1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tòa soạn hội tụ phân tích yêu cầu và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ 5

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích yêu cầu và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Xuân Hòa
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quản lý PTTH và BMĐT
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

Cho đến nay đã có khá nhiều cơ quan báo chí thực hiện mô hình tòa soạn hội tụ, đi đầu là các tòa soạn báo lớn như Tuoitre, vnexpress, vietnamplus, zingnews....và các cơ quan báo in cũng

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN

TÒA SOẠN HỘI TỤ

“Phân tích yêu cầu và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ”

Giáo viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Xuân Hòa

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thủy

Lớp: Quản lý PTTH và BMĐT K26.1

HÀ NỘI –8/2021

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÒA SOẠN HỘI TỤ 9

1.1 Một số khái niệm về tòa soạn hội tụ 9

1.2 Đặc điểm tòa soạn hội tụ 11

CHƯƠNG 2 : NHỮNG YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÒA SOẠN HỘI TỤ 15

2.1 Những yêu cầu của quản lý tòa soạn hội tụ 15

2.1.1 Yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách 15

2.1.2 Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại 16

2.1.3 Yêu cầu về công tác quản lý 17

2.1.4 Yêu cầu về đội ngũ nhân lực 18

2.1.5 Yêu cầu về cơ sở vật chất đáp ứng mô hình tòa soạn hội tụ 19

2.2 Nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ 20

2.2.1 Cần được tiến hành bởi các chủ thể quản lý có thẩm quyền 20

2.2.2 Cần là một hành động mang tính bắt buộc 21

2.2.3 Cần lựa chọn phương thức phù hợp, sáng tạo 22

2.2.4 Cần là một hoạt động mang tính thống nhất, có tổ chức 22

2.2.5 Cần là một hoạt động diễn ra liên tục, khách quan, tôn trọng những quan điểm, góp ý của công chúng 23

2.2.6 Cần dựa trên cơ sở chính trị - pháp lý phù hợp 23

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÒA SOẠN HỘI TỤ 24

3.1 Nhóm giải pháp về nhận thức 24

3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức, bộ máy 24

3 3 Nhóm giải pháp về quản lý, nhân sự 25

3.4 Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ 27

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nở rộ của các loại hình truyền thông xã hội trên nền tảng Internet đã trở thành thách thức lớn cho các cơ quan báo in trên toàn cầu Các loại hình truyền thông mới đã tận dụng được lợi thế của mình đó là cung cấp thông tin dưới dạng tích hợp hình ảnh, âm thanh, đồ họa sống động, và trong tức thì cung cấp rộng rãi tới người

sử dụng trên khắp thế giới Và đây đã trở thành sự lựa chọn mới của công chúng Trước xu hướng này, các cơ quan báo chí đã phải tích cực đổi mới trong tái cấu trúc hoạt động, đổi mới nội dung, quy trình sản xuất báo chí Trong đó, một nội dung then chốt là xây dựng và đưa vào hoạt động mô hình tòa soạn hội tụ

Mô hình này đã xuất hiện ở Mỹ và các nước Tây Âu vào những năm đầu thế

kỷ XXI, đến nay đã rất phát triển Mô hình này được đánh giá là một mô hình thông minh và tiết kiệm Nó phản ánh cách công chúng đang sử dụng các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là dịch vụ di động để tiếp cận thông tin Việc vận hành tòa soạn hội tụ sẽ giảm được nguồn nhân lực, chi phí, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, nhiều, chất lượng; đồng thời phát huy hết tiềm lực các loại hình truyền thông mới, phát huy nội lực và tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các kênh truyền thông trong cùng một tòa soạn

