1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

1 giao tiếp và kỹ năng giao tiếp

35 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao tiếp và Kỹ năng Giao tiếp
Tác giả ThS ĐD Võ Hữu Thuần
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 89,52 KB

Nội dung

Khái niệm giao tiếp• Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người bằng một hệ thống thông tin chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi • Nói một cách khác, giao tiếp là

Trang 1

GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

ThS ĐD Võ Hữu Thuần

Trang 2

Khái niệm giao tiếp

• Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người

với người bằng một hệ thống thông tin chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi

• Nói một cách khác, giao tiếp là một qui trình có tính tương tác giữa hai hay nhiều người, bằng lới hay không lời và là một quá trình của xã

hội, nên muốn giao tiếp có hiệu quả, cần phải rèn luyện thông qua các hoạt động trong xã hội

Trang 3

Tầm quan trọng của giao tiếp

• Người Việt Nam rất coi trọng giáo tiếp

– Sự giao tiếp tạo ra quan hệ: “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”

– Sự giao tiếp củng cố tình thân: “Áo năng may thì mới, người năng tới thì thân”

– Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người:

“Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

Trang 4

Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều

dưỡng

• Trong công tác của người ĐD, giao tiếp là tối cần thiết để thiết lập mối quan hệ tốt với NB, gia đình NB, với thầy thuốc và với đồng nghiệp

Trang 5

• Trong quá trình giao tiếp hai người luôn tự

Trang 6

Nguyên nhân giao tiếp thất bại

Trang 7

Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều

dưỡng

1 Giao tiếp với NB

– Giao tiếp của ĐD với NB là sự tương tác có mục đích và có trọng tâm, nhằm vào các nhu cầu của NB; giúp NB diễn tả được các cảm xúc hay vấn đề liên quan đến bệnh lý, điều trị hay chăm sóc

– Như vậy, giao tiếp là trung tâm của mọi hoạt động chăm sóc; giao tiếp để thực hiện có hiệu quả các bước của qui trình điều dưỡng VD: thu thập

thông tin trong giai đoạn nhận định, tiếp xúc với

NB tại giường bệnh khi thực hiện KHCS

Trang 8

Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều

dưỡng

2 Giao tiếp với người thân của NB

– Gia đình, người thân của NB có vai trò khá tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc họ Nếu

người ĐD giao tiếp tốt với đối tượng này thì sẽ có tác động tốt đến NB và kết quả điều trị

– Vì vậy, ĐD cần phải hiểu hoàn cảnh gia đình NB,

mối quan hệ và vai trò của người thân, gia đình

đối với NB

Trang 9

Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều

dưỡng

3 Giao tiếp với thầy thuốc và đồng nghiệp

– Muốn hoạt động chăm sóc và điều trị NB có hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải có trao đổi thông tin, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công việc

Nói tóm lại, hoạt động của ĐD đòi hỏi người ĐD phải giao tiếp có hiệu quả để hỗ trợ cho các kỹ năng

chuyên môn khác

Trang 10

Các yếu tố của giao tiếp

1 Thông điệp

– Thông điệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng: lời, hình ảnh, âm thanh, chữ viết Tương ứng với các dạng thông tin khác nhau thì có các kênh truyền tin thích hợp như: tuyết trình trực tiếp, sách báo, truyền hình, điện thoại, thư tín

– Tuy nhiên, chất lượng thông điệp ở bất cứ dạng nào cũng phải đảm bảo được các phẩm chất như sau:

Trang 11

Các yếu tố của giao tiếp

1 Thông điệp

a) Chính xác: dùng đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính

tả, phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt nhưng không vi phạm các phạm trù về văn hóa, tín ngưỡng b) Ngắn gọn, xúc tích: thông điệp cần được chọn lọc và

diễn đạt ngắn nhất, cơ bản nhất, dễ hiểu nhất c) Rõ ràng: thông điệp cần được sắp xếp mạch lạc Có

thể minh họa để làm rõ nghĩa, sử dụng sự hỗ trợ thích hợp của âm thanh, màu sắc, hình ảnh, giọng điệu

Trang 12

Các yếu tố của giao tiếp

1 Thông điệp

d) Đơn giản: ngôn ngữ sử dụng phải quen thuộc với

người nghe, cần tránh sử dụng từ hay cụm từ dài; không sử dụng điệp khúc, như: theo tôi thì…, rằng thì là…, đúng không …

