1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

162 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ
Tác giả Lê Thị Trang
Người hướng dẫn GS.TS. Đỗ Việt Hùng, TS. Vũ Tố Nga
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Lập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang VũLập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ TRANG

LẬP LUẬN TRONG KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Đỗ Việt Hùng

2 TS Vũ Tố Nga

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đỗ Việt

Hùng và TS Vũ Tố Nga Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc

đến thầy, cô - những người đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, gợi mở và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, từ những năm tháng là sinh viên đại học, học viên thạc sĩ cho đến khi là nghiên cứu sinh

Tôi xin cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học chuyên ngành Ngôn ngữ học tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đã chia sẻ, chỉ bảo cho tôi những hướng nghiên cứu

để hoàn thiện luận án

Tôi xin cảm ơn Khoa Khoa học Cơ Bản, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Đặc công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành và bảo vệ luận án này

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình Đặc biệt, xin cảm ơn bố mẹ, chồng và hai con, đã luôn là chỗ dựa, là động lực để tôi hoàn thành luận án

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5

DANH MỤC BẢNG 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 4

6 Cấu trúc của luận án 5

Chương 1 6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lập luận 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ 11

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 15

1.2.1 Khái quát về lập luận 15

1.2.2 Các thành phần chính của cấu trúc lập luận 17

1.2.5 Cơ sở của lập luận - Lẽ thường 33

1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ KỊCH LƯU QUANG VŨ 40

1.3.1 Ngôn ngữ kịch 40

1.3.2 Đặc trưng kịch tính 42

1.3.3 Nhân vật kịch 42

1.3.4 Vài nét về cuộc đời và các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ 43

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 45

Chương 2 46

Trang 6

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LẬP LUẬN 46

TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 46

2.1.2 Sự hiện diện của các thành phần lập luận trong kịch Lưu Quang 57

2.1.3 Vị trí của các thành phần lập luận 59

2.2 LUẬN CỨ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 63

2.2.1 Về số lượng và vị trí các luận cứ 63

2.2.2 Quan hệ lập luận 66

2.3 KẾT LUẬN CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 69

2.3.1 Kết luận tường minh 69

2.3.2 Kết luận hàm ẩn 71

2.4 CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 74

2.4.1 Tác tử 74

2.4.2 Kết tử 77

2.5 CÁC LẼ THƯỜNG TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 84

2.5.1 Lẽ thường ngoại tại và lẽ thường nội tại trong kịch Lưu Quang Vũ 87

2.5.2 Lẽ thường về hành vi của con người 88

2.5.3 Lẽ thường theo thang độ trong kịch Lưu Quang Vũ 90

2.5.4 Lẽ thường theo triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ 93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 97

Chương 3 100

GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 100

3.1 LẬP LUẬN VỚI VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 100

3.1.1 Độ phức hợp trong lập luận của các dạng nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 100

3.1.2 Luận cứ trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 104

3.1.3 Kết luận trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 110 3.1.4 Lẽ thường trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 114

3.2 LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN XUNG ĐỘT TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ 118

Trang 7

3.2.1 Các dạng lập luận với việc biểu hiện xung đột trong kịch của Lưu

Quang Vũ 119

3.2.2 Luận cứ và kết luận của lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch của Lưu Quang Vũ 120

3.2.3 Tác tử lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ 124 3.3 GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ KỊCH LƯU QUANG VŨ 126

3.3.1 Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hàm súc, cô đọng trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ 126

3.3.2 Vai trò của lập luận trong việc thể hiện chất triết lí và tính thời sự trong ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ 128

3.3.3 Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hài hước trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ 129

3.4 LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA KỊCH LƯU QUANG VŨ 131

1.4.1 Lập luận với việc thể hiện giá trị hiện thực của kịch Lưu Quang Vũ 131 3.4.2 Lập luận với việc thể hiện giá trị nhân văn của kịch Lưu Quang Vũ 134 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 139

KẾT LUẬN 140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 143

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng thống kê các kiểu lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ 46 Bảng 2.2: Bảng thống kê các lập luận phức Dạng 1 51 Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng luận cứ trong một lập luận trong kịch của Lưu

Quang Vũ 63 Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng các kết luận tường minh trong một lập luận

trong kịch của Lưu Quang Vũ 69 Bảng 2.5: Bảng các loại lẽ thường trong kịch Lưu Quang Vũ 84 Bảng 3.1 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật tiên phong và

nhân vật bảo thủ trong kịch của Lưu Quang Vũ 101 Bảng 3.2 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật thuần nhất và

nhân vật lưỡng hóa trong kịch Lưu Quang Vũ 103 Bảng 3.3: Bảng số lượng các luận cứ trong một lập luận 105 Bảng 3.4: Bảng sự hiện diện của các kết luận trong lập luận của kịch Lưu Quang

Vũ 110 Bảng 3.5: Bảng số lượng các lẽ thường được sử dụng trong một lập luận 114

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ các lập luận phức Dạng 2 trong các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ 54

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành

và phát triển của ngôn ngữ Nó, thậm chí, dường như đã trở thành một phần tự nhiên, máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và của mỗi cá nhân Chính bởi thế, nên nhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không quan tâm đến lập luận là gì, lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con đường để một lập luận có thể đến được đích của nó Lựa chọn nghiên cứu lập luận, tác giả luận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức của một hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới, thông qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn

đề mình cần trình bày hay thuyết phục đối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào Lập luận cũng góp phần cho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách và tài năng của người sáng tác

Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trong kịch không chỉ đem đến những tri thức về lập luận, về tác giả, tác phẩm, về diện mạo văn học, mà còn có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp thường ngày

Là một trong những tài năng rực rỡ, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học Việt Nam, Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) đã giành được sự ưu ái của khán giả cũng như giới nghiên cứu kịch nói suốt những năm 80 của thế kỉ XX Cho đến ngày nay, kịch Lưu Quang Vũ vẫn có sức hút vô cùng lớn Với hơn năm mươi vở kịch bao quát những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của con người, là kết quả của một sự lao động nghệ thuật miệt mài và tâm huyết, ông được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất của thế kỉ này của Việt Nam (XX), là một nhà văn hoá” (Phan Ngọc) [86, tr 149], có

“năng khiếu đặc biệt” trước các sự kiện của đời sống (Ngô Sơn) [86, tr 182], là một

“hiện tượng” của đời sống văn học nghệ thuật (Phạm Thị Thành) [86, tr 253] Những danh hiệu đó cùng những tấm huy chương trong các hội diễn sân khấu và sự yêu mến

Trang 10

của độc giả đã khẳng định giá trị nghệ thuật của những vở kịch và tài năng của Lưu Quang Vũ Với những cống hiến của mình, năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật Một trong những điều tạo nên sức sống của kịch Lưu Quang Vũ là những lập luận đầy sắc sảo, mang tầm triết lí mà cũng rất đời thường Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Lập luận trong kịch của Lưu

Quang Vũ làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi đặt ra mục đích:

Phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ, cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn học nói chung

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài Đó là các vấn

đề trong lí thuyết lập luận và tình hình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và các sáng tác kịch của ông

- Nhận diện, phân loại, miêu tả, phân tích cấu tạo của các lập luận căn cứ vào

vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận, tính phức hợp của lập luận và đặc điểm các thành phần luận cứ, kết luận, các chỉ dẫn lập luận (kết tử, tác tử) và lẽ thường của lập luận

- Phân tích vai trò của lập luận trong việc xây dựng ngôn ngữ kịch, kịch tính, cũng như thể hiện tính cách các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm, từ

đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lập luận của các nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Luận án nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ trên nguồn ngữ liệu đã xác định ở những nội dung như: cấu trúc lập luận (các dạng cấu tạo của lập luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận), vai trò của lập luận trong việc thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả

3.3 Ngữ liệu khảo sát

Kịch có hai đời sống: đời sống của một vở diễn và đời sống của một kịch bản văn học Với khuôn khổ của luận án này, chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ dưới dạng kịch bản, đó là những tác phẩm được tuyển chọn trong

“Tuyển tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm

2013 Tuyển tập gồm năm tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ, phân bổ đủ ở tất cả

các mảng đề tài mà ông sáng tác: từ các tác phẩm có nguồn gốc dân gian (“Hồn

Trương Ba, da hàng thịt”, “Ông vua hóa hổ”), đến các tác phẩm đề tài lịch sử (“Ngọc Hân công chúa”) và đề tài hiện đại (“Tôi và chúng ta”, “Điều không thể mất”) Tìm

hiểu năm tác phẩm nêu trên, luận án đã khảo sát và phân tích tổng số 2613 lập luận trong lời thoại của các nhân vật

