1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luậnphương pháp luận và phương pháp nghiên cứu văn hoá đề bài trên cơ sở nội dung đã học, tiểu luận cuối kỳ, các bạn làm 1 đề cương nghiên cứu

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Văn Hoá
Tác giả Lê Thế Công
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 400,02 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN------TIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HOÁĐề bài: Trên cơ sở nội dung đã học, tiểu lu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ

Đề bài: Trên cơ sở nội dung đã học, tiểu luận cuối kỳ, các bạn làm 1 đề cương nghiên cứu

Sinh viên thực hiện: Lê Thế Công

Hà nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021

Trang 2

Tên đề tài: Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao ở làng Hội

Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh covid 19.

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt lịch sử hào hùng của dân tộc, ông cha ta đã tạo dựng và kết tinh ra cho mình những tinh hoa và bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Chính những tinh hoa, bản sắc văn hoá đó đã tạo ra sức mạnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam mà không một quốc gia, dân tộc nào có thể đồng hoá, đánh bại được Một phần những tinh hoa, bản sắc dân tộc đó được thể hiện thông qua các lễ hội truyền thống ở Việt Nam Trong đó phải kể đến hội Gióng – là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Câu ca dao“Ai ơi mồng chín tháng tư, không đi hội Gióng cũng hư mất đời” chính là nói về sự nổi tiếng và thu hút của hội Gióng

Hội Gióng là lễ hội truyền thống được diễn ra hằng năm nhằm để tưởng niệm và ca ngợi vị anh hùng Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng có công đánh giặc ngoại xâm và mang lại hưng thịnh cho nhân dân Mang trong mình đậm đà giá trị bản sắc văn hoá Việt, vào tháng 11 năm 2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nhắc đến hội Gióng ở đền Phù Đổng, một trong những nét đặc trưng của lễ hội đó là múa hát Ải Lao của Phường Ải Lao với câu ca “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng” Hát múa Ải Lao là một nghi thức truyền thống, diễn ra ở lễ hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội do phường Ải Lao thuộc làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên thực hành Theo nghiên cứu của cục

di sản văn hoá về phường Ải Lao, nguồn gốc phường Ải Lao có từ trong truyền thuyết:

“Thánh Gióng đi đánh giặc qua dòng sông Thiên Đức (tức sông Đuống), Ngài rủ lũ trẻ chăn trâu, người câu cá bên bờ sông cùng đi, Ông Hoàng Hổ cũng xin theo Chiến thắng giặc Ân, Thánh Gióng hóa về trời Mẹ Thánh Gióng buồn vì con không về Nhà vua hứa trọng thưởng cho người làm bà vui cười trở lại nhưng không ai làm được Khi trẻ chăn trâu làng Hội Xá sang múa hát, bà thấy đúng tâm trạng nên bật cười Từ đó, nhà vua lệnh cho tổng Phù Đổng khi tổ chức Hội Gióng, phải mời phường Ải Lao sang biểu diễn1 Nghệ thuật hát

và múa Ải Lao mang trong mình giá trị to lớn Qua những câu hát cổ, điệu múa cổ, giai điệu

1 http://dsvh.gov.vn/hat-mua-ai-lao-1305 (ngày truy cập 3/1/2022).

Trang 3

độc đáo đã ca ngợi tinh thần dân tộc chống giặc ngoại xâm, giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước và lưu giữ trong mình những giá trị văn hoá đặc biệt

Tuy nhiên, do chịu tác động của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã làm nghệ thuật hát múa phường Ải Lao đã bị mai một và biến đổi Việc thực hành bị ngắt quãng làm các các ca từ cổ, điệu múa cổ gần như không được thực hành trong khoảng thời gian dài, có ít các các nghệ nhân, người thực hành có thể thực hành hát múa, thiếu thế hệ trẻ

kế thừa… Những vấn đề này làm việc bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao đứng trước nhiều khó khăn lớn, nếu không có những chính sách phù hợp, nghệ thuật hát múa Ải Lao sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một, biến dạng