Tại Việt Nam, xu hướng hội tụ truyền thông tất yếu thúc đẩy sự phát triển của mô hình tòa soạn hội tụ tại nhiều cơ quan báo chí Những yêu cầu mới cũng đặt

ra với việc chuyển đổi từ tòa soạn phát triển theo hướng tách biệt sang hướng hội tụ như: Thay đổi cách làm tin, đưa tin để thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của công chúng Tuy nhiên, cách thức áp dụng mô hình này ở các cơ quan báo chí Việt Nam vẫn còn chưa đồng đều, chưa có một mô thức chung, do vậy hiệu quả của nó cũng khác nhau Cần phải nghiên cứu những yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay, cùng với đó là nguyên tắc cụ thể để xây dựng tòa soạn hội tụ một cách hiệu quả

Trang 4

Và tại nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc phân tích, nhận định những yêu cầu của tình hình báo chí Việt Nam hiện nay và các nguyên tắc xây dựng tòa soạn hội tụ, nhằm đưa ra giải pháp nhằm quản lý hiệu quả mô hình tòa soạn hội tụ tại các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, xu thế truyền thông mới bắt đầu chưa đầy một thập kỷ Cho đến nay đã có khá nhiều cơ quan báo chí thực hiện mô hình tòa soạn hội tụ, đi đầu là các tòa soạn báo lớn như Tuoitre, vnexpress, vietnamplus, zingnews và các cơ quan báo in cũng đã bước đầu xây dựng phiên bản điện tử để thuận tiện trong việc tích hợp các loại hình viễn thông, báo chí khác nhau trên cùng một thiết bị

Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp liên quan đến vấn đề tòa soạn hội tụ, và đây sẽ là những nguồn tài liệu quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài

Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Cuốn sách Cơ sở lý luận báo

chí (1992), Tạ Ngọc Tấn chủ biên, NXB Thông tin, đã nêu những nội dung có tính

chất phương pháp luận, những khái niệm, quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc

nghiên cứu Cuốn sách Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Nguyễn Văn Dũng

chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, đã có nhiều bài viết chuyên sâu, mang tính lý

luận cao và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc cho hoạt động báo chí; Cuốn sách Báo chí

truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến học đường (2011), NXB Đại học Quốc gia,

Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Dũng đề cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng, và báo chí, một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí , đặc điểm

của báo chí hiện đại; Cuốn sách Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với

báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam (2008) của Đức Dũng Trong đó, tác giả

nêu những thời cơ, điều tiện thuận lợi cho báo chí, truyền thông đại chúng ở Việt

Trang 5

Nam phát triển và những thách thức, khó khăn để báo chí, truyền thông đại chúng

lường trước, khắc phục để phát triển Trong cuốn sách Báo chí thế giới – xu hướng

phát triển (2008) của Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Thông tấn, tác giả đã phân tích

những biến đổi của môi trường báo chí thế giới, dẫn đến xu hướng phát triển mới Trong đó có chương 5, tác giả đi sâu vào trình bày xu hướng hội tụ truyền thống và khẳng định đó là xu hướng phát triển của báo chí thế giới hiện đại

Bên cạnh đó, tiểu luận văn còn tham khảo công trình luận văn thạc sĩ Báo chí

học “Tòa soạn hội tụ ở nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam ( Khảo sát Tòa

soạn The Daily Telegraph, New York Times, Osterreich, Expressen và Straits Times)” của La Thị Hoàn, 2013, Học viện Báo chí học và Tuyên truyền; luận văn

thạc sỹ “Những rào cản và giải pháp khắc phục trong tổ chức, quản lý tòa soạn hội

tụ ở báo Đảng miền Đông Nam bộ”, 2017 của Nguyễn Khắc Văn, Học viện Báo chí

học và Tuyên truyền; luận văn thạc sỹ “Phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ Báo Thể

thao và Văn hóa (TTXVN) đáp ứng thay đổi của môi trường truyền thông số”, 2018,

của tác giả Trần Thị Lượng là những công trình cung cấp khá đầy đủ những cơ sở

lý luận liên quan đến mô hình tòa soạn hội tụ, khảo sát phân tích những ưu điểm và hạn chế của tòa soạn hội tụ cũng như những vấn đề đặt ra của báo chí khi môi trường truyền thông thay đổi, luận văn bước đầu phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ cho tờ báo này và coi đó như khuyến nghị khoa học cho sự thay đổi mô hình tổ chức tòa soạn trong thời gian tới

