1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập luận trong luật tục Êđê

165 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập luận trong luật tục Êđê
Tác giả Trần Thị Thắm
Người hướng dẫn PGS.TS. Tạ Văn Thông, PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Lập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục ÊđêLập luận trong luật tục Êđê

Trang 1

TRẦN THỊ THẮM

LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 9.22.90.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

2 PGS.TS ĐẶNG THỊ HẢO TÂM

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các ngữ liệutrong luận án là xác thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

TRẦN THỊ THẮM

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 4

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lập luận 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu luật tục và luật tục Êđê 11

1.2.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17

1.2.1 Cơ sở lí luận 17

1.2.2 Cơ sở thực tiễn 36

1.3.TIỂU KẾT 42

Chương 2 CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ 44

2.1.THÀNH PHẦN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ 44

2.1.1 Thành phần luận cứ trong luật tục Êđê 44

2.1.2 Thành phần kết luận trong luật tục Êđê 54

2.2.CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ 61

2.2.1 Tác tử lập luận trong luật tục Êđê 61

2.2.2 Kết tử lập luận trong luật tục Êđê 69

2.3.MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN PHỔ BIẾN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ 96

2.4.TIỂU KẾT 101

Trang 4

ÁNH QUA LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ 103

3.1 LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ 104

3.1.1 Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trưng môi trường sống của người Êđê 104

3.1.2 Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trưng văn hóa sản xuất của người Êđê 118

3.1.3 Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh văn hóa tín ngưỡng của người Êđê 123

3.2. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH NHÂN SINH QUAN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ 126

3.2.1 Kết quả khảo sát lẽ thường trong lập luận của luật tục Êđê 127

3.2.2 Đặc điểm của lẽ thường trong lập luận của luật tục Êđê 129

3.3. TIỂU KẾT 144

KẾT LUẬN 146

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

Trang 5

STT KÍ HIỆU NỘI DUNG VIẾT TẮT

Trang 6

Bảng 2.1 Thống kê lập luận dựa vào số lượng luận cứ 45

Bảng 2.2 Thống kê tác tử lập luận trong luật tục Êđê 61

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chức năng của tác tử trong luật tục Êđê 68

Bảng 2.4 Thống kê kết tử lập luận trong luật tục Êđê 69

Bảng 2.5 Phân loại kết tử hai vị trí trong lập luận của luật tục Êđê 78

Bảng 2.6 Phân loại kết tử ba vị trí trong lập luận của luật tục Êđê 84

Bảng 3.1 Từ ngữ chỉ thực vật trong lập luận của luật tục Êđê 104

Bảng 3.2 Từ ngữ chỉ động vật trong lập luận của luật tục Êđê 112

Bảng 3.3 Từ ngữ chỉ đồ vật trong lập luận của luật tục Êđê 119

Bảng 3.4 Từ ngữ chỉ lực lượng siêu nhiên trong lập luận của luật tục Êđê 123

Bảng 3.5 Thống kê lẽ thường trong lập luận của luật tục Êđê 127

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Trong Ngữ dụng học, ngôn ngữ được xem xét ở những tình huống giaotiếp, các chủ thể giao tiếp luôn hướng đến những đích nhất định Muốn đạt đượcnhững đích này, người nói (người viết) trước hết phải chú ý đến tổ chức ngôn từ Sự

tổ chức các căn cứ logic và hình thức ngôn ngữ để dẫn đến kết luận chắc chắn,

thuyết phục, được xem là quá trình lập luận Trong hội thoại, lập luận là yếu tố hàng đầu để “thuyết phục người khác” Lập luận là để chứng minh, khẳng định,

bác bỏ hoặc thuyết phục người nghe đồng tình với những ý kiến của mình Cáchthức lập luận còn thể hiện khả năng tư duy logic và trình độ ngôn ngữ của ngườinói Lập luận có vai trò quan trọng và xuất hiện phổ biến trong mọi hoạt động giaotiếp bằng ngôn ngữ

1.2. Luật tục còn được gọi là “tập quán pháp”, bao gồm cả luân lí, đạo đức

và phép ứng xử Luật tục có cơ chế tổ chức, hội đồng và hình thức chế định để đảmbảo việc thi hành những chuẩn mực xã hội Muốn tổ chức và hình thức thưởng phạt

có đủ sức mạnh để mọi người tuân theo thì luật tục cần có những lập luận thuyếtphục Luật tục Êđê bao gồm những lập luận như vậy

Sở dĩ luật tục đã đi vào cuộc sống và đáp ứng được mục đích mà cộng đồnghướng đến trong bối cảnh một xã hội còn in đậm dấu ấn của tổ chức công xã thị tộc;tôn giáo và tín ngưỡng đang ở thời kì phát triển cuối cùng của tín ngưỡng nguyênthủy, bên cạnh việc đạt đến một trình độ cao về nghệ thuật ngôn từ thì việc thiết lậpmột hệ thống luận cứ và kết luận hết sức hợp lí, chặt chẽ trong lập luận của luật tụcÊđê đã trở thành yếu tố quyết định sự thành công trong hiệu lực thuyết phục

1.3. Luật tục Êđê là những quy ước của cộng đồng trong sinh hoạt của ngườiÊđê nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, điều hòa các quan hệ trong cộng đồng tộc người

Có thể xem đó là "công cụ quản lí cộng đồng" Luật tục Êđê có giá trị về nhiều mặt.Đây là tài liệu quý để nghiên cứu tộc người và văn hóa tộc người nói chung, vănhóa tộc người Êđê nói riêng; là vốn tri thức dân gian về nhiều phương diện nhưquản lí cộng đồng, quy tắc ứng xử, văn hóa làng buôn,… Nghiên cứu lập luận trong

Trang 8

văn bản luật tục Êđê góp phần lí giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, thấy

rõ khả năng nhận thức và trình độ phát triển, tính chặt chẽ, tính nhân văn, … củamột chế định xã hội, qua phương tiện ngôn ngữ (tiếng Êđê)

Chỉ ra được những nét đặc trưng trong ngôn ngữ và văn hóa ứng xử cộng đồngcủa người Êđê trong bộ luật tục nói trên là một trong những con đường để tiếp cậnngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của một vùng đất, một dân tộc Việc làm này đặc biệt có

ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay của dân tộc này, của Tây Nguyên và cũng là củachung các dân tộc ở Việt Nam

Ngày nay, khi luật pháp thành văn của Nhà nước được ban hành chi tiết vàsát thực thì không gian áp dụng của luật tục cũng thu hẹp dần Luật tục Êđê, cũngnhư luật tục của nhiều dân tộc khác (vốn ở dạng truyền khẩu) đang đứng trước sựmai một, thất truyền Do vậy, cần “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc,các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mĩ tục của cácdân tộc…” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX) Luật tục Êđê có không ít điềukhoản phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, thể hiện sự tiến bộ, đặc sắccần được nghiên cứu để bảo tồn, phục vụ việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Qua

sự phân tích về sự thuyết phục của luật tục, có thể có cơ sở vận dụng những điềuluật có tính hợp lí vào việc quản lí cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở TâyNguyên, theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài Lập luận trong luật tục Êđê đã được

xác định là hướng đi của luận án này

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu lập luận trong luật tục Êđê, luận án nhằm chỉ ra và nhận dạng đượcđặc điểm lập luận luật tục Êđê Đặc điểm lập luận luật tục Êđê cũng là một phươngdiện giúp tìm hiểu những đặc trưng văn hóa cổ truyền của người Êđê Luận án gópphần chứng minh vai trò quan trọng của lập luận trong ngôn ngữ học và trong mộtvăn bản cụ thể, khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Trang 9

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:(i) Tổng quan nghiên cứu về lập luận, luật tục và luật tục Êđê; xác địnhkhung lí thuyết làm cơ sở triển khai đề tài: lí thuyết về lập luận, về mối quan hệ giữangôn ngữ và văn hoá; phân tích cơ sở thực tiễn có liên quan đến luận án (về ngườiÊđê, về luật tục Êđê, …)

(ii) Xác định và miêu tả cấu trúc lập luận trong luật tục Êđê

(iii) Lí giải đặc trưng văn hoá của người Êđê được phản ánh qua lập luậntrong luật tục ở một số nội dung cụ thể

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là lập luận trong luật tục Êđê.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu lập luận trong luật tục Êđê ở nhữngnội dung như: cấu trúc lập luận (các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận), đặctrưng văn hóa thể hiện qua lập luận trong luật tục Êđê

Phạm vi tư liệu: luận án khảo sát lập luận trong luật tục Êđê ở “Những điều quyước chung” và 10 chủ đề khác nhau được cụ thể hóa thành 236 điều quy định (ngườisưu tầm biên soạn thành 11 chương) Nguồn ngữ liệu khảo sát là kết quả sưu tập luậttục Êđê được văn bản hóa trong “Luật tục Êđê (Tập quán pháp)” (Ngô Đức Thịnh -Chu Thái Sơn - Nguyễn Hữu Thấu (1996), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: luận án thực hiện việc điền dã ở một

số vùng người Êđê sinh sống ở vùng Tây Nguyên để thu thập và bổ sung tư liệu, tìmhiểu đặc điểm phong tục, tập quán và ý tứ lập luận của người Êđê có liên quan đếnluật tục

- Phương pháp miêu tả: phương pháp này giúp người nghiên cứu làm rõđược nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu, nội dung cụ thể

Trang 10

+ Miêu tả nhằm phân tích các vấn đề lí luận chung về lập luận, về văn hóatộc người để làm rõ đặc trưng lập luận của người Êđê trong luật tục ở các phươngdiện như: cấu trúc, đặc trưng văn hóa thể hiện qua lập luận.