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây

4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được vận dụng để miêu

tả và phân tích các lập luận trong mối tương quan với ngữ cảnh nhằm làm rõ các đặc điểm của cấu trúc lập luận, các thành phần và các lẽ thường trong lập luận Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của các lập luận trong tác phẩm

- Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong luận án Phương pháp này dùng để làm rõ nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu và nội dung cụ thể Chúng tôi miêu tả các kiểu cấu trúc lập luận, các thành phần lập luận

và so sánh chúng với nhau để làm cơ sở cho việc phân tích và chỉ ra nhưng đặc điểm của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ

- Hướng tiếp cận liên ngành: Đề tài của luận án có liên quan chặt chẽ với văn

Trang 12

học và một số lĩnh vực như văn hóa, tâm lí xã hội , vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: ngôn ngữ - văn học, ngôn ngữ - dân tộc học

4.2 Thủ pháp nghiên cứu

- Thủ pháp thống kê, phân loại: Đây là thủ pháp cơ bản cho giai đoạn tiền triển khai đề tài Nghiên cứu sinh sử dụng thủ pháp này nhằm thống kê các lập luận, các dạng lập luận, các thành phần lập luận, các chỉ dẫn lập luận có mặt trong hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm Sau khi đã thống kê được các lập luận, luận án tiến hành phân loại theo các tiêu chí cấu tạo và đặc điểm của từng thành phần lập luận

- Thủ pháp mô hình hóa: Thủ pháp này dùng để mô hình hóa dưới dạng sơ đồ những lập luận cụ thể Thông qua các mô hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại và đặc điểm của các thành phần lập luận

- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh - đối chiếu được dùng trong việc so sánh, đối chiếu các trường hợp để đưa ra đánh giá, nhận định khái quát xu hướng sử dụng các phương diện của lập luận

5 Đóng góp của luận án

5.1 Về mặt lí luận

Nghiên cứu đề tài “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” sẽ góp phần hệ

thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lí thuyết lập luận: cấu trúc và các thành phần lập luận, cơ sở lập của lập luận

Luận án cũng khẳng định lí một hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn học từ góc độ ngữ dụng học mà cụ thể là vận dụng lí thuyết lập luận vào tìm hiểu lời thoại của các nhân vật trong kịch

Trang 13

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Trình bày các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu lập luận, khái quát những nghiên cứu về kịch và hệ thống các vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài luận

án, chủ yếu là các vấn đề lí thuyết lập luận, trong đó, đặc biệt chú ý đến lẽ thường trong lập luận

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ

Tập trung thống kê và phân tích các đặc điểm cấu tạo của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ về hình thức cấu tạo, đặc điểm các thành phần: luận cứ, kết luận, tác tử, kết tử và lẽ thường trong lập luận của các nhân vật của kịch Lưu Quang Vũ

Chương 3: Giá trị của lập luận trong kịch Lưu Quang Vũ

Thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, nghiên cứu vai trò của lập luận trong thành công của ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ; thứ hai, tìm hiểu đặc điểm nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ từ các lập luận của họ; thứ ba, khám phá đóng góp của lập luận trong xây dựng kịch tính trong kịch của Lưu Quang Vũ; thứ tư, thông qua các

lập luận, phát hiện ra tư tưởng nghệ thuật, tư tưởng nhân văn mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong các sáng tác kịch của mình

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

Chương 1 của luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu lập luận và những nghiên cứu về kịch của Lưu Quang Vũ đồng thời dẫn ra những lí thuyết đóng vai trò nền tảng cho việc triển khai đề tài

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lập luận

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu lập luận trên thế giới

Lập luận (argumentation) là một vấn đề ngôn ngữ được nghiên cứu từ rất sớm Ban đầu, lập luận được coi là một phạm vi của thuật hùng biện - một “nghệ thuật nói

năng”, được trình bày trong công trình “Tu từ học” của nhà triết học lừng danh

Aristotle (384 -322 Trước công nguyên -TCN) Đến thế kỉ thứ V TCN lập luận được nghiên cứu trong logic học Truyền thuyết kể lại rằng, năm 467 TCN đã diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ các bạo chúa chiếm đất đai trong vùng của nhân dân Sicile Sau cuộc nổi dậy, nhiều người đã tự nhận mình là chủ của những mảnh đất đã bị chiếm đoạt này vì vậy, các cuộc tranh cãi, kiện tụng xảy ra thường xuyên Trước tình hình đó, Corax và học trò của ông là Tisias đã soạn một tài liệu để tranh cãi trước tòa, và đặt tên là “Phương pháp lí lẽ” Cùng trong thế kỉ thứ V TCN, Protagoras (481 - 411 TCN)

- một học giả ngụy biện nổi tiếng của Hi Lạp đã đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về lập luận trong công trình “Thuật tranh biện” của mình

Đến thời Trung – Cận đại, lập luận được nghiên cứu theo hai hướng lớn, là lập luận hình thức và lập luận phi hình thức – biện chứng Hướng lập luận theo quan điểm ngữ dụng – biện chứng tìm hiểu theo logic hình thức, nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn ngữ, xuất hiện như một bộ phận hoạt động ngôn ngữ tự nhiên

và có những mục đích thông tin đặc thù Hướng lập luận theo logic phi hình thức đưa

ra những nguyên lí giúp con người tìm được cách xây dựng lập luận trong cuộc sống hằng ngày, cải thiện tư duy phản biện và khả năng phân tích trong các tình huống pháp lí, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học

Nửa sau thế kỉ XX, lí thuyết lập luận tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới ngôn ngữ học Trong số những công trình mở đầu cho giai đoạn này, có công

Trang 15

trình của S Toulmin (1958) “The use of argument” (“Việc sử dụng lập luận”) [115],

tác giả đã xây dựng nên mô hình lập luận và mối quan hệ giữa các thành phần lập

luận Tiếp đó, cuốn “The new rhetoric” (“Nhà hùng biện mới”) [116] của Perelman

và Olbrechts- Tyteca (1971), đã đưa ra những kiến giải mới về lập luận, xem trọng vai trò của người lập luận và đối tượng tiếp nhận Năm 1975 Grize với công trình

“Logic and Converstation” (“Logic và hội thoại”) [110], tác giả đã đưa ra các quy tắc

về logic tự nhiên

Đặc biệt, công trình của hai tác giả Pháp O Ducrot và J Anscombre (1983):

“L'Argumentation dans la langue” (“Lập luận bằng ngôn ngữ”) [107] đã đưa ra những

lí giải, khái niệm độc đáo về lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ học Hướng nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay được nhiều người quan tâm

Năm 1984, hai nhà ngôn ngữ học người Hà Lan là Frans van Emeren và Pob Grootendorts đã lần đầu tiên đưa ra quan điểm ngữ dụng - biện chứng, nghiên cứu lập luận theo logic hình thức Hai công trình được nhìn nhận là dấu ấn trong giới

nghiên cứu ngôn ngữ là: “Argumentation, Communication and fallacies: A pragma -

Dialectical Perspective” (“Lập luận, giao tiếp và những suy luận sai lầm: một quan điểm ngữ dụng - biện chứng”) (1992) [111], sau đó, công trình được trình bày đầy đủ

và hệ thống sau 11 năm trong “A Systematic Theory of Argumentation: The pragma

- dialectical approach” (“Một lí thuyết hệ thống về lập luận: Cách tiếp cận ngữ dụng

- biện chứng”) (2003) [112] Lí thuyết này là mô hình lí tưởng để xử lí các diễn ngôn

lập luận như một sự tranh luận có cấu trúc và ý nghĩa giống như lời giải đáp có lí trực tiếp cho những quan điểm khác biệt Quan điểm của Frans van Emeren và Pob Grootendorts, đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dùng để phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của lập luận trong thực tế đời sống sinh hoạt Cách tiếp cận ngữ dụng - biện chứng được phát triển nhằm nghiên cứu chỉnh thể của lập luận như một hoạt động diễn ngôn Chính vì vậy, lí thuyết này nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn ngữ, xuất hiện như một bộ phận của hoạt động ngôn ngữ tự nhiên

và có những mục đích thông tin đặc thù

Ở hướng lập luận theo logic phi hình thức, hai nhà nghiên cứu Robert J

Trang 16

Fogelin và Armastrong W (2014) trong công trình “Understanding Arguments: An

Introduction to Informal Logic” (“Tìm hiểu về lập luận: Giới thiệu về logic phi hình thức”) [106] cho rằng: Lí thuyết lập luận là công cụ làm sáng tỏ các cấu trúc trừu

tượng Nghiên cứu lập luận đưa ra những nguyên lí giúp cho con người tìm được các cách xây dựng lập luận trong cuộc sống hàng ngày, nó cũng cải thiện tư duy phản biện và khả năng phân tích trong các tình huống pháp lí, đạo đức, tôn giáo, khoa học, triết học Trong quá trình lập luận, có rất nhiều sai lầm mà người dùng phạm phải Để khắc phục những sai lầm, một loạt các công trình đề cập tới những sai lầm trong lập

luận ra đời Kahane H (1971) trong công trình “Logic and Contemporary Rhetoric:

