1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa những thành tựu của cnxh hiệnthực và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình cnxh xô viết

27 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những thành tựu của cnxh hiện thực và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình cnxh xô viết
Người hướng dẫn ThS Giang Thị Trúc Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý luận chính trị
Thể loại Bài thuyết trình
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Nó bao gồm những đặc trưng về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa tư tưởng...theo đó, bản chất của CNXH dần được hoàn chỉnh và bộc lộ ra các đặc điểm ưu việt.Quan niệm về mô hình CNXH thể

Trang 1

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH PHÂN TÍCH SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CNXH HIỆN THỰC VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG

VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CNXH XÔ VIẾT

Giảng viên hướng dẫn: ThS Giang Thị Trúc Mai

Trang 2

I Phân tích sự ra đời của hệ thống CNXH: 1

1 Sơ lược về mô hình CNXH: 1

2 Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học: 2

3 Điều kiện ra đời của CNXH: 3

3.1 Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học: 3

3.2 Vai trò của C Mác, Ph Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: 5

4 Ý nghĩa, giá trị của sự ra đời XHCN: 8

4.1 Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học: 8

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học: 10

4.3 Ý nghĩa của sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học và áp dụng vào học tập: 10

5 Ví dụ liên hệ đến sự ra đời của nước XHCN - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam: 11

II Những thành tựu của CNXH hiện thực: 12

III Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết: 14

1 Bối cảnh lịch sử: 14

2 Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết 15

3 Sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có đồng nghĩa với sự sụp đổ của CNXH 21

4 Triển vọng của CNXH hiện thực: 22

CNTB - Không phải là tương lai của xã hội loài người: 22

CNXH - tương lai của loài người: 23

IV Tổng kết: 24

V Tài liệu tham khảo 25

Trang 3

I Phân tích sự ra đời của hệ thống CNXH:

1 Sơ lược về mô hình CNXH:

Mô hình CNXH là phạm trù để chỉ quan niệm về chế độ kinh tế - chính trị - xã hội đượcxây dựng theo nguyên tắc của CNXH khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từngquốc gia Nó bao gồm những đặc trưng về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa tư tưởng theo đó, bản chất của CNXH dần được hoàn chỉnh và bộc lộ ra các đặc điểm ưu việt.Quan niệm về mô hình CNXH thể hiện nhận thức của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân

và nhân dân lao động, theo đó liên quan trực tiếp đến hiệu quả, thậm chí thành - bại trongxây dựng CNXH Quan niệm chưa đúng đắn thì hành động chưa thể đạt kết quả Các nhàkinh điển Mác - xít rất quan tâm tới vấn đề này

C.Mác từng phê phán những sai lầm của các nhà CNXH không tưởng về mô hình xã hộitương lai, như phê phán quan niệm mang nhiều ảo tưởng về mô hình CNXH của côngnhân Pháp trong “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850”, “Nội chiến ở Pháp”, quanniệm sai lầm về chủ nghĩa cộng sản của Látxan trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta” CònĂngghen đã phê phán về “bệnh phóng họa lịch sử”, xa rời “mảnh đất hiện thực” củanhững người cộng sản khi quan niệm về CNXH Bản thân Người cũng thừa nhận: “Lịch

sử đã chứng minh rằng chúng tôi cũng đã phạm sai lầm, lịch sử đã vạch ra rằng quanđiểm của chúng tôi lúc bấy giờ là một ảo tưởng Lịch sử lại còn đi xa hơn thế nữa: lịch sửkhông những đã đánh tan sai lầm hồi bấy giờ của chúng tôi mà còn hoàn toàn đảo lộnnhững điều kiện trong đó giai cấp vô sản đang phải chiến đấu và đó là một điểm đángđược nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa” Và để tránh điều đó, Ph.Ăngghen yêu cầu: “Ngày nayvấn đề trước hết là phải nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ của nó”.V.I.Lênin cũng đã có nhiều phê phán về bệnh ấu trĩ tả khuynh, sự nóng vội, quan điểmbiệt phái trong xây dựng CNXH của những người Bônsêvich, của phái “Văn hóa vôsản” (Proletcult)

Thực tế của CNXH trong vài thập niên gần đây cũng xác nhận tầm quan trọng chiến lượccủa việc đổi mới tư duy để nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về mô hình CNXH Thànhtựu và những vấn đề đặt ra trong cải cách, đổi mới cũng luôn đòi hỏi chủ thể của tư duy

Trang 4

chiến lược phải coi việc tiếp tục hoàn thiện nhận thức về mô hình CNXH là công việcthường xuyên và cấp bách.

