1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ
Tác giả Nguyễn Lương Phương Hạ
Người hướng dẫn Th.S Võ Đình Long
Trường học Trường Đại Học Mở - Bán Công TP.HCM
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 676,4 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng Quan Đề Tài (10)
    • 1.1. Giới thiệu (10)
    • 1.2. Nghiên cứu môi trường trong họat động khai thác dầu khí (0)
    • 1.3. Yêu cầu đối với các tổ chức dầu khí (11)
    • 1.4. Yêu cầu đối với các nhà thầu môi trường (12)
    • 1.5. Chương trình quan trắc môi trường (13)
      • 1.5.1. Quan trắc môi trường mỏ (13)
      • 1.5.2. Quan trắc môi trường vùng (16)
      • 1.5.4. Quan trắc môi trường cụm các công trình (17)
    • 1.6. Các thông số quan trắc (18)
      • 1.6.1. Traàm tích (18)
      • 1.6.2. Quan trắc cột nước (20)
  • Chương 2: Mục Đích, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu (22)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (22)
    • 2.2. Cách tiếp cận, nội dung và phương pháp tiến hành đề tài (22)
  • Chương 3: Đánh Giá Kết Quả Phân Tích Các Thành Phần Môi Trường Khu Vực Mỏ Bạch Hổ (24)
    • 3.1. Đánh giá chất lượng nước biển tại khu vực mỏ bạch hổ (24)
    • 3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải (30)
      • 3.2.1. Nước thải đồng hành (30)
      • 3.2.3. Hiện trạng môi trường của trầm tích đáy (32)
      • 3.2.5. Các kim loại trong trầm tích đáy (38)
      • 3.2.6. Hàm lượng chất hữu cơ trong trầm tích đáy (40)
      • 3.2.7. Độ phân rã sinh học của mùn thải và dung dịch khoan (42)
    • 3.3. Chất lượng môi trường không khí tại các giàn khoan (44)
    • 3.4. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường khu vực mỏ bạch hổ (46)
      • 3.4.1. Tương quan giữa các thông số môi trường tại khu vực khảo sát (46)
      • 3.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khu vực mỏ Bạch Hổ và xác định các nguyên nhân (49)
      • 3.4.3. Xu hướng biến đổi môi trường (51)
  • Chương 4: Kết Luận Và Kiến Nghị (54)
    • 4.1. Kết luận (54)
    • 4.2. Kieán nghò (56)

Nội dung

Mục Đích, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu, số liệu liên quan đến việc phân tích các thông số khai thác môi trường dầu khí tại khu vực mỏ Bạch Hổ, đề tài tập trung nghiên cứu theo hướng cải thiện nhằm đạt 2 mục tiêu sau:

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các họat động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ tới môi trường biển

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường biển cho khu vực mỏ Bạch Hổ.

Cách tiếp cận, nội dung và phương pháp tiến hành đề tài

Do việc lấy mẫu và phân tích mẫu liên quan đến dầu khí rất tốn kém nên để giảm thiểu chi phí cho luận văn, giáo viên hướng dẫn đã cho phép tôi thực hiện một số công việc liên quan đến thực địa và thu thập số liệu, tài liệu Các số liệu liên quan đến từng thông số được tham khảo trực tiếp từ tài liệu “Quan trắc môi trường dầu khí mỏ Bạch Hổ” do Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thực hiện

- Thu thập các số liệu liên quan đến chất lượng nước biển, chất lượng bùn đáy và chất lượng không khí tại khu vực triển khai đề án tốt nghiệp Các số liệu, dữ liệu này thường xuyên được cập nhật, công bố bởi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội được thu thập từ các tài liệu được công bố bởi Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu và Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu

- Xử lý các số liệu thu thập được

Các số liệu nghiên cứu và thu thập được đánh giá thống kê với sai số cho phép là 10% Các mẫu được đối chứng giữa mẫu trước và sau phân tích với số cặp so sánh tối thiểu là 3 cặp để lọai trừ sai số