+ Các thủ pháp luận giải bên trong (phân loại, hệ thống hóa tư liệu, so sánh,đối chiếu, …) và các thủ pháp luận giải bên ngoài (văn hóa xã hội, tâm lí tộc người,

mô hình hóa, …) được sử dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành: luật tục Êđê là sản phẩmmang đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tâm lí xã hội, … của một cộng đồng, do vậy,luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành các khoahọc xã hội như: ngôn ngữ - dân tộc học, ngôn ngữ - tâm lí học, xã hội - dân tộc học,

… để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1 Về lí luận

- Luận án khẳng định vai trò của nghiên cứu lập luận trong ngôn ngữ học

- Luận án góp phần khẳng định và làm rõ thêm những luận điểm về ngônngữ - văn hóa của một cộng đồng Từ đó, luận án góp phần cung cấp thêm nhữngcách thức cho việc nghiên cứu ngôn ngữ ở phương diện hành chức trong đời sống

5.2 Về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu thamkhảo cho việc nghiên cứu, biên soạn và phổ biến khoa học lập luận vào giảng dạytrong nhà trường

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bảo tồn ngôn ngữ và phát huytruyền thống văn hóa người Êđê trong tình hình có nhiều biến động làm biến đổi vềvăn hóa - xã hội; phần nào giúp các ngành chức năng tìm được cơ chế thích hợptrong quản lí nhà nước ở địa phương, phát huy và điều chỉnh văn bản pháp quy saocho sát thực với đời sống thực tế và phong tục tập quán của người Êđê

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án được triển khai thành 3 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương này sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về lập luận, về luật tục và luật tục Êđê; khái quát một số vấn đề lí thuyết về lập luận, một số vấn đề về

Trang 11

ngôn ngữ văn hóa (khái niệm văn hóa, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn hóa

-tư duy dân tộc); trình bày cơ sở thực tiễn về người Êđê và luật tục Êđê để làm căn

cứ triển khai nội dung của luận án

Chương 2 Cấu trúc lập luận trong luật tục Êđê

Chương này làm rõ những đặc điểm về cấu trúc của lập luận trong luật tụcÊđê, bao gồm: thành phần lập luận trong luật tục Êđê, chỉ dẫn lập luận trong luật tụcÊđê, mô hình lập luận thường gặp trong luật tục Êđê

Chương 3 Đặc trưng văn hóa cổ truyền của người Êđê được phản ánh

qua lập luận trong luật tục Êđê

Chương này tìm hiểu đặc trưng văn hóa cổ truyền của người Êđê được thểhiện qua lập luận trong luật tục Êđê Thông qua cách tiếp cận thế giới quan củangười Êđê được thể hiện trong lập luận, luận án phân tích những đặc trưng vănhóa của người Êđê: đặc trưng văn hóa gắn liền môi trường sống, văn hóa sản xuất,văn hóa tín ngưỡng Nhân sinh quan của người Êđê được thể hiện qua hệ thống lẽthường, do đó, chương này cũng tập trung phân tích hệ thống lẽ thường được sửdụng trong lập luận của luật tục Êđê để thấy rõ những quan niệm sống của ngườiÊđê

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lập luận

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lập luận ở nước ngoài

a Ở phương diện tư duy

Logic học quan tâm đến vấn đề lập luận ngay từ thời cổ đại (trong lôgic hìnhthức của Aristote), lập luận tiếp tục được nghiên cứu ở các thời kì cận hiện đại vàtrong cả logic biện chứng [15], [16], [30] Theo logic học, suy luận là hình thức của

tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có Nếu như phánđoán là một sự liên hệ giữa các khái niệm thì suy luận là sự hiện diện giữa các phánđoán Suy luận cũng được hiểu là một thao tác logic nhằm rút ra kết luận theo mộtcách thức nhất định

Phép suy luận trong logic học được dùng với hai nghĩa: (1) chỉ toàn bộ quátrình tìm ra kết luận; (2) là một bước trong quá trình chứng minh Do vậy, cácphương pháp chứng minh, bác bỏ cũng được logic học chú ý nghiên cứu Logic họcchỉ ra rằng mỗi suy luận thường gồm có hai phần: tiền đề (là những phán đoán sẵncó) và kết luận (được rút ra từ tiền đề) Giữa tiền đề và kết luận có liên hệ về mặtnội dung Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính đúng đắn của các tiền đề

và tính chính xác của lập luận Logic học cũng chỉ ra các điều kiện của một suy luậnđúng: (1) tiền đề phải đúng; (2) quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quyluật logic [16], [30] Các công trình nghiên cứu về logic học phân chia cách thứcsuy luận thành hai loại: suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp

Sự ra đời của logic toán ở nửa sau thế kỉ XIX do nhà triết học Lep - nitx(1646 -1761) sáng lập đã đánh dấu bước phát triển của logic hình thức trong đó cónhững đóng góp quan trọng về nghiên cứu lập luận Logic hình thức nghiên cứu cácquy luật hình thức của tư duy trừu tượng “Logic hình thức cho ta các quy luật để

Trang 13

hình thành các khái niệm, phán đoán và đặc biệt là các phương pháp suy lí để tiếnhành các lập luận trên các phán đoán đó Logic hình thức xem mỗi phán đoán cómột giá trị chân lí xác định, tức là mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc sai Và các quyluật suy lí cho ta cách lập luận để từ các giá trị chân lí của một số phán đoán chotrước suy ra giá trị chân lí của một phán đoán đang xét” [127] Logic hình thức sửdụng kí hiệu hình thức và các phép toán đại số cùng với các nguyên tắc nhất định vềgiá trị chân lí nhằm xác định tính đúng đắn của các lập luận Logic hình thức chú ýnghiên cứu các mối quan hệ logic trong kết luận của suy luận Các phép toán logicmệnh đề, logic vị từ cho phép chúng ta dùng kí hiệu để tiến hành suy luận và kiểmtra tính chân thực của suy luận Logic hình thức cũng vạch ra bốn quy luật cơ bảncủa tư duy: (1) luật đồng nhất; (2) luật phi mâu thuẫn; (3) luật triệt tam; (4) luật lí dođầy đủ.

Nhược điểm của logic hình thức là chỉ nghiên cứu những tư tưởng, khái niệmphản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của nó, bỏ qua sựhình thành, biến đổi, phát triển của các khái niệm, tư tưởng đó Nhận thức được hạnchế này của logic hình thức, Hegel (1770 - 1831) đã sáng lập ra logic biện chứngnhưng phải đến K.Marx (1818 - 1883), F.Engels (1820 - 1895) và V.I Lenin (1870

- 1924) thì logic biện chứng mới được nhìn nhận trên cơ sở duy vật Nếu logic hìnhthức nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy phản ánh sự vật trong trạngthái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của chúng thì logic biện chứng lại nghiên cứunhững cách thức và quy luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thếgiới khách quan Quan điểm này chỉ ra rằng “logic biện chứng - ngược lại với logichọc cũ, hoàn toàn hình thức - không bằng lòng với việc chỉ nêu ra những hình thứcvận động của tư duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đoán và suy lí, vàvới việc xếp những hình thức ấy cái nọ bên cạnh cái kia không có sự liên hệ nào cả.Logic học biện chứng, trái lại, suy từ hình thức này ra hình thức khác; xác định mốiliên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, chứ không phối hợp chúng với nhau; nóphát triển những hình thức cao từ những hình thức thấp” (Ph.Ăng ghen, “Biệnchứng của tự nhiên”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972, tr.343-344)

Trang 14

b Ở phương diện ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ học, ngay từ thời cổ đại, lập luận đã được chú ý nghiên cứu,

gọi bằng thuật ngữ thuật hùng biện, trình bày trong “Tu từ học” của Aristote Sau

đó, sự lập luận cũng được trình bày trong các phép suy luận logic, trong thuật ngụybiện hay trong những cuộc nghị luận, tranh cãi ở tòa [16, tr.163]

Từ nửa sau thế kỷ XX, lập luận được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâmnghiên cứu, có thể kể đến các tác giả có đóng góp lớn cho vấn đề nghiên cứu lậpluận như: S.Toulmin (1958), Olbrechts - Tyteca (1969), Grize (1982), Perelman(1988), Đáng lưu ý là công trình của hai tác giả người Pháp là J.C O.Ducrot vàAnscombre (1983), họ đã chứng minh lập luận là một sự kiện ngôn ngữ học, “đãđưa ra một kiến giải mới, căn bản và độc đáo về lí thuyết lập luận trong ngôn ngữhọc” [16, tr.163] Hướng nghiên cứu này được đánh giá là “gặt hái được nhiều kếtquả thú vị, bất ngờ và hiện nay được nhiều người quan tâm” [16, tr.163] Tác giảJ.C.Anscombre đặc biệt quan tâm đến nhân tố lập luận trong hội thoại Trước ông,người ta mới chỉ xem xét lập luận trong văn bản viết chứ chưa đề cập đến lập luậntrong lời nói của nhân vật Ông cũng là người đưa lí thuyết đa thanh vào trong lậpluận

Nhiều cuộc hội thảo chuyên về lập luận đã được tổ chức khi Trung tâm châu

Âu về nghiên cứu lập luận được thành lập (1985) Nghiên cứu về Ngữ dụng học,

F.Armengaud (1993) đề cập đến vấn đề lập luận với khẳng định “nói là tác động;muốn tác động có hiệu quả cần nói có lí lẽ, mạch lạc, nghĩa là cần lập luận” (dẫntheo [16, tr.13])

Quá trình nghiên cứu lập luận trong ngôn ngữ học đánh dấu hai giai đoạnnhìn nhận lập luận “đối với thuật hùng biện cổ điển, lập luận được coi như là có tácdụng làm tăng thêm giá trị thông tin miêu tả của ngôn ngữ, còn đối với một số nhànghiên cứu hiện nay thì lập luận được coi như là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng:mọi cứ liệu mang tin đều là biến tướng của giá trị lập luận của phát ngôn, cũng cónghĩa là phát ngôn nào cũng mang giá trị lập luận” [2, tr.488]

Nhìn chung, lập luận đã được chú ý nghiên cứu về cấu trúc, phân biệt lậpluận theo logic với lập luận thuyết phục, các chiến lược lập luận, các lí lẽ về sự

Trang 15

thuyết phục, Những nghiên cứu về lập luận đạt được những thành tựu nhất định

và chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ học

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu về lập luận ở Việt Nam

Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lập luận nói chung

Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lập luận vẫn còn là một khái niệm “lạlẫm đối với Việt ngữ học, kể cả các nhà nghiên cứu quan tâm đến dụng học” [9,tr.200] Sau này, với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học, vấn đề lập luận đãđược nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Các tác giả: Hoàng Phê, ĐỗHữu Châu, Nguyễn Đức Dân, là những người có đóng góp lớn cho việc nghiêncứu lập luận trên tư liệu tiếng Việt Các công trình nghiên cứu: “Logic ngôn ngữhọc” (1989) của Hoàng Phê, Đại cương ngôn ngữ học (2007) của Đỗ Hữu Châu và

“Ngữ dụng học” (tập 1, 2000), “Nhập môn logic hình thức và phi hình thức” (2004)của Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến lí thuyết lập luận một cách có hệ thống, baogồm việc chỉ ra các khái niệm lập luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận, cơ

sở của lập luận, Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất khi đưa ra khái niệm lậpluận “lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận haychấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [9, tr.155] Các quan hệlập luận, thành phần lập luận, các dạng cấu trúc lập luận cũng được các tác giả đềcập và đưa ra những nhận định xác đáng

Hoàng Phê và Nguyễn Đức Dân là những tác giả chú ý đến mối quan hệ giữalogic và ngôn ngữ học, phân biệt sự khác nhau giữa chúng, phân tích các yếu tố, cấutrúc ngôn ngữ trong vai trò diễn đạt các quan hệ lập luận Nguyễn Đức Dân khẳngđịnh “Có mối quan hệ chặt chẽ giữa logic và ngôn ngữ tự nhiên Trong logic,người ta xây dựng những phương pháp tiếp cận và nhận thức thế giới Đó là sự xâydựng những khái niệm, phán đoán, các phương pháp suy luận, nêu giả thuyết, chứngminh, bác bỏ Con người không thể tư duy nếu không dùng tới ngôn ngữ Kháiniệm được thể hiện bằng từ ngữ, phán đoán được thể hiện bằng chuỗi câu ” [17,tr.12] Ông cho rằng “phép suy luận trong logic thì hoàn toàn hình thức còn phépsuy luận trong ngôn ngữ, ngoài sự hình thức như trong logic, con người còn suyluận qua từ ngữ, qua tình huống, qua tri thức và kinh nghiệm” [17, tr.17]

