1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề điểu chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng nguyên nhân và giải pháp

16 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Chỉnh Tăng Tổng Mức Đầu Tư Dự Án Xây Dựng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Tác giả Lê Quý Huy Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Tấn
Trường học Trường Đại học Xây Dựng
Chuyên ngành Quản lý Chi phí Dự án Đầu Tư Xây Dựng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 493,86 KB

Nội dung

Nghiên cứuvề nguyên nhân gây ra sự tăng tổng mức đầu tư và đề xuất giải pháp có thể giúp cânnhắc giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường.Hiện nay, nhiều dự án xây dựng đang phải đối mặt

Trang 1

TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG

CHỦ ĐỀ:

ĐIỂU CHỈNH TĂNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

GIẢNG VIÊN : PGS.TS TRẦN VĂN TẤN

HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG - 2212057

LỚP : DAHN2212

HÀ NỘI – 7/2023

Trang 2

TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG

CHỦ ĐỀ:

ĐIỀU CHỈNH TĂNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG,

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

GIẢNG VIÊN : PGS.TS TRẦN VĂN TẤN

HỌC VIÊN : LÊ QUÝ HUY HOÀNG - 2212057

LỚP : DAHN2212

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Cơ sở lý luận về tổng mức đầu tư dự án xây dựng 2

1.1 Khái niệm tổng mức đầu tư 2

1.2 Cơ cấu các thành phần chi phí tổng mức đầu tư dự án xây dựng 2

1.3 Các phương pháp tính tổng mức đầu tư 4

2 Thực trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án, nguyên nhân, giải pháp 5

2.1 Thực trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án tại Việt Nam 6

2.2 Nguyên nhân 9

2.3 Giải pháp 10

3 Kết luận 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước 7 Bảng 2 Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP 7

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngành xây dựng đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia, và tổng mức đầu tư dự án xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư cũng như quản lý tài chính cho các dự án Hiểu rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của việc tăng tổng mức đầu tư là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và bền vững cho các dự án xây dựng

Sự gia tăng về tổng mức đầu tư có thể gây ra tình trạng quá tải tài nguyên và môi trường, gây ra tác động tiêu cực đến cảnh quan và sự phát triển bền vững Nghiên cứu

về nguyên nhân gây ra sự tăng tổng mức đầu tư và đề xuất giải pháp có thể giúp cân nhắc giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường

Hiện nay, nhiều dự án xây dựng đang phải đối mặt với sự tăng tổng mức đầu tư do nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, sự phát triển đô thị, và sự tăng cường về hạ tầng Việc nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định chính sách và quản lý thực tế

Nghiên cứu về tăng tổng mức đầu tư không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ cấu và yếu

tố ảnh hưởng trong dự án xây dựng, mà còn đóng góp kiến thức để cải thiện quy trình lập kế hoạch, quản lý và triển khai dự án trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng, phân tích, và đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư dự án xây dựng và đề xuất các giải pháp khắc phục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các dự án đầu tư xây dựng có điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

Trang 5

1 Cơ sở lý luận về tổng mức đầu tư dự án xây dựng

1.1 Khái niệm tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng[ CITATION 1 \l 1033 ]

1.2 Cơ cấu các thành phần chi phí tổng mức đầu tư dự án xây dựng

Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng và được quy định cụ thể như sau[ CITATION 1 \l 1033 ]:

a) Chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư (G BT ):

Chi phí bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Chi phí tái định cư

Chi phí tổ chức bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Chi phí sử dụng đất thuê đất trong thời gian XD nếu có

Chi phí di dời hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư nếu có và các chi phí

có liên quan khác

b) Chi phí xây dựng (G XD ):

Chi phí XD các công trình, hạng mục công trình của dự án

Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ không thuộc phạm vi công tác giải phóng mặt bằng

Chi phí XD công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công

c) Chi phí thiết bị (G TB ):

Chi phí mua sắm thiết bị (công trình và công nghệ)

Chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có)

Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng thiết bị (nếu có)

Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có)

Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có)

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

Chi phí chạy thử theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có)

Trang 6

Chi phí vận chuyển, bảo quản thiết bị.

Chi phí mua bảo hiểm

Thuế và các loại phí có liên quan (nhập khẩu, trước bạ)

d) Chi phí quản lý dự án (G QLDA ):

Chi phí quản lý dự án, bao gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án, tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, đóng góp xã hội theo quy định của pháp luật, ứng dụng khoa học công nghệ, quản

lý hệ thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án, thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án, công tác phí thuê mướn sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng

e) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G TV ):

Chi phí nhân công tư vấn, tiền lương, phụ cấp, lương thưởng, phúc lợi tập thể, đóng góp xã hội theo quy định

Chi phí ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc

Chi phí thuê, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án

Chi phí quản lý của tổ chức tư vấn

Chi phí khác, thuế thu nhập chịu thuế, tính trước thuế GTGT và chi phí dự phòng

f) Chi phí khác (G K ):

Chi phí rà phá bom mìn vật nổ

Chi phí di chuyển máy thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công

Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng

Chi phí kho bãi chứa vật liệu

Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy nền móng, máy hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy

Chi phí bảo hiểm công trình bắt buộc trong thời gian xây dựng

Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình nếu có

Trang 7

g) Chi phí dự phòng (G DP ):

Chi phí dự phòng cho phát sinh khối lượng

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án

Tóm lại, tổng mức đầu tư trong dự án xây dựng bao gồm các yếu tố chi phí cấu thành như chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng

1.3 Các phương pháp tính tổng mức đầu tư

a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở của dự án và các yếu tố cần thiết khác

Đây là phương pháp cơ bản để xác định tổng mức đầu tư xây dựng đối với dự án, công trình có thiết kế cơ sở đủ điều kiện để xác định khối lượng các công tác, nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng

Xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo phương pháp này như sau:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan;

- Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, công tác xây dựng; nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng công trình tương ứng và một số chi phí có liên quan khác;

- Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị được lựa chọn, giá mua thiết bị phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan;

- Chi phí quản lý dự án được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;

- Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng phương pháp lập dự toán Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Trang 8

- Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản

2 Điều 6 Nghị định này

Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế

b) Tính theo suất vốn đầu tư xây dựng:

Tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư xây dựng tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, có sự đánh giá, quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác của dự án chưa được tính trong suất vốn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình

c) Xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án công trình tương tự đã thực hiện:

Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ

Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình

d) Phương pháp kết hợp:

Căn cứ mức độ chi tiết thiết kế cơ sở của dự án, suất vốn đầu tư xây dựng được công bố, dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện, kết hợp hai hoặc cả ba phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư xây dựng

2 Thực trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án, nguyên nhân, giải pháp

2.1 Thực trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án tại Việt Nam

a) Tình hình thực hiện các dự án vốn nhà nước trong năm 2022

Trang 9

- Số dự án thực hiện đầu tư: 71.069 dự án (năm 2021 có 55.599 dự án, năm 2020 có 70.679 dự án, năm 2019 có 69.011 dự án, năm 2018 có 56.567 dự án, năm 2017 có 51.947 dự án, năm 2016 có 45.147 dự án), trong đó có 31.859 dự án 12chuyển tiếp, chiếm 45%; 39.210 dự án khởi công mới, chiếm 55% (trong số các dự án khởi công mới có 48 dự án nhóm A, 1.289 dự án nhóm B, 37.873 dự án nhóm C)[ CITATION 2 \

l 1033 ]

- Số dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng: 27.794 dự án (trong đó có 66

dự án nhóm A, 636 dự án nhóm B, 27.092 dự án nhóm C) Trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng có 77 dự án có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả (gồm 03 dự án nhóm B, 74 dự án nhóm C)[ CITATION 2 \l 1033 ]

- Số dự án chậm tiến độ: 2.086 dự án, chiếm 2,9% số dự án thực hiện đầu tư trong

kỳ (trong đó số dự án nhóm A là 39, nhóm B là 698 dự án, nhóm C là 1.349 dự án) Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là: do công tác giải phóng mặt bằng 1.514 dự án; do thủ tục đầu tư 397 dự án; do bố trí vốn không kịp thời 157 dự án; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu 137 dự án và do các nguyên nhân khác 885 dự án[ CITATION 2 \l 1033 ]

- Số dự án phải điều chỉnh: 3.673 dự án, chiếm 5,2% tổng số dự án thực hiện trong

kỳ, trong đó chủ yếu là: điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư 1.484 dự án; điều chỉnh tiến độ đầu tư 2.114 dự án; điều chỉnh vốn đầu tư 1.227 dự án; điều chỉnh do các nguyên nhân khác 1.299 dự án[ CITATION 2 \l 1033 ]

Bảng 1 Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Trang 10

b) Tình hình thực hiện các dự án hình thức PPP trong năm 2022

Bảng 2 Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo hình thức PPP

Trang 11

c) Thực trạng tăng tổng mức đầu tư xây dựng tại Hải Phòng và Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2016-2020, Hải Phòng đã có 9 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư từ 4.400 tỷ đồng lên trên 7.800 tỷ đồng (tăng trên 3.300

tỷ đồng), tương đương 176% Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 1.600 tỷ đồng, khoảng 50% giá trị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư Giai đoạn

2021-2022, Hải Phòng chủ trương đầu tư 13 dự án với tổng mức đầu tư là từ hơn 14.634 tỷ đồng lên 17.324 tỷ đồng, tăng hơn 2.600 tỷ đồng Trong số này, giải phóng mặt bằng

là nguyên nhân chính dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, chiếm tới 77,47% giá trị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư

Tình trạng này phần lớn xuất phát từ việc giai đoạn giải phóng mặt bằng kéo dài, khiến chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên đáng kể, đặc biệt tại các khu vực nhu cầu

về đất tăng cao Ví dụ, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, hầu hết các dự án đều phải điều chỉnh mức đầu tư và tăng chi phí giải phóng mặt bằng

Việc điều chỉnh quy mô dự án, thay đổi phương án kiến trúc so với quy mô sơ bộ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư Các dự án cần phải thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 để xác định quy mô đầu tư và chi phí xây dựng một cách chính xác

Tại Đà Nẵng, có thể kể đến dự án tuyến đường Trục I Tây Bắc đoạn Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A tăng thêm 273 tỉ đồng so với 376 tỉ đồng ban đầu; tuyến đường vành đai phía Tây điều chỉnh lần 1 từ 85,6 tỉ đồng lên 244,5 tỉ đồng (tăng 158,8 tỉ đồng), điều chỉnh lần 2 lên 359 tỉ đồng, tiếp tục tăng 114,5 tỉ đồng

Đặc biệt, có dự án tăng tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 lần, đó là dự án đường vành đai phía Tây 2 tăng 1.800 tỉ đồng (so với 87 tỉ đồng dự kiến ban đầu)

Một số công trình việc đánh giá lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo năng lực thực sự, dẫn đến chậm trễ trong thi công hoặc phải điều chuyển khối lượng sang đơn vị khác, như: đường Vành đai phía Tây (nhà thầu CIENCO 1), đường ĐH 2 (nhà thầu Công ty

CP xây dựng dịch vụ và thương mại 68), nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý

Trang 12

(nhà thầu CIENCO 4) Một số nhà thầu bỏ giá quá thấp, sau khi trúng thầu thì không

đủ năng lực tài chính để thi công, làm chậm trễ tiến độ

Tiến độ thi công các dự án chậm, kéo dài nhiều năm Giai đoạn 2016 - 2020, TP.Đà Nẵng có 76 dự án mang tính động lực, trọng điểm cần tập trung triển khai, tuy nhiên đến nay mới có 7 dự án và 1 dự án thành phần hoàn thành Việc kéo dài thời gian thi công làm tăng kinh phí, không phát huy hiệu quả đầu tư

2.2 Nguyên nhân

Chi phí tổng mức đầu tư dự án có thể được biểu diễn qua một hàm phụ thuộc vào các yếu tố chất lượng, tiến độ và phạm vi dự án Vì vậy, việc tăng tổng mức đầu tư dự

án phụ thuộc vào một số nguyên nhân chính sau:

1 Nguyên nhân trễ tiến độ:

Giải phóng mặt bằng chậm: Theo dữ liệu từ Hải Phòng, trong giai đoạn 2016-2020,

có 9 dự án tăng tổng mức đầu tư từ 4.400 tỷ đồng lên trên 7.800 tỷ đồng (tăng trên 3.300 tỷ đồng) Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 1.600 tỷ đồng, khoảng 50% giá trị tăng tổng mức đầu tư Việc không thực hiện giải phóng mặt bằng đúng kế hoạch hoặc gặp khó khăn trong việc tái định cư có thể dẫn đến tăng chi phí

Sự cố khi thi công: Dự án tăng tổng mức đầu tư đôi khi gặp các sự cố trong quá trình thi công như địa hình khó khăn, vật liệu không đạt chất lượng hoặc gặp khó khăn trong thiết bị Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí và kéo dài thời gian thi công Ví

dụ, dự án tuyến đường vành đai phía Tây tại Hải Phòng đã thực hiện điều chỉnh lần 1

và lần 2, tăng tổng mức đầu tư lên đến 359 tỷ đồng, trong đó chi phí tăng do các sự cố khi thi công và thay đổi phương án xây dựng

Thu xếp vốn không kịp thời: Việc không thu xếp vốn đầu tư đúng hẹn hoặc gặp khó khăn trong thu xếp vốn có thể dẫn đến trễ tiến độ và tăng tổng mức đầu tư

Khảo sát chất lượng không đủ: Việc khảo sát chất lượng không đầy đủ hoặc không chính xác có thể dẫn đến việc tăng chi phí do cần điều chỉnh trong quá trình thi công Năng lực nhà thầu kém: Dự án đường vành đai phía Tây 2 tại Đà Nẵng đã tăng tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 lần so với dự kiến ban đầu, lên đến 1.800 tỷ đồng (so với

87 tỷ đồng) Sự chọn lựa không tốt về nhà thầu hoặc không đảm bảo năng lực thực sự của nhà thầu có thể dẫn đến việc trễ tiến độ và tăng tổng mức đầu tư

2 Nguyên nhân phạm vi dự án:

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w