1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của ý thức

14 216 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của ý thức
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Nguyễn Trần Minh Hải
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

- Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vt và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trùtriết học dùng để chỉ thực tại khách quan đư

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN

VÀ PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN

CỦA Ý THỨC LIÊN HỆ ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN)

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Trần Minh Hải

Trang 2

TPHCM, 12/2022

MCc lCc

I Lý luận chung về nguyên tắc khách quan: 2

1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan: 2

a Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: 2

b Ý nghĩa phương pháp luận: 6

2 Nội dung nguyên tắc khách quan 7

a Trong hoạt động nhận thức 8

b Trong hoạt động thực tiễn 8

-II Vận dCng nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu, học tập của sinh viên 8

1 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan 8

Câu hỏi: 13

Tài liệu tham khảo: 14

-I Lý luận chung về nguyên tắc khách quan:

1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan:

a Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức :

- Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại” Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Dưới đây ta cùng

Trang 3

tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa duy vật biên chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vt và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”

- Như vậy định nghĩa về vật chất của Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất vật chất là thực tại khách quan tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức

Thứ hai vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì đem lại cho con người cảm giác

Thứ ba vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

- Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

o Ý thức là “hình ảnh” của sự vật trong óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

o Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội

o Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

⇨ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức : Có thể nói vật chất và ý thức như hai mặt của một vấn đề về chúng có mối quan hệ hai chiều tác động biện chứng chặt chẽ, trong đó vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động tích cực trở lại vật chất

Thứ nhất vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức

Vt chất quyết định nguồn gốc của ý thức

Vật chất là cội nguồn sản sinh ra ý thức vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người, mà con người là kết quả của một quá trình tiến hóa

Trang 4

lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra cho nên ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người

- cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng giới tự nhiên có trước, con người, vật chất

là cái có trước còn ý thức là cái có sau Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức là nguồn gốc sinh ra ý thức Bộ óc con người là một dạng vật chất

có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh ảnh để hình thành ý thức Sự tác động của thế giới khách quan vào não người tạo thành nguồn gốc tự nhiên của

ý thức Lao động trong hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ cùng nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại

và phát triển của ý thức

Vt chất quyết định nội dung của ý thức

Ý thức dù dưới bất kỳ hình thức nào suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực khách quan Thế giới hiện thực vận động, phát triển theo những quy luật khách quan của nó được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức Thế giới khách quan mà trước hết chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội -lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực quyết định tính phong phú của nội dung ý thức

Vt chất quyết định bản chất của ý thức

Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người, là cơ

sở để hình thành phát triển ý thức Trong đó ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh

Vt chất quyết định sự vn động, phát triển của ý thức

Mọi sự tồn tại phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của giới tự nhiên, của vật chất Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo Con người - một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả

Trang 5

về thể chất lẫn tinh thần thì dĩ nhiên ý thức - một hình thức phản ánh của óc người cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó Đời sống

xã hội ngày càng văn minh và khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh điều đó Trong đời sống xã hội, sự phát triển của kinh tế sẽ đến cùng quy định

sự phát triển của văn hóa, đời sống vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần cũng thay đổi theo

Thứ hai, ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.

ɤ Ý thức có tính độc lp tương đối

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, là do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối tác động trở lại thế giới vật chất Ý thức có thể thay đổi nhanh hơn, chậm hơn hay song hành so với hiện thực nhưng nhìn chung thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất

ɤ Ý thức tác động với vt chất phải thông qua hot động thực tiễn của con người

Nhờ có hoạt động thực tiễn ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người Còn tự bản thân ý thức thì không thể nào biến đổi được hiện thực con người Dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó con người đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định Đặc biệt là ý thức tiến bộ cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân

- lực lượng vật chất, xã hội thì có vai trò rất to lớn

ɤ Ý thức chỉ đo hot động, hành động của con người

Trang 6

Nó quyết định ảnh làm cho hoạt động con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Ý thức có mối quan hệ cùng chiều với sự phát triển, khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý luận, định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội Ngược lại

ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai, là xuyên tạc hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học

ɤ Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn

Nhất là trong thời đại ngày nay - thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trong bối cảnh toàn cầu hóa và vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng

Kết luận : Sự tác động của ý thức trở lại vật chất cũng chỉ với mức độ

nhất định, nó không thể sinh ra hay phá vỡ các quy luật vận động của vật chất Ý thức không thể vượt quá những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa trên những điều kiện khách quan, năng lực chủ quan của chủ thể để hoạt động Nếu bỏ qua điều này thì con người sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy tâm và không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn

b Ý nghĩa phương pháp luận :

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm biện chứng duy vật, ta rút ra nguyên tắc phương pháp luận là “Tôn trọng tính khách quan, kết hợp phát huy tính năng động chủ quan trong lĩnh vực nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn” Mọi chủ trương, đường lối kế hoạch, mục tiêu đều phải.

