1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm đời sống tình cảm của người trưởng thành trẻ tuổi và những khó khăn sau khi kết hôn tại việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một số nguyên nhânđược đưa ra thường là do một trong hai có yếu tố bạo lực gia đình, mâu thuẫn mẹchồng nàng dâu, ngoại tình, bất đồng quan điểm…Điều này xảy ra thường là do cả hai chưa t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC

o0o

HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNHTRẺ TUỔI

Đề cương nghiên cứu:

Đặc điểm đời sống tình cảm của người trưởng thành trẻ tuổi vànhững khó khăn sau khi kết hôn tại Việt Nam

Lớp học phần: 2211PSYC148502 – Sáng thứ 4Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ DUY HÙNGHọ và tên: Trương Nông Thu ThủyMSSV: 4501611116

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do lựa chọn đề tài: 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Tổng quan nghiên cứu 4

5 Nội dung nghiên cứu 5

5.1.Cơ sở lý luận của đề tài55.2 Bàn luận76 Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

Chương 1 MỞ ĐẦU

Trang 3

Lý do lựa chọn đề tài

Nhiều người nghĩ rằng, giai đoạn mới cưới của vợ chồng son sẽ là khoảng thờigian hạnh phúc nhất nhưng trên thực tế, đây là giai đoạn được các chuyên gia tâm lýđánh giá là nguy hiểm nhất của các cặp đôi.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tình trạng ly hôn ở giới trẻ ngày càng tăng cao,và đa số đều không vượt qua “mốc” từ 1 đến 5 năm đầu tiên Một số nguyên nhânđược đưa ra thường là do một trong hai có yếu tố bạo lực gia đình, mâu thuẫn mẹchồng nàng dâu, ngoại tình, bất đồng quan điểm…

Điều này xảy ra thường là do cả hai chưa thực sự tìm hiểu nhau, cái tôi quá lớnvà không suy nghĩ kỹ trước khi đi đến quyết định kết thúc cuộc hôn nhân.

Ngay khi về chung sống với nhau trong khoảng thời gian đầu, nhiều cặp đôi đãbị “sốc” khi phát hiện thêm nhiều "mặt trái” của đối phương mà trước đó mình chưahề biết trong thời gian hẹn hò, tìm hiểu.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Thẩm phán Tòa án nhân dân TP Hà Nộitừng nhận định trong chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thực trạng hônnhân ở Việt Nam và Thế giới: Nguyên nhân tỉ lệ ly hôn ở gia đình giới trẻ tăng cao”,giới trẻ ngày này đã quá nóng vội đi đến kết hôn mà không tìm hiểu nhau kỹ lưỡng.Điều này dẫn đến việc tăng cao sự cãi vã, bất đồng trong quan điểm và làm gia tăng tỷlệ ly hôn sớm tại Việt Nam.

Để có thể giải quyết được tình trạng trên chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng, đào sâuvào tận gốc rễ để tìm ra được nguyên nhân, cách khắc phục một cách trọn vẹn nhất.Nhằm giúp cho những thế hệ sau này có thể gắn kết với nhau được lâu dài trong hônnhân cũng như giúp xã hội giảm thiểu đi tình trạng ly hôn, ly thân, mâu thuẫn, bấtđồng lớn trong hôn nhân dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra

Chương 2 Đặc điểm đời sống tình cảm của người trưởngthành trẻ tuổi

Người thành niên có sự gắn kết thành những gia đình bền vững (tính có tráchnhiệm) hay sự lập thân Đây là một trong những đặc điểm nổi trội của nhân cáchngười thành niên.

Theo TS Tâm lý học Mĩ Sol Gordon (2003), để biết sự gắn bó phát triển đếnmức độ nào thì đủ, để cho phép mối quan hệ chín muồi trở thành hôn nhân thì cầnquan tâm đến sự tương hợp và niềm tin bền vững Những câu hỏi cần phải trả lời chongười có ý định kết hôn:

Trang 4

Bạn có chắc chắn người ấy đến không chỉ để lấp đi một khoảng trống trongcuộc đời bạn mà còn mang đến một điều gì đó quý giá cho tương lai của bạn? Tìnhyêu của bạn đã được thử thách qua một thời gian nào đó hay chưa?

Bạn sẽ bằng lòng chấp nhận người ấy với tất cả những hạn chế vốn có củahọ?

Bạn tin rằng cả hai đều hết lòng vì sự phát triển của nhau?