Cùng với các công trình nghiên cứu nêu trên có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả, còn có một số bài nghiên cứu về hội tụ truyền thông , hội tụ báo chí

của các học giả, nhà quản lý báo chí trong nước như: Bài nghiên cứu “Sự vận động

và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông” của tác giả

Nguyễn Thành Lợi, đăng trên Tạp chí Người làm báo (Hội Nhà báo Việt Nam),

tháng 1-2016; Bài nghiên cứu Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền thống hội

Trang 6

tụ của Nguyễn Thị Trường Giang đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Sự vận

động, phát triển của báo chí truyền thông trong thời kỳ hội tụ truyền thông, tích hợp

phương tiện”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013; Bài nghiên cứu Xây dựng

tòa soạn tích hợp:Cần sự đột phá trong cách nghi của Nhà báo Lê Hoàng Anh, đăng

trên Tạp chí Nghề báo (Hội Nhà báo TP.HCM ), tháng 7 năm 2014 Nhiều bài nghiên cứu về báo chí hiện đại, các xu hướng phát triển của báo chí hiện đại đăng tải trên báo Vietnamplus của nhà báo Lê Quốc Minh Phó Tổng Giám để Thông tấn xã Việt Nam

Những tài liệu trên là nguồn tư liệu rất quý cho tác giả tham khảo để xây dựng kung lý thuyết đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu Đây cũng là những tài liệu để cập tới những vấn đề cơ bản về xu thế hội tụ truyền thông, kinh nghiệm xây dựng tòa soạn hội tụ với những tòa soạn ở Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ lý luận, khảo sát thực trạng những vấn đề đặt ra, những nguyên tắc trong tổ chức và quản lý tòa soạn hội tụ ở các cơ quan báo chí ở Việt Nam, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nhận định rõ những vấn đề và các giải pháp để thực hiện các nguyên tắc xây dựng và tổ chức tòa soạn hội tụ hiệu quả hơn trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận trong tổ chức và quản lý tòa soạn hội tụ

- Khảo sát, nhận định những vấn đề đặt ra của môi trường truyền thông hiện nay

Trang 7

- Nghiên cứu, phân tích những nguyên tắc cần thiết để xây dựng và tổ chức tòa soạn hội tụ

- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các nguyên tắc tổ chức, quản lý tòa soạn hội tụ trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiệu quả hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề đặt ra và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tòa soạn hội tụ trong thời gian tới

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các cơ quan báo chí ở Việt Nam đã và đang áp dụng

mô hình tòa soạn hội tụ

Tiểu luận dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước XHCN Việt Nam Đặc biệt, tiểu luận

sử dụng các lý thuyết về xã hội hóa, báo chí, truyền thông

Mặc khác, tiểu luận tìm hiểu cơ sở pháp lý, như Luật Báo chí năm 2016, và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến vấn đề lãnh đạo, quản lý trong báo chí, đặc biệt liên quan đến hoạt động xã hội hóa báo chí

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước XHCN Việt Nam Đặc biệt,

Trang 8

tiểu luận sử dụng các lý thuyết về báo chí, tổ chức sản xuất báo chí, tòa soạn hội tụ, truyền thông hiện đại

Cùng với đó, tác giả sử dụng các phương pháp chung đó và nghiên cứu tài liệu về những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung của đề tài; tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Đóng góp của tiểu luận là xây dựng khung lý thuyết về hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ

- Phân tích, làm rõ những yêu cầu và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ

- Tiểu luận cũng nêu các vấn đề và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tòa soạn hội tụ ở Việt Nam trong thời gian tới

