Nguồn gốc và phân loại nhóm rau cải
Nguồn gốc nhóm rau cải
Theo tài liệu của University of Saskatchewan (2005), trong thiên nhiên, rau cải phát sinh từ vùng bờ biển Đại Tây Dương của Châu Aâu và vùng Địa Trung Hải, đã được dùng làm rau củ để ăn trong hơn 2.500 năm Ở vùng Địa Trung Hải, những nông dân thời xưa cất giữ những hạt giống từ các cây cải có rễ lớn Ở Trung Hoa, các nông dân thời xưa lại lưu trữ hạt giống của những cây có thân và lá lớn Sau hằng trăm năm chọn giống theo đặc điểm của cây và phù hợp với nhu cầu của con người, từ một chủng loại cải hoang ban đầu đã phát sinh nhiều dạng rau cải khác nhau, chẳng hạn như Brassica oleracea L ở vùng Địa
Trung Hải với bắp cải, bắp cải Brussels, bông cải xanh, bông cải trắng, su hào, cải xoăn…; và Brassica rapa L ở Trung Hoa với bắp cải, cải thìa, cải ngọt… Bắp cải đã được trồng ở Trung Hoa trước đây khoảng 1.500 năm
Người ta cho rằng một trong những lý do phát sinh nhiều loại rau cải khác nhau từ một loài ban đầu là do sự khác biệt về địa lý, do đó có sự khác biệt lớn về gene, từ đó con người có thể chọn giống theo những đặc điểm của cây mà họ ưa thích Sự khác biệt giữa các cây này do chúng được nuôi trồng trong quá trình hằng ngàn năm qua trong những điều kiện khác nhau và được nhân giống một cách chọn lọc tùy theo nhu cầu của con người.
Phân loại nhóm rau cải
Theo Department of Horticulture and Landscape Architecture (PURDUE
UNIVERSITY, US, 2005), giống Brassica được phân loại như sau:
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 5
• Brassica oleracea (2n = 18, lưỡng bội); xuất xứ Châu Âu
Loài phụ (var.) capitata; nhóm phụ alba : bắp cải
Loài phụ (var.) capitata; nhóm phụ rubra: bắp cải đỏ
Loài phụ (var.) capitata; nhóm phụ sabauda: bắp cải lá nhăn
Loài phụ (var.) botrytis; nhóm phụ cauliflora: bông cải trắng
Loài phụ (var.) botrytis; nhóm phụ cymosa (italica): bông cải xanh
Loài phụ (var.) gemmifera: cải Bruxen (cải Bỉ)
Loài phụ (var.) acephala; nhóm phụ laciniata: cải xoăn nhỏ
Loài phụ (var.) acephala; nhóm phụ plana: cải xoăn lá phẳng
Loài phụ (var.) acephala; nhóm phụ millecapitata: một loại cải xoăn mọc cao Loài phụ (var.) acephala; nhóm phụ palmifolia: 1 loại cải xoăn cao hơn 2m Loài phụ (var.) acephala; nhóm phụ medullosa: loại cải xoăn thân dài và dày Loài phụ (var.) gongylodes; nhóm phụ caulo-rapa: su hào
• Brassica campestris (rapa) (2n = 20, lưỡng bội); xuất xứ Trung Hoa
Loài phụ (var.) chinensis: cải thìa, cải ngọt
Loài phụ (var.) pekinensis: bắp cải Pe-tsai
Loài phụ (var.) ruvo: 1 loại cải được trồng để lấy thân và búp hoa màu xanh
Loài phụ (var.) napobrassica (2n = 38): củ cải Thụy Điển, màu vàng, trụ dưới lá mầm phình ra
Loài phụ (var.) rapifera (2n = 20): một loại củ cải tương tự củ cải Thụy Điển, màu trắng ngà hoặc vàng
Ngoài ra còn có một số loài Brassicaceae khác như củ cải Trung Hoa Raphanus sativus (Chinese radish), cây cải ngựa Armoracia rusticana (horse- radish)
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 6
Theo tài liệu của Đại Học Cần Thơ (2005), họ Cải gồm hơn 350 chi và khoảng 3.000 loài, riêng ở nước ta có 6 chi và độ 20 loài Nhiều loài được trồng làm rau ăn như: su hào (B oleracea L var caulorapa Pasq.), cải bắp (B oleracea
L var capitata D.C), cải bông (B oleracea L var botrytis L.), cải thìa (B rapa L.), cải soong (Rorippa nasturtium-aquaticum (L.) Haijek), cải củ (Raphanus sativus L var longipinnatus Bail.)
1.1.3 Sự đa dạng của Brassica rapa L (Chinese cabbage)
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia (2005), có 2 nhóm Brassica rapa khác nhau rõ rệt, và nhiều dạng khác nhau giữa 2 nhóm này
+ Nhóm Pekinensis phổ biến hơn cả trong 2 nhóm, gồm có bắp cải, bông cải, cải thảo, su hào… Các thực vật thuộc nhóm Pekinensis có lá xanh bản rộng, với cuống lá trắng, xếp chặt lên nhau, thường tạo thành một khối trụ tròn đặc ta thường gọi là “bắp” Như tên của nhóm đã chỉ ra, Pekinesis, các thực vật của nhóm này đặc biệt rất phổ biến ở khu vực Bắc Trung Quốc lân cận Bắc Kinh (Peking), cũng như ở Nhật Bản và Hàn Quốc
+ Nhóm Chinensis: Thực vật thuộc nhóm này có phiến lá xanh đậm tạo thành từng cụm (bó) Các loài Chinensis rất phổ biến ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á Những loài Chinensis phổ biến trên thị trường gồm có: cải thìa (bok choy), cải ngọt (choy sum)
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 7
B oleracea var botrytis, nhóm phụ: Italica
B oleracea var Capitata, nhóm phụ: sabauda
B oleracea var capitata; nhóm phụ alba
B oleracea var gongylodes, nhóm phụ caulorapa
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 8
Cải thảo dạng bắp dài
Hình 1.1 Sự đa dạng của họ rau cải (Brassicaceae)
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 9
Đặc điểm thực vật
Phân loại cải thìa
Cải Thìa có tên khoa học: Brassica rapa L
Thuộc họ Thập Tự (Crucifereae) = Brassicaceae
Teân tieáng Anh: Bok Choy, Chinese Mustard, Spoon Cabbage, Celery Mustard…
Tên tiếng Pháp: Bok Choy, Chou Chinois
Thuộc Ngành: Magnoliophyta (Ngành Ngọc Lan)
Lớp: Magnoliopsida (Lớp Ngọc Lan)
Phân lớp: Dilleniidae (Phân lớp Sổ)
Bộ: Capparales (Bộ Màn màn)
Mặc dù tên giống và loài của cải thìa là Brassica rapa L., cải thìa còn được gọi là Brassica chinensis L vì chúng thuộc về nhóm Chinensis.
Đặc điểm thực vật của cải thìa
Theo Võ Văn Chi (2003), cải thìa có cấu tạo như sau: a) Thân: Cây thân thảo sống 1 đến 2 năm, cao 25 – 70 cm, có thể tới 1,5m b) Rễ: không phình thành củ c) Lá: ở gốc, to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc Phiến lá hình bầu dục, nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh Các lá ở trên hình giáo d) Hoa: có màu vàng tươi họp thành chùm ở ngọn, hoa dài 1,0 – 1,4 cm, có 2 nhị e) Quả: dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn, đường kính 1,0 – 1,5 mm, màu nâu tím
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 10
Hình 1.2 Hình dạng ngoài của Cải Thìa
Thành phần dinh dưỡng trong cải thìa
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO, 1972), cải thìa có thành phần dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của cải thìa
Chất Nước Protein Chất xơ Ca Fe Vitamin A Vitamin C ẹụn vũ tớnh % % g mg mg àg caroten mg
(Nguoàn: Mai Thũ Phửụng Anh, 1999)
Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ
sự hấp thu dung dịch đất, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các tiến
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 11 trình sinh lý khác nhau ở thực vật Ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao, trong tế bào và mô cây xảy ra sự thay đổi không thể phục hồi dẫn đến việc chết toàn cây hay các cơ quan riêng biệt của cây Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sống của các vi sinh vật có lợi và có hại cho cây
Cải thìa vốn là loại cây thích hợp ở điều kiện khí hậu mát Tuy vậy cải thìa có khả năng chịu nóng tốt trong điều kiện đất đủ ẩm Vì vậy, cải thìa có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta và trong mỗi vùng có thể trồng được ở nhiều vụ khác nhau Cải thìa có bộ rễ ăn nông (20 – 60 cm), chỉ tập trung chủ yếu trong vùng đất màu Bộ lá khá phát triển, to bản nhưng mỏng, nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh gây hại
1.3.2 Ánh sáng: Aùnh sáng là một phần quan trọng trong quá trình quang hợp Người ta đã tính 90 % năng suất cây trồng là do quang hợp Aùnh sáng không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây mà còn ảnh hưởng đến hình thái và cấu tạo bên trong của cây Mỗi loại rau cần phải có một thời gian chiếu sáng nhất định thì mới ra hoa kết hạt
Các loại rau phản ứng với ánh sáng rất khác nhau, những loại rau có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới yêu cầu ánh sáng mạnh Những rau có nguồn gốc ở vựng ụn đới yờu cầu ỏnh sỏng yếu Cường độọ ỏnh sỏng quỏ mạnh thường làm giảm phẩm chất rau, xơ nhiều, rau cứng, ăn không ngon
Tùy theo từng loại rau, yêu cầu thời gian chiếu sáng khác nhau, nhưng qua sự thuần hóa, chọn lọc của con người, có một số loại rau ngày nay phản ứng không rõ rệt đối với thời gian chiếu sáng dài hay ngắn
1.3.3 Nước: Rau cần nhiều nước và có nhu cầu đối với nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển Trong cây rau có chứa 75 – 85 % nước Thiếu nước rau chóng bị già cỗi, nhiều xơ, đắng, phẩm chất kém, ăn không ngon, rau bị cứng, các bộ phận chóng hóa gỗ Tuy vậy nếu thừa nước cũng làm
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 12 giảm phẩm chất rau: hàm lượng đường, muối hòa tan trong rau giảm, rau ăn nhạt Nước nhiều làm cho mô bào mềm yếu, sức chống chịu của rau đối với sâu bệnh và các yếu tố không thuận lợi giảm sút
Thông thường loại rau nào có bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu xuống đất là loại có khả năng chống hạn cao Cải thìa có diện tích lá lớn, rễ ăn nông, các mô tế bào non mềm nên có khả năng chống hạn yếu Cải thìa được xếp vào loại cây tiêu thụ nhiều nước do có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt, có diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nhiều…do đó đòi hỏi ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao
Cải thìa phát triển tốt trên đất ẩm Tưới nước vừa đủ để làm ẩm đất đến độ sâu ít nhất là 15 cm Tránh tưới kiểu phun nhẹ, sẽ khiến rễ cây ăn nông, không phát triển sâu vào đất Để thu hoạch cải thìa được tốt, đất phải xốp, màu mỡ và có khả năng giữ nước
1.3.4 Đất và độ pH : Các loại rau đều cho năng suất cao trên đất trung tính hay chua nhẹ Theo tài liệu của “The University of Georgia College of
Agriculture and Environmental Sciences” (2005), cải thìa có thể tăng trưởng trong đất có độ pH từ 5,5 đến 7,6, mặc dù độ pH lý tưởng cho sự tăng trưởng của chúng là gần 7,0 Ở độ pH này rau hút dễ dàng các chất dinh dưỡng N, P, K Độ pH của đất thấp hơn 5 hoặc cao hơn 9 có thể gây độc cho rau Mặt khác đất quá chua không thuận lợi cho hoạt động của các loại vi sinh vật trong đất, đặc biệt là các loại vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hiếu khí Các loài vi khuẩn này chỉ hoạt động tốt trong phạm vi pH 6,5 - 7,5
1.3.5 Chế độ dinh dưỡng: Cải thìa thích hợp với cách bón phân hàm lượng cao cách khoảng, hơn là bón phân hàm lượng thấp và thường xuyên Bón gốc khoảng 2 tuần một lần Với độ ẩm thích hợp, cải thìa sinh trưởng rất mạnh meõ.
