Có thể thấy mô hình này đang trởthành một xu hướng được các quốc gia vô cùng quan tâm với mong muốn nâng cao sựhiểu biết của sinh viên về môi trường, từ đó có những hành động trong thực
Trang 1ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH TẾ - LUẬT - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1 Phân tích thực trạng rác thải nhựa hiện nay 4
2 Xu hướng đại học xanh trên thế giới 5
3 Mô hình đại học xanh ở UEH 8
3.1 Quá trình phát triển của UEH lên đại học xanh 8
3.2 Những tác động của thực hành Đại học xanh 13
4 Một vài kiến nghị 14
KẾT LUẬN 18
PHỤ LỤC 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thực trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm rác thải đang là thực trạng đángbáo động trên thế giới và cả Việt Nam Tham gia vào hành trình bảo vệ trái đất xanhnày, việc xây dựng các đại học xanh được xem là một điểm sáng khá quan trọng, gópphần thúc đẩy quá trình này Bài tiểu luận giới đây phân tích về thực trạng rác thảinhựa, cùng với đó xem xét xu hướng đại học xanh trên thế giới, ở UEH và đưa ra nhậnxét trong việc áp dụng mô hình này ở UEH
Từ khóa: rác thải, đại học xanh, UEH.
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5NỘI DUNG
1 Phân tích thực trạng rác thải nhựa hiện nay
Rác thải thường chỉ những vật liệu không cần thiết, vô giá trị hoặc không còn sửdụng được nữa được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người Rácthải có thể được chia thành nhiều loại như rác thải nguy hại, rác thải rắn, rác thải y tế
và rác thải đặc biệt Mọi loại rác được thải ra đều có khả năng gây ảnh hưởng đếnmôi trường cũng như là sức khỏe của cộng đồng Rác thải sẽ được thải bỏ theo cáchhợp pháp hoặc phi pháp Hợp pháp nghĩa là rác thải sẽ được tái chế, sử dụng nhưnguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và năng lượng, chôn lấp, đốt,hay xử lý trước khi thải ra môi trường Còn phi pháp là khi rác thải được đổi ra môitrường một cách trực tiếp hoặc xả rác Dù là hoạt động xả thải hợp pháp hay phi phápthì rác thải cũng mang nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn
Theo dữ liệu của tổ chức Ngân hàng Thế giới, mỗi năm, có khoảng 2,01 tỷ tấn rácthải rắn đô thị được tạo ra khắp thế giới, con số này sẽ tăng và dự kiến đạt 3,04 tỷ tấnvào năm 2050 Việt Nam là một trong năm quốc gia tạo ra rác nhiều nhất thế giới vớitrung bình 50.000 tấn rác được tạo ra mỗi ngày, chiếm khoảng 6%, trong đó có 1,8triệu tấn rác thải nhựa (0,28 triệu - 0,73 triệu tấn rác thải ra biển)
Mỗi ngày có khoảng 9000 tấn rác sinh hoạt thống kê được tại TP.HCM được xử lý,cao điểm có thể lên đến 11.000 - 12.000 tấn/ngày, với khoảng 5% tăng mỗi năm, dựbáo sẽ đạt 13.000 tấn/ ngày ở TP.HCM vào 2025 Theo The Zero Waste CampusProject, khoảng 80 tấn nhựa và ni lông thải ra mỗi ngày tại Hà Nội và Thành phố HồChí Minh, trong đó cứ 4.000 - 5.000 tấn rác thì có 7% - 8% rác thải nhựa và ni lông
Hiện nay, mọi người dần có ý thức hơn về những tác động của rác thải đến môitrường Tại Hà Nội, rất nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức đã chung tay giảm thiểu rácthải nhựa bằng cách tổ chức thu gom, phân loại và sự kiện Ngày hội nhặt rác Thếgiới (World Cleanup Day) được tổ chức bởi dự án Let’s Do It là một ví dụ Sự kiệnnày thu hút hơn 500 tình nguyện viên với nhiều lứa tuổi khác nhau và đã thu gom
Trang 6được hơn 15 tấn rác thải nhựa Nhiều tổ chức phi lợi nhuận về môi trường (NhàNhiều lá, Gen xanh) hay các doanh nghiệp xã hội (Limloop) cũng được thành lậpnhằm giúp nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của rác thải cũng như giảmtác động của rác thải nhựa đến môi trường và đời sống cộng đồng Tuy nhiên, khốilượng rác thải nhựa ở Việt Nam được tái chế vẫn còn chưa đáng kể (chỉ khoảng10%), 90% còn lại sẽ bị chôn lấp, đốt, hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Trong môi trường đại học, rác thải nhựa đã và đang là vấn đề nan giải Ống hút nhựa,hộp xốp đựng thức ăn dùng một lần, đồ uống đóng chai, túi nilon,… - bên cạnhnhững tiện lợi nhất định, những đồ dùng này đang tạo ra một lượng rác thải khôngnhỏ Để giảm bớt tác động của rác thải đến môi trường cũng như đời sống cộngđồng, một trong những hướng đi tiềm năng và tất yếu là phát triển mô hình Đại họcxanh, không rác thải