- Xử lý số liệu về độc học

Các giá trị độc tính được tính toán bằng phương pháp Trimmed Spearman-Karber (Montana State University) sử dụng mô hình phát triển bởi ERL-Duluth, 1999 Việc so sánh kết quả tính toán với phương pháp Probit của Litchfield và Wilcoxon được thực hiện

Phương pháp tham khảo tài liệu: tổng hợp các số liệu khí tượng thủy văn, địa hình, dòng chảy, chất lượng nước, thủy sinh và cả điều kiện kinh tế xã hội khu vực ngoài khơi và khu vực trên bờ

- Đánh giá kết quả thu nhập được và đối chiếu các kết quả này với các tiêu chuẩn Việt Nam quy định về chất lượng môi trường nước, bùn đáy và môi trường không khí cũng như các kết quả nghiên cứu trước đây

- Khẳng định về mức độ ô nhiễm và đưa ra các đề xuất để cải thiện chất lượng môi trường biển tại khu vực mỏ dầu khí Bạch Hổ

- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán và thống kê số liệu, phần mềm Microsoft Word để sọan thảo văn bản.

Đánh Giá Kết Quả Phân Tích Các Thành Phần Môi Trường Khu Vực Mỏ Bạch Hổ

Đánh giá chất lượng nước biển tại khu vực mỏ bạch hổ

BẠCH HỔ Để đánh giá chất lượng nước biển khu vực mỏ Bạch Hổ, các số liệu về chất lượng nước biển tại 08 vị trí trong khu vực(mỗi vị trí gồm 02 mẫu ở 2 tầng: tầng mặt chiều sâu 0,5m và tầng đáy chiều sâu) được thu thập Các kết quả nghiên cứu về chất lượng nước biển được thể hiện trong các bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.1: Các thông số chất lượng nước biển tại 8 vị trí ở vùng biển mỏ

Bảng 3.2: Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển tại khu vực mỏ

Kết quả phõn tớch (àg/l)

Cd Cu Pb Cr Zn Ba Hg

Chú thích: Ký hiệu ứng với 08 vị trí có mẫu được phân tích trên biển khu vực mỏ Bạch Hổ và mỗi vị trí gồm 02 mẫu theo 02 tầng 0,5m và 50m

Bảng 3.3: Các thông số ô nhiễm tại 08 vị trí nước biển ở khu vực mỏ Bạch

Vò trí khảo sát Độ saâu(m)

Kết quả phân tích (mg/l) TOC SS Tổng cặn Dầu mỡ BOD5

2 Số liệu từ các bảng kết quả trên cho thấy:

- Nhiệt độ nước ( 0 C) dao động từ tầng mặt (0,5m) đến tầng đáy (50m), trung bình giảm 2,2 0 C, dao động từ 30,4 0 C - 28,2 0 C Đi cùng với sự giảm nhiệt độ thì hàm lượng Oxy hòa tan (DO) cũng giảm theo từ tầng mặt xuống tầng đáy là 0,7 mg/l, dao động trong khoảng 5,6 - 4,9 mg/l

- Giá trị pH hầu như thay đổi rất nhỏ từ tầng mặt (0,5m) xuống đến tầng đáy (50m) Giá trị pH ghi nhận được tại các vị trí tương đối ổn định, dao động trong khoảng 8,2 - 8,6 và không biến động nhiều so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu quan trắc môi trường trong nhiều năm tại cùng khu vực nghiên cứu

- Độ đục hầu như khụng thay đổi và cú giỏ trị là 0 NTUứ Độ mặn của nước biển có xu hướng tăng lên khi xuống độ sâu 50m và ở độ sâu đó độ mặn tại các vị trí phân tích được tương đương nhau Độ mặn trung bình của nước biển trong toàn khu vực khoảng 2,74% và giảm nhẹ so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhiều năm tại cùng vị trí (độ mặn trung bình toàn khu vực là 2,96%)