The Use of Reason in Everyday Life” (“Logic và hùng biện đương đại: Việc sử dụng

lí lẽ trong cuộc sống hàng ngày”) [113] trình bày những quan điểm về lập luận và

những kiểu sai lầm trong lập luận đồng thời đưa ra những kĩ năng lập luận trong giao tiếp Kahane H Cung cấp rất nhiều những ví dụ trong các lĩnh vực của cuộc sống như truyền hình, báo chí, quảng cáo, chính trị Người ta coi đây là cuốn sách hấp dẫn và

nó trở thành tài liệu được tham khảo phổ biến trong nghiên cứu lập luận Vào năm

1989, trong công trình: “Informal logic: A handbook for critical argumentation” (“Logic phi hình thức: Sổ tay về những lập luận phản biện”) [117], Douglas N

Walton đã đưa ra 150 ví dụ mẫu và những yếu tố sai lầm khác trong quá trình lập luận Công trình này cũng thu hút được rất nhiều độc giả quan tâm Từ đó, thấy rằng: Lập luận theo logic phi hình thức là những lập luận theo tri thức nền về xã hội nói chung và những quan điểm về phong tục, tập quán, văn hóa, ngôn từ nói riêng Kiểu lập luận này đã trở thành phổ biến trong giao tiếp, tranh luận hàng ngày

Có thể thấy, lập luận nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới nghiên cứu Bắt đầu từ những nghiên cứu lập luận trong tranh biện đến nay, đối tượng này đã được các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu trong giao tiếp nói chung

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu lập luận ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học thế giới, năm 1993, lần đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu và đưa vào giảng dạy, nghiên cứu qua

giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học” (Tập 2, Phần Ngữ dụng học) [8] của tác giả Đỗ Hữu Châu (1993) Tiếp sau đó là cuốn “Ngữ dụng học” (tập 1) [13] của nhà nghiên

Trang 17

cứu Nguyễn Đức Dân (1998) Những vấn đề được trình bày trong hai cuốn này tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn về lí thuyết lập luận, là cơ sở lí luận cho nhiều đề tài nghiên cứu về lập luận sau này

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến chương IV, trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ

học” (tập 2) - phần Ngữ dụng học của tác giả Đỗ Hữu Châu (1993) Chương này đã

giới thiệu những vấn đề chính về lí thuyết lập luận trong tiếng Việt Từ việc nêu lên cách hiểu về lập luận, tác giả đã trình bày hệ thống các vấn đề lí thuyết có tính chất

cơ sở cho nghiên cứu lập luận như: quan hệ trong lập luận, kết tử, tác tử, lẽ thường (topos)

Đến năm 1998, tác giả Nguyễn Đức Dân cũng đưa ra những vấn đề đại cương

về lập luận, đặc biệt là phương pháp lập luận theo logic phi hình thức trong sự đối

sánh với lập luận theo logic hình thức trong “Ngữ dụng học” tập 1 (1998) [13] và

“Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức” (2005) [16]

Có thể thấy cả hai nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đều thống nhất quan điểm về lập luận Trong đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra những khái quát chung nhất về các khái niệm của lập luận, còn Nguyễn Đức Dân hướng những nghiên cứu của mình vào việc đối chiếu giữa lập luận logic và lập luận đời thường

Như vậy, lí thuyết chung về lập luận đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, trong đó, có Việt Nam đề cập đến với tư cách là một lĩnh vực thuộc Ngữ dụng học Đây là những tri thức cơ bản và cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau về lập luận trong các ngôn ngữ cụ thể Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn cần được thống nhất và làm sáng tỏ hơn như: phân loại lập luận theo các tiêu chí, các cấu trúc lập luận, lẽ thường - cơ sở của lập luận Những vấn đề này là những gợi dẫn và định hướng cho việc trình bày cơ sở lí luận trong luận án

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nghiên cứu về lập luận và ứng dụng lí thuyết

về lập luận trong nghiên cứu ở Việt Nam, ngoài các công trình kể trên, có thể khái quát thành hai nhóm sau đây:

Thứ nhất, đó là những công trình nghiên cứu riêng lẻ về các thành phần của

lập luận Có thể dẫn ra một số công trình như: Luận văn “Tìm hiểu kết tử nghịch

hướng lập luận “nhưng” trong tiếng Việt” [49] của tác giả Nguyễn Minh Lộc (1994),

Trang 18

tác giả đã đưa ra các đặc điểm của kết tử “nhưng” theo lí thuyết kết tử Đồng thời, chỉ

ra những điểm đặc biệt của kết tử “nhưng” như: Hai luận cứ có thể cùng hướng tới

một kết luận mà giữa chúng được nối kết bằng kết tử nhưng; và kết tử này có thể

dùng để nối kết hai luận cứ và kết luận

Trong luận văn “Các kết tử lập luận nhưng, tuy nhưng , thế mà/ vậy mà và

các topos - cơ sở của lập luận” [72], tác giả Kiều Tập (1996) cho rằng các kết tử

“nhưng”, “tuy nhưng”, “thế mà/ vậy mà” là những kết tử ba vị trí trong tiếng Việt Cùng với đó, đề tài đã đưa ra những kiến giải về các topos - cơ sở của lập luận

Thêm vào đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về chỉ dẫn lập luận

Trước hết có thể điểm tên luận văn “Tìm hiểu kết tử đồng hướng lập luận trong tiếng

Việt” [46] của Trần Thị Lan (1994) Đề tài tìm hiểu: “Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của những từ chỉ, những, đến” [76] của Lê Quốc Thái (1997)

Đề tài luận văn thạc sĩ: “Các kết tử lập luận thật ra/thực ra, mà và quan hệ lập luận” [95] của Kiều Tuấn (2000) Và gần đây, năm 2016 có đề tài luận án Tiến sĩ: “Kết tử

lập luận trong tiếng Việt” [98] của Nguyễn Thị Thu Trang Các đề tài này đã chỉ ra

đặc điểm, vai trò của kết tử và tác tử trong lập luận

Những công trình kể trên đã góp phần đưa cái nhìn tổng quát về mặt lí thuyết của một số hiện tượng ngôn ngữ quan trọng trong lập luận Việc làm rõ những nội dung trên sẽ góp phần không nhỏ cho việc khẳng định sự chặt chẽ, logic của lập luận trong giao tiếp

Thứ hai, tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu về lập luận,

một số nhà nghiên cứu đã đi theo hướng tìm hiểu về lập luận trong các văn bản Có

thể dẫn ra một số đề tài như “Tìm hiểu các dạng lập luận trong tục ngữ” [29] của Vũ Thị Hà (2005) , “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du” [55] của Lưu Thị Thanh Mai (2005), “Khai thác kĩ năng lập luận trong Đi bộ ngao du

(Ngữ văn 8)” [3] của Lê Huy Bắc (2005), “Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo” [51] của Trần Thuỳ Linh (2011), “Lập luận trong lời thoại của các nhân vật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” [99] của Lê Thị

Trang (2016) Năm 2016, Chu Thị Thùy Phương đã bảo vệ thành công luận án với

đề tài “Lập luận trong hội thoại của nhân vật (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai

đoạn 1930 - 1945)” [65] Luận án đã nghiên cứu cấu trúc lập luận trong hội thoại của

Trang 19

các nhân vật trong văn học giai đoạn 1930 -1945, và tìm hiểu lập luận của các nhân vật đó từ góc độ ngữ cảnh, vai giao tiếp và lẽ thường

Những nghiên cứu này đã vận dụng thành công lí thuyết lập luận để khám phá những giá trị của lập luận đối với các kiểu loại văn bản, các tác phẩm cụ thể

Có thể thấy, trong rất nhiều nghiên cứu tiêu biểu đã nêu, vẫn còn thiếu những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ Những công trình kể trên là những gợi ý, những kiến thức quý báu, định hướng cho luận án đi sâu tìm hiểu lập luận trong hệ thống các tác phẩm kịch của tác giả Lưu Quang Vũ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ

Thời gian hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực sáng tác kịch của Lưu Quang

