1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn học dân gian

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn học dân gian, các đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại trong văn học dân gian Văn học dân gian, các đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại trong văn học dân gian Văn học dân gian, các đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại trong văn học dân gian

Trang 1

Văn học dân gian

I Thần thoại

Thần thoại là một thể loại văn học dân gian, một thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từtruyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy đã phát triển từ dã man đến văn minh Đó là một tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt và đẹp có tính nhân bản Thần thoại là minh chứng mở đầukhẳng định bản chất của văn học dân gian vừa là văn học vừa là văn hóa trong tính nguyên hợp điển hình.

1.Bối cảnh ls-xh ra đời

Các nhà nghiên cứu thống nhất công nhận “thần thoại nảy sinh từ cuộc sống củangười nguyên thủy”2 Trong đời sống tập thể khăng khít của người nguyên thủy, các nhu cầu cuộc sống được giải quyết bằng sức mạnh cộng đồng “Dần dần thành tích và công lao của những nhân vật kiệt xuất không những được kể lại hoặc diễn lại đúng với sự thực mà còn được tô điểm theo óc tưởng tượng chất phác và phong phú của mọi người”3 Đó là những nhân vật anh hùng sáng lập ra không gian sống, anh hùng khắc phục tự nhiên, anh hùng bảo vệ cộng đồng trước các bộ lạc khác, anh hùng dạy cho nhân dân sinh sống Một hay nhiều nhân vật như vậy được khái quát thành các vị thần.

thoại chính là kết quả của sự tưởng tượng nguyên thủy, từ sự nhân hóa tự nhiên để hình dung ra các vị thần để rồi lại tưởng tượng chính các vị thần đã kiến tạo thế giới.

2 Chức năng và đặc trưng

Chức năng: khai thác mối quan hệ giữa con người và thiên thiên, để từ đó lý giải sức mạnh và quy luật của tự nhiên

Kiểm soát xã hội, một loại hiến chương của xã hộiĐặc trưng:

Nguyên hợp là đặc trưng chung của văn học dân gian Song ở thần thoại, đặc trưng này thể hiện sâu sắc hơn cả Vì thần thoại ra đời trong đời sống nguyên thủy, thời kỳ thơ ấu, nhất nguyên của nhân loại nên thể loại này bản thân là một nguyên hợp Thần thoại bao gồm tư duy, kinh nghiệm, cách quan sát, điều quan sát được, lòng ngưỡng vọng sùng bái, niềm tin… của người nguyên thủy.

Tính nguyên hợp của thần thoại còn đặc trưng bởi một nhận thức có tính tổng hợp tự nhiên mà kết quả là trong các hình thái ý thức xã hội đặc thù thần thoại chứa đựng rất nhiều yếu tố: triết học, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, nhân

Trang 2

học ở trạng thái sơ khai Thế nên có thể nói trong cấu trúc thần thoại đã tràn đầy những yếu tố tiền đề nguyên thủy của các loại hình nghệ thuật đời sau.

Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau : Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và khách quan, vật chất và tinh thần…

b Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại Tư duy thần thoạiđược cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại c.Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ

Từ những nhận thức ở cách thức nhân hóa tự nhiên để giải thích thế giới một cách tự phát, con người thời đại thần thoại đời sau lại sử dụng chính cái kết quả do họ sáng tạo ra để nhận thức về một thế giới phức tạp và đa dạng hơn, trong đó có chính bản thân con người của xã hội buổi đầu tham gia vào quá trình sángtạo mới Tư duy suy nguyên thần thoại với sự tham gia của trí tưởng tượng hoang đường thời kì đầu tiên đã chắp cánh cho những giấc mơ thần thoại đời sau trở nên tràn đầy khát vọng trẻ thơ về một thực

tại phong phú hơn, dịu dàng hơn và đẹp đẽ hơn Kết quả là với thế giới thần thoại do chính con người sáng tạo, lần đầu tiên loài người đã có một thực tại thiêng liêng, trong đó bên cạnh thế giới của những anh hùng thần linh còn có một thế giới khác Đó là thế giới của những con người cổ đại mang sức mạnh của thần linh, được sáng tạo trong niềm ngưỡngu mộ thành kính thiêng liêng, tạo nên cái giá trị đặc biệt của đời sống văn hóa tâm linh của con người sẽ còn mãi về sau Đó cũng chính là điểm thăng hoa của tư duy thần thoại, tạo nên phẩm chất lãng mạn thần thoại “không thể bắt chước”.

