1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty cổ phần volkswagen bình dương

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Công ty Cổ phần Volkswagen Bình Dương
Tác giả Phạm Quang Minh
Người hướng dẫn Th.s Trần Dũng, Lê Quang Thắng
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử và Ô tô
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 10,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔ TY CỔ PHẦN VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG (14)
  • CHƯƠNG 2 CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU , BÁN CHẠY NHẤT CỦA DOANH NGHIỆP (15)
  • CHƯƠNG 3 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VOLKSWAGEN (18)
    • I. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (18)
    • II. Sơ đồ nhân sự tổng quan của phòng dịch vụ (18)
      • 1. Phòng dịch vụ (19)
      • 2. Xưởng dịch vụ (19)
      • 3. Phòng phụ tùng (20)
    • III. Cố vấn dịch vụ (22)
      • 1) Trưởng phòng dịch vụ (22)
      • 2) Cố vấn dịch vụ là ai? (24)
      • 3) Vai trò của Cố vấn dịch vụ (25)
      • 4) Tầm quan trọng của Cố vấn dịch vụ (25)
      • 5) Công việc của Cố vấn dịch vụ (26)
    • IV. Bộ phận trực tiếp sửa chữa (27)
      • 1. Quản đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên cùng công việc (27)
      • 2. Tổ trưởng (28)
    • V. Bộ phận hỗ trợ (31)
      • 1. Cố vấn kỹ thuật (31)
      • 2. Quan hệ kỹ thuật với TMV (31)
      • 3. Đào tạo (32)
    • VI. Bộ phận phụ tùng (32)
      • 1) Nhân viên kho (32)
      • 2) Nhân viên phụ tùng (32)
      • 3) Kế toán kho (33)
      • 4) Nhân viên vật tư (33)
  • CHƯƠNG 4:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG,NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN TRỰC TIẾP TẠI VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG (34)
    • I. Những điều cần biết khi làm việc (34)
    • II. Các yếu tố gây tai nạn (34)
      • 1. Tai nạn do yếu tố con người (34)
      • 2. Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý (34)
      • 3. Quần áo làm việc (34)
    • III. Giày bảo hộ (35)
    • IV. Găng tay bảo hộ (35)
  • CHƯƠNG 5:PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG HIỆN CÓ TẠI VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG (36)
    • 1. Phương pháp cải tiến nâng cao an toàn lao động hiện có tại Volkswagen Bình Dương (36)
    • 2. Phương pháp cải tiến nâng cao hiệu quả công việc hiện có tại Volkswagen Bình Dương (38)
  • CHƯƠNG 6 NỘI DUNG THỰC TẬP (40)
    • 1. Các quy trình đồng , sơn cơ bản của Volkswagen (40)
      • 1.1 Quy trình đồng , sơn xe cho khánh hàng (40)
      • 1.2 Quy Trình kiểm tra kĩ thuật xe mới trước khi giao cho khách hàng (42)
    • 2. Quy trình làm xe cho khách (43)
  • CHƯƠNG 7 KINH NGHIỆM SAU KHI ĐI THỰC TẾ (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

2023---UBND TỈNH BÌNH DƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNamTìm hiểu sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Doanh nghiệpMục tiêu: Sinh viên hiểu được cơ cấu tổ chức d

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔ TY CỔ PHẦN VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG

VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG Đia chỉ: 7A/12A Đại Lộ Bình Dương, Khu phố Bình Đức 1, Phường Bình Hoà, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0906859636

Giờ làm việc: 8:00 – 17:00 từ thứ hai đến thứ bảy, trừ chủ nhật và các ngày lễ

Email: info@vwbinhduong.vn Đôi nét về Tập Đoàn Volkswagen

Tập đoàn Volkswagen (VW) được thành lập vào ngày 28 tháng 5 năm 1937 có trụ sở chính tại Wolfsburg, nước Đức. Tập đoàn hoạt động trong phạm vi thiết kế, chế tạo, sản xuất và phân phối các loại xe khách, xe thương mại, xe gắn máy, động cơ ô tô và động cơ tuabin, cũng như các dịch vụ tài chính, cho thuê tài chính và quản lý vận tải Volkswagen là tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới trong năm

2011 theo sản lượng,và đã duy trì vị thế nắm giữ thị phần lớn nhất trong thị trường ô tô tại châu Âu trên hai thập kỷ.

Tính theo doanh số toàn cầu năm 2019 Tập đoàn Volkswagen tiếp tục thiết lập kỷ lục doanh số trên toàn cầu với tổng số xe giao đến khách hàng là 10,97 chiếc áo sơ mi năm 2019, tăng 1,3% so với năm 2018 Mục tiêu của tập đoàn nhằm cung cấp cho người dùng các phương tiện giao thông chắc chắn, độ bĩ, môi trường thân thiện, an toàn, hấp dẫn dẫn và cạnh tranh trong một trường ngày càng gây cấn và tạo ra các yêu cầu tiêu chuẩn thiết lập trong các lĩnh vực hoạt động.

CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU , BÁN CHẠY NHẤT CỦA DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VOLKSWAGEN

Sơ đồ nhân sự tổng quan của phòng dịch vụ

TP.Hành chính kế toán

Quản đốc tổ đồng sơn

Bộ phận CVDV - Điều phối Điều phối viên

 CVDV : Cố vấn dịch vụ

 TP.CVDV : Trưởng phòng cố vấn dịch

 TTSC : Trực tiếp sửa chữa

 CVKT : Cố vấn kỹ thuật

 NVPV : Nhân viên phục vụ

 BPPT : Bộ phận phụ tùng

 NVPT : Nhân viên phụ tùng

 NVK : Nhân viên kỹ thuật

 NVVT : Nhân viên vật tư

Phòng dịch vụ bao gồm các vị trí: Trưởng phòng dịch vụ, trưởng nhóm cố vấn dịch vụ, cố vấn dịch vụ, cố vấn kỹ thuật, kế toán dịch vụ và bộ phận chăm sóc khách hàng.

Bộ phận sửa chữa máy, gầm, điện

Bộ phận sửa chữa máy, gầm, điện hay còn gọi là xưởng sửa chữa chung phải có ít nhất 33% kỹ thuật viên có tay nghề trung cấp trở lên hoặc ưình độ tương đương. Cũng như cố vấn dịch vụ, hãng xe cũng đào tạo kỹ thuật viên, tổ chức thi và cấp chứng chỉ từ “Kỹ thuật viên trung cấp” đến “Kỹ thuật viên cao cấp” Chứng chi nghề này được chấp nhận ưong toàn bộ hệ thống, các đại lý trên toàn quốc Nhiệm vụ chính thực hiện các công việc sửa chữa, đại tu máy, sửa chữa gầm, sừa chữa điện và bào dưỡng nhanh các dòng xe của hãng.

Xưởng dịch vụ có hai kỹ thuật viên chẩn đoán cơ sở biết sử dụng thành thạo các loại máy chẩn đoán hiện đại như KDS, GDS, Launch, FcarF5, Autel maxisys Các kỹ thuật viên này phải có chứng chỉ “Kỹ thuật viên chẩn đoán” Nhiệm vụ thực hiện các chẩn đoán đơn giản về hệ thống máy, gầm và hệ thống điện Hoặc có một kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp, có chứng chi “Kỹ thuật viên chẩn đoán cao cấp” do hãng xe cấp, thực hiện các công việc chẩn đoán phức tạp về máy, gầm, điện, tiếng ồn và rung động, cũng như có khả năng hướng dẫn các kỹ thuật viên khác.

Phòng phụ tùng có ít nhất một chuyên viên phụ tùng hoặc thủ kho về phụ tùng sửa chữa chung và một chuyên viên hay thủ kho về vật tư sơn Ngoài ra căn cứ vào công suất hoạt động cùa xưởng có thể điều chinh số lượng nhân viên vật tư phụ tùng cho hợp lý với từng đại lý Chuyên viên kho hay thủ kho phải có chứng chi trung cấp nghề quản lý kho do hãng xe cấp Nhân viên này biết sử dụng “catalog” điện tử để tra mã phụ tùng cũng như nắm được các kiến thức cơ bản về việc kinh doanh phụ tùng theo tiêu chuẩn của hãng đặt ra Ngoài ra, nhân viên được đào tạo cơ bản về cách quản lý kho, sắp xếp, đặt phụ tùng, lưu trữ phụ tùng và hoạt động kinh doanh phụ tùng.

Bộ phận sửa chữa đồng, sơn phải có các kỹ thuật viên chuyên về sửa chữa thân xe và sơn màu và phải có chứng chỉ “Kỹ thuật viên thân xe và sơn” do hãng xe cấp hoặc đã được chửng nhận là có trình độ tương đương Các kỹ thuật viên này có khả năng thực hiện các công việc như: sửa vết lõm, hàn, chuẩn bị bề mặt, phun sơn, che chắn

Xưởng sửa chữa đồng, sơn phải có tối thiểu một phần ba kỹ thuật viên thân xe và sơn có trình độ “Kỹ thuật viên trung cấp đồng, sơn” hoặc chứng chỉ tương đương Các kỹ thuật viên này có khả năng thực hiện các công việc như: nắn khung xe, thay thế tấm vỏ xe, cân chỉnh kích thước theo tiêu chuẩn, phun sơn, pha chinh màu

Phòng pha sơn Buồng sơn

Trong bộ phận cũng cần phải có một kỹ thuật viên đồng sơn là kỹ thuật viên cao cấp và có chửng chi do hãng xe cấp Họ có khả năng thực hiện các công việc như: nắn khung xe, cân chỉnh gầm xe, chinh màu, phun dặm, vá,