Vũ không nhiều (khoảng 10 năm, từ khi ra mắt vở kịch đầu tiên năm 1978 - vở kịch

“Sống mãi tuổi 17” đến khi đột ngột qua đời năm 1988), nhưng ông là một trong

những kịch gia có số lượng tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam, với hơn 50 vở kịch Rất nhiều tác phẩm trong số đó đã gây được tiếng vang ngay khi tiếp cận với

khán giả như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta”, “Điều không thể

mất”… Đồng thời, các vở kịch này cũng giúp tác giả gặt hái được những giải thưởng

cao quý Theo tác giả Ngô Thảo (2001) “cho đến nay, Lưu Quang Vũ là tác giả trẻ

tuổi nhất, người duy nhất thuộc thế hệ chống Mỹ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

về văn học nghệ thuật bằng những tác phẩm sân khấu” [86, tr 101]

Tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ thể hiện một sức viết dồi dào

mà còn thể hiện một tư duy tiến bộ, hiện đại của một tác giả đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà đến hôm nay nhiều người còn mơ ước

Chính bởi sức hấp dẫn của Kịch Lưu Quang Vũ mà có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về tác phẩm của tác giả tài năng này Chúng tôi xin điểm lại hai hướng tiếp cận sau: hướng nghiên cứu từ góc độ văn học và hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học

1.1.2.1 Những nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ văn học

Đã có không ít nghiên cứu về kịch của Lưu Quang Vũ theo hướng văn học, đó

là những bài viết trên các tạp chí, báo và cả những nghiên cứu chuyên sâu trong các luận văn, luận án

Trang 20

Trước hết, đó là những bài viết đi sâu, tìm hiểu riêng lẻ từng tác phẩm kịch Ở

bài nghiên cứu “Tôi và chúng ta và Lưu Quang Vũ” [86], Vũ Hà (2001) nhận định

“Ở bất cứ đâu, khán giả cũng nô nức tới xem và liên tục hoan nghênh những lời nói,

những hành động kịch Giành huy chương vàng của hội diễn, cũng giành tuyệt đối sự ngưỡng mộ của công chúng, Tôi và chúng ta đã cất tiếng nói khát khao của cả cộng đồng như hồi kèn khởi động cho cả đất nước bước vào thời kì mới mạnh mẽ và bão táp dưới ngọn cờ của Đảng” [86, tr 180] Còn ở nghiên cứu “Sự khai thác mô - típ dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ” [86], tác giả Lưu Khánh Thơ khẳng định những

vở kịch được khai thác từ cốt truyện dân gian của Lưu Quang Vũ tuy “không nhiều

lắm” [86, tr 166], có thể kể tên như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Lời nói dối cuối cùng”, “Ông vua hoá hổ” đều đạt tới “hiệu quả nghệ thuật tương đối cao” [86,

tr 166] và “chúng giúp chúng ta nhận thức và soi chiếu những vấn đề quan trọng

trong cuộc sống một cách đầy đủ, sâu sắc hơn Tài năng của nhà viết kịch lại một lần nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình thường” [86, tr 169]

Bên cạnh đó, có thể kể thêm một số bài báo như: “Đọc và xem Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” [87] của Phan Trọng Thưởng, “Dạy học đoạn trích Hồn Trương

Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12) theo đặc trưng thể loại” [48] của

Nguyễn Thành Lâm Trong các bài báo này, các tác giả Phan Trọng Thưởng và Nguyễn Thành Lâm đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ tư tưởng nghệ thuật cũng

như vẻ đẹp triết lí của tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Cùng với những nghiên cứu về từng tác phẩm riêng lẻ của Lưu Quang Vũ, còn

có những công trình nghiên cứu hệ thống các tác phẩm của ông

Trong số các công trình này, trước tiên, phải kể đến cuốn “Lưu Quang Vũ, tài

năng và lao động nghệ thuật” [86] do Lưu Khánh Thơ (2001) sưu tầm và tuyển chọn

Cuốn sách đã tổng hợp các bài viết về Lưu Quang Vũ, cho người đọc hình dung về

một tài năng của nước nhà Trong cuốn sách, bài viết “Con đường sáng tạo của một

tài năng”, tác giả Ngô Thảo, đã khái quát phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang

Vũ và khẳng định “cùng lúc Vũ làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần

với đời sống, cái khả năng không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật

Trang 21

trong đời sống thành những chi tiết nghệ thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức khái quát” [86, tr.145] Đồng

quan điểm với Ngô Thảo, tác giả Phan Ngọc trong nghiên cứu “Kịch pháp Lưu Quang

Vũ” đã khẳng định có một “kịch pháp Lưu Quang Vũ” [86, tr 149] và “không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện thời sự, lấy cái hư để nói cái thực, dung cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý Không ai đuổi kịp Vũ trong phê phán cái xấu, nhưng không

có thành kiến, không có ác ý dụng tâm xấu nên những lời phê phán được chấp nhận”

[86, tr 153]

Đặc biệt, trong các công trình tổng kết về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu

Quang Vũ, không thể không kể đến cuốn “Lưu Quang Vũ, về tác gia và tác phẩm”

[81] do Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ (2008) sưu tầm và tuyển chọn Cuốn sách đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang

Vũ, ở cả ba mảng sáng tác thơ, văn xuôi và kịch Phần “Bản sắc và con đường sáng

tạo của Lưu Quang Vũ” là các bài viết về mảng kịch của Lưu Quang Vũ, cho thấy

những đặc điểm và đóng góp của Lưu Quang Vũ với nền kịch nước nhà Mở đầu

nghiên cứu này là bài viết “Sức sáng tạo của một tài năng” của Lý Hoài Thu, đồng

thời với việc khái quát cuộc đời của Lưu Quang Vũ, công trình đã cung cấp cho người tiếp nhận những đặc điểm trong kịch của Lưu Quang Vũ như xung đột kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch

Cùng với đó, có thể điểm tên những bài báo như: “Kịch Lưu Quang Vũ - những

trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” của Phan Trọng Thưởng đăng trên Tạp chí Văn học

(số 5/1986) [91]; “Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ” của Phan Ngọc [86, tr 154-161], “Mô-li-e ở Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ” của Christian

Hoche [86, tr 162-163] Những nghiên cứu này, cho người đọc cái nhìn khái quát

về tư tưởng và triết lí sống mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong tác phẩm của mình

Ngoài ra, một số công trình chuyên sâu như luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thanh

Hoài (2003) với đề tài “Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ” [38], và Lê Ngọc Mai (2015) với đề tài luận văn thạc sĩ “Kịch Lưu Quang Vũ và Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ đặc

trưng thể loại” [54] đã khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch, xung đột

Trang 22

kịch và ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ

Có thể thấy, Lưu Quang Vũ là một tác giả được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm Các sáng tác kịch của ông được tìm hiểu chuyên sâu từ nhiều góc độ như

từ các tác phẩm riêng lẻ đến đặc điểm hệ thống các tác phẩm Ở góc độ tìm hiểu nào, tài năng sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận

1.1.2.2 Những nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ ngôn ngữ học

Ở góc độ ngôn ngữ học, các sáng tác của Lưu Quang Vũ cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Trước hết, có thể kể đến các luận văn nghiên cứu về sự kiện lời nói trong kịch

của Lưu Quang Vũ như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thúy (2009) với đề tài “Sự

kiện lời nói phê phán trong kịch Lưu Quang Vũ” [92], và các đề tài về hội thoại trong

kịch của Lưu Quang Vũ như luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Vân (2009): “Vận

động hội thoại trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” [101],

luận án tiến sĩ của Đàm Thị Ngọc Ngà (2016) – “Cặp thoại hỏi – trả lời, cầu khiến –

hồi đáp trong kịch Lưu Quang Vũ” [57]…

Luận án “Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ” [1] của Trần Lan

Anh (2017) đã phác hoạ nên bức tranh ý niệm về ba phạm trù lớn trong thơ và kịch của Lưu Quang Vũ: Cuộc đời, tình yêu và con người, từ việc miêu tả, phân tích ánh

xạ giữa miền Nguồn - miền Đích, những tương đồng và khác biệt của cùng một mô hình ẩn dụ ở hai thể loại Điều này giúp chúng ta hình dung được một cách toàn cảnh những phương diện và thuộc tính trong hệ thống ẩn dụ mà Lưu Quang Vũ thể hiện Đồng thời, việc phân tích các mô hình ẩn dụ trong thơ và kịch còn giúp độc giả - những người yêu thích tác phẩm Lưu Quang Vũ nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy, khám phá thế giới của tác giả phản chiếu qua ngôn ngữ, từ đó nhận ra phong cách riêng của tác giả cùng những sáng tạo nghệ thuật được xây dựng từ nền tảng của văn học dân tộc và nhân loại

Qua phần trình bày trên, có thể thấy lập luận là đối tượng nhận được sự quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và cả trong nước Tuy nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ Với đề

tài Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi hi vọng góp phần hoàn thiện

hơn những hiểu biết về Lưu Quang Vũ và các tác phẩm kịch của ông từ hướng tiếp cận của lí thuyết lập luận