Trang 3

Thế giới tự nhiên với vũ trụ đa tầng trong quan niệm của người xưa được nhận thức trong thần thoại Việt cổ ở những thành phần dân tộc khác nhau đều có một đặc điểm nhất quán: ở đầu nguồn của sự hình dung, thiên nhiên mới chỉ được nhân hóa một cách tự nhiên Tiếp theo, trong tương quan giữa cái vô hạn vĩnh viễn của tự nhiên với cái mong manh hữu hạn nhỏ bé của kiếp người khi nắng hạn rừng khô cỏ cháy, khi nước dâng sóng thần bão tố, sự hình dung của những con người sống trong sợ hãi đã làm xuất hiện những ám ảnh về một thế giới của những vị thần khổng lồ Ở dạng ban đầu, đó là những vị thần mang dáng dấp con người và được con người sử dụng lại chính cái sản phẩm do mình tưởng tượng ra để giải thích sự hình thành vũ trụ.

Thần thoại của các dân tộc Việt Nam tập trung lí giải nguồn gốc vũ trụ Thần thoại tộc Việt có truyện “Thần trụ trời”, kể rằng vũ trụ ban đầu là một cõi hỗn mang, mờ mịt, tối tăm Từ trong cảnh tối tăm, mù mịt ấy, một vị thần bỗng từ đâu xuất hiện Đó là một vị thần khổng lồ được hình thành trong thế giới hỗn mang mà nghệ nhân dân gian gọi là thần trụ trời Ngài lấy đầu đội trời lên và dùng chân đạp đất xuống Từ chỗ là một cõi hỗn mang, trời đất đã phân hai Ngài đào đất, đào đá đắp một cột chống trời lên cao mãi Khi trời đã thật cao, đất đã thật rộng, thần mới phá cột đi Trời tròn như cái bát úp, đất phẳng như cáimâm vuông Đất đá từ cột văng ra tạo thành

núi non, gò đồi Những chỗ đào sâu xuống thành ao, hồ, sông, biển… Thần thoại của các dân tộc anh em cũng lí giải nguồn gốc vũ trụ Đây là nội dung chủ yếu của thần thoại Việt Nam Điều quan tâm đầu tiên của người nguyên thủy là vũ trụ do đâu mà có, ai làm ra trời đất, sông ngòi và các hiện tượng tự nhiên nhưtrăng sao, sấm chớp, mưa gió, lụt lội…

Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ của các tộc khác ở nước ta cũng lí giải về “thuở ban đầu” hỗn mang Mỗi dân tộc một quan niệm: Thần “Bàn Cổ” của người Dao, thần “Ai Diê” của người Ê Đê giống như thần trụ trời của người Việt Thần của người Dao là một vị thần có tầm cỡ lớn: “Đầu ngài là trời, chân ngài là đất, con người là trái tim của vua cha Mắt bên trái của thần là mặt trời, mắt bên phải của thần là mặt trăng” Thần Ai Diê của người Ê Đê cũng là từ vũ trụ sinh ra trong hỗn mang: đầu tròn của thần là bầu trời, trán của thần nhăn là mây bay, hơi thần thở là không khí, hai tay thần là cây trụ chia trời đất riêng ra Hìnhtượng thần sáng tạo ra vũ trụ của người Việt, người Dao, người Ê Đê thể hiện theo quan niệm “vạn vật nhất thể” Trong khi đó, thần thoại dân tộc Chăm thì

Trang 4

quan niệm trời đất do thần trời (thần cha) và thần đất (thần mẹ) sáng tạo ra Đâylà quan niệm lưỡng thể Trời đất do cặp vợ chồng phối hợp nhau tạo ra Đây là hai mặt đối lập và thống nhất trong thiên nhiên vũ trụ, thể hiện triết lí âm dươngtương hợp tạo ra trời đất: trời là dương, đất là âm.