Kỹ thuật viên đồng ,sơn

Cố vấn dịch vụ

 Phải bảo đảm mang lại sự hài lòng cho khách hàng

 Đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ với tiêu chuẩn cao về chất lượng

 Mang lại lợi nhuận cao từ hoạt động dịch vụ

 Đảm bảo các chi phí được giám sát

 Đảm bảo mang lại sự hài lòng của nhân viên

 Đạt các chỉ tiêu về hoạt động, lợi nhuận của đại lý

 Đạt các tiêu chuẩn về hoạt động được hướng dẫn bởi TMV, TMC

 Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, giám sát tất cả các hoạt động của phòng dịch vụ

 Thiết lập các quy trình hoạt động, mô tả công việc, bố trí nhân sự cho các vị trí công việc

 Giám sát việc thực hiện hệ thống hẹn và thúc đẩy hệ thống hẹn

 Đặt chỉ tiêu hoạt động của phòng dịch vụ, giám sát việc thực hiện

 Thúc đẩy các hoạt động làm hài lòng khách hàng

 Theo dõi các trường hợp khách hàng không hài lòng

 Giám sát các trường hợp bảo hành và các giải quyết thiện chí cho khách hàng, các trường hợp ngoại lệ cho khách hàng đặc biệt

 Giám sát chất lượng làm việc từ Kỹ thuật viên thông qua kết quả báo cáo kiểm tra chất lượng, xe quay lại, khách hàng phàn nàn

 Phối hợp với Cố vấn kỹ thuật phụ trách đào tạo đánh giá năng lực của nhân viên phòng dịch vụ (hàng năm) nhằm đề ra kế hoạch đào tạo phù hợp, phối hợp với TMV, nhà cung cấp vật tư thiết bị tổ chức các khóa đào tạo cần thiết, đào tạo nội bộ

 Đánh giá giá trị đóng góp của nhân viên (theo tháng) phân chia tiền năng xuất, tiền thưởng cho nhân viên

 Thúc đẩy quan hệ với khách hàng

 Hỗ trợ Cố vấn dịch vụ tiếp khách hàng và hướng dẫn giải quyết các trường hợp khách VIP

 Duyệt các hợp đồng sửa chữa, hỗ trợ Cố vấn dịch vụ phương án sửa chữa đối với các xe có hư hỏng cần sửa chữa nhiều, quyết định chi hoa hồng ngoài mức bình thường

 Can thiệp đến hoạt động phụ tùng đảm bảo bộ phận phụ tùng hổ trợ tốt cho phòng dịch vụ

 Thực hiện họp định kỳ dịch vụ 2 tuần/1 lần.

 Giám sát môi trường làm việc của phòng dịch vụ và các vấn đề về an toàn.

 Thường xuyên họp, làm việc với nhân viên TMV.

 Đảm bảo hoạt động hiệu quả của phòng dịch vụ qua việc trang bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị, giám sát việc bảo dưỡng trang thiết bị.

 Thiết lập các chiến lược kinh doanh phát triển các dịch vụ mới, tìm kiếm khách hàng mới.

 Theo dõi các khách hàng lớn, giám sát việc gìn giữ khách hàng của Cố vấn dịch vụ

 Giám sát và thúc đẩy việc theo dõi sau sửa chữa của Cố vấn dịch vụ.

 Phân tích các số liệu hoạt động định kỳ (6 tháng), so sánh với các đối thủ cạnh tranh, phân tích hiệu quả của các chiến dịch nội bộ.

 Thiết lập và thúc đẩy hệ thống nhắc khách hàng thực hiện bảo dưỡng.

 Lập báo cáo hoạt động dịch vụ phụ tùng cho giám đốc, TMV.

2) Cố vấn dịch vụ là ai?

Khi khách hàng mang xe tới trạm, một ai đó đại diện cho trạm lắng nghe yêu cầu của khách hàng, đưa ra những lời khuyên về những phần mà khách hàng không biết tới, viết phiếu yêu cầu sửa chữa và khi hoàn thành, giải thích công việc đã làm cho khách hàng Ngoài ra người đại diện không những phải có khả năng giải quyết yêu cầu sửa chữa mà còn thực hiện tất cả công việc liên quan tới khách hàng của trạm.

Cố vấn dịch vụ là chức danh được Toyota cấp cho người phụ vụ khách hàng chuyên nghiệp, người có kiến thức chuyên nghiệp về sản phẩm và công nghệ ô tô,

11 đồng thời cả kỹ năng phục vụ khách hàng Tại Toyota, Cố vấn dịch vụ được phân biệt rõ với người viết dịch vụ và lễ tân.

3) Vai trò của Cố vấn dịch vụ

 Thực hiện “Quy trình 7 bước phụ vụ khách hàng” từ bước tiếp khách hàng đến bước theo dõi sau sửa chữa.

