1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở Hán Nôm - Bàn về sự học trong Luận ngữ

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bàn về sự học trong Luận ngữ
Tác giả Đinh Thu Trang
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Tú Mai
Chuyên ngành Hán Nôm
Thể loại Bài điều kiện 2
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 12,61 KB

Nội dung

Bài điều kiện môn cơ sở Hán Nôm, tư tưởng giáo dục trong luận ngữ của khổng tử, bàn về sự học trong Luận ngữ của Khổng Tử Đại học Sư phạm, bài điều kiện môn cơ sở Hán Nôm

Trang 1

Sinh viên: Đinh Thu Trang

Giảng viên: T.S Nguyễn Thị Tú Mai

BÀI ĐIỀU KIỆN 2 MÔN HÁN NÔM Chủ đề: Bàn về sự học trong Luận ngữ

Luận ngữ là cuốn sách tập hợp những lời đối đáp của Khổng Tử với học trò của ông và những người đương thời Chữ Học xuất hiện trong Luận ngữ 66 lần, điều

đó cho thấy sự quan trọng mà nó đảm nhiệm Theo quan niệm của Khổng Tử, sự học được nói vắn tắt đó là học đạo thánh hiền để sửa mình thành người có đức hạnh, không phải là để “đỗ cụ, đỗ quan”, vụ lợi kiếm cơm Cốt lõi của việc học là

để trở thành quân tử, thành thánh nhân là những người hiểu đạo lý và là khuôn mẫu

lý tưởng cho muôn người; để hướng đến: minh minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện Việc học để trở thành mẫu hình đó không thể giống với việc học nghề hay một kỹ năng như thông thường Việc học để trở thành quân tử là cần phải biến đổi con người để có được những đức tính cần thiết, tức học để trở thành người có đức hạnh, tuyệt đối không phải cái học vụ lấy nghề kiếm cơm Người quân tử cần có các đức hạnh: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung và hiếu Trong đó, Khổng tử cho rằng đức nhân là nguồn gốc của mọi nhân đức Học chủ ở việc phải giữa cho tấm lòng mình trong sáng thành thực, để cho sự học và sự hành thống nhất với nhau Khổng

Tử chủ trương phải học đạo đức, sau đó mới học đến nghệ thuật; “Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ” (để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, ưu

du ở nghệ thuật) Tóm lại, Khổng tử rất coi trọng và đề cao việc học Vậy việc học

đó cần những yếu tính và phương pháp học như thế nào?

Ngay trong tiết mở đầu Luận ngữ đã đề cập đến tinh thần của việc học đó chính là niềm vui:

⼦ 曰 : 學 ⼦ 時 習 之 , 不 亦 說 乎 ? 有 朋 ⼦ 遠 ⼦ 來 , 不亦

樂 乎 ? ⼦ 不 知 ⼦ 不 慍 , 不 亦 君 ⼦乎? (學 ⼦)

[Tử viết: học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng viễn phương lai, bất diệc nhạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? – Khổng Tử nói: học

mà thường xuyên luyện tập, chẳng phải là vui lắm sao? Có bạn từ phương xa tới,

Trang 2

chẳng phải là vui lắm sao? Người không hiểu ta mà ta không oán giận, chẳng phải

là quân tử sao?]

Muốn học để trở thành quân tử, trước hết cần có chí – tức khao khát để trở thành quân tử và tinh thần hiếu học, muốn được chiếm lĩnh những cái hay, cái tốt Hiếu học để được học là một bậc nhưng hiếu học để kiên trì trong việc học lại lại là một bật cao hơn Người hiếu học không phải cứ vùi đầu vào sách vở là thành, mà người hiếu học theo Khổng Tử: có ăn thì không cầu ngon, có nhà thì không cầu sang, có việc thì cần mẫn, nói lời thì thận trọng, có bậc đạo đức thì tìm đến để học hỏi sửa mình Tức người có tinh thần hiếu học phải là người bình tâm trước các điều kiện, hoàn cảnh sống; cần mẫn, thận trọng, chú tâm và mong muốn sửa mình Và để chiếm lĩnh được cái hay, cái tốt cần thu thập và tổng hợp từ những cái đã có nhờ xem nhiều, đọc nhiều, đi nhiều