Trang 23

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2.1 Khái quát về lập luận

1.2.1.1 Khái niệm lập luận

Theo nghĩa từ điển, “lập luận” là “sắp xếp lí lẽ một cách có hệ thống để trình

bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề” [63, tr 701]

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ học C Platin (dẫn theo [39, tr 9]), lập luận là một thao tác dựa vào một phát ngôn được đảm bảo (được chấp nhận), được gọi là luận cứ, để đạt tới một phát ngôn khác, ít chắc chắn hơn (ít được chấp nhận hơn), còn được gọi là kết luận Từ đó có thể hiểu: lập luận là người nói đưa ra một luận cứ, hay một lí lẽ để dẫn dắt người nghe chấp nhận một kết luận, hay một cách ứng xử phù hợp Lập luận gồm hai yếu tố cơ bản: luận cứ và kết luận, được ông trình bày theo sơ đồ: Luận cứ  Kết luận

Tác giả Nguyễn Đức Dân (1993) trong cuốn “Ngữ dụng học”, tập 1, NXB Giáo dục, đã định nghĩa: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn

ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/một số) kết luận hay chấp nhận một (/một số) kết luận nào đó”

[13, tr 165]

Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, Ngữ dụng học), tác giả Đỗ Hữu Châu (1993) cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến

một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [8, tr

155] và tiêu chí để xác định một lập luận là kết luận “Hễ tìm ra được một kết luận

thì ta có một lập luận” [8, tr 162]

Theo tác giả Diệp Quang Ban (2009), lập luận - với cách hiểu là sự lập luận

hay việc lập luận - là “việc đưa ra những luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến

một kết luận nào đó (mang tính thuyết phục)” Đồng thời, lập luận còn được hiểu “là sản phẩm của quá trình lập luận, tức chỉ toàn bộ cái kiến trúc (construction) gồm các

bộ phận cấu thành có quan hệ với nhau do sự lập luận tạo ra” [2, tr 322] Theo đó,

một lập luận có ba bộ phận gồm: luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận

Có thể thấy, quan điểm về lập luận của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ không

có sự mâu thuẫn với nhau Và từ các quan điểm trên, có thể hiểu: Lập luận là hành

động đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người

Trang 24

nói muốn đạt tới Đồng thời, lập luận cũng được dùng để chỉ thành phần của quá trình lập luận gồm luận cứ, kết luận, quan hệ lập luận, các chỉ dẫn lập luận (tác tử, kết tử) và lẽ thường

Những định nghĩa về lập luận của các nhà ngôn ngữ học nêu trên cho thấy cần thiết phải phân biệt lập luận với suy diễn (logic) cũng như lập luận với thuyết phục

1.2.1.2 Lập luận và suy diễn logic

Ở lập luận logic, kết đề là hệ quả tất yếu của các tiền đề và của thao tác suy diễn, tính đúng sai của kết đề do tính đúng sai của các tiền đề quyết định Trong lập luận đời thường, lẽ thường - căn cứ của lập luận, không phải là một chân lí khoa học, khách quan mà là những kinh nghiệm sống, có thể tương đồng nhưng cũng có thể trái ngược nhau Bởi lẽ thường có thể trái ngược nhau nên trong lập luận đời thường có phản lập luận Dưới đây là một tam đoạn luận điển hình, thường được dẫn để minh họa cho kiểu lập luận diễn dịch logic:

“Tất cả mọi người đều phải chết (Đại tiền đề)

Socrate là người (Tiểu tiền đề)

Socrate phải chết (Kết luận)” [8, tr 166]

Kết luận “Socrate phải chết” là điều không thể bác bỏ vì đại tiền đề và tiểu tiền

đề đã đúng Dạng lập luận logic nêu trên có sự khác biệt cơ bản với lập luận đời thường xét trên phương diện khả năng bị phản bác lại

Thí dụ, dựa trên lẽ thường đẹp trai, giàu có thì tốt, có thể hình thành lập luận sau:

(2) Anh ấy vừa đẹp trai vừa giàu (p), chọn làm người yêu được đấy bạn ạ (r) Nhưng khi căn cứ vào lẽ thường đẹp trai, giàu có thường đào hoa thì lập luận sau cũng hợp lí:

(3) Anh ấy vừa đẹp trai vừa giàu (p), đừng yêu (- r)

Bàn về lập luận đời thường và lập luận logic, Nguyễn Đức Dân chỉ rõ: lập luận logic hướng tới một đích về giá trị chân lí, trả lời cho các câu hỏi như: Có hay không một sự vật? Sự vật đó có như thế hay không? Điều đó đúng hay sai? Loại lập luận này đòi hỏi phương pháp suy luận hình thức, theo những khuôn mẫu suy luận chặt chẽ trong các khoa học chính xác và thường được sử dụng trong các công trình khoa

Trang 25

học Lập luận đời thường thì hướng tới đích về tính hiệu quả, đặt ra mục tiêu dẫn dắt, lôi kéo hoặc thuyết phục quần chúng hướng theo những điều mà mình đề ra và từ bỏ xác tín cũ của họ Theo đó, lập luận cũng cần được phân biệt với thuyết phục

1.2.1.3 Lập luận và thuyết phục

Lập luận là trình bày lí lẽ của mình, còn thuyết phục là làm cho người khác tin

và theo mình, chấp nhận sự đúng đắn của một ý kiến, tin vào tính chân thực của một

sự việc Theo Aristot (dẫn theo [8, tr 164]), có ba yếu tố giúp cho một lập luận thành công, gây được hiệu quả là:

Do vậy, có thể tóm gọn rằng, lập luận là hoạt động ngôn ngữ, mà người nói

dùng những lí lẽ, dẫn chứng để dẫn dắt người nghe chấp nhận hoặc tin vào một kết luận nào đó

Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các nội dung trong phát ngôn như sau:

Tối nay, bầu trời rất nhiều sao Ngày mai trời nắng to

Theo kinh nghiệm dân gian, “nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa” Vì vậy,

từ luận cứ p có thể dẫn đến kết luận r để tạo thành một lập luận hoàn chỉnh

1.2.2 Các thành phần chính của cấu trúc lập luận

Trang 26

Trong một lập luận có hai thành phần chính đó là luận cứ và kết luận: p, r

1.2.2.1 Luận cứ

a Khái niệm

Thuật ngữ luận cứ (argument) đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau

Có thể kể đến một số định nghĩa khác nhau về luận cứ như sau: Theo nhà nghiên cứu

Đỗ Hữu Châu (1993), “lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến

một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [8, tr

155] Theo đó, lí lẽ được gọi là luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay định luật, nguyên lí xử thế hoặc dẫn chứng thực tế nào đó được dùng làm căn cứ cho kết luận

Ví dụ 2:

“Nguyễn Huệ: Trời nước Thăng Long đẹp thật: Rừng bàng Yên Thái, đền Trấn

Võ, Khán Xuân Đài Quả xứng với lời truyền tụng.” [118, tr 173]

Sự vật không đứng yên, cuộc sống

không đứng yên, có cái hôm qua đúng,

hôm nay nó là vật cản

Phải tìm cách phá nó, mong anh thông cảm và hiểu cho tôi

Theo tác giả Nguyễn Đức Dân (2018), một lập luận có 3 thành

tố logic là: tiền đề, kết đề và lí lẽ “Tiền đề là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận Kết đề là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu.Lí

lẽ (còn gọi là luật suy diễn hay là luận chứng) là những yếu tố mà nhờ nó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề” [17, tr 196] Những yếu tố này có thể là những nguyên lí, quy

Trang 27

luật tự nhiên, những định lí, định luật, quy tắc trong các ngành khoa học, kĩ thuật và cũng có thể là những lí lẽ trong logic đời thường

Ngữ liệu trên là một lập luận gồm các thành tố như sau: p (tiền đề - Luận cứ)

- “chúng ta không đánh nhau với bà già”, r (kết đề - kết luận) - “Đừng làm việc ác đó” và lí lẽ là quy luật nhân quả, cách đối nhân xử thế

Như vậy, thuật ngữ “luận cứ” theo cách dùng của tác giả Đỗ Hữu Châu, và thuật ngữ “lí lẽ” của tác giả Nguyễn Đức Dân, cùng mang một nội hàm Để thống nhất với hệ thống các thuật ngữ trong luận án, chúng tôi sử dụng cách gọi “luận cứ” cho thành phần này của lập luận

