Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năngtiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọilúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành chương trìn
Trang 1ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, mỗi người trong chúng ta đều có đầy đủ điều kiện để tiếpcận với nhiều thông tin hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiếtkiệm về thời gian và tất cả đều được thực hiện thông qua một cú nhấp chuột.Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộccách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng côngnghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống, từ quản lí, sảnxuất, kinh doanh… Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiếnlược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dungchuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồmchính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính
số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi sốtrong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông) Trongbối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nóiriêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rấtkhẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lầnthứ 4 mang lại
Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đại học vốn dĩ không phải là chuyệnquá mới mẻ Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đãgiúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Theo Connolly và Stansfield
Trang 2(2006), ứng dụng công nghệ trong đào tạo đã trải qua ba giai đoạn chính Giai đoạnđầu tiên là từ 1994 đến 1999, được đánh dấu bằng việc sử dụng thụ động côngnghệ internet, các tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định dạng trựctuyến Giai đoạn thứ hai là từ 2000 đến 2003, được đánh dấu bằng sự phát triểncông nghệ truyền thông băng tầng cao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối,truyền tải thông tin, phương tiện truyền phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngàycàng phát triển Môi trường học tập ảo được hình thành với sự kết hợp giữa haihình thức trực tiếp và trực tuyến Giai đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánhdấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã hội, kết nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến,học tập trên thiết bị di động (mobile learning) Nhiều nghiên cứu đã được thực hiệnnhằm đánh giá vai trò của công nghệ trong học tập trực tuyến, Rosenberg (2000)
và O’Leary (2005) khẳng định học tập trực tuyến dựa trên nền tảng sử dụng cáccông nghệ internet để cung cấp một loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức vàhiệu suất đào tạo
Chuyển đổi số trong giáo dục mà điển hình là giáo dục đại học đang là xuhướng ngày càng phổ biến trong thời đại 4.0 Với sự phát triển của mạng internet
và các công nghệ kết nối và hiển thị, hoạt động học tập ngày càng dễ dàng và mở
ra nhiều cơ hội mới cho sinh viên các trường đại học Trong thời gian phòng chốngdịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, lợi thế của chuyển đổi số trong giáodục đã thể hiện ngày càng rõ nét khi giúp các trường đại học tiếp tục duy trì hoạtđộng đào tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảng viên trên toànquốc Thực tế triển khai cho thấy các sinh viên tham gia học các chương trình đàotạo từ xa trực tuyến hoàn toàn buộc phải cam kết về khả năng sử dụng công nghệthông tin, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật như thiết bị học tập và kết nốiinternet Một số trường xây dựng và bắt buộc sinh viên tham gia khoá học Kỹ nănghọc tập trực tuyến trước khi bắt đầu vào các môn học khác Sinh viên theo học cácchương trình này được chuẩn bị khá kỹ để có thể theo học trực tuyến trong một
Trang 3thời gian dài Khi các trường buộc phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến hoàntoàn để ứng phó dịch bệnh COVID-19, nhiều sinh viên gặp không ít khó khăntrong quá trình thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột Sự chuyển biến quánhanh này có thể dẫn đến những cảm nhận khác nhau của sinh viên trong quá trìnhtheo học tập và làm việc Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng mang lại những thayđổi tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên Ứng dụng công nghệ số vàohoạt động học tập giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thời gian và khônggian, đồng thời giảm chi phí đào tạo và xã hội (O’Leary, 2005) Chuyển đổi sốgiúp học sinh, sinh viên tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên trực tuyến nhờ công
cụ mạnh mẽ nhất để thu thập và sáng tạo kiến thức: máy tính (Lê Văn Hảo, 2020).Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắng (2019) đã chỉ ra rằng, chuyển đổi số trong giáodục giúp cho người học chủ động hơn: dễ dàng tự định hướng và tự điều chỉnh việchọc tập của bản thân Việc đăng kí và chứng thực học viên đơn giản và thuận tiện.Người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ họcphù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứngđược tiến độ chung của khóa học Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năngtiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọilúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cáchthuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà…
Các nghiên cứu về chuyển đổi số hiện nay chưa hệ thống hóa và làm rõđược việc chuyển đổi số có những ảnh hưởng và tác động như thế nào đến hoạtđộng học tập của học sinh, sinh viên Vì vậy, để giúp cho các bạn sinh viên và