2 Xu hướng đại học xanh trên thế giới
2.1 Định nghĩa
Đại học xanh là một tổ chức giáo dục tự đáp ứng những nhu cầu về tài nguyên thiênnhiên, như năng lượng, nước, và các vật liệu mà không ảnh hưởng tới khả năng đápứng nhu cầu của con người ở những đất nước khác cũng như thế hệ tương lai.(tạm dịch, theo greenofficemovement.org)
2.2 Xu hướng phát triển đại học xanh trên thế giới và ở Việt Nam
Bối cảnh Trái Đất ngày càng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của ô nhiễm môitrường, biến đổi khí hậu, đặc biệt do vấn đề rác thải Trong khối lượng rác thảikhổng lồ thì rác thải nhựa như chai nhựa, ly nhựa, bát nhựa chiếm một phần không hềnhỏ Với lượng sinh viên đông đảo là các bạn trẻ cùng đó là thói quen sử dụng đồnhựa thì vấn đề xây dựng những cơ sở giáo dục theo hướng phát triển bền vững ngàycàng được chú trọng Đặc biệt là tại các trường đại học, tiêu chí “xanh” được đề caovới mục đích tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ tương lai về trách nhiệm của bản thântrong việc góp phần bảo vệ môi trường.Có thể hiểu đại học xanh là những công trìnhxanh hiệu quả, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo các tiện nghi, đảm bảo an sinhmôi trường, sức khỏe và các yêu cầu khác về kinh tế - xã hội (theo Tạp chí Công
Trang 7thương).Một đại học xanh thường đi kèm một số tiêu chí như: Chương trình giáo dục,đào tạo xanh bao gồm Triết lý đào tạo gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững,hướng đến tiêu chí “xanh”; việc giảng dạy, học tập, hoạt động, sinh hoạt luôn hướngtới bảo vệ môi trường Cơ sở vật chất, không gian xanh như khuôn viên xanh, sạch;tiết kiệm tối đa điện năng với nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,gió, và hiện đại hóa phương pháp xử lý, tái sinh chất thải.
Mô hình đại học xanh mang lại nhiều lợi ích rõ ràng giúp thu hút các trường đại họctrên thế giới áp dụng Đầu tiên là góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp cho sinh viênmột môi trường học tập và sinh hoạt xanh - sạch - đẹp, có lợi cho sức khỏe và sự pháttriển của sinh viên Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2006 của Mỹ về đại học xanh
đã chỉ ra kinh phí đầu tư vào mô hình đại học xanh ít hơn 2% trong khi đưa về lợinhuận tài chính gấp 20 lần công trình thường vì công trình xanh có thể giảm tiêu thụnăng lượng cũng như chi phí vận hành, bảo trì Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trởthành xu hướng tất yếu thì việc xây dựng trường đại học xanh là cần thiết, đặc biệt làđối với các quốc gia đang phát triển
Trên thế giới đã có không ít các quốc gia áp dụng mô hình đại học xanh cho cáctrường đại học Một số ví dụ là đại học Nottingham (Anh), đại học Bremen (Đức), đạihọc Cairo (Ai Cập), đại học Ontario (Canada), đại học Connecticut (Hoa Kỳ), đại họcIndonesia (Indonesia), đại học Mahidol (Thái Lan) Ngoài ra, rất nhiều quốc gia kháctrên thế giới như Ireland, Đan Mạch, Brazil, Mexico, Trung Quốc, Việt Nam, cũngđang tích cực triển khai các dự án về đại học xanh Có thể thấy mô hình này đang trởthành một xu hướng được các quốc gia vô cùng quan tâm với mong muốn nâng cao sựhiểu biết của sinh viên về môi trường, từ đó có những hành động trong thực tế để giảmthiểu tác động có hại tới môi trường; cải thiện sức khỏe cho sinh viên, giảng viên vànhân viên; giảm thiểu lượng rác thải ở mức tối đa góp phần cải thiện chất lượng môitrường giáo dục nói riêng và môi trường toàn cầu nói chung