Bên cạnh đó, diễn biến về hàm lượng các thông số ô nhiễm khác trong nước biển khu vực mỏ Bạch Hổ cũng có những thay đổi so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát trong nhiều năm tại cùng khu vực nghiên cứu, nhử sau:

- Hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua thông số BOD5 không biến động đáng kể giữa tầng mặt (0,5m) và tầng đáy (50m) Có giá trị trung bình khoảng 2mg/l và tăng lên so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường khác (BOD5 trung bình dao động trong khoảng 1,25mg/l ở tầng đáy đến 1,40mg/l ở tầng mặt) Số liệu tại các vị trí đều có giá trị BOD5 tương đương nhau, hàm lượng BOD5 là 2mg/l

- Hàm lượng tổng Cacbon hữu cơ (TOC) nằm trong khoảng 3,1-46 mg/l, tăng từ 2 - 4 lần so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát trong nhiều năm (giá trị TOC nằm trong khoảng 0,78 - 2,0mg/l) Vị trí số 4 ở khu vực mỏ Bạch Hổ có hàm lượng TOC cao hơn một ít so với các vị trí khác trong khu vực, các vị trí còn lại đều có giá trị TOC tửụng ủửụng nhau

- Hàm lượng dầu trong nước biển tại các vị trí khảo sát được đều có giá trị tương đối thấp, mức chênh lệch hàm lượng dầu trong các tầng nước cũng không đáng kể Số liệu ghi nhận được tại vị trí số 6 có hàm lượng dầu lên đến 0,06 - 0,071 mg/l, cao nhất trong tất cả các vị trí và cũng cao hơn hẳn so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường khác (0,032 - 0,048 mg/l) So với số liệu từ các đợt khảo sát môi trường trước đây thì hàm lượng dầu trong nước biển tại các vị trí không thay đổi nhiều

- Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển của khu vực mỏ có giá trị nhỏ, ít thay đổi giữa các vị trí và độ sâu

- Trong các thông số kim loại nặng phân tích được, đáng lưu ý là hàm lượng kim loại Bari trong khu vực biển so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát đã tăng lên gấp 8 -10 lần, cao nhất là 1,2àg/l (2000) tăng lờn 110àg/l (2002) Điều này cho thấy việc xả thẳng dung dịch khoan và mùn khoan thải ra biển đã làm phát tán và lan tỏa kim loại Ba trong khu vực biển khảo sát Kết quả phân tích về hàm lượng Bari trong dung dịch khoan và mùn khoan thải chỉ ra hàm lượng đú dao động từ 620àg - 890àg/g

Hình 3.2: Hoạt động khai thác, thăm dò tại khu vực mỏ Bạch Hổ

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải

Ngoài các vị trí nghiên cứu chính đã được trình bày trên, các số liệu về chất lượng nước thải của các tàu chứa dầu Chí Linh và Vietsovpetro cũng được nghiên cứu Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải ở 2 tàu chứa dầu được thể hiện trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải đồng hành trên 02 tàu chứa dầu Vietsovpetro và Chí Linh

Thoâng soá Đơn vị Kết quả phân tích

Tàu chứa dầu Chí Linh Tàu chứa dầu Vietsovpetro

BOD5 mg/l 48 45 ΣN(Kieldahl) mg/l 30 27 ΣP mg/l 0,04 0,04

Thông số dầu tổng số nghiên cứu được nằm trong giới hạn cho phép của TCVN đối với nước thải thải vào nguồn loại B (Quyết định 395/QĐ - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định < 40mg/l đối với vùng biển cách bờ trên 12 hải lyù)