7 Ý nghĩa của đề tài

Tiểu luận đã đưa ra một góc nhìn tổng thể về vấn đề đặt ra và nguyên tắc quản

lý tòa soạn hội tụ

Tiểu luận còn là tài liệu tham khảo về mặt thực tiễn, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan Nhà nước, quản lý báo chí và những người làm báo tham khảo để

có thêm góc nhìn và bổ sung về chuyên môn trong tổ chức tòa soạn hội tụ

9 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận văn gồm 3 chương Cụ thể gồm:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tòa soạn hội tụ

- Chương 2 Những yêu cầu và nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ

Trang 9

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tòa soạn hội tụ ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÒA SOẠN HỘI TỤ

1 1 Một số khái niệm về tòa soạn hội tụ

* Tòa soạn

Trong cuốn sách ‘Tổ chức hoạt động tòa soạn” của tác giả Đinh Văn Hường,

nêu khái niệm “tòa soạn báo chí là cơ quan do Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn

thể, chính trị, xã hội lập ra để xuất bản báo chí theo quy định của pháp luật Đó là

cơ quan ngôn luận của một tổ chức nhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ

do tổ chức đó đặt ra bằng những phương tiện và biện pháp đặc biệt”

Còn tác giả Trương Thị Kiên, trong cuốn sách chuyên khảo “Lao động nhà báo và

quản trị tòa soạn báo chí”, nêu, “khi nói đến tòa soạn báo chí, hay cơ quan báo chí,

là nói đến một tổ chức chính trị, xã hội được thành lập để thực hiện chức năng thông tin đại chúng Mỗi cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của một cơ quan,t ổ chức (được xem là cơ quan chủ quản), được đặt ra dưới sự lãnh đạo, thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn ngôn luận của quần chúng nhân dân”

* Hội tụ

Theo Từ điển tiếng Việt, hội tụ là gặp nhau ở cùng một điểm Trong tiếng Anh, hội tụ là convergence - sự kết hợp của hai hoặc nhiều thực thể hiện tượng khác nhau Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ này nói đến sự kết hợp của hai hoặc nhiều công nghệ khác nhau trong một thiết bị duy nhất Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã tạo nên xu thế hội tụ truyền thông,

mà điện thoại di động là một minh chứng cho kỷ nguyên hội tụ truyền thông, hội tụ công nghệ

Trong bài viết Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay, TS Trương Thị Kiên phân tích: “Hội tụ truyền thông là sự kết hợp hoạt động của các

Trang 11

phương tiện truyền thông đại chúng: báo in, truyền hình, phát thanh, internet, điện thoại trong môi trường kỹ thuật số nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để sản xuất và phân phối tin tức Nói cách khác, hội tụ truyền thông là đa phương tiện hoạt động trên cùng một nền tảng kỹ thuật

Như vậy, hội tụ truyền thông ra đời dựa trên sự phát triển có tính chất nhảy vọt của Internet của công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó Đó là sự tích hợp các loại hình truyền thông mới và cũ đề truyền tải thông tin qua nhiều phương tiện khác nhau Hội tụ truyền thông cho phép công chúng được lựa chọn phương thức tiếp cận thông tin theo cách mà họ mong muốn

* Tòa soạn hội tụ

Xu hướng hội tụ truyền thông đã tất yếu thúc đẩy sự phát triển của mô hình tòa soạn hội tụ trên thế giới và ở Việt Nam Thay cho mô hình tòa soạn truyền thông được xây dựng và vận hành theo kiểu tòa soạn tách biệt, phóng viên chỉ hoạt động trên một loại hình báo chí , không phát huy được sức mạnh, hiện nay, các tờ báo trên thế giới đã xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện, lấy báo điện tử làm trung tâm Và từ đó, khái niệm tòa soạn hội tụ (tiếng Anh là newsroom convergence) ra đời