Một đại diện tiêu biểu cho mô hình này là Trung tâm nghiên cứu & Đại họcWageningen của Hà Lan với vị trí số 1 trên bảng xếp hạng GreenMetric cho 1050
`trường ĐH từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về trường Đại học xanh, pháttriển bền vững năm 2022 Trường tích hợp các vấn đề môi trường và phát triển bềnvững vào tất cả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa, đồng thời
Trang 8cung cấp các chương trình đào tạo về các lĩnh vực liên quan đến môi trường, tổ chứcnghiên cứu về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, và khuyến khích sinhviên, giảng viên và nhân viên tham gia các hoạt động ngoại khóa về môi trường đồngthờicam kết giảm thiểu các hành động ảnh hưởng tới môi trường Một số chiến dịch
và hoạt động mà đại học Wageningen đã và đang thực hiện như “Green CampusInitiative” nhằm biến khuôn viên trường thành khu vực xanh và bền vững; giải thưởng
“Sustainable Campus Awards” được trao cho cá nhân hoặc nhóm có đóng góp trongviệc phát triển bền vững khuôn viên trường; sử dụng thực phẩm bền vững trongcăng-tin và hạn chế thức ăn thừa; khuyến khích sinh viên sử dụng phương tiện côngcộng và các phương tiện chạy bằng điện; đặc biệt, chất thải trong khuôn viên trườngđược phân loại kỹ càng thành 15 loại khác nhau Kể từ năm 2010, Đại họcWageningen đã giảm được 49% lượng carbon nhờ vào áp dụng mô hình đại học xanh.Cùng với đó là tiêu chí phát triển bền vững được hướng tới xuyên suốt thông quachương trình đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt chú trọng vào 6 chủ đề bền vững liênquan tới đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sức khỏe, nền kinh tế tuần hoàn, trí tuệnhân tạo
Tại nước ta, khái niệm Đại học xanh còn khá mới mẻ với nhiều người Lý do là sự hạnchế về không gian không đủ đáp ứng yếu tố cơ sở vật chất “xanh”, và hơn hết là do sựnhận thức chưa sâu của số nhiều giảng viên và sinh viên về vấn đề bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững Theo bảng xếp hạng GreenMetric, hiện nay Việt Nam có 2trường đại học lọt top 200 là đại học Trà Vinh (xếp thứ 138) và đại học Tôn ĐứcThắng (xếp thứ 114) Cụ thể với Đại học Trà Vinh, trường đã triển khai nhiều chươngtrình nâng cao ý thức của sinh viên và giảng viên về bảo vệ môi trường, hướng tới xâydựng đại học bền vững Một số ý tưởng “khởi nghiệp xanh” được các sinh viên thựchiện như tận dụng vỏ tôm, cua chế thành nhựa sinh học để tạo ra các sản phẩm ly,chén, ống hút thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, trường còn hướng tới đào tạogắn với phát triển bền vững bằng việcthành lập Viện Khoa học Công nghệ Môi trườngvới nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về môi trườngvới các ngành: Kỹ thuật Môi trường (bắt đầu từ năm 2017), Quản lý Tài nguyên vàMôi trường (bắt đầu từ năm 2021), Thạc sĩ Kinh tế Tài nguyên và Phát triển bền vững(bắt đầu từ năm 2022), Thạc sĩ Kinh tế và Quản lý Môi trường (bắt đầu từ năm 2022)
Trang 9Có thể thấy đại học Trà Vinh rất nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên vàcán bộ viên chức về môi trường, xây dựng một trường đại học xanh bền vững và hiệuquả Tại Việt Nam thì có nhiều trường đại học khác cũng đang tích cực triển khai môhình đại học xanh như đại học Quốc gia Hà Nội đã tích hợp nội dung bảo vệ môitrường vào chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, thu gom rác, trồng cây; hay tại đại học Bách khoa Hà Nội, trường đã trồngđược hàng nghìn cây xanh trong khuôn viên, sử dụng điện từ năng lượng mặt trời và tổchức tuyên truyền cho sinh viên bằng hình thức truyền thông như phát tờ rơi, tổ chứctalkshow, Có thể nói mô hình đại học xanh là một xu hướng tất yếu mà các trườngđại học nỗ lực hướng tới vì một môi trường xanh-sạch-đẹp.