Sau thần trụ trời, có một hệ thống thần kế cận, tiếp tục công việc xây dựng vũ trụ như đã được kể trong bài hát của người đời sau:

Nhất ông đếm cát Nhì ông tát bểBa ông kể sao Bốn ông đào sông

Năm ông trồng cây Sáu ông xây rú Bảy ông trú trời

Theo thần thoại người Việt, vũ trụ có ba cõi chính là: cõi trời, cõi đất và cõi nước với ba vị thần phụ trách Ông trời vừa cai quản cõi trời, vừa cai quản toàn vũ trụ Có văn bản đã đồng nhất ông trời với thần trụ trời.

Ông trời sinh ra muôn loài, thấu mọi điều, ảnh hưởng mọi việc trong đời sống Ông ngự trị trên cao, nhưng ông vẫn luôn theo dõi và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của muôn loài Người Việt cổ có thói quen kêu trời, một ông trời chưa bị nhuốm màu giai cấp như Ngọc Hoàng trong văn hóa phương Bắc.Ông Trời có hai người con là nữ thần Mặt Trăng, và Mặt Trời Họ thay nhau canh gác, chiếu sáng hạ giới Thần thoại này xuất hiện vào thời mẫu hệ, ban đầucả hai đều là nữ thần Bởi vậy từ đây có sự nhầm lẫn trong cách gọi tên các vị thần Đôi lúc mọi người cứ thuận miệng gọi ông trăng bà trời Trên thiên giới còn thần mưa, thần gió, thần sấm Sét… Các thần phân công công việc rất rõ ràng nên mọi việc trong cõi giới đều ổn thỏa Thần đất cai quản cõi đất Đó là một ông già hiền lành, gần gũi với nhân gian, vì mọi người đều ăn mặc ở trên đất của thần, chết đi cũng gởi xác thân cho thần Thần nước là chúa tể các loài thủy tộc, phụ trách cõi nước.

Hệ thống thần trong thần thoại người Việt được tổ chức khá chặt chẽ Các thần quản lí mọi việc trong các giới theo một hệ thống rạch ròi, hợp lí Từ trên xuốngdưới, sự phân cấp thứ bậc tương ứng với công việc cụ thể dành cho các thần

Trang 5

Ngọc hoàng cai quản thần thiên giới, phụ giúp Ngọc Hoàng là thần mưa, thần gió, thần mặt trăng, thần mặt trời, thần sấm hay thiên lôi Thủy giới, Long Vương hay vua thủy tề cai quản các thần thủy giới như thần biển, thần sông, ba ba, thuồng luồng Địa giới là nơi sinh hoạt của các thần chăm sóc và cai quản con người: thần núi, thần cây, thần bếp, thần đất Đứng đầu các thần, cai quản vũ trụ là Ngọc Hoàng, thần thiên giới là thượng đẳng, và thiên giới là cơ quan chỉ huy hoạt động mặt đất, mặt nước.

- Những quan niệm về nguồn gốc loài người và vạn vật buổi đầu.

Thời kỳ xuất hiện đồ gốm có thể được xem như một cái mốc đánh dấu thời kì đầu khi con người hình thành ý niệm về nguồn gốc muôn loài, trong đó đã chứa đựng ý tưởng giải thích rất kỳ thú về nguồn gốc loài người Trong vạn vật, vật gì cũng đều do một đấng tối cao nặn ra hết thảy, kế đó là được thổi hồn cho hoạtđộng Nhưng chỉ có loài người là được nặn ra bằng những chất tinh túy nhất Người Kinh quan niệm việc tạo ra người là do Mười hai bà mụ, thế nên nhỡ ra mà một trong các nữ thần ấy sơ sảy nhầm lẫn thì sự khuyết thiếu hay thừa thãi một ngón chân ngón tay cũng là sự thường Tuy nhiên, một quan niệm như thế không thấy phổ biến ở thần thoại các dân tộc thiểu số.