Theo tác giả Trần Thế Hùng (2005) “luận cứ là một khái niệm tương đối” [39,

tr 3] bởi lẽ: Cùng một phát ngôn có thể được trình bày như là một luận cứ của lập luận này nhưng lại là kết luận của lập luận khác Một phát ngôn chỉ được xem như là một luận cứ khi người nói có ý định dùng nó làm luận cứ cho một kết luận nào đó và người nghe phải nhận biết được ý định đó của người nói, chấp nhận phát ngôn đó có giá trị như là một luận cứ Thực vậy, luận cứ của lập luận này có thể là kết luận của một lập luận khác hoặc ngược lại Thí dụ, dựa trên lẽ thường là quy luật sinh trưởng

và phát triển của loài hoa phượng, nở hoa vào mùa hè, có thể hình thành hai lập luận như sau:

Ví dụ 5:

(1) Hoa phượng đã nở (p) Vậy là mùa hè đã đến rồi (r)

(2) Mùa hè đã đến rồi (p) Vậy là hoa phượng đã nở (r)

Cả hai lập luận trên đều được tổ chức theo mô hình: p  r Trong đó: Phát

ngôn đi trước kết tử vậy là là luận cứ, còn phát ngôn đi sau là kết luận Việc tổ chức

các phát ngôn theo hai trật tự khác nhau khiến chức năng của chúng trong mỗi lập

Trang 28

luận có sự khác biệt Cụ thể: Phát ngôn “Hoa phượng đã nở” đóng vai trò luận cứ của lập luận (1) nhưng là kết luận của lập luận (2); phát ngôn “mùa hè đã đến rồi” vốn là kết luận ở lập luận (1) nhưng lại là luận cứ ở lập luận (2)

Tuy nhiên, một phát ngôn có tư cách luận cứ không nhất thiết phải thỏa mãn

cả hai điều kiện từ phía người nói và người nghe Nghĩa là: một phát ngôn có thể được chấp nhận là luận cứ đối với cả người nói và người nghe nhưng cũng có thể chỉ

có giá trị luận cứ với một trong hai đối tượng trên Điều này càng khẳng định rõ hơn tính chất tương đối của chúng

Ví dụ 6:

Sp1: - Cái kính này đẹp quá!

Sp2: - Thế anh mua nó tặng em nhé!

Sp1: - Đừng Nó đẹp thật nhưng em ít khi dùng đến kính, mua phí hoài đi

Hồi đáp của Sp2 trong đoạn thoại trên cho biết: Sp2 coi phát ngôn “Cái kính này đẹp quá!” của Sp1 là luận cứ hướng đến kết luận hàm ẩn là một hành động gợi ý Sp2 hãy mua cái kính này để tặng Sp1 Nhưng phản hồi của Sp1 (“Đừng Nó đẹp thật nhưng em ít khi dùng đến kính.”) lại cho thấy suy luận của Sp2 đã sai: Sp1 không chủ định sử dụng phát ngôn của mình như là luận cứ hướng đến kết luận hàm ẩn nêu trên

Để hướng tới một kết luận, có thể chỉ dùng một luận cứ nhưng cũng có thể sử dụng nhiều luận cứ

Trong một lập luận, luận cứ có thể tường minh hoặc hàm ẩn luận cứ tường minh là luận cứ hiện diện trực tiếp trong lập luận để tường minh hóa những căn cứ dẫn tới kết luận, những lập luận đã dẫn là những lập luận có luận cứ tường minh Luận cứ hàm ẩn là những luận cứ vì một lí do nào đó có thể vắng mặt trong lập luận

Trang 29

nhưng người nghe vẫn có thể suy ra được và không làm thay đổi hiệu quả lập luận

Ví dụ 8:

“Thanh: - Anh Việt Thế là anh đã về kịp Vậy mà em cứ tưởng Anh Việt ơi, giờ thì anh đã hiểu: Tại sao hôm ấy em không thể Em không có quyền Em sắp chết!

Hoàng Việt: - Đừng nói thế Thanh!” (r) [118, tr 303]

Lập luận của nhân vật Hoàng Việt trong tác phẩm “Tôi và chúng ta” là lập

luận có luận cứ hàm ẩn Nhân vật chỉ đưa ra kết luận mà không có một luận cứ nào được đưa ra Nhưng người nghe vẫn có thể hiểu luận cứ ở đây là “nói đến cái chết giữa lúc bệnh tật nguy hiểm này là điều không may, không nên”

1.2.2.2 Kết luận

Một thành phần không thể thiếu của lập luận là kết luận (conclusion), hễ có

một kết luận là có một lập luận Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1993), kết luận là “cái

mà người nói hướng người nghe tới qua thông tin miêu tả, có thể là một thái độ, một tình cảm, một sự đánh giá, một nhận định, một hành động nào đó cần thực hiện” [8,

tr 154 - 155]

Đồng tình với nhận định trên, tác giả Trần Thế Hùng (2005) cho rằng thao tác lập luận cho phép chuyển kiến thức, niềm tin sang một đối tượng mới, một hoàn cảnh mới Nghĩa là thao tác này đóng vai trò quan trọng trong việc buộc người nghe (đọc) phải có lập trường, phải tỏ thái độ đồng tình hay phản đối trước điều mà người nói

(viết) trình bày Do đó, kết luận có thể hiểu một cách cụ thể hơn là “một hành động,

một ý niệm, một quan điểm mà người nói thông qua diễn ngôn, muốn dẫn dắt người nghe hướng tới thực hiện nó hay chấp nhận nó” [39, tr 5]

Ví dụ 8:

Ở vở “Điều không thể mất”, trong tình huống nhân vật Minh gần đến giờ phải

rời đơn vị đi học, mà bạn gái của anh - Nhâm - dù đã hẹn trước vẫn chưa kịp về gặp anh, nhân vật Thế Anh đã lập luận rằng:

“Thế Anh: Nước lũ vừa lên đột ngột (p1), suối dâng (p2), đường sụt (p3), lại thêm bom Mỹ dội suốt đêm qua (p4) Chắc bị tắc đường ở đâu đó (r) nên Nhâm chưa về kịp” (R) [118, tr 333]

Trang 30

p4: bom Mĩ dội suốt đêm qua

Ví dụ trên là một lập luận gồm bốn luận cứ (p1, p2, p3, p4) và hai kết luận có mức độ bao hàm (r, R) Các luận cứ đưa ra làm dẫn chứng cho những khó khăn thực tại đang diễn đối với Nhâm gồm: luận cứ p1 (nước lũ vừa lên đột ngột), p2 (suối dâng), p3 (đường sụt), p4 (bom Mỹ dội suốt đêm qua) Các luận cứ dẫn dắt đến kết luận phỏng đoán r1 (chắc tắc đường ở đâu đó) và kết luận hệ quả R tổng của cả lập luận (Nhâm chưa về kịp)

Ví dụ 9:

“Minh Không: Từ Đạo Hạnh, chúng ta không đánh nhau với bà già Đừng làm việc ác đó

Đạo Hạnh: Thế thì khi chém giết dân lành (p1), khi giết chết cha mẹ anh, cha

mẹ tôi (p2), chúng có biết xót thương? Ta có thể làm bất cứ việc gì! (r1) Quân lính,

ta ra lệnh: Ngày mai treo cổ mụ vú nuôi ra ngoài cửa rừng!” (r2) [118, tr 9495]

Thế thì khi chém giết dân

Quân lính, ta ra lệnh: Ngày mai treo

cổ mụ vú nuôi ra ngoài cửa rừng!

Ở ví dụ trên, lập luận của nhân vật Đạo Hạnh gồm luận cứ p1, p2 là các dẫn chứng, về các việc làm ác độc của kè thù: giết dân lành, giết cha mẹ của Đạo Hạnh

và Minh Không Từ đó suy ra kết luận hàm ẩn, khi thực hiện những tội ác đó chúng không hề thương xót con người, không thương dân lành, không thương cha mẹ của hai người Bởi vậy, căm thù tội ác của chúng, Đạo Hạnh cho rằng r1: “ta có thể làm

Trang 31

bất cứ việc gì” và kết luận r2, ra lệnh cho quân lính treo cổ “mụ vú nuôi ngoài cửa rừng” (vú nuôi của tên tướng giặc)

Kết luận là những sự thật, những vấn đề, kết quả được rút ra từ các luận

cứ, là mục đích lập luận của người nói Có những lập luận chỉ hiện diện kết luận, các luận cứ đã hàm ẩn và trong những hoàn cảnh nhất định, người tiếp nhận có thể ngầm hiểu luận cứ để hiểu toàn bộ lập luận

Kết luận được kí hiệu là r

Để phân biệt các luận cứ và kết luận cùng xuất hiện trong một lập luận chúng

Trong lập luận trên: “Ngồi xuống đây với em một lát đã ông” là kết luận r

Vợ người hàng thịt đưa ra những luận cứ “Về! Hôm nào cũng vội vã thế?”, và “Bát tiết canh em đánh cho ông, để trên chõng, ông đã xơi chưa?” với mục đích níu kéo “Hồn Trương Ba” ngồi lại bên mình thêm một lát