Nước
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 12 giảm phẩm chất rau: hàm lượng đường, muối hòa tan trong rau giảm, rau ăn nhạt Nước nhiều làm cho mô bào mềm yếu, sức chống chịu của rau đối với sâu bệnh và các yếu tố không thuận lợi giảm sút
Thông thường loại rau nào có bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu xuống đất là loại có khả năng chống hạn cao Cải thìa có diện tích lá lớn, rễ ăn nông, các mô tế bào non mềm nên có khả năng chống hạn yếu Cải thìa được xếp vào loại cây tiêu thụ nhiều nước do có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt, có diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nhiều…do đó đòi hỏi ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao
Cải thìa phát triển tốt trên đất ẩm Tưới nước vừa đủ để làm ẩm đất đến độ sâu ít nhất là 15 cm Tránh tưới kiểu phun nhẹ, sẽ khiến rễ cây ăn nông, không phát triển sâu vào đất Để thu hoạch cải thìa được tốt, đất phải xốp, màu mỡ và có khả năng giữ nước.
Đất và độ pH
Agriculture and Environmental Sciences” (2005), cải thìa có thể tăng trưởng trong đất có độ pH từ 5,5 đến 7,6, mặc dù độ pH lý tưởng cho sự tăng trưởng của chúng là gần 7,0 Ở độ pH này rau hút dễ dàng các chất dinh dưỡng N, P, K Độ pH của đất thấp hơn 5 hoặc cao hơn 9 có thể gây độc cho rau Mặt khác đất quá chua không thuận lợi cho hoạt động của các loại vi sinh vật trong đất, đặc biệt là các loại vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hiếu khí Các loài vi khuẩn này chỉ hoạt động tốt trong phạm vi pH 6,5 - 7,5.
Chế độ dinh dưỡng
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 13
Theo “Knott’s Handbook for Vegetable Growers” (2005), Brassica rapa L sẽ phát triển tốt với tỷ lệ 50 kg đạm và 4,5 kg kali Tỷ lệ lượng đạm cao hơn có thể cần thiết cho loại đất nhiều cỏt Kết quả tốt nhất khi bún ẳ lượng phõn đạm trước khi gieo trồng Lượng phân bón còn lại dùng bón gốc 10 ngày sau hoặc trong vòng 1 tháng sau cấy Điều này bảo đảm cung cấp nhiều đạm trong thời kỳ phát triển của cây
Tuy nhiên, việc bón quá nhiều đạm có thể làm tăng sự nhạy cảm đối với bệnh và làm trì hoãn sự trưởng thành của cây Khi lượng lân và kali trong đất đủ, rau cải sẽ tăng trưởng tốt Ngoài N, P, K và Ca, rau còn cần những nguyên tố vi lượng như Bo, Mn, Cu, Mg, Fe, Zn, Co, Mo có khá nhiều trong phân chuồng.
Quy trình canh tác rau cải thìa trong nhà lưới ở ngoại thành Tp Hồ Chí Minh
Gieo caáy
• Gieo hạt: Hạt giống được rãi đều trên mặt luống với mật độ vừa phải (hạt giống có thể được trộn với phân chuồng hoai để rãi cho đều) Lượng hạt giống gieo khoảng 100 – 150 g/1.000 m 2 Trước và sau khi gieo hạt cần tưới nước đủ aồm
Tưới nước định kỳ ngày 2 lần lúc sáng sớm và chiều mát (định kỳ tưới có thể thay đổi tùy theo trời mưa hay nắng) Sử dụng thuốc trừ sâu Aztron, Bitadin phun khi xuất hiện sâu và dùng chế phẩm EM trồng trọt hay Ditacin phun ngừa nấm bệnh 5 ngày/lần Sau khi cây mọc 8 ngày, tiến hành tỉa bỏ cây yếu, tỉa bớt
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 14 những chỗ cây mọc dày, chỉ để lại những cây mập, khỏe Ở các giai đoạn 10 ngày và 15 ngày sau mọc, phun phân bón lá K-Humate (15 ml/bình 8 lít)
• Cấy cây con ra ruộng: Cây con được cấy tập trung vào chiều mát Mật độ cấy 20 cm x 15 cm Trước và sau khi cấy, tưới nước đủ ẩm để rễ cây dễ tiếp xúc với đất, giúp cho cây con chóng phục hồi Sau khi cấy, hằng ngày tưới nước 2 –
3 lần cho đến khi cây phục hồi Sau đó, 5 ngày sau cấy chỉ tưới 1 - 2 lần/ngày cho đến khi thu hoạch Trồng dặm những cây chết, yếu sau khi cấy 3 ngày Dùng cuốc nhỏ xới xáo giữa hai hàng rau khi cây còn nhỏ Chủ yếu làm cỏ bằng tay khi rau đã lớn Khi nhổ cây giống ra trồng, cần tưới nước trước đó 4 -
5 giờ để rễ long, đất mềm, cố gắng không làm đứt rễ và dập cây Tưới dung dịch urê hay sunphat amon 0,1 % trước khi trồng để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho caây con.
Bón phân
1.4.5.1 Bón lót: Phân bón hữu cơ sinh học Humix có thể bón lót 1 lần trước khi trồng 3 - 5 ngày, sau khi bón lót phải tưới nước đủ ẩm cho liếp trồng mỗi ngày Cũng có thể bón Humix trước khi trồng 3 – 5 ngày với lượng 50 % định mức bón, sau đó khoảng 10 - 12 ngày sau cấy bón hết 50 % còn lại (chú ý lần bón này không để phân dính trên lá sẽ dễ gây cháy lá) Có thể bón lót bằng phân chuồng hoai mục, lượng từ 2 – 3 kg/m 2 , hoặc dùng phân vi sinh trộn đều với ẵ lượng đạm và đất
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 15
1.4.5.2 Bón thúc: Thường dùng các loại phân đã hoà tan với nước như bánh dầu ủ, ngâm lấy nước hoà tan với DAP và urê để tưới thúc vào ngày thứ 4 – 12 - 16 sau khi trồng Có thể dùng phân bón hữu cơ sinh học Humix với mức bón 2 - 4 tấn/ha
Biện pháp bón phân ngoài rễ đã được sử dụng khá phổ biến hiện nay là bón qua lá Phân bón hòa tan trong nước theo tỷ lệ ghi trên bao bì sau đó phun trên cây Được áp dụng khi cần giải quyết triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng hoặc nguyên tố vi lượng trong thời kỳ quyết định đến sinh trưởng và năng suất cây trồng; phân bón lá chỉ làm tăng năng suất và chất lượng sau khi đã được bón đầy đủ các loại phân hữu cơ và phân đa lượng khác.
Phòng trừ sâu bệnh
Nên áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp như: vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cỏ dại là nơi ẩn nấp của côn trùng gây hại, gieo trồng đồng loạt, trồng xen canh, luân canh với những giống cây không thuộc họ cải… Phun ngừa bệnh hại bằng chế phẩm sinh học như EM trồng trọt, Ditacin định kỳ 5 - 7 ngày/lần (20 ml/bình 8 lít) Khi sâu xuất hiện dùng các loại thuốc như Bitadin
(10 g/bình 8 lít), Vibamec (7 – 10 ml/bình 8 lít).
Thu hoạch
Dùng dao cắt bỏ phần gốc, phơi cải dưới nắng nhẹ trước khi bó khoảng 1 -
2 giờ cho cây bay bớt hơi nước, tránh dập, gãy cây cải khi vận chuyển đi xa
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 16
Sâu bệnh thường gặp trên cải thìa
Sâu hại cải thìa
1.5.1.1 Sâu tơ (Plutella maculipennis): Sâu non mới nở ăn phần biểu bì mềm của lá Ở tuổi 1 – 2 sâu ăn phần mềm, chừa lại lớp màng mỏng Sang tuổi 3, sâu ăn mạnh hơn làm lủng lỗ Khi mật số cao sâu có thể phá hại gần hết diện tích lá
Biện pháp xử lý: Luân canh với cây trồng khác (không phải họ Thập Tự)
Dùng bẫy pheramon Dùng thuốc lân hữu cơ hoặc cúc tổng hợp
1.5.1.2 Sâu Khoang (sâu ăn tạp) (Spodoptera litura) Sâu non mới nở sống tập trung và gặm biểu mô của lá Ở tuổi 2 - 3 sâu phân tán, ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ Tuổi 4 – 5 sâu phá hại mạnh, ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính Cuối tuổi 6 sâu chui xuống đất, hóa nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư thực vật
Biện pháp xử lý: Cày bừa phơi đất, diệt nhộng Dùng thuốc gốc hữu cơ hoặc cúc tổng hợp
1.5.1.3 Sâu xanh da láng (Spodoptera oxigua) Sâu non mới nở sống tập trung, ăn phần non của lá, chừa lớp biểu bì dưới Sang tuổi 2 – 3 sâu ăn mạnh tạo những lỗ lớn hơn Tuổi 4 cắn rụng bông Sâu xanh da láng hoạt động mạnh hơn sâu khoang, chui vào tàn dư hoặc lá khô để hóa nhộng
Biện pháp xử lý: Cày ải phơi đất sau khi thu hoạch vụ trước Tiêu diệt nguồn nhộng và các sâu lớn Dùng thuốc gốc lân hữu cơ - Carbamate
1.5.1.4 Bọ nhảy (Phyllotreta striolata) Bọ nhảy phá hại trên cải ở cả hai giai đoạn (trưởng thành và sâu non) Khi trưởng thành bọ nhảy ăn khuyết lá tạo thành những lỗ tròn nhỏ ở trên lá Sâu non phá rễ chính và thân ngầm của rau tạo thành những đường ngoằn ngoèo làm cho cây rất dễ bị héo và chết
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 18
Biện pháp xử lý : Bọ nhảy rất khó trừ Phun bằng thuốc hoá học có hiệu quả không cao Các loại thuốc để phòng trừ bọ nhảy trưởng thành là Supracide
1.5.1.5 Dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza sp.) Thành trùng là một loại ruồi rất nhỏ, dài 1,4 mm Aáu trùng là dòi, dài 2 mm Ruồi đục những đường ngoằn ngoèo ở mặt lá và đẻ trứng vào đó Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên lá hoặc trong đất Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị cháy khô, cây mau tàn lụi
Biện pháp xử lý: Trãi màng phủ plastic lên mặt liếp sẽ giảm được mật độ ruồi đáng kể Cày sâu sau khi thu hoạch Phun thuốc gốc cúc tổng hợp hoặc phối hợp với thuốc gốc lân, đổi thuốc thường xuyên vì ruồi rất nhanh quen thuốc
1.5.1.6 Sâu đo (Trichoplusia ni) Sâu chỉ có 2 đôi chân giả ở bụng (thay vì 4 đôi) và 1 đôi ở cuối đuôi nên di chuyển bằng cách uốn cong thân mình Sâu đo đeo ở mặt dưới lá và ăn lá lủng thành những lỗ lớn
Biện pháp xử lý: sâu đo thường xuất hiện rải rác nên không gây hại tập trung Nếu cần, kết hợp phòng trị chung với các loại sâu khác
1.5.1.7 Rầy mềm (Brevicoryne brassicae) Cả thành trùng và ấu trùng rầy mềm đều sinh sống bằng cách hút nhựa lá cây và các phần non của cây làm cây bị quăn queo, chậm tăng trưởng Rầy mềm còn là môi giới truyền một số bệnh do virus
Biện pháp xử lý: Vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng với mật độ vừa phải
Rầy mềm có nhiều thiên địch như bọ rùa, kiến sư tử …
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 19
Bọ nhảy (Phyllotreta cruciferae) Sâu khoang (Spodoptera litura)
Saõu tụ (Plutella xylostella) Saõu ủo (Trichoplusia ni)
Ruồi đục lá (Liriomyza bryoniae) Triệu chứng dòi đục lá trên cây cải
Raày meàm (Brevicoryne brassicae) Saâu xanh (Spodoptora exigua)
Hình 1.3 Một số sâu bọ hại cải thường gặp
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 20
Bệnh hại cải thìa
1.5.2.1 Bệnh thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora): Gây ra bởi một số loài vi khuẩn như Erwinia và Pseudomonas Vi khuẩn có tính ký sinh yếu, xâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất, trong các nông cụ, trên cơ thể côn trùng, và có thể truyền qua hạt được Côn trùng chẳng những là mội giới mà còn là tác nhân truyền bệnh Vi khuẩn tồn tại ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng (bọ nhảy, sâu xanh)
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi có vùng đẫm nước như một giọt dầu nhỏ trên các lá bị nhiễm, dần biến thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng Khi bệnh tiến triển, mô bệnh thối nhũn có mùi hôi Ở chỗ thối có dịch nhày màu trắng xám, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá, mà gây hại từng vùng Nếu bệnh nặng, lá héo hoàn toàn không phục hồi
Biện pháp xử lý: Tránh cắt, làm xước cây khi cấy và thu hoạch Chế ngự côn trùng Chôn sâu những phần rau cải còn lại trên cánh đồng, sau đó trồng quay vòng bằng cây bắp hay các loại ngũ cốc nhỏ để làm giảm mật độ vi khuẩn trên đồng Luống trồng cao có rãnh thoát nước Không nên bón nhiều đạm Tăng cường bón kali tăng sức đề kháng cho cây Tỉa lá già dưới gốc cho thông thoáng
1.5.2.2 Bệnh chết rạp cây con (Pythium sp.) Đầu tiên trên thân cây con xuất hiện những nốt nhỏ, sau đó vết bệnh lan dài theo chiều dài của thân và chu vi thân làm cho thân cây bị teo lại có màu vàng và thân cây bị gãy gục trong khi lá vẫn còn xanh Nấm bệnh sống 3 thời kỳ: không có ký chủ trên đồng, sống bằng noãn bào tử, noãn bào tử còn sống trên các cây bệnh mục nát; nếu trên đồng không có tàn dư cây bệnh thì nấm sống ẩn vào đất Gặp điều kiện khô hạn thì lượng nấm giảm Khi trời lạnh và ẩm độ cao, lượng nấm tăng lên rất nhanh,
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 21 trên mặt đất sẽ mọc 1 lớp sợi nấm trắng xốp như bông gòn và thường thấy triệu chứng khi cây chết