….Đặc điểm rất nổi bật ở bộ phận thần thoại về nguồn gốc loài người trong thầnthoại Việt cổ là ở sự tương đồng kì lạ trong các truyện kể về: thần Rồng, về Trứng thiêng(tiên chim) và Quả bầu tiên của tất cả các thành phần dân tộc có chung nền văn hóa Nam Á cổ

Dựa theo các thành tựu nghiên cứu khảo cổ, nhân chủng học văn hóa có thể đoán định theo trình tự thời gian: Rồng- Trứng thiêng( tiên chim)- Quả bầu mẹ Rất có thể biểu tượng quả bầu mẹ là vật tổ chung có tính phổ quát nhất ở hầu như mọi cư dân Nam Á cổ Tất nhiên, biểu tượng này chỉ có thể xuất hiện trong môi trường văn hóa bầu bí khi đã cực kì phồn thịnh từ sau một nạn hồng thủy- cũng là một ám ảnh có tính phổ quát nhân loại- và với điều kiện công cụ bằng kim khí đã bắt đầu xuất hiện phổ biến trong đời sống sinh hoạt Về mặt tổ chức thiết chế xã hội, từ các tình tiết trong các truyện ấy cũng cho ta biết đó là thời kìcác bộ tộc với vai trò chính thuộc về người phụ nữ đã bắt đầu được thay thế bằng các bộ lạc với vai trò chính thuộc về người đàn ông.

(Mười hai bà mụ nặn ra loài người Tuy khéo tay nhưng lại mắc chứng đãng trí nên mới nặn ra những con người tật này tài nọ, thiếu thừa, chẳng con người nào giống con người nào Mặc dù nhận được nhiều ân huệ từ thần trời, trong đó có đặc ân được cải lão hoàn đồng, không phải chết Tuy vậy, vị thần thực thi lệnh

Trang 6

của Ngọc Hoàng bị rắn bắt và phải đổi lệnh, thế là từ đó con người bị cướp mất sự trường sinh Đến lần tiếp theo, con người tưởng chừng đã thay đổi sự bất công nhờ tìm ra bài thuốc cải tử hoàn sinh của thằng Cuội, thế nhưng thằng Cuội theo cây thuốc thần bay về trời, mang lá bài hộ mạng của nhân thế đi mãi Sự hèn nhát và đểnh đoảng của của sứ thần nhà trời người đẩy đưa nhân gian vào kiếp phận khổ đau Như vậy, theo quan niệm xưa tồn tại một thần giới bên cạnh thế giới loài người Hai giới ảnh hưởng lẫn nhau Cùng với thời gian, theo quá trình phát triển lao động sản xuất, con người dần tìm hiểu về nguồn gốc của mình, nỗi băn khoăn về sự sống, cái chết dẫn ta đến những lí giải hoang đường Nhưng suy cho cùng đó cũng xuất phát từ mong ước thấu hiểu thân phận của loài người từ thuở ấu thơ.

3.2.Thần thoại Việt cổ với những khát vọng cải tạo, chinh phục tự nhiên và sángtạo văn hóa thời tiền sử

đây mới chính là điểm hội tụ những vẻ đẹp lãng mạn nhất trong tư duy tình cảmthẩm mĩ thần thoại

không còn đủ căn cứ để dựng lại toàn cảnh bức tranh về cuộc sống, những hình tượng về con người một cách trọn vẹn trong vẻ đẹp thần thoại.Thế nên để tìm hiểu nội dung này chúng ta cần có những liên tưởng khác qua những “hành động thần thoại” của những “nhân vật truyền thuyết”.