Sau nhiều thập kỷ đổi mới, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu những giá trị văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc ngày càng phát triển Hát múa Ải Lao cũng được nhà nước quan tâm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Năm 2016, Hát múa Ải Lao được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tuy nhiên, việc kế thừa, bảo vệ và phát huy giá trị hát múa Ải Lao vẫn còn là bài toán khó trong công tác bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao ở làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội như những người thực hành phần lớn đều lớn tuổi, khó khăn trong truyền dạy, ít có sự quan tâm, tham gia của thế hệ trẻ… Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid

từ cuối năm 2019, lễ hội Gióng bị dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh Lễ hội gióng

2020 và 2021 đều bị không tổ chức, đặc biệt năm 2021 trùng với kỉ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đều bị hoãn, làm cho nghệ thuật hát múa Ải Lao của phường Ải Lao không được biểu diễn Với những khó khăn trước đây do do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh, lại thêm những khó khăn do dịch bệnh mang lại thời gian hiện tại đồng thời có thể vẫn kéo dài thêm khoảng thời gian dài nữa làm cho nghệ thuật hát múa Ải Lao đứng trước nhiều nguuy cơ mai một

Nhận thấy được vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao trong giai đoạn dịch bệnh covid 19, là sinh viên ngành văn hoá học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,đã được học những kiến thức về bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, đồng thời cũng là người con vùng đất Long Biên, thành phố Hà Nội – là quê hương ra đời

của phường Ải Lao Tôi đã lựa chọn và triển khai đề tài “Vai trò của cộng đồng trong bảo

vệ và phát huy hát múa Ải Lao ở làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên,

Trang 4

thành phố Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh covid 19” để nhằm đưa ra mối quan hệ giữa

cộng đồng và bảo vệ hát múa Ải Lao, từ đó làm rõ những vấn đề đang gặp phải và đưa đến những nhận thức và giải pháp trong bảo vệ và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao giai đoạn dịch bệnh covid 19 Với đề tài này, tôi hi vọng đóng góp một phần sức mình để các nhà quản lý có những chính sách bảo vệ và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao một cách hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh này

2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.1 Tổng quan nghiên cứu hát múa Ải Lao ở làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Nghiên cứu đầu tiên về hát múa Ải Lao là công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu

người Pháp G.Dumoutier Đây là bài nghiên cứu với nhan đề “Une fête religieuse annamite

à Phu Đong” in trên Tạp chí “Revue de l'histoire des religions” năm 1893 tại Pháp Nghiên

cứu chủ yếu đề cập đến hội Gióng và miêu tả các hoạt động, quy trình trình trong lễ hội Phường Ải Lao ở đây chưa được gọi với cái tên chính thức mà chỉ được đề cập tại đây như một nghi thức bên trong hội Gióng Nghi thức này được tác giả miêu tả như một nghi thức chịu ảnh hưởng của Đạo giáo với hình ảnh thuần phục con hổ và những điệu hát múa lễ

Nghiên cứu “Une fête religieuse annamite à Phu Đong” có nhiều ghi chép khác với nhũng

nghiên cứu sau này về hội Gióng, tuy nhiên vẫn mang tính tham khảo sâu sắc bởi đây là một trong số ít những nghiên cứu chính thức đầu tiên về hội Gióng Mặc dù có đề cập đến múa hát Ải Lao, tuy nhiên tác giả chỉ nhìn nhận đây như một nghi thức trong lễ hội, chưa có phân tích sâu về giá trị, bảo vệ và phát huy múa hát Ải Lao

Nghiên cứu đầu tiên của người Việt về múa hát Ải Lao là bài viết “Les chants et les

danses d'Ai-lao aux fêtes de Phù-Đông (Bẵc-ninh”) của GS TS Nguyễn Văn Huyên đăng

trên bản tin trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tập 39 trang 153- 196 xuất bản năm 1939 Bài viết của tác giả trình bày chi tiết vào nguồn gốc và các quy trình trong lễ hội Gióng và hát múa Ải Lao, đặc biệt là lễ hội Ải Lao Tác giả trích dẫn truyền thuyết và phân tích nguồn gốc của múa hát Ai Lao là xuất phát từ Lào từ thời vương quyền Ai Lao còn thuần phục nhà

