1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty tnhh kỹ thuật tự động việt đông hải

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Được các Anh kỹ thuật viên hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em được nhìn và làm một số việc cơ bản về thang máy về cả phần cơ lẫn phần điện, hiểu được nguyên lý hoạt động của thang máy..

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Việt Đông Hải

Người Thực Hiện

Tăng Lập Tín MSSV: 0309201087 Trần Hiếu Nghĩa MSSV: 0309201054 Huỳnh Trọng Chánh MSSV: 0309201005 Nguyễn Thanh Thiện MSSV: 0309201179

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Trang 2

Tp HỒ CHÍ MINH – Tháng 03 năm 2023

Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Công ty TNHH Kỹ thuật tự động Việt Đông Hải Giáo viên hướng dẫn: Th.s Đoàn Minh Hải

Cán bộ hướng dẫn: Lê Tự Minh Phương

Người thực hiện: Tăng Lập Tín Trần Hiếu Nghĩa Huỳnh Trọng Chánh Nguyễn Thanh Thiện Nhận xét của quý doanh nghiệp:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một trong những thử thách đầu tiên trước khi chúng em vào những công việc thực tế Trong toàn bộ bài báo cáo này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng không tránh được nhiều thiếu sót Mong quý thầy cô thông cảm và chỉ bảo em để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn

Tuy là một thực tập sinh thực tập trong thời gian có hạn nên chúng em chỉ tiếp xúc được một vài bản vẽ đấu nối dây tủ điện thang máy, kiểm tra thiết bị điện và quan sát cách thao tác kỹ thuật Được các Anh kỹ thuật viên hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em được nhìn và làm một số việc cơ bản về thang máy về cả phần cơ lẫn phần điện, hiểu được nguyên lý hoạt động của thang máy Về phần điều khiển biến tần do chỉ được nhìn và chưa có điều kiện làm thực tế nên em nhận thấy mình yếu về mảng điều chỉnh này Cho nên, chúng em vẫn chưa nắm rõ hết về các thông số cài đặt Bên cạnh đó, được làm việc trong môi trường kỹ thuật em cảm thấy rất mãn nguyện, và cảm thấy kiến thức mình được học trong nhà trường đã được ứng dụng đúng chỗ, đáp ứng được nhu cầu công việc của công ty là một thành viên của công ty

Báo cáo này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của những người sau: Trưởng phòng bảo trì anh Lê Tự Minh Phương, các anh đội trưởng: anh Tín, anh Đạt, anh Quyết, anh Tiến, anh Duy và các anh đội viên: anh Quân, anh Hải, anh Hiển, anh Hoàng, anh Huy Cảm ơn các anh đội trưởng và các anh đội viên đã tận tình chỉ bảo chúng em trong quá trình thực tập, giúp chúng em được biết thêm nhiều kiến thực thực tế Cảm ơn ban Giám đốc và các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại công ty

Trang 4

Em xin cảm ơn thầy Đoàn Minh Hải tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này Cảm ơn toàn thể giáo viên trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã dạy dỗ chúng em những kiên thức để áp dụng vào thực tế trong quá trình thực tập này

Trang 5

2.3 Nguyên Lý Hoạt Động Khi Thang Máy Mất Điện 5

2.4 Nguyên Lý Hoạt Động Khi Thang Máy Gặp Hỏa Hoạn 6

2.5 Thống số kỹ thuật của thang máy 6

2.6 Công tác trước khi thực hiện việc bảo trì, sửa chữa 7

2.6.1 Vào nóc Cabin 7

2.6.2 Ra khỏi nóc phòng thang 8

2.6.3 Vào đáy hố thang (PIT) 9

2.6.4 Ra khỏi đáy hố thang 9

2.6.5 Rời khỏi khu vực phòng máy 9

CHƯƠNG 4 SVTT: TRẦN HIẾU NGHĨA 21

4.1 Biến tần FUJI FRENIC LIFT 21

Trang 6

4.1.1 Sơ đồ đấu dây 22

5.3.1 Cấu tạo của GOVERNO 32

5.3.2 Nguyên lý hoạt động của GOVENOR 32

Trang 7

Danh Sách Các Hình

Hình 1.1 Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Việt Đông Hải 2

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 3

Hình 2.1 Thao tác mở cửa thang 8

Hình 3.1 PLC S7-1200 của hãng SIEMIEN 11

Hình 3.2 PLC FX3G-60M của hãng MITSUBISHI 12

Hình 3.3 Sơ đồ đấu nối PLC MITSUBISHI FX3G-60M 14

Hình 3.4 PIC 16F877A của hãng MICROCHIP 16

Hình 3.5 Hệ thống ARL-500 của hãng ARKEL 17

Hình 3.6 Bộ lưu điện UPS 18

Hình 3.7 Sơ đồ đấu dây chạy cứu hộ 19

Hình 4.3 Biến tần FUJI FRENIC LIFT 21

Hình 4.4 Sơ đồ đấu dây 22

Hình 4.5 Biến tần MITSUBISHI FR-D700 23

Hình 4.6 Sơ đồ đấu dây FR-D700 25

Hình 4.7 Tủ điện thang máy 25

Hình 4.8 Điện trở xả 26

Hình 5.9 Máy kéo không hộp số 28

Hình 5.2 Máy kéo có hộp số 29

Hình 5.3 Tủ điện cửa Cabin và động cơ kéo cửa 29

Hình 5.4 Mặt trước Board LED báo tầng 30

Hình 5.5 Mặt sau board LED báo tầng 30

Hình 5.6 Chuông báo tầng của hãng Panasonic 31

Hình 5.7 Bộ Interphone dùng khi bị kẹt thang 31

Hình 5.8 Thắng GOVENOR 32

Trang 8

Danh Sách Các Bảng

Bảng 1 Bảng địa chỉ ngõ vào của PLC 15Bảng 2 Bảng địa chỉ ngõ ra của PLC 15 Bảng 3 Lựa chọn công suất UPS 19

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Công Ty

1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Việt Đông Hải

Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Việt Đông Hải được thành lập vào ngày 15/4/2011 với mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn và chất lượng

Trải qua nhiều khó khăn và thách thức giai đoạn đầu, sản phẩm của Việt Đông Hải ngày càng cải tiến tốt hơn và khẳng định được tên tuổi trên thị trường

Năm 2016, chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, mở rộng thị trường tại khu vực miền Tây Và trong cùng năm, nhà xưởng Long An với diện tích gần 2000 mét vuông được đưa vào hoạt động

Năm 2017, công ty thực hiện bước chuyển mình, thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn

Năm 2020, công ty chuyển trụ sở chính về 1974 Võ Văn Kiệt, Phường An Lạc, Quận Bình Tân Hệ thống văn phòng mới được đầu tư quy mô với phòng ốc và trang thiết bị hiện đại Đồng thời, Nhà máy mới tại Long An với diện tích hơn 5000 mét vuông đang trong quá trình xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023

Trang 10

Hình 1.1 Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Việt Đông Hải 1.1.2 Tổng quan về công ty

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động

Việt Đông Hải

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Viet Dong Hai Automation Technology

Company Limited

- Mã số thuế: 0310779844

- Người đại diện: Nguyễn Thanh Thảo

- Địa chỉ trụ sở: 1974 Võ Văn Kiệt, Phường An Lạc, Quận Bình Tân - Địa chỉ chi nhánh Cần thơ: 78 Lý Thái Tổ, KDC Hưng Phú, P Hưng

