1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích các sắc thuế có liên quan đến tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các sắc thuế có liên quan đến Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Tác giả Vũ Hà Vy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Chuyên ngành Thuế
Thể loại Bài Tập Lớn Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

- Cách tính thuế xuất nhập khẩu: + Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu x Trị giá tính thuế trên mỗi đ

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

HỌC PHẦN: THUẾ Học kỳ II, Năm học 2021-2022

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC SẮC THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thùy Trang

Họ và tên : Vũ Hà Vy

Mã sinh viên : 20050738

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I Tổng quan về Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 3

1 Giới thiệu chung về công ty 3

2 Lĩnh vực kinh doanh 4

II Các sắc thuế liên quan đến Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và các xác định các loại thuế: 4

1 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 4

2 Thuế Xuất nhập khẩu: 5

3 Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 5

4 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN): 6

5 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 7

III Những lưu ý cần thiết khi tính từng loại thuế 8

1 Thuế giá trị gia tăng 8

2 Thuế TTĐB 9

3 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 10

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 11

5 Thuế TNCN 13

IV Tính thuế TNDN của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội………15

Trang 3

3

I Tổng quan về Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên đầy đủ: Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

- Tên tiếng Anh: Hanoi Beer Alcohol And Beverage Joint Stock Corporation

- Tên viết tắt: HABECO

- Mã chứng khoán BHN (niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM - HOSE)

- Vốn điều lệ 2.318.000.000.000 đồng (Hai nghìn ba trăm mười tám tỷ đồng)

- Giấy chứng nhận ĐKDN: Số 0103025268 do Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 06 năm 2008 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 6 theo số 0101376672 ngày 07 tháng 09 năm 2020

- Địa chỉ: Số 183 - Phố Hoàng Hoa Thám - P Ngọc Hà - Q Ba Đình - Tp Hà Nội, Việt Nam

- Nhóm ngành: Bia rượu

- Loại hình công ty: Công ty cổ phần

- Điện thoại: (84.24) 3845 3843 - 3992 2948 Fax: (84.24) 3722 3784

- Email: habeco@habeco.com.vn

- Lịch sử hình thành:

+ Tiền thân của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy Bia Hommel được người Pháp xây dựng năm 1890

+ Đầu năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, Nhà máy Bia Hommel được khôi phục

+ Năm 1993, Nhà máy Bia Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty Bia Hà Nội Đây

là bước chuyển quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh

+ Năm 2003, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên

cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Hà Nội

+ Năm 2008, Tổng công ty được cổ phần hóa và chính thức được hoạt động loại hình công ty cổ phần từ ngày 16/06/2008 với vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng

+ Năm 2010, Tổng công ty trở thành một trong hai doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam Hiện nay tổng công suất toàn hệ thống đạt trên 800 triệu lít bia và luôn năm trong top 3 doanh nghiệp sản xuất bia có thị phần lớn nhất cả nước

Trang 4

+ Hiện nay, Tổng công ty đóng vai trò công ty mẹ với 17 công ty con và 9 công ty liên kết và đầu tư khác

2 Lĩnh vực kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh chính:

+ Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia;

+ Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh;

+ Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

- Địa bàn kinh doanh:

+ Thị trường kinh doanh của HABECO được trải khắp cả nước trong đó thị trường chủ yếu từ Quảng Trị trở ra Miền Bắc Với hệ thống nhà phân phối thông qua 04 công

ty thương mại, HABECO hiện đang giữ vị trí thứ 03 về thị phần tại Việt Nam và số 1 tại thị trường bia Miền Bắc Là một doanh nghiệp bia nội hàng đầu tại Việt Nam, HABECO đặt mục tiêu sẽ phát triển thương hiệu mang tính quốc gia, sản phẩm được biết đến rộng rãi trên toàn quốc Bên cạnh việc tập trung giữ thị phần tại các thị trường truyền thống Phía Bắc, HABECO đang từng bước xây dựng nền tảng để phát triển tại thị trường Miền Nam với hệ thống nhà phân phối tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…

+ Hiện HABECO đã xuất khẩu, phân phối chủ yếu tại thị trường Châu Âu (Pháp, Anh, Áo, Czech), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc… thông qua hệ thống siêu thị

và các nhà hàng Việt Nam Sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của HABECO là Bia chai Hà Nội Premium 330ml và Bia lon Hà Nội Với lợi thế là sản phẩm mang tên gọi Hà Nội

- thủ đô của Việt Nam, các sản phẩm của HABECO dễ đi vào các nhà hàng Việt Nam tại nước ngoài Vì vậy, trong thời gian tới, HABECO có chiến lược tập trung phát triển xuất khẩu tại các thị trường truyền thống cũng như tại các quốc gia có nhiều người Việt Nam để từng bước lan tỏa thương hiệu bia Việt Nam ra thế giới