Lý Hằng năm, nước Lào phải đưa sang cho vua nước Đại Việt một đội hát xướng Để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, vua Lý Công Uẩn đã mở rộng đền thờ Thánh Gióng, những người kế vị ông đã dâng tặng Ngài những bài hát từ Lào Sau đó, Lào không còn triều cống của Đại Việt, nhà vua đã giao cho dân cư làng Hội Xá việc tổ chức một đội múa hát để tiếp

Trang 5

tục cung cấp những nhịp điệu Ai Lao cho Ngài, gọi là phường Ải Lao Những quy trình, hoạt động của phường Ải Lao cũng được tác giả miêu tả rất chi tiết và đầy đủ Cả 12 bài hát biểu diễn của phường Ải Lao đều được tác giả ghi chép rất tỉ mỉ Đây là một trong những bài viết nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về phường Ải Lao, tuy nhiên bài viết tập trung đi sâu vào miêu tả nguồn gốc và chi tiết quy trình biểu diễn, chưa đưa ra được yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị hát múa phường Ải Lao

Múa hát Ải Lao còn được đề cập trong chương “Hội Gióng và tục diễn lại sự tích

Phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân” trong tác phẩm NẾP CŨ – HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM Quyển Thượng xuất bản năm 1970 của tác giả Toan Ánh Trong các phẩm của Toan Ánh, tác

giả đề cập tới múa hát phường Ải Lao với cái tên “ban múa Lào của làng Hội Xá”:

“Lúc đó ban múa Lào của làng Hội Xá ở bên kia sông đã được cử sang để hát khúc quân ca liền vào làm lễ múa và ca Ban này gồm 20 người, một người đóng vai ông Cọp tượng trưng cho sức mạnh tới trước bàn thờ lễ phủ phục, còn mười chín người đóng giả người Lào múa hát, điệu múa theo giọng hát Dưới đây là khúc quân ca hàng năm ban hát làng hội Xá vẫn ca múa trước bàn thờ, khúc hát này theo dân làng Phù Đổng thì có từ đời nhà Lý, và ban hát làng Hội Xá vẫn vừa hát vừa đánh phách theo điệu múa”2

Tuy có đề cập và miêu chi tiết múa hát của phường Ải Lao nhưng tương tự nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, tác phẩm của Toan Ánh chưa đề cập đến vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị hát múa phường Ải Lao

Các tác phẩm nghiên cứu về lễ hội Gióng như: cuốn sách “Người anh hùng làng

Gióng” xuất bản 1967 của GS Cao Huy Đỉnh; “Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội: địa chí văn hóa dân gian” của Sở văn hóa và thông tin Hà Nội năm 1991; Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội

cổ truyền, nxb Khoa học xã hội; Văn Lung Đặng, Sông Thao Nguyễn, Văn Trụ Hoàng

(1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc; Ngọc Khánh Vũ (2004), Văn hóa Việt Nam: những điều học hỏi: các bình diện văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin; Lê Trung Vũ (2005), Lễ hội Việt Nam, NxbVăn hoá thông tin; Nguyễn Thị Khuyên (2010), Lễ Hội Hà Nội tập 1, Nxb Hà Nội… đều là những tác

phẩm có sự nghiên cứu về lễ hội gióng và đều đề cập đến mua hát Ải Lao Tuy nhiên, trong

2 Toan Ánh (1970), NẾP CŨ – HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM, Quyển Thượng,Nxb: NAM CHI TÙNG THƯ, tr 106 – 107.