Trang 11

1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty

Chủ tịch

Giám đốc Điều Hành

Giám đốcSản xuất

Trưởng bộ phận Thu mua

Trưởng bộ phận Thiết kế & PT SP

Quản đốcNhà máy Long

ANTrưởng khối

Hậu cần

Trưởng bộ phậnKế toán

Trưởng bộ phận Hành chánh nhân

Trưởng bộ phận IT

Trưởng bộ phậnPháp chếTrưởng khối

Triển khai dịch vụ

Trưởng bộ phậnBảo trì

Trưởng bộ phậnTriển khai dự ánGiám đốc

Kinh doanh

Trưởng bộ phận Kinh doanh lắp

Trưởng bộ phận Kinh doanh dịch

Trưởng bộ phậnMarketingGiám đốc

CN Cần Thơ

Trang 12

CHƯƠNG 2 SVTH: NGUYỄN THANH THIỆN MSSV: 0309201179

Lớp: CĐ TĐ 20B 2.1 Khái niệm

Thang máy là một thiết bị, công cụ, phương tiện di chuyển theo chiều

đứng, góc nghiêng tiêu chuẩn giũa các tầng của tòa nhà công trình Thang máy được tự động hóa hiện đại hóa áp dụng công nghệ tiến tiến của khoa học nhằm phục vụ nhu cầu của cong người với mức độ hiện đại, an toàn tuyệt đối cho người và tài sản khi sử dụng Đồng thời được nhà nước các tổ chức quy định, quy chuẩn đặc biệt

Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình Có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:

* Phân loại thang máy theo TCVN 5744-1993

Loại I: Thang thiết kế cho mục đích chở người

Loại này chuyên dùng để vận chuyển hành khách trong các nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, trường học…

Loại II: Thang máy được thiết kế cho chở người nhưng có tính nắng

chở hàng

Loại III: Thang máy trong bệnh viện

Chuyên dùng để chở bệnh nhân cấp cứu, giải phẫu, hồi sức…

Loại IV: Thang máy chở hàng hóa có người đi kèm

Loại này thường dùng trong các nhà máy, kho…

Loại V: Thang máy điều khiển ngoài cabin như thang máy tải thức

ăn

Trang 13

2.2 Nguyên Lý Hoạt Động

Các ròng rọc được kết nối với động cơ motor, khi motor quay làm ròng rọc quay Khi đó ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng đã được thiết lập trước Và khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và thang máy di chuyển ngược lại theo chiều đã thiết lập

Cabin thang máy và đối trọng di chuyển trên rail hướng dẫn theo hai bên giếng thang Rail và đối trọng giúp giữ Cabin được di chuyển đúng hướng hành trình tránh lắc lư qua lại và dừng an toàn trong các trường hợp khẩn cấp

2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG KHI THANG MÁY MẤT ĐIỆN

Khi xảy ra tình trạng mất điện hoặc cầu dao được kích hoạt, thang máy sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và dừng lại ở đó

Vì Cabin đã được trang bị hệ thống cứu hộ tự động và có thiết bị dự trữ điện là ắc quy Khi đó thang máy trở về tầng gần nhất sẽ tự động mở cửa sơ tán khách hàng và tiếp tục hoạt động trở lại hoạt động bình thường khi có điện

Thang máy được trang bị hệ thống đèn tự động và quạt thông gió nên khi mất điện các chế độ này sẽ tự động hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất cho hành khách

Trang 14

2.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG KHI THANG MÁY GẶP HỎA HOẠN

Đối với thang máy có chức năng báo hiệu và hoạt động khi có hỏa hoạn, khi công tắc của chức năng được khởi động trong trường hợp có hỏa hoạn thang máy sẽ đưa hành khách về tầng gần nhất để sơ tán

Nói chung lại, cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động của các loại thang máy đa phần có cấu tạo, cấu trúc hoạt động giống nhau Và sẽ tùy thuộc vào từng loại thang máy mà có thêm những chi tiết cấu tạo riêng biệt

2.5 THỐNG SỐ KỸ THUẬT CỦA THANG MÁY

- Tải trọng (Kg)

- Kích thước cabin (mm) - Kích thước cửa (mm) - Công suất động cơ (Kw)

- Nguồn điện động lực: 380V - 50Hz - 3p - Nguồn điện chiếu sáng: 240V - 50Hz - 3p

- Hệ điều khiển ( Simlex, Duplex, Triplex, Group ) - Vận tốc (m/s)