Biện pháp xử lý: Xử lý đất vườn ươm bằng nước nóng Dùng phân hữu cơ không có mầm bệnh Vườn ươm cách mặt đất 1,5 – 2,0 cm, có giàn che vào mùa mưa Gieo thưa và thường xuyên tỉa cây, tưới ẩm vừa đủ, kho ẩm độ cao phải rắc tro vào cây con Khi cây xuất hiện bệnh phải nhổ bỏ cây bệnh đem đốt và rắc vôi vào cây nhổ bỏ
1.5.2.3 Bệnh bướu rễ/sùi rễ (Plasmodiophora brassicae) Triệu chứng bệnh sùi rễ bao gồm lá bị héo vàng, cằn cỗi, rễ phình to nổi cục sần sùi, phình từng đoạn hoặc toàn chiều dài rễ Bệnh làm cho cây sinh trưởng chậm, lá héo daàn
Biện pháp xử lý: Dùng cây giống không có bệnh Tránh đưa các cây nhiễm bệnh và đất trong vùng có bệnh dính trên nông cụ sang những cánh đồng không nhiễm bệnh Duy trì độ pH của đất từ 7,3 trở lên với nước vôi trước khi gieo hạt
1.5.2.4 Bệnh đốm nâu (Pseudomonas sp.) Vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm, sau đó chuyển thành màu nâu, có viền màu vàng hoặc nâu đen, vết bệnh già có màu đen Bên trong vết bệnh lớn đôi khi có các vòng đồng tâm hơi lõm xuống Khi bệnh nặng, lá già bị rụng sớm, cây yếu
Biện pháp xử lý: trồng cải theo đúng khoảng cách Tránh tưới quá đẫm khi cây đã lớn và khi trời mát
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 22
(Pseudomonas sp.) Bệnh bướu rễ
Bệnh đốm lá (Naám Alternaria brassicae)
(nấm Rhizoctonia solani) Bệnh khảm vàng lá
(Naỏm Downy mildew) Beọnh ủen cuoỏng
Hình 1.4 Một số bệnh thường gặp trên Cải Thìa
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 23
PHÂN BÓN CHO RAU CẢI
Phân bón hữu cơ
Là phân bón mà thành phần cấu tạo phân tử của nó có hiện diện liên kết C-C và C-H Phân bón hữu cơ có tác dụng lâu dài trong việc duy trì và cải tạo độ phì và các tính chất vật lý của đất
2.2.1 Phân loại phân bón hữu cơ
2.2.1.1 Phân chuồng: Bao gồm tất cả các chất thải của gia súc Trung bình, phân chuồng chứa từ 2 đến 5 % N, từ 1,5 đến 3 % P2O5 và từ 1 đến 2 %
K2O trọng lượng khô Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân Phân
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 27 chuồng có các đặc tính sau: thành phần rác biến động, lượng dưỡng chất thấp, chứa nhiều nước, không cân bằng về dinh dưỡng, có hiệu quả chậm, chóng lên men, thành phần thay đổi tùy theo loại gia súc, chứa lượng chất hữu cơ cao Phân chuồng cải thiện được đặc tính lý học của đất nhờ gia tăng lượng mùn và khả năng giữ nước của đất, cũng như cải thiện cơ cấu đất nhiều sét
2.2.1.2 Phân hữu cơ có nguồn gốc động vật : Bao gồm các sản phẩm phụ thu được từ quá trình chế biến động vật Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là lân và đạm
2.2.1.3 Phân rác: Thu được từ rác thải sinh hoạt của thành phố Rác tươi chưa được phân hủy nên khi bón ra ruộng hiệu lực với cây trồng thấp Mặt khác, rác tươi có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và nấm bệnh rất nguy hiểm nếu bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là các loại rau Do vậy rác tươi cần được xử lý trước khi đem bón cho cây trồng
2.2.1.4 Phân xanh: Là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây, thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ Các cây phân xanh như bèo dâu, điền thanh, cốt khí, muồng hoa vàng… có vi sinh vật sống cộng sinh nên có khả năng chuyển hóa nitơ khí trời thành đạm cung cấp cho cây Các tàn dư của cây họ Đậu có chứa một lượng dinh dưỡng đáng kể nhất là đạm ở các nốt sần Các loại cây phân xanh có thể trồng xen, trồng gối vụ với cây trồng chính nhằm tận dụng khả năng cố định đạm, làm giàu thêm đạm cho đất
2.2.1.5 Phân ủ: Bao gồm tất cả các tàn dư hữu cơ hoặc hỗn hợp các chất, như than bùn, phân chuồng, tàn dư thực vật…, được đặt trong một hố ủ, được tưới ẩm và để cho hoai mục diễn ra tối đa Phân ủ có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác Trong kỹ thuật ủ phân, một tiến bộ kỹ thuật gần đây là
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 28 việc bổ sung Trichoderma, một loại vi sinh vật giúp thúc đẩy sự hoai mục xảy ra chỉ trong khoảng 4 tuần thay vì 2 tháng như trước đây
2.2.1.6 Phân than bùn: Tạo nên từ thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong lòng đất do quá trình hoạt động kiến tạo địa chất Trong than bùn có Acid humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây Tổng số hàm lượng đạm trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ Các chất đạm này cần được phân hủy thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được Than bùn có hợp chất Bitumic rất khó phân giải, nếu bón trực tiếp cho cây sẽ làm giảm năng suất cây trồng Vì vậy, than bùn muốn sử dụng làm phân bón phải khử hết Bitumic
2.2.1.7 Phân tro: Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm Kali trong tro dễ hòa tan Trong tro còn có silic, lân, magnesium vi lượng với hàm lượng tương đối cao Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua
2.2.2 Phân bón hữu cơ sinh học
Là loại phân được sản xuất ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ dưới tác động của quy trình công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn
2.2.2.1 Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ và được phối chế thêm các chủng vi sinh vật có ích nhằm tăng thêm hiệu lực của phân
2.2.2.2 Phân vi sinh: Là loại phân bón chỉ sử dụng các chủng vi sinh có ích và được phối chế với một môi trường hoặc chất mang để duy trì thời gian bảo quản các chủng vi sinh vật có ích nhằm tăng cường khả năng trao đổi, hấp thu dinh dưỡng của cây Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 29 nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao, người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô, đóng vào bao
• Phân vi sinh vật cố định đạm: Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng độc lập cố định N từ không khí như: tảo lam (Cyanobacterium), các vi khuẩn
Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium…, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ Đậu Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng, đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích lũy lại cơ thể chúng Khả năng cố định đạm từ khí trời của các chủng Rhizobium ở rễ cây họ Đậu có thể đạt từ vài chục đến hàng trăm kg/ha Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích lũy lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý
PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA SẢN PHAÅM
Mối liên quan giữa việc sử dụng phân bón và vấn đề an toàn của
Sử dụng phân bón và các hoá chất nông nghiệp hoá học là chìa khoá của sự thành công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu lương thực cho con người Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người đã lo ngại về ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe con người Khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại này thì có rất nhiều vấn đề về môi trường nảy sinh:
• Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu và nitrate (NO3 -) và do đó tác động xấu đến sức khỏe con người, các động vật hoang dại và làm suy thoái các hệ sinh thái
• Để lại những tồn dư trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng
• Aûnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bởi các khí sinh ra như CH4, NH3,
3.1.1 Sự tăng độ chua sinh lý của đất:
Các loại phân đa lượng thường dùng là CO(NH2)2 (urea) và (NH4)2SO4
(S.A) khi bón vào đất chúng hoà tan trong dung dịch và phân ly thành các ion như NH4 + và SO4 2- trao đổi trực tiếp với các ion trên keo đất và rễ cây Phân
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 31 kali phổ biến là KCl và K2SO4, trong dung dịch đất chúng phân li thành SO4 2- và
Cl - , còn trong phân lân super có phản ứng chua vì trong quá trình chế biến thường tồn dư một lượng axít Do bón những loại phân trên liên tục đã làm nảy sinh độ chua sinh lý Theo Welley (1974) thì sử dụng phân khoáng liều lượng
620 kg/ha/năm trên đất feralit ở Mandagasca đã giảm pH từ 5,2 xuống 4,2 sau 3 năm và hàm lượng Al 3+ tăng từ 3 đến 5,5 mg/100 g đất Sự axít hoá gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất theo 3 khía cạnh:
+ Làm nghèo kiệt các ion Bazơ Nếu pH quá thấp (< 3,5) sự thiếu hụt bazơ có thể dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng khác
+ Làm xuất hiện nhiều độc tố mà chủ yếu là Al 3+ ; Fe 3+ ; Mn + di động có hại cho caây troàng
+ Làm giảm hoạt tính sinh học của đất do đa số vi sinh vật có ích trong đất như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ thường thích nghi ở môi trường chua yếu đến trung tính Vì vậy, nếu độ chua trong đất tăng thì hoạt tính của vi sinh vật có ích này sẽ giảm
Nhiều thí nghiệm về phân bón dùng N 15 cho thấy chỉ một phần N bón vào đất được cây trồng hấp thụ, một phần tồn đọng trong đất, một phần bị rửa trôi, bị phản nitrate hoá và bị bốc hơi Trong hầu hết các thí nghiệm về N đánh dấu cho thấy tỉ lệ N bị mất dao động trong phạm vi 10 – 40 % so với lượng N bón vào đất Lượng N bị mất này đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí
Trong điều kiện tự nhiên, nitơ đi vào môi trường đất bằng sự cố định sinh học và bằng sự phân hủy xác bã động thực vật Trên 90 % đạm trong đất được giữ trong chất hữu cơ, dạng này bị giữ chặt, cây không trực tiếp sử dụng dạng đạm này Một phần đạm hữu cơ có thể được giải phóng cho cây sử dụng thông qua sự khoáng hóa của các vi sinh vật đất như Nitrosomonas và Nitrobacter
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 32 Đây là quá trình phân hóa hữu cơ, qua đó đạm hữu cơ trong đất bị biến đổi thành đạm vô cơ (NH4, NO2, NO3) qua ba phản ứng kế tiếp nhau: amin hóa, amôn hóa và nitrat hóa Tiến trình nitrat hóa gồm 2 bước: bước thứ nhất amôn bị biến đổi thành NO2, và bước thứ hai NO2 bị biến đổi thành NO3 - NO3 - hình thành sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Mất đi do thấm xuống đất, tạo ra mối nguy hại về sức khỏe của con người và gia súc bởi sự tăng nồng độ NO3 - trong đất
- Trong điều kiện yếm khí sẽ mất bởi phản ứng phản nitrate hóa, tạo ra bầu không khí bị ô nhiễm N2O là một trong những sản phẩm của phản ứng phản nitrate hóa, có liên quan đến việc phá hoại tầng ozôn
- Bị cố định bởi các vi sinh vật đất
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận: điều kiện pH tốt nhất cho sự hình thành nitrate là 6,0 đến 9,4; sự nitrate hóa có thể tiếp tục thậm chí khi pH lớn hơn 9,4 Sự nitrate hóa đạm trong đất và trong phân đã giải phóng ra ion H + theo phản ứng: 2NH4 + + 3O2 → 2NO2 + 2H2O + 4H +
Vì sự nitrate hóa là một tiến trình tạo acid, nếu sử dụng liên tục NH4 + hoặc những loại phân bón sinh ra NH4 +, thậm chí khi bón nhiều phân hữu cơ sẽ dẫn đến pH đất thấp
Khác với amôn, nitrate không gây độc cho cây nên có thể tích tụ một lượng khá lớn trong cây, chính sự tích tụ nitrate này trong rau khi sử dụng làm thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Dinh dưỡng nitrate cũng làm tăng hàm lượng protein và các amit, vì vậy người ta cho rằng nitrate vào trong cây chịu sự chuyển hóa rất mạnh Quá trình chuyển hóa nitrate ở trong cây trước hết dẫn đến sự tạo thành amoniac, thực chất quá trình chuyển hóa này là một quá trình khử
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 33
HNO3 Mo HNO2 Cu, Fe, Mn (HNO)2 Cu, Fe, Mn HN2OH Mg,Mn NH3
Nitrate có thể bị khử hoàn toàn ở rễ thành dạng amôn, là dạng đạm tham gia trực tiếp trong quá trình tạo acid amin Nếu bón nhiều đạm mà thiếu lân hay không bón lân, kali cân đối, đặc biệt là thiếu nguyên tố vi lượng Mo thì quá trình khử nitrate sẽ bị chậm lại và dẫn đến tình trạng tồn dư nitrate trong cây Lượng nitrate tồn dư trong cây còn do bón cho cây cận ngày thu hoạch làm hàm lượng nitrate không đủ thời gian để khử thành amôn, tạo thành acid amin và protid có ích cho caây.