Hàm lượng phenol (C6H5OH) trong nước thải đo được tại giàn MSP - 11 là 2,10 mg/l và RP-1 là 1,20mg/l vượt giới hạn (TCVN 5945 - 1995 quy định đối với nước thải vào nguồn loại B < 1mg/l) Các nguồn thải khác có hàm lượng phenol (C6H5OH) nhỏ hơn, nằm trong giới hạn cho phép và nhìn chung ít thay đổi so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhieàu naêm

Mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải khai thác (nước thải đồng hành từ các giàn khoan) tương đối thấp với BOD5 dao động trong khoảng 20 - 48 mg/l và nằm trong giới hạn cho phép TCVN 5945 - 1995 đối với nước thải vào nguồn loại B Mức độ ô nhiễm hiện hữu tại đa số các nguồn thải đã giảm rất nhiều so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhiều năm ngoại trừ nước thải tại bình tách dầu MSP - 6 tăng khá cao, với BOD5 lên đến 10.040 mg/l

Ngoài ra, hàm lượng các anion trong nước thải đồng hành và từ các tàu chứa dầu đều tăng lên so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhiều năm

Các mẫu nước thải lấy tại các bình tách dầu chỉ mang tính chất tham khảo, điều đáng quan tâm là các thông số ô nhiễm nước thải từ các tàu chứa dầu vì đây là nguồn thải trực tiếp xuống biển Nguồn nước thải này phải được kiểm soát chặt chẽ và chỉ được thải ra khi đã qua xử lý đến khi hàm lượng dầu trong nước thải < 15 mg/l

3.2.2 Dung dịch khoan và mùn khoan thải

Các số liệu phân tích về các thông số ô nhiễm được chọn tại vị trí giàn 11 với độ sâu 3.170m và 3.486m (khoảng cách 02 vị trí là 316m theo chiều sâu) Việc lựa chọn thông số tại cùng vị trí với chiều sâu khác nhau để đánh giá về hàm lượng các thông số một cách khách quan và khoa học

Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu các thông số kim loại nặng trong dịch khoan thải

Giàn 11 Độ sâu khi khoan

Kết quả phõn tớch(àg/g)

Cu Cd Cr Pb Zn Hg Ba

Bảng 3.6: Kết quả nghiên cứu các thông số kim loại nặng trong mùn khoan thải

Giàn 11 Độ sâu khi khoan

Kết quả phõn tớch(àg/g)

Cu Cd Cr Pb Zn Hg Ba

Qua các kết quả nghiên cứu được cho thấy hàm lượng các kim loại nặng thấp hơn so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường

(1999, 2000) Riêng kim loại Bari vẫn ở mức cao, vì đây là nguồn trực tiếp khi mà hóa chất chứa Bari có mặt trong dung dịch khoan Hàm lượng đó ở trong dung dịch khoan và mùn khoan thải có giá trị xấp xỉ nhau ở 2 độ sâu khác nhau

3.2.3 Hiện trạng môi trường của trầm tích đáy

Các mẫu trầm tích đáy được nghiên cứu với mật độ 3 điểm/vị trí và mỗi điểm chọn 01 giá trị Với phương án chọn lựa như vậy thì việc đánh giá các thông số trong lớp trầm tích đáy tại khu vực mỏ Bạch Hổ được chính xác hơn Bởi vì trong phạm vi mỗi vị trí được chọn 03 giá trị (theo đỉnh của tam giác), vừa mang tính đại diện lại vừa mang tính thống kê cao Kết quả nghiên cứu các thông số trong lớp trầm tích đáy được thể hiện trong bảng 3.7 sau: a) Phân bố kích thước hạt của trầm tích

