1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích các đặc trưng tính chất của ngôn ngữ báo chí

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí
Tác giả Triệu Song Châu Anh
Người hướng dẫn Trần Thị Vân Anh
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí
Thể loại Bài tập kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 6,55 MB

Nội dung

Trong nguyên tắc của ngôn ngữ trong báo chí, người viết người đưa tin phải viết một cách trung tính không để cảm xúc cá nhânlấn át, nhằm đưa đúng, đủ và trung thực về thông tin.. Ngôn ng

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2024

Sinh viên thực hiện: Triệu Song Châu Anh

Mã sinh viên: 2256090003 Lớp tín chỉ: Báo mạng điện tử CLC K42

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Vân Anh

Trang 2

Câu 1:(4đ) Phân tích các đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí.

I Khái niệm Ngôn ngữ báo chí

- Ngôn ngữ báo chí hiểu đơn giản là việc sử dụng từ ngữ để đưa thông tin các

sự kiện tới người đọc Trong nguyên tắc của ngôn ngữ trong báo chí, người viết (người đưa tin) phải viết một cách trung tính (không để cảm xúc cá nhânlấn át), nhằm đưa đúng, đủ và trung thực về thông tin

- Ngôn ngữ báo chí dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu làbản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận, thời

sự, thư bạn đọc,… Mỗi loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ

II Đặc trưng của Ngôn ngữ báo chí

1 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện

- Ngôn ngữ báo chí phản ánh nguyên dạng và chân thật những gì đang diễn ra,

là tấm gương phản chiếu đúng sự kiện đang xảy ra

- Yêu cầu:

+ Nhà báo phải phản ánh những điều mắt thấy tai nghe trong ngôn ngữ của mình, chỉ được quyền nói cái có thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảmnhận ngay trong cuộc sống xung quanh họ, không xuyên tạc, bịa đặt sự thật, không được phản ánh những gì mà không có bằng chứng, chứng cứ Đồng thời cái có thật mà nhà báo phản ánh phải để nguyên dạng chứ không được thêm bớt hay tô vẽ

 Tóm lại, nhà báo chỉ có quyền thuật lại mà không được chế tác ra Một khi

ta tôn trọng cái có thật, cái nguyên dạng thì nhà báo mới thể hiện được là người quan sát trung thực các sự kiện và là người phản ánh các dư luận của

xã hội

Trang 3

+ Ngôn ngữ muốn phản ánh đúng sự kiện phải phản ánh đúng lát cắt sự kiện đó

+ Ngôn ngữ phản ánh lát cắt của sự kiện được gọi là ngôn ngữ sự kiện trung tâm, còn ngôn ngữ lý giải sự kiện trung tâm được gọi là ngôn ngữ sự kiện vệtinh

 Ngôn ngữ sự kiện là phương tiện duy nhất để phản ánh của báo chí, đồng thời là tiêu chí khu biệt với các ngôn ngữ khác

 Là linh hồn của ngôn ngữ báo chí bởi nó là nền tảng cho sự tồn tại và là trung tâm của ngôn ngữ báo chí

2 Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ

- Ngôn ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà một cách gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói Nhà báo đưa ra điều mình cần nói một cách gián tiếp

- Lý do là bởi nhà báo luôn phải đối mặt với ngưỡng, đó là những quy định, điều kiện khách quan về chính trị, kinh tế,…

- Khi bắt gặp ngưỡng, nhà báo phải tôn trọng ngưỡng mà vừa muốn tôn trọng ngưỡng, vừa muốn phản ánh sự thật thì nhà báo buộc phải dùng siêu ngôn ngữ

3 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định

Trang 4

+ Tít báo “Những kẻ phá rừng từ dưới biển” được sử dụng để nói về đơn vị hải quân tham gia xuất lậu gỗ

 Ngôn ngữ của độ không xác định là một dạng thức phát triển của ngôn ngữ

sự kiện vì nó dựa trên sự vận động của sự kiện mà hình thành

4 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng

- Là phái sinh, cụ thể hóa của ngôn ngữ sự kiện Chính đòi hỏi phản ánh cụ thể, cân xác về sự kiện có thật, nguyên dạng dẫn đến coi trọng số lượng

- Mỗi tác phẩm báo chí đều có hạn định về số lượng câu chữ hoặc thời lượng phát sóng

- Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện Chính lượng sự kiện sẽ khái quát hiện thực Ngôn ngữ và sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện ấn định Lượng sự kiện cấp cho nhà báo những cách diễn đạt mới, độc đáo, và đầy lượng thông tin Do vậy, những cách diễn đạt theo ngôn ngữ của các nhà chính trị, các nhà tư tưởng sử dụng để khái quát vấn đề, phát biểu chủ đích của mình hoặc một cách trực tiếp Nói cho cùng, tiếng nói của nhà báo vẫn

là tiếng nói mang tính chủ quan, nhưng đấy là tiếng nói do tự thân sự kiện nói lên Chính ngôn ngữ định lượng sẽ giúp nhà báo có cách diễn đạt đắt giá nhất

III Tính chất của ngôn ngữ báo chí

1 Tính chính xác, khách quan

- Đây là tính chất hết sức quan trọng của ngôn ngữ báo chí Bởi báo chí đưa thông tin tiếp cận đến người đọc và định hướng dư luận xã hội Vì vậy, thông tin được đưa lên báo phải chính xác, có nguồn rõ ràng và phải được kiểm chứng trước khi đăng tải Chỉ cần sử dụng sai ngôn từ cũng dẫn đến độc giá hiểu sai thông tin

Trang 5

- Chân thực (sự thật nguyên dạng, hiện hữu): Ngôn ngữ báo chí phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh không tưởng tượng, không phóng đại sự thật hoặc không thêm bớt sự thật, đó là hai yêu cầu có quan hệ qua lại và mật thiết với nhau

- Logic với hiện thực: Với những bài báo có thông tin của sự vật sự việc nhưng lại không biết dùng ngôn từ để diễn đạt, không thể truyền tải hết thông tin của tác giả thì bài báo đó cũng không đạt được hiệu quả cao Vì vậy nhà báo cần đảm bảo logic với hiện thực

- Định lượng: xác định danh tính, thời gian, không gian, số lượng,

- Trúng bản chất sự kiện

- Hạn chế thiên kiến cá nhân

- Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí và sự sáng tạo của nhà báo

+ Tương tác giữa thông tin sự thật và hiêu quả tiếp nhận

+ Cân bằng, chuyển hóa “cái tôi” nhà báo và “cái ta”công chúng

 Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

2 Tính ngắn gọn, hàm súc

- Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Ngắn gọn và đủ ý là một trong những yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ báo chí, với những bài báo dài dòng diễn đạt ý không chuẩn khiến người đọc nhàm chán, không đủ kiên trì để có thể đọc hết bài bào để hiểu hết thông tin thi đó là một bài báo thất bại trong việc truyền tải ý, vì nó không đáp ứng được tính kịp thời và nhanh chóng Việc trình bày dài dòng trong báo chí sẽ khiến người trình bày mắc nhiều lỗi hơn, nhất là những lỗi về sử dụng ngôn ngữ Việc đưa các thông tin lên báo cũng có quy định về số lượng từ ngữ,

Trang 6

giới hạn về một khoảng không gian và diện tích, chính vì vậy mà việc ngắn gọn xúc tích rất cần thiết cho ngôn ngữ báo.

3 Tính đại chúng

- Báo chí là phương tiện truyền thông tin đại chúng, chính vì vậy mà tất cả cácđối tượng trong cuộc sống, tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc vàtrình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội tất cả đều là đối tượng để báo trí hướng tới Chính vì vậy, ngôn ngữ báo chí là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi Để đạt được điều đó, mỗi người làm báo cần sử dụng ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu, đúng với phong cách chức năng và theo quy phạm, khuôn mẫu Với những bài báo dùng những từ ngữ không có tính đại chúng chỉ phục vụ một số đối tượng hạn hẹp thì báo chí ở đây đã mất đi chức năng tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội Đây cũng là lý do tại sao ngôn ngữ trên báo chí phải là ngôn ngữ phổ quát quốc gia, quốc tế và hạn chế sử dụng tiếng lóng, biệt ngữ, từ vay mượn, thuật ngữ chuyên ngành…