Trong bài viết Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay, TS Trương Thị Kiên cho rằng, tòa soạn hội tụ (TSHT) là một trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương tiện”, hoạt động theo ý tưởng về một phòng tin tức hội tụ, phá vỡ bức tường cứng giữa báo in, truyền hình, phát thanh, các trang web riêng rẽ trên một giao diện điện tử để tạo nên sản phẩm cuối cùng là tờ báo hội tụ

Định nghĩa về tòa soạn hội tụ trong cuốn Báo chí và truyền thông đa phương tiện do PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên cho rằng: Tòa soạn hội tụ là

mô hình tòa soạn lấy bàn siêu biên tập (super desk) làm trung tâm để bảo đảm vận

Trang 12

hành tòa soạn theo hướng thống nhất, tận dụng các nguồn lực, sử dụng đa phương tiện để sản xuất tin tức dưới nhiều dạng thức khác nhau (hình ảnh, chữ viết, âm thanh, video ), và truyền phát trên đa nền tảng (báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh, ứng dụng mobile, mạng xã hội ) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng

TS Nguyễn Thành Lợi đưa ra khái niệm về TSHT trong cuốn Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại như sau, tòa soạn hội tụ là mô hình tòa soạn nằm trên một mặt phẳng, có bàn siêu biên tập (super desk) đặt ở vị trí trung tâm sản xuất và phân phối nội dung thông tin cho các loại hình truyền thông thích hợp, nhằm thúc đẩy công chúng có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thông tin

1.2 Đặc điểm tòa soạn hội tụ

Tòa soạn hội tụ là một mô hình tòa soạn hiện đại, trong đó có sự hợp nhất giữa các phòng, ban chuyên môn trong tòa soạn, các phóng viên, biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở trên cùng một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương tiện làm hạt nhân, nơi có thể giúp lãnh đạo tòa soạn đưa ra chỉ thị nhanh nhất và thống nhất về nội dung đến từng nhân viên trong tòa soạn

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thành Lợi , tòa soạn hội tụ có những đặc điểm khái quát sau:

Thứ nhất, hội tụ về không gian làm việc

Từ “sếp” đến nhân viên đều làm việc trên một mặt phẳng Trong tòa soạn, các phóng viên thuộc các loại hình truyền thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử cùng hợp nhất địa điểm làm việc trong một văn phòng lớn, thay vì mỗii loại hình bố trí riêng rẽ một tầng hay một tòa nhà riêng biệt như trước kia Mô hình mới này phá vỡ những rào cản giữa báo in, truyền hình, phát thanh và

Trang 13

báo mạng điện tử, từ đó hình thành một hệ thống giao tiếp mở – nơi các nhà báo có thể thu thập, xử lý thông tin ngay tại chỗ, sau đó thể hiện các bản tin qua các phương tiện truyền thông khác nhau, tạo ra sự gần gũi và khuyến khích các phóng viên có thể hợp tác với nhau trong công việc, thay vì thường xuyên tác nghiệp riêng biệt như trước

Thiết kế giữa tòa soạn là khu vực lãnh đạo – có một bàn siêu biên tập (super desk) nơi được coi là “ sở chỉ huy của tòa soạn”, giúp lãnh đạo đưa ra chỉ thị một cách nhanh nhất khi tác nghiệp Ngoài ra, các ban (phòng) chuyên môn cũng dễ dàng trao đổi ý tưởng và có phản hồi lại ngay sau khi nhận được chỉ thị của lãnh đạo Lãnh đạo các phòng ( ban) có thể trao đổi trực tiếp với nhau và lên kế hoạch sản xuất tin tức, từ đó chỉ đạo phóng viên đưa tin một cách tốt nhất cho các loại hình báo chí

