1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda
Tác giả Phạm Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hải Phương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lí luận văn học
Thể loại Khoá luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda Chuyện con mèo dạy hải âu bay Chuyện con chó tên là trung thành Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH

NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH

NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA

Chuyên ngành : Lí luận văn học

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngưởi hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hải Phương

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Tác giả khoá luận

Phạm Thị Như Quỳnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, TS Nguyễn Thị Hải Phương, người đã trực tiếp định hướng và hỗ trợ em trong suốt quá trình làm khoá luận

Em cũng trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong tổ

Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn sự khích lệ, động viên, chia sẻ của người thân, bạn bè

để em có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Tác giả khoá luận

Phạm Thị Như Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp của luận văn 7

6 Bố cục đề tài 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC SÁNG TÁC THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA 8

1.1 Khái quát về kết cấu tác phẩm văn học 8

1.1.1 Khái niệm kết cấu 8

1.1.2 Các bình diện của kết cấu 9

1.1.3 Chức năng của kết cấu 11

1.2 Luis Sepúlveda và các tác phẩm viết cho thiếu nhi 12

1.2.1 Hành trình sáng tác của Luis Sepúlveda 12

1.2.2 Các sáng tác thiếu nhi của Luis Sepúlveda 16

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA 19

2.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 19

2.1.1 Các loại hình cốt truyện 20

2.1.1.1 Cốt truyện dòng ý thức 20

2.1.1.2 Cốt truyện phiêu lưu 25

2.1.2 Một số điểm đặc sắc trong tổ chức cốt truyện 32

2.1.2.1 Nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo 33

2.1.2.2 Nghệ thuật tạo kết thúc mở 34

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 35

2.2.1 Các loại hình nhân vật 35

2.2.1.1 Nhân vật là vật nuôi trong gia đình 36

2.2.1.2 Nhân vật là loài vật hoang dã, nhỏ bé 36

2.2.2 Các biện pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 41

2.2.2.1 Cách đặt tên cho nhân vật 41

2.2.2.2 Miêu tả ngoại hình nhân vật 43

2.2.2.3 Miêu tả hành động nhân vật 44

Trang 6

2.2.2.4 Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật 46

CHƯƠNG 3 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA 53

3.1 Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật 53

3.1.1 Điểm nhìn bên trong 54

3.1.2 Điểm nhìn bên ngoài 56

3.1.3 Sự di chuyển linh hoạt của điểm nhìn 58

3.2 Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trần thuật 60

3.2.1 Ngôn ngữ trong trẻo, hồn nhiên phù hợp với tâm lý trẻ thơ 61

3.2.2 Kết hợp các lớp ngôn ngữ khác nhau 63

3.3 Nghệ thuật tổ chức giọng điệu trần thuật 65

3.3.1 Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tinh nghịch 66

3.3.2 Giọng điệu giàu chiêm nghiệm, triết lý 69

KẾT LUẬN 76

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Mỗi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn bao gồm các yếu tố

có mối liên hệ mật thiết nội tại Trong đó, kết cấu là phương diện cơ bản, đóng vai trò

quan trọng để tạo nên tính chỉnh thể ấy Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học có nhận

định “kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm…Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu là phương tiện tất yếu và cơ bản của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảm nhận các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và

tư tưởng các tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như

là một hiện tượng thẩm mĩ” [1, 156] Như vậy, có thể thấy kết cấu không chỉ là nền móng để tạo nên bộ khung, giá đỡ cho văn bản, mà quan trọng hơn, đó là nơi dung chứa các thông điệp của tác phẩm Một kết cấu có chủ ý của tác giả sẽ là cơ sở để người đọc khai mở những tảng băng chìm dưới đáy văn bản Tìm hiểu kết cấu cũng chính là quá trình khám phá, tìm hiểu nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Việc nghiên cứu kết cấu văn bản từ nghệ thuật kết cấu là đối tượng quan tâm của thi pháp học hiện đại, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và tính thẩm mĩ của văn chương

1.2 Văn chương viết cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của văn học Với các độc giả nhỏ tuổi, văn học là một trong những phương thức giáo dục hiệu quả nhất, giúp các em tiếp thu các bài học đạo đức một cách tự nhiên, từ đó thanh lọc tâm hồn và hình thành nhân cách cá nhân Không chỉ mang chức năng giáo dục, các tác phẩm văn học còn giúp các em tăng khả năng nhận thức về thế giới xung quanh, kích thích trí tưởng tượng và sức sáng tạo Đồng thời, những tiếp nhận văn học ở độ tuổi thiếu nhi sẽ trở thành nền tảng để xây dựng quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các

em khi trưởng thành Vì vậy, các tác phẩm văn học thiếu nhi thành công là những tác phẩm không chỉ viết cho trẻ em, mà còn viết “cho những ai từng là trẻ em”, tức là dành cho cả người lớn

Một đặc điểm quan trọng của văn học thiếu nhi là những triết lý về đạo đức, nhân sinh được ẩn chứa trong những câu chuyện hết sức đơn giản, dễ hiểu nhưng lại có tính

đa nghĩa rất lớn; tùy vào khả năng tiếp nhận của người đọc mà thông điệp nhận được sẽ

có những chiều sâu khác nhau Vì vậy, các tác phẩm văn học thiếu nhi không chỉ tác động đến lứa tuổi thiếu nhi, mà còn là người bạn đồng hành trong suốt con đường trưởng thành của độc giả

Việc nghiên cứu văn học thiếu nhi vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn

Về khoa học, văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu của đời sống văn học, với những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc thù nhằm phù hợp với tâm sinh lý của độc giả nhỏ tuổi Nghiên cứu văn học thiếu nhi góp phần khắc hoạ bức tranh văn học, cho

Trang 8

thấy sự vận động, những khuynh hướng trào lưu có mặt trong thực tiễn văn học Từ đó

có sự đánh giá phù hợp, những thay đổi cần thiết, định hướng sáng tác trong văn học dành cho thiếu nhi Về thực tiễn, hoạt động nghiên cứu văn học thiếu nhi thúc đẩy việc tìm hiểu, sáng tác dành cho thiếu nhi, lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách

và cần sự hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn từ những giá trị đẹp, trong đó có văn học Văn học dành cho lứa tuổi thiếu nhi cần đa dạng hơn nữa, phù hợp hơn nữa vừa để phục vụ một số lượng đông đảo độc giả nhỏ tuổi, vừa để giáo dục, đồng hành với các em Thị trường tự sự dành cho thiếu nhi hiện nay chiếm ưu thế bởi truyện tranh mà phần lớn là

từ Nhật Bản So với truyện tranh, truyện chữ có những ưu thế riêng Truyện chữ thúc đẩy óc tưởng tượng, có tính nghệ thuật văn học, nuôi dưỡng khả năng cảm nhận văn học

và năng lực ngôn ngữ nhiều hơn truyện tranh, thể loại mà yếu tố hình ảnh chiếm dung lượng lớn So với truyện tranh, nhu cầu truyện chữ không ít hơn và chưa được đáp ứng đầy đủ Việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học thiếu nhi giúp chúng ta hiểu thêm về trẻ em,

về thế giới tuổi thơ, về thế giới “người lớn” vốn được hình thành nên từ thế giới trẻ thơ của chúng ta Từ sự thấu hiểu, các nhà giáo, phụ huynh hoặc mỗi người trong xã hội sẽ

có những hành động, cách ứng xử phù hợp với con trẻ Trẻ em cần được lớn lên trong tình thương yêu và những giá trị tinh thần làm nền tảng cho sự phát triển bình thường, hài hoà của trẻ Hiểu văn học thiếu nhi để hiểu con trẻ Hiểu con trẻ để không vô tình gây nên những đổ vỡ, hệ luỵ trong gia đình hay những vụ việc đau lòng từ sự lựa chọn

ra đi của các bạn trẻ mà gần đây được báo chí đưa tin

Về tình hình văn học thiếu nhi tại Việt Nam, như đã nói, truyện tranh đang chiếm

ưu thế trong khi truyện chữ chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo độc giả Đối với

văn học dịch, các tác phẩm Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry), Totto-chan bên cửa sổ (Kuroyanagi Tetsuko), Chiến binh cầu vồng (Andrea Hirata), Lũ trẻ đường tàu (E Nesbit), Anne tóc đỏ (L.M Montgomery), Không gia đình, Trong gia đình (Hector

Malot)… từng là những best-seller tại Việt Nam Đối với văn học trong nước, các tác

phẩm một thời của Tô Hoài (Dế Mèn phiêu lưu ký), Võ Quảng (Quê Nội), Phùng Quán (Tuổi thơ dữ dội), Đoàn Giỏi (Đất rừng Phương Nam), Trần Đăng Khoa (Góc sân và khoảng trời) vẫn được công chúng đón nhận trong thời gian dài, đến tận hôm nay

Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết cho tuổi mới lớn nhưng nhiều tác phẩm của ông cũng

được độc giả nhỏ tuổi yêu thích (Kính vạn hoa, Bồ câu không đưa thư, Lá nằm trong lá, Những chàng trai xấu tính…) Các tác phẩm viết cho thiếu nhi mang ảnh hưởng bởi giáo

lý nhà Phật của Thích Nhất Hạnh (Con gà đẻ trứng vàng, Mẹ con sư tử, Mỗi hơi thở một

nụ cười, Trồng một nụ cười…) cũng rất được quan tâm

1.3 Trong những năm gần đây, thị trường sách thiếu nhi tại Việt Nam xuất hiện một ngòi bút đầy tài năng với những tác phẩm dành cho thiếu nhi được đông đảo độc

Trang 9

giả đón nhận và yêu mến, đó là nhà văn Luis Sepúlveda Luis Sepúlveda (1949 - 2020)

là một nhà văn, phóng viên, nhà hoạt động chính trị người Chile

Ông được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Chile hiện đại với hơn 30 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết thiếu nhi, truyện ngắn, kịch bản, phóng sự báo chí, Vào cuối những năm 1980, Sepúlveda bắt

đầu nổi tiếng với tác phẩm Crónica de Pedro Nadie (bản dịch tiếng Việt có tên Lão già

mê đọc truyện tình) Tác phẩm này đã giúp ông giành giải thưởng Tiger Juan - giải

thưởng văn học danh giá nhất Chile và đưa tên tuổi ông đến với các độc giả quốc tế Sau

sự thành công của Lão già mê đọc truyện tình, Sepúlveda chuyển hướng sang lĩnh vực

văn học thiếu nhi và gặt hái được những thành công vang dội Các tác phẩm thiếu nhi của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành hàng triệu bản trên toàn thế giới, ông được xem là một "người viết ngụ ngôn hiện đại" (Bảo Anh, 2020) Tại Việt Nam, ông

có bốn tác phẩm thiếu nhi được dịch và xuất bản, bao gồm: Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp và Chuyện con chó tên là Trung Thành Sepúlveda được sự đón nhận

và yêu mến rất lớn từ bạn đọc Việt Nam, các tác phẩm của ông liên tục được tái bản và luôn nằm trong bảng xếp hạng những quyển sách dành cho thiếu nhi bán chạy nhất Sepúlveda chinh phục độc giả với những tác phẩm có cốt truyện gần gũi, đơn giản nhưng thấm đượm tinh thần nhân văn và ẩn chứa những bài học quý giá về tình bạn, tình yêu thương, lòng dũng cảm, tinh thần dám ước mơ, ý thức bảo vệ môi trường, Với những giá trị đó, tác phẩm của ông có sự đón nhận rất lớn ở Việt Nam, không chỉ ở độc giả thiếu nhi mà còn ở độc giả mọi lứa tuổi Ngày 16/4/2020, ông qua đời sau một tháng mắc Covid-19 Hành trình 70 năm cuộc đời của ông đã dừng lại nhưng những đóng góp của ông cho văn học và đời sống tinh thần, nhất là đối với lứa tuổi thiếu nhi, vẫn còn nguyên giá trị Chưa đầy hai tháng sau khi Luis Sepúlveda qua đời, công ty sách Phương

Nam và nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cho ra mắt ấn bản bìa cứng của tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay với hình chân dung Luis Sepúlveda do họa sĩ Bút Chì vẽ dưới

hình thức kỷ niệm chương, dán ngoài bìa áo, để tưởng nhớ tác giả

Có thể thấy, các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda có vị trí và tầm ảnh hưởng không nhỏ đến độc giả Việt Nam trong thời gian gần đây Tuy nhiên, có lẽ

vì đây vẫn còn là một đối tượng khá mới, nên giới phê bình, nghiên cứu văn học vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm đến Sepúlveda và các tác phẩm dành cho thiếu nhi của ông Ngoài một số bài giới thiệu, điểm sách trên mạng xã hội và báo chí; chưa có những bài nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm của Sepúlveda cũng như nghệ thuật sáng tác của ông

Trang 10

Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nghệ thuật kết

cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda" với mong muốn góp thêm tiếng nói

vào việc tìm hiểu sự nghiệp văn học của Luis Sepúlveda Thông qua việc tìm hiểu những phương diện đặc sắc của nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của ông, luận văn hướng tới khẳng phong cách nghệ thuật, tài năng và vị trí của tác giả Luis Sepúlveda trong nền văn học thế giới Đồng thời qua luận văn, chúng tôi cũng muốn đưa tên tuổi của Luis Sepúlveda và những tác phẩm văn chương của ông đến gần hơn với độc giả Việt Nam, nhất là những độc giả nhí

2 Lịch sử vấn đề

Dù Luis Sepúlveda là một tác giả khá nổi tiếng trên văn đàn thế giới, song các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về các tác phẩm của ông vẫn còn rất hạn chế Các bài viết có thông tin đáng chú ý về ông đa số sử dụng ngôn ngữ Tây Ban Nha, thường là các bài phỏng vấn hoặc các bài điểm tin tác phẩm mới xuất bản

Trong giới hạn ngôn ngữ và khả năng của mình, chúng tôi tìm thấy một bài phỏng

vấn nhà văn Luis Sepúlveda khi ông tái bản quyển Chuyện con mèo dạy hải âu bay bằng tiếng Anh, đăng tải trên trang Alma Books - A publisher with a soul, cũng là nhà xuất

bản các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda tại London, Anh Trong bài viết

này, nhà văn Luis Sepúlveda chia sẻ về nguồn cảm hứng để ông viết tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay, về lý do ông chọn mèo và hải âu làm nhân vật chính cho câu

chuyện này Tác giả cũng cho biết, những gì ông trải nghiệm khi làm việc cho tổ chức Hòa bình Xanh một phần đã thôi thúc ông gửi vào trong quyển sách này một thông điệp mạnh mẽ về môi trường sinh thái Khi được hỏi về việc mọi người nhận định đây là truyện ngụ ngôn, ông cũng chia sẻ rằng ông hoàn toàn có ý định viết tác phẩm này dưới dạng một câu chuyện ngụ ngôn, một phép ẩn dụ về các giá trị xã hội và con người, nhưng ông không hi vọng tác phẩm là sự thuyết giáo và buộc mọi người phải đồng ý với mình Luis Sepúlveda đơn giản là muốn nói về các giá trị nhân văn như tinh thần đoàn kết, tôn trọng sự khác biệt, nghĩa vụ bảo vệ những kẻ yếu tế, và trách nhiệm với những lời hứa của mình