 Trả lời những câu hỏi về xe và các dịch vụ liên quan, đưa ra những lời khuyên về những vấn đề cần nhấn mạnh, đưa ra những kỹ năng lái xe cho khách hàng

 Giải quyết những khiếu nại đơn giản của khách hàng.

4) Tầm quan trọng của Cố vấn dịch vụ

Khách hàng coi Cố vấn dịch vụ như là một người đại diện cho đại lý Nhưng đối với những người còn lại trong đại lý, anh là người đại diện cho quyền lợi và mối quan tâm của khách hàng.

Cố vấn dịch vụ nâng cao sự hài lòng của khách hàng

 Chất lượng của công việc phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lắng nghe thông tin của khách hàng về các hư hỏng, và truyền đạt những thông tin này tới kỹ thuật viên bằng văn bản và bằng lời của Cố vấn dịch vụ.

 Kỹ năng phục vụ khách hàng của Cố vấn dịch vụ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của khách hàng có quay trở lại trạm và giới thiệu với những người khác hay không.

Cố vấn dịch vụ xem xét nhu cầu dịch vụ và cung cấp dịch vụ đó cho khách hàng.

Cố vấn dịch vụ tạo dựng nên hình ảnh đại lý : đối với khách hàng, Cố vấn dịch vụ không chỉ là một cá nhân mà còn là người đại diện cho đại lý Toyota, ấn tượng của Cố vấn dịch vụ và lòng tin khách hàng vào anh ta phản ánh cả đại lý Ấn tượng và lòng tin này sẽ được truyền miệng trong cộng đồng và có ảnh hưởng tới việc đánh giá chung của toàn đại lý Thực chất, Cố vấn dịch vụ đại diện cho toàn đại lý.

Cố vấn dịch vụ xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: khách hàng mang xe tới trạm dịch vụ, bước tới quầy tiếp tân với nỗi sợ hãi nhưng không như nỗi sợ hại tại phòng chờ của bác sỹ nha khoa Một khi Cố vấn dịch vụ hiểu được việc này, Cố vấn dịch vụ sẽ dễ dàng chấp nhận rằng chúng ta phải cố

12 gắng làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái Có nhiều cách để Cố vần dịch vụ thực hiện điều này Ngoài những lời khuyên chuyên nghiệp, thỉnh thoảng một vài câu vui đùa cũng đủ để họ cảm thấy như ở nhà.

5) Công việc của Cố vấn dịch vụ

Hàng ngày tiếp khách hàng (trực tiếp hoặc qua điện thoại), hiểu đúng các yêu cầu của khách hàng, tư vấn, giải đáp các yêu cầu của khách hàng (thông tin về phụ tùng, giá, thời gian có hàng )

Thực hiện các công việc đúng theo quy trình 7 bước để phục vụ khách hàng từ bước hẹn khách hàng đến theo dõi sau sửa chữa

Khuyến khích khách hàng sử dụng hệ thống hẹn, nhận cuộc hẹn, nhập thông tin vào mạng nội bộ của Toyota, chuẩn bị trước lệnh sửa chữa, thông áo cho nhân viên phụ tùng đặt hàng, chuẩn bị phụ tùng

Tiếp khách hàng, xác nhận tình trạng xe khách hàng, lắng nghe các yêu cầu của khách hàng, bằng kinh nghiệm kỹ thuật của mình khai thác thêm thông tin, truyền các thông tin yêu cầu của khách hàng qua phiếu yêu cầu công việc chuyển xuống xưởng

Nhận kết quả kiểm tra từ xưởng, hiểu đúng vấn đề, giải thích cho khách hàng, nội dung cần thực hiện phụ tùng cần thay, thời gian và chi phí, chuẩn bị phiếu báo giá nếu khách hàng yêu cầu (cần sự hổ trợ của nhân viên phụ tùng về mã số, giá, thời gian có phụ tùng)

Bộ phận trực tiếp sửa chữa

1 Quản đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên cùng công việc trong một bộ phận sản xuất nào đó Hiểu một cách đơn giản thì quản đốc sẽ là người quản lý toàn bộ những công việc liên quan tới con người, quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, máy móc và xử lý những vấn đề khi có lỗi phát sinh.

 Tiêu chí đánh giá : Quản đốc là nhân sự quản lý toàn bộ Kỹ thuật viên, xưởng dịch vụ thông qua các tổ trưởng, vai trò của quản đốc được đánh giá qua khối lượng, chất lượng toàn bộ Kỹ thuật viên

14 xưởng dịch vụ đạt được

 Đảm bảo môi trường làm việc cũng như tất cả các trang thiết bị luôn gọn gàng, sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt qua việc phân công hợp lý cho các Kỹ thuật viên, các tổ và giám sát việc thực hiện

 Làm cầu nối thông tin đảm bảo sự thông suốt về thông tin quản lý giữ Kỹ thuật viên với ban lãnh đạo và ngược lại.