Về công nghệ kỹ thuật, tòa soạn buộc phải tích hợp công nghệ, các phương thức truyền dẫn và biểu đạt, hạ tầng viễn thông, hạ tầng Internet, hệ thống truyền dẫn, kết cấu giao diện, mô hình phần mềm, thiết bị tích hợp đa phương tiện Tất cả các công nghệ để sản xuất ra một bài báo in, tác phẩm báo mạng, clip truyền hình, audio phát thanh đều được tích hợp trong một văn phòng

Thứ hai, hội tụ phương thức tác nghiệp của nhà báo

Phóng viên, biên tập viên, phóng viên ảnh cùng hợp tác làm tin thay vì hoạt động độc lập như trước kia Chẳng hạn khi có sự kiện thời sự, nhóm phóng viên cùng thu thập tin tức sẽ cùng chia sẻ thông tin mình đã thu thập được và thống nhất chọn cách tốt nhất để đưa bản tin ấy Bàn siêu biên tập - Super Desk chính là “ sở chỉ huy được đặt ở trung tâm Với cách sắp xếp đó, phóng viên viết cho báo in và báo mạng điện tử cùng làm việc trong một môi trường, có thể hỗ trợ nhau trong công việc, thay vì mỗi bên chỉ quan tâm sản xuất nội dung cho kênh của mình như trước kia Khi (phòng) ban báo in họp bàn về nội dung những phóng viên của báo mạng

Trang 14

điện tử cũng biết chính xác vấn đề gì đang được thảo luận để chủ động tổ chức tin bài, mặc dù hai ban này được tổ chức riêng rẽ

Thứ ba, sự phối hợp giữa phóng viên các loại hình báo chí

Phóng viên báo in hoàn toàn có thể sử dụng tư liệu, ảnh trong bài viết, phóng viên truyền hình có thể sử dụng phần text của báo in làm lời dẫn cho clip của mình Các bản tin trên truyền hình cũng có thể sử dụng đồ họa hay các số liệu của báo in

và báo mạng đã đăng tải Đối với báo mạng điện tử có thể sử dụng những sản phẩm của truyền hình và file audio của phát thanh Sự tích hợp đa kỹ năng của nhà báo hiện đại là một trong những đặc điểm quan trọng của tòa soạn hội tụ Khi làm việc trong tòa soạn hội tụ , các nhà báo sẽ phải làm việc “ đa năng ” hơn, phải vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện để làm phong phú , đa dạng sản phẩm của mình Bởi tòa soạn hội tụ sản xuất nhiều sản phẩm truyền thông và sự kết hợp giữa chúng, thậm chí trong cùng một nhà báo, để tận dụng những sức mạnh khác nhau của cả báo in, phát thanh, báo hình lẫn báo mạng

Thứ tư, hội tụ về nội dung tin tức

Tác phẩm báo chí sẽ được trình bày dưới dạng sản phẩm truyền thông đa phương tiện (multimedia communications), kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực tuyến và các tùy chọn mở rộng khác Hiện nay tại Việt Nam, ngày càng nhiều các tờ báo mạng điện tử phát huy tối

đa khả năng tích hợp sản phẩm truyền thông đa phương tiện Một sự kiện được đăng tải trên các tờ báo mạng điện tử có thể được sử dụng đầy đủ cùng lúc chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video để truyền tải thông tin, đồng thời còn có sự tương tác dễ dàng với độc giả như các trang mạng xã hội Nhiều tờ báo còn mở riêng thêm trang multimedia, video, để tăng thêm kênh tiếp cận với độc giả

Trang 15

Thứ năm là hội tụ phương thức truyền – nhận tin

Ở mô hình tóa soạn hội tụ Thông tin không chỉ được truyền qua các công cụ chính thống như báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình, mà còn được truyền qua các công cụ phi chính thống là các mạng xã hội (như facebook, twitter, blog, twitter, instagram, wechat, youtue…

