Khái niệm:- Để hiểu về xét xử phúc thẩm trong vụ án hình sự trước hết chúng ta cần nắm được các giai đoạn của tố tụng hình sự: 1 Khởi tố 2 Điều tra 3 Truy tố 4 Xét xử xét xử sơ thẩm,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỀ TÀI: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÉT XỬ PHÚC
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
NHÓM 7
ST
1 Vũ Chí Thành (nhóm trưởng) 20061253
2 Nguyễn Đức Hiệp 20061088
3 Nguyễn Đăng Thi 20061268
9 Nguyễn Phú Trọng 20061341
11 Nguyễn Đinh Nhật Hoàng 20061100
NỘI DUNG
I Khái niệm, mục đích và tính chất của xét xử phúc thẩm
Trang 21 Khái niệm:
- Để hiểu về xét xử phúc thẩm trong vụ án hình sự trước hết chúng ta cần nắm
được các giai đoạn của tố tụng hình sự: (1) Khởi tố (2) Điều tra (3) Truy tố (4) Xét xử (xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm)
Xét xử phúc thẩm:
- Là một giai đoạn của tố tụng hình sự
- Căn cứ theo khoản 1 điều 27: Xét xử phúc thẩm diễn ra khi một bản án hoặc
một quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại
vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với
vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
2 Mục đích:
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa
án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Tòa án khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải ra bản án; hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ pháp luật Mặc dù vậy, không loại trừ trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm không đáp ứng được yêu cầu của pháp luật
Để thận trọng trong việc xét xử cũng như bảo đảm quyền phản đối bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của viện kiểm sát; thì bị cáo bị hại
và đương sự có quyền kháng cáo, kháng nghị với quyết định ấy (chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị)
Mục đích chính của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là:
Nhằm khắc phục những sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm; áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của các
cơ quan tổ chức cá nhân
Trang 3 Bản án phúc thẩm là một hình thức án mẫu để Tòa án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử Vì vậy, giai đoạn xét xử phúc thẩm còn có
ý nghĩa bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
3 Tính chất: Cơ sở pháp lý: Điều 330, BLTTHS 2015
Tính chất 1: Xét xử lại vụ án về nội dung
- Tòa án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét; đánh giá lại sự thật của vụ án
trên cơ sở tất cả đều chứng cứ và chứng cứ mới được bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Tính chất 2: Việc xét xử lại về nội dung của vụ án có thể tiến hành đối với toàn bộ hoặc một phần của của vụ án
- Tùy thuộc nội dung của kháng cáo, kháng nghị có thể tiến hành đối với toàn
bộ hoặc một phần vụ án Trong trường hợp cần thiết, việc xét xử phúc thẩm
có thể tiến hành đối với phần vụ án ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị
Tính chất 3: Kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án Quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
- Về tính hợp pháp của bản án: quyết định phải phù hợp với quy định của pháp
luật nội dung cũng như pháp luật hình thức
- Tính có căn cứ của bản án: quyết định thể hiện ở việc kết luận trong bản án;
quyết định phải phù hợp với những sự kiện thực tế của vụ án trên cơ sở chứng cứ được thu thập; kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật
II Những quy định về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
1 Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
a. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm :
- Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án
sơ thẩm
- Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, tòa án cấp trên trực tiếp xét
xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị
Trang 4Theo quy định tại Điều 344 bộ Luật TTHS 2015: “Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm”
“1 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2 Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3 Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4 Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.”
b Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm:
- Theo quy định tại Điều 356 BLTTHS năm 2015 Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật
Sửa bản án sơ thẩm : Theo quy định Điều 357 BLTTHS 2015, HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo
- Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo (Căn cứ theo khoản 1 Điều 357)
Các trường hợp HĐXX có thể miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung, không áp dụng biện pháp tư pháp;
áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn; giảm hình phạt cho bị cáo; giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt hoặc án treo
Căn cứ: Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới
Trang 5 Điều kiện: Không phụ thuộc vào phạm vi và hướng kháng cáo Các trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm có lợi cho bị cáo nêu trên mặc
dù kháng cáo kháng nghị theo hướng tăng nặng hoặc nếu có căn cứ thì HĐXX cũng có thể sửa bản án sơ thẩm cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo kháng nghị
- Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo khoản 2 Điều 357 ( )
Các trường hợp: HĐXX phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; Tăng mức bồi thường thiệt hại; Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; Không cho bị cáo hưởng án treo
Điều kiện: Điều kiện sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo được quy định chặt chẽ không chỉ về hướng kháng cáo, kháng nghị mà cả về chủ thể kháng cáo, kháng nghị
Chỉ khi VKS kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu và có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm mới có thể tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; Tăng mức bồi thường thiệt hại; Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; Không cho bị cáo hưởng án treo
Chú ý khi sửa bản án không được vượt quá nội dung yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị Nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ yêu cầu tăng mức hình phạt thì chỉ được tăng hình phạt trong giới hạn của khung hình phạt tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên, không áp dụng điều, khoản BLHS về tội nặng hơn
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại :
- Được quy định tại Điều 358 BLTTHS 2015
Có căn cứ rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi
tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm Trường hợp tội phạm bị bỏ lọt độc lập, có thể tách riêng với tội phạm đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm thì HĐXX phúc thẩm không cần hủy
Trang 6bản án sơ thẩm để điều điều tra lại mà có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS (k4 Đ153) Trường hợp có căn cứ khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm
→ HĐXX phúc thẩm chỉ được hủy bản án sơ thẩm để điều điều tra lại nếu trong trường hợp không thể sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm
Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được là điều kiện phải thỏa mãn để HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố
- Hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm ( khoản 2 Điều 358)
HĐXX sơ thẩm không đúng thành phần mà BLTTHS quy định Là trường hợp HĐXX sơ thẩm không đúng về số lượng và cơ cấu thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 254, khoản 1 Điều 423, khoản 1 Điều 53 của BLTTHS
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sở thẩm
Người được tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội nhưng HĐXX phúc thẩm có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội thì phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo đối với việc bị tuyên là có tội
Miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm miễn TNHS, miễn hình phạt không có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm
để xét xử lại, bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo đối với việc bị áp dụng TNHS, hình phạt
Trong trường hợp tòa án cấp sơ thẩm áp dụng biện pháp tư pháp không có căn cứ nếu HĐXX xét thấy không cần thiết thì sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 357
Trang 7 Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này HĐXX phúc thẩm chỉ được hủy bản án để xét xử lại những sai lầm nghiêm trọng tòa án sơ thẩm trong việc áp dụng pháp luật và không thể khắc phục bằng việc sửa bản án sơ thẩm
- Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại HĐXX phúc thẩm phải
ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm Để đảm bảo sự độc lập xét xử của
TA cấp sơ thẩm HĐXX phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ
mà TA cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của BLHS cần áp dụng và hình phạt với bị cáo Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm
VKS hoặc TA cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung Việc điều tra, truy tố, xét xử tiến hành theo thủ tục chung
Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án : Việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ
án được quy định tại Điều 359 BLTTHS 2015
- Hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án: Khi có căn
cứ không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm (khoản 1, 2 Điều 157 BLTTHS 2015) Trong trường hợp TA cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng HĐXX phúc thẩm có căn cứ không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm thì ngoài việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án mà còn phải tuyên bị cáo không có tội, khôi phục danh dự và quyền lợi cho bị cáo
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án Các căn cứ: người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu TNHS, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, tội phạm đã được đại xá, người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội đã chết
Trang 8- HĐXX phúc thẩm có thể hủy, đình chỉ toàn bộ hoặc hủy 1 phần bản án sơ
thẩm và đình chỉ vụ án về phần bị hủy
Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm
- Diễn ra trong trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo rút toàn
bộ đơn kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị (khoản 1 Điều 348)
- Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, VKS rút một phần
kháng nghị tại phiên tòa mà không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
HĐXX phúc thẩm nhận định và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó (khoản 3 Điều 342)
c Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm: Căn cứ theo
quy định tại Điều 361 BLTTHS
- Các trường hợp
Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;
Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm HĐXX phúc thẩm quyết định sửa quyết định của TA cấp sơ thẩm khi xét thấy quyết định này không có căn
cứ, không đúng pháp luật Không nhất thiết phải hủy mà có thể chuyển về
TA cấp sơ thẩm để giải quyết
Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án Khi xét thấy quyết định này không căn cứ, không đúng pháp luật nhưng không sửa quyết định đó tại phiên họp phúc thẩm
- Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định
2 Phạm vi xét xử phúc thẩm
- Về nguyên tắc, tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án,
quyết định bị kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, toà án cấp phúc thẩm cũng
có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng
Trang 9cáo, kháng nghị Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật nên toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét nếu thấy cần thiết (Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
- Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định
không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm nếu xét thấy cần thiết Trường hợp cần thiết là trường hợp ở phần không bị kháng cáo, kháng nghị
có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Bên cạnh đó chỉ
có khoản 2 Điều 357 quy định tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS 2015 về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo đối với cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị Đây là để bảo đảm sự công bằng và nhân đạo
- Trong trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị về bồi thường thiệt hại thì
Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét phần bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại
3 Thành Phần Hội Đồng Xét Xử
- Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét
xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể
có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Hội đồng xét xử là “Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét
xử tại phiên tòa các vụ án và ra các bản án hoặc quyết định đối với các vụ án”.
- Những vấn đề thành phần, chức năng, thẩm quyền của Hội đồng xét xử đều
được quy định cụ thể trong pháp luật TTHS Hội đồng xét xử không phải là Hội đồng có các thành viên cố định, chỉ những thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phân công mới tập hợp lại thành Hội đồng xét xử trong mỗi vụ án,
Trang 10các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc
- Thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm: được quy định tại Điều 254 bộ Luật
Tố Tụng Hình Sự 2015 như sau: “Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.” Về
nguyên tắc chung Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm
- Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đánh giá tính chất đúng đắn của
bản án sơ thẩm và trong phạm vi quyền hạn của mình, khắc phục những thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải gồm ba thẩm phán và Tòa án cấp phúc thẩm không được thay thế thẩm phán bằng hội thẩm nhân dân
- Trong những trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm
phán và hai hội thẩm nhân dân Đó là khi Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm như vậy là cần thiết do vụ án có tính chất phức tạp như: có đông bị cáo, vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo,
4 Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: tại Điều 346 của Bộ luật TTHS 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
“Điều 346 Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2 Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự