1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách xuất khẩu ngành hàng may mặc vào thị trường mỹ và châu âu

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách xuất khẩu ngành hàng may mặc vào thị trường Mỹ và Châu Âu
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B, Trần Văn C
Người hướng dẫn TS. Vũ Thành Toàn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm kể từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được những sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam và từng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

- -

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG MAY MẶC VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CHÂU ÂU

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Trang 2

MỤC L C Ụ

LỜI M Ở ĐẦU 1

Chương I: Khái quát ngành dệt may Việt Nam và chính sách xu t kh u ngành ấ ẩ dệt may Vi t Nam ệ 2

1.1 Khái quát ngành dệt may Việt Nam 2

1.1.1 Định nghĩa ngành dệt may 2

1.1.2 Năng lực sản xuất 2

1.1.3 Phân tích tri n v ng ngành d t may theo mô hình SWOT 5ể ọ ệ 1.1.3.1 Điểm mạnh (S) 5

1.1.3.2 Điểm yếu (W) 5

1.1.3.3 Cơ hội (O) 5

1.1.3.4 Thách thức (T) 6

1.2 Chính sách xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam 6

1.2.1 Giới thiệu thị trường xuất khẩu may mặc đến Mỹ 6

1.2.2 Giới thiệu thị trường may mặc đến Châu Âu 9

1.2.3 Chính sách xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 16

Chương II: Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và Châu Âu trong những năm gần đây 18

2.1 Tình hình xu t kh u hàng d t may vào thấ ẩ ệ ị trường M 18ỹ 2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Châu Âu 19

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ và Châu Âu 22

3.1 V ề phía nhà nước 22

3.2 V phía doanh nghi p 23ề ệ KẾT LU N Ậ 24

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 25

Trang 3

LỜI M Ở ĐẦU

Xuất khẩu ngày trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, góp phần rất lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới nên đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề cấp thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, điều này sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn trong hoạt động thương mại cũng như

mở ra những thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm kể từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được những sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam và từng bước làm hài lòng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nước ngoài Do đó ngành dệt may Việt Nam được nhà nước ta đánh giá là một trong những ngành xương sống, mũi nhọn để có thể giúp nước ta từng bước hội nhập được với nền kinh tế thế giới

Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Dệt may không chỉ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất mà còn là mặt hàng có thị trường xuất khẩu rộng nhất Hàng năm, các sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Hay nói cách khác là hàng dệt may Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường tiêu dùng trên thế giới Mỹ và Châu Âu chính là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam

Đứng trước tình hình kinh tế biến động phức tạp của thế giới nói chung cũng như của Mỹ và EU nói riêng, Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Với những lý do trên, cùng với những kiến thức và số liệu có được, nhóm em đã chọn đề tài: “CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG MAY MẶC VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CHÂU ÂU” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận giữa kỳ dưới

sự hướng dẫn của TS Vũ Thành Toàn

Khi nghiên cứu đề tài này, nhóm em hi vọng sẽ làm rõ được những vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu và mở rộng thị trường, qua đó đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho Việt Nam

Trang 4

2

NỘI DUNG Chương I: Khái quát ngành dệt may Việt Nam và chính sách xuất khẩu ngành d t may Vi t Nam ệ ệ

1.1 Khái quát ngành d t may Vi ệ ệt Nam

1.1.1 Định nghĩa ngành ệ d t may

Ngành hàng d t may là m t trong nh ng ngành ch ệ ộ ữ ủ đạo c a công nghi p s n xuủ ệ ả ất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc s n xu t s i, d t nhu m, v i, thi t k s n ph m, hoàn ả ấ ợ ệ ộ ả ế ế ả ẩtất hàng may m c và cuặ ối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng Ngành d t may góp phệ ần đảm b o nhu c u tiêu dùng c n thi t cho h u h t các ngành ả ầ ầ ế ầ ếnghề và sinh ho t; là mạ ột ngành đem lại thặng dư xuất kh u cho n n kinh t , góp phẩ ề ế ần giải quyết việc làm và gia tăng phúc lợi xã hội

Hoạt động chính c a ngành d t may là s n xu t và kinh doanh s i, v i và các s n ủ ệ ả ấ ợ ả ảphẩm may m c, xu t nh p khặ ấ ậ ẩu và kinh doanh thương mại ngành hàng d t may Các ệsản ph m chính cẩ ủa ngành d t may bao g m các s n ph m may m c, s n xu t sệ ồ ả ẩ ặ ả ấ ợi vải, sản xu t các nguyên phấ ụ u khác liệ

Hiện t i, quy mô ngành d t may Viạ ệ ệt Nam ngày càng được m r ng và b ng ở ộ ằnhững mặt hàng như áp phông, áo khoác, quần tây, sơ mi,… Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu u,…

Xét riêng về năng lự ảc s n xu t thì d t may Viấ ệ ệt Nam có năng suấ ựt c c cao Vói hơn 5000 doanh nghiệp cùng 2,5 triệu lao động, chúng ta sản xuất hơn 4 tỉ đơn vị sản phẩm một năm Không những hàng thành ph m, ngành d t may còn có nh ng s n phẩ ệ ữ ả ẩm với công su t kinh ngấ ạc như bông xơ 8000 tấn/năm, sợi 900 ngàn tấn/năm, vải hơn 1,5

tỉ m2 Trong đó tỉ ệ ội địa hóa của ngành đạt hơn 50% l n

Quy mô ngành d t may Vi t Nam khá lệ ệ ớn, nhưng chủ ế y u hoạt động b ng 2 ằphương thức chính đó là CMT và FOB

Trang 5

CMT – nghĩa là Cut – Make – Trim, là phương thức gia công và xuất khẩu đơn giản nhất Có đến 70% doanh nghiệp may Việt Nam đang hoạt động với phương thức này Với phương thức CMT, doanh nghiệp thực hiện gia công và điều thực sự cần thiết

đó là năng lực sản xuất của doanh nghiệp Còn lại, nguyên vật liệu đầu vào là sự hợp tác giữa khách hàng, đại lý mua hoặc các tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm Với việc quá nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa trên CMT, chúng ta có ngành dệt may tăng trưởng khá nhanh

FOB là phương thức giúp giá trị gia tăng của ngành tốt hơn Khi hoạt động dưới hình thức này, doanh nghiệp sẽ tham gia từ đầu vào quá trình sản xuất, tự chủ nguyên liệu, tự do thiết kế, sản xuất sản phẩm và cuối cùng là bán hàng Với phương thức này, doanh nghiệp may sẽ chủ động mọi thứ và có cơ hội thăng tiến nhanh trên thị trường xuất khẩu

Với gần 50 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào đối với ngành may nói riêng Hơn nữa, do không đòi hỏi quá cao nên chi phí lao động cho ngành may tương đối thấp, đây là lợi thế lớn cho mọi doanh nghiệp may trong nước Với chi phí sản xuất thấp, việc hạ giá thành sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá với những doanh nghiệp cùng ngành

Với dân số hơn 96 triệu người, Việt Nam là một nước đang ở trong giai đoạn dân

số vàng, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số trên 50%, tốc độ tăng dân

số trung bình giai đoạn hiện nay khoảng 1,33% Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, tiếp thu nhanh những công nghệ mới, di chuyển dễ dàng Nếu được bồi dưỡng về văn hóa, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn

sẽ góp phần tăng năng suất lao động cùa Việt Nam Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại chỉ có thể đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt số lượng và ở phẩm chất nghề nghiệp Hai lợi thế này tạo tiền đề để phát triển về mặt chất lượng, phát triển yếu tố cơ bản thành cao cấp, phổ thông thành chuyên biệt

Cơ sở vật chất tạo nên lợi thế của Việt Nam thể hiện ở: hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế và vị trí giao thương quốc tế Theo thống kê của Vụ Quản lý các Khu kinh

tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện có hơn 330 khu công nghiệp và 17 khu kinh

tế, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương,

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ Các khu - công nghiệp và khu kinh tế này đã có đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, bên cạnh đó cũng góp phần hiện đại hóa công nghệ sản xuất nước nhà, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm bớt thủ tục hành chính cũng như chi phí vận hành quản lý và thúc đẩy liên kết mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế Kết hợp với sự phát triển hệ thống đường cao tốc những năm gần đây, điển

Trang 6

4

hình là tuyến Láng - Hòa Lạc, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Long Thành - Dầu Giây, Sài Gòn

- Trung Lương đã trở thành những yếu tố thuận lợi, giúp việc giao thương giữa các tỉnh thành, vùng kinh tế được dễ dàng hơn, việc lưu chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong ngành Dệt May Da giày cũng nhờ thế được nhanh chóng và hiệu quả.-

Ngoài ra, Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc giao thương quốc

tế Lãnh thổ nước ta có hai mặt giáp biển, hai mặt giáp lục địa với tổng chiều dài đường biên giới hơn 4500 km và đường biển hơn 3200 km Việt Nam là trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế trên trục giao thương Châu Á Thái Bình Dương, có đủ điều kiện để -

mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Việt Nam là một nền kinh tế hướng ngoại, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt xấp xỉ 517 tỷ USD (Bộ Công Thương), trong khi đó GDP năm 2022 đạt khoảng 266,5 tỷ USD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Do đó, ngoài thị trường tiềm năng trong nước, ngành Dệt May còn có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nước ngoài Đặc biệt, chúng

ta đã tham gia CPTPP và vừa ký hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU là điều kiện hết sức quan trọng để hai ngành tạo sự đột phá về kim ngạch xuất khẩu trong tương lai Việt Nam hiện nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 39 tỷ USD Thị trường chính của sản phẩm dệt may Việt Nam bao gồm các quốc gia: Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc, EU,… Ngoài ra, các nước trong khu vực ASEAN cũng là một thị trường đang được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh nhờ vào các chính sách ưu đãi từ các thành viên trong tổ chức này Tương

tự như hàng dệt may, sản phẩm giày da Việt Nam cũng có vị thế trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 21,5 tỷ USD đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc Với những lợi thế cạnh tranh do chúng ta tạo ra và những lợi thế được tạo ra từ việc thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới đã góp phần đưa hai ngành này thành những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng

Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển

Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt

Trang 7

may Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v)

1.1.3 Phân tích tri ển vọ ng ngành d t may theo mô hình SWOT ệ

Việt Nam có vị trí địa lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho ngành) trên thế giới

1.1.3.2 Điểm yếu (W)

Ngành công nghi p phệ ụ trợ cho ngành còn y u, 70% nguyên li u ph c v cho ế ệ ụ ụngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn thụ động, hạn ch khế ả năng phả ứn ng nhanh chóng

1.1.3.3 Cơ hội (O)

Xu hướng chuyển địa điểm s n xu t hàng d t may t ả ấ ệ ừ các nước phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc và thậm chí từ Trung Quốc đến các nước đang phát triển ở Đông Nam

Á trong đó có Việt Nam m ở ra cơ hội thu hút nguồn v n, công nghố ệ, kinh nghi m qu n ệ ả

lý để phát tri n ngành công nghi p d t may ể ệ ệ

Khả năng tiếp cận thị trường được tăng cao khi Việt Nam ký kết các FTA như: FTA Vi t Nam Hàn Qu c, FTA Vi t Nam Liên minh kinh tệ – ố ệ – ế Á – Âu, FTA Việt Nam – EU, TPP…

Trang 8

1.2 Chính sách xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

1.2.1 Giới thiệu thị trường xuất khẩu may mặc đến Mỹ

Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa dệt may lớn nhất thế giới Năm 2019, hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt 111 tỷ USD, chiếm khoảng 10% thị phần toàn cầu Mỹ cũng là khách hàng quan trọng nhất của dệt may Việt Nam khi chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu

Năm 2019, đại dịch Covid 19 bùng phát và lan mạnh tại Mỹ, các doanh nghiệp thời trang tại nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề Rất nhiều các doanh nghiệp thời trang lớn của Mỹ phải đệ đơn phá sản như J.Crew (doanh thu 2019 đạt 2,5 tỷ USD), Meiman Marcus (doanh thu 2019 đạt 4,9 tỷ USD), J.C Penney, Brook Brothers, RTW Retailwinds… Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng lao đao khi tình trạng hủy đơn hàng, giãn đơn hàng, không thu được tiền…xảy ra thường xuyên hơn Hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh Lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận TNG giảm 26%, MSH giảm 54%, VGT giảm 65%, VGG giảm 76%, GMC giảm 84% so với cùng kỳ năm trước Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19, nhưng dệt may Việt Nam đang ngày càng chiếm thị phần lớn và đóng vai trò quan trọng ở thị trường Mỹ

Xu hướng chuyển dịch các đơn hàng của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam

Từ cuối năm 2018, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc đã giúp các hãng thời - trang Mỹ dịch chuyển nhiều hơn các đơn hàng dệt may sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Năm 2019, giá trị hàng hóa dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt 14,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh 11% so với năm 2018 Xu hướng này vẫn tiếp diễn kéo dài sang

cả năm 2020 Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giảm ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may chính sang Mỹ Lũy kế

9 tháng đầu năm 2020, giá trị dệt may Mỹ nhập khẩu toàn thế giới giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước thì nhập khẩu từ Việt Nam chỉ giảm 9,2%, trong khi, Trung Quốc giảm 38,4%, Bangladesh giảm 13,3%, Indonesia giảm 20%, Ấn độ giảm 22,7% Xu hướng gia tăng thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ liên tục tăng từ năm 2015 đến nay Tuy nhiên, nhờ có chiến tranh thương mại Mỹ Trung mà thị phần Việt Nam tăng mạnh trong năm 2019 và 2020 lên mức 20%, xấp xỉ Trung Quốc (23,4%) và vượt trội hơn hẳn so với quốc gia đứng thứ 3 là Bangladesh (8,4%)

Trang 9

Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội thời trang Mỹ, 95% các doanh nghiệp thời trang tại

Mỹ đang chọn Việt Nam là nơi cung cấp hàng hoá chính cho họ Tỷ lệ này cũng tăng mạnh so với mức 83% của năm 2019 Cũng theo khảo sát này, 40% các doanh nghiệp thời trang Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu từ Việt Nam trong tương lai và 45% sẽ tiếp tục giữ nguyên như hiện tại Trong khi đó 75% trả lời là sẽ giảm nhập khẩu với Trung Quốc trong thời gian tới và 25% sẽ giữ nguyên như hiện tại Xu hướng các hãng thời trang hiện có sự đa dạng hóa nguồn cung hơn, không quá tập trung vào một quốc gia để hạn chế rủi ro Xu hướng "Trung Quốc cộng Việt Nam cộng các quốc gia khác" ngày càng phổ biến, trong đó Trung Quốc và Việt Nam sẽ là chủ đạo, chiếm từ 40% 60% giá trị - đơn hàng Điều này cho thấy vị thế lớn của dệt may Việt Nam với các công ty thời trang

Mỹ

Các thế mạnh của dệt may Việt Nam

Ngành dệt may đang sử dụng gần 4 triệu lao động, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của Việt Nam Đây cũng là ngành mang lại nhiều ngoại tệ thứ 3 sau xuất khẩu điện thoại, linh kiện điện tử và máy móc, 33 tỷ USD (2019) Quy mô ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh Ở thị trường Mỹ, Việt Nam chỉ đứng thứ 2, xấp xỉ ngang với Trung Quốc

Xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam vốn đã âm thầm diễn ra khi trình độ tay nghề công nhân Việt Nam được nâng dần, chi phí nhân công chưa quá cao, tốc độ giao hàng được cải thiện nhờ hệ thống logistic hoàn thiện hơn, khả năng đáp ứng đơn hàng lớn cũng tốt hơn…Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ giúp cho quá trình dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh hơn Và trong xu hướng dịch chuyển các đơn hàng ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam có vẻ đang là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất Theo đánh giá của Hiệp hội thời trang Mỹ, dệt may Việt Nam đang có khá nhiều lợi thế với các quốc gia đối thủ

Hiệp hội thời trang Mỹ chấm điểm trên 5 phương diện, bao gồm: Tốc độ giao hàng, Chi phí nhân công, Năng lực và khả năng linh hoạt, Tuân thủ quyền con người và

xã hội, Rủi ro ô nhiễm môi trường Thang điểm từ 1 đến 5, càng cao càng tốt và càng thấp càng tệ Cụ thể, mức điểm trên 4 là trên mức trung bình, từ 3 đến 3,9 là ở múc trung bình, thang điểm dưới 3 là dưới mức trung bình Theo bảng trên, Việt Nam đạt 16 điểm trên 25 điểm tối đa, chỉ sau Trung Quốc với 17 điểm và hơn hẳn so với các quốc gia còn lại như Indonesia 14 điểm, Bangladesh 13,5 điểm, Ấn độ 13,5 điểm hay Campuchia với 13,5 điểm

Ngoài ra, yếu tố vị trí địa lý gần Trung Quốc cũng là một lợi thế lớn của dệt may Việt Nam Trung Quốc là quốc gia cung cấp hấu hết nguyên vật liệu dệt may cho toàn

Trang 10

-Các Hiệp định thúc đẩy ngành dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ kể từ Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ 2003 Trong khuôn khổ BTA, ngày 25/4/2003, sau ba tuần đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định dệt may song phương Hiệp định này đặt ra hạn ngạch cho 38 loại sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam Cả hai bên nhất trí hợp tác trong việc thực thi, bao gồm chia sẻ thông tin và tạo thuận lợi cho các chuyến thăm nhà máy, điều tra và phạt vi phạm Hiệp định dệt may Việt Nam Hoa Kỳ -

có hiệu lực từ ngày 1/5/2003 tới ngày 31/12/2004 Hiệp định có thể gia hạn hàng năm

và đã được gia hạn hai lần vào năm 2004 và năm 2005 Điều 20 của Hiệp định quy định rằng khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định của WTO sẽ thay thế các quy định trong thỏa thuận song phương Hiệp định này đã hết hiệu lực khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007 Hiệp định khung về thương mại và đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ 2007 Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vào tháng 6/2007, Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (viết tắt là TIFA) đã được ký kết nhằm thúc đẩy ‘môi trường đầu tư hấp dẫn’ và ‘mở rộng và đa dạng hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ’ TIFA thành lập Hội đồng thương mại và đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ, cơ quan xem xét rất nhiều vấn đề về quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên, bao gồm: Thực thi các nghĩa vụ - theo Hiệp định WTO và BTA; - Bảo hộ IPRs; Các vấn đề chính sách gây tác động tới - thương mại và đầu tư; Thương mại dịch vụ; Các vấn đề TBT; Các vấn đề SPS; - - - - Các vấn đề về quyền của người lao động được công nhận ở tầm quốc tế; - Các biện pháp khắc phục thương mại, bao gồm cả vấn đề coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường;

- GSP; Phối hợp trong các vấn đề về WTO và APEC mà hai bên cùng qu- an tâm; - Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực; và Các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm, - nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế giữa các bên Theo TIFA, Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc họp và đối thoại thường xuyên để rà soát việc thực thi các cam kết WTO của Việt Nam, và xem xét các sáng kiến khác nhằm cải thiện quan

hệ thương mại và đầu tư của hai bên Hiệp định TIFA cùng với cơ chế mà Hiệp định thiết lập đã đặt nền tảng cho việc đàm phán các hiệp định toàn diện về thương mại và đầu tư giữa hai nước

Trang 11

Các đàm phán đang tiến hành giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về các hiệp định thương mại và đầu tư Vào tháng 6/2008, Việt Nam và Hoa Kỳ khởi động đàm phán một hiệp định đầu tư song phương (viết tắt là ‘BIT’) nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư của hai bên Hiệp định này nhằm thiết lập các thủ tục giải quyết tranh chấp chi tiết và bảo hộ nhà đầu tư của hai bên, để các nhà đầu tư không bị áp đặt các yêu cầu thực hiện các biện pháp đầu tư bị cấm (‘Performance Requirements’), hạn chế chuyển tiền về nước và bị trưng thu tuỳ tiện trên lãnh thổ của bên kia Nhìn chung, các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ về BITs dựa trên Hiệp định BIT mẫu năm 2004 của Hoa Kỳ Hơn nữa, BTA hiện có giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bao gồm một chương quy định về đầu

tư và đàm phán trong tương lai một BIT Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã ký kết vào điều ước mới về đầu tư hay hiệp định thương mại có chương về đầu tư Các tài liệu này chắc chắn sẽ được tham khảo trong các cuộc đàm phán BIT giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Ngoài ra, hai bên đang đàm phán để trở thành thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là ‘TPP’), nhằm tăng cường hội nhập kinh tế của hai nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương

1.2.2 Giới thiệu thị trường may mặc đến Châu Âu

EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của dệt may Việt Nam trong suốt nhiều năm qua Về kim ngạch, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

EU ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong 5 năm trở lại đây, tăng từ 5,14 tỷ USD năm