xem xét, xuất phát từ thực tế khách quan, đi từ những điều kiện, tiền đề, vật

Trang 7

chất hiện có, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Bởi không làm như vậy chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường Khi nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không ca ngợi cũng như phê phán một cách thái quá đối tượng, không bịa đặt đặt gán cho đối tượng cái mà nó không có Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng Nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ vốn có của nó; cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa thực dụng…

Tuy nhiên cũng không được xem nhẹ tính năng động và sáng tạo của ý thức Cần cổ vũ, phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo Bởi quá trình đạt tới khách quan đòi hỏi chủ thể phải không ngừng sử dụng ý thức tìm ra những biện pháp để thâm nhập vào bản chất của sự vật, biến từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người Cần coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời với giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế, tri thức và toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn rèn luyện nhân phẩm, đạo đức cho cán bộ Đảng viên, bảo đảm sự thống nhất, nhiệt tình, cách mạng và ý chí khoa học

Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động và chủ quan, chúng ta phải nhận thức và giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể xã hội

và có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình

Trang 8

2 Nội dung nguyên tắc khách quan

Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm, là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất, tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành hiện thực, cụ thể:

a Trong hot động nhn thức

- Chống thái độ duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan, không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tùy tiện, phiến diện; lấy ý muốn nguyện vọng cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách, hậu quả là đường lối không hiện thực và hoang tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn

- Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động, ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh và điều kiện vật chất

- Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi

b Trong hot động thực tiễn

- Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi hoạt động của mình Không được lấy ý kiến chủ quan làm quan điểm xuất phát

- Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện người lãnh đạo phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan, có như vậy thì mới nêu ra mục đích chủ trương và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn

- Phát phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan

Trang 9

II Vận dCng nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

1 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, các quy luật tự nhiên và xã hội Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn sinh viên phải xuất phát từ thực tế khách quan lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình

V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “không được lấy chủ quan của mình làm chính sách, không lấy tình cảm của mình làm điểm xuất phát cho các chiến lược và sách lược cách mạng Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy lợi ích trí lắp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay thế cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí”

Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan sinh viên phải biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập Trước tiên trong nhận thức sinh viên phải phản ánh trung thực nội dung của bản chất sự vật hiện tượng không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình áp đặt cho sự vật hiện tượng

Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường vì nội quy dành cho sinh viên trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong, đạo đức Mỗi người sinh viên không nên có tư tưởng cá nhân là nội quy nhà trường rườm rà, làm ảnh hưởng đến việc học tập, đến thời gian cá nhân

mà không thực hiện theo thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, làm ảnh hưởng đến nề nếp kỉ cương của thế hệ

Khi đề bạt tranh cử ban cán sự lớp phải đảm bảo tính công bằng, đánh giá trung thực năng lực của từng cá nhân để bổ nhiệm vào đúng vị trí phù hợp, dẫn dắt tập thể lớp đi lên Không nên vì định kiến cá nhân mà

Trang 10

đánh giá không trung thực sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thi đua của tập thể

Khi đánh giá điểm rèn luyện cho các bạn trong lớp nên thực hiện công khai, khách quan, tránh đánh giá theo cảm tính cá nhân Như thế sẽ tạo

ra mâu thuẫn nội bộ không kích thích được sự thi đua phấn đấu của mọi người

Sinh viên phải trung thực trong các kỳ kiểm tra thường xuyên, thi hết môn Sinh viên phải tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình Không nên có hành vi quay cóp bài của bạn Vì dù điểm cao đó cũng không phải là số điểm mà bản thân đạt được, không phản ánh đúng lượng kiến thức bạn có

Bên cạnh đó sinh viên phải lấy hiện thực khách quan làm cơ sở để đưa ra đường lối, chủ trương, kế hoạch học tập, mục tiêu cho phù hợp

Trong năm 1,2,3,4 đại học, đặt mục tiêu đạt được các loại học bổng trong và ngoài nước thì mục tiêu cần phải xuất phát từ thực tế khách quan như điều kiện ,năng lực , tố chất của bản thân, tình hình học tập

và mục tiêu của các bạn trong lớp như thế nào, môi trường tập thể xung quanh đoàn khoa như thế nào, cần các điều kiện bắt buộc nào để có thể đạt được các xuất học bổng, tổng quỹ học bỗng là bao nhiêu , Những mục tiêu và ước mơ mà chúng ta đặt ra, tiêu biểu như việc lựa chọn ngành học hay tìm kiếm công việc sau này phải phù hợp với thực

tế khách quan, cần biết và phát huy những điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu nào của bản thân, các yếu tố xã hội , môi trường phát triển xung quanh như thế nào

Ngoài ra sinh viên còn phải biết sử dụng lực lượng vật chất để thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch, mục tiêu đã đề ra Vì vật chất là cơ sở để thực hiện hóa ý thức

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w