Đó là sự nghiệp của Bố Rồng Lạc Long Quân dẹp các loài yêu quái, chiến thắng Mộc Tinh ở đại ngàn, Hồ Tinh chín đuôi ở vùng đầm lầy, Ngư Tinh khổng lồ vùng sông nước ven biển lớn để mở rộng địa bàn sinh tụ Đó là sự nghiệp của thần núi Tản Sơn Tinh vượt lên trên những con nước lớn để quai đê chặn lũ, dạy dân bẫy thú, đánh cá và làm ra lửa.Đó là sự nghiệp của

“ ông khổng lồ lịch sử” làng Dóng từ góc độ một biểu tượng kép nhiên-nhân thần, thần Kim Quy, thần sông Tô Lịch, thần Long Đỗ mà ngày nay lần theo dấu xưa để lại của các vị ấy, ta vẫn hình dung và tưởng tượng ra được những kì tích trong danh thắng núi sông………

/////Và hơn nữa, gần đây, chúng ta thấy đã xuất hiện những kho tàng thần thoại của các tộc người miền núi có rất nhiều cốt truyện và nhân vật đậm chất bí ẩn, huyền hoặc và thơ mộng về chủ đề này

- Trước hết, đó là những nhóm truyện kể về những thành tựu lao động nương rẫy và khát khao chinh phục tự nhiên vì cuộc sống của cộng đồng

Trang 7

+Đó là truyện kể về các cuộc chiến tranh núi - nước, lửa - nước vẫn còn được tìm thấy trong rất nhiều những mẩu chuyện còn thô mộc, đơn giản của các tộc thiểu số anh em.

+ Đó là truyện kể về người Thái người Xá bắn mặt trời bằng những cánh nỏ khổng lồ.

→ Tất cả đều có chung một âm vang thần thoại ngợi ca những chiến công kỳ vĩ hào hùng của các thủ lĩnh anh hùng mang sức mạnh thần linh - khai sơn phá thạch làm ra đất nước -

- Sau đó là những nhóm truyện kể về những ước mơ đẹp về một cuộc sống thanh bình, hiền hòa trong lao động giữa thằm xanh của rừng núi Nếu qua những truyện kể lưu truyền ở vùng đồng bằng người Kinh mơ ước về những giống lúa thần tự mọc tự trổ bông kết trái, đến ngày bông sây hạt chín lúa tự bayvề nhà người, thì trong những truyện của dân tộc miền núi ta cũng thấy người miền rừng núi cũng ước ao “ cây sinh cá, lá sinh cơm”

→ Cả một hệ thống như thế đã cho ta thấy: Từ nhiều ngàn năm trở về trước, trên đất nước chúng ta đã là một trong những cái nôi của cây lúa nước và nghề trồng lúa nước đã rất phát triển Sự phong phú đặc biệt về những sản phẩm từ lúa nước đã minh chứng cho một trình độ đỉnh cao của nền văn hóa lúa nước trên đất nước này Và cái đặc điểm vừa hội tụ vừa lan tỏa này của thần thoại đã để lại dấu ấn bền vững về sau trong hệ thống truyền thuyết thời Hùng Vương trên kinh đô Phong Châu của cả cộng đồng Việt cổ

4 Đặc điểm nhân vật

Nhân vật trung tâm của thể loại là thần

/Đa số thần có nguồn gốc từ các hiện tượng thiên nhiên như: thần trụ trời, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần mưa, thần gió, thần biển…

Thần là một trong các yếu tố cơ bản tạo nên màu sắc tưởng tượng kì ảo cho thể loại thần thoại.

Đó là thế giới các vị thần trong dáng vóc khổng lồ Trước hết đó là sự khổng lồ về thể chất, và trong quá trình vận động của thể loại, đều thấy có sự chuyển hóa từ các vị thần ban đầu mới chỉ có hình thể như người đến khi thế giới thần đã trở nên đông đảo và mỗi vị thần trong cái thế giới ấy đã có những chức năng riêng trong các mối liên hệ thiết yếu với thế giới con người thì các vị thần có vị trí hàng đầu trên điện thần của mỗi dân tộc đã nảy sinh nhân tính trong hành động vị nhân sinh.