 Giám sát toàn bộ hoạt động tại xưởng dịch vụ, phát hiện những bất thường, phát hiện những bất thường và can thiệp kịp thời kể cả vị trí nhận xe, giao xe của Cố vấn dịch vụ và lễ tân.

 Hỗ trợ các tổ trưởng, Kỹ thuật viên trong những công việc có vấn đề hoặc tổ trưởng bị quá tải.

 Hỗ trợ điều phối trong phân công công việc hợp lý cho Kỹ thuật viên giữa các tổ hoặc các công việc cần sự phối hợp giữa các tổ.

 Giám sát công việc của nhân viên giữ đồ nghề, kiểm kê định kỳ các dụng cụ các nhân và dụng cụ chuyên dùng.

 Quản lý nhân sự trực tiếp về kế hoạch nghỉ, duyệt nghỉ phép, duyệt thời gian làm ngoài giờ, lập biên bản trong trường hợp Kỹ thuật viên vi phạm lỗi.

 Giám sát việc thực hiện nội quy an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

 Phân công người bảo dưỡng trang thiết bị, 4S khu vực làm việc cho các tổ và từng cá nhân, giám sát việc thực hiện 4S và bảo dưỡng thiết bị.

 Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng dịch vụ

Là Kỹ thuật viên nhưng có trách nhiệm quản lý thời gian làm việc của Kỹ thuật viên và có nhiệm vụ hỗ trợ cho Kỹ thuật viên về mặt kỹ thuật khi cần thiết. o Tiêu chí đánh giá

 Đảm bảo khu vực làm việc, dụng cụ cá nhân của Kỹ thuật viên trong tổ và trang bị thiết bị chung do tổ mình phụ trách bảo dưỡng luôn sạch sẽ ngăn nắp và sẵn sàng làm việc.

 Đảm bảo sự hài lòng cho nhân viên về môi trường làm việc, duy trì tinh thần và động cơ làm việc của Kỹ thuật viên, góp phần xây dựng lòng trung thành của Kỹ thuật viên với công ty.

 Tổ trưởng là nhân sự quản lý trực tiếp tổ sửa chữa Kết quả công việc của tổ trưởng được đánh giá qua khối lượng và chất lượng của tất cả nhân sự trong tổ đạt được.

 Đảm bảo mang lại khối lượng và chất lượng công việc cao cho cả tổ qua việc hỗ trợ chuẩn đoán, hướng dẫn công việc cũng như phân công công việc hợp lý cho Kỹ thuật viên của cả tổ.

 Đảm bảo các công việc được yêu cầu trong lệnh sửa chữa được thực hiện đầy đủ chính xác với chất lượng cao và giao xe đúng giờ qua việc thường xuyên giám sát, đôn đốc Kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện.

 Đảm bảo hạn chế tối đa xe quay lại qua việc chuẩn đoán đúng ngay lần đầu, sửa chữa đúng quy trình Hướng dẫn Kỹ thuật viên tự kiểm tra chất lượng, trực tiếp kiểm tra chất lượng các công việc quan trọng. o Nhiệm vụ chính

Giám sát Kỹ thuật viên trong suốt quá trình làm việc đặc biệt Kỹ thuật viên làm trên công việc mới, hỗ trợ nếu cần thiết, đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng.

Hướng dẫn Kỹ thuật viên tự kiểm tra chất lượng, hỏi lại để chắc chắn những điều mấu chốt trong kiểm tra chất lượng đã được thực hiện hoặc đích thân kiểm tra chất lượng với những công việc quan trọng.

Tư vấn cho điều phối để phân công công việc hợp lý phù hợp với năng lực của

Kỹ thuật viên, thông báo cho quản đốc, Cố vấn kỹ thuật để có sự hỗ trợ khi gặp vấn đề khó.

Tham gia chia tiền năng suất cho Kỹ thuật viên qua ý kiến đánh giá Kỹ thuật viên về khả năng đóng góp cũng như tinh thần thái độ của Kỹ thuật viên

16 trong công việc, với khách hàng, với tập thể.

Bộ phận hỗ trợ

Là người có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nâng cao tay nghề cho Kỹ thuật viên.

2 Quan hệ kỹ thuật với TMV

 Cập nhật thông tin kỹ thuật từ TMV.

 Tham gia các khóa đào tạo của TMV, đặc biệt các khóa đào tạo cho xe mới.

 Làm các báo cáo kỹ thuật cho TMV, giám định kỹ thuật cho các trường hợp bảo hành.

 Tập huấn, triển khai làm báo cáo cho các chiến dịch đặc biệt của TMV.

 Hỗ trợ, quản lý kỹ thuật

 Hỗ trợ Kỹ thuật viên trong những công việc khó, đặc biệt công việc chuẩn đoán và công việc trên những hệ thống mới.