những người làm công tác giáo dục có cái nhìn cụ thể, bao quát hơn về sự ảnh hưởng của việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang diễn ra vô cùng mạnh
mẽ trong những năm gần đây đến hoạt động học tập của sinh viên, nhóm nghiêncứu chúng em chọn trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN, cũng chính là ngôi
Trang 4trường chúng em đang theo học để nghiên cứu, phân tích và đồng thời đưa ra một
số giải pháp mang tính thực tiễn giúp nâng cao hiệu quả học tập của các bạn sinhviên trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN và sinh viên trên cả nước nói chung
Nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” để tiến hành phân tích và nghiên cứu.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng của chuyển đổi số tới hoạt động học tập củasinh viên và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động học tậpcủa sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số trong giáodục đại học
- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dụcđại học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGH, qua
đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động học tập củasinh viên
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyển đổi số trong giáo dục đại học ảnh hưởng như thế nào đối với hoạtđộng học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
- Những giải pháp nào nhằm tăng cường hoạt động học tập của sinh viêntrong bối cảnh chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 5Những yếu tố của chuyển đổi số ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinhviên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động học tập của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số tại trườngĐại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Phạm vi không gian: Tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Phạm vi thời gian : Từ 8/1/2021 – 5/2/2021
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Thu thập tài liệu từ nhữngcông trình nghiên cứu khoa học, bài báo và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến cácnhân tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số trong giáo dục đại học Tìm ra khoảng trốngnghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, từ đó kết hợp với những thông tin
về sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN để có thể làm rõ các lý thuyết và
đề tài nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Nhóm nghiên cứu thu thập kết quả từ bảnghỏi khảo sát sinh viên trên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinhviên sau trong thời kỳ chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sau
đó tiến hành phân tích, đánh giá và chỉ ra các tồn tại hạn chế, từ đó đề xuất các giảipháp nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động học tập của sinh viên tại Trường Đại họcKinh tế - ĐHQGHN
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Phương pháp nghiên cứu điển hình chophép nhóm nghiên cứu nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều khác nhau Bởi vậy,nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tìm hiểu rõ về các nhân tố ảnhhưởng tới hoạt động học tập của sinh viên trong thời kỳ chuyển đổi số tại trườngĐại học Kinh tế -ĐHQGHN bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện đối tượng đã
Trang 6chọn trong một thời gian đủ dài để có thể có một cái nhìn tổng quan, phục vụ choviệc nghiên cứu khoa học
7 Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứugồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dụcđại học
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đạihọc tới hoạt động học tập của sinh viên
Chương 3: Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tớihoạt động học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Chương 5: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động học tập của sinh viên tạitrường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ
và ngày càng rõ rệt trong những năm gần đây, thế nhưng trên thế giới , điều này đãdiễn ra từ những năm 90 của thế kỉ trước Trên thế giới, nghiên cứu về ứng dụngcông nghệ thông tin, chuyên đổi số trong dạy học và ứng dụng E-learning vàotrong giáo dục đã được nghiên cứu từ những năm 90, khởi đầu E-learning đượcnghiên cứu và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Mĩ, Châu Âu Sau đó, các nước ởkhu vực Châu Á cũng quan tâm nghiên cứu phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc,Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thôngtin, chuyển đổi số trong dạy học, ứng dụng E-learning trong giáo dục đã được Mĩ
và một số nước ở Châu Âu nghiên cứu, phát triển Nghiên cứu về vấn đề thúc đẩyứng dụng Internet, công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong trường học khẳng địnhhọc tập có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có những lợi ích nhất định như:Người học có thể tương tác với môi trường học tập ảo, học tập theo phong cáchhọc tập của mình và có thể tự tổ chức quá trình học tập một cách chủ động Theo White Paper on ICT in Education Korea (2015) tại Hàn Quốc từ nhữngnăm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển hệ thốngthông tin quản lí giáo dục (EMIS) theo 2 phân hệ cơ bản: Hệ thống thống kê giáodục (ESS); Hệ thống thông tin giáo dục quốc gia (NEIS) Năm 2014, Bộ giáo dụcHàn Quốc bắt đầu triển khai áp dụng mô hình quản lí chính phủ điện tử 3.0, thựchiện các nhiệm vụ chính: Công khai, minh bạch số lượng và chất lượng thông tin;Tìm kiếm, sàng lọc, đánh giá dữ liệu cung cấp cho công chúng; Thúc đẩy giao tiếp