Trang 6

các tác phẩm trên hầu hết đều đề cập đến Ải Lao như một nghi thức gắn liền với lễ hội Gióng mà chưa có sự đề cập đến bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật múa hát Ải Lao

Gần đây nhất là dự án “nghiên cứu, bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CHH) thực hiện đã đưa ra được tính bức thiết trong việc bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao Đặc biệt là xất bản cuốn sách

“Các bài hát Ải Lao xưa và nay” với nội dung ghi lại chi tiết các điệu múa và 12 điệu hát Với dự án nghiên cứu “nghiên cứu, bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao” và cuốn sách

“Các bài hát Ải Lao xưa và nay” đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn và đưa ra nhưng giải pháp thiết thực về bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao Tuy nhiên, cuốn sách “Các bài hát Ải Lao xưa và nay” chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê rồi liệt kê ra các bài hát mà chưa đi sâu vào trong nghiên cứu góc độ bảo vệ và phát huy di sản Còn dự án “nghiên cứu, bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao” tuy đã đề cập và đi vào nghiên cứu các biện pháp bảo

vệ và phát huy hát múa Ải Lao nhưng mới chỉ nhìn nhận và giải quyết vấn đề trên phương diện các nhà quản lý, chưa đi sâu vào vai trò của cả cộng đồng trong bảo trong bảo vệ và phát huy di sản

Một số bài viết trên các báo, tạp chí có đề cập đến múa hát Ải Lao như: “Độc đáo nghệ thuật hát và múa Ải Lao trong Lễ hội Gióng” của tác giả Hồng Bắc đăng ngày 23/08/2016 trên báo điện tử VOV5; “Hát múa Ải lao di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Xoay đăng ngày 6/3/2017 trên trang web cổng thông tin điện tử quận Long Biên; “Đặc sắc hát múa Ải Lao” của hai tác giả Mạnh Thắng - Hoàng Việt đăng trên trang web báo Quân đội nhân dân ngày 5/3/2017; bài viết “Độc đáo nghệ thuật hát múa

Ải Lao ở hội Gióng làng Phù Đổng” đăng ngày 14/2/2016 trên tạp chí của ban Tuyên giáo trung ương… Điểm chung của các bài báo, tạp chí nêu trên là đều đề cập và có sự phân tích đến nghệ thuật hát múa Ải Lao, tuy nhiên ít hoặc không có sự đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản

Ngoài ra cũng có một số bài báo, tạp chí nêu rõ vấn đề bảo vệ và phát huy hát múa

Ải Lao như: “Bảo vệ tập quán xã hội hát và múa Ải Lao” của tác giả Đinh Thị Thuận đăng ngày 26/12/2015 trên báo Công an nhân dân online; “Ải Lao - Bảo tồn di sản hát và múa cổ” của tác giả Phương Thu đăng ngày 28/03/2017 trên trang web báo Tuổi trẻ thủ đô;

“Khám phá 'kho báu' di sản phi vật thể Hà Nội (kỳ 4): “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng” đăng ngày 06/01/2020 trên trang web báo Thể thao văn hoá… nhưng lại chủ yếu đề cập đến

Trang 7

hiện trạng và nhưng khó khăn gặp phải trong vấn đề bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao mà chưa đề cập đến vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao

Tóm lại là hiện nay, nhìn chung chưa có nhiều nghiên cứu có sự nghiên cứu thực sự sâu sắc về bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao Hầu hết các nghiên cứu đều gắn hát múa Ải Lao với chủ thể lễ hội Gióng mà ít có nghiên cứu nào coi hát múa Ải Lao là chủ thể riêng biệt Nếu có thì cũng chỉ đề cập đến vấn đề cần bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao mà chưa

có giải pháp bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao trên phương diện cộng đồng trong thời kì covid 19 Nghiên cứu này sẽ đưa ra khung lý thuyết cụ thể, các tác động và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản Từ đó có những đóng góp giải pháp trong việc bảo vệ

và phát huy giá trị di sản

2.2 Tổng quan nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản phi vật thể

Trong nhiều năm trở lại đây, tiếp cận nghiên cứu vấn đề bảo vệ và phát huy di sản phi vật thể trên phương diện cộng đồng đang được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đánh giá cao và đưa ra nhiều bài nghiên cứu