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu học thuật về tác giả Luis Sepúlveda và

các sáng tác của ông cũng rất khiêm tốn Chúng tôi mới chỉ tìm thấy luận văn Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda do tác giả Nguyễn Thị

Ngọc Duyên thực hiện năm 2013 Trong luận văn này, tác giả đã chỉ ra những giá trị

đặc sắc trên phương diện nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay, giúp người đọc có thêm cái nhìn nhiều chiều trong việc định hướng tác

phẩm của ông

Hiện nay, Internet chính là nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, với rất nhiều bài

Trang 11

viết về Luis Sepúlveda và tác phẩm của ông được đăng tải trên các trang bài Chúng tôi chỉ xin điểm qua một số bài viết ít nhiều có ảnh hưởng đến luận văn Trên Báo Người

Lao Động, năm 2009 có bài viết Nhà văn Luis Sepúlveda - viết từ những hành trình thiên di, tác giả Tiểu Quyên đã nhận định: “Sức hút từ những câu chuyện ngồn ngộn

chất sống và thấm đẫm giá trị nhân văn mà Luis thể hiện trong tác phẩm hoàn toàn chinh phục người đọc” Tác giả cũng khẳng định vị trí của nhà văn Luis Sepúlveda và xem ông chính là một trong số các nhà văn đại diện cho nền văn học Chile đương đại

Trong bài viết khác được đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 11/12/2015, Từ mèo dạy hải âu bay đến ốc sên chậm chạp, tác giả Trần Huệ Lương không chỉ giới thiệu về hai

tác phẩm thiếu nhi nổi bật của ông mà còn gợi mở cho người đọc những thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm và khẳng định: “Những thông điệp của ông được chuyển tải bằng với một lối viết nhẹ nhàng, hài hước mà tinh tế và đầy hấp dẫn”, “phản ánh những thảm họa sinh thái có ảnh hưởng đến thế giới”

Một bài báo với tiêu đề giàu hình ảnh Nhà văn Luis Sepúlveda: Văn chương nứt mầm trong bóng tối được đăng tải trên báo Công an Nhân dân ngày 01/05/2020 của tác

giả Phan Đức Lộc Tác giả bài viết đã nhận định cuộc đời của Luis Sepúlveda tựa như một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu và chính những chuyến đi phiêu lưu đó đã nhào nặn

“Luis Sepúlveda tài hoa, đa lĩnh vực” để sáng tạo ra những tác phẩm ấm áp giá trị nhân văn Cũng trong bài viết xuất hiện dòng chia sẻ của nhà văn Trần Đức Tiến về các sáng

tác thiếu nhi của Luis Sepúlveda: "Có cảm giác ông viết cho trẻ con dễ như không, và chính vì dễ thế nên nhiều nhà văn khác chạy theo ông bở hơi tai"

Với bài viết Luis Sepúlveda: Điểm sáng của nền văn học Chile trên Blog

Revelogue năm 2021, tác giả Vinh Nguyễn không chỉ giới thiệu đến người đọc những đầu sách nổi bật của nhà văn Luis Sepúlveda mà còn chỉ ra phong cách sáng tác, đồng thời hé lộ nguồn cảm hứng đặc biệt phía sau các sáng tác của ông

Dù có rất nhiều bài viết về tác giả người Chile và các sáng tác của ông tuy nhiên, các bài viết chủ yếu chỉ dừng ở mức giới thiệu, đề cập đến những thông tin cơ bản của tác giả và điểm qua đôi nét về nội dung, ý nghĩa các tác phẩm Nhiều bài viết được thực

hiện sau khi Luis Sepúlveda mất để tưởng nhớ sự ra đi của ông như Nhà văn Luis Sepúlveda - chuyến thiên di cuối cùng (Phạm Ngọc, Báo Phụ Nữ, 2020); Nhà văn Luis Sepúlveda - tác giả ‘Lão già mê đọc truyện tình’ - qua đời vì COVID-19 (Thiên Điểu, Báo Tuổi Trẻ, 2020); 'Cha đẻ' của 'Chuyện con mèo dạy hải âu bay' qua đời vì Covid-

19 (Hằng Hà, Báo Thanh Niên, 2020), Tác giả “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” Luis Sepúlveda qua đời vì COVID-19” (Nhật Trinh, Báo Tiền phong, 2020)… Đa phần các

bài viết này chưa có những nghiên cứu mang tính lý luận, những phê bình mang tính chuyên sâu

Trang 12

Như vậy, từ việc điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy số lượng công trình khoa học xoay quanh việc nghiên cứu về tác giả Luis Sepúlveda và các sáng tác của ông tại Việt Nam còn rất khiêm tốn Một số luận văn, bài viết cũng có đề cập đến một vài yếu tố làm nên nghệ thuật kết cấu trong tác phẩm của Luis Sepúlveda nhưng chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát chung, chưa đi sâu xem xét vấn đề một cách toàn diện, hệ thống Đây chính là khoảng trống để chúng tôi quyết định thực hiện

đề tài "Nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda"

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, luận văn đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kết cấu trong truyện

thiếu nhi của Luis Sepúlveda qua các tác phẩm “Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp và Chuyện con chó tên là Trung Thành”

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung vào các truyện thiếu nhi của nhà văn Luis Sepúlveda đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam Ông đã sáng tác tổng cộng

năm tác phẩm dành cho thiếu nhi, tuy nhiên tác phẩm mới nhất, Chuyện con cá voi trắng

hiện vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt Do giới hạn về ngôn ngữ, vì thế phạm vi nghiên

cứu của đề tài này chỉ tập trung vào bốn tác phẩm còn lại Đó là: Chuyện con mèo dạy hải âu bay (1996), Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó (2012), Chuyện con

ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp (2013) và Chuyện con chó tên là Trung Thành (2015)

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: chúng tôi xem phương pháp này là phương pháp chủ đạo khi tiến hành tìm hiểu đề tài dựa trên nền tảng lý luận về thi pháp kết cấu Chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích nghệ thuật kết cấu trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: luận văn vừa đi phân tích, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của từng yếu tố trong kết cấu thế giới hình tượng, kết cấu văn bản ngôn từ trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda, vừa khái quát giá trị nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi ông Phương pháp này giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể, chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại: luận văn tiến hành khảo sát những yếu tố nghệ thuật lặp đi lặp lại trong các tác phẩm thiếu nhi của Luis Sepúlveda để khái quát, lí giải, cắt nghĩa nguyên tắc tổ chức kết cấu trong truyện thiếu nhi của nhà văn người Chile

Trang 13

- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: từ việc khảo sát, thống kê, phân loại, chúng tôi xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố, biểu hiện của nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda để nhận ra chỉnh thể nghệ thuật

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda Chúng tôi tập trung vào một số vấn đề sau:

Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết chung về kết cấu tác phẩm văn học, chúng tôi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tác truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda Đồng thời, tìm hiểu những đặc điểm chung trong các sáng tác thiếu nhi của ông

Phân tích, làm rõ các đặc điểm, biểu hiện của nghệ thuật kết cấu trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda qua bốn tác phẩm nổi bật: Chuyện con mèo dạy hải âu bay (1996), Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó (2012), Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp (2013) và Chuyện con chó tên là Trung Thành (2015) trên các

phương diện sau: cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu Từ

đó, luận văn chỉ ra những nét riêng độc đáo trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda

Trang 14

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC

SÁNG TÁC THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA 1.1 Khái quát về kết cấu tác phẩm văn học

1.1.1 Khái niệm kết cấu

Mỗi tác phẩm văn học, dù có dung lượng lớn hay nhỏ, đều là một chỉnh thể được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, thành phần, bộ phận khác nhau Nhà văn sẽ tư duy, tổ chức sắp xếp các yếu tố, thành phần đó dựa trên sự phù hợp giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ đề nhất định Việc tổ chức, sắp xếp các thành tố đó dựa trên nguyên tắc nhất định được hiểu là kết cấu của tác phẩm văn học

Khi nói tới kết cấu, cần phân biệt kết cấu với cấu trúc và bố cục Cấu trúc là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nó là phần ổn định, bất biến của một chỉnh thể Còn bố cục được hiểu là cách sắp xếp các bộ phận, các phần theo trình tự hợp lý để cấu thành nên chỉnh thể Như vậy, bố cục chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm Nói cách khác, bố cục không phải là kết cấu mà chỉ là một phương diện nằm trong kết cấu

Từ rất sớm, đã có nhiều những công trình, tác giả trên thế giới bàn về thuật ngữ

“kết cấu” Xét kết cấu trong mối quan hệ với cốt truyện, tác giả N.A Gulaiep của cuốn

Lí luận văn học cho rằng kết cấu tạo nên tính nhất quán trong sự phát triển của cốt truyện

Kết cấu góp phần phản ánh sự vận động tư tưởng của tác giả Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định: “Kết cấu không phải bao giờ cũng lắp lại tính chất tuần tự về thời gian của các sự kiện làm cơ sở cho tác phẩm” [28, 14] Trong khi đó, L.I Timofeép lại nhìn nhận kết cấu trong mối tương quan với tính cách, ông cho rằng: “Kết cấu là phương tiện nghệ thuật để sáng tạo, phát hiện, mô tả tính cách bằng con đường thể hiện theo một trật tự nhất định mọi thuộc tỉnh và dấu hiệu của tính cách đó, bằng cách vạch ra mối tương quan của nó với các tình tiết khác" Ông cũng khẳng định: “kết cấu là điều kiện tất yếu của việc phản ánh cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật”

Ở Việt Nam, kết cấu cũng được các nhà phê bình văn học kỳ cựu nhắc đến, bàn

luận Trong Tự sự học, lí thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử nhận định: “Kết cấu là

phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm văn học, là sự tổ chức, sắp xếp, biểu hiện của nội dung văn học” [47, 101]

Còn trong Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ nghiên cứu, cả hai tác giả Nguyễn

Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương xem xét kết cấu trong việc biểu đạt nội dung và hình thức của tác phẩm Các tác giả cho rằng logích của nội dung và logich của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức chính là kết cấu Chính vì vậy, việc “tìm hiểu kết cấu của tác phẩm chính là tìm hiểu bước đi của nội dung và đồng thời bước đi của chính hình thức”

Trang 15

[12, 192] Đồng thời khẳng định: “Kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm” [12, 193]

Tác giả Phạm Thị Hảo trong Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc

lại nhận định rằng: “Kết cấu chỉ hình thức sắp xếp và cấu tạo bên trong tác phẩm văn nghệ Nhà văn căn cứ vào những hiểu biết của mình về cuộc sống, rồi theo nhu cầu của

sự xây dựng hình tượng và biểu hiện chủ đề, vận dụng các loại thủ pháp nghệ thuật để sắp xếp những nhân vật, sự kiện, cải chính, cải phụ, cho thật hợp lý, cho phù hợp với logic cuộc sống, thích ứng với yêu cầu của một thể tài nhất định, đạt được sự hoàn chỉnh, hài hòa nghệ thuật” [13, 43]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi (đồng chủ biên) trong cũng chỉ rõ: “Kết cấu là một tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở sự tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính cách, tổ chức thời gian và tổ chức không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [11, 156]

Như vậy, có thể hiểu kết cấu là nguyên tắc tổ chức tác phẩm nhằm phục vụ mục đích nghệ thuật của tác giả Việc tổ chức các yếu tố, thành phần trong tác phẩm không hoàn toàn ngẫu nhiên mà cần dựa trên cơ sở phục tùng ý đồ nghệ thuật mà nhà văn đặt

ra

1.1.2 Các bình diện của kết cấu

Nhắc đến kết cấu, cần quan tâm đến hai bình diện cơ bản, đó là: kết cấu bề mặt

và kết cấu bề sâu Trong đó, kết cấu bề mặt được hiểu là quy tắc tổ chức các yếu tố, thành phần nằm trên bề mặt văn bản Cụ thể hơn, nó là toàn bộ sự tổ chức, liên kết tạo thành văn bản và hình tượng Qua đó, kết cấu bề mặt giúp làm nên tính hấp dẫn cũng như tạo ra giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm

Kết cấu bề mặt gồm có kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật Kết cấu hình tượng lại bao gồm hệ thống hình tượng nhân vật, hệ thống sự kiện, hệ thống cảm xúc Kết cấu cần phải tuân theo nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật Nhà văn xây dựng hình tượng các nhân vật, sắp xếp các yếu tố, thành phần từ tên gọi, lai lịch, suy nghĩ, lời nói, hành động, các mối quan hệ… của nhân vật sao cho phù hợp với ý đồ nghệ thuật của mình Chẳng hạn ngay cách đặt tên nhân vật của tác giả cũng nhằm thể hiện phần nào số phận, tính tình, hành động của nhân vật ấy Ví dụ như những cái tên dung dị, tự nhiên như Dậu, Thị Nở, Út Tịch, Hộ, Điền, Tràng, , tên theo đặc điểm ngoại

Trang 16

hình của Xuân Tóc Đỏ Hay việc không đặt tên cũng là một thủ pháp nghệ thuật (nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên) Tuy nhiên, hình tượng nhân vật không bao giờ đứng độc lập mà thường được nhà văn kết cấu theo kiểu xác lập mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh xã hội, không – thời gian đời sống và giữa các nhân vật với nhau Các nhân vật là con người nhỏ bé, hữu hạn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và

Đỗ Bích Thuỷ được đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên lớn lao, kỳ vỹ đã phản ánh đạo đức con người với môi trường sinh thái đang ngày càng chuyển dời Nhà văn thường

tổ chức các nhân vật dựa trên các mối quan hệ: đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung Các nhân vật bổ sung cho nhau trong mối quan hệ đồng đẳng ở cùng một tuyến như

Phương Định, Nho, Thao cùng các chiến sĩ khác trên mặt trận trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã tạo nên một hình tượng đẹp về những thanh niên xung phong

trẻ trung, nhiệt huyết, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cam go, khốc liệt

Nhân vật cô bé, người bà, thợ săn và chó sói,… trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ, hay Tấm và mẹ con Cám,… trong truyện Tấm Cám, nhân vật Thạch Sanh, mẹ con Lý

Thông,… được tổ chức dựa trên mối quan hệ đối lập, phản ánh quan niệm về của tác giả

phẩm Tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ, Trí nhớ suy tàn của tác giả Nguyễn Bình Phương là những đoạn truyện với hồi ức, suy cảm đầy mộng mị của nhân vật hay trong Chinatown

của nhà văn Thuận lại là những đoạn truyện với nỗi đau đáu về quá khứ,… Ở đó, hiện tại, quá khứ bị đảo lộn, đan xen và cùng đồng hiện Tất cả được phân mảnh, lắp ghép và sắp xếp cạnh nhau không tuân theo dòng chảy trôi của thời gian tuyến tính để tạo ra tính phi logic, đứt gãy nhưng vẫn được liên kết thống nhất để tạo nên chỉnh thể nghệ thuật, đồng thời góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn Kết cấu cốt truyện theo kiểu không có chuyện xuất hiện trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau năm 1975 Đó là những truyện thường không có mở đầu, kết thúc, cũng không có thắt nút, mở nút kịch tính mà chỉ là dòng kể về cuộc sống đời thường với những sự việc bình thường, đơn giản Từ chính những chuyện bình thường đó, ông đã khái quát thành những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, thấm thía Ngoài ra, có thể kể tới kiểu kết cấu cốt truyện khác như kết cấu cốt truyện theo tâm lí, theo kiểu lắp ghép, đa tầng bậc, liên hoàn…

Trang 17

Kết cấu văn bản nghệ thuật được hiểu là sự tổ chức ở bình diện trần thuật, bao gồm: tổ chức bố cục và thành phần trần thuật, tổ chức điểm nhìn trần thuật Các yếu tố thuộc cấp độ hình tượng và các yếu tố thuộc cấp độ văn bản được xếp đặt tương ứng tạo nên bố cục trần thuật Theo đó, mỗi thành phần sẽ tương ứng với một nội dung nhất định

Sự tổ chức, sắp xếp, phối hợp các thành phần trần thuật, các sự kiện, các phân đoạn tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Việc tổ chức điểm nhìn cũng đặc biệt quan trọng khi bàn

về kết cấu, bởi điểm nhìn là góc độ, vị trí để từ đó người chuyện quan sát, phản ánh, đánh giá về các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm Việc phân loại, xem xét điểm nhìn

có thể dựa theo bình diện không gian: xa, gần, cao, thấp,…; theo bình diện thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai; theo tâm lí, nội tâm: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài hoặc cũng có thể theo người kể chuyện hoặc nhân vật

Kết cấu bề sâu được hiểu là quy tắc tổ chức những yếu tố bên trong tác phẩm Đó

là toàn bộ các quan niệm chi phối kết cấu bề mặt, tạo nên nội dung, ý nghĩa của thế giới hình tượng và văn bản nghệ thuật Kết cấu bề sâu gắn liền với ý đồ nghệ thuật của nhà

văn Trong truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, không chỉ có sự đối lập của ánh

sáng và bóng tối nơi phố huyện nghèo mà đó còn là sự đối lập giữa thực tại quẩn quanh, bình lặng, tăm tối của những con người bé nhỏ, nghèo khổ, lầm than và lý tưởng, ước

mơ khát vọng về một tương lai tươi sáng Qua đó, ta thấy được ánh sáng của hi vọng, của niềm lạc quan trong quan niệm của Thạch Lam gửi gắm trong từng trang viết Quan niệm của mỗi nhà văn là khác nhau, nó phụ thuộc vào quan điểm triết học, mĩ học, thế giới, con người,… Chính vì vậy, trong quá tìm hiểu tác phẩm, để thấy được hết những giá trị, vẻ đẹp của tác phẩm, cần phát hiện và khám phá ra những tầng bậc thuộc “tảng băng chìm” của kết cấu bề sâu

1.1.3 Chức năng của kết cấu

Kết cấu là là nguyên tắc tổ chức tác phẩm nhằm phục vụ mục đích nghệ thuật của tác giả Theo đó, kết cấu có các vai trò, chức năng như sau: một là, kết cấu làm phương tiện khái quát hoá đời sống Quá trình vận động, tư duy sáng tạo của nhà văn được phản ánh ngay trong kết cấu: “Kết cấu biểu hiện tài năng sáng tạo của nhà văn thông qua sự

hư cấu theo quy luật nội tại của nghệ thuật, được sự gợi ý từ quy luật vận động và phát triển của cuộc sống Là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo, kết cấu của một tác phẩm thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa lô-gích đời sống và chủ đích nghệ thuật của nhà văn” [48, 193] Đi từ quy luật cuộc sống và khái quát thành quy luật nghệ thuật, kết cấu là sự tổ chức những hệ thống nhân vật, sự kiện, biến cố,… đều nằm trong sự liên

hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, nhằm tạo nên một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật thực thụ

Trang 18

Kết cấu góp phần biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm Đây cũng chính là chức năng quan trọng để đánh giá kết cấu của một tác phẩm Kết cấu phản ánh quá trình nhà văn lựa chọn, sắp xếp các dữ kiện, chất liệu ngoài đời sống vào tác phẩm của mình để thể hiện tư tưởng nghệ thuật, quan điểm về đời sống hay khái quát chân lí sống Trong

tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Ngô Tất Tố đã dồn nén hàng loạt các sự việc mâu thuẫn vào

trong khoảng thời gian một ngày, với dung lượng chiếm tới 2/3 tác phẩm để thể hiện một cách tập trung nhất sự đối lập giữa nỗi đau khổ, cùng cực, điêu đứng của người nông dân với bản chất xâu xa, độc ác của bọn địa chủ Với cách kết cấu cốt truyện chặt chẽ , tập trung và nhân vật đối lập như vậy, tác giả lên án tố cáo thực dân Pháp, cũng như bày tỏ niềm cảm thông, thương xót với những người nông dân nghèo khổ, vô tội,

bị đẩy vào đường cùng Đây cũng chính là tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề đó

Kết cấu còn góp phần tạo nên giá trị thẩm mĩ và đem lại sức hấp dẫn cho hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều – tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du chính là bản cáo trạng chân thực, phản ánh xã hội phong kiến lúc bầy giờ Bên cạnh fđó, tác phẩm cũng cho thấy những giá trị nhân văn sâu sắc, cao cả thông qua kết cấu Kết cấu của tác phẩm này được xây dựng một cách chặt chẽ, từ tổ chức hệ thống các nhân vật, xây dựng cốt truyện, đặc biệt không thể không nhắc tới cách tổ chức, xây dựng, sáng tạo ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du Chính những tác phẩm với kết cấu chặt chẽ, mang tư tưởng thông điệp cao đẹp của nhà văn như thế đã gieo vào lòng người đọc sức mạnh của tình yêu thương, sự bất diệt của những giá trị tốt đẹp Kết cấu góp phần làm tăng giá trị thẩm mĩ, tính hấp dẫn cho tác phẩm là vì thế

1.2 Luis Sepúlveda và các tác phẩm viết cho thiếu nhi

1.2.1 Hành trình sáng tác của Luis Sepúlveda

Dựa vào các bài báo, tạp chí và các bài phỏng vấn tiếng Tây Ban Nha đối chiếu với các tài liệu tiếng Anh, chúng tôi tổng thuật lại hành trình sáng tác của nhà văn Luis Sepúlveda Luis Sepúlveda (tên đầy đủ: Luis Sepúlveda Calfucura) sinh ngày 4/10/1949 tại thị trấn Ovalle, tỉnh Limarí, Chile Cha ông là Đảng viên của Đảng Cộng sản Chile,

mẹ là một y tá người Mapuche Vào thời điểm mà ông ra đời, cha ông là một đầu bếp rất được săn đón và được thuê làm việc tại khách sạn Francisco De Aguirre tại La Serena Trong một bài phỏng vấn, Luis Sepúlveda cho biết rằng ông được sinh ra ở thị trấn Ovalle là một sự tình cờ Mẹ ông đột ngột chuyển dạ trên đường đến La Serna, và ông được sinh ra trong khách sạn của một gia đình gốc Nam Tư

Luis Sepúlveda có cơ hội thừa hưởng một nền giáo dục tốt Ông học tiểu học tại trường Francisco Andrés Olea ở Santiago và tốt nghiệp phổ thông tại Học viện Quốc gia Sau đó, Sepúlveda lựa chọn theo đuổi nghệ thuật và trở thành sinh viên ngành Nghệ thuật Sân khấu của trường Đại học Quốc gia Chile với định hướng trở thành một đạo

Trang 19

diễn Về sau, ông cũng lấy bằng Khoa học Truyền thông tại Đại học Heidelberg tại Đức Nhờ tài năng của mình, ông từng nhận được học bổng của Đại học Moscow để tiếp tục theo đuổi nghệ thuật, nhưng bởi các yếu tố chính trị nên ông không kéo dài việc học của mình tại Nga Những lĩnh vực mà Luis Sepúlveda quan tâm không chỉ là văn chương - nghệ thuật ngôn từ - mà còn nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác

Bên cạnh tư cách là một nhà văn, Luis Sepúlveda còn là một nhà báo, nhà soạn kịch, đạo diễn phim, nhà làm phim và là một người hoạt động chính trị tích cực Sinh ra trong một gia đình Cộng sản, ông nối tiếp truyền thống từ cha và hoạt động chính trị vô cùng tích cực Năm 1964, Luis Sepúlveda mười lăm tuổi, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Chile nhưng bị trục xuất vào năm 1968 Sau đó, ông được vận động và gia nhập Quân Giải phóng Dân tộc thuộc Đảng Cộng sản Chile Một trong những hoạt động chính trị đầu tiên của ông là lãnh đạo các phong trào sinh viên dưới chính quyền thời Salvador Allende trong phương diện văn hóa Ông phụ trách xuất bản các tác phẩm kinh điển với giá rẻ để có thể tiếp cận được đến nhiều người hơn

Bước ngoặt của cuộc đời Luis Sepúlveda cũng là bước ngoặt về mặt chính trị của đất nước Chile (Magnier Bernard, 1998) Năm 1973, Augusto Pinochet lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự thành công, lật đổ Đảng Cộng sản và mở ra một chế độ mới kéo dài đến hết năm 1990 Ông thuộc phe chống đối chế độ độc tài của Pinochet trong cuộc đảo chính, do đó mà bị giam giữ tại Trung đoàn Tucapel ở Temuco gần 3 năm Nhờ vào nỗ lực của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đức đối với các tù nhân chính trị, Luis Sepúlveda được thả, nhưng vẫn bị giam lỏng và chịu sự giám sát của chế độ Pinochet Ông liên tục tìm cách bỏ trốn trong suốt một năm, đồng thời trong thời gian ấy thành lập nhóm kịch hoạt động tích cực để kháng chiến về mặt văn hóa Chính vì điều ấy, Sepúlveda lại bị bắt và kết án tù chung thân vì tội phản quốc và âm mưu lật đổ chính quyền Phán quyết cuối cùng rút lại còn 28 năm tù Một lần nữa, Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đức lại can thiệp, và án 28 tù giam của Luis Sepúlveda chuyển thành 8 năm lưu đày Do đó, năm

1977, ông bị trục xuất khỏi đất nước Chile và bắt đầu hành trình chu du phiêu bạt khắp nơi trên thế giới

Điểm đến đầu tiên của ông là Buenos Aires - thủ đô Argentina, tiếp đến là thành phố Montevideo của Uruguay Bởi vì tình hình chính trị ở cả Argentina và Uruguay đều gặp phải tình trạng tương tự như Chile, cho nên ông lại tìm cách rời đi, đến São Paulo ở Brazil và băng qua Paraguay Tuy nhiên, chính quyền địa phương gây sức ép khiến Luis Sepúlveda lại tiếp tục đi đến những đất nước khác; ông đi đến Bolivia, Peru và cuối cùng dừng chân tại thành phố Quito ở Ecuador Ông làm việc ở Ecuador một thời gian, gặp gỡ những người da đỏ Shuar mà chính quá trình chung sống với họ để khiến Luis Sepúlveda nhận ra rằng không thể áp dụng những chính sách xã hội của chủ nghĩa Marx

Trang 20

mà ông biết trước đó lên những người dân da đỏ Ông học được cách tôn trọng bản sắc văn hóa họ, và điều đó làm tiền đề cho các hoạt động liên quan đến môi trường và văn hóa của ông trong tương lai Luis Sepúlveda lãnh đạo nhà hát Alliance Francaise, thành lập một công ty sân khấu và tham gia vào một cuộc thám hiểm của UNESCO để đánh giá tác động của việc thuộc địa hóa đối với người Shuar da đỏ ở lục địa Mỹ-Latinh Quá trình sinh sống ở Ecuador đã mang lại cho ông rất nhiều nguồn cảm hứng để có thể viết

nên tác phẩm được xem là làm nên tên tuổi Luis Sepúlveda: Lão già mê đọc truyện tình

Năm 1979, Luis Sepúlveda gia nhập Lữ đoàn Quốc tế tổ chức Simón Bolívar lúc

ấy đang hoạt động tại Nicaragua Do đó, ông rời Ecuador đi về phía bắc đến Nicaragua

để tham gia cách mạng Sandinista Cuộc cách mạng này sau đó đã thành công, Luis Sepúlveda lại đến thành phố Hamburg ở Đức Ông đã sống ở Đức tổng cộng 14 năm, từ năm 1979 đến năm 1983, làm phóng viên ở Angola, Mozambique và Cape Verde và dần dần có được vị trí nhất định trong đời sống văn chương, có một bộ phận độc giả thích các sáng tác của mình Từ đó, Luis Sepúlveda càng có nhiều cơ hội để đi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới Ông đã đi khắp châu Mỹ Latinh và châu Phi Năm 1982, Luis Sepúlveda gia nhập tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) làm thuyền viên trên con tàu của tổ chức này và vượt biển đi khắp nơi Đối với Luis Sepúlveda, thời gian làm phóng viên trên con tàu của Hòa bình xanh mang đến nhiều trải nghiệm về biển cả nói riêng và thực trạng môi trường nói chung, để những năm sau đó ông tiếp tục hoạt động tích cực

vì môi trường Ông đấu tranh mạnh mẽ vì các vấn đề sinh thái và đây cũng là một đề tài

trong các tác phẩm nổi tiếng của ông như Patagonia Express hay Mundo del fin del mundo

Có thể nói rằng, cuộc đời của Luis Sepúlveda trải qua rất nhiều thăng trầm để có thể đạt đến thành công trong sự nghiệp Hành trình lang thang phiêu bạt ở nhiều quốc gia khác nhau trở thành vốn sáng tác quý giá cho Luis Sepúlveda, cũng như đặc biệt tác động đến các sáng tác của ông Qua tác phẩm, ta có thể cảm nhận được những kinh nghiệm từ chính chuyến hành trình được thể hiện thông qua tác phẩm Chính Luis Sepúlveda cũng nói rằng, “Tôi đi khắp nơi vì tôi giống như một kẻ du mục bị cuốn hút bởi sự khác biệt về văn hóa, chủng tộc, sắc tộc, vốn là kho báu lớn nhất của loài người.” [7] Ngoài yếu tố phiêu lưu, môi trường sinh thái cũng là một chủ đề tiêu biểu chiếm đa

số trong các sáng tác của Sepúlveda mà có lẽ ông đã tích lũy được thông qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực môi trường sinh thái của mình

Về sự nghiệp sáng tác, Luis Sepúlveda được xem là tác giả bán chạy nhất của Chile, và được cho là một trong những nhà văn Mỹ Latinh được đọc nhiều nhất ở châu

Âu chỉ sau Gabriel García Márquez - tác giả Trăm năm cô đơn [7] Sự nghiệp nghệ thuật

của Luis Sepúlveda bắt đầu từ khi ông còn rất trẻ Năm mười bảy tuổi, ông xuất bản tác

Trang 21

phẩm đầu tiên là một tập thơ Một nhà báo thường xuyên đến nhà hàng của cha ông đã giới thiệu cho Luis Sepúlveda công việc viết truyện trinh thám cho tờ báo Clarin Năm hai mươi tuổi (1969), Luis Sepúlveda đã viết được các truyện ngắn theo đặt hàng của

một người bạn, làm tiền đề để xuất bản tập truyện Crónica de Pedro Nadie (tiếng Anh: Chronicle of Pedro Nobody, tạm dịch: Biên niên sử về Pedro Vô Danh) Thời điểm ấy,

Luis Sepúlveda tự nhận thấy rằng mình chịu ảnh hưởng bởi nhà văn Francis Colane nên ông quyết định trải nghiệm làm phụ bếp trên con tàu săn cá voi Luis Sepúlveda là một nhà văn dấn thân, không chỉ bởi các yếu tố khách quan tác động khiến ông phải lưu lạc nhiều nơi mà chính ông cũng chủ động đi sâu vào văn hóa của từng khu vực vùng miền, làm phóng viên, làm nhà báo để có thể thấu hiểu và phản ánh những điều đó vào trong các tác phẩm của mình

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực văn chương, Luis Sepúlveda còn là nhà báo, nhà biên kịch điện ảnh, và ông có tổng cộng gần 40 tác phẩm trong suốt sự nghiệp của mình Năm 1976, ông nhận Giải thưởng Gabriela Mistral về Thơ Luis Sepúlveda sáng tác liên tục, gặt hái một số thành công nhất định Năm 1985 nhận Giải thưởng Báo chí Thành phố Alcal (Premios Ciudad de Alcalá de Periodismo) cho tác phẩm Cuaderno de

viaje (tạm dịch: Sổ tay du lịch) Đến năm 1988, khi tác phẩm Lão già mê đọc truyện tình (Un viejo que leía novelas de amor) được xuất bản, Luis Sepúlveda trở nên nổi tiếng

trên khắp thế giới Ông nhận được rất nhiều giải thưởng văn học quốc tế cho tác phẩm Lão già mê đọc truyện tình: Giải Premio Tigre Juan và giải Premio France Culture Etrangêre năm 1992, giải Premio Terra năm 1997 và giải Premio de la Crítica en Chile

năm 2001 Lão già mê đọc truyện tình được dịch sang gần 40 thứ tiếng, lưu hành hơn

18 triệu bản trên thế giới và đã được chuyển thể thành phim vào năm 2001 Sau Lão già

mê đọc truyện tình, Luis Sepúlveda tiếp tục sáng tác tiểu thuyết và truyện ngắn, gặt được một số thành công nhất định và các giải thưởng danh giá Đến năm 2009, Chuyện con mèo dạy hải âu bay được xuất bản ở Barcelona, Tây Ban Nha một lần nữa “khuấy đảo”

nền văn học thế giới Đây là tác phẩm viết cho thiếu nhi đầu tiên của Sepúlveda cho thấy một phong cách trong sáng, hài hước nhưng cũng đầy tinh tế của ông, giúp tác phẩm này trở thành một cơn sốt toàn cầu khác trong lĩnh vực truyện thiếu nhi Sau thành công

của Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Luis Sepúlveda còn xuất bản thêm 4 sáng tác khác

dành cho thiếu nhi có cấu trúc tiêu đề tương tự, trong đó 3 tác phẩm đã được dịch và

xuất bản tại Việt Nam là: Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó (2012), Chuyện con chó tên là Trung Thành (2016) và Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp (2018) Tác phẩm còn lại là Historia de una ballena blanca (tạm dịch: Chuyện con

cá voi trắng) xuất bản năm 2019, hiện tác phẩm này vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt

Trang 22

Kể từ năm năm 1997, Luis Sepúlveda chuyển đến sinh sống ở Gijón , Asturias, Tây Ban Nha Ông tiếp tục các hoạt động của mình trong lĩnh vực môi trường và lĩnh vực nghệ thuật Luis Sepúlveda liên tục gặt hái thành công từ các tác phẩm của mình, ông cũng sáng lập Hội sách Gijón Ibero-American tổ chức vào tuần thứ hai của tháng Năm hằng năm

Luis Sepúlveda mất tại thành phố Oviedo, Tây Ban Nha Sự ra đi của ông là một mất mát lớn đối với văn chương thế giới Tài năng và đóng góp nhà văn Luis Sepúlveda đối với vấn đề sinh thái sẽ luôn được độc giả ghi nhớ

1.2.2 Các sáng tác thiếu nhi của Luis Sepúlveda

Luis Sepúlveda viết nhiều về vấn đề sinh thái, các sáng tác dành cho thiếu nhi của ông cũng không phải ngoại lệ Truyện thiếu nhi của ông toát lên một màu sắc tươi mới, trong sáng, hấp dẫn và lồng ghép vào những chuyến phiêu lưu của các nhân vật là những câu chuyện ý nghĩa về môi trường Ông nói nhiều về chuyện các loài vật, chuyện

ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác của con người như một đối trọng với tự nhiên Bằng những cách khéo léo, Luis Sepúlveda đưa vào trong các sáng tác cho thiếu nhi của mình những câu chuyện về đạo đức và ứng xử với môi trường như thế nhưng không kém phần lôi cuốn Các tác phẩm thiếu nhi của ông được đánh giá là truyện ngụ ngôn dành cho cả trẻ em và người lớn Đó thường là những tác phẩm ngắn gọn, súc tích với dung lượng tương đối nhỏ nhưng ẩn chứa bên trong là thông điệp sâu sắc không chỉ dành riêng cho trẻ con mà những người lớn cũng có thể nhìn thấy mình bên trong đó

Chuyện con mèo dạy hải âu bay là tác phẩm viết cho thiếu nhi đầu tiên của nhà

văn Luis Sepúlveda Trong một bài phỏng vấn, ông cho biết rằng nguồn cảm hứng để ông viết nên tác phẩm này là từ chính cuộc sống của ông với ba người con trai và chú mèo Zorba trong quãng thời gian sinh sống và làm việc tại thành phố biển Hamburg, Đức Khi được hỏi về nguyên nhân ông chọn đề tài thiếu nhi, Luis Sepúlveda trả lời rằng: “Động lực chính để tôi sáng tác tác phẩm thiếu nhi là các con tôi (tôi có sáu người con, một gái và năm trai), và bây giờ là các cháu của tôi (sáu đứa cháu, ba gái và ba trai) Đôi khi, tôi cảm thấy một câu chuyện hiện ra trong đầu mình và nó trở thành một nỗi

ám ảnh và do đó tôi tự nhủ: “Con cháu mình sẽ thích điều này.” Và đó là cách tôi viết

Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, kể về một con mèo mù, một đứa trẻ và một con chuột Mexico vui tính Đây cũng là cách tôi viết Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, và gần đây nhất là Chuyện con chó tên là Trung Thành, lể về một

chú chó vẫn giữ được lòng trung thành cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời nó Hơn nữa, đây là câu chuyện đầu tiên tôi dựa trên thế giới của người Mapuche, cư dân bản địa Chile.” Như vậy, theo như ông chia sẻ, nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định sáng tác của ông xuất phát từ thực tế rằng ông được truyền cảm hứng bởi

Trang 23

chính những đứa con, đứa cháu của mình Thông điệp mà các sáng tác của ông mang đến về vấn đề đấu tranh bảo vệ môi trường được lồng ghép một cách khéo léo qua các nhân vật là loài vật Đề tài thiếu nhi là một cách thức để nhà văn lan tỏa thông điệp mình mong muốn một cách cởi mở, dễ tiếp thu, dễ tạo sự đồng cảm với cả trẻ em và người lớn

Thế nhưng, đề tài truyện thiếu nhi không phải là một sự lựa chọn dễ dàng đối với các nhà văn Thực tế cho thấy số lượng các sáng tác dành cho thiếu nhi là không nhiều

Để có thể thành công trong lĩnh vực truyện thiếu nhi, nhà văn cần có được góc nhìn của trẻ thơ cùng với đó là ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, dễ tiếp cận với đối tượng độc giả là

trẻ em Với Luis Sepúlveda, sau thành công của Lão già mê đọc truyện tình có 18 triệu

bản lưu hành trên thế giới, ông đã trở thành một nhà văn Chile nổi tiếng với các hoạt

động về môi trường của mình Sau khi xuất bản Chuyện con mèo dạy hải âu bay, nhà

văn người Chile một lần nữa làm dậy sóng giới văn chương trên thế giới với bút phát cho thiếu nhi trong sáng, giản dị nhưng ý nghĩa lại vô vùng sâu sắc Tại Việt Nam,

Chuyện con mèo dạy hải âu bay được công chúng đón nhận rộng rãi từ người lớn đến

trẻ em Từ khóa “Review sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay” có thể cho ra hơn 160 nghìn kết quả (năm 2022)

Chuyện con mèo dạy hải âu bay (Historia de una gaviota y del gato que le enseñó

a volar) kể về câu chuyện kỳ lạ của chú mèo Zorba đã có thể thành công dạy cho chú

chim hải âu cách bay dù chính Zorba mới là kẻ không có cánh Điều này xuất phát từ một lời hứa của Zorba với một cô nàng hải âu bị mắc kẹt bởi cơn sóng dầu tràn ở biển,

và ngay trước khi cô chết, Zorba đã hứa sẽ chăm sóc cho quả trứng mà cô đẻ ra cũng như tập cho nó bay Cứ như vậy, chú chim hải âu lớn lên và được yêu thương bởi đàn mèo ở cảng Hamburg và đã thành công bay lên bầu trời

Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó (Historia de Max, de Mix y de Mex) là một câu chuyện phi thường về một tình bạn đẹp giữa một con người, một con

mèo và một con chuột Max có một chú mèo tên Mix và họ rất thân với nhau, cùng nhau lớn lên, cùng nhau trưởng thành và trải qua rất nhiều cuộc phiêu lưu thú vị của thời thơ

ấu Thế nhưng khi Max lớn lên, phải đi học và đi làm thì cậu không còn dành nhiều thời gian cho Mix nữa Tuổi thọ của một con mèo thì ngắn hơn con người rất nhiều, và khi Max trở nên bận rộn thì Mix đã là một chú mèo già và bị mù Vào thời điểm bất ngờ nhất, một chú chuột Mexico thân thiện xuất hiện (sau này được gọi là Mex) và làm bạn với chú mèo mù Mix và tiếp tục cuộc hành trình cùng với nhau, khiến chúng ta nhận ra

ý nghĩa của tình bạn và sự phi thường của tình bạn ấy có thể xảy đến ở cả những giống loài khác nhau, thậm chí có phần đối địch nhau như chuột với mèo Xa hơn câu chuyện

Trang 24

tình bạn là bài học về sự tôn trọng nhau giữa các giống loài hơn là tâm lý chiếm hữu, như cái cách Max, Mix và chú chuột Mex đã chung sống hòa bình

Chuyện con chó tên là Trung Thành (Historia de un Perro llamado Leal) kể về

chú chó tên là Afmau (nghĩa là trung thành và chung thủy) được một con báo đốm giải cứu giữa cơn bão tuyết, đến một ngôi làng Mapuche và sống với cậu bé Aukaman người

da đỏ Chú chó lớn lên ở vùng đất mà đã dạy cho nó cách tôn trọng thiên nhiên và sống

ôn hòa với vạn vật Sau này, Afmau bị bắt phải tuân theo mệnh lệnh truy lùng một kẻ đào tẩu bí ẩn da đỏ, nhưng trên con đường thực hiện nhiệm vụ, thiên nhiên đã gợi lên tất cả những mùi hương mang ký ức tuyệt vời mà nó từng có Nó nhớ về ý nghĩa cái tên của mình và lòng trung thành ấy chính là nghe theo tiếng gọi của thiên nhiên và thế giới người Mapuche - Con người của Đất

Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp (Historia de un caracol que descubrió la importancia de la lentitud) như chính cái tên, chú ốc sên Rebel bị thôi thúc

bởi những suy nghĩ trong lòng khiến chú bò ra khỏi đồng cỏ an toàn của mình để tìm câu trả lời chung cho cả giống loài của mình Chú chấp nhận cái mác mà cộng đồng ốc sên gắn cho mình là ‘“nổi loạn” để bước ra khỏi vùng đất cỏ bồ công anh yên bình để dấn thân vào một cuộc hành trình đầy các thách thức mới Đi đến cuối hành trình, Rebel học được thế nào là lòng dũng cảm thật sự, cũng như giá trị của sự chậm chạp của loài

Trang 25

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA LUIS SEPÚLVEDA

2.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Trong tiến trình nghiên cứu tự sự học từ trước đến nay, cốt truyện là một trong những nội dung được tập trung nghiên cứu đầu tiên và luôn dành được sự quan tâm đặc biệt Cốt truyện được xem là một trong những thành phần cốt lõi, có vị trí quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong cấu trúc văn bản tự sự

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu khái niệm cốt truyện, ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: truyện (story) và cốt truyện (plot) Trần Đình Sử tách bạch hai khái niệm này như sau: truyện là một chuỗi sự kiện xung quanh một hoặc nhiều vấn đề nào đó, diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính, hiện thực xảy ra như thế nào thì truyện lặp lại như thế đó, không có sự sắp đặt hay xáo trộn nào diễn ra ở đây cả Khác với truyện, cốt truyện là sự sắp đặt các sự kiện theo một cấu trúc nhất định, có mục đích thẩm mĩ, không tuân theo trật tự thời gian diễn ra sự kiện cũng như quan hệ nhân quả, nhằm mục đích thể hiện tư tưởng của tác giả và tăng sức hấp dẫn với người đọc [46]

Có thể hiểu rằng, truyện là chất liệu thô ban đầu của một tác phẩm tự sự, là tập hợp những sự kiện, chi tiết, nhân vật mà nhà văn lấy trực tiếp từ cuộc sống hiện thực, chưa được gia công thẩm mĩ Còn cốt truyện là sản phẩm được tạo ra từ những chất liệu của truyện, sau khi được xây dựng lại theo một kết cấu nhất định dựa theo chủ ý và khả năng sáng tạo của tác giả, mang tính nghệ thuật cao, nhằm mục đích thể hiện tư tưởng thẩm

mĩ cũng như thông điệp nhân sinh mà tác giả muốn truyền tải

Vấn đề cốt truyện đã được đưa ra từ thời Aristote, trải qua hàng nghìn năm lịch sử cũng có nhiều biến đổi phức tạp, các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa cốt truyện

cũng có nhiều quan điểm khác nhau Trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, M.Lotman

(2004) cho rằng: “Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội, được cấu trúc một cách nghệ thuật, qua đó tính cách các nhân vật được hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng, từ đó làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [14] Các nhà nghiên cứu lí luận văn học Việt Nam cũng đưa ra những cách định nghĩa cốt truyện riêng Lại Nguyên

Ân trong Từ điển Văn học Việt Nam (2004) đưa ra nhận định về cốt truyện như sau:

“Thuật ngữ chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả tác phẩm trữ tình” [1, 324] Còn theo Trần Đình Sử, cốt truyện (fabula) là một chuỗi các sự kiện được cấu trúc dựa trên một nguyên tắc nhất định, là logic của sự kiện Trong đó những yếu tố cơ bản tạo nên cốt truyện gồm có sự kiện, nhân vật, thời gian và địa điểm [33]

Tuy các nhận định có sự chênh lệch do góc nhìn khác nhau, nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cốt truyện là thành phần quan trọng của một tác phẩm

Trang 26

tự sự, được coi như xương sống của truyện Cốt truyện là cơ sở để triển khai các tác phẩm tự sự Thông qua cốt truyện, người kể truyện có thể bộc lộ nội dung tư tưởng chủ

đề của tác phẩm Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố, chi tiết được sắp đặt theo một kết cấu nghệ thuật nhằm phản ánh những diễn biến của cuộc sống và các xung đột

xã hội Thông qua đó, các tính cách của nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm cũng được làm nổi bật

Các sự kiện, biến cố, tình tiết chính là những chất liệu cơ bản để tạo nên cốt truyện Trong đó sự kiện là đơn vị cơ bản để tạo thành cốt truyện Đó là những việc có tác động

và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật Những sự kiện lớn, có thể tạo ra bước ngoặt quan trọng thay đổi cuộc đời nhân vật gọi là biến cố Còn những yếu

tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là tình tiết

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện dựa trên việc tổ chức triển khai hệ thống các sự kiện, tạo ra các tình huống thúc đẩy diễn biến câu chuyện, đồng thời khiến cốt truyện trở nên kịch tính, hấp dẫn, thu hút sự tò mò của người đọc Những xung đột, biến cố được người

kể truyện chọn lọc từ cuộc sống để đưa vào hệ thống cốt truyện phải thật đắt, có tính khái quát cao, tạo nên độ căng cho cốt truyện Qua quá trình đấu tranh giải quyết xung đột, tính cách của các nhân vật sẽ được bộc lộ rõ nét Chức năng của cốt truyện không chỉ tái diễn hiện thực mà còn làm sáng tỏ bản chất của hiện thực ẩn giấu sau các xung đột này

Tóm lại, nghệ thuật tổ chức cốt truyện chính là tạo ra diễn biến cho cốt truyện bằng cách sắp xếp các chi tiết, tình tiết theo một kết cấu nghệ thuật nhất định để các tình huống và xung đột được tạo ra một cách hợp lý; tạo điều kiện cho sự phát triển tính cách

và tâm lí nhân vật Từ đó thấy được một phần tự sự mà tác giả thể hiện trong việc cấu trúc tác phẩm

Về cách phân loại cốt truyện, tùy vào tiêu chí phân loại mà có nhiều hướng phân loại khác nhau Lựa chọn cách phân chia nào là tùy thuộc vào quan điểm cá nhân và mục đích nghiên cứu

2.1.1 Các loại hình cốt truyện

Qua việc khảo sát bốn tác phẩm truyện thiếu nhi của tác giả Luis Sepúlveda, dựa trên tiêu chí nhân vật, chúng tôi nhận thấy hai loại hình cốt truyện cơ bản Đó là cốt truyện hành động và cốt truyện dòng ý thức

2.1.1.1 Cốt truyện dòng ý thức

Theo tâm lý học, ý thức (consciousness) là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người Đó là sự phản ánh bằng ngôn ngữ về những gì mà con người nhận thấy được, hiểu được trong quá trình con người tác động và chịu sự tác động qua lại từ thế giới khách quan Còn với triết học Mác, ý thức là một phạm trù song song với phạm

Trang 27

trù vật chất Nó là sự phản ánh thế giới khách quan bằng bộ óc của con người và có sự cải biến sáng tạo Tóm lại, ý thức dù xét từ quan điểm triết học hay tâm lý học đều là sự phản ánh thế giới bên ngoài thông qua trí óc của con người

Từ điển Oxford ghi chú “dòng” (stream) là “một cái gì đó diễn ra liên tục, một

số lượng lớn những điều xảy ra lần lượt” Trong Từ điển tiếng Việt, dòng được định nghĩa là “chuỗi sự vật, hiện tượng đang chuyển động hoặc đang xảy ra liên tục, nối tiếp nhau” [33, 45] Từ những khái niệm trên, có thể hiểu, dòng ý thức là toàn bộ những hoạt động phản ánh thế giới khách quan bên trong não bộ con người luôn được diễn ra một cách liên tục nối tiếp nhau

Dòng ý thức (stream of consciousness) là tên gọi của một kỹ thuật sáng tác văn học Nó nhấn mạnh vào ý thức của con người khi mà những cảm xúc, liên tưởng, suy nghĩ diễn ra một cách liên tục tạo thành một dòng xuyên suốt Những suy nghĩ, cảm xúc

và liên tưởng ấy không rời rạc mà liên kết với nhau, đan xen vào nhau tạo thành một khối hỗn độn Thông qua kỹ thuật nảy, nhà văn có thể phơi bày được những bí ẩn bên trong tâm lý của nhân vật

Trong số bốn tác phẩm thiếu nhi của Luis Sepúlveda mà chúng tôi tiến hành khảo

sát, Chuyện con chó tên là Trung Thành là tác phẩm ra đời muộn nhất - được xuất bản

năm 2015 Ở thời điểm này, bút pháp của tác giả có một số sự thay đổi Khác với các

truyện trước đó, tác phẩm Chuyện con chó tên là Trung Thành thuộc kiểu cốt truyện phi

tuyến tính, sự kiện được kể không quá chú trọng vào các yếu tố khách quan bên ngoài

mà tập trung vào thế giới nội tâm nhân vật Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, đan xen giữa dòng tự sự và hồi ức của chú chó Afmau Đây là dạng cốt truyện mang hơi hướng của cốt truyện theo dòng ý thức – một bút pháp đặc trưng cho tự sự hiện đại thế

kỷ XX, với điểm tựa cho câu chuyện là thế giới nội tâm bao la chứa đựng vô vàn những

ẩn ức và suy nghĩ quá khứ, thực tại chồng chéo

Chuyện về con chó tên Trung Thành là truyện ngắn mang đậm dấu ấn tự truyện

với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi" Trong tác phẩm, nhân vật kể chuyện kể về chính câu chuyện của bản thân với bao nỗi niềm, trăn trở, ẩn ức từ hiện tại về quá khứ Trong một bố cục phức tạp nhưng khéo léo, người kể chuyện xưng

“tôi” cho độc giả thấy được toàn bộ tác phẩm, những đề tài chính yếu được hiện ra qua dòng hồi ức miên man vô tận

Trong Chuyện con chó tên Trung Thành, người kể chuyện, cũng chính là chú chó

Afmau bắt đầu chuỗi hồi ức của mình bằng cái mùi ám ảnh, cái mùi mà chú chó nhấn mạnh là “mùi những gì tôi đã mất”: “Gió cũng thổi tới chỗ tôi thoang thoảng mùi của

kẻ trốn chạy, nhưng loại này thì lại khác, nó có mùi củi khô, bột mì và trái táo Nó có mùi của những gì tôi đã mất”[23, 6] Dần dà, đêm xuống, hồi ức len lỏi vào cơn mơ,

Trang 28

những khung hình ký ức sống động hẳn lên Afmau mơ thấy từ khi cậu còn là một chú chó bé bỏng bị rơi rớt giữa đường, tuyết lạnh giá và hơi ấm cơ thể đang dần trôi đi Sau

đó, Afmau được chú báo Nawel đốm cứu sống, cả hai tính sẽ tìm đến sống với người Mapuche, “những con người của Đất”… Lần hồi tưởng đầu tiên kết thúc khi Trung Thành choàng tỉnh khỏi cơn mơ

Lần hồi tưởng thứ hai, cũng diễn ra khi chú chó tránh khỏi lũ săn người, khi đang nấp tại một thân cây Ở lần hồi tưởng này, sự ám ảnh về mùi hương đã hiện diện trọn vẹn với những câu chuyện gắn với nó Đó là khi báo đốm đến tận nơi những Con người của Đất ở, nhẹ nhàng thả Trung thành ở đấy Vậy là Afmau sống giữa cộng đồng Mapuche, người ở đây ai cũng đáng yêu, mến thương Afmau lần lượt nhớ về Ruka, nhớ

về Wenchulaf, nhớ về đốm lửa bập bùng trong tiết trời lạnh giá, nhớ về những khúc ca không bao giờ quên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Mapuche - cũng chính là Con người của Đất “Trong mơ, tôi cảm nhận được hơi ấm từ vòng tay của Wenchulaf, và những mùi hương ở ruka từ trong ký ức bay tới mũi tôi: mùi khói của củi khô, mùi len, mùi mật ong và mùi bột mì Trong mơ và trong cảnh tranh tối tranh sáng của ruka tôi thấy Kinturray - người phụ nữ có một bông hoa Chị đang cho một con người bé tí bú sữa, và khi nhìn thấy tôi chị hào phóng vắt một phần sữa vào một cái bát nhỏ và chị gọi tôi” [23, 16] Điệp khúc “trong mơ” thể hiện một dòng ý thức chan chứa,

vô bờ tỏa ra từ những đẹp đẽ trong quá khứ mà chú chó Trung thành quyến luyến mãi không thôi

Lần hồi tưởng thứ ba diễn ra không phải trong mơ, Afmau đã nhớ lại tất cả, nhớ theo nghĩa sống dậy dòng hồi ức xa xưa Chú nhớ về người bạn của mình, cậu bé da đỏ

mà chú bầu bạn từ thuở trong nôi, cậu Aukaman Dòng hồi ức của Afmau vẫn chảy trôi

Đó là những năm tháng hai người bạn bên nhau dù là hè ngắn ngủi hay đông lê thê ở xứ Nam Cực lạnh lẽo và quạnh quẽ Suốt những hè, cả hai ra ngoài cùng người đàn ông, người cha Kinturray đáng kính, họ cùng làm vui những dòng sông con suối, làm vui thác nước, làm vui cánh rừng, những con đường, đàn cá, chim muông…Trung thành đã là một thành viên trong đại gia đình Mapuche, vốn là những Con người của Đất, luôn “biết rằng thiên nhiên luôn vui mừng với sự có mặt của họ và tất cả những gì thiên nhiên đòi hỏi, ấy là có người gọi tên những món quà kỳ diệu của mình bằng những từ ngữ đẹp đẽ, đầy tình thương yêu” [23, 20]

Những lần hồi tưởng tiếp theo xảy đến khi Afmau mệt nhoài vì đói, mệt, ướt át Dưới ánh sáng xanh huyền diệu của một chú đom đóm, chú chó nhớ về cái đêm mà “nó

đã mất tất cả”: những kẻ ngoại lai xâm lấn, đòi đuổi Con người của Đất đi, ép buộc thất bại, chúng giết người cha già đáng kính, đốt ngôi làng, tàn phá cây rừng,… và chúng bắt theo cả Afmau “Afmau! Afmau! Aukaman gào thét, và thứ cuối cùng mà tôi đánh

Trang 29

mất, chính là giọng nói của cậu Dưới mí mắt tôi, ánh sáng màu lục của küdemallü, con đom đóm, bảo với tôi rằng: thân thể bị đánh đập của ngươi đã sống nhiều năm, gần như gấp đôi số tuổi của ngươi khi đám wingka lôi ngươi xa khỏi Aukaman, nhưng ngünemapu đã quyết định là ngươi sẽ sống tới khi nào ngươi tìm lại cậu ấy và giúp cậu

ấy [23, 25]

Dòng hồi ức trở đi trở lại giữa quá khứ, hiện tại “Cái ngày tôi mất tất cả” đã được người kể chuyện xưng tôi lắp ghép sắp xếp và kể lại bằng sự vận động của nội tâm, dòng chảy của hồi ức, đó là những gì bản thân đã trải qua

Từ dòng ý thức, chúng ta thấy trọn vẹn cuộc đời của nhân vật từ ấu thơ đến trưởng thành và gặp những biến cố Luis Sepúlveda đã thật sự thành công trong việc sử dụng

và biến đổi những phức tạp, những xúc động mạnh mẽ từ ký ức thành chất liệu chủ yếu

để đưa vào tác phẩm của mình Những hồi ức về quê hương sống giữa lòng người Mapuche đáng kính cứ miên man trôi chảy và cứ như vậy, “giấc mơ” “cơn mơ” “mùi