 Cập nhật, sắp xếp, lưu giữ và khai thác có hiệu quả các tài liệu kỹ thuật (tài liệu đào tạo, tài liệu hướng dẫn sửa chữa, tài liệu hướng dẫn sử dụng trang thiết bị).

 Phối hợp với tổ trưởng, quản đốc thống nhất các quy trình sửa chữa theo chuẩn Toyota phù hợp thực tế từng đại lý.

 Tham gia các khóa huấn luyện kỹ thuật mới, sản phảm mới của Toyota.

 Thực hiện đào tạo theo lịch đã lập: đào tạo lý thuyết, đào tạo thực hành, đào tạo tại vị trí làm việc.

 Đánh giá năng lực kỹ thuật của Kỹ thuật viên định kỳ, cùng với trưởng phòng dịch vụ lập kế hoạch đào tạo phù hợp.

 Thâu ngân: sau khi xe của khách hàng được sửa chữa, bảo dưỡng hoàn tất thì thâu ngân tiến hành thâu tiền từ khách hàng Khách hàng có thể trả tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

 Khuyến khích khách hàng đến đại lý cho những lần sửa chữa sau.

 Giải thích, cung cấp mã số thuế của đại lý khi khách hàng thanh toán bằng cách chuyển khoản.

 Nhân viên dịch vụ: hoàn tất hồ sơ sửa chữa cho từng xe, ghi nhận giờ công lao động của Kỹ thuật viên, tính tổng doanh thu từ các Cố vấn dịch vụ

Bộ phận phụ tùng

Lấy trước những phụ tùng cần thiết cho các xe đã hẹn.

Chuẩn bị phụ tùng cho công việc phát sinh.

Nhận hàng và kiểm tra hàng khi phụ tùng về kho.

Sắp xếp phụ tùng trong kho theo đúng vị trí quản lý

Phát phụ tùng theo mã phụ tùng, đúng và đủ số lượng được liệt kê trên Partshipping (phiếu suất hàng).

 Kiểm tra nhu cầu phụ tùng.

Theo dõi khả năng cung cấp phụ tùng của đại lý.

 Hỗ trợ cho Cố vấn dịch vụ tra các mã phụ tùng khó.

 Có trách nhiệm đặt các mặt hàng mà các mặt hàng này không có trong kho (hàng BO) về đại lý thông qua mạng nội bộ.

 Có trách nhiệm đặt hàng bổ sung (hàng SO).

 Theo dõi các đơn đặt hàng

 Tính toán lượng hàng tồn kho.

 Nhập xuất phụ tùng trên máy thông qua mạng nội bộ.

 Nhập xuất phụ tùng hàng ngày.

 Nhập vật tư mua ngoài xuất thẳng cho xe hoặc nhập kho.

 Theo dõi công nợ của các nhà cung cấp.

 Mua vật tư ngoài phát sinh trong quá trình sửa chữa.

 Hỗ trợ kế toán kho việc nhận vật tư ngoài.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG,NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN TRỰC TIẾP TẠI VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG

Những điều cần biết khi làm việc

1) Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương

2) Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn.

Các yếu tố gây tai nạn

1 Tai nạn do yếu tố con người

Tai nạn có thê xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.

2 Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý

Tại nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém.

Tại nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém. Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho công việc Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc.

Như là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh để da trần

Giày bảo hộ

Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc Do se nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ

Giày bảo hộ cho kỹ thuật viên

Găng tay bảo hộ

Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường.

ÁN CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG HIỆN CÓ TẠI VOLKSWAGEN BÌNH DƯƠNG

Phương pháp cải tiến nâng cao an toàn lao động hiện có tại Volkswagen Bình Dương

 Áp dụng Ergonomic: Tư thế làm việc, không gian xung quanh, các điều kiện hỗ trợ như ánh sáng, các chỉ dẫn, … công việc phù hợp

- Thiết bị che chắn an toàn

Thiết bị che chắn an toàn là thiết bị ngăn cách người với vùng nguy hiểm, cách ly các bộ phận quay, chuyển động có thể gây nguy hiểm, cũng như không cho người lao động tiếp xúc hoặc đi vào vùng nguy hiểm Thiết bị che chắn có thể là các tấm kín, lưới hoặc rào chắn

Thiết bị che chắn tạm thời được sử dụng ở những nơi làm việc không ổn định.

Ví dụ ở những nơi đang sửa chữa, lắp đặt thiết bị.