Trang 16

Diệp Quang Ban trong “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” (2009)khẳng định quan hệ lập luận là sự biểu hiện của mạch lạc trong văn bản, ông cũngchú ý đến việc phân tích các bộ phận của lập luận “lập luận có thể được xem xét ởphương cách cấu tạo, cấu tạo chung của lập luận là mối quan hệ giữa luận cứ và kếtluận, như vậy, trong lập luận có luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận” [2, tr.488]

Những vấn đề về lập luận được trình bày trong các công trình trên đã làmhoàn thiện hơn lí thuyết lập luận nói chung và được xem là những công trình có tínhchất nền tảng cho các nghiên cứu về lập luận, được đánh giá “đi vào lí thuyết lậpluận, ngôn ngữ học Việt Nam không những mở thêm một hướng nghiên cứu mớitrong lĩnh vực ngữ dụng, không chỉ có thêm căn cứ để xây dựng vấn đề phân tíchdiễn ngôn mà còn có thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn để nhìn lại những vấn đềngôn ngữ học truyền thống và phát hiện ra những đặc trưng mới của tiếng Việt trongcấu trúc nội tại cũng như trong hoạt động thực hiện chức năng của nó” [9, tr.200]

Thứ hai, dựa trên khung lí thuyết về lập luận, một số công trình đi sâu miêu

tả các thành phần lập luận, các dạng lập luận, các chỉ dẫn lập luận Có thể kể ra

một số tác giả nghiên cứu lập luận theo hướng này như: Nguyễn Minh Lộc (1994)với “Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “nhưng” trong tiếng Việt”; thông quaviệc tìm hiểu kết tử “nhưng”, luận văn này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm về cấutrúc cũng như hiệu lực lập luận của các luận cứ và kết luận trong một lập luậnnghịch hướng Lê Quốc Thái (1997) với “Hiệu lực lập luận của nội dung miêu tả,của thực từ và của các tác tử “chỉ”, “những”, “đến”” đã hướng đến việc xác địnhhiệu lực lập luận của nội dung miêu tả, của thực từ và của các tác tử lập luận, gópphần khẳng định thêm về vai trò của tác tử trong việc “làm thay đổi hiệu lực lậpluận” vốn có của các nội dung miêu tả Kiều Tuấn (2000) với đề tài “Các kết tử lậpluận “thật ra/thực ra”, “mà” và quan hệ lập luận” đã phần nào làm rõ vai trò kết tửlập luận của “thật ra/thực ra”, “mà” và chỉ ra quan hệ lập luận, cấu trúc lập luận cócác kết tử trên Đặc biệt, công trình “Kết tử lập luận trong tiếng Việt” (2016) củaNguyễn Thị Thu Trang đã hệ thống hóa kết tử lập luận tiếng Việt, khẳng định vaitrò của kết tử lập luận tiếng Việt thông qua việc phân tích và lí giải chức năng cơbản của chúng trong các dạng lập luận

Trang 17

Thứ ba, hướng nghiên cứu về sự biểu hiện cụ thể lập luận trong văn bản

Hướng nghiên cứu này vận dụng lí thuyết về lập luận để mô tả lập luận trongmột thể loại văn bản cụ thể Hệ quả tất yếu của hướng nghiên cứu này bao gồm việcchỉ ra, lí giải đặc điểm phong cách chức năng văn bản trong hoạt động giao tiếp Cóthể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Thị Nhin (2003) với “Lập luậntrong văn miêu tả”, Vũ Thị Hà (2005) với “Tìm hiểu các dạng lập luận trong tụcngữ”, Trần Thị Tuyết Lan (2007) với “Đặc điểm của các dạng lập luận trong ca daoViệt Nam”; Nguyễn Thị Bình (2012) với “Tìm hiểu các dạng lập luận trong danhngôn (trên ngữ liệu tiếng Việt)”, Đỗ Thị Thanh Nga (2016) với “Nghiên cứu lậpluận trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng học”,

Thứ tư, hướng nghiên cứu ứng dụng lí thuyết lập luận vào thực tiễn dạy học,

có thể kể đến: Bùi Thị Xuân (1997) với “Lý thuyết lập luận và lý thuyết đoạn văn

và hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho họcsinh cấp 3”; Trần Hữu Phong (2003) với “Lập luận với việc luyện cho học sinhPTTH cách lập luận trong đoạn văn nghị luận”,

1.1.2 Tình hình nghiên cứu luật tục và luật tục Êđê

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu luật tục nói chung

Luật tục là một trong những đối tượng thu hút được sự quan tâm nghiên cứucủa nhiều bộ môn, chuyên ngành khác nhau: luật học, lịch sử, xã hội học, nhân học,

… Ban đầu, luật tục là đối tượng được các nhà luật học và nhà quản lí xã hội quantâm với mục đích phục vụ cho việc cai trị các nước thuộc địa Ở phương Tây, luậttục được chú ý nghiên cứu từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khi đó ngành luậtmột phần dựa vào nguồn tài liệu luật pháp La Mã xây dựng lí thuyết về luật tục, và

nó có ảnh hưởng tới hệ thống luật pháp đương thời và ngành luật nói chung NgôĐức Thịnh [104] nhấn mạnh luận điểm của Bronislaw Maninowski “tất cả nhữnghiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng nhất định trong một xã hộinhất định” Luận điểm ấy là cơ sở cho kết luận “không thể dùng một thể chế xã hộinày áp đặt cho một xã hội khác mà phải sử dụng bản thân thể chế vốn có để quản lí

xã hội đó” [104, tr.8]

Trang 18

Ở châu Âu và một số nước châu Phi, luật tục được quan tâm khi từ góc độtập quán nâng lên thành luật pháp, được tòa án công nhận và được chấp nhận, thihành như là luật Đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu luật tục từgóc độ nhân học và bắt đầu văn bản hóa luật tục, mở rộng phạm vi nghiên cứu luậttục trên nhiều phương diện khác nhau, chẳng hạn như vấn đề lí luận và phươngpháp nghiên cứu luật tục [104, tr.9] Dựa trên quan điểm này, nhiều nhà khoa họcbắt đầu nghiên cứu luật tục của các dân tộc ở nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thếgiới Theo Ngô Đức Thịnh [104], châu Phi và châu Á là nơi có nhiều công trìnhnghiên cứu về luật pháp và luật tục Ở châu Phi, có thể kể đến công trình “AfricanLaw and Legal Theory” (Luật và lí luận pháp luật châu Phi) (1951) của tác giảG.R.Woodman và A.O.Obilade (chủ biên) Công trình này đề cập đến nhiều vấn đềluật tục trong mối tương quan với luật pháp, bản chất của luật tục châu Phi, luật tụctrong hệ thống pháp luật của nhà nước, … Ở châu Á, phải kể đến công trình “Asianindigenous law in Interaction with Received law” (Luật bản địa châu Á trong mốiquan hệ tương hỗ với luật thành văn) (1986) của Masaji Chaba Công trình này gồmnhiều chương viết về luật tục của nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau như người AiCập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản,…

Từ góc độ nhân học luật pháp, các nhà nhân học, dân tộc học, folklore học đã

đề cập đến các vấn đề lí thuyết, phương pháp sưu tầm và nghiên cứu luật tục cácdân tộc Các tác giả đã bàn tới nhiều vấn đề về luật tục như: Alan Dundes đề cậpđến vấn đề khái niệm luật tục (folk law), Anlan Watson đề cập đến vấn đề tiếp cậnluật tục, Van Den Dergh đề cập đến khái niệm luật tục trong khung cảnh lịch sử,Obei Hag Ali nói tới vấn đề chuyển đổi luật tục trong luật pháp, … Các vấn đềphương Đông cũng được đặt ra như vấn đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias, 1994),sưu tầm luật tục (Simon Roberts, 1994),… Những vấn đề ứng dụng luật tục trong xãhội cũng được quan tâm, nhất là vấn đề luật tục và bảo vệ và khai thác hợp lí cácnguồn tài nguyên thiên nhiên (S.Wiber, 1996) [104, tr.11]

Như vậy, việc nghiên cứu luật tục trên thế giới đã được quan tâm từ lâu vàđạt được kết quả nhất định về cả phương diện lí luận, phương pháp và nghiên cứu

Trang 19

các trường hợp cụ thể Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ởViệt Nam.

Ở Việt Nam, hương ước và luật tục được quan tâm vào khoảng các thập kỉđầu thế kỉ XX Ngày 30/7/1923, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Pierre Pasquier

đã ra Thông tri yêu cầu thu thập và ghi chép luật tục nhằm khai thác và vận dụngnhững quy tắc quản lí xã hội thuyền thống vào việc cai trị Thông qua quá trình triểnkhai Thông tri này, nhiều tác giả người Pháp đã cho ra đời những nghiên cứu về luậttục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Từ 1927, L.Sabatier đã cho công bố bộ

luật tục Êđê Klei duê bhiăn kđi (Tập quán pháp) Đến năm 1940, D.Antomarchi đã

dịch sang tiếng Pháp và công bố công trình này trên tạp chí Trường Viễn Đông Bác

cổ (BEFEO) Bản dịch này được bổ sung, chỉnh lí để phù hợp với ngôn ngữ và thực

tế đời sống của dân tộc Êđê (về tình hình nghiên cứu luật tục Êđê, chúng tôi sẽ trình

bày cụ thể trong mục 1.1.2.2)

Việc sưu tầm luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

đã đạt được những thành tựu nhất định Có thể kể đến những công trình đã đượccông bố như: Luật tục Êđê (1926), Luật tục Stiêng (1951), Luật tục Srê (1951), Luậttục Bahnar, Xê đăng (1952), Luật tục Mạ (1957), … Các công trình sưu tầm về luậttục tiếp tục được bổ sung và công bố kể từ năm 1996 (khi Viện nghiên cứu văn hóadân gian phối hợp với các Sở Văn hóa Thông tin các tỉnh Tây Nguyên để sưu tầm

và giới thiệu các bộ luật tục): Luật tục Êđê (1996), Luật tục J’rai (1997), Luật tụcM’nông (1998), … Những công trình này được đánh giá “đây là những cuốn sáchđược biên soạn công phu, tập hợp tương đối đầy đủ luật tục của ba dân tộc Êđê,M’nông và Gia Rai; điều quan trọng là các tác giả đã ghi tiếng dân tộc, bên cạnhbản dịch phổ thông Các tài liệu trên có ý nghĩa rất quan trọng cho những ngườiquan tâm nghiên cứu luật tục” [41, tr.55]