3 Mô hình đại học xanh ở UEH
3.1 Quá trình phát triển của UEH lên đại học xanh
Nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh (UEH) là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam Với sứ mệnhđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, UEH luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường
Để đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu của Liên Hợp Quốc đến 2030,UEH triển khai rất nhiều các chiến lược, chương trình hoạt động phát triển bền vữngtrong giáo dục, nghiên cứu, vận hành, quản trị và xây dựng cộng đồng Dự án "UEHZero Waste Campus" là một trong những dự án quan trọng để hướng tới “UEH GreenCampus" - Vận hành bền vững đến 2030 Để thực hiện thành công dự án "UEH ZeroWaste Campus", có 5 cột mốc và các hoạt động chính:
● 2021 RETHINK - BE GREEN: Xây dựng nền tảng, triển khai các thí điểm tạiCampus Nguyễn Văn Linh
● 2022 UEH GREEN CITIZENS: Công dân UEH xanh, nhân rộng ZeroWaste tạiCampus A, B, Vĩnh Long
● 2023 UEH GREEN PARTNERS: Đối tác xanh, nhân rộng các cơ sở
Trang 10● 2024 UEH GREEN COMMUNITY: Cộng đồng UEH xanh, hệ sinh thái UEHxanh.
● 2025 UEH ZEROWASTE CAMPUS
Theo quá trình phát triển,
UEH chính thức triển khai Dự án Zero Waste Campus với mục tiêu xây dựng một Đạihọc xanh, sạch, đẹp và bền vững Chương trình được thực hiện trên cơ sở phối hợpgiữa UEH và Liên minh Không rác thải Việt Nam (VZWA) cùng các tổ chức môitrường khác Mục tiêu chính của dự án là xây dựng mô hình Trường học Không rác,
áp dụng giải pháp Không rác trong quản lý rác thải trường học, ưu tiên việc Từ chối –Giảm thiểu – Tái sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sản phẩm không cầnthiết, hoặc không thể ủ phân hữu cơ, chương trình triển khai giai đoạn đầu từ tháng 4đến hết tháng 10/2021 tại Cơ sở UEH – Nguyễn Văn Linh Với quan niệm “chỉ tái chếthôi là chưa đủ”, đồng thời tái chế nhựa cũng đang gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe conngười và môi trường, Liên minh Không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance(VZWA))* cho rằng “Thực hành không rác” là giải pháp mang tính bền vững nhất vàtạo ra nền kinh tế tuần hoàn cho xã hội
Để thực hiện hóa được mục tiêu dự án là ít nhất 70% trên tổng số người được khảo sátsau dự án hiểu thế nào là Không rác; lượng rác thải nói chung đi đến bãi chôn lấp giảmkhoảng 40%; lượng rác khó phân hủy (bao gồm nhựa sử dụng một lần, sản phẩmkhông cần thiết, không thể ủ phân hữu cơ) giảm khoảng 30%, Đại học Kinh tế TP HồChí Minh (UEH) và Liên minh Không rác Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuậnhợp tác (MOU) với nội dung cùng thiết kế, tư vấn, lập kế hoạch dự án UEH – ZeroWaste Campus Cùng với thông điệp “Rethink & Be Green”, dự án đã tạo nên dấu ấnthành công khi trở thành quán quân của cuộc thi quốc tế “Thử Thách Thành PhốKhông Rác thải” do tổ chức phi chính phủ Waste Aid cùng nhiều nhà tài trợ quốc tế tổchức Sau hơn hai năm hình thành có nhiều hoạt động lan tỏa tiếp cận mới về hoạtđộng sống xanh bền vững giúp thay đổi nhận thức của sinh viên UEH và được hưởngứng mạnh mẽ thông qua: các hoạt động truyền thông trên các nền tảng số của dự án
Trang 11cũng như tại Tuần lễ Sinh hoạt công dân của Trường; chuỗi Podcast “Rethink and BeGreen”; chuỗi bài, video lan tỏa kiến thức về “thực hành không rác thải”, MV Côngdân UEHer xanh; Cẩm nang “Tôi – Công dân UEHer xanh”; Cuộc thi sáng tạo Câuchuyện của Rác…
Sau những thành công bước đệm của năm 2021 trong việc truyền thông và tổ chức cáchoạt động giúp UEHers bước đầu tiếp cận khái niệm về một Đại học sạch, xanh, năm