Kết hôn tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời một cá nhân Khi câu hỏi“con người nên kết hôn ở tuổi nào?” được đặt ra thì câu trả lời ở cả nam lẫn nữ làkhoảng 25 tuổi Những kết quả thống kê cho thấy tuổi kết hôn trung bình ở các nướccó sự khác nhau Đơn cử như ở Philippines là 21,6 tuổi; Ai Cập là 19,2 tuổi; Indonesialà 18,1 tuổi; Nigeria là 16,9 tuổi; Banglades chỉ là 14,4 tuổi; Nhật Bản lên đến26,1 tuổi (1993), đến nay đã tăng lên xấp xỉ 30.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 1999 của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻem Việt Nam thì hiện nay nam giới kết hôn lần đầu ở tuổi 25,5 tuổi; trong khi đó ở nữgiới là 24 tuổi [12] Những nghiên cứu cũng cho thấy tuổi kết hôn có ảnh hưởng đếnhạnh phúc vợ chồng trẻ theo quan niệm của người thành niên:

Ở đây, sự lập thân của người trưởng thành được xem như một biểu hiện tâm lýđặc trưng hết sức độc đáo Điển hình trong sự lập thân của tuổi này là sự lựa chọn bạnđời và kết hôn, thiết lập, xây dựng và củng cố các mối quan hệ trong gia đình Bêncạnh đó là sự xác lập các mối quan hệ xã hội và khẳng định vị trí vai trò cá nhân,khẳng định “cái tôi” (với tư cách một nhân cách, một thành viên gia đình, một ngườilao động) một cách đích thực.

Phân tích về sự lập thân của người thành niên, có thể nhận thấy những biểu hiệncơ bản:

Tình yêu nam nữ đích thực xuất hiện.

Trang 5

Tình yêu nam nữ thơ mộng, lãng mạn và hướng tới hôn nhân.Đại đa số đã kết hôn trong độ tuổi này.

Tình yêu gắn liền với hạnh phúc lứa đôi.

Tuy vậy, cũng trong quá trình lập thân ở người thành niên, cần quan tâm đếnnhững vấn đề cơ bản Điều này đòi hỏi người thành niên cần chuẩn bị tâm lý bao gồmnhững kiến thức, kĩ năng có liên quan:

Lần quan hệ đầu tiên.Thử nghiệm tiền hôn nhân.

Những khó khăn trong quan hệ gần gũi vợ chồng.Sự ra đời của đứa con đầu lòng.

Gia đình đơn thân: giáo dục con cái bằng tình thương, trách nhiệm và cách thứchiệu quả.

Người thành niên sau khi lập gia đình sẽ đón nhận những thay đổi mới Cột mốcnày thực sự quan trọng đối với khá nhiều người vì nó chi phối lối sống, nghề nghiệpvà cả những dự định tương lai Vì thế, không ít người thành niên quyết định lập giađình để bảo đảm sự ổn định về công việc và sự nghiệp Tuy nhiên, không nhất thiếtphải cần sự ổn định “cường chế” khi quyết định lập gia đình không xuất phát từ tiếngnói của trái tim Một số người thành niên ngày nay cũng bị ám ảnh bởi suy nghĩ nàynên sự lựa chọn cũng có phần vội vã Nói khác đi, không ít người thành niên nhìn vềvấn đề hôn nhân chưa thực sự mềm mại và toàn diện nên đây có thể là một rào cảnkhông dễ vượt qua.

Sau cột mốc kết hôn, một diễn tiến tâm lý phức tạp khác bắt đầu xuất hiện đó làsự thích nghi với đời sống vợ chồng Đời sống tâm lý của những cặp vợ chồng trẻ saungày cưới ở độ tuổi này cũng có nhiều vấn đề Theo Jacques Gauthier, 1999 (Pháp) thìcó hai giai đoạn của đời sống vợ chồng trẻ:

Giai đoạn 1: Sự hòa tan (Fusion)

Ở giai đoạn này, những tháng đầu của tuần trăng mật kéo dài vô tận, đó là thờicủa bản tình ca Họ tập sống hai người với nhau, “định nghĩa” vai vế của nhau, chia sẻnhững nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu…

Thế nhưng sự ảo tưởng biến mất dần khi các tính khí và tính tình xung đột.Thực tế không ăn khớp với giấc mơ ban đầu khi kết hôn.