Bên cạnh việc sưu tầm, luật tục cũng trở thành đối tượng nghiên cứu trênnhiều lĩnh vực khác nhau Luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được đặt ranhư một đối tượng nghiên cứu có hệ thống trên cơ sở quy chiếu bởi lí thuyết vàphương pháp nghiên cứu về luật tục được sử dụng rộng rãi trên thế giới Các nhà

Trang 20

nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, khai thác và phát huy những khía cạnhtích cực của luật tục cho công cuộc xây dựng và đổi mới kinh tế, xã hội, văn hoá ởvùng đồng bào các dân tộc thiểu số; nêu lên vấn đề quản lí xã hội và văn hóa gắnkết với luật tục, đặc biệt là xác định nhu cầu làm rõ hơn mối quan hệ giữa luật tụcvới luật pháp nhà nước trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay,… Nhữngvấn đề này được làm rõ trong Hội thảo khoa học quốc tế “Luật tục và phát triểnnông thôn hiện nay ở Việt Nam” (do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân vănQuốc gia kết hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức năm 1999) Một trong nhữngmục tiêu của hội thảo này là “làm thế nào để phát huy những yếu tố tích cực củaluật tục trong đời sống hiện nay, khiến luật tục, không những không đi ngược luậtpháp, mà còn tạo điều kiện làm cho luật pháp trở nên gần gũi với đồng bào, gópphần điều hòa các mối quan hệ trong buôn làng, góp phần thực hiện chiến lược pháttriển nông thôn ở nước ta” [111, tr.13].

Ngoài những vấn đề đã nói ở trên, luật tục còn được quan tâm nghiên cứu ởlĩnh vực ứng dụng vào thực tiễn Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của tình hình xã hộiTây Nguyên, năm 2001, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối

hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo “Luật tục - Hương ước và những vấn

đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên” Nội dung hội thảo

tập trung vào việc ứng dụng luật tục - hương ước vào công việc quản lí cộng đồnglàng buôn của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Từ kết quả hội thảo này,Ngô Đức Thịnh đã hệ thống lại một số vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu luật

tục, biên soạn cuốn sách “Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam” Các vấn đề

mà công trình đề cập đến như: nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng cơ bản của luậttục; các hình thức phát triển của luật tục; nội dung của luật tục; việc thực thi luậttục; giá trị của luật tục; luật tục và luật phát nhà nước, Công trình này là một đónggóp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu luật tục ở Việt Nam

Tình hình hình nghiên cứu luật tục ở nước ngoài và ở Việt Nam cho thấy luậttục được quan tâm từ rất sớm và đã đạt được những thành tựu nhất định ở lĩnh vựcsưu tầm và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: dân tộc học, luật học, xã hội học, văn

Trang 21

hóa dân gian, … Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vẫn có hạn chế “việc nghiêncứu còn dừng lại ở mức nhìn nhận một cách chung và tổng thể … còn quá ít côngtrình đi sâu nghiên cứu về từng lĩnh vực và từng mặt” [85, tr.27].

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu luật tục Êđê

Như đã trình bày ở trên, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về luật tục của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và luật tục của tộc ngườiÊđê nói riêng

Việc sưu tầm luật tục Êđê đã đạt được những kết quả nhất định Cụ thể, vàonhững năm đầu thập niên ba mươi của thế kỷ XX, viên Công sứ Pháp ở Đắk Lắk làL.Sabatier đã tổ chức sưu tầm luật tục của người Êđê bằng cách ghi âm tiếng Êđê vàghi chép lại bằng chữ viết của tộc người này gọi là “Tập quán pháp ca” và công bốvào năm 1927 Đến năm 1940, D.Antomarchi đã dịch và công bố luật tục này trêntạp chí Trường Viễn Đông Bác cổ (BEFEO) Năm 1984, Nguyễn Hữu Thấu đã dịchbản luật tục ra tiếng Việt từ bản tiếng Pháp Dựa trên văn bản luật tục Êđê của L.Sabatier và các bộ luật tục mới sưu tầm được, Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn,Nguyễn Hữu Thấu đã biên soạn cuốn “Luật tục Êđê (tập quán pháp)” (Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia, 1996) Công trình này thống kê, sắp xếp các nội dung củaluật tục theo các chủ đề và điều khoản dưới dạng thức của một luật định, với việcđặt tên theo các chương và được trình bày bằng hai ngôn ngữ Việt - Êđê Cùng với

đó, công trình cũng nêu những nét khái quát về sự hình thành, phát triển cũng như

vị trí, vai trò của luật tục trong đời sống xã hội của người Êđê Luật tục Êđê đượcxem là “nguồn tư liệu quý để nghiên cứu xã hội tộc người và văn hóa tộc người, là

di sản văn hóa độc đáo của dân tộc, là tri thức dân gian về quản lí cộng đồng” [103,tr.32] Các tác giả cũng nhấn mạnh “những vấn đề đặt ra trong luật tục là nhằm giảiquyết các mối quan hệ cộng đồng của làng buôn ” [103, tr.38] và đặt ra nhiệm vụ

“việc nhìn nhận vấn đề luật tục là phải nhìn từ góc độ hệ thống, từ cái bộ phận đếncái toàn thể, từ buôn làng tới quốc gia, dân tộc” [103, tr.38]

Ngoài việc sưu tầm, luật tục Êđê được tập trung nghiên cứu ở những nộidung như: cách thức tổ chức và vận hành của luật tục; những quy định về hình phạt

Trang 22

của luật tục; những yếu tố làm nền tảng cho luật tục; quá trình vận động và pháttriển của luật tục; bản chất và giá trị của luật tục; luật tục Êđê với việc bảo vệ nguồntài nguyên thiên nhiên; vai trò của người phụ nữ Êđê qua luật tục; vấn đề hôn nhân

và gia đình trong luật tục Êđê, Những vấn đề này được đề cập trong kỉ yếu hộithảo “Chuyên đề về luật tục” của Bộ Tư pháp (1997) và “Luật tục và phát triểnnông thôn hiện nay ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2000)

Không dừng lại ở đó, luật tục Êđê còn được tiếp tục xem xét ở việc phản ánhnhững giá trị xã hội và sự biến đổi của bộ luật này trong bối cảnh hiện đại hóa.Đóng góp cho hướng nghiên cứu này là công trình “Luật tục Êđê, một nền tư pháphòa giải: Những giá trị xã hội và sự biến đổi” của Trương Thị Hiền [41] Cuốn sáchnày đề cập đến những vấn đề như: luật tục xét như một hiện tượng xã hội; nền tảnggiá trị xã hội và sự biến đổi của luật tục Êđê; luật tục Êđê xét trong mối tương quanvới luật pháp; về một nền tư pháp hòa giải Tác giả cho rằng “vấn đề cấp thiết hiệnnay có lẽ không nằm ở những cố gắng mang tính “cưỡng bức” nhằm loại bỏ cácđiều khoản luật tục lạc hậu trong mối tương quan với luật pháp mà chính là ở sựthấu hiểu, thái độ tôn trọng luật tục để đi tới việc thay đổi những quan niệm khôngcòn phù hợp với xã hội đương đại, hướng tới phát triển năng lực nội tại của cộngđồng người Êđê” [41, tr.234]

Hướng đến việc xây dựng và hoàn thiện các giải pháp nhằm phát huy nhữngảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng không tích của của luật tục đối vớiviệc thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh Tây Nguyên, luận án

“Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồngngười Êđê ở Tây Nguyên Việt Nam” của tác giả Bùi Hồng Quý [85] đã phân tích,đánh giá thực trạng luật tục của người Êđê và ảnh hưởng của bộ luật này đối vớiviệc thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê; đưa ra những giải pháp nhằmphát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những điểm không tích cực của luật tục đếnviệc thực hiện pháp luật hiện hành

Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu về luật tục Êđê mới chỉ dừng lại

ở việc bàn đến giá trị nội dung, về vai trò, vị trí của luật tục Êđê hoặc về mối quan

Trang 23

hệ giữa luật tục Êđê và luật pháp, Cho đến nay, vẫn chưa có những chuyên khảonghiên cứu sâu về giá trị ngôn ngữ hay đặc điểm nghệ thuật của luật tục nói chung

và luật tục Êđê nói riêng Ở góc độ ngôn ngữ, luật tục Êđê mới chỉ được đề cập đến

ở một số vấn đề như: phương thức so sánh (trong luận án “Phương thức so sánhtrong văn bản luật tục Êđê” của Trương Thông Tuần, 2010 [115]) hay một số hìnhthức kết cấu tiêu biểu (trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu một số hình thức kết cấutiêu biểu trong văn bản luật tục của người Êđê” của Đặng Minh Tâm, 2011 [95]).Công trình của Trương Thông Tuần nêu rõ những đặc điểm và vai trò của phươngthức so sánh trong văn bản luật tục Êđê Từ phương thức so sánh trong văn bản luậttục, luận án đã tìm ra một số biểu trưng quan trọng trong đời sống tinh thần củangười Êđê cũng như những yếu tố văn hoá có liên quan Luận án cũng phân tíchnhững điểm tương đồng và khác biệt giữa luật tục Êđê với luật tục Jrai, với cách sosánh và cách diễn đạt quen thuộc trong tiếng Việt (Kinh) Luận văn của Đặng MinhTâm đã khái quát một số hình thức kết cấu phổ biến và tiêu biểu trong luật tục Êđê,phân tích khá sâu phương thức trùng điệp, một phương thức kết cấu đặc trưng và cótính hiệu quả cao về khả năng thuyết phục của người Êđê trong luật tục

Như vậy, vấn đề luật tục và luật tục Êđê đã được sưu tầm và nghiên cứu trongnhiều công trình dưới nhãn quan luật học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, vàđạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, về phương diện ngôn ngữ học, vẫncòn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về luật tục Êđê một cách hệ thống Tìm

hiểu Lập luận trong luật tục Êđê là hướng nghiên cứu mới nhằm khai thác những giá

trị về nghệ thuật lập luận hết sức đặc thù của tộc người Êđê ở Tây Nguyên

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2.1 Cơ sở lí luận

1.2.1.1 Khái quát về lập luận

a Lập luận và các thành phần lập luận

a1 Khái niệm lập luận

Mặc dù suy luận là hoạt động của tư duy trừu tượng, diễn ra trong đầu óc conngười nhưng tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, do vậy, hoạt động suyluận cần được hiện thực hóa dưới dạng các phát ngôn (nói/viết) Quá trình tư duy

Trang 24

được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp sẽ tạo ra lập luận Từ phương diệnngôn ngữ, lập luận đã được định nghĩa như sau:

Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công

cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xáctín nào đó; rút ra một (/một số) kết luận hay chấp nhận một (/một số) kết luận nàođó” [17, tr.165]

