THỰC TẬP CƠ SỞ
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN HTN VIỆT NAM
Tên giao dịch nước ngoài: HTN Viet Nam Joint Stock Company Địa chỉ: Số 2, ngõ 1, đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (04) 3520 2471
Công ty đi vào hoạt động ngày 24/4/2015.
Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng.
Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, công trình giao thông thuỷ lợi.
Xây lắp các công trình Bưu chính Viễn thông theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các sản phẩm công ty kinh doanh Lắp đặt hệ thống điện, điện công nghiệp, điện chiếu sáng.
Lắp đặt hệ thống điện nhẹ.
Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông.
Kinh doanh máy móc, vật tư trang thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin.
Sản xuất, mua bán thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn, thiết bị truy nhập tin học, cáp quang, cáp đồng, thiết bị ngoại vi, thiết bị truyền số liệu, thiết bị đầu cuối /
NỘI DUNG THỰC TẬP
1 Giới thiệu về nội dụng thực tập Đề tài thực tập: Nghiên cứu về việc Triển khai thi công xây dựng CSHT các trạm
BTS thôn trắng tỉnh Nghệ An năm 2022 của Công ty.
A GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT, TỔ
CHỨC THI CÔNG a Giới thiệu
TÊN GÓI THẦU: THI CÔNG XÂY DỰNG CSHT CÁC TRẠM BTS
THÔN TRẮNG TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022.
TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT CÁC TRẠM BTS THÔN
TRẮNG TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 ĐỊA ĐIỂM: TỈNH NGHỆ AN
Nội dung công việc chính:
T Cột Phòng Hệ Điện dun
T anten máy nguồn tiếp đất khá c
BTS Dây co Bệ đỡ
1 NA_TDG_XIENG_MY 44,5m Outdoor nông 2x50mm
BTS Dây co Bệ đỡ
2 NA_TDG_LUONG_MI Outdoor 2x50mm
BTS Dây co Bệ đỡ
3 NA_QCA_CHAU_BIN Outdoor 2x50mm
H + máy nổ 2 b Yêu cầu kỹ thuật
Tuân thủ quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông - QCVN 32:2011/BTTTT
- Quy chuẩn QCVN 09: 2016/BTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông.
- TCVN 8071:2009 Công trình Viễn thông – Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất
- TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229 : 1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737-1995
- TCVN 5574 : 2018 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5575: 2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5573: 2011 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9379 : 2012 Kết cấu xây dựng và nền - nguyên tắc cơ bản về tính toán;
- TCVN 9362 : 2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 10304:2014 Tính toán thiết kế móng cọc
- TCVN 1651-1 : 2018 Thép cốt bê tông – Phần 1 Thanh thép tròn trơn.
- TCVN 1651-2 : 2018 Thép cốt bê tông – Phần 2 Thanh thép vằn
- TCXDVN 170 : 2007 Kết cấu thép gia công lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5408 : 2007 Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản phẩm gang và thép Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế được duyệt (kể cả phần sửa đổi được Bên giao thầu chấp thuận).
- Các quy trình, quy phạm áp dụng phải phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các quy định về chất lượng công trình xây dựng của nhà nước có liên quan; Bên nhận thầu phải có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình.
- Bên nhận thầu phải cung cấp cho Bên giao thầu các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định.
- Bên nhận thầu đảm bảo vật tư, thiết bị do Nhà thầu cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.
- Nghiệm thu công trình: Áp dụng theo các quy định tại HSMT
- Các tiêu chuẩn khác có liên quan. c Tổ chức thi công
- Tại công ty: Ban điều hành chung gồm 5 người: Giám đốc điều hành dự án 01 người; Bộ phận Kế hoạch: 01 người; Bộ phận kỹ thuật: 01 người; Bộ phận Tài chính: 01 người; Bộ phận Hành chính: 01 người.
Lực lượng chủ đạo bao gồm : Kỹ sư, công nhân kỹ thuật thuộc biên chế của Công ty
Lực lượng lao động phổ thông Công ty sẽ tuyển chọn tại chỗ như lao động địa phương, đơn vị bộ đội làm kinh tế, tuỳ theo yêu cầu công việc trong từng giai đoạn thi công.