Mô hình CNXH là sản phẩm của tư duy chiến lược mà chủ thể hàng đầu là Đảng Cộngsản - người lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH Khả năng điều chỉnh mô hình CNXHtùy thuộc vào hoạt động thực tiễn và năng lực tư duy lý luận của các Đảng Cộng sản Nhucầu của thực tiễn mỗi nước, đặc điểm của bối cảnh thời đại, sự kiểm chứng hiệu quả thựctiễn của sự nghiệp xây dựng CNXH hiện thực, việc trao đổi và học tập, kế thừa kinhnghiệm giữa các Đảng Cộng sản là những nhân tố thực tiễn thúc đẩy điều chỉnh mô hình

Mô hình CNXH trên thế giới cũng đã trải qua nhiều chặng phát triển Từ mô hình mangtính đơn nhất là CNXH kiểu Liên Xô - được áp dụng khá phổ biến và ít biến thể vàonhiều quốc gia, thông qua cải cách đổi mới, đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, songvẫn mang tính chất XHCN như mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc, mô hình CNXH củaViệt Nam, mô hình CNXH kiểu Cu ba, mô hình CNXH ở Lào Theo đó, lý luận vềCNXH cũng ngày một đầy đủ và phù hợp thực tế hơn Sự xuất hiện các mô hình CNXHthời kỳ cải cách, đổi mới vừa khẳng định sức sống của CNXH, vừa là thành tựu lý luậnquan trọng bậc nhất của CNXH hiện thực hiện nay

Khái niệm “mô hình” có khả năng diễn đạt tinh thần thực tiễn, tính chất năng động và cảkhả năng bổ sung, phát triển, điều chỉnh của quan niệm về CNXH Thành tựu của thựctiễn đổi mới và của quá trình phát triển tư duy lý luận về CNXH hiện nay đã xác nhậnkhái niệm mô hình CNXH, vì vậy trong các văn kiện của Đảng và trong nghiên cứu lýluận, nên sử dụng khái niệm mô hình CNXH rộng rãi hơn

2 Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học:

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là chủnghĩa Mác – Lênin nói chung với tính cách là sự luận toàn diện (triết học, kinh tế chínhtrị và xã hội – chính trị) về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếucủa chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm

Trang 5

vụ đấu tranh của giai cấp công nhân Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh vềmặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩaMác – Lênin Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị

- thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là học thuyết vềnhững điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộcđấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, về cácquy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnhđạo của chính đảng mácxít nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân

3 Điều kiện ra đời của CNXH:

3.1 Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoahọc:

3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội:

Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước pháttriển rất quan trọng trong kinh tế Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất đãthúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ Chính sự phát triển

đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triểncủa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựatrên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ranhững khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắnbản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại trưởng thànhbước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độclập Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn màchủ nghĩa tư bản đã tạo ra

Trang 6

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức vàtrên quy mô rộng khắp Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học hướng dẫn Tiêu biểu cho cácphong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa công nhân thành phố Liông (Pháp) 1831– 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt Xêlidi (Đức) 1844; phong trào Hiến chương(Anh) 1838 – 1848 Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chínhtrị Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệthống lý luận khoa học và cách mạng.

Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời

để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, khôngcòn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tưsản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý luận phong trào côngnhân

3.1.1.1 Nguyên nhân kinh tế:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm chonền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nềnkinh tế Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng

dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểutruyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lựclượng sản xuất Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển đến mộttrình độ cao, công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay nghề cao Lực lượngsản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về quan hệ sản xuất cho phù hợp,

sự cải biến này phải được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cáchmạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới –Nhà nước xã hội chủ nghĩa

3.1.1.2 Nguyên nhân xã hội:

Trang 7

Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định đặc điểm của nhà nước Với đặcđiểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóclột giá trị thặng dư tối đa đã quy định bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyênchính tư sản.

Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào con đườngbần cùng hoá Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt, sựbất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động, phản dân chủ đã đưa xã hội

tư bản tới sự phân chia sâu sắc

Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũcông nhân lên đông đảo Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả vềchất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất công nghiệp tạothành Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên tiến trong xãhội và có vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnh đạo cách mạng vô sản, thủ tiêunhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình

3.1.2 Những tiền đề văn hóa – tư tưởng (tiền đề lý luận):

Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, vănhóa và tư tưởng Về khoa học tự nhiên có: thuyết tế bào của M Sơlayđen và T Savanxơ(Đức); thuyết tiến hóa của Đ Đácuyn (Anh); thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượngcủa M Lômônôxốp (Nga) Về khoa học xã hội có: triết học cổ điển Đức (Ph Hêghen, L.Phơbách,…), kinh tế chính trị học Anh (Ađam Smít, Đ Ricácđô,…), chủ nghĩa xã hộikhông tưởng – phê phán (H Xanhximông, S Phuriê, R.Ôoen,…) Những thành tựu củakhoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủnghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng

3.2 Vai trò của C Mác, Ph Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoahọc:

3.2.1 C.Mác (1818 – 1883):

Trang 8

C Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học Ông là lãnh tụ và người thầy củagiai cấp vô sản thế giới.