Trang 7

6 Tính khuôn mẫu

- Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển

7 Tính biểu cảm

- Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí được xem là một trong những tính chất quan trọng, trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, sử dụng những từ ngữ có tính biểu cảm cao, giàu hình ảnh, đậm dấu ấn cá nhân, sinh động và hấp dẫn Sự biểu cảm của ngôn ngữ báo chí vô cùng đa dạng và phong phú, chúng thể hiện sự vật sự việc qua những câu tư trừu tượng, những câu tục ngữ ca dao, những câu tượng hình tất cả đều được sử dụng một cách bàn bản và thuận lợi, là sự vay mượn các hình ảnh từngữ, với những thú chơi chữ, gieo vần đã làm nên sự đặc biệt của ngôn ngữ báo chí, tính biểu cảm tương đối cao.Với những bài báo không sử dụng tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí sẽ dẫn đến hiện tượng khô khan, bài viết không có hồn Tính biểu cảm được thể hiện bởi tính hay, tình cảm mà người viết muốn truyền tải đến người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để từ đó đưa những thông tin mà người viết vẫn chờ đợi

Trang 8

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh(chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian

từ năm 2020 đến nay.

I Khái niệm ngôn ngữ

Có nhiều khái niệm khác nhau về ngôn ngữ, điển hình như:

 Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nóitrong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu

 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, đượcphản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm

cụ thể của con người

Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao

tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tìnhcảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng,tình cảm và nguyện vọng đó

II Khái niệm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí hiểu đơn giản là việc sử dụng từ ngữ để đưa thông tin các sựkiện tới người đọc Trong nguyên tắc của ngôn ngữ trong báo chí, người viết(người đưa tin) phải viết một cách trung tính (không để cảm xúc cá nhân lấn át),nhằm đưa đúng, đủ và trung thực về thông tin

III Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ

Theo GS Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thểngôn ngữ đã qua chỉnh lý, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp củacộng đồng nói năng để thực hiện hiện đại hóa”

Trang 9

GS Vũ Quang Hào cho rằng: “Chuẩn mực của ngôn ngữ (gọi tắt là chuẩn ngônngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hộitức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp vớiquy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử Từ đó khi xácđịnh chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngôn ngữ báo chí, thì cần phải:

 Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật pháttriển và biến đổi của ngôn ngữ trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từvựng, ngữ pháp và phong cách

 Xét đến những lý do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển củatiếng Việt Những lý do đó là: những biến đổi lớn lao ngoài xã hội, côngcuộc đổi mới đất nước… Những yếu tố xã hội dù có muốn hay không cũng

có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nội tại của tiếng Việt, ở từng thời đạilịch sử, nó được thể hiện tức thời, sâu sắc và với một tần số cao trên báochí.”

Như vậy, chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp Chuẩn ngôn ngữ

có hai điểm quan trọng:

 Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng chấpnhận sử dụng

 Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định Nó biến đổi phù hợp với quy luậtphát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử

IV Chệch chuẩn ngôn ngữ

Chuẩn ngôn ngữ có những quy luật và cách sử dụng tồn tại khách quan trong mộtgiai đoạn, trong một cộng đồng người và mang tính chất bắt buộc tương đối đối vớicác thành viên cộng đồng Nhưng do chỗ ngôn ngữ luôn vận động nên cái chuẩnchung không những không loại trừ mà còn cho phép những biến thể khác nhauđược sử dụng cùng với chuẩn Tình hình đó có thể diễn ra theo ba chiều hướng:

Trang 10

 Hoặc là giữa các biến thể với nhau xảy ra tình trạng cần bằng.

 Hoặc là biến thể cũ lấn át biến thể mới

 Hoặc là biến thể mới thay thế biến thể cũ

Trong số các biến thể nói trên, có cái được coi là chệch chuẩn Mặc dù đi ra khỏichuẩn ngôn ngữ nhưng chệch chuẩn không phải là cái sai Nó là một sự sáng tạonghệ thuật được công chúng chấp nhận và đón nhận một cách hấp dẫn

Chệch chuẩn ngôn ngữ là một hiện tượng có tính lâm thời, nó chỉ xuất hiện trongnhững giai đoạn nhất định và mang sắc thái biểu cảm nhất định

Chệch chuẩn thường mang sắc thái khoa trương, ly kì hóa hình tượng nghệ thuậtngôn ngữ Do vậy, nó có tính hai mặt: Một mặt dễ thu hút người đọc nhưng mộtmặt dễ đưa ngòi bút của tác giả trở nên lan man, sáo rỗng và chỉ thích hợp vớinhững thể loại báo chí nhất định