- Ban chỉ huy công trường:
Hàng ngày Ban chỉ huy công trường báo cáo về trụ sở mọi diễn biến tại hiện trường và nhận các chỉ thị, chỉ dẫn từ trụ sở chính bằng điện thoại hoặc FAX.
Ban chỉ huy công trường có kế hoạch thường xuyên làm việc với các phòng, ban có liên quan của cơ quan nhà thầu để có sự phối hợp chặt chẽ trong khi thi công.
Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công trình Được phép làm việc với Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và các cơ quan hữu quan để phục vụ cho đơn vị thi công hoàn thành công trình đúng thời gian, đạt chất lượng để đưa công trình vào sử dụng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng các loại vật tư sử dụng cho công trình. Đôn đốc, kiểm tra các Đội thi công về chất lượng và tiến độ
Chịu trách nhiệm vê công tác ATLD, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công
- Các đội thi công trực tiếp:
Các đội thi công chịu sự quản lý điều hành chặt chẽ của các bộ phận quản lý kỹ thuật, giám sát kỹ thuật và ngược lại các bộ phận có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ các đội, tổ, nhóm hoàn thành nhiệm vụ và các bộ phận đó chịu sự điều hành chặt chẽ của ban chỉ huy công trình nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất, đúng tiến độ đề ra.
BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
Bộ phận hành chính Đội thi công số 01
Bộ phận kế hoạch, vật tư Đội thi công số 02
Bộ phận thi công Đội Đội thi thi công công số 03 số 04
GS kỹ thuật Đội thi công số 05 hình 1 1 sơ đồ tổ chức
Thuyết minh sơ đồ tổ chức
- Nhà thầu lập kế hoạch thông qua Chủ Đầu tư xét duyệt Khi tiến hành triển khai thi công có giám sát kỹ thuật và thúc đẩy đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch mà Chủ đầu tư đã duyệt.
- Lãnh đạo Nhà thầu họp và thông báo ra quyết định thành lập ban chỉ huy công trường (có Chỉ huy trưởng, phó chỉ huy, đội trưởng thi công )
- Nhà thầu trao toàn bộ quyền đại diện cho Chỉ huy trưởng thi công trên công trường.
- Kế hoạch thi công trên được thông báo cho chỉ huy trưởng thi công và yêu cầu chỉ huy trưởng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện đúng kế hoạch đã đăng ký.
- Chỉ huy trưởng triển khai kế hoạch tới bộ phận giám sát kỹ thuật, đội thi công, tổ thi công phụ trợ, yêu cầu các tổ có trách nhiệm thực hiện phối hợp tác nghiệp theo đúng kế hoạch đó đề ra Mọi điều vướng mắc, xử lý các công việc trên công trường đều phải có thông tin lại cho Chỉ huy trưởng điều chỉnh giải quyết ngay.
- Mỗi đội, tổ thi công tự lập kế hoạch của đơn vị mình và phối hợp với các đơn vị khác Báo cáo chỉ huy trưởng xét duyệt và thống nhất kế hoạch và báo cáo chủ nhiệm dự án.
- Với sơ đồ tổ chức công trường của Nhà thầu như trên, Nhà thầu đã triển khai giảm các khâu điều hành trung gian Chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy xuống các đội, tổ thi công kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của giám sát kỹ thuật B Mọi thông tin trong thi công sẽ được xử lý nhanh, sát thực, đảm bảo thực hiện triển khai công việc đúng tiến độ đã đăng ký với chủ đầu tư Đảm bảo tiến độ chất lượng thi công công trình như đã ký kết.
Tổ chức và bố trí
- Ban điều hành chung: Là cơ quan chỉ huy cao nhất, toàn quyền giải quyết mọi công việc, tổ chức thực hiện để đảm bảo về tiến độ, chất lượng, an toàn đối với công trình. Trực tiếp quan hệ với Chủ đầu tư trong việc giải quyết mọi tình huống trên công trường.
THỰC TẬP CHUYÊN SÂU
Tìm hiểu chung về mạng thông tin di động GSM
GSM là viết tắt của từ " The Global System for Mobile Cpommunication" - Mạng thông tin di động toàn cầu.
GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động di chuyển giữa các vị trí địa lý khác nhau mà vẫn giữ được liên lạc b Các mạng điện thoại GSM ở việt nam Ở Việt Nam và các nước trên Thế giới , mạng điện thoại GSM vẫn chiếm đa số, Việt Nam có 3 mạng điện thoại GSM đó là :
- Mạng Vietel 098 c Công nghệ của mạng GSM
Các mạng điện thoại GSM sử dụng công nghệ TDMA - TDMA là viết tắt của từ " Time Division Multiple Access " - Phân chia các truy cập theo thời gian Đây là công nghệ cho phép 8 máy di động có thể sử dụng chung 1 kênh để đàm thoại, mỗi máy sẽ sử dụng 1/8 khe thời gian để truyền và nhận thông tin. d Công nghệ CDMA
Khác với công nghệ TDMA của các mạng GSM là công nghệ CDMA của các mạng như:
- CDMA là viết tắt của " Code Division Multiple Access " -Phân chia các truy cập theo mã
Công nghệ CDMA sử dụng mã số cho mỗi cuộc gọi, và nó không sử dụng một kênh để đàm thoại như công nghệ TDMA mà sử dụng cả một phổ tần (nhiều kênh một lúc) vì vậy công nghệ này có tốc độ truyền dẫn tí1n hiệu cao hơn công nghệ TDMA. e Cấu trúc cơ bản mạng di động
Mỗi mạng điện thoại di động có nhiều tổng đài chuyển mạch MSC ở các khu vực khác nhau ( Ví dụ như tổng đài miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và mỗi Tổng đài lại có nhiều trạm thu phát vô tuyến BSS. hình 2 1 Cấu trúc cơ bản của mạng di động f Tổng quan về đo kiểm MS
1 Cấu trúc MS hình 2 2 Cấu trúc MS
- Phần vô tuyến: Thực hiện các chức năng phát, thu, điều chế, giải điều chế
- Phần xử lý số: Thực hiện các chức năng giao tiếp tín hiệu, xử lý số điều khiển và báo hiệu.
Hai thành phần này được tích hợp trên một tấm mạch in, cùng với một tấm mạch in cho giao tiếp với người dùng bao gồm bàn phím và màn hiển thị.
- Bộ kết hợp anten ghép chung đường phát và đường thu và một đầu nối anten gắn với một anten cố định
- Khối điều khiển và báo hiệu thực hiện tất cả các chức năng của MS:
Lựa chọn các kênh vô tuyến
- CODEC tiếng thực hiện mã hóa và giải mã tiếng thoại
- CODEC kênh thực hiện chức năng mã hóa và giải mã kênh
- Khối tạo lập khuôn cụm đặt các bít đã được mã hóa kênh vào đường phát theo một cấu trúc cụm tương ứng và bổ xung them các bit điều khiển: Bít hướng dẫn, bít đuôi, cờ lấy trộm.
- Bộ ghép kênh ấn định cho mỗi cụm của các kênh logic một khe thời gian trong một khung được đánh số để phát cụm đi
- Bộ điều chế thực hiện việc gửi thông tin vào song mang trung tần
- Máy phát thực hiện chức năng trộn nâng tần lên bang tần 900MHz, khuếch đại công suất đảm bảo mức phát cần thiết.
- Máy thu bao gồm mạch khuyếch đại đầu vào, mạch trộn hạ tần để biến đổi tín hiệu thu vào trung tần sau đó lọc trung tần.
- Chức năng cân bằng khắc phục hiện tượng méo dạng tín hiệu do việc truyền đa tia.
Giới thiệu máy đo Aligent 8922M
- Agilent 8922M GSM Test Set là máy đo, kiểm tra các thông số của trạm di động MS theo tiêu chuẩn GSM.
- Máy có thể làm việc ở 3 chế độ: Ô tích cực (Active cell), chế độ kiểm tra (Test mode), tạo sóng mang liên tục (CW-Generator).
- Máy làm việc ở băng tần 900MHz.
- 8922M kết hợp với Opt 010: 83220E tạo nên 8922P- Hệ thống kiểm tra đa băng tần.
- Máy có thể thực hiện các phép đo cơ bản: Công suất sóng mang đỉnh, lỗi pha và lỗi tần số, mặt nạ công suất, BER, phổ tín hiệu RF đầu ra.
- Máy có thể được định cấu hình làm việc như: máy phân tích phổ, máy hiện sóng, máy đo âm tần, máy đo sóng mang liên tục.