Tình hình phát triển rau an toàn ở các tỉnh phía Nam
Ở các tỉnh phía nam có 3 vùng sản xuất rau lớn là vùng Đà Lạt, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long Đà Lạt có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có điều kiện chuyên canh rau Nơi đây có truyền thống canh tác lâu đời các loại rau, củ ôn đới, cung cấp cho các tỉnh phía Nam Đà Lạt có khả năng sản xuất những sản phẩm rau cao cấp phục vụ cho xuất khẩu như bông cải, củ cải, bắp cải, cà chua, khoai tây, ớt ngọt…
Khu vực Đông Nam Bộ là khu dân cư tập trung rất đông với hàng loạt khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh Rau của khu vực được gieo trồng và thu hoạch quanh năm chủ yếu là các giống rau có nguồn gốc nhiệt đới, năng suất cao nhất là vụ Đông-Xuân, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ chính Sản lượng rau của thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng 30 – 40 % nhu cầu, phần còn lại được bổ sung từ các tỉnh Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh… Mức tiêu thụ rau bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 90 kg/người/năm
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các thế mạnh là cây lương thực và cây ăn trái, rau có vai trò xen canh với cây lương thực Cũng có những đơn vị chuyên canh cung cấp cho các khu công nghiệp và khu vực đô thị của vùng
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 34
Nhu cầu rau của nông dân thường là tự cung tự cấp từ những vườn rau quanh nhà Nơi đây có nguồn nước dồi dào và đất phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất rau
Tuy nhiên, với phương pháp canh tác như hiện nay thì vấn đề an toàn của sản phẩm vẫn chưa đảm bảo, đối với người tiêu dùng trong nước lẫn nước ngoài Nông dân vẫn sử dụng phân chuồng tươi, các hóa chất không được phép, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… Gần đây, đã xảy ra hàng loạt những vụ ngộ độc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau quá cao, đã được các phương tiện truyền thông đại chúng thông báo liên tục, gây lo ngại cho cộng đồng Qua các cuộc điều tra, dư lượng hoá học ở các chợ rau, nhiều mẫu rau sau khi phân tích có dư lượng hóa học cao hơn tiêu chuẩn cho phép càng làm cho người tiêu dùng lo âu Những điều trên đã gây áp lực mạnh lên các nhà sản xuất rau, buộc những nhà sản xuất rau phải có phương pháp sản xuất mới khắc phục những nhược điểm của mô hình sản xuất cũ Đây là lĩnh vực đầy tiềm năng đã thu hút một số công ty đơn vị tham gia sản xuất rau an toàn Đã xuất hiện mô hình công ty đầu tư, cung cấp giống cho các cá nhân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… và bao tiêu toàn bộ sản phẩm
Từ khi triển khai các mô hình trồng rau an toàn, nhận thức của người dân về việc sản xuất rau an toàn đã tăng lên đáng kể Nhiều hộ nông dân đã giảm tần số sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi đợt sản xuất rau xanh từ 15 - 17 lần, xuống còn 5 - 7 lần.
Tiêu chuẩn rau an toàn
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), về mặt kỹ thuật, sản xuất rau an toàn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đất trồng: Phải có vị trí cách xa nguồn ô nhiễm (không nằm gần khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa địa, khu chứa rác thải…)
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 35
- Nước dùng tưới rau: Nên sử dụng nước giếng khoan hoặc nước máy, không sử dụng các loại nước sông ô nhiễm các loại hóa chất và vi sinh vật độc hại, nước thải sinh hoạt, nước ao tù đọng chưa qua xử lý
- Giống: chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh Nên sử dụng các giống mới, giống lai F1, có chất lượng và năng suất cao
- Biện pháp canh tác: Chú ý chế độ luân canh hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm mức độ lây lan sâu bệnh
- Thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch Khuyến khích sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc chóng phân hủy…
- Phân bón: Không sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai Việc sử dụng phân đạm và các loại phân hóa học khác phải đảm bảo không tạo ra dư lượng trong rau vượt mức cho phép Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cho cây rau
Trên thực tế, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng được các yêu caàu sau:
- Về chất lượng: Sản phẩm rau không chứa các dư lượng sau vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn y tế: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại
- Về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất Thu đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh Có bao bì vệ sinh hấp dẫn
Trong các tiêu chuẩn rau an toàn nêu trên, dư lượng nitrate trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau Nitrate trong rau chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: loại rau, khí hậu, điều kiện canh tác, trong đó phân bón ảnh hưởng lớn nhất đến hàm lượng nitrate trong rau
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 36 Đối với cây trồng thì nitrate là chất dinh dưỡng rất cần thiết, nhưng đối với sức khoẻ con người thì nitrate là hợp chất gây hại Sử dụng thức ăn, nước uống có hàm lượng nitrate cao sẽ tăng khả năng mắc bệnh Methemoglobinemia Methemoglobinemia là một chứng bệnh do ngộ độc nitrate, khi đi vào cơ thể, dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột và enzym sẽ chuyển thành nitrite, nitrite được hấp thu vào máu gây nên sự hình thành Methemoglobine (chứa sắt III) từ Hemoglobine (chứa sắt II), làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu Theo nhiều tác giả, nitrite còn có thể gây độc kinh niên khi kết hợp với amine thứ cấp tạo thành nitrosamine trong bộ máy tiêu hóa gây nên ung thư
Bảng 1.3 Hàm lượng nitrate tối đa cho phép trong một số loại rau
(mg/kg sản phẩm) (Theo tiêu chuẩn của WHO)
Dưa hấu 60 Cà chua 150 Ớt ngọt 200 Dưa chuột 150 Đậu ăn quả 200 Khoai tây 250
Xà lách 1.500 Cải bẹ xanh 1.000
Cải ngọt 1.000 Cải bẹ dún 1.000
Nguoàn: Mai Thũ Phửụng Anh, 1996
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 37
Bảng 1.4 Hàm lượng một số vi sinh vật tối đa cho phép trong rau tươi
Số thứ tự Vi sinh vật Mức cho phép (khuẩn lạc)
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998
Bảng 1.5 Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi (Theo WHO/FAO, năm 1993)
Số thứ tự Tên nguyên tố Mức giới hạn
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998
Vai trò của phân bón hữu cơ sinh học đối với rau
Để đạt được lợi tức cao, nhiều nông dân ở các vùng trồng rau trên thế giới đã lạm dụng quá nhiều vào phân hoá học và kiểm soát dịch hại bằng các hoá chất nông nghiệp hoá học khác Điều này có thể làm tăng độ chua đất, gây xói mòn và làm tổn hại đến một số đặc tính đất, giảm phẩm chất cây trồng
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 38
Ngoài ra, nhiều nông dân vẫn có thói quen bón phân chuồng tươi cho rau Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng khi dùng bón cho các vụ mùa đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều phân bón hóa học Chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản
Một vài loại phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các kích thích tố, các kháng sinh thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ háo khí có nhiệt độ cao Những nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn Salmonella và E coli vẫn có thể tồn tại dù phân chuồng đã được ủ kỹ theo đúng kỹ thuật chứ không hoàn toàn bị triệt tiêu như trước đây người ta vẫn nghĩ
Vì vậy, việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học để thay thế phân hóa học là rất cần thiết cho việc canh tác rau hiện nay nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng
Phân hữu cơ sinh học là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được chế biến bằng công nghệ sinh học, được hoạt hóa bằng vi sinh và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, khi bón vào đất sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các quá trình sinh học, làm tăng quá trình lý hóa trong đất, góp phần làm tăng năng suất cây trồng Các loại phân hữu cơ sinh học sản xuất trong nước phần nhiều có nguồn gốc từ than bùn, phân chuồng được lên men vi sinh và phối trộn thêm một số chất khác
Phân hữu cơ sinh học thế hệ mới là loại phân bón hữu cơ sinh học cao cấp được chế biến bằng công nghệ sinh học tiên tiến Các chất dinh dưỡng trong phân này đều ở dạng tinh, có thể tan hoàn toàn trong nước và ở trạng thái sẵn sàng cho cây hấp thụ Thành phần dinh dưỡng trong phân hữu cơ sinh học thế hệ
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 39 mới ngoài các chất đa, trung, vi lượng, còn có các aminoacid, các vitamine Một số chế phẩm còn có các enzym, coenzym, một số chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên có trong thực vật như: giblerelin, auxin, cytokinin
Theo nghiên cứu của Z Premuzic, A Garate và I Bonilla (1998) về phân bón hữu cơ sinh học cho cây xà lách tại Argentina, có sự khác biệt về mức độ tồn dư nitrate trên lá giữa hai loại phân bón: dùng phân bón hóa học cho hàm lượng nitrate trong lá cao hơn 40 – 50 % so với phân bón hữu cơ sinh học Việc cung cấp đạm dưới dạng hữu cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO3 - trong đất và giảm sự tích lũy NO3 - trong lá (Reinik, 1991) Nồng độ nitrate trong lá thấp có tương quan tới sự hiện diện của vitamin C, là loại chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe con người
Nhiều nghiên cứu về sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây rau đã cho thấy phân hữu cơ sinh học giúp tăng năng suất rau trồng rõ rệt và có thể thay thế hoàn toàn phân chuồng