và hợp tác giữa các thiết chế; Cấu trúc dữ liệu lớn dựa trên mô hình quản trị; quản
Trang 8lí các dịch vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu của công dânHàn Quốc trong khuôn khổ từng chính sách của Chính phủ Để thực hiện đượcnhững nhiệm vụ trên, Bộ giáo dục Hàn Quốc đã áp dụng đồng loạt các giải phápnhư: Gia tăng số lượng các đơn vị giáo dục được phép công khai thông tin (theoThông tư đặc biệt về việc Cung cấp thông tin của các cơ sở giáo dục), rà soát lạicác danh mục thông tin, phương pháp và cách thức cung cấp, mở rộng việc cungcấp thông tin, dữ liệu đa dạng thông qua EDDS (Electronic Document DeliveryService), RISS (Research Information Sharing Service), EDUFINE (EducationalAdministration and Finance System), xây dựng dữ liệu lớn (Big Data) qua hệthống NEIS và cung cấp dịch vụ tùy biến cho người sử dụng; Mở rộng kết nối liênthông giữa NEIS với các hệ thống thuộc các bộ ngành liên đới, kể cả hệ thốngthuế, cứu hỏa hay các chương trình phúc lợi xã hội khác Hệ thống ESS: Về cơbản, trên nền tảng hệ thống Client-Server (C/S), ESS thực hiện cung cấp các thôngtin mang tính hành chính, quản trị cho giáo dục chính quy (bao gồm giáo dục tiểuhọc, trung học, cao đẳng, đại học); Hỗ trợ thống kê, truy xuất và công bố dữ liệugiáo dục hàng năm Tuy nhiên, hệ thống mới chỉ thực hiện chức năng thu thập, lưutrữ dữ liệu chi tiết liên quan đến quản trị là chủ yếu Các dữ liệu được thu thập vàphân phối chủ yếu qua kênh khảo sát (dựa trên nền tảng web), hỗ trợ cho việchoạch định chính sách thông qua các phần mềm thống kê.Trong những năm đầuthế kỉ XXI, Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) tiếp tục nâng cao chấtlượng cung cấp các thông tin, dịch vụ giáo dục thông qua các báo cáo, xuất bảnphẩm trực tuyến, ngoại tuyến, sách hướng dẫn Đặc biệt, Viện KEDI đã thiết lậpcổng thông tin dịch vụ cho phép tiếp cận rộng rãi, liên tục, kịp thời các nhu cầu vềthống kê số liệu trong giáo dục cho mọi đối tượng: Cá nhân, các nhà nghiên cứu,chuyên gia giáo dục, các nhà hoạch định chính sách…
Trang 9Theo nghiên cứu của Vladimir Kryukov(2017) về “Đổi mới công nghệ kỹthuật số trong giao dục tại các trường đại học” đã khẳng định yếu tố chính thúc đẩy
sự thay đổi sáng tạo trong các quy trình giáo dục chính là nhờ việc triển khai côngnghệ số rộng rãi trong các trường đại học và cũng chính công nghệ kỹ thuật số đãtrở thành một phần tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các thể chế giáo dục Việc phântích và áp dụng các đổi mới trong giáo dục dựa trên công nghệ số trong giáo dụcđại học cho phép các tác giả phát triển một mô hình lớp đánh giá mức độ sẵn sàngcủa các trường đại học trong việc triển khai công nghệ số Các trường đại học ở Úccung cấp thông tin cho thấy nhiều người dùng chưa nắm rõ được các nguồn tài liệu
và dịch vụ có sẵn hoặc không nắm rõ được cách sử dụng hoặc thậm chí không có
cơ hội để làm như vậy(Kryukov & Shakhgildyan, 2012a) Các giảng viên thườngkhông có các công cụ để xuất bản ngay lập tức các tài liệu học tập hoặc các tài liệuquy định và tài liệu tham khảo để cho sinh viên có thể tiếp cận được Rõ ràng cáctrường đại học đang thiếu hụt tài liệu kỹ thuật số chất lượng cao Những gì giáoviên có thì lại có phần rất khó “truyền tải” đến sinh viên vì các tài liệu khác nhau(chương trình, bài thuyết trình, bài giảng video, bài kiểm tra, nhiệm vụ cá nhân vàsách hướng dẫn, ) không tạo thành một hệ thống hoặc cơ sở dữ liệu thống nhất vềmặt logic Sinh viên còn gặp vấn đề phân biệt quyền truy cập dữ liệu cho ngườidùng và quản trị viên, việc phân tích thông tin của các nhiệm vụ quản trị dữ liệuquan trọng thường thiếu (Kryokov, 2009) Các quốc gia cần áp dụng tích cực hơnnữa phần mềm cộng tác, hội thảo trên web, ứng dụng di động và phương pháp dữliệu lớn để phân tích kết quả học tập vào quá trình giáo dục Cần xem xét các yếu
tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ kỹ thuật số tại các trường đạihọc: nhân khẩu học, toàn cầu hóa, thế hệ sinh viên mới, cải cách giáo dục và nhữngthách thức công nghệ mới Giá trị của công nghệ thông tin trong sự phát triển củanghiên cứu đại học là gì? Một số chuyên gia đưa ra các lập luận sau (Kryukov &Shakhgildyan, 2007):
Trang 10• Cải thiện chất lượng giáo dục bằng cách sử dụng thông tin có sẵn đầy đủhơn và kích thích động lực của người học và hoạt động sáng tạo của người dạykèm;
• Nâng cao hiệu quả của quy trình giáo dục bằng cách cá nhân hóa và tăngcường;
• Áp dụng các công nghệ giáo dục mới và chuyển từ học tập thụ động sanghọc tập chủ động - giáo dục và học tập dựa trên dự án, trò chơi kinh doanh, trựcquan, mô hình mô phỏng, học từ xa và “lớp học lật”;
• Hỗ trợ thông tin để tích hợp các hoạt động khác nhau (lý thuyết, nghiêncứu và thực hành) để hình thành các năng lực cần thiết;
• Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và giảm sự phụ thuộc của học sinh vàongười dạy kèm của họ;
• Cải thiện chất lượng Đánh giá thành tích học tập bằng cách kiểm tra dựatrên máy tính
Sự phụ thuộc của sinh viên vào giáo viên đã giảm đi nhất là trong môi trường đạihọc đòi hỏi sinh viên phải tự lập, giảm đi áp lực tâm lý lẫn nhau trong quá trìnhgiao tiếp
Việc chuyển đổi số đã kích thích sự phát triển của kỹ năng cá nhân, tính độc lập,tính chủ động, khả năng sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi người và mở rộngviệc giao tiếp với giáo viên và sinh viên khác
Trong cuốn “The new educational curriculum in Finland”( Chương trình