Đỗ Hữu Châu khẳng định: “lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt ngườinghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạttới” [9, tr.155]

Đinh Văn Đức chú ý đến việc lập luận trong ngôn từ, “khi nói … người tanhằm đến một cái gì đó ngoài thông báo, hướng đến cái hiệu ứng tâm lí ở ngườinghe” [32, tr.505] Tác giả cho rằng: “tư duy bao giờ cũng sắp đặt các lập luận …chuẩn bị những lí lẽ để dẫn người ta đến kết luận” [32, tr.505] Ông nhấn mạnh cầnphân biệt lập luận bằng ngôn từ với lập luận theo logic Trên cơ sở đó, ông địnhnghĩa về lập luận “lập luận là loại hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ, nó là một chutrình khép kín gồm có luận chứng và lí lẽ, có lúc được lặp đi lặp lại trong hội thoại

và văn bản” [32, tr.507]

Diệp Quang Ban cũng chỉ ra rằng: thuật ngữ lập luận được hiểu theo hai nghĩa:

Một là quá trình thực hiện sự lập luận, tức là chỉ sự lập luận hay việc lập luận Hai làsản phẩm của quá trình lập luận, tức là chỉ toàn bộ cái kiến trúc gồm các bộ phận cấuthành có quan hệ với nhau do sự lập luận tạo ra, đây là cái lập luận [2, tr.322]

Từ sự trình bày ở trên, có thể thấy các tác giả đều khẳng định: lập luận là đưa ra những lí lẽ để hướng người nghe đến một kết luận nào đấy một cách thuyết phục Đây cũng là khái niệm chúng tôi lấy làm cơ sở để triển khai những vấn đề có

liên quan đến lí thuyết về lập luận trong luận án này

Một lập luận có thể nằm trọn vẹn trong một phát ngôn (hoặc chỉ là một phầncủa phát ngôn), lập luận cũng có thể do nhiều phát ngôn tạo nên Tương tự, mộtluận cứ hay một kết luận có thể cũng chỉ là một phần của phát ngôn (hoặc một phátngôn hay hơn một phát ngôn) Trong luận án này, thuật ngữ “phát ngôn” được hiểu

là “đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp” [35, tr.339]

Trang 25

a2 Các thành phần của lập

luận 1/ Luận cứ

i) Khái niệm luận cứ:

Khái niệm luận cứ trong các công trình ngôn ngữ thường được trình bày theo

các cách diễn đạt: “trong quan hệ phát ngôn, lí lẽ được coi là luận cứ” [9, tr.155] và

“lí lẽ chính là nội dung của các phát ngôn”; “luận cứ là các dữ kiện xuất phát để làmcăn cứ cho lập luận, từ đó suy ra kết đề” [17, tr.174] Có thể thấy rằng, dù cách phát

biểu khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất luận cứ chính là căn cứ để lập luận Như vậy, có thể hiểu luận cứ là những căn cứ để từ đó rút ra kết luận.

ii) Số lượng và vị trí của luận cứ:

Mỗi một lập luận có thể có một hay nhiều luận cứ Các luận cứ có thể xuấthiện trong cùng một phát ngôn (câu) hoặc trong các phát ngôn của đoạn Các luận

cứ có thể đứng liền kề nhau hoặc đứng xa nhau

Trong một lập luận, các luận cứ thường có hiệu lực lập luận không giốngnhau Thông thường, luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn, có tính quyết định hơnthì thường được đặt sát kết luận Các luận cứ trong lập luận có thể xuất hiện trực

tiếp Ví dụ: Sự thật (p) mất lòng (r) Đây là một lập luận đầy đủ thành phần Luận

cứ (p) “sự thật” (nói một cách thẳng thắn về khuyết điểm của người khác) với lẽthường là một đặc điểm tâm lí (không ai muốn nghe người khác nói về khuyết điểmcủa mình) Luận cứ này dẫn đến kết luận tường minh: “mất lòng” (làm người nghekhó chịu về những điều được nói thẳng)

Luận cứ cũng có thể không xuất hiện trực tiếp Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (r) Lập luận này có (r) tường minh “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và một R hàm ẩn:

phẩm chất đạo đức của con người quan trọng hơn vẻ bề ngoài Kết luận này đượcsuy ra từ hai luận cứ hàm ẩn: (p) gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật, nếu gỗ tốt sẽ làmđược những vật dụng tốt, ngược lại, gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng không tốt,chóng hỏng; (q) nước sơn là vật liệu quét lên mặt gỗ để làm cho đồ vật đẹp hơnnhưng nó không quyết định được độ bền của vật dụng

Trang 26

2/ Kết luận

i) Khái niệm: Kết luận là thành phần quan trọng nhất trong một lập luận, bởi

tiêu chí để xác định được một lập luận chính là kết luận, “hễ tìm ra được một kết

luận là ta có một lập luận” [9, tr.162] Có thể hiểu kết luận là điều được rút ra từ luận cứ.

ii) Số lượng và vị trí: Trong một lập luận, từ các luận cứ có thể rút ra một kết

luận nhưng cũng có thể rút ra nhiều hơn một kết luận; kết luận có thể đứng trước,đứng giữa hoặc đứng sau các luận cứ Cũng như luận cứ, kết luận có thể xuất hiệntrực tiếp trên phát ngôn nhưng cũng có thể hàm ẩn Ví dụ:

- Trăng quầng (p1) thì hạn (r), trăng tán (p2) thì mưa (r2): lập luận này có cả

luận cứ và kết luận

- Đôi ta như lửa mới nhen (p1)/ Như trăng mới mọc (p2), như đèn mới khêu

(p3): lập luận này chỉ bao gồm các luận cứ p1, p2, p3 (dùng để chỉ những hình ảnhđẹp đẽ, lung linh, mới mẻ trong tình yêu); kết luận được hàm ẩn là: tình yêu thuởban đầu luôn đẹp đẽ

3/ Các yếu tố chỉ dẫn lập luận

Trong lập luận, ngoài hai thành phần chính là luận cứ và kết luận còn cónhững yếu tố đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn lập luận Đó là “các dấu hiệu hìnhthức mà nhờ đó chúng ta nhận ra hướng của lập luận và các đặc tính lập luận củaluận cứ trong quan hệ lập luận” [9, tr.95] Về cơ bản, các tác giả ngôn ngữ học đều

thống nhất về cách gọi tên và phân chia các chỉ dẫn lập luận thành hai loại: tác tử lập luận và kết tử lập luận.

i) Tác tử lập luận

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào mộtnội dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập vớithông tin miêu tả vốn có của nó” [9, tr.180] Theo Nguyễn Đức Dân, “Tác tử lậpluận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩalàm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn” [17, tr 176] Ví dụ:

- Cái áo này chỉ năm trăm nghìn đồng.

- Cái áo này những năm trăm nghìn đồng.

Trang 27

Tác tử “chỉ” có định hướng là giá rẻ, có thể mua; tác tử “những” có địnhhướng là đắt, không nên mua.

Khi nói đến các chỉ dẫn lập luận, Đinh Văn Đức gọi tên chúng là “phươngtiện tình thái” và “phương tiện liên kết”, theo đó, tác giả đã sử dụng thuật ngữ

phương tiện tình thái [32, tr 509] thay cho thuật ngữ tác tử lập luận Ông cho rằng

“phương tiện tình thái cũng lưỡng khả, một mặt nó biểu thị tình thái phát ngôn, vàmột mặt khác, cũng biểu đạt các quan hệ trong lập luận” [32, tr 509] Tác giả cũngkhẳng định phương tiện tình thái giúp người nghe nhận diện kết luận trực ngôn và

cả từ hàm ẩn sau khi đã bị thuyết phục bởi các lí lẽ và luận cứ…

Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu, luận án quan niệm: tác tử lập luận là

những yếu tố ngôn ngữ tác động vào một nội dung miêu tả nào đó nhằm làm rõ hướng lập luận mà không làm thay đổi nội dung miêu tả.

ii) Kết tử lập luận

Nguyễn Đức Dân cho rằng: kết tử là yếu tố “tác động vào một hoặc nhiềuphát ngôn để làm thành một lập luận, kết tử liên kết luận cứ với kết luận” [16,tr.177] Trong tài liệu [17], ông cũng khẳng định “kết tử lập luận là yếu tố liên kếttiền đề với kết đề trong một lập luận” [17, tr.202] Bàn về kết tử lập luận, Đỗ HữuChâu đưa ra cách hiểu: kết tử lập luận là “những yếu tố (như các liên từ đẳng lập,liên từ phụ thuộc, các trạng từ và các trạng ngữ) phối hợp hai hoặc một số phátngôn thành một lập luận duy nhất Nhờ kết tử lập luận mà các phát ngôn trở thànhluận cứ hay kết luận của một lập luận” [9, tr 184] Như vậy, theo Đỗ Hữu Châu, kết

tử lập luận không chỉ là đơn vị liên kết luận cứ với kết luận mà chúng còn liên kếtcác luận cứ với nhau

Trên cơ sở quan niệm của các tác giả về kết tử lập luận, chúng tôi cho rằng:

kết tử là những yếu tố ngôn ngữ liên kết các thành phần trong một lập luận.

Các kết tử lập luận có số lượng rất nhiều Dựa vào các tiêu chí khác nhau, Đỗ

Hữu Châu đã chia kết tử thành các loại: kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí; kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận; kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng.

- Căn cứ vào số lượng các phát ngôn có mặt trong lập luận, có thể chia kết tử

thành: kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí.

Trang 28

Kết tử hai vị trí: là những kết tử “chỉ cần hai phát ngôn là đủ lập thành một

lập luận, không nhất thiết phải có thêm một phát ngôn - luận cứ thứ ba” [9, tr 184]

Ví dụ: Tôi không thích chiếc áo ấy nên tôi không mua (“nên” là kết tử hai vị trí, chỉ

cần một phát ngôn trình bày lí do (luận cứ) và một phát ngôn kết quả (kết luận) làthành một lập luận)

Kết tử ba vị trí: là kết tử “đòi hỏi phải có ba phát ngôn mới có thể hình thành nên một lập luận” [11, tr 185] Ví dụ: Chiếc áo ấy đẹp nhưng tôi không đủ tiền nên tôi không mua nó (“nhưng” là kết tử ba vị trí: hai phát ngôn luận cứ: chiếc áo ấy đẹp, tôi không đủ tiền và một phát ngôn kết luận: tôi không mua nó).