Theo nghiên cứu của Sumiati E và Sumarni N về phản ứng của cây cải bắp đối với phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học Elko, trong hai năm 1994 –
1995 tại Lembang (Indonesia), với liều lượng 25 tấn phân chuồng/ha kết hợp với các mức NPK khoáng khác nhau Ở công thức khác, sử dụng phân hữu cơ sinh học Elko (2 ml/lít nước) phun qua lá kết hợp với các mức NPK khoáng như ở công thức trên Kết quả cho thấy, năng suất cải bắp cao nhất khi sử dụng 25 tấn phân chuồng + 90 kg N/ha + 180 kg P2O5 /ha + 100 kg K2O/ha hoặc dùng chế phẩm Elko + 135 kg N/ha +135 kg P2O5/ha + 100 kg K2O/ha Kết quả cũng cho thấy chế phẩm hữu cơ sinh học Elko có thể thay thế hoàn toàn phân chuồng Liều lượng sử dụng đối với Elko là 40 lít/ha, dùng tưới quanh vùng rễ cây 5 lần trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây bắp cải
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 40
Phân bón hữu cơ sinh học không những giúp tăng năng suất rau trồng mà còn giúp tăng phẩm chất rau
Thí nghiệm của Lê Quang Bảo (Trại thực nghiệm rau quả Định An,huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) trên cây đậu cove vào năm 1998 cho thấy: phân bón hữu cơ sinh học Crop Master có thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ, đồng thời giúp cây giảm được bệnh phấn trắng, đốm lá Tỷ lệ bệnh 15 – 20 % so với 40 –
50 % của đối chứng Trên bắp cải tác giả trên cho biết sử dụng loại phân bón Crop Master giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh Đối với bệnh thối cùi, tỷ lệ bệnh là 0 % so với đối chứng là 25 %, các bệnh khác như thối nhũn Erwinia carotovora giảm từ 70 – 80 % so với đối chứng
Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ cải thiện thành phần hữu cơ trong đất, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, nước và hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng do rửa trôi, thấm sâu đồng thời ổn định trị số pH đất Hơn nữa, phân bón hữu cơ sinh học là nguồn cung cấp các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho caây troàng
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ được sức khỏe con người và môi trường sinh thái
Cùng với các loại phân hữu cơ sinh học với thành phần dinh dưỡng cao như phân bón Humix, Growmore, Roots 2, Dynamic Lifter… và một số phân bón có hoạt lực cao như AT-01, Earth care…, nhiều chế phẩm hữu cơ sinh học thế hệ mới đã được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ như Agrostim, Crop master, K-Humate, EM…
Chế phẩm EM do Teruo Higa (tiến sĩ, người Nhật) phát minh Chế phẩm
EM được tạo thành từ các loại vi sinh vật trong đất là Lactobacillus, vi khuẩn
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC HUMIX
Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của phân bón Humix
Phân bón Humix là sản phẩm của công ty TNHH Hữu Cơ, sản xuất tại ấp Tây, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Sau nhiều nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp, phân bón Humix ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu hữu cơ, các
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 42 khoáng chất giàu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, các chủng vi sinh vật hữu ích và một số hợp chất cao cấp nhập từ nước ngoài
Phân bón Humix được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng như mụn xơ dừa, bã cà phê, theo quy trình xử lý bằng vi sinh vật Thời gian xử lý phân bón chỉ còn 7 - 10 ngày, so với xử lý bình thường 2 – 3 tháng Cách làm này giúp phân Humix giữ nguyên các chất dinh dưỡng và diệt được các mầm bệnh cho cây trồng thường thấy khi làm theo cách ủ truyền thống Phân hữu cơ Humix được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong đó có 20 % than bùn Các thành phần tỷ lệ nguyên liệu được phối trộn khác nhau, với khối lượng khác nhau cho từng loại cây trồng Riêng rong biển ở Việt Nam được trích xuất để làm phân bón lá Rong biển có các yếu tố vi lượng quý hiếm mà các cây trồng khác không có, đó là chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng
Phân bón Humix được đưa ra sử dụng với định hướng của nhà sản xuất là:
- Cung cấp kịp thời và đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng căn cứ trên nhu cầu cân đối hợp lý phân bón nhằm nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn cho người sử dụng
- Tái tạo hệ sinh thái đất nhờ các tập đoàn vi sinh vật hữu ích
- Trả lại độ phì nhiêu cho đất sau quá trình canh tác
4.1.2 Thành phần dinh dưỡng của phân bón Humix
4.1.2.1 Nguyên liệu hữu cơ: Gồm các nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng như phân gà, phân chim cút, phế phẩm tôm cá, bột xương động vật, rong biển, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu mè, than bùn
4.1.2.2 Chất khoáng: Gồm các loại khoáng chất thiên nhiên thích hợp với công gnhệ phân bón hữu cơ, chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thieát yeáu cho caây troàng
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 43
4.1.2.3 Vi sinh vật: Gồm nhiều chủng loại hữu ích được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của công nghệ sản xuất phân bón Humix, vừa để xử lý nguyên liệu nhằm loại bỏ các độc tố và nấm bệnh hại cây trồng, vừa có tác dụng chuyển hóa các chất dinh dưỡng sang dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ Khi đưa xuống đất, các vi sinh vật này hoạt động làm gia tăng hiệu quả của phân bón, tăng độ phì nhiêu của đất canh tác và giúp cây trồng có sức đề kháng trước sự tấn công của một số nấm bệnh gây hại
4.1.2.4 Chất đặc chế Humix: Là một chế phẩm do công ty Hữu Cơ nghiên cứu mang tính đặc trưng của sản phẩm Humix Chế phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu trong nước kết hợp với các hoạt chất cao cấp nhập từ nước ngoài Trong công nghệ sản xuất phân bón Humix, chế phẩm này được sử dụng nhằm kích thích các hoạt động của vi sinh vật, gia tăng độ hấp thu phân bón của cây trồng, làm tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất
4.1.3 Phân nhóm các chủng loại sản phẩm Humix
Các sản phẩm Humix được sản xuất dưới 3 dạng:
4.1.3.1 Dạng bột: Dùng để thay đất trồng hoặc phân để bón dưới gốc, bao gồm 3 nhóm chủ yếu như sau:
⮚ Nhóm đất trồng: gồm sản phẩm Đất Trồng Trong Chậu Humix, Đất Ươm Hạt và Cây Giống Humix
⮚ Nhóm phân bón lót: gồm sản phẩm Phân Vi Sinh Cải Tạo Đất, Phân Vi
Sinh Humix, Phân Vi Sinh Chức Năng, Phân Gà Xử Lý, Phân Bột Tôm Cá Xay
⮚ Nhóm phân bón thúc: gồm các sản phẩm Phân Hữu Cơ Sinh Học Humix chuyên dùng cho các nhóm cây trồng: cà phê, tiêu, chè, cao su, các loại rau, cây ăn trái tổng hợp, cây có múi, cây sầu riêng, các loại hoa và cây cảnh…
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 44
4.1.3.2 Dạng viên: Là các sản phẩm được sản xuất theo quy trình của Nhật Bản từ các nguyên liệu như bột tôm cá, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu mè, bột đậu nành, rong biển…
4.1.3.2 Dạng lỏng: Là các chế phẩm được sản xuất chủ yếu từ rong biển
Rong biển đủ tiêu chuẩn được xử lý loại bỏ muối và tạp chất rồi ủ men Sau đó dịch lỏng được chiết xuất bằng một kỹ thuật độc đáo để tận thu các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; nhưng ngăn cản chất alginate, là một chất có độ nhớt cao có thể bít lấp các khí khổng trên bề mặt lá khi phun lên cây và ngăn cản lá hấp thu dinh dưỡng Phân bón Humix dạng lỏng dùng để phun qua lá hoặc tưới goác
Bảng 1.6 Đặc điểm/thành phần của một số sản phẩm phân bón Humix
Tên sản phẩm Đặc điểm / thành phần
Phân bón lá Humix N: 9 %; P2O5: 3 %; Mn: 500 ppm; Zn: 00 ppm;
Mo: 50 ppm; Bo: 200 ppm; Acid Humix: 0,1 %;
Dung dũch chieỏt xuaỏt rong bieồn: 50 %; pH: 7,5 - 8,5 %
Phân hữu cơ sinh học
Tổng hàm lượng Mn, Zn, Bo, Cu: 1.500 ppm; Ẩm độ: 25 %; pH 5,5 -6,5 Phân vi sinh Humix - Mùn hữu cơ được hoạt hóa bằng phương pháp vi sinh; phân heo, phân gà đã được xử lý vi sinh
- Vi sinh vật phân giải lân ≥ 10 6 tế bào/gr
- Vi sinh vật cố định đạm ≥ 10 6 tế bào/gr
- Vi sinh vật phân giải xenlulo ≥ 10 6 tế bào/gr
Nguồn: Danh mục các loại phân bón được sử dụng tại Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2001
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 45
Quy trình sử dụng
4.2.1 Chỉ tiêu chất lượng của phân bón Humix loại chuyên dùng cho rau ăn lá
⮚ N + P + K > 10%; Ca + Mg + S > 2%; Mn + Fe + Cu + B + Zn > 900ppm
⮚ Thành phần nguyên liệu: Phân gà đã xử lý, bột rong biển, bột xương, than bùn hoạt hóa, bột đầu tôm cá
- Bón lót: xới đất, trộn đều phân vào, tưới nước cho thấm đều trước khi trồng cây con 2 - 3 ngày
- Bón thúc: rải phân vào giữa luống, tránh dính lá, kết hợp làm cỏ, vun gốc và tưới nước cho thấm đều
+ Nhóm rau ăn lá thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 40 ngày): bón toàn bộ
1 lần (giống như bón lót) 200 - 250 kg/1.000m 2
+ Nhóm rau ăn lá thời gian sinh trưởng trên 40 ngày (đến 3 tháng): bón lót
150 - 200 kg/1.000m 2 ; bón thúc (vào ngày 20 - 25 sau khi trồng): 150 kg/1.000m 2
Một số kết quả ứng dụng trong sản xuất rau an toàn
• Công ty TNHH Hữu Cơ đã kết hợp với Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, Trung Tâm Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp, Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười để ứng dụng các sản phẩm phân bón sinh học Humix trong việc trồng rau sạch ở Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, cây ăn trái ở Ninh Thuận, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…
• Theo nghiên cứu của Trung Tâm Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Nông Nghiệp thực hiện tại Hóc Môn với 2 loại phân bón hữu cơ trong nước sản xuất