Trong Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003), UNESCO đã khẳng định vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá, đồng thời gắn liền cộng đồng với trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ và phát huy di sản:

“Trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, mỗi Quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đã sáng tạo, duy trì và chuyển giao loại hình di sản này và cần phải tích cực lôi kéo họ tham gia vào công tác quản lý.”3

Trong nghiên cứu “Cộng đồng bảo vệ di sản – Kinh nghiệm thực hành tốt từ Dự án

Nhã nhạc” của tác giả Lê Thị Minh Lý in trên tạp chí Di sản văn hoá số 4 năm 2008 đã nhận

định và nêu ra vai trò của cộng đồng với bảo vệ và phát huy di sản văn hoá Tác giả nhận định di sản phải gắn liền với cộng đồng và chỉ được bảo vệ một cách bền vững bởi cộng đồng, đồng thời cộng đồng cũng là người hưởng thụ chính di sản đó:

3 UNESCO(2003), Công ướ c vềề b o v di s n văn hóa phi v t th , Tr.9 Tham kh o t i: ả ệ ả ậ ể ả ạ

https://ich.unesco.org/doc/src/00009-VI-PDF.pdf

Trang 8

“Cộng đồng là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo và vừa là người hưởng thụ (và hưởng lợi) các sinh hoạt văn hoá đó Di sản văn hoá phải được bảo tồn trong không gian văn hoá nơi nó được sáng tạo ra, đồng thời kết hợp hài hoà giữ bảo tồn yếu tố truyền thống và sự biến đổi thích nghi cần thiết Di sản văn hoá phải được duy trì, bảo tồn trong điều kiện phù hợp với xã hội hiện tại, đáp ứng như cầu cuộc sống Để bảo vệ di sản văn hoá một cách bền vững, cộng đồng chủ thể văn hoá phải là người có vai trò quyết định”.4

Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di sản càng được tác giả Lê Thị Minh Lý khẳng

định trong bài viết khác mang tên “Tăng cường nhận thức và biện pháp quản lý lễ hội (Một

số ý kiến từ tiếp cận quản lý di sản văn hoá phi vật thể)” được đăng trên tạp chí Di sản văn

hoá số 4 năm 2010 Trong bài viết, tác giả khẳng định “chính họ là người làm nên giá trị lễ hội và quyết định cách thức bảo vệ di sản của họ Họ là đối tác làm việc với các nhà quản lý văn hoá để bảo vệ lễ hội” Vai trò cộng đồng lúc này đã được tác giả nhận định có vai trò quyết định đối với bảo vệ các di sản văn hoá phi vật thể

Trong bài viết “Một số kiến nghị về công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể tại

Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Đức Tăng và Dương Bích Hạnh đăng trên Tạp chí Di sản

văn hoá số 1 năm 2014 đã đưa ra nhiều khuyến nghị với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam Các tác giả đưa ra 4 giải pháp cốt yếu về bảo vệ di sản trong đó giải pháp then chốt đưa lên hàng đầu là khuyến khích sự tham gia tối đa của cộng đồng

Đặc biệt trong bài viết “Cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hóa Phi vật thể” đăng

trên tạp chí Di sản số 1 năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã khẳng định dựa cộng đồng chính là phương pháp hiệu quả nhất để lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà cộng đồng nắm giữ Tác giả khẳng định di sản phải được gắn liền với con người và đó chính là phương pháp bảo vệ di sản văn hoá một cách bền vững nhất:

“Nhận thức được di sản văn hoá là đối tượng duy nhất và không thể thay thế, nên các cộng đồng dân tộc ở các quốc gia trên thế giới đều có trách nhiệm bảo vệ và lưu giữ cho tương lai Ngược lại, trong công cuộc bảo vệ này, di sản văn hóa phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn

4 Lề Th Minh Lý (2008), ị C ng đồồng b o v di s n – Kinh nghi m th c hành tồốt t D án Nhã nh c, ộ ả ệ ả ệ ự ừ ự ạ t p chí Di s n văn ạ ả hoá, sôố 4, 2008, tr 39

Trang 9

hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động.”