Trong luận án, chúng tôi không phân loại KT2VT và KT3VT dựa vào sốlượng phát ngôn Chúng tôi thống nhất với Nguyễn Thị Thu Trang [110] về tiêu chíphân loại KT2VT và KT3VT Việc phân chia kết tử thành KT2VT và KT3VT “cầnđược hiểu là dựa trên sự chi phối của kết tử với số lượng các thành phần luận cứ vàkết luận tối thiểu cần huy động để hoàn chỉnh một lập luận chứ không phải số lượng

phát ngôn tối thiểu” [110, tr.38] Theo đó, chúng tôi quan niệm: “KT2VT là loại kết

tử chi phối lập luận hoàn chỉnh tối thiểu gồm một luận cứ và một kết luận” [110, tr.38] và “KT3VT là loại kết tử chi phối lập luận hoàn chỉnh tối thiểu gồm hai luận cứ

và một kết luận” [110, tr.38].

- Căn cứ vào quan hệ giữa kết tử và luận cứ hay kết luận, các kết tử được

chia thành: kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận.

Kết tử dẫn nhập luận cứ là “kết tử đưa một nội dung (hay một hành vi ở lời) vào làm luận cứ cho một lập luận” [9, tr 185] Những kết tử như: vì, tại vì, vả lại, lại, hơn nữa, chẳng những … mà còn, đã… lại (lại còn), … là những kết tử dẫn nhập luận cứ Ví dụ: Do thiếu hiểu biết về pháp luật, hắn đã phạm tội.

Kết tử dẫn nhập kết luận là “kết tử nối một nội dung (hoặc một hành vi) đóng vai trò KL cho lập luận với LC” [9, tr 185] Chúng tôi quan niệm: kết tử dẫn nhập kết luận là loại kết tử đưa một nội dung (hoặc một hành vi) vào làm kết luận cho một lập luận Những kết tử: thì, nên, vậy nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng, … là những kết tử dẫn nhập kết luận Ví dụ: Cô thường phải lau dọn ống khói nên quần áo lúc nào cũng lấm lem tro bụi (Truyện cổ tích Cô bé lọ lem).

Trang 29

- Căn cứ vào hướng của lập luận, có thể chia kết tử thành: kết tử đồng hướng lập luận và kết tử nghịch hướng lập luận.

Kết tử đồng hướng lập luận: là những kết tử liên kết các nội dung miêu tả (là

các luận cứ đồng hướng lập luận) hướng tới kết luận Kết tử đồng hướng bao gồm

những từ như: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại còn, đã … lại; chẳng những…

mà còn, huống hồ…, huống chi…, quả vậy, thật vậy, nữa là, … Ví dụ: Người này vừa kiêu căng, xấu tính lại có hai cô con gái riêng giống hệt bà ta từ ngoại hình đến tính cách (Truyện cổ tích Cô bé lọ lem)

Kết tử nghịch hướng lập luận: là những kết tử liên kết các luận cứ nghịch hướng lập luận trong một lập luận Những kết tử: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên, tuy vậy, tuy, … là những kết tử nghịch hướng lập luận Ví dụ: Công chúa cả vô cùng xinh xắn nhưng ngốc nghếch (Truyện cổ tích Hoàng tử tóc bờm ngựa).

Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc dùng kết tử tronglập luận “điều chắc chắn là sự có mặt của các kết tử là dấu hiệu chứng tỏ phát ngônđang gặp là một lập luận… vì lẽ này cho nên các kết tử lập luận không chỉ là nhữngdấu hiệu cú pháp thông thường mà còn là dấu hiệu của một hành vi ở lời trong ngônngữ nữa” [9, tr 185 - 186] Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, nhiều phát ngôn vẫnđược coi là một lập luận dù không có kết tử xuất hiện “việc luận cứ hay kết luận códùng kết tử hay không còn phụ thuộc vào vị trí của luận cứ hay kết luận trong lập

luận” [9, tr 185] Ví dụ: Cái xe này hỏng nên không đạp được (có thể bỏ “nên” vì (r) đứng sau (p)); Cái xe này không đạp được vì hỏng (không thể bỏ “vì” vì (r) đứng

trước (p))

b Phân loại lập luận

b1 Dựa vào tính phức hợp của lập luận

Căn cứ vào tính phức hợp của một lập luận, có thể phân loại lập luận thành

hai loại: lập luận đơn và lập luận phức.

Trang 30

(p)/Tiền cheo chàng lấy (q) mới hay vợ chồng (r) Lập luận này gồm hai luận cứ: tiền cưới trao tay (p), tiền cheo chàng lấy (q) (là những điều kiện về thủ tục cưới xin trong xã hội cũ) dẫn đến kết luận: mới hay vợ chồng (xác tín hôn nhân).

Theo Diệp Quang Ban, lập luận giản đơn là lập luận trong đó chỉ có một

luận cứ hay một số luận cứ đồng hạng với nhau (không phân biệt lớn hay nhỏ) và

một kết luận Tác giả đã nhấn mạnh đến tính đồng hạng của các luận cứ, tức là các

luận cứ có hiệu lực lập luận ngang nhau, không có cái nào khái quát hơn cái nào,không có mối quan hệ bao hàm - bị bao hàm giữa các luận cứ Lập luận giản đơn có

hai loại: lập luận có luận cứ đồng hướng và lập luận có luận cứ nghịch hướng.

i) Lập luận có luận cứ đồng hướng: là những LL “có hai (những) LC cùng chấp nhận một kết luận” [2, tr 327] Ví dụ: Yêu nhau chẳng quản lầm than (r)/Mấy sông cũng lội (p), mấy ngàn cũng qua (q) Lập luận có kết luận (r) tường minh: yêu nhau chẳng quản lầm than Kết luận này được giải thích bằng các luận cứ đồng hướng (cùng hướng đến kết luận (r): mấy sông cũng lội (p), mấy ngàn cũng qua (q)

(những khó khăn gian khổ phải vượt qua để được ở bên nhau)

ii) Lập luận có luận cứ nghịch hướng là “những trường hợp trong một lập

luận có hai luận cứ và một kết luận, trong đó có một luận cứ hướng đến chấp nhậnkết luận, còn luận cứ kia thì hướng đến phía không chấp nhận kết luận Hai luận cứnhư vậy là nghịch hướng đối với nhau trong quan hệ với kết luận” [2, tr 328] Ví

dụ: Thủ thỉ (p) nhưng mà quỷ ma (q) Lập luận gồm hai luận cứ nghịch hướng, luận

cứ p “thủ thỉ” là một đánh giá tích cực về tính cách của con người (sự nhỏ nhẹ, hiềnlành, không cần đề phòng), luận cứ (q) “quỷ ma” lại hướng đến sự đánh giá về sựtiêu cực về tính cách con người (ranh mãnh, gian xảo, cần đề phòng) Lập luận này

có R hàm ẩn là: đánh giá bản chất của con người không thể dựa vào biểu hiện bềngoài

2/ Lập luận phức: là lập luận có từ hai kết luận trở lên Lập luận loại này còn được gọi là lập luận gián tiếp Đây cùng là loại lập luận thường gặp nhất Loại này

có hai dạng:

Trang 31

Ví dụ: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh Lập luận này có dạng:

P1 (p1 r1), P2 (p2 r2) R Luận cứ p1 mỗi cây dẫn tới kết luận r2 mỗi hoa, luận cứ p2 mỗi nhà dẫn tới kết luận mỗi cảnh Cả hai lập luận bộ phận này

trở thành hai luận cứ (P1, P2) để đi đến kết luận tổng thể mang tính hàm ẩn: trongcuộc sống, không nên nghĩ đơn giản mình thế nào thì người khác thế ấy, mỗi ngườiđều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống nhau

Từ mô hình và sự khái quát của các tác giả về các dạng lập luận, có thể thấyrằng: lập luận đơn mang tính lập luận trực tiếp, còn hai dạng lập luận phức có môhình lập luận theo kiểu kết cấu tầng bậc (luận cứ lồng luận cứ, kết luận lồng kếtluận)

b2 Dựa vào vị trí của các thành phần lập

luận 1/ Lập luận theo kiểu diễn dịch

Đây là cách trình bày, tổ chức, sắp xếp các ý từ cái chung, cái khái quát đếncái riêng, cái cụ thể; lập luận này có kết luận đứng trước các luận cứ Mô hình củakiểu lập luận này là: r p, q

Ví dụ: Ở sao cho vừa lòng người (r)/ Ở rộng người cười (p), ở hẹp người chê (q) Kết luận (r) trong lập luận này là một kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống: ở sao cho vừa lòng người (làm vừa lòng người khác là điều rất khó) Kết luận này được minh họa bằng hai luận cứ: ở rộng người cười (p) và ở hẹp người chê (q).

2/ Lập luận theo kiểu quy nạp

Đây là kiểu lập luận đi từ các ý kiến, các dẫn chứng cụ thể, riêng lẻ rồi saumới tổng hợp và khái quát về các ý kiến, các sự kiện riêng lẻ đó Trong lập luậnquy nạp, thành phần luận cứ đứng trước kết luận Mô hình của kiểu lập luận nàylà: p, q r

Trang 32

Ví dụ: “Mỗi người trong chúng ta đều có hai cái túi: một cái đựng khuyết điểm của người khác, một túi đựng khuyết điểm của mình (p) Ai cũng đặt túi khuyết điểm của người khác ra đằng trước còn để cái túi khuyết điểm của mình đằng sau lưng (q) Nên ai cũng chỉ thấy khuyết điểm của người khác (k) Vậy nên, trong cuộc sống, chúng ta cần đặt mình vào vị trí của người khác (r)” Các luận cứ p, q, k là

các thông tin cụ thể nhằm hướng tới sự khái quát ở kết luận (r)

3/ Lập luận theo kiểu tổng phân hợp

Đây kiểu lập luận có sự phối hợp giữa cách lập luận diễn dịch và quy nạp.Kiểu lập luận này thường bắt đầu bằng việc nêu một vấn đề có tính khái quát, tổnghợp, sau đó triển khai phân tích những nội dung khái quát đó thành những bộ phậnnhỏ để xem xét hoặc phân tích, lí giải, chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụthể; cuối cùng lại khái quát, nâng lên thành luận điểm vấn đề được phân tích Mô

hình của dạng luận luận này có thể được biểu diễn như sau: r p, q R Ví dụ: Căn nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi (r1) Ba gian nhà gạch sạch sẽ (p) Hàng hiên rộng ở ngoài (q) Một mảnh vườn trồng hoa tươi rười rượi (k) Xinh xắn lắm (r2) (Nam Cao) Lập luận này gồm 2 kết luận r1 và r2, r1 được làm rõ bằng các

luận cứ p, q, k và các luận cứ này tiếp tục được khái quát ở r2

b3 Dựa vào sự hiện diện của các thành phần lập luận

1/ Lập luận đầy đủ thành phần: dạng lập luận này có đủ hai thành phần: luận

cứ và kết luận trong một lập luận Ví dụ: Cha nào (p) con nấy (r).