- Số điểm dừng: > 2 điểm dừng - Cáp kéo: đường kính x số sợi

- Tỷ lệ truyền; thường là 2:1 hoặc 1:1

- Thông số OH (Chiều cao từ sàn của tầng cao nhất đến giếng thang):3600mm

- Thông số hố PIT(Chiều cao từ sàn của tầng thấp nhất đến đáy hố):1400mm

Trang 15

2.6 CÔNG TÁC TRƯỚC KHI THỰC HIỆN VIỆC BẢO TRÌ, SỬA CHỮA

I Khi đến công trưởng đội bảo trì hay sửa chữa cần phải gặp người quản lý thang khách hàng để tìm hiểu thông tin về thang máy, các chìa khóa an toàn

II Đặt rào cản trước cửa tầng và gắn bảng cảnh báo “THANG MÁY ĐANG BÁO TRÌ”

2.6.1 Vào nóc Cabin

1 Dừng thang ngang với tầm có thể bước vào, dùng chìa khóa để mở cửa tầng (quan sát chiều mở cửa the cảnh báo dán tại cửa khóa tầng) 2 Đứng ở ngoài dùng tay nhấn nút E-STOPS để chuyển sang trạng thái

của nút (trạng thái OFF sang trạng thái ON), chuyển công tắc AUTO – INS sang vị trí INS

3 Đóng cửa lại chờ 5 giây, quan sát hiển thị ngoài tầng – hiển thị lỗi mất an toàn F hoặc P, bấm nút gọi tầng ở hộp gọi ngoài tầng Sau đó mở cửa ra xem thang có di chuyển không (kiểm tra nút E-STOPS)

4 Chuyển trả nút E-STOPS về trạng thái ban đầu (trạng thái không bị tác động)

5 Đóng cửa lại và bấm nút gọi tầng ở hộp gọi ngoài tầng (kiểm tra công tắc AUTO – INS)

6 Chờ 5 giây xong mở cửa ra để kiểm tra phòng thang có di chuyển hay không

7 Mở đèn sáng đầu phòng thang 8 Bước vào nóc phòng thang

9 Chọn vị trí đứng gần trung tâm nóc phòng thang, trong khu vực khung an toàn nóc phòng thang

Trang 16

10 Kiểm tra tình trạng các nút UP, DOWN ở chế độ INS (Inspection), bấm thử từng nút UP (U) để đi lên và DOWN (D) để đi xuống (Với TCVN6396-20:2017 bấm tổ hợp nút RUN + UP (U) để đi lên và RUN + DOWN (D) để đi xuống.)

Hình 2.1 Thao tác mở cửa thang 2.6.2 Ra khỏi nóc phòng thang

Trang 17

2.6.3 Vào đáy hố thang (PIT)

1 Đặt rào cản trước cửa tầng, xác nhận vị trí phòng thang (vị trí của phòng thang cách tối thiểu 2 tầng so với tầng trệt)

2 Dùng chìa khóa mở cửa tầng, mở cửa và chêm cửa tầng

3 Chuyển CB đáy hố sang vị trí OFF (hoặc nhấn nút E-STOPS PIT để nút bị tác động)

4 Tháo chêm cửa và đóng cửa lại

5 Chờ 5 giây, quan sát hiển thị ngoài tầng – hiển thị lỗi mất an toàn F hoặc P, bấm nút gọi tầng ở hộp gọi ngoài tầng, sau đó mở cửa tầng ra phòng thang đứng yên một chổ

6 Mở cửa và chêm cửa tầng lại

7 Bật đèn hố và vào đáy hố bằng cầu thang

8 Nới chêm cửa, khép cửa sát lại còn hở khoảng 10cm, chêm chặt cửa trở lại

9 Thực hiện việc bảo trì đáy hố thang

2.6.4 Ra khỏi đáy hố thang

1 Tháo chêm cửa, mở rộng cửa ra và chêm chặt lại 2 Ra khỏi hố, tắt đèn hố

3 Chuyển CB đáy hố sang vị trí ON (hoặc trả nút E-STOPS PIT về trạng thái ban đầu)

4 Tháo chêm cửa và đóng cửa

2.6.5 Rời khỏi khu vực phòng máy

1 Tại tủ điện chính, chuyển sang chế độ vận hành tự động bằng công tắc AUTO – INS (chuyển sang vị trí AUTO)

2 Ghi nhận các thông tin trên “Phiếu theo dõi công tác bảo trì thang máy”

3 Khóa cửa phòng máy và rời khỏi khu vực phòng máy

Trang 18

CHƯƠNG 3 SVTT: TĂNG LẬP TÍN MSSV: 0309201087 LỚP: CĐ TĐ 20A 3.1 PLC là gì?