Trang 8

lớp sáng tạo: Từ nhân hình hóa tự nhiên theo chiều kích phóng đại bằng trí tưởng tượng từ chính bản thân con người trong sự đối sánh với tự nhiên đến sự thần thánh hóa tự nhiên trong niềm

ngưỡng mộ tuyệt đối các nhân vật anh hùng trong thế giới các nhiên thần sáng tạo văn hóa.

hình tượng thần được sáng taọ từ trong cảm thức con người thời đại mới bước vào ngưỡng cửa văn minh của những cộng đồng xã hội đang tràn đầy hòa khí dân chủ thị tộc nên họ thường đều là những nhân vật mang vẻ đẹp vô cùng khoáng đạt trong sự hư cấu vô tư thần kỳ, dẫu có ít nhiều nhân tính nhưng đó vẫn là vẻ đẹp một đi không trở lại * Vd

thần trong thần thoại thường chỉ được xây dựng như những nhân vật chức năng.Trong thần thoại suy nguyên, dù thần này hay thần nọ thì cũng chỉ mỗi người gánh vác một công việc.

Thế nhưng đến thần thoại sáng tạo thì khác Trong mỗi cốt truyện đã ít nhiều phản ánh những thành tưu văn hóa buổi đầu và con người thì ở đó đã thấm đượm bản sắc từng cộng đồng dân tộc trong những môi trường văn hóa khác biệt

5 Công thức lời kể (đặc điểm về hình thức cấu tạo cốt truyện)

Thời gian không gian buổi hỗn nguyên của vũ trụ và lời người kể có tính chất suy nguyên.

mỗi đơn vị truyện là một mẫu kể độc lập về một nhân vật, mỗi nhân vật chỉ thựchiện một công việc trọng đại có ý nghĩa chức năng không thể bắt chước Sự mở đầu và kết thúc mỗi sự kiện như thế đều không có tính lí do và được diễn ra trong một không gian đặc biệt gọi là “không gian phi không gian” và một “thời gian phi thời gian”, tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù Trong đó, bất cứ một sự kiện nào đã xảy ra đều có tính ngẫu nhiên về không gian và phi lịch sử về thời gian, tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù Trong đó bất cứ một sự kiện nào đã xảy ra đều có tính ngẫu nhiên về không gian và phi lịch sử về thời gian( thời gian đứt đoạn ) đem lại cho người nghe cảm nhận bất cứ một sự kiện nào được kể lại cũng đều bắt đầu từ chỗ phải bắt đầu Và kết thúc mỗi mẫu kể như thế đều không thể thiếu lời người kể chuyện có tính suy nguyên.

Không gian thần thoại là không gian vũ trụ, khó xác định phạm vi cụ thể

Thời gian thần thoại là thời gian vĩnh hằng và mang đậm màu sắc ước lệ Thời gian đi liền cùng không gian gợi ra một khung cảnh xa xôi, khó đoán định; chỉ biết ở đó có các thần trường sinh bất tử cai quản các lãnh giới.

Trang 9

—> tóm lại:

Thần thoại là thể loại hình thành sớm trong hành trình văn học dân gian Đó là cảm quan của con người thời thơ ấu Ở đó, có những tưởng tượng mơ mộng, lãng mạn, những kiến giải duy tâm thú vị và một không gian huyền hoặc đến quyến rũ Đó là câu chuyện kể về xa xưa của nhân loại, xa xưa của mỗi đời người Sống với thần thoại là suy nguyên về chính mình trong bồng bềnh tâm tưởng.

II TRUYỀN THUYẾT

Định nghĩa truyền thuyết của Lê Chí Quế: Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình từ sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ

/Truyền thuyết là tên gọi một thể loại văn học dân gian với nhiều quan niệm khác nhau về mặt phạm vi và đặc trưng thể loại Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn không xếp truyền thuyết vào hệ thống thể loại văn học dân gian, những truyền thuyết ở thời kì đầu thì xếp vào thần thoại, những truyền thuyết ở thời kì sau thì xếp vào cổ tích lịch sử.