2018 lên đến 7,3 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của hàng dệt may thành phẩm từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022 đạt 10,9%, trong đó giá trị xuất khẩu năm 2022 có sự tăng trưởng vượt bậc với 24,4% Dù tăng ổn định, triển vọng thị trường của dệt may ở EU vẫn còn rất nhiều

dư địa để tiếp tục tăng trưởng bởi xét về thị phần, xuất khẩu hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu của EU Vì vậy, cùng với tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, thực hiện Thỏa thuận Xanh trong sản xuất, xuất khẩu dệt may sang EU cũng đồng thời là chìa khóa để dệt may Việt Nam có thể hiện thực hóa triển vọng này

Về thị trường, hàng dệt may thành phẩm của Việt Nam mặc dù xuất hiện ở hầu khắp các nước thành viên EU nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường chủ chốt Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất sang các thị trường Đức, Pháp,

Hà Lan, Tây Ban Nha và Bỉ… Đây đồng thời cũng là những thị trường mà người tiêu dùng có nhận thức và có thói quen tiêu dùng xanh dẫn đầu ở EU Do đó thực hành dệt may xanh không chỉ để vượt qua các tiêu chuẩn xanh bắt buộc của EU mà còn là yêu cầu để tiếp cận và giữ tệp khách hàng quan trọng này

Trang 12

10

Về sản phẩm, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam sang thị trường này là hàng may mặc (quần áo và các hàng may mặc phụ trợ), chiếm hơn 94% tổng xuất khẩu Đây cũng đồng thời là nhóm có xu hướng thời trang nhanh, là đối tượng của nhiều biện pháp, quy định trong Thỏa thuận Xanh của EU

Các chính sách xanh EU đối với hàng dệt may nhập khẩu

Là lĩnh vực tiêu dùng đứng thứ 4 trong số các tác nhân làm suy thoái môi trường

và biến đổi khí hậu, lĩnh vực tiêu thụ nước và sử dụng đất nhiều thứ 3, sử dụng nguyên liệu thô và phát thải khí nhà kính ở EU nhiều thứ 5 ở EU, không ngạc nhiên khi dệt may trở thành một trong những ngành được EU tập trung nhiều nỗ lực thúc đẩy thực thi Thỏa thuận Xanh EU, trong số đó đáng chú ý nhất là Chiến lược của EU đối với dệt may tuần hoàn và bền vững (EU strategy for sustainable and circular textiles) Chiến lược này là một trong 35 hành động thuộc Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU (Circular Economy Action Plan), được Ủy ban châu u công bố ngày 30/3/2022 và hiện đang được triển khai thực thi thông qua các biện pháp, chính sách cụ thể Về mục tiêu

EU thiết kế Chiến lược này như là một chương trình tổng thể, nhất quán cho quá trình chuyển đổi xanh, bền vững của ngành dệt may với mục tiêu: Đến năm 2030, tất cả các sản phẩm dệt may được đưa vào lưu thông trên thị trường EU đều có độ bền cao, có thể sửa chữa và tái chế, không chứa các chất độc hại; Người tiêu dùng EU được hưởng lợi lâu hơn từ hàng dệt may chất lượng cao giá cả phải chăng; Chấm dứt xu hướng thời trang nhanh, và các dịch vụ sửa chữa và tái sử dụng hàng dệt may được phổ biến rộng rãi Về nội dung Chiến lược này đề ra một loạt các hành động nhằm tác động tới toàn

bộ vòng đời của sản phẩm dệt may trong hệ sinh thái chuyển đổi xanh và số, trong đó đáng chú ý có: Thiết kế hàng dệt may theo các tiêu chí xanh (các yêu cầu tối thiểu về sử dụng sợi tái chế trong sản phẩm dệt, về độ bền, khả năng sửa chữa và tái chế, cấm tiêu hủy sản phẩm dệt may tồn kho…); Thông tin rõ ràng hơn về sản phẩm dệt may và “hộ chiếu số” cho sản phẩm (thông tin bắt buộc về khả năng tái chế và về các yếu tố môi trường của sản phẩm); Kiểm soát chặt hiện tượng thông tin gian dối về sản phẩm; Xử lý hiệu quả tình trạng phát tán hạt vi nhựa từ sản phẩm dệt may ra môi trường (bao gồm cả quá trình sản xuất, giặt công nghiệp, dán nhãn, sử dụng…); Hài hòa các quy định của