3.1.1 Giới thiệu về PLC

PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic Bộ lập trình PLC nhận tác động các sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output) PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào Khi có sự thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi

Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như Siemens (Đức), Omron (Nhật), Dellta (Đài Loan)… Ngôn ngữ lập trình phổ biến là LAD (Ladder logic – Dạng hình thang), FBD (Function Block Diagram – Khối chức năng), STL (Statement List – Liệt kê lệnh), và Leadder logic là ngôn ngữ lập trình được tin dùng

Trang 19

Hình 3.1 PLC S7-1200 của hãng SIEMIEN 3.2 PLC MITSUBISHI

3.2.1 PLC MITSUBSHI FX3G-60M A Ưu điểm

- Tích hợp bộ nhớ trong lên đến 32kb cho dòng tiêu chuẩn, tốc độ xử lý một lệnh đơn logic trong thời gian 0.21µs, cho phép xử lý trên số thực

- Việc lập trình trên FX3G dễ dàng nhờ vào sự thực thi thông qua đồng thời 2 cổng truyền thông tốc độ cao là RS422 & USB

- Dòng FX3G ngõ ra kiểu transistor cho phép phát xung độc lập trên 3 ngõ ra lên đến 100 kHz

- Được sản xuất tích hợp và cải tiến nhiều tập lệnh điều khiển vị trí Chức năng cho phép cài đặt mật khẩu truy cập và phân quyền theo người sử dụng

- Việc kết nối mở rộng cho phép kết nối khối chức năng đặc biệt như analog / truyền thông nối mạng để cải thiện hiệu suất làm việc - Lệnh điều khiển vị trí linh hoạt mạnh mẽ, cho phép phát xung tối

đa lên đến 100 kHz trên 3 trục độc lập (40/60 I/O)

- Bộ nhớ trong đến 32Kb, tương thích với hầu hết các module mở rộng thế hệ trước

Trang 20

- Cổng lập trình giao tiếp USB và RS422 giúp tăng tốc cho việc lập trình, gỡ lỗi và giám sát, tích hợp bộ đếm tốc độ cao 60 Hz x 4 kênh và 10 Hz x 2 kênh

- Cho phép kết nối 2 board đồng thời, mở rộng thêm tính năng phụ, điều khiển đồng thời nhiều biến tần qua mạng RS485.

Hình 3.2 PLC FX3G-60M của hãng MITSUBISHIB Thông số kỹ thuật

- Tổng số điểm I/O: 256 (kết hợp I/O từ xa cục bộ và CC-Link) - Nguồn cấp: 100 – 240 V AC (+10 % / -15 %), 50/60 Hz - Điện áp tín hiệu đầu vào 24 V DC (+/- 10%)

- Số lượng ngõ vào, ra: + Ngõ vào: 8, 14, 24, 36 + Ngõ ra: 6, 10, 16, 48

- Hình thức đầu vào: sink/source

- Đầu ra tốc độ cao, cung cấp điện DC 400 mA

- Môi trường 0 - 55 ° C nhiệt độ môi trường xung quanh; 5 - 95% độ ẩm tương đối

Trang 21

C Ứng dụng

Bộ điều khiển lập trình PLC FX3G Mitsubishi được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp Phù hợp cho các ứng dụng thực phẩm và đồ uống, xây dựng, công trình dân dụng, nông nghiệp, vận tải, truyền thông, xử lý chất thải công cộng, các dịch vụ công cộng và có tính giải trí; xử lý vật liệu, quạt, máy bơm, thang máy và các ứng dụng cho thủy lợi

D Nhược điểm

PLC không dùng cho được cho thang máy tốc độ cao (từ 90m/phút trở lên) và cho điều khiển nhóm

Ngày đăng: 22/06/2024, 22:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w