❖ Các vị trí tham khảo

Bảng 3.7: Đặc trưng lớp trầm tích bề mặt tại 2 vị trí tham khảo

% buứn % thô Chọn lọc Đối xứng Độ nhọn Phân loại

Kết quả nghiên cứu về trầm tích tại khu vực mỏ Bạch Hổ cho thấy, trầm tích cát mịn, riêng trầm tích ở vị trí 7 là loại trầm tích bùn mịn Cả 2 vị trí có chung đặc trưng là phõn bố cỡ hạt lệch sang phải, điều này biểu hiện độ lệùch (độ bất đối xứng - Skewness) của chúng có giá trị dương Mặt khác, so với trầm tích ở vị trí tham khảo, trầm tích ở các vị trí trong mỏ Bạch Hổ có hàm lượng bùn thấp hơn từ 3 - 10 lần Độ chọn lọc của vị trí 7 rất kém, biểu hiện độ nhọn có giá trị thấp (0,807) và giá trị độ chọn lọc cao (2,836) Như vậy, chỉ số phân loại của trầm tích bề mặt tại 2 vị trí tham khảo ở khu vực mỏ Bạch Hổ là rất xấu đến trung bình b) Hiện trạng môi trường lớp bề mặt của trầm tích đáy

Các kết quả nghiên cứu về kích thướt hạt trầm tích đáy khu vực mỏ Bạch Hổ được thể hiện trong bảng 3.8

Bảng 3.8: Kích thướt hạt trầm tích đáy Đường kính hạt

Như vậy, phân bố cỡ hạt trong trầm tích ở các vị trí tham khảo được tại mỏ Bạch Hổ thuộc loại cát mịn với đường kính phi (φ) trung bình từ 2,43 - 2,62 Hàm lượng cát hạt thô (có đường kính phi lớn hơn 2mm) khá thấp (0 - 2,8%) và hàm lượng cỏt hạt mịn (cú đường kớnh nhỏ hơn 63àm) tương đối cao (3 - 20%) Phõn bố cỡ hạt khá tập trung với giá trị độ nhọn cao (1,5 - 4)

Qua khảo sát về trầm tích của khu vực mỏ Bạch Hổ, các số liệu thể hiện về các xu thế diễn biến môi trường tại khu vực như sau:

- Đường kính phi trung bình của hạt trong các mẫu nhỏ hơn so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trước đây

- Lượng bùn tăng so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhiều năm

- Tỉ lệ % hạt thô ở tại mỗi vị trí giảm so với các số liệu ghi nhận được từ các tài liệu giám sát môi trường trong nhiều năm

3.2.4 Hydrocarbon trong trầm tích đáy

Các kết quả nghiên cứu về Hydrocacbon trong trầm tích đáy bao gồm tổng hàm lượng Hydrocacbon, hợp phần Aliphatic (Hydrocacbon no), và 16 hợp chất Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) theo danh mục của EPA Tham khảo giá trị của hợp phần Aliphatíc từ 2 mẫu nước thải đồng hành (tàu Chí Linh và tàu Vietsovpetro)

Chất lượng môi trường không khí tại các giàn khoan

Nguồn phát sinh các chất khí gây ô nhiễm chủ yếu của khu vực giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí bao gồm:

- Quá trình đốt các khí đồng hành, thử giếng và các máy phát điện trên giàn

- Sự rò rỉ, bốc hơi (chủ yếu là các khí Hydrocacbon) từ các thiết bị, đường ống và miệng giếng khoan…

Các mẫu không khí được lấy tại các giàn MSP -11 và CNTT-2, vị trí khảo sát mang tính chất đặc trưng cho từng khu vực làm việc để phản ánh đúng hiện trạng môi trường không khí của từng khu vực trên giàn Kết quả nghiên cứu về chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 3.12

Bảng 3.12: Kết quả nghiên cứu về chất lượng không khí trên các giàn khoan

Vò trí khảo sát Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m 3 )

6 1,82 KPH KPH KPH KPH KPH 1,82 930,3

- Khu vực Bloc 3 giàn CNTT-2

- Khu vực trạm máy phát điện giàn CNTT-2

- Khu vực Block ở giàn CNTT-2

- Khu vực giàn đang khoan, giàn MSP-11

- Khu vực miệng đốt khí thải faken MSP-11

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các Hydrocacbon bay hơi trong không khí tại các giàn khoan tương đối thấp, cao nhất là các khí Hydrocacbon tại