3.2.2 Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895):

Ph Ăngghen là nhà bác học, lãnh tụ và là người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đãcùng với C Mác sáng lập ra học thuyết mácxít

3.2.3 Vai trò của C Mác và Ph Ăngghen:

Khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa duy vậtbiện chứng với phương pháp luận khoa học, C Mác đã nêu ra hai phát kiến vĩ đại đó là:chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư “Nhờ hai phát kiến ấy, chủ nghĩa

xã hội đã trở thành khoa học” Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do tưởngtượng, ước mơ mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy

lý luận có cơ sở khoa học

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do C Mác và Ph Ăngghen soạn thảo theo

sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” – một tổ chức công nhân quốc tế,đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (2-1848) là tác phẩm bất hủ, là khúc ca tuyệt tác củachủ nghĩa Mác, là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân,phong trào cộng sản Với những nội dung đã được trình bày một cách rõ ràng và sáng sủacủa thế giới quan khoa học, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, theo V.I Lênin, xứngđáng được thừa nhận là Tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội thế giới, là “cuốn sách gối đầugiường cho tất cả những người công nhân giác ngộ”

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” là kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộngsản và công nhân quốc tế Các Đảng Cộng Sản mácxít – lêninnít lấy tác phẩm “Tuyênngôn của Đảng Cộng Sản” làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách

Trang 9

lược cách mạng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: thủ tiêu chủnghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

3.3 Các giai đoạn phát triển cơ bản trong sự phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học:3.3.1 C Mác và Ph Ăngghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848 –1895):

Sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, C Mác và Ph Ăngghen tiếp tục bổ sung, pháttriển thêm nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học

Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào cộngsản, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Đức trong thời kỳ 1848 – 1851, quatheo dõi, chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari (1871), hai ông đã viết nhiềutác phẩm và thông qua các tác phẩm, hai ông đã nêu lên những luận điểm hết sức quantrọng, làm phong phú thêm chủ nghĩa xã hội khoa học Đó là những luận điểm sau:

● Giai cấp công nhân chỉ có thể chiến thắng giai cấp tư sản trên cơ sở đập tan bộmáy nhà nước tư sản và kịp thời trấn áp những hành động phục hồi của chúng

● Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản thân nềnchuyên chính đó cũng chỉ là bước quá độ để tiến lên xây dựng một xã hội không

có giai cấp

● Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi có được sự lãnh đạo củamột chính đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học

● Liên minh công – nông là điều kiện cần phải có để đưa cách mạng đến thắng lợi

● Trình bày về tư tưởng cách mạng không ngừng: về chiến lược, sách lược đấu tranhgiai cấp của giai cấp công nhân; về sự lựa chọn các phương pháp và hình thức đấutranh trong từng thời kỳ phát triển cách mạng; về các vấn đề xã hội – chính trị màcách mạng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết;…

3.3.2 V I Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học tronghoàn cảnh lịch sử mới:

Trang 10

Vlađimia Ilích Lênin (1870 – 1924) là người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp vĩ đạicủa C Mác và Ph Ăngghen Ông vừa bảo vệ sự trong sáng, vừa phát triển toàn diện vàlàm giàu thêm lý luận chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, chủ nghĩa tư bảnchuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Ông là người mácxít đầu tiên vận dụng mộtcách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn đấu tranh xâydựng chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cải tạo xã hội

cũ và bắt đầu xây dựng một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa hiện thực Ông là lãnh tụ củagiai cấp công nhân Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước

Xô Viết

Sự phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của V I Lênin được chiathành hai thời kỳ cơ bản:

● Trước Cách mạng Tháng Mười Nga: Trên cơ sở những di sản lý luận của C Mác

và Ph Ăngghen, V I Lênin đã xây dựng một hệ thống lý luận mang tính nguyêntắc cho các đảng mácxít kiểu mới của giai cấp công nhân Đó là những lý luận vềchuyên chính vô sản; về chính đảng kiểu mới; về liên minh công – nông; về sựchuyển biến cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

● Sau Cách mạng Tháng Mười Nga: Với yêu cầu của công cuộc xây dựng chế độmới, V I Lênin phân tích và làm rõ nội dung, bản chất của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vớiphong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; về những vấn đề mang tínhquy luật của sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; vềvai trò của quần chúng,…

4 Ý nghĩa, giá trị của sự ra đời XHCN:

4.1 Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học:

Trước hết, với ý nghĩa là tư tưởng, là lý luận, thì chủ nghĩa xã hội khoa học nằm trongquá trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng, lý luận mà nhân loại đã sản sinh ra.Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những đỉnh cao nhất của các khoa học xã hội củanhân loại

Trang 11

Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng nằm trong quá trình phát triển lịch sử tư tưởng xã hộichủ nghĩa của nhân loại Chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc, phát triểnnhững giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng, tìm ra những cơ sở khoa học, cơ sở thựctiễn của tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết hoàn chỉnh, gồm ba bộ phận hợp thành: triếthọc Mác – Lênin, kinh tế chính trị học Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học Đây là

hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc đấu tranhthực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Cả ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau đểluận giải một cách toàn diện sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủnghĩa xã hội là tất yếu như nhau, nhằm trang bị cho giai cấp công nhân và toàn thể nhândân lao động thế giới quan khoa học, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạothế giới

Triết học Mác – Lênin, với phát kiến vĩ đại đầu tiên là chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã chỉ ra

sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội diễn ra trong lịch sử là do sự phát triển của cácphương thức sản xuất kế tiếp nhau quyết định

Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, với phát kiến là học thuyết giá trị thặng dư, đã làm rõbản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư

mà giai cấp công nhân đã tạo ra Giai cấp tư sản càng đẩy mạnh phát triển kinh tế cànglàm cho mâu thuẫn càng gay gắt giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội ngày càng caovới tinh thần chật hẹp của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Mâu thuẫn này là nguồn gốc kinh tế cho sự diệt vong chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội khoa học, với tư cách là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác– Lênin, là học thuyết xã hội – chính trị, trực tiếp nghiên cứu sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân, những điều kiện, những con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân

Trang 12

Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên nền tảng lý luận chung và phương pháp luận của triếthọc và kinh tế chính trị học mácxít để đưa ra những luận cứ xã hội – chính trị rõ ràng,trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản vàthắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân, chỉ ra những con đường, các hình thức và biện pháp để tiến hành cải tạo xã hội theohướng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Như vậy chủ nghĩa xã hội khoa học là sựtiếp tục một cách logic triết học và kinh tế chính trị học mácxít, là sự biểu hiện trực tiếpmục đích và hiệu lực chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn.

Nếu như triết học, kinh tế chính trị học luận giải tính tất yếu, những nguyên nhân kháchquan, những điều kiện để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội thì chỉ có chủnghĩa xã hội khoa học mới đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi: bằng con đường nào đểthực hiện bước chuyển biến đó

4.2 Chức năng, nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học:

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội khoa học trang bị tri thức khoa học, tri thức lý luận (thế giớiquan khoa học), đó là hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học

mà chủ nghĩa Mác – Lênin dùng để luận giải về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến sự hìnhthành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng xã hội, giảiphóng con người

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội khoa học giáo dục tư tưởng chính trị về chủ nghĩa xã hội chogiai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và nhân dân lao động để hình thành nên thế giớiquan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa

Thứ ba, chủ nghĩa xã hội khoa học định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễncủa Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hội chủnghĩa và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (kim chỉ nam)

4.3 Ý nghĩa của sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học và áp dụng vào học tập:4.3.1 Về mặt lý luận:

Trang 13

Trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp như: sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hộihiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội thực hiện âmmưu “diễn biến hòa bình”, không ít người nghi ngờ hoặc phủ nhận vai trò của chủ nghĩa

xã hội khoa học đối với cải tạo thực tiễn; vì vậy, việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoahọc có ý nghĩa lý luận to lớn là:

● Chủ nghĩa xã hội khoa học trang bị những nhận thức chính trị - xã hội cho ĐảngCộng sản, Nhà nước, cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trìnhbảo vệ và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa Học thuyết Mác khôngdừng lại ở chỗ giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới Học thuyết về cảitạo thế giới mà chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện rõ và trực tiếp nhất là chủ nghĩa xãhội khoa học

● Chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống các họcthuyết phản động, phi mácxít

4.3.2 Về mặt thực tiễn:

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những cơ sở lý luận và phương pháp luận củanhiều khoa học xã hội chuyên ngành, đồng thời là cơ sở lý luận giúp cho các Đảng Cộngsản và công nhân quốc tế xác định con đường đi, định hướng hành động đúng đắn chođường lối chiến lược, sách lược, chính sách phù hợp với quy luật phát triển khách quan

Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải vận dụng trung thành và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học

5 Ví dụ liên hệ đến sự ra đời của nước XHCN - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như V I Lênin nói là kiểu “đặc biệtcủa đặc biệt” Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:

● Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước nghèonàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Ngày đăng: 07/08/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w