ám ảnh” trở thành điểm nối kết từ kỷ niệm này sang kỷ niệm kia

Ta có thể thấy xuyên suốt Chuyện con chó tên Trung Thành có thể coi là “một

chuyển động trở đi trở lại xung quanh một tư thế chìa khóa”: đêm mất ngủ, đêm mắc mưa Giữa các trường đoạn chỉ có những chỉ dẫn mơ hồ về dấu hiệu về các khoảng thời gian khác nhau: “Tôi nấp vào một thân cây lớn rồi nằm xuống Khi ấy tôi biết vì sao mùi của kẻ trốn chạy lại gợi nhắc tôi về tất cả những gì tôi đã mất Và trong lúc đau đáu nghĩ về những gì mình đã đánh mất, tôi chìm vào giấc ngủ dưới cơn mưa rả rích không ngừng Và tôi mơ” [23, 25], “Đã từ nhiều năm nay ( ) khi vào một ngày đông rồi đột nhiên” Đó chính là “hệ lụy” của dạng cốt truyện dòng ý thức Truyện kể dòng ý thức không có (hoặc ít có những sự kiện hành động trực tiếp, mà chỉ có sự kiện tâm lí vận động theo dòng thời gian Từ đó con người sự việc cử hiện dần lên qua mù sương kí ức Nhân vật bày tỏ suy nghĩ theo một dòng tự do liền mạch, không có dấu chấm phảy gì hết Các trường đoạn diễn tả những đêm mất ngủ của người kể chuyện là những ví dụ tiêu biểu

Có một đặc điểm trong cốt truyện dòng ý thức, rằng người trần thuật trong tác phẩm viết bằng kỹ thuật dòng ý thức nhìn nhận mọi thứ từ trạng thái tâm lý của nhân vật Nói cách khác, người trần thuật trong trường hợp này “núp” sau lưng nhân vật làm cho câu chuyện vừa rất khách quan vừa chứa đựng yếu tố chủ quan Vì vậy, những thủ pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm hay liên tưởng tự do sẽ được các nhà văn sáng vận dụng tối đa Cũng cần lưu ý, kỹ thuật dòng ý thức không đồng nhất với độc thoại nội tâm Xét từ góc độ tâm lý, dòng ý thức là chủ thể còn độc thoại nội tâm lại là nghệ thuật trình bày những khía cạnh của chủ thể ấy Xét từ góc độ văn học, độc thoại nội tâm luôn trình bày suy nghĩ của nhân vật một cách trực tiếp, không có sự can thiệp của

Trang 30

người kể chuyện, nó không nhất thiết phải trùng khớp với những ấn tượng và nhận thức nhưng kỹ thuật dòng ý thức thì có thể có một hoặc cả hai điều này

Nguyên tắc lấy thế giới nội tâm nhân vật làm điểm quy chiếu cho mọi sự kiện chi

tiết đã khiến cốt truyện Chuyện con chó tên Trung Thành trở thành dòng chảy tự nhiên

của tâm trạng nhân vật Chính dòng chảy triền miên của ý thức làm nên cốt truyện Vì vậy mà cốt truyện dòng ý thức không theo trật tự tuyến tính, nhân vật từ điểm này không ngừng tiến lên phía trước hoặc nhảy về phía sau khiến mạch tự sự bị phá vỡ, nhiều đoạn hồi cố xen vào tạo nên tính đồng hiện hay tính chồng chéo về thời gian trong dòng ý thức của nhân vật

Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn hồi cố đan xen trong mạch kể để thấy được tính đồng hiện nhiều lớp thời gian trong cốt truyện dòng ý thức:

(1) “Đám wingka bỏ lại mấy cái túi phủ dưới đống bạt vải dù mà họ dùng để che mưa Tôi dùng chân và răng nanh xé toạc chúng ra, thấy mấy chai đựng thứ nước đục thường biến họ thành những kẻ hung tợn, bánh mì ướt, mấy hộp đạn dành cho thứ vũ khí chết chóc của họ Tôi tiếp tục xé túi ra cho đến khi tìm thấy cái hộp có in hình một đường ngang cắt một đường dọc

Tôi ngậm lấy nó, nó không quá nặng nên tôi có thể tha đi mà không mất nhiều sức, nhưng trước khi mang nó về chỗ Aukaman đang đợi, tôi phá tung tất cả đống túi

Tôi biết trận mưa sẽ làm hỏng hết đám vật dụng của đám wingka, tôi biết điều đó

sẽ khiến họ giận điên lên, họ sẽ tức tối nhau, và để khiến họ thêm khổ sở tôi đem thả xuống sông từng cái chai đựng thứ nước đục kia Không có loại nước ấy và các trang thiết bị, họ sẽ phải cuốn xéo thôi

Tôi nghĩ đến điều đó, nỗi khoan khoái của trò phá hoại làm tôi khuây khoả và khi đôi tai tôi nhận thấy sự hiện diện của đám wingka thì đã quá muộn”

Chú chó Afmau phá hoại đồ đạc của đám người wingka, nhưng bị họ phát hiện (2) “Tiếng súng nổ nghe như tiếng tralkan, sấm, tôi cảm thấy một cú dữ dội trong lồng ngực, nhưng nó không cản được cú nhảy của tôi và tôi xô vào gã wingka bằng hai chân trước, gã ngã xuống sông, đánh rơi vũ khí rồi co cẳng chạy lên bờ Khi ấy, cơn đau

ập đến, đánh gục tôi, và máu chảy ra từ ngực tôi hoà lẫn với làn nước xâm xấp mặt sỏi Khi tôi băng qua sông, nước lạnh làm vết thương bớt nhức buốt và khi tôi sang tới bờ bên kia, thứ giữ tôi còn sống vẫn cứ nhỏ từng giọt xuống đất Chú bị một phát súng trước ngực, nhưng vẫn kịp xô một tên wingka ngã nhào xuống sông Sau đó, chú chạy đi…”

(3) Sau đó lại xen vào một đoạn hồi cố: “Một giọng nói cất lên từ nơi mà đôi tai tôi không thể định vị được ra lệnh cho tôi hãy quên đám wingka đi, hãy đứng dậy, mang cái hộp có dấu gạch ngang cắt với gạch dọc kia đến chỗ nấp của Aukaman

Trang 31

Có thể đó là giọng của lemu, cánh rừng già vẫn luôn chở che Có thể đó là giọng của ngünemapu gợi nhắc cho tôi nhớ rằng tên tôi là Afmau - nghĩa là trung thành và chung thuỷ - và rằng tôi cần xứng đáng với cái tên mà những Con người của Đất đã đặt cho mình” [23, 40]

Như vậy, Luis Sépulveda đã từ chối xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh, lớp lang, có

hệ thống theo trật tự tuyến tính hay lối kể nhân quả truyền thống Có thể thấy từ một sự kiện thoáng qua ông đã tái tạo lại một câu chuyện bằng những suy nghĩ, những kí ức bất chợt qua dòng ý thức của người kể chuyện Khi tham gia “chinh phục” tác phẩm, người đọc có dịp được làm quen với một lối kể chuyện bám trên những ấn tượng, cảm xúc, suy tư, tâm lí hơn là trên các biến cố, sự kiện

Như vậy, với những đặc điểm của riêng mình, cốt truyện dòng ý thức được xem

là con đường thuận lợi để đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật Bằng việc kéo giãn thời gian trần thuật, đảo lộn không gian nghệ thuật và một hệ thống ngôn ngữ trần thuật mới lạ, kỹ thuật này phần nào khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc tạo nên diện mạo mới lạ, sự ấn tượng hấp dẫn cho tác phẩm truyện thiếu nhi của Luis Sepulveda

2.1.1.2 Cốt truyện phiêu lưu

Cốt truyện phiêu lưu (adventure plot) được xây dựng từ chuỗi các sự kiện có quan

hệ nhân quả kết hợp với lời văn trần thuật nhằm kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh về một chuyến đi đầy thử thách, rời xa khỏi không gian sống và quỹ đạo sống quen thuộc của nhân vật Những mâu thuẫn và xung đột trong cốt truyện giúp tác giả truyền tải thành công những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh hay bài học nhận thức về bản thân chúng ta và thế giới xung quanh

Một số đặc điểm cơ bản của cốt truyện phiêu lưu có thể kể đến như: nhân vật chính là nhân vật hành động, có những phẩm chất đặc biệt như dũng cảm, mưu trí, nhân

ái, kiên nhẫn, quyết đoán,…; xuất hiện những biến cố bất ngờ, đẩy các nhân vật ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống thường ngày; nhân vật liên tục gặp phải những thử thách hoặc tình huống nguy hiểm, từ đó khơi dậy bản năng sinh tồn và bản năng đấu tranh; nhân vật dần trưởng thành lên trong chuyến phiêu lưu; kết thúc với phần thắng thuộc về chính nghĩa

Cốt truyện phiêu lưu là loại hình cốt truyện phổ biến trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi Những câu chuyện về các cuộc phiêu lưu li kì, hấp dẫn, đầy bất ngờ luôn dành được sự ưa thích đặc biệt từ các độc giả nhỏ tuổi – lứa tuổi của sự tò mò và khát khao tìm hiểu, khám phá thế giới tràn đầy màu sắc bên ngoài Vì vậy, nhiều tác giả viết truyện thiếu nhi đã chọn cốt truyện phiêu lưu cho các tác phẩm của mình, trong đó có Luis Sepúlveda Các tác phẩm ông viết cho thiếu nhi thường mang cốt truyện phiêu lưu, với những đặc trưng như: nhân vật chính là nhân vật hành động, có tính cách mạnh mẽ, dũng

Trang 32

cảm, đam mê khám phá; sự kiện trong truyện mang tính ly kỳ, hấp dẫn, chứa đầy sự bất ngờ, không thể đoán trước

Các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda thường mở đầu bằng phần giới thiệu khái quát về các nhân vật và bối cảnh câu chuyện Các nhân vật thường xuất hiện với trạng thái yên bình, thoải mái trong cuộc sống đơn giản, lặp đi lặp lại hàng ngày của mình Diễn biến câu chuyện bắt đầu phát triển khi một biến cố bất ngờ xảy đến, đẩy các nhân vật ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống thường ngày Đó chính là một trong những nét đặc trưng của cốt truyện phiêu lưu

Trong phần mở đầu của Chuyện con mèo dạy hải âu bay, các nhân vật được giới

thiệu với chúng ta khi đang ở trong hoàn cảnh sống thường nhật của mình Đó là cô hải

âu Kengah đang trong chuyến di cư hàng năm của đàn mình đến nơi sinh sản và trú đông Còn chú mèo Zorba – nhân vật chính của câu chuyện thì đang tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi cực kỳ thoải mái, một mình làm chủ cả căn hộ vì mọi người trong nhà đã

đi nghỉ mát: “Con mèo mun béo mập hít một hơi sâu, khoan khoái Trong suốt bốn tuần

lễ, nó đàng hoàng là chúa tể, là chủ nhân của cả căn hộ Một người bạn của nhà chủ mỗi ngày sẽ tới mở một hộp đồ ăn mèo và dọn dẹp cái thùng vệ sinh của Zorba Có tới những bốn tuần để nằm ườn trên ghế bành, trên giường hay vọt ra ban công, leo lên mái nhà lợp ngói, nhảy vù từ đó sang mấy cành cây dẻ già, rồi trượt theo thân cây xuống sân trong, nơi nó vẫn khoái tụ tập cùng đám mèo hàng xóm Nó sẽ chẳng thấy chán tí nào đâu Không đời nào!” [20, 23] Cuộc sống bình yên của các nhân vật bắt đầu bị xáo trộn khi biến cố bất ngờ ập tới, đẩy chúng ra khỏi nhịp sống đều đặn thường ngày, bắt đầu thực hiện một hành trình phiêu lưu với nhiều biến cố, thử thách xảy đến tiếp theo Trong

Chuyện con mèo dạy hải âu bay, biến cố mở đầu cho chuỗi ngày phiêu lưu của chú mèo

Zorba là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa cậu và Kengah - cô hải âu đang hấp hối vì bị kẹt trong lớp váng dầu dính phải trên biển Cuộc sống yên bình của Zorba thay đổi hoàn toàn kể

từ khi cậu đồng ý thực hiện những tâm nguyện cuối cùng của cô hải âu Trước khi chết,

cô hải âu Kengah giao lại quả trứng mình vừa sinh cho Zorba và nhờ cậu hứa với mình

ba điều: không ăn quả trứng, chăm lo cho quả trứng đến khi chim non ra đời và cuối cùng - một điều nằm ngoài khả năng của loài mèo: dạy chú chim non cách bay

Trong Chuyện con ốc sên muốn biết vì sao nó chậm chạp cũng vậy, ở đầu tác

phẩm, chú ốc sên Dũng Khí xuất hiện với một cuộc sống hết sức êm ả, bình lặng Chú

và đàn ốc sên của mình sống ở một cánh đồng đẫm nước với tên gọi Xứ sở Bồ Công Anh – vùng đất bình yên dưới những tán cây ô-rô xanh rì rậm rạp, nơi chúng gọi là Nhà Đàn ốc sên xem đó là nơi tuyệt vời nhất để sống, với nguồn thức ăn dồi dào có sẵn, lại

vô cùng an toàn vì những tán cây sẽ giúp chúng trốn khỏi sự tấn công của lũ chim Thế nhưng có một chú ốc sên lại không hài lòng với cuộc sống tưởng như hoàn hảo ấy, đó

Trang 33

là Dũng Khí – chú ốc sên trẻ tuổi luôn thắc mắc hai điều: vì sao loài ốc sên của nó lại chẳng ai có tên gọi và lại chậm chạp đến như thế Thôi thúc phải đi tìm đáp án cho những câu hỏi của mình đã đẩy Dũng Khí dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy thử thách Biến cố làm thay đổi cuộc đời xảy ra khi cậu quyết đình tìm gặp bác cú – người được xem là

hiểu biết nhất đồng cỏ Nếu trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, biến cố thay đổi diễn

biến cốt truyện là một biến cố khách quan – xảy ra ngẫu nhiên, hoàn toàn đến từ thế giới

bên ngoài và các nhân vật không thể thay đổi hay tránh khỏi nó; thì trong Chuyện con

ốc sên muốn biết vì sao nó chậm chạp, diễn biến cốt truyện lại được phát triển bởi một

biến cố chủ quan – xuất phát từ chính động cơ của nhân vật, do nhân vật chủ động tạo

ra với một mục đích riêng, không hề bị hoàn cảnh khách quan hay bất kỳ ai tác động Chính ốc sên Dũng Khí đã tự mình rời bỏ cuộc sống quen thuộc nơi đồng cỏ để đi tìm câu trả lời cho những nghi vấn của bản thân

Bằng tài năng kể chuyện của mình, Luis Sepúlveda đã tạo ra những cốt truyện phiêu lưu lôi cuốn, hấp dẫn và tràn đầy cảm xúc Người đọc bị cuốn vào những chuyến