- Sản phẩm: Bia hơi Hà Nội, Bia Hà Nội, Bia Hanoi Bold, Bia Hanoi Light, Bia

Hà Nội 1890, Bia Hà Nội nhãn xanh, Bia Trúc Bạch, Bia Hanoi Premium, Nước uống đóng chai Uniaqua

II Các sắc thuế liên quan đến Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát

Hà Nội và các xác định các loại thuế:

1 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Trang 5

5

- Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch

vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh

- Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Thuế GTGT còn được khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang)

- Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất

2 Thuế Xuất nhập khẩu:

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế

- Cách tính thuế xuất nhập khẩu:

+ Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Thuế xuất

nhập khẩu

phải nộp

=

Số lượng hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu

x

Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị

x

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu Trong đó: Về trị giá tính thuế:

+ Đối với hàng hóa Xuất khẩu: là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng (theo FOB, DAF), không bao gồm Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)

+ Đối với hàng hóa Nhập khẩu: là giá thực tế phải trẻ đến cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF)

- Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:

Thuế xuất nhập

Số lượng hàng hoá thực

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

3 Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ

- Cách tính thuế TTĐB:

Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán ra trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc

Trang 6

số thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được

bán ra trong kỳ

Thuế TTĐB đầu ra = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ = số thuế TTĐB tương ứng của nguyên liệu đã

sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra

4 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN):

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật

Cách tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

- Nếu doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ khoa học và công nghệ thì cách tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x 20%

- Các xác định Thu nhập tính thuế sẽ được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các

khoản lỗ được kết chuyển) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu tính thuế – Chi phí được trừ) + Các khoản thu

nhập khác Trong đó:

Doanh thu tính thuế: là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch

vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật + Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Trang 7

7

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật + Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

5 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp của bạn đã chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi thực hiện chi trả Nói theo cách dễ hiểu hơn, người lao động đang nhận lương, hoa hồng,… từ công ty của bạn, bạn phải khấu trừ thuế TNCN (nếu thu nhập của người lao động thuộc trường hợp phải tính thuế TNCN) trước khi chi trả phần tiền lương, hoa hồng này cho người lao động Và doanh nghiệp bạn bắt buộc phải kê khai

và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ vào lương của người lao động) vào ngân sách nhà nước

- Đối với trường hợp là cá nhân cư trú:

+ Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn

thuế TNCN Trong đó:

 Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật

 Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế; Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học, nhân đạo

+ Đối với trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng, sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập

Trang 8

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

- Trong khi đó, với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương NLĐ nhận được trong kỳ tính thuế Cùng với đó, nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10%

III Những lưu ý cần thiết khi tính từng loại thuế

1 Thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, hàng hóa, dịch vụ sẽ chịu một trong ba mức thuế suất: 0%, 5%, 10% Việc

áp dụng mức thuế suất 0%, 5% là chính sách khuyến khích của nhà nước, cụ thể:

a Thuế suất 0%:

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất 0% áp dụng với: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

b Thuế suất 10%:

Các hàng hóa, dịch vụ còn lại nếu không thuộc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%, 5% và không chịu thuế thì chịu thuế suất 10%

c Không chịu thuế:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền

- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp,

d Một số trường hợp đặc biệt khi khấu trừ:

- TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượ trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT): số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ

Trang 9

9

- Thuế GTGT đầu vào của HHDV hình thành TSCĐ là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho NLĐ trong khu vực sản xuất kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu CN: được khấu trừ toàn bộ

- Thuế GTGT đầu vào của HHDV để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: được khấu trừ toàn bộ

- Thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên: được khấu trừ toàn bộ

e Hóa đơn chứng từ: Các hoạt động phát sinh thuế GTGT đầu vào muốn áp dụng khấu trừ theo đúng quy định cần có các loại hóa đơn chứng từ đầy đủ theo pháp luật

2 Thuế TTĐB

a Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB

- Hàng hóa: Bài lá; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Rượu; Bia; Vàng mã, hàng mã; Tàu bay, du thuyền; Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Xăng các loại; Xe mô tô hai bánh, xe

mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng

- Dịch vụ: Kinh doanh xổ số; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf; Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; Mát-xa (massage),

ka-ra-ô-kê (karaoke); Vũ trường

b Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB:

- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo

Trang 10

- Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

3 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

a Miễn thuế

Các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền

ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế

- Quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức,

cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại

- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới

- Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định…

b Giảm thuế:

- Hàng hóa XK, NK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w