- hình 2 3 Máy đo kiểm Aligent 8922M a Các bước thực hiện
Bước1 : Chọn chế độ do ACTIVE CELL.
ACTIVE CELL MODE là chế độ mặc định, khi này máy đo Agilent 8922M làm việc như một trạm gốc BTS ở mạng GSM Vì vậy cho phép thực hiện các cuộc gọi từ máy đo Agilent 8922M đến máy di động (MS) và ngược lại Dựa vào các loại tín hiệu và các phép đo có thể có giữa MS và 8922M cho phép tổ chức thực hiện các phép đo kiểm, các phép đo và tín hiệu được 8922M thể hiện dưới dạng các trường Field trên màn hình ví dụ: số kênh, biên độ tín hiệu, khe thời gian mà MS đang làm việc, cũng như các loại phép đo được minh hoạ bằng màn hình sau: hình 2 4 Giao diện của Aligent 8922M
Bước2 : Tổ chức cuộc gọi:
- Thực hiện một cuộc gọi từ máy di động đến Agilent 8922M: Bật nguồn máy đo hoặc ấn phím PRESET
Lắp tấm SIM test [Subscriber Identity Module] lưu trữ thông tin khách hàng vào máy di động.
Kết nối MS với đầu nối RF IN/OUT của Agilent 8922M
Bật máy di động và chờ để MS và 8922M thu nhận thông tin của nhau Camp on.
Quay số bất kỳ nào đó và ấn phím gửi.
Khi cuộc gọi đã được thiết lập, thì trường trạng thái CALL STATUS trên hàm hình hiển thị CONNECTED, khi này các thông số sau được hiển thị:
Công suất phát đỉnh của MS.
Các thông số được MS báo cáo: Mức công suất phát TX level, mức công suất thu RX level, chất lượng tín thu RX Qual
Hiển thị kênh lưu lượng và khe thời gian.
Nếu cuộc gọi không được xử lý, thì cần phải giải quyết MS Khi cuộc gọi đã được nối thông, ta có thể kiểm tra chất lượng MS bằng cách nói vào MS âm thanh đó được Agilent 8922M gửi trở lại MS với thời gian trễ là 0,5 giây.
- Thực hiện một cuộc gọi từ Agilent 8922M đến máy di động: Để thực hiện một cuộc gọi (hoặc tìm gọi MS) từ Agilent 8922M đến MS, cần phải cho Agilent 8922M biết số SIM trong MS đây là IMSI [International Mobile Subcriber
Identity] con số này và thông tin khác của MS được lưu trữ trong SIM Card.
Bước 3: Thực hiện đo phổ
Thực hiện đo phổ Đảm bảo trường Frep Offset được đặt giá trị 0 (1) Lựa chọn Ramp Ref hay Mod Ref (2) (phụ thuộc vào phép đo điều chế hay chuyển mạch)
Hai bước trên nhằm thiết lập mức tham khảo để so sánh các giá trị tại các độ lệch tần số.
Lựa chọn Ramping hay Modulation
(3) Đặt các giá trị Freq Offset (4)
Có thể xem sự biến đổi của phổ RF đầu ra MS bằng cách lựa chọn View Trace
- Quan sát phổ tín hiệu đầu ra MS trên một dải rộng: Chọn trường SPEC ANL trên màn hình CEL CNTL
Main – Màn hình hiển thị các chức năng cơ bản của bộ phân tích phổ
RF Generator – Đùng để điều khiển bộ tạo tín hiệu cao tần trong máy đo Agilent 8922M Marker – Màn hình điều khiển điểm đánh dấu
Auxiliary – Màn hình điều khiển các đầu vào và các thiết lập suy hao.
Sử dụng trường (2) và trường (3) kết hợp với việc thay đổi độ phân giải băng tần của máy đo để khảo sát phổ tín hiệu một cách chi tiết.
- Ghi các kết quả đo vào bảng.