1.2.2.3 Quan hệ lập luận

“Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với nhau” [8, tr 177] Trong

một lập luận giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận có nghĩa là p1, p2 được đưa ra để hướng tới một kết luận nào đó Khi một lập luận có từ hai luận cứ trở lên, các luận cứ có hai kiểu quan hệ: quan hệ đồng hướng lập luận và quan hệ nghịch hướng lập luận

p1, p2 có quan hệ đồng hướng lập luận khi cả hai cùng dẫn đến một kết luận chung, kí hiệu:

Trang 32

p1  r

p2  r

Ví dụ 11:

p1: chủ nhật này cả nhà được nghỉ

p2: Công viên Nước đang giảm giá

r: chúng ta đi Công viên Nước chơi

p1 và p2 là những luận cứ đồng hướng, cùng dẫn đến kết luận r

Các luận cứ trong lập luận đồng hướng có hiệu lực lập luận khác nhau Có luận

cứ mạnh và luận cứ yếu Luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh là luận cứ quyết định hướng của lập luận Luận cứ có hiệu lực lập luận yếu là luận cứ mang chức năng bổ trợ cho luận cứ mạnh đối với kết luận Thông thường, luận cứ có hiệu lực mạnh hơn đặt sau luận cứ có hiệu lực lập luận yếu Hướng lập luận của cả lập luận là do luận cứ

có hiệu lực mạnh nhất trong các luận cứ quyết định

p1 và p2 quan hệ nghịch hướng lập luận khi p1 hướng tới r còn p2 hướng tới -r (r và -r phải cùng phạm trù, -r trái ngược về mặt ý nghĩa so với r), kí hiệu:

p1  r

p2  -r (hoặc ngược lại)

Ví dụ 12:

p1: Cuộc họp này rất quan trọng

p2: Nhưng tôi đang bị ốm

r: Tôi không thể tham dự

Luận cứ p1 hướng đến kết luận -r: (nên/cần) tham dự cuộc họp Còn luận cứ p2 hướng đến kết luận r: không thể tham dự cuộc họp Kết luận theo hướng của luận

cứ p2

Trong quan hệ nghịch hướng cũng có luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh và luận cứ có hiệu lực lập luận yếu Vị trí của luận cứ có hiệu lực mạnh thường ở sau luận cứ có hiệu lực lập luận yếu Hướng lập luận của cả lập luận cũng do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất quyết định

Ví dụ 13:

“Lí Trưởng: Anh phải là Tạ Văn Hợi! Sổ sách đã quy định thế rồi! Anh đừng chối!

Trang 33

Hồn Trương Ba: - Tôi không dám chối, cái thân tôi mang là của anh hàng thịt (p1), nhưng hồn tôi là hồn Trương Ba (p2) Tôi là Trương Ba.” (r) [118, tr 49]

cứ p1, kết luận của lập luận theo hướng của luận cứ có hiệu lực mạnh (p2)

1.2.3 Phân loại các dạng lập luận

Có thể phân loại lập luận theo 3 tiêu chí: Theo tổ chức của các thành phần trong lập luận, theo vị trí của các thành phần lập luận và theo sự hiện diện của các thành phần lập luận

1.2.3.1 Phân loại theo tổ chức của các thành phần trong lập luận

Nếu có một kết luận thì ta có một lập luận Dựa vào số lượng kết luận, có thể phân chia lập luận thành hai loại: lập luận đơn và lập luận phức

[118, tr 294]

Lập luận của nhân vật Thanh là một lập luận đơn, có ba luận cứ:

Trang 34

Luận cứ Kết luận

p1: có hai loại người, hai kiểu suy nghĩ

và hành động

p2: Loại thứ nhất hành động theo tính

toán có lợi hay bất lợi cho bản thân mình

p3: Loại thứ hai sống và hành động theo

lẽ phải, dù bản thân mình lợi hay bất lợi

r: Anh Việt thuộc loại người thứ hai

Phân tích lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, kết quả thu được 28 kiểu dạng lập luận đơn (Xem Bảng 2.1 trang 47)

b Lập luận phức

Lập luận có từ hai kết luận trở lên được gọi là lập luận phức Đây là một kiểu dạng lập luận phức tạp, muốn hiểu được ý nghĩa lập luận một cách chính xác, có chiều sâu, người đọc cần phải phân tích luận cứ một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ, công phu và khoa học Đáng chú ý là lập luận phức ẩn kết luận, để tìm được kết luận của lập luận dạng này, người nghe, người đọc phải căn cứ vào nhiều cơ sở

Lập luận phức có biểu hiện rất đa dạng Thông thường, kết luận có thể đứng đầu lập luận, cuối lập luận hay cũng có thể xuất hiện cả ở đầu và cuối lập luận Các kết luận có thể cùng hiện diện hoặc lập luận chỉ tường minh một kết luận, còn cần người nghe, người đọc suy ra kết luận hàm ẩn khác Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, có hai dạng lập luận phức là:

Ngoài ra, nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi đã tìm thấy các kiểu dạng lập luận phức, mà ở đó, các kết luận cũng có tính tầng bậc, có cấu tạo như sau:

Trang 35

Ví dụ 16:

Có người đã đặt mua chiếc áo này trước em (p1) nên chị không thể bán nó cho

em (r1) Em là khách quen của chị (p2), chị rất ngại với em (r2) Hay là thế này, em

cứ cầm chiếc này đi, chị sẽ đặt chiếc khác bù cho khách của chị (R)

Ví dụ trên bao gồm hai lập luận bộ phận: p1  r1 và lập luận p2  r2 và cả hai lập luận dẫn đến kết luận R

Theo quan điểm của chúng tôi, lập luận phức dạng 2, có thể phân chia thành lập luận phức thành phần luận cứ, lập luận phức thành phần kết luận, và lập luận phức

cả hai thành phần luận cứ và kết luận Nghĩa là, trong các thành phần của lập luận, tự chúng có thể là một lập luận bộ phận

1.2.3.2 Phân loại theo vị trí của các thành phần trong lập luận

Trong lập luận, kết luận có thể đứng trước, sau hoặc giữa các luận cứ

Trường hợp kết luận đứng sau luận cứ:

Ví dụ 17:

“Vợ Trương ba - với Đế Thích:

Trang 36

Đã đưa cơm nguội với khúc cá kho cho ông rồi (p1), nhà chẳng còn gì nữa đâu (p2), mời ông đi cho (r).” (118, tr.20]

Vợ Trương Ba tưởng rằng Đế Thích là ông lão hành khất - người ăn xin, nên giải thích cho ông ta rằng bà đã cho ông ta đồ ăn rồi (luận cứ p1, và p2), để dẫn đến kết luận r yêu cầu: Mời ông đi cho Đó cũng là một nét văn hóa của người Việt, khi gặp kẻ khó ăn mày thì chia sẻ phần của mình cho họ Như vậy, ở lập luận trên, kết luận xuất hiện sau luận cứ

Trường hợp kết luận đứng trước luận cứ: được sử dụng rất nhiều trong tác

phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, có thể dẫn ra một ví dụ:

Ví dụ 18:

“Xác hàng thịt: Có đấy! Xác hàng thịt có tiếng nói đấy! (r) Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn bị tiếng nói ấy sai khiến (p1) Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông! (p2)” [118, tr 63]

Lời khẳng định tiếng nói của xác hàng thịt cũng chính là kết luận trong lập luận được đưa ra trước Sau đó, các luận cứ p1, p2, được đưa ra để chứng minh cho kết luận r

Trong kịch của Lưu Quang Vũ, kiểu lập luận có kết luận đứng giữa các luận

cứ cũng xuất hiện, sau đây là một ví dụ:

Ví dụ 19:

“Lái lợn 1: Lạy anh, tấu lạy anh, lúc nãy em trót lỡ lời (p1), anh tha tội (r),

em xin trả anh đủ món nợ, cả vốn lẫn lãi, trăm lạy anh… (p2)” [118, tr 34]

Sau khi hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt, làm xác hàng thịt sống lại, Lái lợn 1 đã rất hoảng sợ Khi biết hàng thịt chết, Lái lợn một đã định ỉm đi món nợ của mình với hàng thịt Sợ hàng thịt sống lại bắt tội, nên Lái lợn 1 đã đưa ra các luận cứ

biện minh p1: lúc nãy em trót lỡ lời và luận cứ hứa hẹn p2: em xin trả anh đủ món nợ

cả vốn lẫn lãi để thuyết phục Hàng thịt đi đến kết luận r anh tha tội

1.2.3.3 Phân loại theo sự hiện diện của các thành phần lập luận

Trong lập luận, các thành phần luận cứ, kết luận có thể hiện diện tường minh tức có thể được nói rõ ra, nhưng trên thực tế, còn có rất nhiều trường hợp, trong đó, luận cứ hoặc kết luận có thể hàm ẩn

Trang 37

Ví dụ 20:

“Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nghèo khó bốn người, hai vợ chồng, một đứa con trai nhỏ và một người cha quá già không làm được việc gì nữa Cuộc sống ngày càng cơ cực Ông lão trở thành gánh nặng cho hai vợ chồng Một hôm người chồng ra chợ mua về một cái sọt tre rõ to Đợi lúc trời tối, người con trai ôm bố bỏ vào sọt

Ông già kinh ngạc:

- Con định đưa ta đi đâu?