Giai đoạn 2: Sự khó xử (Confusion)

Ở giai đoạn này xuất hiện hiện tượng tâm lý “mưu toan ra khỏi tình trạng hòatan” Những diễn tiến cuộc sống dẫn đến những biểu hiện:

+ Khủng hoảng về tính khác biệt mà cụ thể là cảm giác không được tôn trọng,không được chấp nhận những khác biệt Họ có thể trách móc nhau: “Anh ấy không cócùng cách dạy con như tôi”, “Cô ấy không có cùng thị hiếu như tôi”…

+ Thách thức lớn cần vượt qua rất khó xử là vẫn có sự thân mật nhưng vẫn tôntrọng các khác biệt, trở thành cha mẹ mà vẫn là vợ chồng Sự khó xử này chỉ được

Trang 6

giải quyết khi cả hai ý thức được giá trị mới trong cuộc sống, tuân thủ những vị trí vaitrò mình đảm nhiệm và yêu thương hết lòng.

Những nghiên cứu cũng cho thấy “tuổi thọ” và hạnh phúc vợ chồng phụ thuộcnhiều vào tình yêu, văn hóa vợ chồng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, nhân phẩm củachính họ trong quá trình sống và hoạt động cụ thể Đây chính là trách nhiệm cho cảhai người theo khái niệm của một “cặp đôi” Có sáu đặc thù được nêu ra trong cuốn“Bí quyết của những gia đình bền vững” của DeFrain và Stinnett, sau khi nghiên cứu6000 cặp vợ chồng:

+ Hết lòng vì nhau (kể cả thời gian dành cho con cái).+ Thời gian có ý nghĩa bên nhau.

+ Bày tỏ sự quí trọng.

+ Tinh thần luôn sảng khoái, lành mạnh.

+ Khả năng đương đầu với những khó khăn phía trước và chống chọi lại mộtcách tích cực.

+ Trao đổi với nhau chân thành, cởi mở.

Tóm lại, sự lập thân ở người thành niên thể hiện rõ ở sự gắn kết thành những giađình bền vững Việc chung sống, nuôi dạy con cái thành con khỏe, con ngoan, trò giỏitrở thành mục tiêu phấn đấu, trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm hạnh phúc to lớn củanhững người làm cha, làm mẹ Điều này chi phối không ít đến cuộc sống, tâm lực củangười làm cha, làm mẹ ở giai đoạn này bên cạnh sự phấn đấu cho chính bản thânmình.

Chương 3 Những khó khăn sau khi kết hôn

1 Thực trạng về hôn nhân tại Việt Nam

Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mức sinh và di cư, qua đó ảnh hưởng tới sự thay đổi của dân số Kết quả Tổng điều tra dân số vànhà ở năm 2019 đã phác họa chi tiết bức tranh về tình trạng hôn nhân đối với tất cả những người từ 15 tuổi trở lên theo hai nhóm: đã từng kết hôn và chưa từng kết hôn Theo đó, nam giới kết hôn muộn hơn nữ giới; còn hơn 9% nữ giới từ 20-24 tuổi tảo hôn; tại địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao nhất, cứ 10 phụ nữ từ 20-24 tuổi thì có gần 4 phụ nữ tảo hôn…

 Xu hướng kết hôn

Trang 7

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5% Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; xấp xỉ 70% nam giới từ 15 tuổi trở lên hiệnđang có vợ và 68,5% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hiện đang có chồng Như vậy, dân số đang có vợ/chồng là tình trạng phổ biến ở Việt Nam.

Bảng 1 Tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên theo thành thị, nông thônvà vùng kinh tế - xã hội

Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư, cơ cấu nhóm tuổi, văn hóa, phong tục tập quán dẫn đến chênh lệch về tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng giữa các vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tập trung lực lượng lao động di cư thanh niên lớn và cũng là nơi có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng cao nhất (30,2%), cao hơn 1,8 lần so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (17,0%) - vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống vớinhững tập tục văn hóa liên quan đến kết hôn sớm.

Trang 8

Sự phát triển kinh tế trong 10 năm qua đã phần nào tác động tới xu hướng kết hôn Giáo dục, đào tạo và các cơ hội việc làm có thể dẫn đến việc trì hoãn kết hôn ở thanh niên Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/ chồng năm 2019 giảm 4,3 điểm phần trăm so với năm 2009, tương ứng là 22,5% và 26,8% Tuy nhiên, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ly hôn hoặc ly thân tăng nhẹ so với năm 2009, tương ứng là 2,1% và 1,4%.