- Dựa vào sự phân bố tần số của hệ thống. b Kết quả đo
Các kết quả đo ở dưới tương ứng với RF Chanel: 18 và Time slot: 6
Đo công suất đỉnh sóng mang: Thực hiện đo và tính trung bình công suất sóng mang máy phát cho một cụm đơn
Peak Power : 13,96 dBm hình 2 5 Màn hình hiển thị công suất đỉnh
Đo lỗi pha và lỗi tần số
Items Measure Values Unit Ranges
Tx Phase Error RMS 1.18 Deg ¿ 5°
Tx Phase Error peak 2.42 Deg ¿20°
Tx Frequency Error 25.9 hz ¿ 90 Hz
Bảng hiển thị lỗi pha và lỗi tần số
Items Measure Values Unit Ranges
Phase Error at bit 15 0.32 Deg ¿20°
Phase Error at bit 50 1.47 Deg ¿20°
Phase Error at bit 75 1.68 Deg ¿20°
Phase Error at bit 115 -0.68 Deg ¿20°
Bảng giá trị đo tiếp theo là về lỗi pha chi tiết
Các giá trị đo thể hiện lỗi pha theo các bít số liệu Chúng ta có thể thấy được rằng giá trị về lỗi pha trong phần thực nghiệm tương đối nhỏ chứng tỏ phép đo khá chính xác.
Đo và phân tích mặŽt nạ phổ công suất
Mục đích: Thực hiện hiển thị xung tín hiệu phát của MS trong khoảng thời gian một cụm và kiểm tra xem mức này có phù hợp với các chuẩn GSM hay không Để nghiên cứu sâu về mặt nạ phổ công suất , chúng tôi đi vào đo đạc và phân tích Rise Edge ( sườn tăng của xung), Top 2dB (khoảng giữa cụm), fall edge ( sườn xuống của xung).
Ta có được kết quả theo như bảng sau:
Items Measure Values Unit Ranges
Rising Period 4.4Tb ¿ 0.2Tb Tb -8Tb ¿ 4Tb
Level Range -40dB ¿ 0.03dB db -40 ¿ 5 db
Phổ tín hiệu đầu ra: hình 2 6 Phổ công suất tín hiệu
Tìm hiểu khái quát về đo kiểm mạng viễn thông
TEMS là phần mềm kiểm tra hệ thống Di động Hiện nay, TEMS gồm có 2 dòng sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là TEMS Investigation, TEMS Poket. b Quá trình đo kiểm sử dụng TEMS pocket, TEMS Investigation
- Chuẩn bị thiết bị: Điện thoại Samsung S5 hoặc Note 4 có Key; sim Data hoặc sim hình 2 7 Giao diện TEMS pocket
- Turn on GPS: Bật GPS (bắt buộc phải bật GPS)
- Lock mạng và lock band: Chọn Control function / RAT lock / Chọn mạng / Tích vào apply.
- Lock tần số: Vào biểu tượng TEMS Capability trên màn hình điện thoại / LTE EARFCN/ PCI lock (Lock cell 4G) / WCDMA.
- Show các thông số cần thiết: Vào menu / Custom top view / LTE Với mỗi ô trong bảng bạn click vào đặt tên (label) và chọn giá trị tương ứng trong mục (Value bar) hoặc (value label).
- Các giá trị cần thiết phải show ra của 4G như RSRP, RSRQ, EARFCN, PCI,
Throughput, CINR….Của 3G như RSCP, EC/NO, Scraming code…
+ Vào menu script / chọn New Action / Logfile recording
+ Phần Logfile tag (đặt tên cho Logfile để phân biệt giữa các dịch vụ với nhau tránh nhầm lẫn)
+ Chọn New Action / Ping Điền các thông số:
Host: Nhập địa chỉ Sever
Packet size (bytes): dung lượng gói thường là 32
Number of ping: Số lần ping mỗi phiên thường là 100
Interval (ms): thời gian giữa mỗi lần ping thường là 1s
+ Chọn New Action / Wait (để thời gian chờ theo đúng Produce).
Tạo bài đo Download, Upload:
+ Tạo câu lệnh Logfile Recording và Wait như trên
+ Chọn New action /FTP settings
1 Command: Get (Download), Put (Upload)
2 Sever: Nhập địa chỉ sever để DL, UL
3 Directory: đường dẫn file cần DL trên sever hoặc đường dẫn để UL file lên sever
Lưu ý: phải nhập đúng đường dẫn mới có thể DL và UL được, trong quá trình đo có thể sẽ thay đổi sever liên tục nên cần thực hành nhiều phần này.