giáo dục mới ở Phần Lan) của tác giả Irmeli Halinen, tại Phần Lan, trong giai đoạn2007-2011, chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về xã hội thông tin, trong
đó ưu tiên khai thác, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tối đatrong lĩnh vực giáo dục Chiến lược này đã phát triển đến một kế hoạch tổng thểmang tầm quốc gia với 8 mục tiêu lớn, 43 hành động cần đạt trong lĩnh vực giáodục: Mục tiêu quốc gia và sự thay đổi có hệ thống, các kĩ năng của người học trong
Trang 11tương lai, các mô hình sư phạm và thực hành, học liệu E-learning và các ứng dụng,
hạ tầng nhà trường và các dịch vụ hỗ trợ, nhận diện giáo viên, đào tạo giáo viên và
uy tín sư phạm; văn hóa quản lí và lãnh đạo trong nhà trường, quản trị và kết nốihợp tác
Theo bài nghiên cứu “Một mô hình để đạt được các chỉ số CNTT-TT tronggiáo dục, Tài liệu Công tác của UNESCO về Chính sách Giáo dục ” của tác giảJosep M Mominos - Juli Carrere (2016), tại Bồ Đào Nha, các nghiên cứu thuộcchương trình chuyên gia tập huấn môi trường học tập ảo (Trainers Training toVirtual Learing Communities) cung cấp một mô hình hỗ trợ cho các nhà giáo dục
và hướng dẫn viên phát triển các năng lực để sử dụng và tích hợp công nghệ thôngtin trên công nghệ web, theo cách tiếp cận học tập hợp tác Các khóa học đượcthiết kế thông qua mục tiêu: Phát triển thái độ đối với việc sử dụng và tích hợpcông nghệ; Phát triển năng lực để lập kế hoạch và giám sát giáo dục từ xa dựa trênweb; Phát triển năng lực tích hợp và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông chogiáo dục từ xa thông qua web; Phát triển các chiến lược, phương pháp để thúc đẩyquá trình học tập trong môi trường giáo dục dựa trên web
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Pinchuk, Olga P và cộng sự (2019) về
“Chuyển đổi số của nền giáo dục: Khía cạnh hoạt động nhận thức của học sinh”,chuyển đổi số mang lại những lợi ích tích cực đối với nền giáo dục ngày càng pháttriển như ngày nay, các phương pháp tiếp cận độc đáo và khả năng tiếp nhận kiếnthức thực tế,môi trường giáo dục hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật số, hỗ trợ toàn bộquá trình giáo dục / học tập, cũng như phát triển các khóa học, tương tác với cộngđồng, v.v.: Quỹ đạo giáo dục cá nhân của mỗi học sinh (với khả năng giáo dụckhông đồng bộ hoàn toàn, kết hợp giữa quá trình giáo dục và các hoạt động ngoạikhóa, với sự kèm cặp của quỹ đạo này bởi người cố vấn); Hệ thống đánh giá linhhoạt tập trung vào việc hỗ trợ động lực của học sinh; Nguồn lực (học sinh và giáo
Trang 12viên) cho các thí nghiệm học tập cá nhân và nhóm; Kiến trúc linh hoạt của các cơ
sở giáo dục, cho phép thực hiện một số lượng lớn các định dạng giáo dục cho cáchoạt động độc lập và nhóm của học sinh; Giáo dục theo chiều ngang trong cộngđồng, bao gồm cả việc sử dụng mạng điện tử; …
Theo quan điểm của tác giả Ömür Hakan Kuzu (2020) về “Chuyển đổi kỹthuật số trong giáo dục đại học: Nghiên cứu về các kế hoạch chiến lược ” Chuyểnđổi số đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của các cơ sở giao dục đại học cũngnhư nhiều tổ chức lớn hiện nay Điều này mang đến cho giáo dục đại học có nhữngphương thức học mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và thay đổi các nghiên cứu,
… Song song với những lợi ích và tầm nhìn của con người về chuyển đổi số sẽmang lại những giá trị to lớn cho nền giáo dục đại học thì những thách thức trêncon đường đạt được đó cũng rất nhiều Sự chuyển đổi qua việc áp dụng công nghệ
kỹ thuật số vào trong các lĩnh vực như quản lý mô hình kinh doanh, mô hình giáotrình, chương trình đánh giá, phân tích thông tin và học tập,… Mục đích chính màchuyển đổi số mang lại trong nền giáo dục cao cấp là tái thiết lập lại mô hình giáodục và nâng cao chất lượng giảng dạy Dường như sự chuyển đổi số trong giáo dụcđại học đang dần trở thành điều kiện tiên quyết để các sinh viên chọn trường và vớicác giáo viên thì việc có những bước chuyển đổi số đã giúp cho quá trình nghiêncứu của họ dễ hơn và truyền tải lại cũng tốt hơn
Trong nghiên cứu của tác giả David Mhlanga (2020) về “COVID-19 and theDigital Transformation of Education: COVID-19 và sự chuyển đổi kỹ thuật số củagiáo dục: Chúng ta học được gì qua 4IR ở Nam Phi ?” Trong nghiên cứu này,nghiên cứu thứ cấp được thực hiện để tìm hiểu tác động của COVID-19 trong việcảnh hưởng đến chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực giáo dục Về bản chất, nghiêncứu đã điều tra cách ngành giáo dục áp dụng việc sử dụng các công cụ 4IR trongthời gian khóa COVID-19 Trong thời gian bị phong tỏa, ngành giáo dục Nam Phi
Trang 13đã áp dụng ồ ạt các công cụ 4IR (chuyển đổi kỹ thuật số) khác nhau từ giáo dụctiểu học đến giáo dục đại học và đại học Việc khóa mạng đã thúc đẩy việc tạo rahọc tập ảo, sử dụng các ứng dụng được xếp hạng 0 và các trang web giáo dục, ramắt trường học kỹ thuật số khóa STEM, và cuối cùng, lĩnh vực này nói chungchuyển sang học từ xa (học trực tuyến) Điều này cho thấy rằng, trong thời gian bịkhóa, các công cụ 4IR khác nhau đã được sử dụng cho giáo dục tiểu học đến giáodục đại học và đại học, nơi các hoạt động giáo dục chuyển sang học từ xa (học trựctuyến) Các quan sát ở trên chỉ ra thực tế rằng Nam Phi nói chung có một số điểmxuất sắc để thúc đẩy ngành giáo dục vào 4IR, vốn có tiềm năng tăng khả năng tiếpcận giáo dục Tiếp cận giáo dục, đặc biệt là ở trình độ giáo dục đại học, luôn là mộtthách thức do số lượng không gian hạn chế Đại dịch này đã mang lại nhiều đaukhổ cho con người trên toàn cầu, nó tạo cơ hội để đánh giá những thành công vàthất bại của các hệ thống đã triển khai, chi phí liên quan đến chúng và mở rộng quy