đi đầy bất ngờ, ly kỳ, thú vị,… đôi khi còn có cả nguy hiểm

Với Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, đó là chuyến hành trình khám

phá bản thân và thế giới xung quanh của hai người bạn: chú mèo mù Mix và chú chuột nhút nhát Mex Không gian của câu chuyện chỉ gói gọn trong phạm vi một ngôi nhà nhỏ, thế nhưng Luis Sepúlveda vẫn có thể tạo ra những tình huống đầy bất ngờ và thú vị, hấp

dẫn người đọc Nếu Chuyện con mèo dạy hải âu bay là câu chuyện phiêu lưu với những

biến cố lớn, đặt ra hàng loạt những thử thách khó khăn, dồn dập, chủ yếu đến từ thế giới

bên ngoài thì Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó lại là một cuộc phiêu lưu

mang tính chất khác hẳn, với những biến cố nhẹ nhàng, diễn ra chậm rãi, do chính các nhân vật tự tạo ra Người đọc xúc động với những chuyển biến tâm lí nơi Mix – chú mèo mù vốn thu mình lại trước mọi thứ, giờ đây đã mở lòng đón nhận và tận hưởng những niềm vui bình dị nhất của cuộc sống

Khác với cuộc phiêu lưu tươi sáng, đầy niềm vui của Mix và Max, đến với Chuyện con chó tên là Trung Thành, ta lại chứng kiến một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm, chứa

cả máu và nước mắt của chú chó can trường Afmau và người bạn Aukamañ của mình Nhịp vận động của cốt truyện đầy căng thẳng với diễn biến nhanh và mạnh, các nhân vật bị đặt vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc khi tính mạng liên tục bị đe dọa Người đọc

bị cuốn vào cuộc rượt bắt gay cấn và trớ trêu giữa hai người bạn: Aukamañ bị lính thực dân truy đuổi, còn Afmau lại được chúng chọn để làm chó săn truy đuổi chính người bạn của mình Hành trình tìm về bên nhau và trốn thoát khỏi lưỡi hái tử thần của cả hai khiến người đọc không khỏi hồi hộp, nghẹt thở; đồng thời xúc động bởi sự gắn kết thiêng

Trang 34

liêng và tình cảm cao đẹp mà chú chó Afmau và chàng thổ dân da đỏ Aukamañ dành cho nhau

Sức hấp dẫn trong các câu chuyện phiêu lưu của Luis Sepúlveda còn đến từ những hành động, những quyết định táo bạo, dũng cảm và mưu trí mà các nhân vật đưa ra trong những thời điểm then chốt Đó là những tình huống nguy hiểm, éo le mà các nhân vật bắt buộc phải vượt qua Trong tình thế đó, bản năng sinh tồn được trỗi dậy, thúc đẩy các nhân vật phát huy năng lực tiềm ẩn của mình Những tình huống gay cấn như vậy có tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc, giúp người đọc có thể hóa thân vào nhân vật Cùng chia sẻ với các nhân vật trong câu chuyện những cảm xúc lo âu, sợ hãi, hồi hộp, …

và cả niềm hạnh phúc khi vượt qua thử thách Luis Sepúlveda đã chọn lọc và đưa vào các tác phẩm của mình những tình thế rất đắt, có thể thông qua cách giải quyết tình huống mà bộc lộ rõ nét tính cách và phẩm chất các nhân vật, đồng thời giúp các nhận vật trưởng thành và khám phá chính bản thân mình

Trong Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, tác giả đã đưa ra một tình

huống khiến Mex bộc lộ sự nhanh trí và can đảm của mình, ẩn trong vỏ bọc một chú chuột nhút nhát và dễ hoảng sợ Thử thách xảy ra khi chỉ có Mix và Mex ở nhà, một tên trộm tiếp cận ngôi nhà và tìm cách mở khóa đột nhập khiến cả hai hoảng sợ, đặc biệt là Mex: “Tớ sợ chết mất đi thôi! Bọn mình thì làm được gì chứ, hai bọn mình, một con mèo mù và một tên chuột nhát!” [21, 55] Tuy Mex là người sợ hãi, mất bình tĩnh nhất, nhưng cũng chính cậu đã nhanh trí tìm ra cách đuổi tên trộm: “Mex chạy tới bàn phòng khách, đẩy đẩy cái điều khiển tivi để nó rơi xuống đất và, vẫn không ngừng bày tỏ nỗi

sợ của mình, nó lấy đà nhảy lên phím điều khiển” [21, 56] Hành động can đảm và nhanh trí của Mex đã kịp thời cứu nguy cho cả hai, tiếng động phát ra từ tivi đã khiến tên trộm giật mình bỏ đi vì nghĩ rằng trong nhà có người Một con mèo mù và một chú chuột bé xíu nhút nhát đã đánh lừa được một tên trộm bằng một cách không ai ngờ tới như thế

Còn trong Chuyện con chó tên là Trung Thành, những tình huống nguy hiểm được

đặt ra giúp ta thấy sự gan dạ, dũng cảm và mưu trí của chú chó trung thành Afmau Khi thấy gã thủ lĩnh giương súng định bắn Aukamañ, Afmau đã nhanh trí sủa thật to, khiến hắn giật mình và phát súng bắn trật vào cẳng chân Aukamañ Sự nhanh trí và khả năng ứng biến của Afmau đã cứu mạng Aukamañ, giúp cậu có thể chạy trốn vào khu rừng Cũng với sự thông minh của mình, Afmau đã thành công dụ đám lính vào rặng tre và để chúng mắc kẹt ở đó Nhờ vậy mà cậu cắt đuôi được bọn chúng và tìm được Aukamañ trong rừng Không chỉ thông minh, nhanh trí, Afmau còn là một chú chó dũng cảm và gan dạ Điều đó được thể hiện qua những hành động mạnh mẽ của cậu khi chạm tráng trực tiếp với bọn lính Trong lúc quay lại nơi ở của bọn lính để lấy túi cứu thương chứa thuốc sát trùng mà Aukamañ đang cần, Afmau không may đụng độ hai tên lính và bị

Trang 35

bắn trúng ngực trong lúc trốn chạy Bản năng sinh tồn được trỗi dậy khiến Afmau không còn sợ hãi trước nòng súng của kẻ thù, bằng sức mạnh và sự dũng cảm của mình, cậu

đã tung những cú đá mạnh mẽ khiến chúng ngã xuống sông, vứt súng bỏ chạy

Với Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, những tình huống mang

tính thử thách liên tục xuất hiện trong câu chuyện đã giúp chú ốc sên Dũng Khí bộc lộ

sự thông minh, can đảm, óc quan sát cẩn thận, đồng thời giúp chú nhận ra giá trị của bản thân mình Khi đồng cỏ nơi đàn sên trú ngụ đứng trước hiểm họa bị con người san phẳng

và đổ bê tông, Dũng Khí đã quyết định dẫn đồng loại của mình ra đi tìm miền đất mới

Đó là cuộc hành trình gian khổ và đầy rẫy hiểm nguy, luôn có những tình thế nguy cấp bắt buộc cậu phải ra quyết định nhanh chóng Nhờ đó mà sự thông minh, sáng suốt của cậu được bộc lộ, đồng thời học được cách chế ngự được nỗi sợ hãi của mình Trong lúc băng qua một con đường bê tông, những luồng hơi ấm dễ chịu tỏa ra từ mặt đường, do hơi nóng mặt trời ban ngày để lại đã khiến đàn ốc sến chùn chân, chúng đề nghị dừng lại nghỉ ngơi, đợi mặt trời mọc hẳn đi tiếp Nhưng Dũng Khí đã nhớ đến lời bác rùa Trí Nhớ dặn, rằng đây là một cái bẫy, mặt đường tuy dễ chịu nhưng lại là nơi qua lại của những chiếc xe to lớn, thứ có thể dễ dàng giết chết loài ốc sên Cậu kiên quyết đi tiếp và quyết định đó đã cứu sống cậu và bạn bè Hay khi đàn ốc sên qua đêm trong một khu rừng, Dũng Khí đã khuyên mọi người chui xuống dưới thảm lá cây để giữ an toàn, đừng quá tin vào lớp vỏ ốc của mình mà chủ quan Quyết định của Dũng Khí lại một lần nữa cứu sống mọi người Chỉ những ai nghe theo lời cậu trốn dưới thảm lá rừng mới sống sót qua ngày hôm sau, những chú ốc sến khác chỉ còn lại những chiếc vỏ rỗng vì bị thú rừng phát hiện và ăn thịt

Đến với Chuyện con mèo dạy hải âu bay, người đọc không khỏi bất ngờ trước

những hành động dũng cảm, gan lì để bảo vệ chim hải âu Lucky của chú mèo ú Zorba Những hành động của Zorba không chỉ thể hiện sự dũng cảm mà còn rất thông minh, mưu trí Tùy vào những với mỗi mối nguy hiểm khác nhau, cậu lại có cách hành xử và giải quyết khác nhau, phù hợp với từng đối tượng Với lũ mèo hoang thường xuyên rình rập ăn thịt Lucky, Zorba nhận ra chúng chỉ là những kẻ nhát cáy, chỉ có thể ăn hiếp kẻ yếu và dễ khiếp sợ trước những ai mạnh hơn mình Vì vậy, cậu đã dọa cho chúng sợ hãi bằng những hành động dằn mặt mạnh mẽ, quyết liệt: “Zorba trườn tới Nó bật xòe mười cái vuốt trên hai chân trước, tóm lấy hai con mèo du đãng, dộng đầu chúng bôm bốp xuống nền ban công” [20, 82] Không dừng lại ở đó, Zorba tiếp tục tung ngón đòn cuối cùng khiến chúng chừa hẳn thói côn đồ: “Nó gí mạnh chân trước, bộ vuốt xé rách một bên tai của hai thằng hèn kia Gào la thảm thiết vì đau đớn, chúng vọt chạy như tên bắn” [20, tr.82] Còn với lũ chuột, Zorba không dùng bạo lực mà chấp nhận đàm phán với chúng Vì cậu biết lũ chuột vừa đông đúc lại khôn ranh, cậu không thể canh chừng và

Trang 36

xử lí tất cả bọn chúng được Zorba đã can đảm tìm tới tận sào huyện của bọn chuột, cậu tìm gặp chuột đầu đảng và thương lượng với hắn Một hiệp ước giữa mèo và chuột được đặt ra: lũ chuột sẽ để chim non được yên nếu Zorba cho phép chúng đi ngang qua sân trong vào ban đêm Bằng cách đó, Zorba đã dẹp được một mối nguy hiểm cho chú chim non Lucky

Một đặc điểm nổi bật khác của của cốt truyện phiêu lưu là tính liên tục trong hành động của các nhân vật Cũng vì vậy mà có quan điểm xếp cốt truyện phiêu lưu vào cốt truyện hành động, lấy hành động của nhân vật làm cơ sở để phát triển mạch truyện Để các nhân vật phải liên tục hành động, các sự kiện trong truyện được kết cấu với tần suất dày đặt, tiếp nối nhau liên tục Các thử thách liên tục xuất hiện, theo đó, các nhân vật cũng phải liên tục hành động để tìm cách vượt qua thử thách, hoàn thành cuộc phiêu lưu của mình

Trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, từ khi chú hải âu Lucky mổ lớp vỏ trứng

ra đời, hành trình làm mẹ của mèo Zorba lại tiếp tục mở ra những thử thách khác Với Zorba, nuôi dưỡng Lucky đầy phức tạp và khó khăn Cậu phải tìm thức ăn cho Lucky, che giấu sự xuất hiện của nó khỏi con người, bảo vệ tính mạng chú chim khỏi sự tấn công của lũ mèo hoang và lũ chuột Và thử thách cuối cùng, cũng là sự kiện trung tâm của tác phẩm: dạy cho Lucky có thể bay Những biến cố này giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển, đồng thời đặt ra những thử thách cho các nhân vật, đưa nhân vật vào tình thế bắt buộc phải hành động liên tục để chinh phục từng thử thách Tạo điều kiện cho nhân vật phát triển tâm lí và tính cách, đồng thời bộc lộ những bài học tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm Nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt thành, hết mình của lũ mèo trên bến cảng mà Zorba đã vượt qua mọi thử thách xuất hiện trong hành trình nuôi dưỡng chú hải âu Lucky của mình, thậm chí có thể làm được một việc tưởng như không thể: dạy cho Lucky biết bay

Tính phiêu lưu trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda còn thể hiện ở sự xê dịch, dịch chuyển thường xuyên của các nhân vật, nhằm đạt đến sự tự do – điều mà cốt truyện phiêu lưu thường hướng đến Đó có thể là sự chuyển dịch trong hành động, thể hiện qua sự thay đổi bối cảnh từ không gian này qua không gian khác; cũng

có thể là sự chuyển dịch trong tâm tưởng, thể hiện qua sự thay đổi tính cách nhân vật

Trong Chuyện con chó tên là Trung Thành, ta có thể thấy sự thay đổi liên tục từ

không gian này sang không gian khác dựa theo những biến cố xảy đến với các nhân vật Khi Afmau còn chung sống hạnh phúc cùng với gia đình ở ngôi làng Mapuche, không gian của câu chuyện là không gian gia đình đầy ấm áp, yên bình với tiếng gà gáy sáng, tiếng mọi người trò chuyện thân thiết Khi Afmau cùng ông lão Wenchulaf và cậu nhóc Aukaman đi vào rừng, không gian mở rộng ra với cảnh thiên nhiên rộng lớn, núi rừng

Trang 37

hùng vĩ: “Suốt cả mùa hè, chúng tôi ra ngoài cùng ông để làm vui những dòng sông con suối, những thác nước, để làm vui cánh rừng và những con đường mòn, những đàn cá

và chim muôn, để làm vui tất cả những gì đang sống bằng cách gọi tên chúng với lòng biết ơn,…” [23, 42] Khi biến cố ập đến thay đổi hoàn toàn cuộc đời Afmau, ta có thể thấy sự thay đổi từ không gian thiên nhiên tươi đẹp sang không gian thiên nhiên bị tàn phá bởi bàn tay con người: “Tôi thấy những Con người của Đất, trong đó có Aukamañ

và Kinturray, tiếc nuối rời khỏi ngôi làng đang bốc cháy, bị đám wingka mang thứ vũ khí chết chóc canh chừng, và tôi thấy những con thú lớn bằng kim loại đang phá trụi khu rừng, huỷ hoại lemu và cả tầm vóc lớn lao của nó Những cây sồi đầy diweñes đổ

ào xuống, cùng những alerce đồ sộ, những cây bách tán và cây foike thiêng liêng, cây đông mộc muôn đời xanh mát Tất cả đều đổ rạp” [23, 55] Sự chuyển đổi không gian giúp khắc họa đậm nét sự thay đổi chuyển biến cốt truyện do các biến cố tạo ra trong tác phẩm