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 46
(Humix và phân trùn đỏ), và 2 loại phân hữu cơ nhập nội (Growmore và Sanyo) trên nhóm rau ăn lá (cải thìa và cải ngọt với mức 100 N) và rau ăn trái (khổ qua, đậu đũa, đậu côve với mức 150 N), phân hữu cơ sinh học cho năng suất thương phẩm cao hơn hoặc tương đương với phân bón vô cơ (150 N) Các sản phẩm thu hoạch đều đạt mức độ an toàn (không vượt ngưỡng cho phép) Thành phần dinh dưỡng trong đất được cải thiện Nói chung, các loại phân bón hữu cơ Humix và Growmore cho các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất cao hơn so với các loại phân hữu cơ khác Tuy nhiên trong một số vụ, phân bón hữu cơ Humix cho năng suất thu hoạch cao hơn phân bón Growmore và có hiệu quả kinh tế
⮚ Thí nghiệm về hiệu quả phân bón Humix trên rau ăn lá (cải ngọt) của
Trung Tâm Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Nông Nghiệp cho thấy:
- Các công thức phân bón hữu cơ cho năng suất tương đương hoặc cao hơn so với năng suất đối chứng Năng suất của công thức phân bón Humix luôn luôn cao hơn có ý nghĩa so với công thức phân bón của nông dân và hơn một số phân hữu cơ nhập nội
- Tồn dư carbamate trên nhóm rau ăn lá chỉ quan sát thấy ở vụ 3 Hàm lượng chì không vượt ngưỡng cho phép (ngưỡng Pb: 0,5 -1,0 mg/kg)
- Hàm lượng nitrat trong cải ngọt luôn ở dưới ngưỡng cho phép
- Các loại phân bón hữu cơ sinh học sản xuất trong nước (trong thí nghiệm này là phân Humix) có hiệu quả hơn so với phân bón ngoại nhập
⮚ Thí nghiệm về hiệu quả phân bón Humix trên rau ăn trái (khổ qua, đậu đũa, đậu côve) của Trung Tâm Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Nông Nghiệp cho thaáy:
- Kích thước trái không thay đổi nhiều, nhưng trọng lượng trái tăng lên khi được bón phân hữu cơ sinh học
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 47
- Các công thức phân bón hữu cơ đều cho năng suất cao hơn công thức đối chứng (bón phân vô cơ) có ý nghĩa
- Hàm lượng nitrate luôn luôn dưới ngưỡng cho phép
- Tồn dư carbamate và lân trên nhóm rau ăn trái chủ yếu ở vụ 1 Các chỉ tiêu còn lại (E coli và Pb) đều không vượt ngưỡng cho phép
• Phạm Bá Phong, Phạm Xuân Tùng và cộng tác viên (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học như Agrostim, Agrispon, Komix BFC 201 đối với năng suất và chất lượng một số loại rau tại Đà Lạt đã cho thấy:
- Đối với cải bắp Shogun, với liều lượng 150 kg N/ha, khi phối hợp với Agrostim (10 lít/ha và 150 kg N/ha + Komix BFC 201): hàm lượng nitrate thấp dưới ngưỡng cho phép (130 mg/kg và 236 mg/kg); trong khi đó ở các công thức
200 kg N/ha và 250 kg N/ha đều có hàm lượng nitrate cao hơn mức cho phép nhieàu laàn
- Đối với cà rốt, khi phối hợp các chế phẩm hữu cơ sinh học với các mức đạm từ 100 – 250 kg N/ha đều cho năng suất trên 30 tấn/ha và dư lượng nitrate đều dưới ngưỡng cho phép Mặt khác, thí nghiệm cũng cho thấy chế phẩm Agrostim có tác dụng gia tăng chất lưỡng sản phẩm, tỷ lệ củ có chất lượng thương phẩm tốt cao hơn tỷ lệ củ loại, đồng thời màu sắc tươi hơn
• Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Thanh Bình (Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ) đã thực hiện chương trình “ Sản xuất cải ngọt sinh học bằng phân hữu cơ Kim Điền” Đất thí nghiệm là đất phù sa ven sông hơi chua, pH 5,3; hàm lượng N tổng số 2,34 %; carbon hữu cơ khá cao 2,64 % Phân hữu cơ vi sinh Kim Điền có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, với N là 2,1 %, P2O5 - 0,167 %, và K2O - 0,68 % Kết quả cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh làm gia tăng chiều cao cây, số lá/cây và dẫn đến tăng năng suất cải ngọt Trung bình mỗi tấn phân làm tăng 3,31 T/ha
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 48 cải tươi Nếu giá 1 kg phân bón bằng với giá 1 kg cải, thì bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu được khoảng 2,3 đồng lời
• Thử nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh lên một số loại cây trồng như lúa, ngô, cây ăn quả như vải, nhãn … tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Đăk Lăk…., nông dân đều cho nhận xét bón phân hữu cơ vi sinh giúp cây phát triển tốt, đỡ hẳn sâu bệnh, đất xốp; và tác dụng của phân bón bền lâu hơn hẳn so với phân bón hóa học hoặc NPK Năng suất lúa, ngô, quả đều tăng và ngoại hình sản phẩm đẹp hơn
• Nghiên cứu của R Schulz, H Al-Najar, J Breuer và V Romheld về việc bón phân hữu cơ sinh học cho bắp, lúa mì ở Luvisol (Đức) năm 1997 đã cho thấy năng suất bắp, lúa mạch tăng hơn so với đối chứng khi bón kết hợp phân bón hữu cơ sinh học với phân khoáng; đặc biệt là năng suất tăng 57 % khi kết hợp phân hữu cơ sinh học với một lượng phân khoáng tối thiểu, khi so sánh với việc bón phân khoáng thông thường
• Fontes và cộng tác viên đã nhận thấy rằng năng suất xà lách phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp đạm và lượng đạm NO3- dễ tiêu trong đất có liên quan trực tiếp đến việc tích lũy nitrate trong lá Việc cung cấp đạm dưới dạng hữu cơ sẽ làm giảm lượng đạm NO3- trong đất và giảm sự tích lũy NO3- trong lá (Reinik 1991) Nồng độ nitrate trong lá thấp có tương quan tới sự hiện diện của vitamine C, là loại chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe con người
• Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Á Châu (AVDRC) đã đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất một số loại rau:
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 49
- Thí nghiệm trong năm 1974, năng suất cà chua đạt 73 tấn/ha khi bón phân hữu cơ 30 tấn/ha + phân vô cơ 80 kg N/ha Nhưng nếu bón đơn độc 80 kg N/ha thì năng suất chỉ đạt 59 tấn/ha
- Năm 1975 thí nghiệm xác định mối tương quan giữa lượng đạm cây hút và hỗn hợp phân hữu cơ, vô cơ cung cấp; các mức đạm vô cơ được áp dụng là 0,
120, 160, 200 và 240 kg N/ha kết hợp với 0 - 26 tấn phân hữu cơ Kết quả cho thấy phân hữu cơ làm gia tăng hiệu quả sử dụng đạm Mặt khác, năng suất bắp cải đạt 73 tấn/ha khi kết hợp 20 tấn phân hữu cơ với 310 kg N/ha, trong khi năng suất chỉ đạt 50 tấn/ha khi dùng đạm vô cơ đơn độc (310 kg N/ha)
Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại hộ bà Nguyễn Thị Gái thuộc ấp Dân Thắng, xã Tân Thới Nhì, huyện Hốc Môn, Tp Hồ Chí Minh.
Điều kiện đất thí nghiệm
Bảng 2.1 Bảng phân tích đất trước thí nghiệm
Kyù hieọu pH KCl (1:5) C-hc
Nguồn: Phòng Thí Nghiệm Tổng Hợp và Công Nghệ Cao, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, 2005
Ghi chú: Gi : Mẫu đất trồng cải thìa trước thí nghiệm hc : hữu cơ dt : deã tieâu
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 51
Điều kiện thời tiết
Bảng 2.2 Số liệu khí tượng thủy văn ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2005
Tháng Nhiệt độ ( o C) Lượng mưa
TB CN TN TB TN
Nguồn: Đài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Nam Bộ, 2005
Ghi chuù: TB : trung bình; CN : cao nhaát; TN : thaáp nhaát.
Nhà lưới
Các lô thí nghiệm được trồng trong nhà lưới có kích thước 30 x 20 m, trên mái được che bằng lưới có mắt lưới nhỏ, trung bình 120 mắt lưới/cm 2 Bao xung quanh bằng các lưới có mắt lưới lớn hơn, trung bình khoảng 40 mắt lưới/cm 2
Điều kiện chăm sóc
+ Tưới nước định kỳ ngày 2 lần lúc sáng sớm và chiều mát Sử dụng thuốc trừ sâu Bitadin phun khi xuất hiện sâu và dùng chế phẩm EM trồng trọt hay Ditacin phun ngừa nấm bệnh 5 ngày/lần Sau khi cây mọc 8 ngày, tiến hành tỉa bỏ cây yếu, tỉa bớt những chỗ cây mọc dày, chỉ để lại những cây mập, khỏe
+ Sau khi cấy, hằng ngày tưới nước 2 - 3 lần cho đến khi cây phục hồi Sau đó, 5 ngày sau cấy chỉ tưới 1 - 2 lần/ngày cho đến khi thu hoạch
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 52
+ Trồng dặm những cây chết, yếu sau khi cấy 3 ngày
+ Phun ngừa bệnh hại bằng chế phẩm sinh học như EM trồng trọt, Ditacin định kỳ 5 - 7 ngày/lần (20 ml/bình 8 lít)
+ Khi sâu xuất hiện dùng các loại thuốc như Bitadin (10 g/bình 8 lít), Vibamec (7 – 10 ml/bình 8 lít).
VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
Giống cải thìa
Giống cải thìa Hai Mũi Tên Đỏ do công ty liên doanh hạt giống Đông Tây cung cấp, có tiêu chuẩn như sau: Độ sạch > 98 %; Khả năng nảy mầm > 85 %; Độ ẩm < 9 %
Phân bón
Định mức bón đạm được xây dựng dựa vào kết qủa điều tra trong nhiều năm gần đây của Phòng Nghiên Cứu Cây Thực Phẩm (Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam) và Bùi Cách Tuyến và ctv (Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001), đối với nhóm rau ăn lá định mức người nông dân thường bón là 100 N (từ vụ thứ 2 giảm còn 75 % và vụ thứ 3 giảm còn
Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Sài Gòn, mức bón 3 tấn/ha Đây là loại phân bón hữu cơ được sử dụng nhiều và phổ biến ở các vùng chuyên canh rau không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở các vùng khác
Thành phần dinh dưỡng: Chất hữu cơ 24-25%; Đạm 1%; Lân 1%; Kali 1%; Ca+Mg+S 3%; tổng vi lượng 0,15%; Polyhumat Amino acid và các vi lượng khác; Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân…
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 53
Sử dụng phân hữu cơ sinh học Humix chuyên dùng cho rau ăn lá
⮚ N + P + K > 10%; Ca + Mg + S > 2%; Mn + Fe + Cu + B + Zn > 900ppm
⮚ Thành phần nguyên liệu: Phân gà đã xử lý, bột rong biển, bột xương, than bùn hoạt hóa, bột đầu tôm cá
6.2.3 Các loại thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời gian thí nghiệm có sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật: Bitadin, Vibamec (phòng trừ sâu và rầy), Ditacin (phòng trừ bệnh) và các chế phẩm vi sinh hữu hiệu E.M và E.M 5.