Sự tồn tại của chệch chuẩn vừa mâu thuẫn vừa độc đáo Mâu thuẫn ở chỗ: nó làhiện tượng lâm thời nhưng tồn tại trong loại hình ngôn ngữ chuẩn Độc đáo ở chỗ

nó là sự sáng tạo của cá nhân nhưng lại được cả cộng đồng đón nhận bởi nó vừathích hợp lại vừa hấp dẫn

V Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

1 Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả)

- Theo khảo sát, các lỗi chính tả có tỷ lệ mắc cao nhất là các từ như: “soi mói”, “sáng lạn”, “cọ sát”, “thăm quan”

- Chú ý các quy tắc nguyên âm và phụ âm dễ nhầm lẫn như: l/n, s/x tr/ch

- Các quy tắc viết hoa: viết hoa cú pháp, tu từ, tên riêng, địa danh,…

- Quy tắc viết tên riêng nước ngoài: Moskva  Mát- xcơ- va

2 Chuẩn trên phương diện từ vựng

2.1 Dùng từ phải đúng ý nghĩa

- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động, tính chất) cần nói tới

- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt

Trang 11

2.2 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

a Dùng sai âm thanh khiến từ ngữ trở nên vô nghĩa

- Đó là các trường hợp có hình thức ngữ âm tương đối giống nhau, nhưng chỉ

có một bên có nghĩa còn một bên thì không có trong từ điển

- Ví dụ:

Chuẩn đoán (từ sai, vô nghĩa)

 Chẩn đoán (từ đúng): có nghĩa là xác định bệnh dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm

Chỉnh chu (từ sai, vô nghĩa)

 Chỉn chu (từ đúng): có nghĩa là chu đáo, cẩn thận, không thể chê trách

b Dùng sai âm thanh khiến từ có nghĩa khác

- Ví dụ: Bàng quang (1 bộ phận của cơ thể để bài tiết) và Bàng quan (Thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc)

2.3 Dùng từ phải hợp phong cách

a Dùng từ phải đúng thể loại văn bản

- Mỗi phong cách chức năng có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

b Dùng từ phải phù hợp với thời đại, hoàn cảnh và sắc thái biểu cảm

- Thừa từ do dùng nhiều từ không khác biệt về nội dung

2.7 Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp và ngữ nghĩa

Trang 12

- Từ là đơn vị tạo câu, khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý nghĩa, mà còn có những đặc điểm ngữ pháp Mỗi loại từ chỉ có khả năng kết hợp với một số loại nhất định

Lưu ý khi sử dụng từ vựng

- Từ ngữ sử dụng trong văn bản phải phù hợp với phong cách của văn bản ấy Cần nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng đúng với văn cảnh

 Tránh lệch chuẩn, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ dân tộc

- Thể hiện được 4 chức năng sau

+ Chức năng thống nhất

+ Chức năng uy tín

+ Chức năng tham dự

+ Chức năng khung tham chiếu

3 Chuẩn trên phương diện ngữ pháp

Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp

- Câu không đúng về ngữ pháp là những câu văn thiếu thành phần nòng cốt+ Câu thiếu chủ ngữ

+ Câu thiếu vị ngữ

+ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

+ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

+ Câu ghép bị thiếu 1 vế

Câu phù hợp với logic của tư duy

- Câu không phù hợp với logic của tư duy là những câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố nằm trong nội tại câu

+ Câu phản ánh không đúng thực tế khách quan

+ Câu vi phạm quan hệ đối lập

+ Câu vi phạm quan hệ đối xứng

+ Câu vi phạm quan hệ toàn thể với bộ phận

Trang 13

+ Câu sai qui chiếu

+ Câu dùng sai quan hệ từ

Câu không mơ hồ về nghĩa

- Câu mơ hồ về nghĩa là câu có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc lĩnh hội của người nghe, người đọc

4 Chuẩn trên phương diện phong cách

- Dùng phong cách khác vào phong cách báo chí

VI Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời

gian từ năm 2020 đến nay

1 Phương diện chữ viết

Lỗi viết tắt

Ví dụ: Báo VnExpress ngày 20/6/2024 có bài “Tòa hoãn xử vì chủ xe vụ 3 thành

viên CLB HAGL tử nạn vắng mặt” viết tắt CLB HAGL Theo chuẩn mực tiếng Việt, tác giả chỉ có thể viết tắt là “CLB HAGL” sau khi đã viết dạng đầy đủ có kèm dạng tắt và không viết tắt 2 cụm từ liên tiếp

 Viết lại như “Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai”

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w