Có quan niệm cho rằng các truyện kể dân gian có liên quan đến lịch sử, đồng thời có yếu tố hoang đường, tưởng tượng là truyền thuyết Có cách hiểu hẹp hơncho rằng truyền thuyết là những truyện dân gian có liên quan đến lịch sử, đồng thời có ảnh hưởng thế giới quan thần thoại Theo quan điểm này, một số học giảđã xếp chung thần thoại và truyền thuyết trong nghiên cứu, không phân định đặctrưng nghệ thuật của thần thoại và truyền thuyết.

Có thể hiểu truyền thuyết là những truyện kể dân gian liên quan đến lịch sử được xây dựng bằng sắc màu huyền thoại Đây là một thể loại tự sự dân gian manh nha từ cuối thời kì thần thoại và tiếp tục phát triển sau đó, với chức năng nhận thức, phản ánh, lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng với một thời kì, một địa phương hay một dân tộc bằng thế giới quan thần thoại.

Vào cuối thời kì thần thoại, truyền thuyết bắt đầu những thể nghiệm Truyện kể dân gian ra đời trong giai đoạn này vì thế rất khó để phân loại một cách chính xác, rạch ròi

Truyền thuyết sau giai đoạn manh nha, còn nhập nhằng với thời kì thần thoại, đã phát triển độc lập qua các thời kì Âu Lạc – Bắc thuộc, các thế kỉ phong kiến

Trang 10

tự chủ và các thế kỉ phong kiến suy yếu, nội chiến và chống ngoại xâm Đó là truyền thuyết lịch sử Càng về sau, yếu tố thần kì, huyền ảo dần nhường chỗ choyếu tố lịch sử, truyền thuyết tiệm cận cổ tích, truyện kể dân gian tiếp tục đời sống của mình Bên cạnh bộ phận truyền thuyết lịch sử, hệ thống truyền thuyết Việt Nam còn có bộ phận truyền thuyết anh hùng và bộ phận truyền thuyết văn hóa.

1.Bối cảnh lịch sử - xh ra đời

Việt điện u linh (1329) và Lĩnh Nam chích quái ( đầu thế kỉ XIV) là hai tập sáchghi chép nhiều truyền thuyết dân gian có niên đại sớm hơn cả Vấn đề truyền thuyết với tư cách là một thể loại Văn học dân gian vẫn chưa được đặt ra.Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “truyền thuyết” là Đào Duy Anh.

Phải đến những năm 50 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu văn học dân gian mới được đưa lên một bước mới Trong một loạt công trình nghiên cứu liên tiếp ra đời như: Truyện cổ tích Việt Nam (1957, Vũ Ngọc Phan), Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1959, Nguyễn Đổng Chi), Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam(1957, nhóm Lê Quý Đôn), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam ( 1957, Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Hồng Phong) thuật ngữ “truyền thuyết” đã xuất hiện và được bàn đến ở những mức độ khác nhau….

2 Chức năng và đặc trưng

Chức năng: Tôn vinh thành tựu của tiền nhân trong lịch sử và ngợi ca tầm vóc cộng đồng

Đặc trưng:

-Tính hư cấu lịch sử là đặc điểm nổi bật của thể loại.phải gắn với một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào đó.- Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo.

Trang 11

Vương Theo Ðaị Việt sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên, cho đến thời vua Hùng cương vực nước Văn Lang trải rộng , phía đông giáp Nam Hải, phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Ðộng Ðình, phía nam giáp nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành).

Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng là hệ thống truyền thuyết mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang Các nhân vật Vua Hùng, Sơn Tinh ( Thần Tản Viên) Phù Ðổng Thiên Vương là những biểu tượng của quốc gia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn mạnh Hình tượng Lạc Long Quân-Âu Cơ có ý nghĩa kháiquát hoá cho công cuộc chinh phục tự nhiên mở mang bờ cõi của người Văn Lang.

Những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng : Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng.