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Các nghiệm thức thí nghiệm
Thí nghiệm: Xác định ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ sinh học Humix đối với sự sinh trưởng và năng suất rau cải thìa
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD – Randomized Completely Block Design), 3 lần lặp lại gồm 6 công thức (mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 vụ liên tục trên cùng một nền đất) Công thức 1: Phân hữu cơ Humix mức bón 2,0 tấn/ha
Công thức 2: Phân hữu cơ Humix mức bón 2,5 tấn/ha
Công thức 3: Phân hữu cơ Humix mức bón 3,0 tấn/ha
Công thức 4: Phân hữu cơ Humix mức bón 3,5 tấn/ha
Công thức 5: Phân hữu cơ Humix mức bón 4,0 tấn/ha
Công thức 6 (Đối chứng): theo nông dân sử dụng 3 tấn/ha phân hữu cơ Sài Gòn
* Qui mô thí nghiệm: 6 ô cơ sở x 3 lần lặp lại x 7 m 2 /ô, diện tích tương ủửụng 126 m 2
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 54
Vụ 1 bón 100 % Vụ 2 bón 75 % Vụ 3 bón 50 % (Vụ 1: tháng 6 - 7 Vụ 2: tháng 7 - 8 Vụ 3: tháng 8 - 9)
Phương pháp bố trí
Thí nghiệm có 6 nghiệm thức được đánh số từ 1 đến 6, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo sơ đồ sau:
Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hướng từ cổng nhà lưới vào →Ghi chú: Số lần lặp lại : I, II, III; Nghiệm thức: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu
7.3.1 Các chỉ tiêu theo dõ i
* Phân tích mẫu đất trước thí nghiệm: pH (KCl); C-hữu cơ (%); N dễ tiêu,
P2O5 deã tieâu, K2O deã tieâu (mg/kg); CEC
* Phân tích mẫu đất sau thí nghiệm (mẫu đất phân tích theo các nghiệm thức): pH(KCl); C-hữu cơ (%); N dễ tiêu, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu (mg/kg); CEC
* Chỉ tiêu chất lượng (mẫu rau phân tích theo các nghiệm thức ): Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrate trên rau ăn lá, vi sinh vật
* Chỉ tiêu nông học: năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất, năng suaỏt thửụng phaồm
* Tỉ lệ sâu, bệnh và mức độ gây hại
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón hữu cơ sinh học
Humix trên rau cải thìa trồng tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 55
7.3.2 Phương pháp lấy mẫu và lấy số liệu
- Đối với mẫu đất: mẫu được thu thập theo từng nghiệm thức (tổng số 12 mẫu) Lấy mẫu đất đại diện trên ruộng rau ở tầng 0 – 25 cm, và lấy ở 5 điểm theo hai đường chéo góc của mỗi ô thí nghiệm, sử dụng ống nhựa, đường kính 3 cm để lấy mẫu, mỗi điểm lấy khoảng 500 gam trộn đều, lấy một mẫu nặng 1 kg cho vào bịch nylon có ghi mã số Mẫu được bảo quản và xử lý trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Đối với mẫu rau: mẫu rau được thu thập theo từng nghiệm thức lấy đại diện của các lần lặp lại (đối với rau ăn lá: phân tích hàm lượng nitrat, tổng số 6 mẫu cho một vụ), lấy đều ở mỗi ô thí nghiệm (phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tổng số 6 mẫu cho một vụ) Lấy mẫu rau tại ruộng thí nghiệm, giai đoạn rau đang thu hoạch, bằng cách nhổ cả cây Mỗi ô lấy 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm lấy 5 cây, trộn chung cho vào bịch nylon có ghi mã số đem về phòng phân tích trong ngày Mẫu không lấy những cây bị bệnh hoặc phát triển còi cọc không bình thường.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm EXCEL và MSTATC
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 56
Phần thứ ba KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
8 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN HUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RAU CẢI THÌA
Aûnh hưởng của các liều lượng phân Humix đến chiều cao cải thìa
Chiều cao cây là một bộ phận cấu thành năng suất của cây cải thìa, cây càng cao thì cho năng suất càng cao
• Chiều cao cây cải thìa 7 ngày sau cấy: Vụ 1 ở Bảng 3.1 ghi chiều cao cây ở các công thức 7 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 1 và công thức 6 cho kết quả cao nhất 10,90 cm Công thức 2 và công thức 3 cho kết qủa thấp nhất 10,47 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 0,43 cm tương đương 3,94 % Ở vụ 2 theo Bảng 3.1 ghi chiều cao cây ở các công thức 7 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho kết qủa cao nhất 12,43 cm Công thức 1 cho kết qủa thấp nhất 11,17 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 1,26 cm tương đương 10,14 % Đến vụ 3 (theo Bảng 3.1) ghi nhận chiều cao cây ở các công thức 7 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 1 cho kết qủa cao nhất 11,45 cm Công thức 2 cho kết qủa thấp nhất 10,13 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 1,32 cm tương đương 11,53 %
Như vậy, ở 7 ngày sau cấy, các công thức 1 và 6 cho kết quả chiều cao là cao nhất ở vụ 1, công thức 3 cho kết quả cao nhất ở vụ 2 và công thức 1 cho kết quả cao nhất ở vụ 3 Tuy nhiên, theo thống kê không có sự khác biệt về chiều cao giữa các công thức
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 57
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao rau cải thìa 7 NSC, trồng tại huyện Hốc Moân, Tp Hồ Chí Minh, 2005
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao rau cải thìa 7 ngày sau cấy qua 03 vụ
Chiều cao cây cải thìa 7 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 58
• Chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy: Vụ 1 ở Bảng 3.2 ghi chiều cao cây ở các công thức 14 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 6 cho kết quả cao nhất 16,47 cm, công thức 3 cho kết qủa thấp nhất 15,03 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 1,44 cm tương đương 8,74 % Trong vụ 2 (Bảng 3.2) ghi chiều cao cây ở các công thức 14 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho kết qủa cao nhất 20,10 cm Công thức 1 cho kết qủa thấp nhất 17,03 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 3,07 cm tương đương 15,27
% Vụ thứ 3 (Bảng 3.2) ghi chiều cao cây ở các công thức 14 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 4 cho kết qủa cao nhất 15,21 cm Công thức
3 cho kết qủa thấp nhất 14,70 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 0,51 cm tương ủửụng 3,35 %
Như vậy, ở 14 ngày sau cấy, công thức 6 cho kết quả chiều cao là cao nhất ở vụ 1, công thức 3 cho kết quả cao nhất ở vụ 2 và công thức 4 cho kết quả cao nhất ở vụ 3
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 59
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao rau cải thìa 14 NSC, trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Vuù I Vuù II Vuù III
7,91 ns Ghi chuự: - CV (Coefficient of variation): heọ soỏ bieỏn thieõn
- LSD (Least signifficant difference test): độ khác biệt nhỏ nhất có ý nghĩa
- a, b, c, d, e là phân hạng theo Ducan
Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy
Chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 60
• Chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy: Vụ 1 ở Bảng 3.3 ghi chiều cao cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 5 cho kết qủa cao nhất 21,03 cm, công thức 3 cho kết qủa thấp nhất 18,00 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 3,03 cm tương đương 14,4 % Còn ở vụ 2, ghi chiều cao cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho kết qủa cao nhất 22,87 cm, công thức 1 cho kết qủa thấp nhất 20,00 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 2,87 cm tương đương 12,54 % Vụ thứ
3 (Bảng 3.3) ghi chiều cao cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho kết qủa cao nhất 18,85 cm, công thức 6 cho kết qủa thấp nhất 16,87 cm Chênh lệch giữa 2 công thức là 1,98 cm tương đương 10,50 %
Như vậy, ở 21 ngày sau cấy, công thức 5 cho kết quả chiều cao là cao nhất ở vụ 1, công thức 3 cho kết quả cao nhất ở vụ 2 và công thức 3 cho kết quả cao nhất ở vụ 3
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 61
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao rau cải thìa 21 NSC, trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3 3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy
Chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 62
Qua các bảng về chiều cao cây cải thìa ở giai đoạn 7, 14 và 21 ngày sau cấy, nhận thấy, ở giai đoạn 7 ngày sau cấy thì giữa các công thức bón phân Humix không có sự khác thống kê Đây là giai đoạn cây cải đang phục hồi bộ rễ Ở 14, 21 ngày sau cấy vụ 2 các công thức 3, 4, 5 khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất 0,05 so với công thức 1 và không khác biệt với công thức 6 (đối chứng).
Aûnh hưởng của các liều lượng phân Humix đến số lá cây cải thìa
Lá là cơ quan quan trọng của cây trồng, thông qua quá trình quang hợp, lá cung cấp những dưỡng chất chính cho cây cả về chất lẫn về lượng để hình thành sinh khối của cây Đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch là lá như cây cải thìa thì sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của bộ lá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất góp phần vào việc nâng cao năng suất, phẩm chất đồng thời gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng rau
Cũng như chiều cao cây, số lá trên thân cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây cải thìa
• Số lá cây cải thìa 7 ngày sau cấy: Ở vụ 1 (Bảng 3.4) ghi nhận số lá cây ở các công thức 7 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 5 cho giá trị cao nhất 7,5 lá, công thức 6 cho giá trị thấp nhất 6,7 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 10 % Ở vụ 2 số lá cây ở các công thức 7 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 5 cho giá trị cao nhất 8,1 lá, công thức 1 cho giá trị thấp nhất 6,7 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 17 % Vụ 3, tính theo giá trị trung bình thì công thức 1 cho giá trị cao nhất 6,1 lá, công thức 5 cho giá trị thấp nhất 4,9 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 19 %
Như vậy, ở 7 ngày sau cấy, công thức 5 cho kết quả số lá là cao nhất ở cả 2 vụ vụ 1 và vụ 2, và công thức 1 cho kết quả cao nhất ở vụ 3
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 63
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 7 NSC, trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Số lá – 7 NSC Vuù troàng
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3.4 Aûnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 7 ngày sau cấy
Số lá cây cải thìa 7 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 64
• Số lá cây cải thìa 14 ngày sau cấy: Ở vụ 1 theo Bảng 3.5 ghi nhận số lá cây ở các công thức 14 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 1 cho giá trị cao nhất 9,6 lá, công thức 4 cho giá trị thấp nhất 7,8 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 18 % Vụ thứ 2 (Bảng 3.5) số lá cây ở các công thức 14 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho giá trị cao nhất 12,2 lá, công thức 1 cho giá trị thấp nhất 9,9 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 19 % Ở vụ thứ 3, tính theo giá trị trung bình thì công thức 3 cho giá trị cao nhất 8,7 lá, công thức 4 và công thức 5 cho giá trị thấp nhất 8,1 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 7 %
Như vậy, ở 14 ngày sau cấy, công thức 1 cho kết quả số lá là cao nhất ở vụ 1, công thức 3 cho kết quả cao nhất ở vụ 2 và vụ 3
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 14 NSC, trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Số lá – 14 NSC Vuù troàng
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 65
Biểu đồ 3.5 Aûnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 14 ngày sau cấy
Số lá cây cải thìa 14 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
• Số lá cây cải thìa 21 ngày sau cấy: Ở vụ 1 (theo Bảng 3.6) chúng ta ghi nhận số lá cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 1 cho giá trị cao nhất 13,2 lá còn công thức 2 cho giá trị thấp nhất 11,4 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 13 % Còn ở vụ 2 (Bảng 3.6) số lá cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 5 cho giá trị cao nhất 14,2 lá, công thức 1 cho giá trị thấp nhất 13,1 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 8 % Ở vụ 3, ghi nhận số lá cây ở các công thức 21 ngày sau cấy, tính theo giá trị trung bình thì công thức 5 cho giá trị cao nhất 12,0 lá, công thức 2 và công thức 6 cho giá trị thấp nhất 10,6 lá Chênh lệch giữa 2 công thức là 12 %
Như vậy, ở 14 ngày sau cấy, công thức 1 cho kết quả số lá là cao nhất ở vụ 1, công thức 5 cho kết quả cao nhất ở vụ 2 và vụ 3 Tuy nhiên, về mặt thống kê không thấy có sự khác biệt giữa các công thức
Số lá trên thân là chỉ tiêu quan trọng đối với nhóm rau ăn lá Tuy nhiên trong thí nghiệm xác định liều lượng bón phân hữu cơ Humix chỉ tiêu này không
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 66 được thể hiện rõ giữa các công thức thí nghiệm Giữa các vụ trồng cũng không có sự khác biệt nhau Ở giai đoạn 14 ngày sau cấy, trong các vụ 1 và vụ 2, có sự khác biệt, nhưng không thể kết luận là do phân bón
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bĩn gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 21 NSC, trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Số lá – 21 NSC Vuù troàng
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3.6 Aûnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc hữu cơ Humix đến số lá rau cải thìa 21 ngày sau cấy
Số lá cây cải thìa 21 ngày sau cấy
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 67
9 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HUMIX ĐẾN NĂNG SUẤT RAU CẢI THÌA
Qua 03 vụ liên tiếp trồng rau cải thìa trên cùng một nền đất, chúng tôi nhận thấy (Bảng 3.7 và 3.8):
- Về năng suất thu hoạch (năng suất lý thuyết và năng suất thương phẩm) ở rau cải thìa, chúng ta nhận thấy không có sự khác biệt năng suất lý thuyết giữa các công thức thí nghiệm (Bảng 3.7 và 3.8) Năng suất thương phẩm trong cả 03 vụ có sự khác biệt nhau tương đối rõ Năng suất đã tăng theo mức tăng lượng phân bón Humix trên một đơn vị diện tích
- Giữa các công thức không có sự khác biệt thống kê về năng suất lý thuyết cải thìa Nhưng riêng ở vụ 2 thì năng suất lý thuyết công thức 1 (mức phân bón 2,0 tấn/ha) thấp nhất và khác biệt rất có ý nghĩa so với các công thức còn lại
- Năng suất thương phẩm cải thìa qua 3 vụ đều có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Năng suất rau của mức bón 3,5 – 4,0 tấn/ha phân Humix đạt 15,9 tấn/ha, là cao nhất trong các công thức thí nghiệm Tuy nhiên những nhận xét này cần được khẳng định thêm thông qua một số thí nghiệm ở các vùng khác
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 68
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bĩn hữu cơ Humix đến năng suất lý thuyết của rau cải thìa trồng tại huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, 2005
Naêng suaát lyù thuyeát (taán/ha)
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3.7 Năng suất lý thuyết của cây cải thìa
Năng suấ t lý thuy ế t cây c ả i thìa
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 69
Bảng 3.8 Ảnh hưởng các liều lượng phân bĩn hữu cơ Humix đến năng suất thương phẩm của rau cải thìa trồng tại huyện Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh, 2005
Naờng suaỏt thửụng phaồm (taỏn/ha)
Vuù I Vuù II Vuù III
Biểu đồ 3.8 Năng suất thương phẩm của cây cải thìa
Năng suất thương phẩm cây cải thìa
Vuù I Vuù II Vuù III
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 70
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HUMIX ĐẾN CHẤT LƯỢNG RAU CẢI THÌA
Aûnh hưởng đến sự tích lũy các chất hữu cơ và hàm lượng E coli
Bảng 3.10 Dư lượng thuốc trừ sâu và E coli trên cây rau cải thìa
Teõn maóu Keỏt quỷa phaõn tớch vuù 3 Ức chế enzym, %
Dư lượng lân hữu cơ &
- Nguồn: Phòng phân tích Hóa sinh (Công ty Giám định và Khử trùng FCC)
- Theo quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn số 67/QĐ – BNN – KHCN ngày 28/4/1998, với dư lượng lân hữu cơ & carbamate < 1 ppm là mẫu rau an toàn
- Ký hiệu mẫu từ 1/ đến 3/ tương ứng các mẫu rau cải thìa lấy theo 3 lần lặp lại.