EU về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong lĩnh vực dệt may và các giải pháp khuyến khích tạo sản phẩm bền vững; Thiết lập lộ trình chuyển đổi sang hệ sinh thái dệt may đến 2030 Về thực tế triển khai Sau khi công bố Chiến lược về dệt may tuần hoàn

và bền vững, EU đã đưa ra một loạt các sáng kiến khác nhau để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong Chiến lược này cũng như trong Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn (CEAP), trong đó một số biện pháp đáng chú ý liên quan trực tiếp tới hàng dệt may nhập khẩu vào EU: Dự thảo Quy định về Thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững

Trang 13

(Ecodesign for Sustainable Products Regulation) Tiến trình: Dự thảo này được đưa ra vào 30/3/2022 và hiện vẫn đang trong quá trình xem xét phê chuẩn để có hiệu lực Mục tiêu: Quy định nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được sản xuất hoặc bán tại thị trường

EU đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về tính bền vững Về phạm vi: Quy định được thiết kế để áp dụng cho nhiều loại sản phẩm, trong đó có sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin, dệt may, đồ nội thất và các sản phẩm trung gian khác có nhiều tác động đến môi trường như thép, xi măng, hóa chất… Về nội dung: Đối với các sản phẩm dệt may, trong Quy định này, EU dự kiến sẽ xây dựng và áp dụng các quy định bắt buộc về thiết kế sinh thái cụ thể cho sản phẩm để tăng hiệu suất của hàng dệt may về độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng tái chế và hàm lượng sợi tái chế bắt buộc, giảm thiểu và theo dõi các hóa chất nguy hại có trong sản phẩm dệt may; yêu cầu công khai thông tin về số lượng các sản phẩm dệt may bị loại bỏ hoặc tiêu hủy, xem xét cấm tiêu hủy các sản phẩm tồn kho hoặc bị trả lại… Cũng trong khuôn khổ này, EU sẽ có các tiêu chí bắt buộc liên quan tới mua sắm công xanh ở EU và các điều kiện đối với các ưu đãi của các nước thành viên trong mua sắm sản phẩm dệt may Chiến lược hóa chất vì sự bền vững (Chemicals Strategy for Sustainability) Tiến trình: Chiến lược này được công bố vào ngày 14/10/2020, là khung khổ chính sách định hướng cho các biện pháp cụ thể sau đó Mục tiêu: Bảo đảm một môi trường không có chất độc hại với mức

độ bảo vệ sức khỏe con người và môi trường cao hơn Điểm mới của Chiến lược này là phương pháp tiếp cận “an toàn và bền vững theo từng thiết kế”, có tính đến độc tính của hóa chất ở tất cả các giai đoạn tồn tại của sản phẩm từ sản xuất đến sử dụng, tái chế và - thải bỏ, với mục đích ngăn chặn các hóa chất độc hại xâm nhập vào sản phẩm từ giai đoạn thiết kế Nội dung và phạm vi: Thúc đẩy việc cấm các hóa chất độc hại nhất (đặc biệt là các chất gây rối loạn nội tiết) trong các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm, đồ chơi, chất tẩy rửa, đồ chăm sóc trẻ em, đồ nội thất, hàng dệt may hoặc các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm… trừ khi việc sử dụng này là cần thiết cho vận hành xã hội hoặc nếu không có giải pháp thay thế nào khả thi Thực tế: Một số biện pháp cụ thể đã được dự kiến triển khai để thực thi Chiến lược này, ví dụ dự kiến sửa đổi Quy định của EU về Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế đối với hóa chất (REACH), trong đó có các quy định liên quan tới các chất nguy hại trong hàng dệt may Sửa đổi Quy định ghi nhãn hàng dệt may (Textile Labelling Regulation) Tiến trình: Dự thảo sửa đổi Quy định ghi nhãn hàng dệt may dự kiến sẽ được Ủy ban châu u công bố vào cuối năm 2023 Nội dung: Bổ sung các quy định mới về ghi nhãn vật lý và kỹ thuật số cho hàng dệt may, tập trung vào các thông số về tính bền vững và tính tuần hoàn dựa trên các yêu cầu của Quy định về thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững sẽ ban hành Dự thảo Chỉ thị về Tuyên bố xanh (Green Claims Directive) Tiến trình: Dự thảo được công bố ngày

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w