C1 với hàm lượng dao động khoảng 1,81 - 2,52 mg/m 3 , các Hydrocacbon từ C2 -

C5 có hàm lượng rất thấp và nhiều chất khí hầu như không phát hiện được Tổng hàm lượng các khí hydrocacbon chỉ nằm trong khoảng 1,82 - 6,75 mg/m 3 và nếu so với TCVN 5938 - 1995 quy định hàm lượng xăng (octan) không vượt quá 5 mg/m 3 thì đa số các vị trí được khảo sát có hàm lượng nằm trong giới hạn cho pheùp cuûa TCVN 5938 -1995

Tại các vị trí được khảo sát thì khu vực đặt máy phát ở giàn CNTT-2 có hàm lượng các hydrocacbon thấp nhất và chỉ phát hiện được khí hydrocacbon tại vị trí C1, các khí Hydrocacbon khác đều không phát hiện Trong khi đó tại khu vực khai thác và khu vực đo lường ở giàn MSP 6 có hàm lượng các Hydrocacbon khá cao và tổng nồng độ các Hydrocacbon đều vượt giới hạn TCVN 5938 - 1995

Trong các khí Hydrocacbon khảo sát lấy tại các giàn thì khí Hydrocacbon với C5 có hàm lượng rất nhỏ, hầu như không phát hiện thấy Nó chỉ xuất hiện ở những khu vực có tổng hàm lượng Hydrocacbon khá cao như Block khai thác và Block đo lường ở giàn MSP -11

Nồng độ khí CO2 ở các vị trí phân bố tương đối đồng đều và nằm trong khoảng 681 - 930 mg/m 3 , khu vực đặt máy phát ở giàn CNTT-2 có nồng độ CO2 cao hơn so với các vị trí khác do phải tiếp nhận một phần khí thải từ hoạt động của máy phát điện Như vậy, so sánh với các kết quả phân tích trước đây (vào các năm 1999, 2000), thì khí thải CO2 thấp hơn (dao động trong khoảng 681 đến 930mg/m 3 )

Cũng so với đợt khảo sát trước đây (năm 1999) thì nồng độ các Hydrocacbon thấp hơn rất nhiều ở một số vị trí như Block khai thác và Block đo lường ở giàn MSP 6 (nồng độ tổng các Hydrocacbon trong năm 1999 tại hai vị trí này là 17,0 và 22,1 mg/m 3 ), các vị trí có nồng độ cao hơn thì có giá trị nhỏ và mức chênh lệch không đáng kể.

Đánh giá chung về hiện trạng môi trường khu vực mỏ bạch hổ

3.4.1 Tương quan giữa các thông số môi trường tại khu vực khảo sát

Giữa các thông số môi trường có mối quan hệ ràng buộc hoặc độc lập với nhau Mối tương quan của các thông số môi trường có thể phân tích dựa trên hệ số tương quan đặc trưng của các kết quả phân tích tại từng vị trí và xem chúng như là những đại lượng ngẫu nhiên Hệ số tương quan tuyến tính được tính theo công thức như sau: rxy = àxy / (σxσy) rxy: hệ số tương quan giữa hai đại lượng x và y àxy: mụ men tương quan giữa x và y σxσy: độ lệch bình quân giữa x và y

Nếu rtn < rlt: quan hệ giữa hai đại lượng là tuyến tính và rtn < 0: quan hệ giữa hai đại lượng là tuyến tính nghịch rtn > 0: quan hệ giữa hai đại lượng là tuyến tính thuận

rtn< rlt: quan hệ giữa hai đại lượng không tuyến tính, không quan hệ hoặc quan hệ phức tạp Để có thể đánh giá về mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng ở mức độ nào đó ta có thể dựa trên hệ số tương quan tuyến tính như sau:

Bảng 3.13: Hệ số tương quan tuyến tính giữa các thông số môi trường

Hệ số tương quan tuyến tính r tn  Mức độ liên quan

Dựa vào các hệ số tương quan tuyến tính giữa một số thông số đặc trưng cho môi trường trầm tích đáy biển được thể hiện trong bảng 3.13, có thể đưa ra một số nhận xét về một số mối quan hệ tuyến tính đáng chú ý giữa các đại lượng nhử sau:

- Hệ số tương quan r giữa đại lượng tổng hữu cơ và hổn hợp không phân giải (UCM) ở mức cao (với r = 0,82), chứng tỏ hàm lượng dầu đo được trong trầm tích liên quan tốt với hàm lượng các chất không phân giải tương quan tuyến tính của hai thông số này với các thông số tổng HC thơm, TAC đều có giá trị cao (>0,7) điều này chứnh tỏ đã có sự ô nhiễm dầu trong trầm tích đáytại khu vực mỏ Bạch Hổ

- Mối quan hệ tuyến tính giữa đại lượng kim loại với các chất gây ô nhiễm dầu như THC, UCM đều là những quan hệ tuyến tính nghịch với giá trị của hệ số cũng khá lớn (rtn = 0,59 - 0,65) Ngoài ra, có mối quan hệ tuyến tính thuận giữa hàm lượng kim loại Zn với các tổng

HC thơm Mặc dù các kim loại được nghiên cứu trong bảng 3.9 là thành phần chính trong mùn thải nhưng nó lại không có quan hệ tuyến tính với các thông số đặc trưng cho hydrocacbon trong trầm tích (r < 0,50)

- Hầu hết giữa các yếu tố kim loại trong trầm tích cũng không có mối quan hệ tuyến tính nào đặc trưng, chỉ có Cu và Cr có quan hệ tuyến tính nhưng với mức độ vừa phải với r = 0,53

- Mối quan hệ giữa các thông số đặc trưng cho mức độ đa dạng của sinh vật đáy với thông số đặc trưng cho hàm lượng huydrocacbon, chất không phân giải cũng ở mức độ chấp nhận được (r = 0,51 - 0,61) và có giá trị âm (quan hệ tuyến tính nghịch) rất cao (r = -0,83) với thông số trung bình phi

Như vậy, có thể nói, chỉ có một số thông số trong trầm tích đáy đặc trưng cho mức độ ô nhiễm dầu mới có những mối quan hệ tuyến tính với nhau, các thông số khác có quan hệ tuyến tính nhưng cũng chỉ ở mức độ thấp và hầu hết là không có mối quan hệ nào đáng kể

3.4.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khu vực mỏ Bạch Hổ và xác định các nguyên nhân

Qua các kết quả nghiên cứu về chất lượng nước biển, trầm tích đáy, chất lượng của không khí tại khu vực mỏ Bạch Hổ, có thể đưa ra những nhận xét chung về chất lượng môi trường tại khu vực này như sau:

- Chất lượng nước biển trong khu vực thăm dò khai thác mỏ tại Bạch Hổ tương đối sạch, chỉ có ảnh hưởng của các loại chất thải từ quá trình thăm dò, khai thác nên hầu như không bị ô nhiễm, một vài điểm có ô nhiễm nhưng với mức độ thấp Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển đều ở mức độ thấp và nếu so sánh với TCVN 5943 - 1995 quy định về chất lượng nước biển ven bờ (do nước ta chưa có tiêu chuẩn về chất lượng nước biển xa bờ) thì tất cả các thông số được khảo sát đều đạt tiêu chuẩn

- Sự khác nhau về mức độ ô nhiễm môi trường nước biển giữa các vị trí trong khu vực chưa có sự thay đổi rõ rệt, chứng tỏ rằng mức độ ô nhiễm còn nhẹ và khả năng phát tán và tự làm sạch chất ô nhiễm trong nước biển rất cao