Phân bón Humix và môi trường đất trồng rau
Các chỉ số pH và N, P, K tổng số có thể thay đổi trước và sau thí nghiệm, nhưng chưa rõ Hàm lượng C, N, P, K dễ tiêu và CEC có xu hướng tốt hơn trước thí nghiệm và so với đối chứng Đặc biệt là chỉ tiêu CEC khác biệt rõ nét (Bảng 3.11)
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 72
Bảng 3.11 Aûnh hưởng của phân bón hữu cơ đến một số chỉ tiêu lý – hóa của đất trồng rau cải thìa, 2005
Ghi chú hc - hữu cơ; ts - tổng số; dt - dễ tiêu
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRÊN RAU CẢI THÌA
Bảng 3.12 Thành phần sâu, bệnh hại rau cải thìa
Số thứ tự Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ gây hại
4 Beọnh thoỏi nhuừn Erwinia carotovora ++
5 Chết rạp caây con Pythium sp
Ghi chuự: + : tyỷ leọ 1-5%; ++ : tyỷ leọ 6-15 %
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 73
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA PHÂN BÓN HUMIX
Theo giá điều tra tại thời điểm thí nghiệm và các loại giá này được coi như là ổn định trong thời gian thí nghiệm: giá bán cải thìa 3.000đ/kg, giá phân hữu cơ sinh học Humix 1.800đ/kg, giá phân hữu cơ sinh học Sài Gòn 1.100đ/kg (bón công thức 6)
* Các chi phí khác được coi là như nhau
* Chổ tớnh naờng suaỏt thửụng phaồm vuù 2
Bảng 3.13 Đánh giá hiệu quả kinh tế thí nghiệm phân bón gốc hữu cơ Humix trên cải thìa vụ 2, 2005
Công thức Chi phí phân bón
Như vậy, chúng tôi nhận thấy ở mức công thức bón 3,0 tấn/ha cho rau cải thìa có hiệu quả cao nhất về mặt các chỉ tiêu nông học và kinh tế cho người troàng rau
SVTH: Huỳnh Phương Nhã Trang 74
Phần thứ tư KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng (chiều cao cây, số lá) của cây cải thìa trong công thức 3 (mức bón 3,0 tấn/ha) là cao và ổn định nhất so với các công thức khác
- Các chỉ tiêu về năng suất trong công thức 4 (mức bón 3,5 tấn/ha) cho giá trị cao nhất và ổn định nhất
- Ở công thức 3 mức bón 3,0 tấn/ha cho rau cải thìa có hiệu quả cao nhất về mặt các chỉ tiêu nông học và kinh tế cho người trồng rau
- Phân bón hữu cơ Humix với các mức bón khác nhau (từ 2,0 đến 4,0 tấn/ha) có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất rau cải thìa Năng suất thương phẩm tăng theo mức tăng liều lượng phân Humix và đạt cao nhất ở khoảng 3,0 – 4,0 tấn/ha
- Sâu bệnh có phát hiện trên cải thìa trồng trên các công thức phân bón khác nhau, nhưng không phát hiện mối tương quan với nền phân bón
- Việc sử dụng nhiều lần phân hữu cơ sinh học Humix đã làm giảm đáng kể hàm lượng nitrate trong sản phẩm thu hoạch và các yếu tố gây độc hại khác
- Thành phần dinh dưỡng đất đã được cải thiện sau nhiều vụ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Humix.
ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục tiến hành đánh giá ảnh hưởng các liều lượng phân bón hữu cơ sinh học Humix trên rau cải thìa và các loại rau ăn lá khác
- Mở rộng điểm thí nghiệm trên các vùng đất khác nhau
- Xây dựng một mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ và tổ chức một mạng lưới phân phối rau an toàn rộng rãi trong cộng đồng.
Hình 4.1 Toàn cảnh vườn rau cải thìa được trồng trong nhà lưới tại
Hoác Moân, TP Hoà Chí Minh, 2005
Hình 4.2 Rau cải thìa 7 ngày sau cấy, trồng tại Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh
Hình 4.3 Rau cải thìa 14 ngày sau cấy, trồng tại Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh
Hình 4.4 Rau cải thìa 21ngày sau cấy, trồng tại Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh
Hình 4.5 Rau cải thìa lúc chuẩn bị thu hoạch
Hình 4.6 Chiều cao rau cải thìa được trồng theo các công thức phân bón Humix khác nhau tại Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh
Cải bị sâu tơ phá hại Bệnh thối nhũn - Erwinia carotovora
Bệnh đốm nâu – Pseudomonas sp Sâu đo - Trichoplusia ni
Hình 4.7 Một số sâu bệnh phá hại cải thìa (ảnh chụp tại nhà lưới)
1 Mai Thị Phương Anh (1999) Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp NXB Noõng nghieọp, 1999
2 Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996) Rau và trồng rau NXB Noõng nghieọp
3 Phan Tạ Kim Anh và cộng tác viên (2003) Điều tra sơ bộ thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên cây rau ăn lá trồng trong nhà lưới Chi cục bảo vệ thực vật Tp Hồ Chí Minh
4 Trần Thị Ba (2005) Giáo trình Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng Khoa
Nông nghiệp & Sinh Học Ứng dụng, trường đại học Cần Thơ
5 Phạm Văn Biên, Ngô Quang Vinh, Meisaku Koizumi (2002) Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ NXB Nông nghiệp
6 Bộ môn Bảo vệ thực vật (1996), Báo cáo: Kết quả bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rau sạch tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam Thành phố Hồ Chí Minh
7 Võ Văn Chi (2003) Từ Điển thực vật thông dụng NXB Khoa học Kỹ thuật
8 Đường Hồng Dật (2003) Sổ tay người trồng rau tập 1 NXB Hà Nội
9 Bùi Đình Dinh, Bùi Quang Xuân, Mai Thị Phương Anh (1996) Quản lý hàm lượng nitrate trong rau bằng con đường bón phân cân đối Hội thảo rau sạch
10 Trương Vĩnh Hải, Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất một số loại rau trên vùng đất xám Tp Hồ Chí Minh
Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11 Hiệp hội phân bón quốc tế (1998), Cẩm nang sử dụng phân bón, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất Hà Nội
12 Võ Thanh Hồng (2005) Bệnh chuyên khoa Giáo trình đại học Cần Thơ
13 Phạm Hoàng Hộ (2003) Cây Cỏ Việt Nam NXB Trẻ
14 Trịnh Thị Thu Hương (2001) Sổ tay trồng trọt NXB Thanh Niên
15 Nguyễn Văn Huỳnh, Vi Thị Sen (2005) Sâu hại cây trồng chính ở đồng bằng sông Cửu Long, Giáo trình đại học Cần Thơ
16 Nguyễn Đình Lâm, Trần Văn Đại (2005) Kết quả nghiên cứu trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học Thông báo khoa học Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
17 Nguyễn Đăng Nghĩa (2005) Một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho việc trồng rau trong nhà lưới Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
18 Hoàng Thị Sản (2002) Phân loại học thực vật NXB Giáo Dục
19 Nguyễn Quang Thạch (2005) Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường Đại học Nông nghiệp 1
20 Phạm Văn Toản (2004) Phân bón vi sinh vật trong nông nghiệp Viện
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
21 Lê Văn Tri (2000) Phân phức hợp hữu cơ vi sinh NXB Nông Nghiệp
22 Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa, Mai Văn Quyền (2000) Sổ tay sử dụng phân bón NXB Nông
23 Trương Quốc Tùng (2005) Hai mô hình phát triển rau sạch Hội KHKT bảo vệ thực vật Việt Nam
24 Botanical Dermatology Database, Cruciferae (Cabbage or Mustard family), http://bodd.cf.ac.uk/botdermfolder/botdermc/cruc.html
25 Website cuỷa Chi Cuùc BVTV TPHCM: http://www.mard.gov.vn/ppdhcmc
26 Website của Đại Học Cần Thơ : http://www.ctu.edu.vn
27 Website của Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội : http://www.hau1.edu.vn
28 Department of Horticulture and Landscape Architecture (Purdue University, US), Classification of Brassicas, http://chinese- cabbage.area51.ipupdater.com
29 Digital flora of Texas, Images of Brassicaceae, http://www.csdl.tamu.edu/flora/imaxxbra.htm
30 Garden Mosaics, Chinese cabbage and Bok Choy, http://www.gardenmosaics.cornell.edu/pgs/science/english/bokchoy.aspx
31 Website của Công Ty TNHH Hữu Cơ : http://www.humixvn.com
32 Website Rau an toàn, Thành phần bệnh hại trên cây rau màu, http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/benhh ai/content.htm
33 Website Sinh Học Việt Nam : http://www.sinhhocvietnam.com
34 Singapore Science Centre, Cruciferae, http://www.science.edu.sg/ssc/vegetables/cruciferae_cwcabbage.jsp
35 Website cuûa Trung Taâm Khuyeán Noâng Quoác Gia : http://www.khuyennongvn.gov.vn
36 The Cook’s Thesaurus, Cabbage, http://www.foodsubs.com/Cabbage.html
37 University of Georgia College of Agriculture and Environmental Sciences,
Chinese cabbage and related oriental crops, pubs.caes.uga.edu/caespubs/pubs/PDF/C809.pdf
38 University of Saskatchewan, The history of cabbage, http://gardenline.usask.ca/veg/cabbage.html
39 Wikipedia, EM –Bokashi http://vi.wikipedia.org/w/index.php
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU CẢI THÌA VỤ 1: Kết quả ANOVA:
1 Chiều cao cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 10.667 Grand Sum= 192.000 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 8.38%
2 Chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 15.606 Grand Sum= 280.900 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 12.16%
3 Chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 19.589 Grand Sum= 352.600 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 8.81%
4 Số lá cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 6.911 Grand Sum= 124.400 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 7.94%
5 Số lá cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 8.778 Grand Sum= 158.000 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 6.19%
6 Số lá cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 12.078 Grand Sum= 217.400 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 10.03%
7 Năng suất lý thuyết cây cải thìa:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 20.861 Grand Sum= 375.500 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 6.46%
8 Năng suất thương phẩm cây cải thìa:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob - nt 5 9.11 1.821 4.73 0.0178 lll 2 1.84 0.922 2.39 0.1414 Error 10 3.85 0.385
- Grand Mean= 10.600 Grand Sum= 190.800 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 5.85%
Kết quả trắc nghiệm phân hạng:
No of observations to calculate a mean = 3
1 Chiều cao cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 11.811 Grand Sum= 212.600 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 7.86%
2 Chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 18.883 Grand Sum= 339.900 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 5.92%
3 Chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 21.928 Grand Sum= 394.700 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 5.11%
4 Số lá cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 7.689 Grand Sum= 138.400 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 4.84%
5 Số lá cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 11.050 Grand Sum= 198.900 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 6.02%
6 Số lá cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 13.817 Grand Sum= 248.700 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 5.21%
7 Năng suất lý thuyết cây cải thìa:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 22.472 Grand Sum= 404.500 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 7.98%
8 Năng suất thương phẩm cây cải thìa:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 14.622 Grand Sum= 263.200 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 9.04%
Kết quả trắc nghiệm phân hạng:
No of observations to calculate a mean = 3
1 Chiều cao cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 10.832 Grand Sum= 194.980 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 11.55%
2 Chiều cao cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 14.956 Grand Sum= 269.200 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 7.91%
3 Chiều cao cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 18.167 Grand Sum= 327.000 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 6.50%
4 Số lá cây cải thìa 7 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 5.322 Grand Sum= 95.800 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 10.35%
5 Số lá cây cải thìa 14 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 8.378 Grand Sum= 150.800 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 7.84%
6 Số lá cây cải thìa 21 ngày sau cấy:
Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob -
- Grand Mean= 11.300 Grand Sum= 203.400 Total Count= 18 Coefficient of Variation= 6.96%