Còn trong Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, sự dịch chuyển chủ

yếu xảy ra bên trong các nhân vật, thể hiện qua sự thay đổi tính cách và trưởng thành trong nhận thức Trong chuyến phiêu lưu đầy thử thách của mình, Dũng Khí được gặp rất nhiều người, biết được thêm rất nhiều chuyện, nó đã tìm được cho mình một cái tên,

tự giải đáp được câu hỏi muôn thuở của bản thân, và nhận ra rằng nó phải sống xứng đáng với những gì người ta gọi nó Chuyến đi đã giúp Dũng Khí trưởng thành, từ một chú ốc sên nhút nhát, không tin vào bản thân, luôn sợ sệt, ngần ngại mọi thứ; cậu đã trở thành một chú ốc sên can đảm, hiểu biết, kiên trì và luôn tin tưởng vào bản thân Qua những phân tích bên trên, có thể thấy cốt truyện phiêu lưu được vận dung hết sức linh hoạt và sáng tạo trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda Cốt truyện phiêu lưu được xây dựng một cách ly kỳ, hấp dẫn chính là một trong những nguyên nhân chính đem lại thành công lớn cho các tác phẩm của ông Sở dĩ Luis Sepúlveda ưa sử dụng cốt truyện phiêu lưu đến vậy là vì ông rất thấu hiểu lớp độc giả

mà mình hướng đến: những độc giả ở lứa tuổi thiếu nhi

Cốt truyện phiêu lưu là loại hình cốt truyện cực kỳ phù hợp với các tác phẩm dành cho thiếu nhi Trẻ em thường thích bay nhảy, thích khám phá thế giới bên ngoài để được thấy nhiều thứ mới mẻ, học được nhiều kiến thức bổ ích Tuy nhiên, phạm vi khám phá của trẻ em thường bị hạn chế hơn so với người trưởng thành Một người trưởng thành

sẽ có đủ khả năng và quyền hạn để tự mình bước ra thế giới bên ngoài, mở rộng phạm

vi khám phá theo ý muốn Còn với trẻ em, môi trường sống thường gói gọn trong những phạm vi nhỏ hơn như gia đình, trường học Các em thường được người lớn bao bọc khỏi thế giới bên ngoài, vì đôi khi xã hội bên ngoài có những mối nguy hiểm mà các em chưa thể thích ứng được Chính vì vậy mà các em lại càng tò mò về thế giới bên ngoài, càng

Trang 38

khát khao muốn khám phá chúng Điều đó dẫn đến lý do vì sao các em thường tìm đến

và ưa thích những câu chuyện phiêu lưu Những câu chuyện phiêu lưu với các khám phá

về thiên nhiên và xã hội có thể phần nào thỏa mãn tính tò mò của các em, giúp các em

mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao trí tưởng tượng và sức sáng tạo Đồng thời kích thích lòng say mê khám phá, tìm hiểu thế giới rộng lớn bên ngoài Một lý do khác khiến truyện phiêu lưu hấp dẫn và lôi cuốn trẻ em là cốt truyện với đặc điểm ly kỳ, hấp dẫn, đầy bất ngờ, không thể đoán trước được

Truyện phiêu lưu thỏa mãn được nhiều mặt nhu cầu tinh thần của lứa tuổi trẻ em

Có khả năng kích thích trí tưởng tượng, giúp các em biết ước mơ, tăng khả năng sáng tạo, góp phần nuôi dưỡng đời sống tinh thần phong phú, phát triển trí tuệ toàn diện cho các em Đối với trẻ em, trí tưởng tượng cũng quan trọng không kém tri thức Nhìn vào lịch sử, có thể thấy các phát minh lớn của nhân loại đều đến từ những nhà khoa học không chỉ sở hữu tri thức mà còn có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo vô hạn Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Logic có thể đưa bạn từ A tới B, nhưng trí tưởng tượng mới đưa bạn đi khắp mọi nơi!”

Trong cốt truyện phiêu lưu, hành trình phiêu lưu cũng chính là hành trình các nhân vật phát triển và hoàn thiện bản thân, vì vậy các câu chuyện phiêu lưu thường có giá trị giáo dục rất lớn đối với lứa tuổi thiếu nhi Các nhân vật phiêu lưu cũng là những tấm gương về lòng dũng cảm, sự kiên trì, thông minh, chăm chỉ Đồng thời cổ vũ các em trên hành trình thoát khỏi vỏ bọc an toàn để khám phá thế giới rộng lớn kỳ thú bên ngoài,

và quan trọng hơn là khám phá chính bản thân mình

Bằng tài năng nghệ thuật và sự thấu hiểu độc giả của mình, Luis Sepúlveda đã thành công trong việc vận dụng cốt truyện phiêu lưu vào các tác phẩm viết cho thiếu nhi, góp phần không nhỏ giúp các tác phẩm của ông được đông đảo trẻ em trên toàn thế giới yêu thích

2.1.2 Một số điểm đặc sắc trong tổ chức cốt truyện

Để phù hợp với tầm đón nhận của các độc giả nhỏ tuổi, cốt truyện do Luis Sepúlveda xây dựng thường đơn giản, không có quá nhiều sự cách tân nghệ thuật phức tạp Cốt truyện trong các tác phẩm của ông thường có đặc điểm chung là gọn gàng, chặt chẽ, liền mạch và đầy sự hấp dẫn, thú vị Các biến cố, sự kiện, chi tiết được đưa vào là những biến cố nổi bật, những sự kiện đặc sắc, những chi tiết tiêu biểu có ý nghĩa điển hình Chúng được chọn lọc, tổ chức và sắp đặt một cách hợp lý, mạch lạc

Đa phần các tác phẩm của ông có kết cấu cốt truyện đơn tuyến, triển khai theo trình tự thời gian tuyến tính, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau,

quan hệ nhân quả được duy trì Riêng cốt truyện trong Chuyện con chó tên là Trung

Trang 39

Thành được xây dựng với nhiều điểm khác biệt so với các tác phẩm thiếu nhi còn lại,

đó là cốt truyện theo dòng ý thức mà chúng tôi đã trình bày ở trên

Dù thuộc loại hình nào thì cốt truyện phiêu lưu luôn có điểm chung là tạo ra những cuộc phiêu lưu, những hành trình với nhiều biến cố, tình huống liên tục xuất hiện nối tiếp nhau và liên kết chặt chẽ với nhau trong một kết cấu hoàn chỉnh Tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện thiếu nhi của Luis Sepúlveda, chúng tôi nhận thấy hai đặc trưng nổi bật trong cách xây dựng tổ chức cốt truyện của ông là nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo và nghệ thuật tạo kết thúc mở

2.1.2.1 Nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo

Tình huống truyện là những sự kiện đặt ra thử thách cho các nhân vật trong truyện,

có thể làm thay đổi tình thế, hoàn cảnh cũng như số phận của các nhân vật Tình huống truyện có khả năng thúc đẩy các nhân vật hành động, qua đó thể hiện tính cách, tâm lý,

tư tưởng của của nhân vật Đồng thời có chức năng thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo kịch tính cho tác phẩm Thông qua sự phát triển tâm lý nhân vật và diễn biến câu chuyện

mà tư tưởng, thông điệp của nhà văn được bộc lộ

Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Luis Sepúlveda đã đưa vào cốt truyện những tình huống hết sức hy hữu, những biến cố đầy mới lạ và độc đáo, làm tăng sự hấp dẫn

và đặc sắc cho câu chuyện

Trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, tác giả đã tạo ra một tình huống có một

không hai: một chú mèo phải dạy cho một chú chim hải âu cách bay Thật trớ trêu và ngược đời khi bắt một loài vốn không thể bay như loài mèo phải dạy cách bay cho hải

âu – một loài chim sinh ra với đôi cánh có khả năng bay lượn Cách đặt tình huống truyện độc đáo làm tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện, khơi gợi trí tò mò nơi người đọc Độc giả sẽ phải thắc mắc mèo Zorba định làm gì tiếp theo? Cậu có thể hoàn thành thử thách khó khăn đó không? Sự tò mò sẽ khiến độc giả không thể ngừng theo dõi diễn biến câu chuyện

Trong Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, một tình thế độc đáo được

đặt ra khi một chú mèo lại kết thân với một chú chuột Đây vốn là hai loài thiên địch của nhau Loài mèo vốn sinh ra với bản năng bắt chuột, như một lẽ dĩ nhiên, chúng thù ghét loài chuột và ngược lại, loài chuột luôn sợ hãi, chạy trốn móng vuốt của loài mèo Vậy

mà trong câu chuyện, chú mèo Mix và chú chuột Max lại trở thành những người bạn thân thiết không thể thiếu của nhau, không chỉ sống hòa thuận mà còn yêu thương, bảo

vệ nhau, cùng nhau thực hiện những chuyến phiêu lưu khám phá thế giới

Trong Chuyện con chó tên là Trung Thành, hai nhân vật chính – chú chó Afmau

và cậu bé người Da Đỏ Aukaman – vốn là anh em thân thiết cùng nhau lớn lên trong một gia đình, sau nhiều năm thất lạc lại gặp nhau trong một tình thế trớ trêu: Afmau là chú chó săn được dùng để truy đuổi Aukaman Tình huống truyện đã đặt hai người vào

Trang 40

tình thế phải chống lại nhau Qua đó thúc đẩy hành động của nhân vật, tạo độ cao trào cho cốt truyện, tăng sự kịch tính, hấp dẫn cho tác phẩm

Còn trong Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, ta không khỏi ấn

tượng trước tình huống ngộ nghĩnh: một chú ốc sên – vốn là loài vật sinh ra với bản tính chậm chạp, được xem là một trong những loài di chuyển chậm nhất trong muôn loài, giờ đây lại đặt ra câu hỏi: vì sao ốc sên lại chậm chạp? Những thắc mắc hết sức lạ lẫm

đó đã mở ra chuyến phiêu lưu đi tìm lời giải đáp của chú ốc sên Dũng Khí

2.1.2.2 Nghệ thuật tạo kết thúc mở

Đa số cốt truyện phiêu lưu thường có kết thúc tươi sáng, hạnh phúc với chiến thắng thuộc về nhân vật phiêu lưu – người đã chinh phục tất cả các thử thách xuất hiện trong hành trình Luis Sepúlveda cũng chọn kết thúc tốt đẹp cho các tác phẩm mang cốt truyện phiêu lưu của mình, tuy nhiên, những cái kết đó thường không hoàn toàn khép lại câu chuyện, mà là những kết thúc mở với những vấn đề còn bỏ ngỏ Kết thúc mở là một dạng kết thúc của tác phẩm tự sự, trong đó các sự kiện không được giải quyết trọn vẹn,

số phận nhân vật vẫn chưa được sắp đặt hoàn tất, ở đó vẫn có những khoảng trống, khoảng lặng để người đọc tự tưởng tượng, khơi gợi độc giả tham gia vào quá trình đồng sáng tạo

Không phải lúc nào Luis Sepúlveda cũng chọn kết thúc tươi sáng cho các tác phẩm

của mình Ta có thể thấy kết thúc trong Chuyện con chó tên là Trung Thành là một kết

thúc buồn, tuy các nhân vật đã vượt qua các thử thách, hoàn thành chuyến phiêu lưu của mình, nhưng chú chó Afmau đã ra đi mãi mãi sau khi liều mình cứu cậu bé Aukamañ Đồng thời, đây cũng là một kết thúc mở với nhiều vấn đề còn bỏ lửng Tác phẩm kể về hành trình tìm về bên nhau và chạy trốn khỏi sự truy sát từ những kẻ ngoại lai của hai người bạn – chú chó Afmau và cậu bé thổ dân Aukamañ Ở phần cuối câu chuyện, bằng

sự thông minh của mình, Afmau đã dụ đám lính vào rặng tre và để chúng mắc kẹt ở đó Cậu chạy đi tìm Aukamañ và hai người gặp nhau trong rừng Lúc này Aukamañ đang bị thương nặng và cần thuốc sát trùng vết thương, nếu không cậu sẽ chết vì nhiễm trùng và sốt Thử thách tiếp theo được đặt ra cho Afmau: cậu phải quay trở về nơi trú ngụ của bọn lính và đánh cắp thuốc sát trùng về cho Aukamañ Khi quay trở lại chỗ bọn lính để lấy túi cứu thương có chứa thuốc sát trùng, Afmau đụng độ hai tên lính và bị bắn trúng ngực trong lúc bỏ chạy Bằng tất cả sức lực còn lại cùng với vết thương trên ngực, Afmau

đã thành công mang thuốc men đến chỗ nấp của Aukamañ Tuy được cứu chữa, nhưng Afmau đã không thể qua khỏi: “Không khí chậm chạp dừng lại, không còn cần phải chui vào hai lá phổi tôi nữa.” [23, tr.83] Câu chuyện khép lại bằng cảnh Aukamañ ôm cậu vào lòng và nói: “Marichiweu peñi, chúng ta sẽ chiến thắng mười lần, người anh em, đó

là cách những Con người của Đất ra đi mà không bao giờ nói lời vĩnh biệt” [23, tr.84]

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2005), Từ điển Văn học Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học Việt Nam
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2005
2. Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Trần Hữu Tá, & Phùng Văn Tửu (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Trần Hữu Tá, & Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2004
3. Nguyễn Thị Bích (2014), Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)
Tác giả: Nguyễn Thị Bích
Năm: 2014
4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
5. Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2013), Luận văn Thạc sĩ Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
Năm: 2013
6. Đặng Anh Đào (2008), “Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2008
7. Thiên Điểu (2020), “Nhà văn Luis Sepúlveda - tác giả ‘Lão già mê đọc truyện tình’ - qua đời vì COVID-19”, tuoitre.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Luis Sepúlveda - tác giả ‘Lão già mê đọc truyện tình’ - qua đời vì COVID-19
Tác giả: Thiên Điểu
Năm: 2020
8. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
9. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
10. Hằng Hà (2020), “Cha đẻ' của Chuyện con mèo dạy hải âu bay qua đời vì Covid- 19”, thanhnien.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha đẻ' của Chuyện con mèo dạy hải âu bay qua đời vì Covid-19
Tác giả: Hằng Hà
Năm: 2020
11. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
12. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
13. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc
Tác giả: Phạm Thị Hảo
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
14. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phê bình văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1993
15. Hoàng Ngọc Hiến (1997). Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1997
16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
17. Nguyễn Văn Hùng (2016), Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2016
18. Lotman, IU. M (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Tác giả: Lotman, IU. M
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
19. Phan Đức Lộc (2020), Nhà văn Luis Sepúlveda: Văn chương nứt mầm trong bóng tối, cand.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Luis Sepúlveda: Văn chương nứt mầm trong bóng tối
Tác giả: Phan Đức Lộc
Năm: 2020
20. Luis Sepúlveda (1996), Chuyện con mèo dạy hải âu bay, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện con mèo dạy hải âu bay
Tác giả: Luis Sepúlveda
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 1996
w