mô này để cải thiện khả năng tiếp cận Do đó, chính phủ Nam Phi nên đề xuất các
cơ chế mở rộng tài khóa để cố gắng cung cấp kinh phí cho việc chuyển đổi một sốkhía cạnh của giáo dục trực tuyến và thúc đẩy việc áp dụng 4IR Việc chuyển đổi
số mang lại những khó khăn và lợi ích rõ rệt đối , giảm thiểu lượng người bị nhiễmCovid 19, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn nhất định
về cơ sở vật chất và phong cách học
Nhóm tác giả Bogdandy, B.; Tamas, J.; Toth, Z.; Ieee (2020) với chủ đề
“Chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục trong thời COVID-19” Chuyển đổi kỹthuật số là quá trình chậm chạp trong giáo dục và đã trở thành một chủ đề cấp báchvào mùa xuân năm 2020 do COVID-19 Vào giữa tháng 3, Chính phủ Hungary đãđóng cửa các trường học và đại học và các lớp học được tổ chức dưới hình thứctrực tuyến Điều này khiến cả học sinh và giáo viên phải đối mặt với những tháchthức bất ngờ Cuộc khảo sát được thực hiện giữa các sinh viên Khoa học Máy tính
Trang 14và Công nghệ Thông tin của Đại học Eszterhazy Karoly vào cuối học kỳ Cuộckhảo sát của trường tập trung vào trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng thể củahọc sinh liên quan đến giáo dục kỹ thuật số và những thay đổi gần đây Hơn nữa,cuộc khảo sát còn có những câu hỏi về sự chuẩn bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Cáccâu trả lời được xử lý bằng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê nổi tiếng Dựatrên kết quả, các sinh viên rất thích nền giáo dục kỹ thuật số và một nửa trong số
họ sẵn sàng tiếp tục nó trong tương lai Ngoài ra, sinh viên muốn sử dụng thiết bị
cá nhân trong các buổi học bởi những tiện ích và hiểu biết của họ giúp họ có thểtập trung vào việc học Thật không may, một số sinh viên đã gặp sự cố kỹ thuật cóthể do môi trường phần mềm không đồng nhất và có thể được giải quyết bằng tàiliệu hỗ trợ Chuyển đổi kỹ thuật số được coi là thành công và phản hồi sẽ được tíchhợp vào các lớp học trực tuyến của trường
Nghiên cứu của Bence Bogdandy và cộng sự (2020) về chủ đề “Chuyển đổi
số trong giáo dục thời kỳ Covid 19: Nghiên cứu điển hình”, nhóm tác giả đã tiếnhành khảo sát bao gồm 27 câu hỏi tập trung vào trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiệntổng thể của học sinh liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục và những thayđổi trong thời kỳ Covid 19 cùng với một số câu hỏi liên quan đến sự chuẩn bị về
kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số Kết quả từ khảo sátđược xử lý bằng Python thông qua thư viện gấu trúc Đầu tiên, tác giả sẽ kiểm tranhằm đảm bảo không có sự trùng lặp về dữ liệu đồng thời loại bỏ thông tin cá nhâncủa người làm khảo sát Sau đó, các câu hỏi được đánh số bằng cách sử dụng kýhiệu Qi Sự tương quan giữa các câu hỏi được tính toán nhằm kiểm tra, đánh giámối quan hệ giữa chúng Kết quả nhận được là hầu hết các câu hỏi có sự tươngquan với nhau và có một số câu hỏi có sự tương quan mạnh Trong đó, câu hỏi 23không có sự tương quan với bất kì câu hỏi nào khác Có thể thấy, việc học sinh cầnhay không cần sự tương tác trong lớp học là yếu tố ngẫu nhiên Khi phân tích các
Trang 15hệ số tương quan, nhóm tác giả nhận thấy có ba nhóm câu hỏi có sự tương quancao, từ đó nhận định được rằng:
- Nếu ai đó gặp vấn đề với việc thay đổi hình thức giáo dục kỹ thuật số thìnguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiết bị học tập của họ chưa đáp ứng đượcyêu cầu của môn học
- Nếu một sinh viên thích các lớp học trực tuyến thì họ sẽ nhận thấy được việchọc trực tuyến mang lại hiệu quả
- Nền tảng công nghệ số có sự tương quan cao với nhau
Nghiên cứu kết luận rằng, nhìn chung, chuyển đổi số trong giáo dục có thể đượccoi là một sự thành công khi phân nửa sinh viên cảm thấy thích thú với nền giáodục kỹ thuật số hơn là phương pháp giáo dục truyền thống
Nghiên cứu của nhóm tác giả Branco, F., Martins, J., Gonçalves, R., Bessa, J.,
& Costa, A (2015) về “ Quan điểm của sinh viên trong giáo dục đại học về hệthống thông tin quản lý giáo dục: Đề xuất mô hình thành công ban đầu ”
Khi giáo dục đại học phát triển thành một hoạt động đa diện và phức tạp, việckết hợp hệ thống thông tin quản lý giáo dục (education management informationsystems-EMIS) cho phép tiếp cận thông tin có liên quan, có tổ chức và có cấu trúc,trở thành nhu cầu thiết yếu đối với cả học viên và sinh viên Mặc dù công nhận yêucầu này, tài liệu hiện có không tập trung vào cách EMIS có thể tạo ra sự thànhcông của học sinh Với ý nghĩ này, một đề xuất ban đầu về mô hình thành côngEMIS đa góc độ được trình bày và xác nhận sự tồn tại có thể có của các mối tươngquan tuyến tính giữa các bối cảnh mô hình được mô tả Các mối tương quan vừaphải đã được phát hiện giữa phần lớn các bối cảnh của mô hình và mối tương quanrất chặt chẽ đã được phát hiện giữa sự hài lòng của sinh viên và sự phát sinh các lợiích liên quan đến việc sử dụng EMIS
Trang 16Để thực hiện xác nhận ban đầu về mô hình khái niệm được đề xuất, một nghiêncứu thực nghiệm, dưới hình thức khảo sát nhằm vào sinh viên trình độ đại học, đãđược thực hiện Cuộc khảo sát được tham khảo là một phần của dự án nghiên cứunhằm tìm hiểu tình trạng hiện tại của EMIS ở cấp đại học, cũng như đưa ra kết luận
về các hành động cần được thực hiện để làm cho các hệ thống thông tin này thực
sự quan trọng đối với việc quản lý học tập dẫn đến sự thành công của sinh viên.Với nghiên cứu ban đầu này, nhóm nghiên cứu thu thập 186 câu trả lời hoàn chỉnh