2/ Lập luận rút gọn (lập luận không đầy đủ)

i) Lập luận chỉ có thành phần luận cứ

- Dạng 1: p r Ví dụ: Trâu buộc ghét trâu ăn (p) Lập luận này gồm một

luận cứ, là lí lẽ được đưa ra để đưa ra ngầm ẩn một kết luận thuộc về quy luật tâm lítiêu cực của một số người: thấy người khác hơn mình thì sinh ra lòng đố kị (r)

- Dạng 2: p1, p2, …, pn r (người đọc tự suy ra) Ví dụ: Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi Lập luận gồm: tẩm ngẩm tầm ngầm (p1) (trông bề ngoài rất

hiền lành) mà đấm chết voi (p2) (làm được những việc khác thường) Kết luận (r)được suy ra là: không nên đánh giá con người thông qua vẻ bề ngoài

Trang 33

ii) Lập luận chỉ có thành phần kết luận

- Dạng 1: Lập luận chỉ có một KL (r): r Ví dụ: Tiền nào của đó (r): là một kết

luận tường minh, được suy ra từ các luận cứ hàm ẩn (luận cứ (p): tiền ít thì mua phải

những của không tốt, luận cứ (q): tiền nhiều thì mua được những của có chất lượng).

- Dạng 2: có từ hai kết luận trở lên: r1, r2, …, rn Ví dụ: Lấy vợ xem tông (r1), lấy chồng xem giống (r2) Lập luận này gồm hai kết luận Kết luận (r1) có luận

cứ hàm ẩn (p1): khi lấy vợ cần xem dòng họ của người vợ có hội tụ được những đứctính tốt hay không, gia đình có nền tảng đạo đức vững chắc hay không, bởi vì giađình là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính cách của người phụ nữ Kết luận (r2) có luận

cứ hàm ẩn (p2): tính di truyền được quyết định từ người đàn ông, người đàn ôngkhỏe mạnh, thông minh sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh

- Dạng 3: r R Ví dụ: Rau nào sâu ấy (r) Lập luận này gồm một kết luận

tường minh r và một luận cứ hàm ẩn: do đặc điểm sinh lí, mỗi loài sâu chỉ ăn một(một số) loại rau nhất định, vì thế, mỗi một loại rau thường bị một loại sâu nào đóphá hoại Từ luận cứ hàm ẩn và kết luận (r) có thể suy ra (R) hàm ẩn: con cái sẽthừa hưởng sự giáo dục của gia đình, nếu cha mẹ không ra gì thì con cái sẽ hư hỏng

- Dạng 4: r1, r2, …, rn R Ví dụ: Có tài mà không có đức là người vô dụng (r1), có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó (r2) (Hồ Chí Minh) Kết

luận r1, r2 trong lập luận trên nhằm hướng đến R hàm ẩn: con người cần phải hướngđến sự toàn diện về nhân cách, tài phải đi đôi với đức mới làm được những việc cóích cho xã hội

Luật tục Êđê chịu sự chi phối về sự đầy đủ của các dẫn chứng để luận tộimột cách thuyết phục và rõ ràng nên lập luận trong văn bản này thường có đầy đủcác thành phần (cả lí lẽ và kết luận)

c Đặc tính của quan hệ lập luận

Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với kết luận Luận cứ p và q cóthể đồng hướng lập luận, khi cả hai đều hướng đến một kết luận chung nào đấy.Luận cứ p và q có thể nghịch hướng lập luận, p hướng tới r còn q hướng tới -r hoặc

Trang 34

ngược lại Thực chất, lập luận nghịch hướng là sự kết hợp của hai lập luận trái

ngược nhau, trong đó có một kết luận bị vắng mặt

Ví dụ: Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ (r) là nhờ có mặt trời (p) Thế thì

củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ? (q) Ví dụ gồm hai lập luận bộ phận:

(2): thế củ cải lớn lên trong lòng đất (r2) vì sao lại đỏ (s) Trong mối quan

hệ với lập luận bộ phận (1), lập luận bộ phận 2 lại trở thành luận cứ tường minh đểhướng tới kết luận hàm ẩn: mẹ nói sai:

t R2 (hàm ẩn): con cho là mẹ nói sai)

Như vậy, lập luận bộ phận (1) và lập luận bộ phận (2) có quan hệ trái ngượcnhau Yếu tố đánh dấu lập luận nghịch hướng trong ví dụ trên là kết tử “thế thì”

Các luận cứ có những hiệu lực lập luận khác nhau là do nội dung và vị trícủa chúng quyết định Đó cũng chính là lí do giải thích cho “sự cần thiết phải phânbiệt nội dung miêu tả với các luận cứ trong lập luận” [10, tr 95]

d Lẽ thường - cơ sở của lập luận

d1 Khái niệm lẽ thường và đặc điểm của lập luận theo lẽ

thường 1/ Khái niệm lẽ thường

Nếu lí lẽ trong lập luận logic hình thức mang tính khoa học thì trong lậpluận đời thường “lí lẽ là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm,không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic mang đặc thù địa phương haydân tộc, có tính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được những lập luậnriêng” [10, tr.97]

Trang 35

Nguyễn Đức Dân sử dụng khái niệm lí lẽ chung để chỉ các lẽ thường Sở dĩ

nó còn được gọi là lí lẽ chung là vì đây là loại lí lẽ đưa ra để thuyết phục dựa trên

những chuẩn mực ứng xử chung của cộng đồng, được các đối tượng giao tiếp cùng

hiểu và chấp nhận như một thực tế hiển nhiên Có thể hiểu lập luận theo lẽ thường

là lập luận dựa trên các lí lẽ thực tiễn, có tính chất kinh nghiệm để thuyết phục người khác chấp nhận kết luận mà mình đưa ra.

2/ Đặc điểm của lập luận theo lẽ thường

Về phương tiện lập luận: nếu lập luận logic hình thức dựa trên các luận cứ

khoa học thì lẽ thường lại dựa trên những lí lẽ thực tiễn (quan niệm, phong tục tậpquán, kinh nghiệm, thói quen ứng xử, …) được một dân tộc, một cộng đồng thừanhận, nó “mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, nhờ chúng mà taxây dựng được những lập luận riêng” [120, tr.158]

Về phương pháp lập luận: Nếu logic hình thức tuân thủ chặt chẽ các quy tắc

suy diễn logic thì lẽ thường được vận dụng linh hoạt theo thực tiễn, không giới hạntheo những khuôn mẫu nhất định

Về quan hệ lập luận: Quan hệ lập luận trong lẽ thường diễn ra trong các hành động ở lời, tự thân nội dung miêu tả đã có giá trị lập luận (định hướng cho kết

luận) Giá trị lập luận trong lẽ thường không phải là hệ quả tất yếu từ các luận cứ,

nó phụ thuộc vào ngữ cảnh của lời và định hướng của người nói, “nó hướng đếnkhách thể nhưng lại theo chủ quan của người nói” [32, tr 511]

Tính phổ quát của lập luận: lập luận trong logic hình thức có tính khái quát,

phổ quát và tất yếu nên nó sẽ đúng ở mọi nơi, mọi lúc còn lẽ thường thì không tấtyếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc, nó tùy thuộc vào tri thức kinh nghiệm, văn hóa củatừng cộng đồng, từng ngữ cảnh giao tiếp “điều quan trọng là chân lí phổ biến nhưngvới mỗi cộng đồng nó lại được nội địa hóa theo cách tư duy bản ngữ” [32, tr 511]

Tính giá trị của lập luận: Lập luận theo logic hình thức có tính chặt chẽ, không

có phản lập luận và chỉ xảy ra hai khả năng: đúng hoặc sai; còn lập luận theo lẽ

thường không có tính chặt chẽ, có phản lập luận và có khả năng khác (ngoài đúng/sai).

Nó được xác theo lối sống, quan niệm, phong tục tập quán, tâm lí và đạo đức, …

Trang 36

Tính mục đích của lập luận: lập luận theo logic hình thức đánh giá, khẳng

định chân lí đúng/sai hướng đến giá trị chân lí còn lẽ thường lại hướng đến việcthuyết phục, thay đổi, củng cố lòng tin, hướng đến tính hiệu quả

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy, ngoài lập luận theo logic hình thức,trong cuộc sống, con người thường xuyên dùng đến lập luận đời thường Có thểkhẳng định rằng: dù có những điểm khác biệt về phương tiện, phương pháp, quan

hệ, giá trị, mục đích lập luận nhưng lập luận đời thường cần dựa trên lập luận logichình thức, bởi “trong lĩnh vực nào, việc dùng quan hệ lập luận cũng phải đúng quytắc, nếu dùng quan hệ lập luận sai, sẽ dẫn đến kết luận sai” [2, tr 323]

d2 Các loại lí lẽ theo đời thường

Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến một số kiểu dạng khác nhau của hệ thống lí

lẽ trong lập luận đời thường: lí lẽ về thuộc tính, lí lẽ chung về hành vi và con người,

lí lẽ chung về sự đánh giá, … Điều này phản ánh sự đa dạng của lí lẽ trong lập luận

đời thường Có thể phân chia lí lẽ trong lập luận đời thường thành ba loại: lí lẽ khách quan, lí lẽ cá nhân và lí lẽ theo kinh nghiệm xã hội.

1/ Lí lẽ khách quan

Trong lập luận đời thường, lí lẽ khách quan là các văn bản, số liệu, sự kiện,chứng cứ trực tiếp, tồn tại xác thực trong thực tế khách quan Đó có thể là nhữngchứng cứ thực tế có được qua việc xem xét, điều tra cụ thể, chính xác các sự việctrong thực tế như: diễn biến sự việc, bằng chứng, nhân chứng, các số liệu, bút tích,

…; các văn bản, điều luật, quy chế, quy định, điều lệ, … liên quan đến sự việc hoặccách phán quyết trước đây về những sự việc tương tự (án lệ trong xử án) Ví dụ:

Điều khoản [109] của luật tục Êđê nêu: Dôk mo# tơl djiê, gai kpiê tơl sah (Đã

lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết; đã cầm cần mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt ) Lập luận này dựa vào lí lẽ khách quan (là quy định của luật

tục), nếu ai làm sai đều phải đưa ra xử phạt

2/ Lí lẽ cá nhân

Trong quá trình lập luận, người ta có thể không dựa vào những căn cứ kháchquan mà dựa vào lí lẽ gắn với yếu tố cá nhân để thuyết phục người khác chấp nhận

quan điểm của mình Lí lẽ cá nhân còn được gọi là lí lẽ nội tại, lí lẽ nội tại “gồm

những lí lẽ về những chứng cứ liên quan tới những quy luật về quan hệ nhân quả

Trang 37

Yếu tố cá nhân cũng là những chứng cứ làm luận chứng cho quy luật nhân quả” [17,tr.196] Nguyễn Đức Dân cũng đề cập đến quan điểm của Quintilien về những yếu

tố cá nhân dùng làm cơ sở xây dựng luận chứng cho lập luận, như: gia đình, dân tộc,

tổ quốc, giới tính, tuổi tác, giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản, … Có thể chỉ ra một

số loại lí lẽ cá nhân thường được dùng để thuyết phục trong lập luận:

ii) Lí lẽ về nhân thân

Với mục đích thuyết phục người nghe, yếu tố về nhân thân cũng là một loại

lí lẽ được sử dụng nhiều trong lập luận Ví dụ: Bị cáo có nhân thân tốt, cả nhà gồm

bố, mẹ, anh, chị đều là đảng viên.