- Cha ơi, cha biết đấy, chúng con không thể chăm sóc cha được nữa Con sẽ đưa cha tới một nơi linh thiêng ở đó người ta sẽ đối xử tốt với cha

- Đồ súc sinh! Đồ bất hiếu! Ai đã nuôi mày khôn lớn mà mày báo đáp tao như vậy?

Thấy đứa con định quẳng mình vào rừng sâu, ông bố giận dữ quát lên Thằng con quá bàng hoàng nhưng vẫn cho ông lão vào sọt rồi bước ra đi Bỗng đứa con anh ta gọi thất thanh:

- Cha ơi, đưa ông đi rồi cha nhớ mang sọt về nhé!

- Sao vậy? - Người cha phân vân quay lại hỏi

- Đợi lúc cha già, khi con muốn đưa cha đi thì có cái sọt này dùng cho tiện! Nghe đứa con nói vậy, chân tay người cha bủn rủn, không bước đi được nữa, đành đưa ông lão quay lại nhà” [17, tr 41]

Lời nói của đứa con “cha nhớ mang sọt về nhé” là một lập luận mà kết luận hàm ẩn của nó là khuyên cha không nên làm như vậy

Dù tường minh hay hàm ẩn, nguyên tắc lập luận đòi hỏi phải làm sao cho người đọc, người nghe rút được kết luận

Tùy theo từng phương thức, mục đích lập luận khác nhau mà sự hiện diện của các thành phần lập luận trong một lập luận là đầy đủ hoặc không đầy đủ Nhờ vào các nhân tố như ngữ cảnh và vào lẽ thường, người tiếp nhận vẫn có thể hiểu được đích và

ý nghĩa của các thành phần mà lập luận đó hướng tới

a Lập luận đầy đủ các thành phần

Lập luận đầy đủ các thành phần tức là lập luận có sự hiện diện đầy đủ cả hai

Trang 38

c Lập luận ẩn thành phần luận cứ

Lập luận ẩn thành phần luận cứ là lập luận chỉ nêu phần kết luận Người tiếp nhận thông qua sự suy ý từ kết luận tường minh và dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại các luận cứ đã bị ẩn đi đó

Trang 39

trong gia đình đều không hài lòng với những thay đổi của ông, nhận được sự cảm thông của người con dâu, nhân vật vô cùng cảm kích và thốt lên kết luận r

Các tiêu chí nêu trên là những vấn đề lí thuyết quan trọng để chúng tôi áp dụng vào nghiên cứu đề tài của luận án

1.2.4 Các chỉ dẫn lập luận

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thường được thực hiện hoá bằng những phương tiện nhất định như từ ngữ, cấu trúc Những phương tiện ngôn ngữ này trong lập luận được chia thành hai loại: tác tử lập luận và kết tử lập luận

Tác tử lập luận và kết tử lập luận nằm trong nhóm các chỉ dẫn lập luận Trong nhóm này, còn có các dấu hiệu giá trị học Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức

mà nhờ chúng người tiếp nhận phát hiện ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của luận cứ trong một quan hệ lập luận

1.2.4.1 Tác tử lập luận

Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, tác tử lập luận là “yếu tố tác động vào một phát

ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn đó” [17, tr 141]

Còn tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tác tử lập luận là một yếu tố khi đưa vào

một nội dung miêu tả nào đấy sẽ làm rõ hướng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó” [17, tr 180]

Như vậy, các tác giả đều thống nhất, tác tử là một yếu tố tác động, định hình nên hướng của lập luận Nghĩa là, tác tử đóng vai trò định hướng lập luận trong tập hợp các tình huống có khả năng xảy ra mà người nói đã dự tính để đưa ra một kết luận

Ví dụ 24:

“Miếng thịt ướp này là hàng ngon nhất, em phải mua đến năm hào đấy anh.”

(Thạch Lam)

Trong lập luận trên, “đến” là tác tử, hướng người nghe đến kết luận “miếng

thịt” mang “giá trị” cao hơn bình thường Bởi “đến” nhấn mạnh số lượng nhiều, cao

hơn bình thường, có nghĩa “miếng thịt ướp” này giá cao Theo lẽ thường, ngon thì mới đắt, bởi vậy “Em phải mua đến năm hào đấy anh ạ” là một luận cứ đồng hướng với kết luận Khẳng định “miếng thịt ướp này là hàng ngon nhất”

Trang 40

Ví dụ 25:

“Tất cả gánh hàng của Tâm, chỉ đáng giá hai chục bạc.” (Thạch Lam)

Tác tử “chỉ” hướng người đọc đến kết luận hai chục bạc là ít, gánh hàng của chị Tâm chẳng đáng là bao

Trong Tiếng Việt, tác tử có thể là các liên từ, trợ từ như: những, cơ, chỉ, mỗi

tội, hoặc những từ tình thái như: được, tận, thôi, kia và cũng có thể là các cụm từ

như: ngay đến, nữa là,

1.2.4.2 Kết tử

Kết tử là dấu hiệu cho thấy phát ngôn đang gặp là một lập luận “Kết tử là

những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ và các trạng ngữ…) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất Nhờ kết tử

mà các phát ngôn trở thành luận cứ hoặc kết luận của một lập luận” [8, tr 184]

Ví dụ 26:

Lâu rồi chúng ta không gặp nhau, nên cuối tuần này tổ chức buổi cà phê nhé

bạn

Nên là kết tử nối luận cứ: “lâu rồi chúng ta không gặp nhau” với kết luận

“cuối tuần này tổ chức buổi cà phê nhé” thành một lập luận

Trong nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu đã căn cứ vào các tiêu chí như hướng của lập luận, quan hệ giữa luận cứ và kết luận để phân loại kết tử Cụ thể:

a Căn cứ vào hướng lập luận

Căn cứ vào hướng lập luận kết tử lập luận chia thành: kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng

- Kết tử đồng hướng là những kết tử liên kết các phát ngôn là các luận cứ đồng hướng lập luận với kết luận

Thuộc về kết tử đồng hướng là những từ như: và, hơn nữa, thêm vào đó, đã…

Ngày đăng: 06/08/2024, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Lan Anh (2017), Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ
Tác giả: Trần Thị Lan Anh
Năm: 2017
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
3. Lê Huy Bắc (2005), “Khai thác kĩ năng lập luận trong “Đi bộ ngao du” (Ngữ văn 8)”, Giáo dục, (125), tr. 24-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác kĩ năng lập luận trong “Đi bộ ngao du” (Ngữ văn 8)”, "Giáo dục
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2005
4. B.G. Bielinski (1948), Tuyển tập, tập 2, Nxb Quốc gia Văn học nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: B.G. Bielinski
Nhà XB: Nxb Quốc gia Văn học nghệ thuật
Năm: 1948
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
6. Đỗ Hữu Châu (2007), Cơ sở Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
8. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học", tập 2 - "Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Phạm Thị Chiên (2013), Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu)
Tác giả: Phạm Thị Chiên
Năm: 2013
10. Nguyễn Văn Chính (2000), Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo - phát ngôn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo - phát ngôn
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Năm: 2000
11. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Lê Thị Kim Cúc (2007), “Tìm hiểu cách lập luận của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà””, Giáo dục, (159), tr. 17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu cách lập luận của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà””, "Giáo dục
Tác giả: Lê Thị Kim Cúc
Năm: 2007
13. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
15. Nguyễn Đức Dân (2000), Lô-gic và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô-gic và Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
16. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn lôgíc hình thức và lôgíc phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn lôgíc hình thức và lôgíc phi hình thức
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
17. Nguyễn Đức Dân (2018), Muôn màu lập luận, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muôn màu lập luận
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2018
18. Phan Thị Diễm (2014), Nghiên cứu “Truyện Kiều” theo hướng ngôn ngữ học: Lập luận của nhân vật Thúy Kiều, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu “Truyện Kiều” theo hướng ngôn ngữ học: "Lập luận của nhân vật Thúy Kiều
Tác giả: Phan Thị Diễm
Năm: 2014
19. Trần Quang Đức, Nguyễn Giang Linh (2019), Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Trần Quang Đức, Nguyễn Giang Linh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2019
20. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w