từ một sinh viên đại học Bồ Đào Nha, những người sử dụng EMIS hàng ngày trongcác hoạt động học tập của họ và kết quả thống kê theo thang đánh giá đã đượcnhóm nghiên cứu đặt ra trước đó
Theo tác giả Vincenzo Maltese(2019) về “Những thách thức về chuyển đổi
kỹ thuật số đối với các trường đại học: Đảm bảo tính nhất quán của thông tin trêncác dịch vụ kỹ thuật số ” đã chia sẻ rằng các trường đại học đang gặp vấn đề vềcung cấp đầy đủ tài liệu, cập nhật và nhất quán về các nguồn tài liệu học cho đôngđảo sinh viên trên các nền tảng chuyển đổi số và các kênh truyền thông khác nhau.Vấn đề khó khăn lớn nhất là việc phân mảnh dữ liệu căn bản và tính đa dạng của
dữ liệu, các dữ liệu thường nằm rải rác trên nhiều website và thông tin đôi khi bịtrùng lặp và khó tương quan về sự đa dạng về định dạng và tại trường Đại họcTrento Ý sẽ đưa ra hướng giải quyết khó khăn này Trường đại học này đã triểnkhai vấn đề từ năm 2015 và vẫn đang được tiếp tục, với mục tiêu là biến dữ liệuthành tài sản có giá trị thông qua các chiến lược quản trị đảm bảo chất lượng và tạođiều kiện sử dụng lại thông tin có sẵn Áp dụng sự kết hợp của cả hai phương pháptiếp cận LIS và BI Mô hình hóa dữ liệu, quyền hạn và từ khóa là những bước cơbản trong việc quản lý dữ liệu Với giai đoạn chuyển đổi quy trình ETL, tính đadạng của dữ liệu được giải quyết bằng cách mã hóa dữ liệu một cách thống nhấttrong lược đồ và thuật ngữ, đồng thời bằng các chỉ định nhất quán một số nhận
Trang 17định dạng duy nhất cho dữ liệu về cùng một dạng ban đầu Giai đoạn thứ hai là giaiđoạn tải với các dữ liệu cơ bản được giải quyết bằng việc thu thập và kéo vào cùngmột kho dữ liệu về cùng một thực thể, sau đấy mở cơ sở hạ tầng hệ thống Việcchuyển đổi số trong giáo dục thực sự đã tạo ra những thử thách mới cho các trườngđại học Nổi bật trong đó là khả năng cung cấp thông tin, tài liệu học, cập nhập vàliên tục cho sinh viên qua các kênh liên lạc khác nhau và các kênh quản lý của nhàtrường là cần thiết Tại đại học Trento ở Ý, họ đã thiết lập những cơ sở I.T dựa trên
mô hình Hub - Spoking mà trực tiếp đề cập đến sự phân chia dữ liệu theo mộtphương pháp có thể áp dụng các nguyên tắc môi trường kiểm soát ngôn ngữ
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phùng Thế Vinh (2021) về vấn đề chuyển đổi số trong quảntrị đại học thì chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong quản trị đại họckhông phải là về đổi mới công nghệ mà còn là vấn đề văn hóa và con người Theotác giả, các trường đại học là các tổ chức nghiên cứu và cung cấp dịch vụ giáo dục,truyền bá và phát triển tri thức của con người, do đó, nếu không chuyển đổi số vàkhông chuyển đổi số thành công thì sẽ không thể là nơi thu hút, đào tạo và dẫn dắt
về tri thức đối với các nhà khoa học, sinh viên và doanh nghiệp Do đó, việc thúcđẩy chuyển đổi số trong quản trị đại học sẽ tạo ra động lực cho đổi mới, sáng tạo
và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay Tácgiả đã tiến hành tổng quan thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đại học trên thếgiới và ở Việt Nam, qua đó nhận thấy rằng, mặc dù chuyển đổi số trong quản trị đạihọc ở Việt Nam đã được tăng cường và đẩy mạnh do các ảnh hưởng của dịch bệnhCovid 19 tuy nhiên, các trường đại học vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,thách thức đến từ cả các yếu tố chủ quan và khách quan, từ nền tảng công nghệ đếncon người Bên cạnh đó, hành động và chiến lược cụ thể cho tiến trình công nghệhóa giáo dục đến nay nhìn chung vẫn còn chậm và việc chuyển đổi số ở trường đại
Trang 18học mới chỉ ở bước đầu Nhìn nhận được những vấn đề còn vướng mắc, tác giảcũng đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị đại học vànhận định, sự quyết tâm của lãnh đạo thôi là chưa đủ, chuyển đổi số đòi hỏi mọi cánhân, phòng ban bước ra khỏi “vùng an toàn” để sẵn sàng thay đổi thì quá trìnhchuyển đổi số mới thành công.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã chọn ra những trường hợp điển hình để tiếnhành nghiên cứu Những trường đại học được chọn bao gồm cả những trường cônglập và trường tư thục nhằm đảm bảo tính hợp lệ và độ tin cậy cho nghiên cứu Tácgiả tiến hành thu thập số liệu của các trường đại học này thông qua một bảng khảosát trực tuyến và sử dụng thêm phương thức phỏng vấn sâu tổng cộng 60 ngườibao gồm các cán bộ quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các giảng viên từ cáctrường đại học Những câu hỏi phỏng vấn sâu xoay quanh hành vi, nhận thức của
họ về chuyển đổi số như:
- Cơ hội và thách thức từ chuyển đổi số đối với các trường đại học
- Quá trình chuyển đổi số trong trường đại học của bạn đang diễn ra nhưthế nào
- Trường đại học cần làm gì để tăng cường hoạt động chuyển đổi sốNghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2020) về “Chuyển đổi số và thúc đẩy bìnhđẳng trong giáo duc đại học: Cách tiếp cận mới và kinh nghiệm từ Đại học VănLang” đã phân tích ảnh hưởng của chuyển đổi số đến nâng cao chất lượng đào tạo
và thức đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học, cùng với việc thảo luận vai trò củacông nghệ trong việc giám sát bình đẳng giáo dục đã chỉ ra rằng, việc chuyển đổi
số trong giáo dục đại học có thể tại ra đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng tronggiáo dục ở hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người học, đặc biệt làthành phần yếu thế; và nâng cao chất lượng đào tạo nhờ khai thác sức mạnh côngnghệ Bài viết cũng chia sẻ những định hướng và một số kinh nghiệm bước đầu về