- Do ảnh hưởng của quá trình khai thác ở mỏ Bạch Hổ với cường độ cao, mức độ ô nhiễm trong nước biển tại khu vực này cũng cao hơn so với các vị trí khác mặc dù không đáng kể Một số vị trí có mức độ ô nhiễm vượt trội là số 3 và số 6, ở các vị trí này thì các thông số ô nhiễm TOC và dầu cao hơn các vị trí khác trong khu vực

- Có sự khác biệt đáng kể giữa các vị trí trong khu vực về mức độ ô nhiễm trong trầm tích đáy điều này do ảnh hưởng của sự trầm lắng của các chất thải từ quá trình thăm dò và khai thác dầu khí, do mật độ các lượng chất thải vò vỉ xuống biển cũng khác nhau Cũng chính do khả năng phát tán kém và sự phân hủy lâu các chất ô nhiễm trong lớp trầm tích và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm khác nhau trong trầm tích đáy

Ngày đăng: 08/08/2024, 15:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:Tổng quan khu vực mỏ Bạch Hổ của Viettrolimex. - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Hình 1.1 Tổng quan khu vực mỏ Bạch Hổ của Viettrolimex (Trang 10)
Bảng 1.1: Các vị trí khảo sát trầm tích trong một mạng lưới lấy mẫu - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 1.1 Các vị trí khảo sát trầm tích trong một mạng lưới lấy mẫu (Trang 15)
Hình 1.2: Hoạt động lấy mẫu Trầm tích. - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Hình 1.2 Hoạt động lấy mẫu Trầm tích (Trang 18)
Hình 3.1: Hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mỏ Bạch Hổ - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Hình 3.1 Hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mỏ Bạch Hổ (Trang 24)
Bảng 3.2: Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển tại khu vực mỏ - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.2 Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển tại khu vực mỏ (Trang 25)
Bảng 3.3: Các thông số ô nhiễm tại 08 vị trí nước biển ở khu vực mỏ Bạch - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.3 Các thông số ô nhiễm tại 08 vị trí nước biển ở khu vực mỏ Bạch (Trang 26)
Hình 3.2: Hoạt động khai thác, thăm dò tại khu vực mỏ Bạch Hổ - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Hình 3.2 Hoạt động khai thác, thăm dò tại khu vực mỏ Bạch Hổ (Trang 29)
Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải đồng hành trên 02 - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.4 Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải đồng hành trên 02 (Trang 30)
Bảng 3.7: Đặc trưng lớp trầm tích bề mặt tại 2 vị trí tham khảo. - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.7 Đặc trưng lớp trầm tích bề mặt tại 2 vị trí tham khảo (Trang 33)
Bảng 3.9: Kết quả phân tích về hàm lượng  các kim loại trong trầm tích - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.9 Kết quả phân tích về hàm lượng các kim loại trong trầm tích (Trang 38)
Bảng 3.10: Kết quả phân tích về độ ẩm và hàm lượng chất hữu cơ trung bình - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.10 Kết quả phân tích về độ ẩm và hàm lượng chất hữu cơ trung bình (Trang 41)
Bảng  3.12:  Kết  quả  nghiên  cứu  về  chất  lượng  không  khí  trên  các  giàn - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
ng 3.12: Kết quả nghiên cứu về chất lượng không khí trên các giàn (Trang 44)
Bảng 3.14: Biến đổi một số thông số môi trường ở các mỏ Bạch Hổ và - Nghiên Cứu Các Hoạt Động Khai Thác Dầu Khí Ảnh Hưởng Tới Môi Trường Biển Tại Khu Vực Mỏ Bạch Hổ.pdf
Bảng 3.14 Biến đổi một số thông số môi trường ở các mỏ Bạch Hổ và (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w