Có sự khác nhau về tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ: Nữ giới có xu hướng kết hôn sớm hơn và phổ biến hơn nam Tỷ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn thấp hơn so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5% Trong đó, đối với nhóm 15-19 tuổi, chỉ khoảng 2% nam giới kết hôn, thấp hơn 6,3 điểm phần trăm so với nữ giới; đối với nhóm 20-24 tuổi, có 20,1% nam giới đã từng kết hôn, thấp hơn 25,5 điểm phần trăm so với nữ giới cùng nhóm tuổi.

Tỷ lệ dân số chưa từng kết hôn giảm dần theo độ tuổi đối với cả nam giới và nữ giới, tỷ lệ này của hai giới gần như bằng nhau tại nhóm 40-44 tuổi Ở nhóm tuổi cuối cùng của thời kỳ sinh đẻ (45-49 tuổi), vẫn còn khoảng 5% nữ giới chưa từng kết hôn.

Có sự khác biệt về xu hướng kết hôn giữa thành thị và nông thôn Tỷ lệ dân số từ15 tuổi trở lên đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị gần 7 điểm phần trăm (tương ứng là 79,9% và 73,2%) Thanh niên ở khu vực nông thôn có xu hướng kết hôn sớm hơn ở thành thị, thể hiện qua tỷ lệ dân số nhóm 15-19 tuổi đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị 4,1 điểm phần trăm (tương ứng là 6,7% và 2,6%) và tỷ lệ dân số nhóm 20-24 tuổi đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị (tương ứng là 39,7 và 20,9%).

Nhìn chung, tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%) Tỷ lệ ly hôn có sự khác biệt theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn: Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới (2,1% so với 1,4%), khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (2,1% so với 1,6%).

Trang 9

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (viết tắt là SMAM) phản ánh số năm trung bình của một thế hệ giả định đã sống độc thân trước khi kết hôn lần đầu.

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 25,2 tuổi, tăng 0,7 tuổi so với năm 2009 Trong đó, tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơnnữ giới 4,1 tuổi (tương ứng là 27,2 tuổi và 23,1 tuổi) Tuổi kết hôn lần đầu ở thành thị cao hơn nông thôn đối với cả nam giới và nữ giới.

Bảng 2 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế - xã hội

Dân số Đông Nam Bộ kết hôn muộn hơn so với các vùng khác (nam giới kết hôn khi 28,1 tuổi và nữ giới kết hôn khi 24,9 tuổi); Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu sớm nhất (25 tuổi đối với nam và 20,8 tuổi đối với nữ) Sự khác biệt giữa các vùng về tuổi kết hôn trung bình lần đầutương đồng với kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

Kết hôn sớm

Tỷ lệ phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi là một trong những chỉ tiêu V-SDGs Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và

Trang 10

các cuộc điều tra thống kê về dân số khác, thuật ngữ “kết hôn” bao gồm những người được luật pháp hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc chung sống với người khác giới như vợ chồng.

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định tuổi kết hôn đối với nam giới là đủ 20 tuổi, đối với nữ giới là đủ 18 tuổi Như vậy, kết hôn trước 15 tuổi hoặc trước 18 tuổi sẽ không được pháp luật thừa nhận và được gọi là “tảo hôn”.

Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi là 0,4% và kết hôn lần đầu trước 18 tuổi là 9,1% Tỷ lệ kết hôn sớm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (cao hơn 8,9 điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 18 tuổi và cao hơn 0,4 điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 15 tuổi).

Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi cao nhất cả nước Đây là hai vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có phong tục kết hôn sớm, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí cũng như hiểu biết về pháp luật còn hạnchế Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước nên có tỷ lệ kết hôn sớm thấp nhất Các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi cao nhất là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (tương ứng là 39,1%; 38,5% và 37,1%); thấp nhất là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế (tương ứng là 1,9%; 2,2% và 3,5%).

Dân tộc Lô Lô, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Hrê, Gia Rai, Brâu là các dân tộc thiểu số có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn sớm cao nhất cả nước Đây là các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên./.

2 Những nguyên nhân chính gây khó khăn đến tình trạng sau khi kết hôn2.1 Điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý

Giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội, chưa tìm hiểu kỹ về nhau, thiếu sự chuẩn bịtâm lý, cũng như chưa được trang bị về kiến thức tiền hôn nhân, các kỹ năng sốngtrước khi bước vào đời sống vợ chồng Vì vậy, khi bắt đầu cuộc sống gia đình với

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w