Sau khi giành được cái hay, cái tốt, người học cần phải suy tư, suy ngẫm về nó Bởi nếu kiến thức mà không suy tư thì nó sẽ chỉ ở dạng tĩnh, học vẹt, cứng nhắc

mà thôi; còn nếu chỉ suy nghĩ mà không chịu học thì không có cốt lõi, không thu được gì cả:

⼦ 曰 : 學 ⼦ 不 思 , 則 罔 思 ⼦ 不 學 , 則 殆 [Tử viết: học nhi bất tư, tắc võng Tư nhi bất học, tắc đãi – Khổng tử nói: học mà không suy nghĩ thì sẽ nhầm lẫn, suy nghĩ mà không học thì sẽ vẩn vơ]

Và sau giai đoạn suy tư ấy là giai đoạn “tập” “tập” – tức là ôn luyện, làm cho thành thục, rèn luyện từ những cái đã biết:

⼦ 曰 : 溫 故 ⼦ 知 新 , 可 以 為 師 矣 ! [Tử viết: ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vy sư hỹ! – Khổng Tử nói: ôn cũ mà biết mới, thì

có thể làm thầy được]

Việc đầu tiên của luyện tập chính là học lại những điều mình đã học, suy lại những điều mình đã suy, sao cho nhuần nhuyễn và quen thuộc Việc rèn luyện không chỉ đơn thuần có thế, ôn tập cũng chính là để đào sâu những gì mình đã học, và cũng là

để tìm ra cái mới, sáng tạo trong ứng dụng những cái cũ vào trong hoàn cảnh mới với những đòi hỏi mới Đây chính là lúc người học trở thành người thầy cho chính bản thân mình và người khác Họ tự tìm tòi, khám phá cái mới, hình thành cái Đạo

Trang 3

cho riêng mình Chính vì vậy, học mà được rèn luyện mỗi ngày, thường xuyên thì rất vui

Khổng Tử cũng khuyên các trò của mình không nên chỉ dừng lại hay đề cao việc học thầy mà còn nên học hỏi từ người khác, bởi học thầy không tày học bạn.Việc người khác xuất hiện để cho ta học hỏi là khá lớn: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” (Trong ba người đi đường (mình với hai người nữa), ắt có người là thầy của mình) Người ưu điểm ta noi thoi, người có khuyết điểm ta thấy khuyết điểm

ấy để soi lại mình cho hoàn thiện hơn Khi thấy người khác hơn mình mà đem lòng

tự phụ, đố kị, ghen ghét thì chắc chắn ta chẳng học hỏi được gì Bởi vậy, có một người bạn đồng hành cùng mình trên con đường học vấn là điều rất may mắn Người bạn đó nếu giỏi giang, biết rộng lại càng đáng quý Do đó, trong danh sách

ba loại bạn tốt mà mỗi người cần tìm cho mình, Khổng Tử đã nói đến người bạn tri thức này vào: “Ích giả tam hữu … hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hỹ” Như vậy, học mà được rèn luyện mỗi ngày đã rất vui; lại có bạn bè cùng chí hướng từ phương xa đến đàm đạo với mình những cái hay, cái tốt đó thì chẳng phải càng vui thích sao?

Như vậy, học là để làm người quân tử, người có đức hạnh, mà người quân tử cầu đạo chứ không cầu danh Cho nên mình là người tài mà người đời chưa biết đến mình, nhưng không vì điều đó mà buồn lo, luôn thanh thản an nhiên Đó chẳng phải là quân tử hay sao? Người ta chưa biết đến mình nhưng không vì cái mà người ta chưa biết đến mình ấy mà buồn Người tài ắt có người tài hơn Có thể vì đức của mình còn non kém, sự học còn kém “Tri chi dĩ vi tri Bất tri dĩ vi bất tri Thị tri dã” [Không biết thì nói là không biết Như thế mới là biết] Chính vì vậy, người học cần nhìn nhận lại bản thân còn nhiều hạn chế, khiêm tốn thừa nhận giới hạn của mình; cần phải nỗ lực cố gắng, học thành tài đi rồi người khác sẽ biết đến mình Chớ tự phụ, buồn lo khi người khác không biết đến mình

Những luận bàn về việc học trong sách Luận Ngữ có lẽ phần nào làm rõ cách giáo dục theo kiểu Khổng, từ đó giúp ta hiểu biết hơn ý nghĩa và mục đích, phương pháp học trong cuộc đời mỗi người

Ngày đăng: 07/08/2024, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w