2022 UEH tập trung vào việc kết nối cộng đồng liên quan để lan tỏa hành trình sốngxanh UEH đã tiếp nhận các ý kiến đóng góp qua Workshop UEH Zero Waste Station
và các buổi làm việc kết nối với các trường đại học, chuyên gia, đơn vị thu gom rác táichế
Các mô hình phát triển, xây dựng, vận hành khuôn viên trường đại học bền vững, đạihọc xanh đã được trình bày tại Hội thảo Zero Waste School Festival do UEH phối hợpcùng Liên minh Không rác Việt Nam - diễn đàn quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu,nhà khoa học, các tổ chức giáo dục, cơ quan nhà nước Từ đó, UEH đã nhận nhữngđóng góp và phương án mới để xem xét và điều chỉnh dự án phù hợp với thực tiễnhơn
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu UEH tổ chức kết nối vào trao quyền cho sinh viên chủđộng tổ chức các hoạt động, điển hình là Chương trình UEH Green Citizen Day nhằmtạo ra không gian để sinh viên có cơ hội được tiếp cận với các hoạt động sống xanh,hình thành thói quen tích cực về lối sống bền vững, nói không với rác thải, bảo vệ môitrường như: Đổi rác lấy quà – Eco Booth, Refill các sản phẩm đến từ Unilever – RefillBooth, Information Booth – Zero Waste Campus: nơi các bạn sinh viên được tìm hiểuthêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến dự án “Đại học không rác”, trải nghiệmchơi game trên website “Zero Waste Campus”,
Nhiều các hoạt động, chương trình xoay quanh chủ đề Zero Waste Campus đã đượcUEH tổ chức trong quá trình phát triển ba năm vừa qua:
Tên Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm
Eco Booth Đổi rác lấy quà: Sinh viên mang giấy,
Trang 12pin, chai nhựa đến đổi lại những phầnquà xanh như cây sen đá, ống hút bãmía,
Refill Booth (Gian hàng Refill các sản
phẩm quen thuộc đến từ Unilever như
sữa tắm, nước rửa tay lifebuoy, dầu gội
sunsilk, dầu gội Clear)
Các bạn sinh viên chuẩn bị chai lọ sạchmang đến gian hàng Refill để Refill sảnphẩm mong muốn với mức giá đã được
hỗ trợ (giảm 20% so với giá thị trường)
Information Booth - Zero Waste Campus Các bạn sinh viên được giới thiệu, cung
cấp thông tin tổng quan về dự án “ZeroWaste Campus - Đại học không rác” vàtrải nghiệm chơi game trên website
"Zero Waste Campus"
Triển lãm về Đại học bền vững Trưng bày các thiết kế infographic, hình
ảnh về Đại học bền vững - UEH hànhđộng bền vững với các trụ cột trong đàotạo, nghiên cứu, vận hành, quản trị vàkết nối cộng đồng
UEH Station Khu triển lãm những mô hình mô phỏng,
các bạn sinh viên có thể tương tác trựctiếp để thực hành phân loại 7 loại rácđúng quy chuẩn
Gian hàng tương tác âm nhạc chủ đề
-Công dân UEHer xanh
Sau khi xem MV “Công dân UEHerxanh”, các bạn sinh viên sẽ tham gia cácthử thách tương tác như: ghi nhớ lyrics,nhảy theo vũ đạo bài hát, chia sẻ thôngđiệp của MV trên mạng xã hội
Can to Can Các bạn sinh viên mang vỏ lon đã được
Trang 13rửa sạch đến để đổi lấy quà (túi tote)
Với chủ đề “Sống mới với cũ”, UEH Green Day đã trở thành một sự kiện thường niên,
là thời điểm thực hành xanh đúng nghĩa cho mỗi UEHer và đang ngày càng được hoànthiện, để thu hút được nhiều sự ủng hộ hơn nữa từ các bạn sinh viên
Triển khai phương án cải tiến các Cụm thùng rác thành Mô hình Trạm thực hành xanh:UEH đã rà soát toàn bộ hệ thống thùng rác tại các cơ sở, từ các Cụm thùng rác thôngthường điều chỉnh trở thành một Mô hình Trạm thực hành xanh, với hai mô hình phânloại chủ yếu là mô hình 3 và mô hình 7 Đồng thời tiến hành thay đổi bộ nhận diện hệthống thùng rác theo mô hình UEH Zero Waste Station