4 File: Tên file cần DL hoặc tên file UL,
5 User: Tên truy nhập vào sever
7 Parallel instances: Số file Download chạy song song ( Mặc định là 1 nhưng muốn đẩy tốc độ DL lên cao thì ta phải chọn 3)
8 End session after time: Thời gian Download, upload file.
9 Repeat action: Số lần lặp lại phiên DL hoặc UL (cứ để mặc định là 1).
- Cách tạo bài đo Voice CSFB
+ Tại Voice setting: Phone number (nhập số điện thoại cần gọi) và Call duration (thời gian của cuộc gọi).
+ Voice MO (gọi đến 1 số điện thoại cố định)
+ Wait (thời gian nghỉ giữa các cuộc gọi)
Cách tạo bài đo Idle to active
+ Tại Youtube setting: Video (nhập link video trên Youtube), Streaming duration (thời gian xem video).
+ Youtube (load video trên youtube)
+ Sau khi thiết lập bài đo xong ta thực hiện như sau:
1 Bật chế độ máy bay
2 Chạy bài đo Idle to active vừa tạo
3 Tắt chế độ máy bay (thực hiện nhanh sau bước 2)
4 Chờ video load khoảng10s sau đó ngắt script c Các thông số hệ thống sử dụng TEMS Investigation
- Các tham số trong 2G: Mạng 2G cần quan sát trong menu Presentation -> GSM Current chanel, Serving neighbour, Radio Parameters, Speech quality, Data thoughput cho các thông tin về:
+ GSM Cell name, cell ID, LAC
+ BSIC (Base Station Identity Code)
+ ARFCN (Absolute radio frequency channel number): tần số vô tuyến.
+ RxLev (Receiver level): Cường độ tín hiệu thu được trên kênh BCCH.
+ RxQual (Receiver quality): Chất lượng tín hiệu thu được.
+ Serving/ Neighbour: cell đang phục vụ/ các cell lân cận
+ FER (Frame Error rate): Tỷ lệ lỗi khung
+ BER (Bit error rate): Tỷ lệ lỗi bit
+ SQI (Speech quality): Chỉ số về chất lượng tín hiệu thoại.
+ C/I: Carrier per interference, tỷ số tín hiệu sóng mang trên nhiễu Chỉ số này càng cao càng tốt.
+ Time slot đang sử dụng: cho biết cuộc gọi đang được thực hiện trên TS số mấy. + DTX (Discontinuous Transmission): cho biết MS có thu phát gián đoạn hay không. + Tốc độ Download, Upload
- Các tham số 3G chính cần quan tâm khi đo kiểm bằng TEMS: Trong sheet
“overview” các cửa sổ: Serving/Active set + Neighbour, Radio parameter, Speech quality cho các thông tin về:
+ Cell name, Cell ID, LAC.
+ UARFCN (Utran Absolute radio frequency channel number): Tần số vô tuyến tuyệt đối mạng 3G
+ RSCP (Received Signal code power): Cường độ tín hiệu đo được trên kênh CPICH của cell 3G tại vị trí UE.
+ EcNo (Energy Chip per Noise): Tỷ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu Tỷ số này càng cao càng tốt
+ SQI (Speed quality index) chỉ số chất lượng dịch vụ thoại.
+ AS – active set: tập cell phục vụ chính.
+ MN – monitor set: tập cell đã khai báo relation.
+ DN – dedicated neighbor: tập cell khai thiếu relation.
Trong sheet “overview” các cửa sổ: Serving/Active set + Neighbour, Radio parameter, Speech quality cho các thông tin về:
+ Cell name, Cell ID, LAC.
+ EARFCN (E-Utran Absolute radio frequency channel number): Tần số vô tuyến tuyệt đối mạng 4G
+ RSRP (Reference Signals Received Power): Cường độ tín hiệu đo được cell 4G tại vị trí UE.
+ RSRQ (Reference Signals Received Quality): Tỷ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu
Tỷ số này càng cao càng tốt (chất lượng của tín hiệu thu được)
+ PCI: Physycal cell Indentity :Mã của cell 4G
+ PCell, SCell: Primary, Second Cell: cell đang phục vụ
+ MN – monitor set: tập cell đã khai báo relation.
+ DN – dedicated neighbor: tập cell khai thiếu relation