khả năng dẫn đến sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn Với bản chất đó của con người, không thể nào khẳng định chắc chắn rằng những người được ủy quyền sẽ luôn làm đúng và đủ những điều mà Nhân dân đã ủy quyền, phó thác Chính vì vậy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thực tiễn khách quan

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, Hiến pháp năm 2013 đã có một bước chuyển biến mới trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà

nước Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…” (Điều 69), “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp” (Điều 94), “Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102) Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là một thay đổi quan trọng bởi nó tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi nhánh quyền Sự phân công này cũng là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt Nhân dân thực hiện nhiệm vụ được giao phó Sự phân công các quyền như vậy là điều kiện căn bản để Nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, có thể kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao Đồng thời cũng là để cho các cơ quan được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong nhà nước ta thì quyền lực nhà nước là thống nhất Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không bao hàm việc phân lập mục tiêu chính trị của quyền lực nhà nước Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau mà “ràng buộc lẫn nhau” Cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau để hoạt động một cách

nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao phó

Việc phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước cũng nhằm mục đích kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế quyền lực nhà nước không bị tập

1 JonMills Luận về tự do, Nxb, Chính trị Quốc gia, H., 2005, tr 131.

6

Trang 8

trung quá mức vào một đối tượng khiến quyền lực nhà nước bị lợi dụng, thực thi vượt quá giới hạn Từ đó bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và tính dân chủ được phát huy hiệu quả chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền

Như vậy, việc phân định quyền lực nhà nước là một nhu cầu tất yếu của thực tiễn Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coi trọng trong tổ chức quyền lực nhà nước Bởi xã hội càng phát triển thì phân công lao động càng phải rõ rệt và chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ ra rằng việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc

2 Ý nghĩa nguyên tắc hiến định

Nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” của Việt Nam là một sự kết hợp độc đáo giữa hai nguyên

tắc phân quyền và tập quyền Quyền lực có sự “phân công”, “phân quyền”, các

cơ quan quyền lực được chuyên môn hóa chức năng nhưng lại không “phân lập” (các cơ quan quyền lực tách rời, kìm hãm, đối trọng lẫn nhau) như nhiều quốc gia trên thế giới mà có sự thống nhất và phân công, phối hợp giữa ba nhánh quyền lực Quyền lực nhà nước là “thống nhất” nhưng không tập trung quyền lực tuyệt đối vào một nhánh mà hạ thấp quyền lực của các nhánh còn lại và vẫn

có sự phân công cũng như kiểm soát hợp lý

Sự phân công và phối hợp quyền lực nhà nước cũng mang ý nghĩa phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để nhà nước hoạt động có hiệu quả và cũng để cho quyền lực nhà nước ngày càng thực

sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền và dân chủ của nhà nước ngày càng được đề cao Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu của thực tễ xã hội và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước

7

Trang 9

C KẾT LUẬN

Nhìn chung, nguyên tắc hiến định mới của Hiến pháp năm 2013 về việc tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã thể hiện một tư tưởng mới mẻ cùng với sự nhận thức nhạy bén những chuyển biến của thời đại Nguyên tắc ấy đã góp phần củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam trong tiến trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, giải quyết được những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra trong quá trình phát triển Bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện và trở nên chặt chẽ hơn, đủ tầm vóc điều hành

và đưa đất nước tiếp tục tiến bước trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời đại

Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh khác của nguyên tắc này, tính thống nhất cùng với sự phân công và kiểm soát trong quyền lực nhà nước hiện nay vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế Quyền lực nhà nước vẫn chưa hoàn toàn thuộc về người dân Đâu đó vẫn còn tồn tại hiện tượng lạm dụng quyền hạn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước nhằm phục vụ mục đích cá nhân Sự phối hợp, phân công quyền lục đôi lúc vẫn bị chồng chéo, nhập nhằng về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước…Chính vì vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải cố gắng bổ sung những chính sách, quy định, chủ trương mới,…để có thể thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, tạo điều kiện tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hoạt động đối nội, đối ngoại của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hiến pháp năm 2013

2 Hiến pháp năm 1980

3 Hiến pháp năm 1992

4 GS TS Trần Ngọc Đường “QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LÀ THỐNG NHẤT,

CÓ SỰ PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP, KIỂM SOÁT GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ

TƯ PHÁP” TRONG HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, Văn phòng Quốc hội

8

Trang 10

5 https://www.quanlynhanuoc.vn/2018/05/04/mot-so-van-de-to-chuc-thuc-hien-quyen-luc-nha-nuoc-trong-hien-phap-viet-nam/

7 https://hcma3.hcma.vn/co-cau-to-chuc/Pages/hoi-cuu-chien-binh.aspx? CateID=0&ItemID=49855

9

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w