Trang 13

Các yếu tố của giao tiếp

2 Người truyền tin

Trong quá trình giao tiếp, có ba yếu tố quan trọng tác động đến người nghe là điệu bộ cử chỉ, giọng điệu và từ ngữ

Trang 14

Các yếu tố của giao tiếp

2 Người truyền tin

Điệu bộ, cử chỉ; 38.00%

Giọng điệu; 55.00%

Từ ngữ; 7.00%

Trang 15

Các yếu tố của giao tiếp

2 Người truyền tin

a) Điệu bộ, cử chỉ: chính là ngôn ngữ không lời

trong truyền đạt thông tin Điệu bộ, cử chỉ có thể tạo ra hứng thú hay gây ra căng thẳng, buồn chán cho người nghe; đồng thời nó cũng thể

hiện thái độ của người nói đối với người nghe

Trang 16

Các yếu tố của giao tiếp

2 Người truyền tin

b) Giọng điệu

• Tiêu chuẩn hàng đầu của giao tiếp hiệu quả là giọng điệu rõ ràng, mạch lạc và có ngữ điệu được thay đổi theo ngữ cảnh và nội dung nhằm tránh sự buồn chán cho người nghe

Trang 17

Thực hành

• Anh/chị hãy thử diễn đạt câu sau đây:

“Cám ơn chị đã hợp tác với em trong kỹ thuật

tiêm thuốc, em sẽ cố gắng tiêm cho chị ít đau nhé”

• Anh/chị thử nói một vài lần với người ngồi bên cạnh Sau đó anh/chị hỏi người nghe xem âm

thanh từ giọng nói của bạn phát ra tạo cho họ

cảm giác như thế nào?

• Nếu bạn nói với giọng đều đều thì giọng nói của bạn trở nên tẻ nhạt và thiếu đi sức sống

Trang 18

Các yếu tố của giao tiếp

2 Người truyền tin

c) Từ ngữ

• Từ ngữ diễn đạt cần chính xác, rõ ràng và phù hợp với trình độ của người nghe Tùy vào đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ ( viết hay nói), nội dung cần truyền đạt (ngôn ngữ phổ thông hay ngôn ngữ khoa học) và tùy theo đặc điểm của đối tượng nhận tin mà người phát tin có những điều chỉnh cho phù hợp

Trang 19

Các yếu tố của giao tiếp

3 Người nhận tin

Các đặc điểm của người nhận tin như: giới, tuổi,

nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, trình độ văn hóa, nơi cư trú, nhu cầu, thị hiếu đối với vấn đề giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin

Trang 20

Các yếu tố của giao tiếp

3 Người nhận tin

Các đặc điểm về môi trường, thời điểm xảy ra giao tiếp và các yếu tố khác như tiếng ồn, tính nhạy cảm của chủ đề giao tiếp… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giao tiếp

Trang 21

Các yếu tố của giao tiếp

4 Kênh truyền thông

Thông điệp được truyền (chuyển tải) bằng một kênh (hay phương tiện) nối người truyền tin với người

nhận tin

VD: thông tin bằng lời nói hay bằng chữ viết có thể được chuyển tải qua máy vi tính, fax, điện tín điện toại hay truyền hình

Trang 22

Các yếu tố của giao tiếp

5 Phản hồi

Quá trình trao đổi thông tin là quá trình tương tác hai

chiều Do vậy, đề bảo đảm giao tiếp một cách hiệu quả, người nhận thông tin cần phải phản hồi lại nhằm giúp

người truyền tin xác định được thông tin mà người nhận tin có được có phải là thông tin mà mình muốn truyền đạt hay không, và ngược lại người truyền tin phải luôn luôn tìm cách để thu thập được thông tin phản hồi từ người nhận tin một cách thường xuyên và chính xác, qua đó

người truyền tin có sự điều chỉnh thông tin sao cho phù hợp với đối tượng nhận tin

Trang 23

Các yếu tố của giao tiếp

6 Nhiễu thông tin

Giao tiếp thường bị ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu

từ người truyền tin hay người nhận tin hoặc do kênh

truyền thông tin, VD:

• Môi trường ồn ào có thể làm cho tư tưởng bị phân tán

• Dùng một ký hiệu sai khi mã hóa hoặc hiểu sai ký hiệu khi giải mã

• Kênh thông tin bị lỗi kỹ thuật như trong hệ thống điện thoại

• Yếu tố tâm lý (lơ đãng khi nhận tin, cảm giác vui, buồn cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp)