Mô hình phân loại 7 (gọi tắt: mô hình 7): mô hình yêu cầu thực hành bóc tách, phânloại theo 7 loại rác gồm: (1) chất lỏng, (2) thực phẩm thừa, (3) kim loại, (4) nhựa táichế, (5) giấy, (6) hộp sữa và (7) rác thải còn lại Dự kiến trong dài hạn, UEH sẽ ápdụng mô hình này tại tất cả cơ sở
Mô hình phân loại 3 (gọi tắt: mô hình 3): mô hình phân loại phiên bản giản đơn gồm:(1) thực phẩm thừa, (2) rác thải tái chế, (3) rác thải còn lại Mô hình được áp dụng tạimột số cơ sở, khu vực có quy mô nhỏ
Tiếp nối dự án, vượt qua những thách thức của những chuỗi hoạt động trong hai năm
2021 - 2022, năm 2023 UEH sẽ tiếp tục triển khai các nhóm hoạt động – giải pháphướng đến Đại học Bền vững Với mục đích nâng chất các chuỗi hoạt động, năm 2023không chỉ nhằm giảm thiểu rác thải trong khuôn viên trường mà kỳ vọng dần thay đổihành vi của cộng đồng trong việc chung tay thực hiện đại học xanh, sạch, tiết kiệmnguồn lực trên đa phương diện; dự án sẽ chính thức được đổi tên thành “UEH GreenCampus” cùng thông điệp chủ đạo là “Time for go green”
Các hoạt động chính của dự án trong năm 2023 xoay quanh những trụ cột cốt lõi như:Nghiên cứu, đào tạo, quản lý, khuôn viên xanh và cộng đồng, với 5 nhóm giải phápchính là:
Trang 14(1) Triển khai Living Lab UEH Green Campus theo hai nhóm hoạt động chính: nhómđào tạo và nhóm nghiên cứu.
(2) Thử nghiệm và vận hành chính thức Trạm thực hành xanh - UEH Go GreenStation: UEHer sẽ tuân thủ nguyên tắc phân loại rác tại các Trạm thực hành xanh -UEH Go Green Station theo mô hình 3 hoặc mô hình 7 được bố trí tại các cơ sở củaUEH và Phân hiệu Vĩnh Long
(3) Ban hành Quy định đại học xanh: Xây dựng ý thức và thực hành Đại học xanh chođội ngũ viên chức, người lao động và người học tại Trường cùng bộ quy tắc trong thựchiện các hoạt động tại UEH hướng đến Đại học xanh - Green Campus, như: thực hànhphân loại rác thải, thực hành 3R và thực hành các nguyên tắc Đại học xanh tại UEH;đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, quản lý phân công nhiệm vụ
và tổ chức thực hiện
(4) Kết nối cộng đồng: Kết nối với các đối tác thu gom, tái chế tổ chức chương trìnhđổi Rác lấy sản phẩm xanh thường kỳ Đồng thời, kết nối với trường đại học, đối táchọc thuật, chuyên gia để tổ chức các buổi Workshop, Tọa đàm chuyên môn, Hội thảo,Các cuộc thi…
(5) Đẩy mạnh truyền thông hai chiều, trao quyền cho sinh viên cùng tham gia thựchiện chương trình: Tiếp tục duy trì ngày hội UEH Green Day để mở rộng đến cộngđồng sinh viên, học sinh trong địa bàn thành phố; tổ chức các chuỗi sinh hoạt đầukhóa, workshop và hội thảo nhằm giáo dục kiến thức Thực hiện trao quyền cho sinhviên chủ động tham gia dự án và truyền thông kiến thức thay đổi nhận thức
3.2 Những tác động của thực hành Đại học xanh
Sau hơn 3 năm triển khai, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, góp phầnnâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và xây dựng một môi trường học tập, làmviệc xanh, sạch, đẹp cho sinh viên, cán bộ, giảng viên UEH và cộng đồng xung quanh.Chương trình đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục nâng nâng cao nhậnthức của sinh viên, cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Dự
án cũng triển khai các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng đồ nhựadùng một lần, tiết kiệm năng lượng, nước Nhờ đó, lượng rác thải sinh hoạt trongkhuôn viên trường đã giảm đáng kể Các hoạt đồng trồng cây cũng đã được triển khai