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên về vấn đề “vai trò của cộng đồng trong bảo

vệ và phát huy di sản phi vật thể” Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó, kết hợp với những kiến thức do bản thân tìm hiểu được, tác giả nghiên cứu sẽ phân tích rõ vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản phi vật thể hát múa Ải Lao và nghiên cứu

xây dựng xây dựng một khung lý thuyết về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di

sản văn hoá phi vật thể có thể áp dụng cho trường hợp nghệ thuật hát múa Ải Lao

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và làm rõ hiện trạng, vấn đề bảo vệ và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao Đánh giá chính xác những ưu điểm và hạn chế những chính sách trong việc quản lý bảo vệ và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phục dựng và bảo vệ những điệu hát, múa, phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan nghệ thuật hát múa Ải Lao và giá trị văn hoá, lịch sử hát múa

Ải Lao chứa đựng

Khảo sát, phỏng vấn, phân tích đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao giai đoạn dịch bệnh covid 19 để thấy được những vấn đề cần phải giải quyết đề bảo vệ và phát huy di sản giai đoạn dịch bệnh covid 19, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phục dựng và bảo vệ những điệu hát, múa và phát huy nghệ thuật hát múa Ải Lao giai đoạn trên

Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và tổng quan vai trò cộng đồng với di sản văn hoá phi vật thể Trên cơ sở đó nhằm xây dựng

một khung lý thuyết về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật

thể có thể áp dụng cho trường hợp nghệ thuật hát múa Ải Lao

4 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu

Trang 10

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy hát múa

Ải Lao giai đoạn dịch bệnh covid 19

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: làng Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 đến nay (2022) ( khoảng thời gian xuất hiện dịch bệnh covid 19 đến nay)

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu đi sâu vào hai đối tượng chính trong bảo vệ

và phát huy hát múa Ải Lao gồm: người thực hành và cán bộ quản lý

5 Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

5.1 Lý thuyết nghiên cứu

Thuyết trung tâm và ngoại vi và lý thuyết vùng văn hoá: Hai lý thuyết này nhằm mục đích nghiên cứu và giải thích cho việc xuất hiện múa hát Ải Lao ở nhiều nơi khác bên ngoài

“lãnh thổ” của lễ hội Gióng Đồng thời cũng lý vấn đề nguồn gốc của phường Ải Lao có bắt nguồn từ nước Lào hay không

Lý thuyết cộng đồng trong bảo vệ và pháy huy di sản văn hoá phi vật thể Cộng đồng với tư cách vừa là chủ thể văn hoá vừa sở hữu, thực hành , sáng tạo và gìn giữ di sản Cộng đồng là điểm tựa của di sản văn hoá phi vật thể vì các thành viên của cộng đồng cũng thực hành, sáng tạo, gìn giữ, truyền dạy các di sản văn hoá phi vật thể Đồng thời, một di sản văn hoá phi vật thể muốn tồn tại được phải có ý nghĩa với cộng đồng Di sản văn hoá phi vật thể không thể tồn tại tách rời khỏi cộng đồng, nó luôn nằm trong con người và chỉ được nhận biết, nhận diện thông qua hoạt động biểu diễn, thể hiện ra ngoài của cộng đồng Lý thuyết này nhằm khẳng định vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và pháy huy di sản văn hoá phi vật thể nói chung và bảo vệ và phát huy hát múa Ải Lao nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp: tiến hành tổng hợp và hệ thống các thông tin thu thập được ở các nguồn tham khảo, đối chiếu với cái nhìn thực tế để có cái nhìn tổng quát cũng như chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu, đồng thời rút được ra kết luận đề tài

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w