Che chắn cố định đối với các bộ phận chuyển động của máy như dây cua-roa, các bộ truyền bánh răng, xích, vít quay, trục truyền, các khớp truyền động, Loại kín có các dạng hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bàn xe dao, Loại hở dùng cho những cơ cấu cần theo dõi, xem xét sự làm việc của các chi tiết phía bên trong và thường được làm bằng lưới sắt hoặc bằng thép tấm rồi bắt vít vào khung để che chắn bộ truyền đai, chắn xích,

Tham khảo TCVN 4717:1989 Thiết bị sản xuất che chắn an toàn; TCVN 9059:2011 Che chắn – khóa liên động

Cơ cấu điều khiển gồm các nút mở, đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô lăng điều khiển, cần phải làm việc tin cậy, dễ với tay tới, dễ phân biệt, v.v Đối với những núm quay có đường kính nhỏ hơn 20 mm, mômen lớn nhất không nên quá 1,5 N.m

Các tay quay cần quay nhanh, tải trọng đặt không nên quá 20N

Các tay gạt ở các hộp tốc độ lực yêu cầu không nên quá 120 N

114- Các nút bấm điều khiển” nên sơn màu để phân biệt Nút bấm “mở máy” nên sơn màu đen hoặc xanh và làm thụt vào thân hộp 3 mm, trái lại nút bấm “ngừng máy” nên sơn đỏ và làm dài ra 3-5 mm

Phanh hãm là bộ phận dùng cho hãm nhanh những bộ phận đang chuyển động của máy để có thể ngăn chặn kịp thời những trường hợp hỏng hóc hoặc tai nạn

Vd: Phanh hãm của thang máy, tời điện, …

Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và con người trong khi sử dụng nếu vì một lý do nào đó thao tác không đúng nguyên tắc an toàn

Vd: đối với lò vi sóng, cơ cấu / hệ thống sẽ không cho phép bóng đèn manhetron hoạt động nếu không đóng cửa lò

Người thao tác đứng ngoài vùng nguy hiểm để điều khiển

Tín hiệu an toàn là các thiết bị phát ra tín hiệu nhằm báo trước nguy cơ hư hỏng máy, hay có sự trục trặc khi vận hành máy sắp xảy ra để công nhân kịp đề phòng và thời xử lý Tín hiệu có thể bằng ánh sáng (màu sắc) và tín hiệu bằng âm thanh

+Có các loại bảng như Bảng báo hiệu, Bảng cấm, Bảng hướng dẫn với các dấu hiệu, màu sắc khác nhau

Tham khảo TCVN 8092:2009 KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG

Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areas

- Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị, hoặc bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá giá trị giới hạn cho phép

Ví dụ: thiết bị không chế quá tải ở cần trục, van giảm áp của thiết bị chịu áp lực, … Cầu dao điện, cầu chì, …

- Các cơ cấu điều khiển và phanh hãm

Tham khảo QCVN 29:2016/BLĐTBXH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CẦN TRỤC

National technical regulation on safe work for Cranes

Phương tiện bảo hộ cá nhân

+Trang bị bảo vệ mắt: kính bảo hộ trong suốt, kính màu, kính hàn

+Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc,

+Bảo vệ thính giác: nút tai chống ồn, chụp ta chống ồn

+Bảo vệ đầu: các loại mũ mềm, cứng, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống mưa nắng, mũ chống cháy, mũ chống va chạm mạnh, mũ vải, mũ nhựa, mũ sắt,

+Bảo vệ tay: găng tay các loại, bảo vệ chân: dày, ủng, dép các loại, chống hóa chất, cách điện,…

Bảo vệ thân: áo quần bảo hộ loại thường, loại chống nóng, chống cháy, chống hóa chất

Tham khảo các TCVN về Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân

+Kiểm nghiệm độ bền độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng trước khi đưa vào sử dụng

+Mục đích của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền và độ tin cậy để quyết định đưa thiết bị vào sử dụng hay không

+Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo dưỡng

Vd: Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm Thử nghiệm độ bền, độ kín khít của thiết bị áp lực, đường ống, van an toàn Thử nghiệm cách điện của các dụng cụ điện.

Tham khảo: Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Phương pháp cải tiến nâng cao hiệu quả công việc hiện có tại Volkswagen Bình Dương

+Huấn luyện, giáo dục về ATVSLĐ

+Đặt ra các nội quy làm việc, biện pháp bảo hộ lao động, tổ chức kiểm tra chăm sóc sức khỏe

+Tuyển dụng, phân công lao động hợp lý Khám và theo dõi sức khỏe người lao động

- Biện pháp kỹ thuật công nghệ

+Thiết lập, cải tiến các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi để cải thiện điều kiện làm việc

+Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cơ khí hóa, tự động hóa, hạn chế dùng hoặc thay thế các chất có tính độc cao