Trang 19chuyển đổi số của Trường Đại học Văn Lang và đưa ra một số khuyến nghị chínhsách để đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục của Việt Nam Tác giả cũng đềxuất, để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số hướng đến bình đẳng trong giáo dục,Nhà nước và Bộ giáo dục & Đào tạo cần có những ưu tiên chính sách sau: (i) Rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp cản trở việcchuyển đổi số;
(ii) Hỗ trợ các trường đại học với cơ chế tài chính và các khung khổhướng dẫn chung cho quá trình chuyển đổi số, trong đó ưu tiên cáctrường đi tiên phong không phân biệt công hay tư;
(iii) Cho phép một số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thửnghiệm các mô hình đào tạo mới đột phá;
(iv) Và xây dựng platform để gắn kết học sinh phổ thông và phụ huynhvới các trường đại học nhằm tăng động lực và sự tiếp cận đại học củahọc sinh, đặc biệt đối với các em thuộc thành phần yếu thế trong xãhội
Đinh Tiến Minh và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về “Chuyển đổi sốtrong giáo dục: Blended Learning tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM” nhằmtrình bày sự cần thiết của công cuộc chuyển đổi số cần được áp dụng ngay và tứcthì tại các cơ sở giáo dục nói chung và tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nóiriêng, qua đó đánh gia thực trạng học tập từ các tình huống điển hình của cáctrường đại học trên thế giới và Việt Nam Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 9.706người học trên cả 3 đối tượng là đại học chính quy, vừa làm vừa học và sau đại họccùng với các phản hồi từ giảng viên đã nổi lên một số điểm sau: Người học nhậnthấy được nhiều điểm tích cực khi học tập – nghiên cứu trực tuyến cùng với giảngviên Tuy không thể thay thế hoàn toàn mô hình đào tạo truyền thống khi đượcxem xét ở nhiều góc độ sư phạm khác nhau nhưng cũng không thể phủ nhận những
Trang 20hiệu quả mà những hoạt động đào tạo trực tuyến đem lại Bên cạnh những mặt tíchcực thì phương pháp này cũng có những khó khăn nhất định: đó là làm hạn chế khảnăng tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên; chấtlượng hạ tầng kỹ thuật như vấn đề về đường truyền mạng, các sự cố về kỹ thuậttrên các ứng dụng học trực tuyến hay thậm chí là ảnh hưởng bởi lịch cúp điện; khókhăn trong việc tiếp cận công nghệ và việc học online cũng khiến người học dễ rơivào trạng thái xao nhãng, dễ mất tập trung Sau cùng, tác giả đã đề xuất các bước
mà Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần thực hiện nhằm triển khai thành côngBlended Learning cho các chương trình đào tạo
Trong khi đó, Trần Đức Hòa và cộng sự (2021) đã tiến hành khái quát bốicảnh chuyển đổi số và nhu cầu về nhân lực có năng lực số, đối sánh một số khungnăng lực số đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới, từ đó đề xuất mộtkhung năng lực số dành cho sinh viên Việt Nam với bảy nhóm năng lực: Vận hànhthiết bị và phần mềm; Năng lực thông tin và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác trongmôi trường số; Sáng tạo nội dung số; An ninh và an toàn trên không gian mạng;Học tập và phát triển kỹ năng số và năng lực số liên quan đến nghề nghiệp Việcnghiên cứu khung năng lực số và xây dựng chương trình đào tạo năng lực số chongười trẻ, cụ thể là sinh viên là một bước đi cần thiết cho giáo dục đại học ViệtNam Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ là bước đầu tiên của tiến trình đào tạonhân lực số - đề xuất một khung năng lực số cơ bản Tác giả thông qua đây cũng
mở ra hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo đó là cần đánh giá cụ thể hiệntrạng bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam, từ đó đưa ra một khung năng lực số chitiết để làm cơ sở đề xuất các chương trình đào tạo năng lực số tích hợp và các bậcđào tạo tại Việt Nam, trong đó có bậc đại học
Ngoài ra, trong một nghiên cứu về “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học:nghiên cứu tổng quan”, Dương Thị Thái và cộng sự (2021) đã hệ thống tổng quan
Trang 21tài liệu để cung cấp những thông tin tổng hợp về hoạt động chuyển đổi số tronggiáo dục đại học bằng phương pháp sử dụng các cơ sở dữ liệu như Web of Science(WoS), Google Scholar, Research Gate, ScienceDirect để tiếp cận các bài báo vềchuyển đổi số trong giáo dục đại học Các bài báo được lựa chọn để nghiên cứutổng quan phải đáp ứng các tiêu chí: có nội dung về chuyển đổi số trong giáo dụcđại học, viết bằng tiếng Anh và có thể tiếp cận toàn văn Tổng cộng có 24 bài báođược sử dụng để nghiên cứu tổng quan Dựa vào các kết quả của nghiên cứu tổngquan này, nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai có thể xác định và đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai hoạt động chuyển đổi số trong giáo dụcđại học.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Mai Vui và công sự (2020) về đề tài “Họctrực tuyến: các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người đọc”, nhóm tác giả đã sửdụng phương pháp kết hợp định lượng và định tính, các phép phân tích tần suất,kiểm định tương quan, hồi quy đa biến nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của người học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra Covid – 19, chia cácnhóm yếu tố là tương tác trực tuyến, năng lực sử dụng internet và năng lực tự học.Đối tượng tham gia khảo sát là 2.338 sinh viên của một trường đại học ở Việt Nam.Với dữ liệu định lượng, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS bao gồm phân tíchhồi quy đa biến, phân tích tần suất, tương quan Với dữ liệu định tính, tác giả sửdụng kỹ thuật quy nạp để nhóm ý kiến của người học theo nhóm chủ đề lớn liênquan đến nội dung chính của nghiên cứu này