Nhân vật Hùng Vương không phải là nhân vật chính của từng truyện riêng nhưng lại là nhân vật nổi bật trong hệ thống truyện Vua Hùng ( Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám, Hùng Vương nói chung) là người đứng đầu quốc gia,vị vua có uy tín với con người, tiếp cận với thần linh, là biểu trưngcủa sức mạnh và tinh thần Văn Lang.

Yếu tố thần kỳ còn khá đậm đặc trong truyền thuyết thời kỳ này Tuy nhiên, từ Lạc Long Quân đến Thánh Gióng Phương pháp sáng tác thần thoại đã thay đổi một mức độ nhất định: Vai trò của thần linh cũng như tính chất siêu nhiên giảm xuống trong khi tính chất trần thế tăng lên.Lạc Long Quân là một vị thần, cuộc hôn phối của Lạc Long quân với Âu Cơ cũng mang tính chất phi thường Khác với Lạc Long Quân, cho dù nhân vật Thánh Gióng còn mang những nét thần kỳ nhưng vẫn gần gũi với con người bình thường( có mẹ, sinh ra ở làng Phù Ðổng,ăn cơm, cà) Mặt khác, từ Lạc Long Quân đến Thánh Gióng, truyền thuyết thời kỳ này cũng có sự thay đổi về đề tài, chủ đề: từ đề tài đấu tranh chinh phục thiên nhiên đến đề tài đấu tranh chống xâm lược Nói tóm lại , từ " Sơn Tinh Thuỷ Tinh " cho tới Thánh Gióng, truyền thuyết thời kỳ Voăn Lang đã có sự biến đổi.

( đọc giáo trình)

Trang 12

3.2.Truyền thuyết lịch sử với vấn đề đấu tranh giữ nước trong trường kì lịch sử của dân tộc chống xâm lược.

Đây là bộ phận truyền thuyết có khối lượng lớn nhất, được hình thành từ sau thời kì An Dương vương để mất nước Âu Lạc vào tay Triệu vương là vua nước Nam Việt ở phương bắc, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc( từ năm 111 tr.CN đến năm 938) và gần một ngàn năm phong kiến Việt Nam độc lập tự chủ(từ 938 đến hết thế kỉ XIX ).

#

nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257tcn-208tcn) Sở dĩ ta gắn thời kỳ Âu Lạc vào thời Bắc thuộc vì lịch sử Âu Lạc cũng như truyền thuyết An Dương Vương mang tính chất bi hùng Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ(207tcn-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc ta.Trong hơn một ngàn năm bị nô lệ, dân tộc ta đã không bị đồng hoá hay bị diệtvong như nhiều dân tộc trên thế giới, đó là điều hết sức phi thường.

Truyền thuyết thời kỳ này đã phản ánh và chứng minh được sức sống và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam Nhờ có sức sống mãnh liệt và bản lĩnh cao, dân tộc ta đã vượt qua thời kỳ bị uy hiếp và thử thách gay go, lâu dài.

Truyền thuyết phản ánh cả lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại của dân tộc Nhiều truyền thuyết thời kỳ nầy mà trong đó truyện An Dương Vương là tiêu biểu, có kết cấu hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại.

Truyền thuyết phản ánh được tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc Thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí ).

Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dân tộc, nhận thức được bản chất kẻ thù ( chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưu thâmđộc của các tên quan đô hộ như Tô Ðịnh, Mã Viện, Cao Biền )ì và ngày càng đi sát lịch sử hơn (Bám sát lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểu hiện : tên người, sự kiện ) Yếu tố thần kì tuy có giảm so truyền thuyết giai đoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền thuyết giai đoạn này( An DươngVương được Rùa Vàng giúp trừ ma quỷ ở núi Thất Diệu ,Hai Bà Trưng bay lên trời )

Nước Âu Lạc được thành lập từ thế kỉ III TCN, khi kết thúc thời kì vua Hùng, đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là mười hai thế kỉ, một giai đoạn phát triển mạnh mẽ phong trào chống ngoại xâm

Ngày đăng: 07/08/2024, 15:24

w