NỘI DUNG THỰC TẬP

Các quy trình đồng , sơn cơ bản của Volkswagen

1.1 Quy trình đồng , sơn xe cho khánh hàng:

Bước 2: đánh giá lỗi của xe

Bước 3: hẹn khách ngày giao

Bước 4: so màu trên thân xe

Bước 6: kéo nắn thân vỏ

Bước 7: tháo những phần hư

Bước 8: làm đông thân xe

Bước 9: ráp thứ phần thay mới

Bước 10: chuẩn bị phần mới thay

Bước 11: chà nhám phần mới thay

Bước 13: chà nhám phần bị lỗi

Bước 14: trộn matic 2 thành phần

Bước 18: che chắn lần cuối

Bước 21: dùng giể dính lau bụi

Bước 25: kiểm tra lần cuối

Qui trình sửa chữa nặng

1.2 Quy Trình kiểm tra kĩ thuật xe mới trước khi giao cho khách hàng

 Bật công tắc máy Kiểm tra hệ thống chiếu sáng của xe gồm:2 đèn trước ở các chế đô pha, cốt, flash, xi nhan trái phải, đèn cản trước.Đèn chiếu hậu sau, đèn ưu tiên đèn thắng, xi nhan trái phải sau.

 Kiểm tra hệ thống nâng hạ kiếng của từng ghế (4 ghế đối với xe 4 và 7 chỗ

 và 2 ghế đối với xe 16 chỗ)

 Kiểm tra hệ thống gạt nước trước và sau ỡ các chế độ nhanh , chậm và tự động.

 Kiểm tra seat belt ở tất cả các ghế xem có an toàn hay không bằng cách giật mạnh thì seat belt sẽ bị khóa.

 Kiểm tra sự nâng, hạ và trượt cũa các ghế coi đúng yêu cầu hay không.

 Kiểm tra hệ thống máy lạnh ở phía trước tài xế và phía sau xem có hoạt động tốt hay không.

 Kiểm tra hệ thống Radio, đầu CD …

 Tiến hành kiềm tra bề mặt sơn của xe xem có trầy xước, móp, hay bị dị dạng gì hay không? Phải đảm bảo xe mới bề mặt 100%.

 Tiến hành kiểm tra nhớt máy, nhớt hộp số tự đông ( đối với xe sử dụng hợp số tự động ), dầu thắng, dầu lái trợ lực, nước làm mát, nước rửa kính., mực axit trong bình accu xem có châm đũ hay khong?

 Kiểm tra các giắc nối cảm biến trên động cơ

 Tiến hành kê cao su nâng cầu để kiểm tra hệ thống gầm xe.

 Dùng vòng 14,17,19,21 để kiểm tra gầm.

 Các vị trí óc, bu lông phải được xiết chặt.

 Kiểm tra xem có sự rò rĩ dầu hay không?

 Bề mặt gầm phải còn mới 100%.

 Cuối cùng là đo áp suất các bánh xe xem đủ tiêu chuẩn hay không?

 Nếu chưa thì bơm thêm hay xả bớt để đạt yêu cầu

 Cuối cùng là kiểm tra hệ thống chống trộm của xe.

 Hoàn thành các bước trên thì có thể giao xe cho khách hàng.

Quy trình làm xe cho khách

 Làm đồng, sơn cho xe bị đâm trầy cảng trước, trầy cửa sau bên phải và móp cốp sau

Bước 1 :Nhận và đọc lệnh sửa chữa và bọc ghế và vô lăng cho xe của khách để đảm bảo sạch sẽ.

Bước 3: Làm đồng trên thân xe

Bước 4: Chà nhám phần bị lỗi, trầy xước

Bước 5: Bả mattic 2 thành phần Đợi mattic khô rồi dùng xăng M600 lau bề mặt

Bước 6: Che chắn và sơn lót lên bề mặt.

Bước 7: Chà nhám phần sơn lót

Bước 8: Bọc che chắn những phần không sơn.

Kiểm tra và bàn giao xe cho khách hàng

KINH NGHIỆM SAU KHI ĐI THỰC TẾ

Trong qua trình làm việc, mục tiêu an toàn luôn là trên hết, luôn cẩn thận trong công việc, đặt biệt là công việc dưới gầm xe cần phải đảm bảo an toàn.

Các chi tiết khi được tháo ra phải sắp xếp, bỏ trong khay ngăn nắp, dụng cụ phải luôn sạch sẽ, luôn có vải lau bên người, nơi làm việc phải luôn được giữ vệ sinh thật tốt.

Trong thời gian làm việc luôn tập trung, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt. Thời gian ra vào công ty là phải luôn chấp hành đúng qui định đề ra.

Sau mỗi ngày làm việc cần phải kiểm tra đồ nghề, sắp xếp ngăn nắp trên giá, vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ.

Khi giao, nhận xe luôn có thái độ niềm nở với khách hàng, giải thích rõ các chi tiết khi được sửa chữa, thay thế với khách hàng Trước khi giao xe cho khách hàng cần phải vệ sinh sạch sẽ, rửa xe cho khách.

Ngoài những kiến thức đã được học ở trường, trong đợt thực tập này em còn biết thêm về công việc sơn xe tại nhà xưởng, đồng thời cũng nắm bắt thêm về các công việc khi làm xe với bảo hiểm.

Ngày đăng: 07/08/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w