- Phân tích tần suất: năng lực tự học có kết quả trung bình lớn nhất(3,17/4,0) và năng lực sử dụng internet có giá trị thấp nhất (2,85/4,0).Tương tác giữa người học với nội dung có giá trị cao nhất trong số cáchình thức tương tác (3,06/4,0)
Trang 22- Phân tích tương quan: Tương tác người học – người học với năng lực sửdụng internet có hệ số tương quan trung bình (r=0,41), trong khi tươngtác người học – nội dung với sự hài lòng khi học trực tuyến có hệ sốtương quan ở mức cao (r=0,69)
- Phân tích hồi quy đa biến: xác định mức độ dự báo tác động của các biếnđộc lập (tương tác, năng lực sử dụng internet và năng lực tự học) tới biếnphụ thuộc (sự hài lòng của người học)
Kết quả phân tích cho thấy, các loại hình tương tác giữa người học với bạnhọc, với giảng viên và nội dung có ý nghĩa dự báo tới sự hài lòng của người họctrực tuyến Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế đó là mặc dù đượctiến hành với số lượng sinh viên tương đối lớn nhưng mới chỉ tập trung ở sinh viêntrong một trường đại học thuộc khối ngành xã hội Vì vậy chưa có sự đa dạng vềđánh giá của người học ở các khối ngành kỹ thuật – với trình độ và tần suất ứngdụng công nghệ cao hơn, năng lực sử dụng internet trong việc tìm kiếm thông tin,
… có thể ảnh hưởng nhất định đến mức độ tương tác giữa người học với giảngviên, nội dung và bài học Thêm vào đó, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các yếu
tố tác động trực tiếp đến sự hài lòng của người học, bao gồm: quá trình tương tác,năng lực sử dụng internet và năng lực tự học Ngoài ra, những yếu tố khác nhưcách thức quản lý, hoạt động hỗ trợ đào tạo, thái độ của giảng viên và người họcđối với hình thức học trực tuyến cũng có thể có tác động đến sự hài lòng của ngườihọc
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, có thểthấy rằng, việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang khẳng định được tầm quantrọng, điều đó càng được củng cố khi mà tình hình dịch bệnh khó khăn như hiệnnay đã khiến mọi người phải thay đổi cách thức giảng dạy và học tập Chính nhờ
Trang 23những nền tảng E-learning đồ sộ mà các quốc gia nghiên cứu và thực hành lâu năm
đã giúp cho các kho dữ liệu (Big Data) có một trữ lượng to lớn, liên tục tạo điềukiện cho các học viên, học sinh và sinh viên có thể tiếp cận nguồn dữ liệu và sửdụng Rõ ràng đây là những nền tảng, nền móng của việc chuyển đổi số trong giáodục Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một số khoảng trống nghiên cứusau:
Thứ nhất, dù tiếp cận theo hướng nào thì các nghiên cứu đều cho rằng, việcchuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay là vấn đề cấp thiết Tuy nhiên, đa sốcác trường đại học của Việt Nam mới đang trong giai đoạn sơ khai, chưa có sựchuyển đổi số đồng đều giữa các trường
Thứ hai, nhiều tác giả đã xây dựng nên khung năng lực chuyển đổi số, hệthống và các công cụ chuyển đổi, tuy nhiên còn khá cồng kềnh hoặc mới chỉ đangtrong giai đoạn nền tảng
Thứ ba, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, cóthể thấy những điểm hạn chế mà mà những nghiên cứu trên chưa chạm tới đó làảnh hưởng của việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập củasinh viên như thế nào và đâu là nguyên nhân của các vấn đề đó
Tựu chung lại, nhóm nghiên cứu rút ra được khoảng trống trong nghiên cứu
về ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập củasinh viên Đây chính là căn cứ quan trọng để nhóm lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội” Trong phạm vi
của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnhhưởng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp đối với vấn đề ảnh hưởng của chuyểnđổi số trong giáo dục đại học đến hoạt động học tập của sinh viên
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1 Các khái niệm công cụ
2.1.1 Chuyển đổi số
Mặc dù chuyển đổi số đang là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong trong thờiđại công nghiệp 4.0 hiện nay nhưng cách hiểu thuật ngữ này cũng rất đa dạng.Hiểu một cách ngắn gọn nhất, chuyển đổi số là “số hóa” hay vận dụng tính luônđổi mới, nhanh chóng của công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề Tuy nhiên, có người hiểu “số hóa” chỉ là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn
“chuyển đổi số” là việc dữ liệu sau khi được số hoá, chúng ta sử dụng các côngnghệ như AI, Big Data để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trịkhác… Do đó, trong thực tế, tùy từng lĩnh vực, cấp độ chuyển đổi, mục tiêuchuyển đổi mà các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có thể đưa ra những định nghĩakhác nhau
Theo cách hiểu của công ty kiểm toán PwC (2013) thì chuyển đổi số có thể hiểu là
sự chuyển đổi cơ bản của toàn bộ thế giới kinh doanh (business world) thông quaviệc thiết lập các công nghệ mới dựa trên nền tảng internet với tác động cơ bản đếntoàn xã hội Trong khi đó Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức - BMWi (2015) đồngnhất chuyển đổi số với số hóa Theo cơ quan này số hóa là khái niệm để nói vềmạng lưới hoàn chỉnh của tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như khả năngthu thập thông tin có liên quan, phân tích và biến thông tin đó thành hành động.Những thay đổi này không chỉ sẽ mang lại lợi thế và cơ hội nhưng cũng sẽ tạo ranhững thách thức hoàn toàn mới