Hay nói cách khác, mạng xã hội ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động truyền tin, lan tỏa thông tin báo chí tới công chúng Thậm chí, ngày nay, số lượng công chúng tiếp cận thông tin báo chí chủ yếu từ các trang mạng xã hội ngày càng tăng

Trang 16

CHƯƠNG 2 : NHỮNG YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÒA

SOẠN HỘI TỤ 2.1 Những yêu cầu của quản lý tòa soạn hội tụ

Hoạt động quản lý tòa soạn báo chí nói chung, tòa soạn hội tụ nói riêng ở Việt Nam là hoạt động vừa mang tính vĩ mô và vi mô Đây là hoạt động của các cơ quan

do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý đối với báo chí Quản lý tòa soạn hội tụ

là công việc khó hơn, phức tạp hơn so với quản lý tòa soạn truyền thông Bối cảnh truyền thông thay đổi hiện nay đã đặt ra một số yêu cầu cho quản lý tòa soạn hội tụ

2.1.1 Yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách

Trước hết, Nhà nước cần phải điều chỉnh pháp luật, chính sách liên quan đến chủ thể quản lý Nhà nước về báo chí, đó là các Bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Sở Thông tin và truyền thông các địa phương….Bởi lẽ, đây là những cơ quan trực tiếp ra quyết định, chính sách liên quan đến các hoạt động của các cơ quan báo chí, do vậy cần phải đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của chủ thể quản lý các cơ quan báo chí áp dụng mô hình tòa soạn

Cùng với đó, các cơ quan báo chí cần phải xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tòa soạn hội tụ phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng cơ quan, từng đơn vị, phù hợp với điều kiện địa phương, và các quy định về cơ chế, chính sách của địa phương

đó

Trong điều kiện của môi trường truyền thông thay đổi như hiện nay, rất cần

có sự điều chỉnh, kịp thời, hợp lý về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác quản lý báo chí, nhất là những chính sách riêng cho mô hình tòa soạn hội tụ, để từ đó, mô hình báo chí mới sẽ có điều kiện phát triển, đúng với tôn chỉ, mục đích của mình

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hoàng Anh, (2014) “Xây dựng tòa soạn tích hợp: cần sự đột phá trong cách nghĩ”, www.daotaobaochi.vn , 23-7-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tòa soạn tích hợp: cần sự đột phá trong cách nghĩ
22. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Cơ sở lý luận báo chí (1992), NXB Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), "Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Cơ sở lý luận báo chí
Nhà XB: NXB Thông tin
Năm: 1992
23. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), (2016), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, , NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2016
24. Đức Dũng, (2008), Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2008
25. Nguyễn Khắc Văn, (2017), luận văn thạc sỹ “Những rào cản và giải pháp khắc phục trong tổ chức, quản lý tòa soạn hội tụ ở báo Đảng miền Đông Nam bộ”, Học viện Báo chí học và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những rào cản và giải pháp khắc phục trong tổ chức, quản lý tòa soạn hội tụ ở báo Đảng miền Đông Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Khắc Văn
Năm: 2017
26. Trần Thị Lượng, (2018), luận văn thạc sỹ “Phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đáp ứng thay đổi của môi trường truyền thông số”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đáp ứng thay đổi của môi trường truyền thông số
Tác giả: Trần Thị Lượng
Năm: 2018
7. Nguyễn Trung Kiên (2011), Xu hướng hội tụ trong lĩnh vực viễn thông, http://vft.com.vn Link
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị số 52 – CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, ngày 22 -7-2005, Hà Nội Khác
3.Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Xu hướng phát triển của báo mạng điện từ Việt Nam, songtre.vn, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên) (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Kim Hải, Đinh Thuận (2014), Kỹ năng cho người làm báo, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội Khác
12. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
13. Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Quy trình tổ chức sản phẩm truyền thông trong môi trường truyền thông số hiện nay, Đề tài cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và tuyên truyền Khác
14. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Thành Lợi (2016), Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí Người làm báo, ngày 10- 07-2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w