3/ Lí lẽ theo kinh nghiệm xã hội

Trong lập luận đời thường, có khi người ta sử dụng dạng lí lẽ theo kinhnghiệm xã hội để lập luận, đó có thể là lí lẽ đạo đức, lí lẽ quyền uy, lí lẽ theo sốđông hoặc lí lẽ theo thang độ so sánh

i) Lí lẽ đạo đức

Đây là loại lí lẽ “dựa trên các quy tắc đạo đức truyền thống, các quy tắc nhânđạo nói chung trong lẽ thường ứng xử của con người, như: cha phải giúp con, vợphải nghe lời chồng, anh chị em phải đùm bọc nhau, người chịu ơn phải biết trả ơn,

…” [120, tr.135]

ii) Lí lẽ quyền uy

Bên cạnh lí lẽ đạo đức, trong cuộc sống, người ta có thể dựa vào lí lẽ quyền

uy để giải thích cho những tình thế phải chịu sức ép quyền lực nào đó, buộc phảituân thủ ngay cả khi biết điều mình làm là sai trái, vì không có sự lựa chọn nàokhác Lập luận dựa vào lí lẽ quyền uy cũng nhằm mục đích tìm thấy sự cảm thông ởngười nghe, muốn người nghe hiểu cho hoàn cảnh của mình

Trang 38

iii) Lí lẽ theo số đông

Loại lí lẽ này chỉ ra rằng việc thực hiện một hành vi nào đó là vì theo thông

lệ mà nhiều người vẫn làm, đã làm Nếu lí lẽ theo số đông là hợp lí thì sẽ dễ dàng đểthuyết phục người khác nhưng không phải lí lẽ theo số đông bao giờ cũng đúng

Theo sự trình bày của tác giả [17, tr.203], sự vật có thể được đánh giá theonhững tiêu chí như:

- Đánh giá theo giá trị chân lí: đúng hay sai Lí lẽ theo kiểu này là “sự việcnày đúng vì quả thực là nó tồn tại”, “điều này đúng vì nó có căn cứ khoa học”, …

- Đánh giá theo giá trị thẩm mĩ: đẹp hay xấu, theo kiểu: vật này rất giá trị vì

nó đẹp; tòa nhà này thật tuyệt vời (vì) trông rất nguy nga, tráng lệ, …

- Đánh giá theo giá trị tinh thần: tốt hay xấu Đây là việc đánh giá theo chuẩnmực đạo đức xã hội mà con người có nghĩa vụ tuân theo Nó vừa mang tính kháchquan (tiêu chuẩn đạo đức chung cho mọi người) vừa mang tính chủ quan (có nhữngngười tự đề ra những nguyên tắc đạo đức nhất định mà người đó sẽ tuân theo vàdùng để đánh giá người khác)

- Đánh giá theo phương diện thực dụng và hưởng thụ: Cách đánh giá này

“nhìn nhận sự việc theo góc độ sự việc đó có đạt hiệu quả, có đạt mục đích đề rahay không” [17, tr.205] Lí lẽ theo cách đánh giá này là căn cứ vào số lượng và chấtlượng công việc mà người đó đã thực hiện hoặc sự vật nào đó có tiện ích hay làkhông tiện ích, …

Luật tục Êđê có sức thuyết phục bởi cách thức lập luận dân gian rất độc đáo.Một trong những điểm tựa làm nền tảng cho hệ thống lập luận này chính là các lẽthường Lẽ thường trong lập luận của luật tục Êđê biểu thị sự quan sát tinh tế, tạothành những lí lẽ cụ thể và sinh động, đồng thời bộc lộ cách tri nhận của người Êđê

về thế giới quan, nhân sinh quan, về tự nhiên và con người (điều này sẽ được luận

án triển khai trong chương 3)

1.2.1.2 Một số vấn đề về ngôn ngữ - văn hóa

a Khái niệm văn hóa

Từ văn hóa (culture, kultura, kultur…) trong các tiếng châu Âu có nguồn gốc

từ tiếng La tinh là cultura, có nghĩa là trồng trọt, luyện tập, cư trú…có cultura agri

Trang 39

(trồng trọt ngoài đồng) và cultura animi (trồng trọt tinh thần) Như vậy, văn hóa chỉ

toàn bộ sản phẩm vật chất và tinh thần mà con người tạo ra Những sản phẩm đóluôn biến đổi tùy theo sự phát triển của trình độ con người, luôn năng động theo sựphát triển của nền văn minh nhân loại Cùng với sự phát triển của khoa học, nộidung của văn hóa được mở rộng và được chú ý như là đối tượng của một khoa học.Nhà Nhân loại học người Anh E B Tylor (1832-1917) cho rằng “Văn hóa là mộttổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật,phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đã đạt được trong xã hội”[46, tr.6] Năm 1885, ở châu Âu, văn hóa đã thực sự trở thành đối tượng của một

khoa học riêng biệt - ngành Văn hóa học Theo từ gốc Hán, văn có nghĩa là vẻ đẹp,

là những hình thức đẹp để biểu hiện trước hết trong lễ nhạc, cách cai trị, đặc biệt là

trong văn chương, ứng xử Còn hóa có nghĩa là trở thành Như vậy, theo nghĩa mà

từ gốc Hán biểu thị thì văn hóa là làm cho trở thành đẹp.

Với các nhóm khái quát về nội hàm của văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo, phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệthuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sửdụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợpcủa mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra

nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [72, tr.431] Từ điển tiếng Việt cho rằng: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [79, tr.1062] Theo Phạm ĐứcDương, “Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra (khu biệt với cái tựnhiên) trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội” [26, tr.15] Theo cách nhìn củaPhan Ngọc, “Văn hóa là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng vàthế giới thực tại” [70, tr.105] Trần Ngọc Thêm xác định: “Văn hóa là một hệ thốnghữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quátrình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và

xã hội của mình” [100, tr.20] Jacques Dournes cho rằng “Tất cả những gì không phải

là tự nhiên, thì là văn hóa”, “văn hóa là cái tự nhiên đã mang tính người” [133, tr 29)

Trang 40

“Văn hóa thường là nét đặc trưng của cách thức mà con người tồn tại; là thựcthể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra Nhìn từ phương diện phát triểnthì văn hóa chính là sự phát triển về mặt bản sắc mang tính “phong cách” của nó.Trong mối quan hệ với sự phát triển, mặc dù văn hóa vốn được xem như là sự tồntại độc lập tương đối, nhưng về thực chất văn hóa luôn gắn kết với sự phát triển.Nếu phát triển là trình độ của sự vận động đời sống xã hội thì văn hóa là một khíacạnh quan trọng của sự vận động ấy Do đó văn hóa “không hề nằm ngoài sự pháttriển xã hội mà thường ẩn mình trong sự phát triển xã hội” [24, tr.112] Văn hóa dântộc là một biểu hiện quan trọng trong sự phát triển xã hội của đất nước Như vậy,

“với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, văn hóa luôn canthiệp vào các quá trình xã hội thông qua các đánh giá của tất cả các chủ thể xã hội

từ những cá nhân riêng lẻ đến toàn thể cộng đồng Vũ khí của nó không chỉ lànhững chuẩn mực xã hội có tính chất “cưỡng bức” như kinh tế, pháp quyền,… màcòn là những chuẩn mực khác có khả năng điều chỉnh nhận thức và hành vi thôngqua ý thức tự nguyện, chẳng hạn: đạo đức, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Bằngcách đó, văn hóa có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội, buộc mỗi thànhviên xã hội phải tỏ thái độ của mình trước mỗi sự biến đổi xã hội” [24, tr 112)

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cùng xem văn hóa là mộtphức thể tổng hợp gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần trải qua các thời kỳ lịch sửkhác nhau, chủ yếu do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn

Chúng tôi cho rằng Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra phù hợp với nhận thức và thẩm mĩ chung, mang đặc trưng của một cộng đồng nhất định và tích lũy qua quá trình thực tiễn, được lưu truyền qua thời gian.

Trong nội hàm của văn hóa mà các định nghĩa đã đi đến sự thống nhất nhưtrên, có các yếu tố liên quan đến nội dung nghiên cứu lập luận trong luật tục của ngườiÊđê Đó là tất cả các yếu tố thuộc di sản văn hóa phi vật thể như tôn giáo, tín ngưỡng,phong tục tập quán, nghi lễ,…và phần nào được biểu hiện thông qua di sản vật chất(kiến trúc, vật dụng sinh hoạt,…) Các yếu tố này xuất hiện khá đậm nét trong các hoạtđộng giao tiếp nói chung, trong các hình thức lập luận nói riêng của người Êđê Chínhcác yếu tố

Ngày đăng: 29/07/2024, 05:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diệp Quang Ban (1992), "Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diệp Quang Ban (2009), "Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
3. Trương Bi (2003), Văn học dân gian Ê đê - M’nông, Sở VHTT Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Bi (2003), "Văn học dân gian Ê đê - M’nông
Tác giả: Trương Bi
Năm: 2003
4. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Bính (2004), "Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
5. Trần Ngọc Bình (2009), Giới thiệu một số nét văn hóa pháp lý các dân tộc Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Bình (2009), "Giới thiệu một số nét văn hóa pháp lý các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Tư pháp Hà Nội
Năm: 2009
6. Hoàng Trọng Canh, Quế Mai Hương (2016), Văn hóa giao tiếp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trọng Canh, Quế Mai Hương (2016), "Văn hóa giao tiếp
Tác giả: Hoàng Trọng Canh, Quế Mai Hương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2016
7. Phan Mậu Cảnh (2008), “Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp biểu hiện qua ngôn ngữ”, Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Mậu Cảnh (2008), "“"Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp biểu hiện qua ngôn ngữ
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 2008
8. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Ngôn ngữ (số 10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
9. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu (2007), "Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng (2008), "Giáo trình Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
11. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Từ Chi (1996), "Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
12. Nguyễn Văn Chính (2000), Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo - phát ngôn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH&NV, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Chính (2000), "Vai trò của hư từ tiếng Việt trong việc hình thành thông báo - phát ngôn
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Năm: 2000
13. Mai Ngọc Chừ (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Chừ (2007), "Nhập môn Ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
14. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Chừ (2009), "Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2009
15. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic ngữ nghĩa cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (1987), "Logic ngữ nghĩa cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
16. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (2000), "Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
17. Nguyễn Đức Dân (2004), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (2004), "Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
18. Nguyễn Đức Dân (2016), Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt , Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (2016), "Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2016
19. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả bắc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Văn Doanh (1995), "Lễ hội bỏ mả bắc Tây Nguyên
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1995
20. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Trí Dõi (1999), "Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w