• Ý kiến thiên lệch làm hiểu sai lệch thông điệp

Trang 24

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

1 Kỹ năng nói chuyện (phỏng vấn)

– Phỏng vấn nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập KHCS, vì vậy cần phải rèn luyện kỹ năng phỏng vấn

– Người ta thường bắt đầu đặt câu hỏi từ câu

chuyện mà NB thuật lại

Trang 25

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

1 Kỹ năng nói chuyện (phỏng vấn)

– Có 2 loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở; câu hỏi đóng NB chỉ cần trả lời có hoặc không; với câu hỏi mở NB thường phải mô tả, diễn giải về điều ta muốn hỏi nên sẽ thường bắt đầu bằng tại sao…, làm thế nào để… giúp ĐD biết được ý kiến hay

nhận thức của NB về chủ đề cần trao đổi một cách đầy đủ

Trang 26

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

2 Kỹ năng lắng nghe tích cực

– Lắng nghe tích cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp của người ĐD Vì chỉ có lắng nghe tích cực, ĐD mới giải mã, hiểu được những điều ẩn chứa phía sau các lời nói, cử chỉ hay biểu hiện của NB

Trang 27

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

2 Kỹ năng lắng nghe tích cực

– Lắng nghe tích cực không những đòi hỏi người

nghe phải nghe, mà còn phải quan tâm đến điệu

bộ, các thay đổi âm điệu trong lời nói và phải hiểu cho được những điều mà NB không thể nói ra

được

Trang 28

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

2 Kỹ năng lắng nghe tích cực

– Để lắng nghe tích cực, người ĐD cần

• Ngồi thoải mái đối diện với NB

• Giữ một thái độ cởi mở

• Hơi nghiêng về phía NB

• Duy trì tiếp xúc bằng mắt vừa phải với NB

• Hãy thư giản để lắng nghe

Trang 29

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

2 Kỹ năng lắng nghe tích cực

– Các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe của ĐD

• ĐD quan liêu, kẻ cả, hấp tấp, vội vàng, căng thẳng tâm lý

• Ngồi không thoải mái

• Thiếu chú ý lắng nghe, phân tán tư tưởng

Trang 30

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

3 Thông cảm

– Các hành động của ĐD trong việc hiểu biết các ý nghĩ và sẵn sàng chia sẻ với NB

– Sự thông cảm có thể truyền đạt cho người khác

bằng lời hay không lời

• Bằng lời: chứa đựng cảm xúc, đề cập đến cảm xúc, câu hỏi mở, thái độ không thiên vị, giọng nói ấm áp

• Không lời: nhìn vào mắt, gật đầu, hơi mỉm cười, điệu bộ nhẹ nhàng, nghiêng về trước, thoải mái

Trang 31

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

4 Tiếp xúc thích hợp

– Tiếp xúc là một phương tiện rất hữu ích trong giao tiếp, để biểu lộ sự thông cảm, chia sẻ hay trấn an NB; chỉ cần nắm tay NB cũng có thể làm NB thấy thoải mái, giảm căng thẳng và đôi khi cảm thấy

khỏe hẳn lên

– Tuy nhiên, cần phải biết sử dụng vào thời điểm

thích hợp và mức độ tùy thuộc vào từng đối tượng

và hoàn cảnh cụ thể

Trang 32

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

4 Tiếp xúc thích hợp

– Đùa hay hài hước nhẹ nhàng là một công cụ rất tốt

để hòa đồng với NB, giải tỏa các ức chế và chống stress cho ĐD cũng như NB

Trang 33

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

Trang 34

Giao tiếp bằng văn bản

• ĐD giao tiếp bằng văn bản trong báo cáo, viết báo và đặc biệt trong ghi hồ sơ bệnh án

• Ghi hồ sơ bệnh án không những có giá trị

pháp lý, mà còn dùng để giao tiếp giữa các

đồng nghiệp Vì vậy nó đòi hỏi phải chính xác, trung thực, đầy đủ, dễ đọc, ghi ngày tháng và

ký tên

Trang 35

Giao tiếp bằng văn bản

– Mô tả ngắn gọn và phù hợp

Ngày đăng: 04/08/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w