1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Nghiên cứu tài nguyên đất thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tài nguyên đất thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tác giả Hà Thị Thương
Người hướng dẫn TS. Ngô Anh Tú
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lý tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,3 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (10)
    • 1. Lí do chọn đề án (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp (12)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4. Nội dung nghiên cứu (12)
    • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (13)
      • 5.1. Quan điểm tiếp cận (13)
      • 5.2. Nguồn dữ liệu (15)
      • 5.3. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (18)
      • 6.1. Ý nghĩa khoa học (18)
      • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
      • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (20)
      • 1.2. Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá đất (28)
      • 1.3. Biến đổi khí hậu (40)
  • CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI (46)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (46)
    • 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (53)
    • 2.3. Thực trạng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp thị xã An Khê (56)
    • 2.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (61)
    • 2.5. Đánh giá chung về các nguồn lực tác động đến sản xuất nông nghiệp thị xã (65)
  • CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐẤT CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (68)
    • 3.1. Tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã An Khê (68)
    • C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (94)
      • 1. KẾT LUẬN (94)
      • 2. KIẾN NGHỊ (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Hình 2 1 Bản đồ hành chính thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai [11]

Thị xã An Khê được thành lập ngày 09/12/2003, khi huyện An Khê được chia thành thị xã An Khê và huyện Đăk Pơ Thị xã An Khê được xác định là đô thị quan trọng phía đông tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ giao lưu, giao thương giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Duyên hải Miền Trung

An Khê là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên 20.006,78ha, cách thành phố Pleiku khoảng 90km và cách thành phố Quy Nhơn khoảng 79km; Với 11 đơn vị hành chính xã, phường (6 phường, 5 xã) An Khê có toạ độ địa lý từ 13 0 47’15’’ đến 14 0 07’ vĩ độ Bắc, từ l08 0 38’ đến l08 0 47’ kinh độ Đông Địa giới hành chính thị xã được giới hạn:

- Phía Bắc giáp huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai;

- Phía Tây và Nam giáp huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai;

- Phía Đông giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Đi qua thị xã có Quốc lộ 19 - trục giao thông huyết mạch quan trọng nối các tỉnh Duyên hải Miền Trung với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Cam Pu Chia và nằm gần với huyện Tây Sơn - nơi có nhiều công trình công nghiệp và du lịch của tỉnh Bình Định

Với vị trí địa lý tự nhiên như trên, An Khê có nhiều lợi thế trong trao đổi liên vùng về kinh tế - xã hội, thu hút khoa học kỹ thuật, vốn, lao động cũng như tiêu thụ sản phẩm Đồng thời với tiềm lực sẵn có của mình, An Khê còn là đầu mối quan hệ giao lưu kinh tế của các huyện Kông Chro, Đăk Pơ và huyện K'Bang [18]

2.1.1.2 Địa hình và địa mạo Địa hình của thị xã An Khê chủ yếu là đồi núi xen kẽ thung lũng bị san bằng và mở rộng trên bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và Duyên hải Trung trung bộ Địa hình không bằng phẳng và bị chia cắt bởi nhiều sông suối và các triền núi nằm ở phía đông dãy Trường Sơn Trong đó, thung lũng An Khê có diện tích khoảng 1.312 km 2 kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Phía Bắc giáp cao nguyên Kon Hà Nừng, phía Đông là vùng núi Chư Trian, phía Tây giáp vùng núi Ngọc Linh, phía Nam giáp vùng núi thấp Chư Trian và thung lũng Cheo Reo - Phú Túc Toàn vùng được đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn, tích tụ với các đồi sót được tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và các phụ lưu Bề mặt địa hình có dạng đồi cao với độ dốc trung bình 80 - 150, đôi chỗ còn sót lại bề mặt san bằng cổ với lớp phủ bazan cổ [19]

Khí hậu thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá huỷ và đẩy nhanh quá trình phong hoá để tạo thành đất; ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ cho đất Ngoài ra, khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến đến sự hình thành đất thông qua lớp phủ thực vật

Thị xã An Khê nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa Cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mang sắc thái Đông Trường Sơn

Trong năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, có khi kéo dài tới tháng 12 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, khô nhất là tháng 2, tháng 3

Một số chỉ tiêu khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm 23,6 0 C, cao nhất 27,8-40,8 0 C, thấp nhất 8,5- 16,5 0 C;

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.200mm - 1.750mm, thấp nhất 681- 794mm, cao nhất 1389-1565mm;

- Tốc độ gió trung bình 3,5m/s, hướng gió chính là Đông Bắc - Tây Nam [18]

Hệ thống sông suối trên địa bàn thị xã có mật độ không cao song phân bố tương đối đều trên toàn vùng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, mật độ sông suối trung bình đạt 0,15km/km 2 với các hệ thống sông suối lớn như:

Sông Ba dài 374 km, là một trong 9 hệ thống sông chính ở nước ta và là con sông lớn nhất ở khu vực Nam Trung bộ Với diện tích lưu vực 13.900km², trong đó 8.656km² nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai Lưu vực sông Ba nằm trong vùng trũng, xung quanh có núi cao bao bọc Lưu lượng dòng chảy từ 9 – 53 m3/s, mùa lũ có lúc tới 246 m3/s (năm 1981) Trên lưu vực sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp và hộ cá thể sản xuất, chế biến tiểu thủ công nghiệp Sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê dài 19,80 km theo hướng từ Bắc xuống Nam

Suối Gấm dài 12 km được chia làm 2 nhánh: Nhánh 1 bắt đầu từ phía Bắc xã Xuân An chảy qua xã Tú An dài 7,5km; Nhánh 2 bắt đầu từ xã Xuân An chảy qua phường An Phước dài 4,5km Cả hai nhánh hợp lại ở hạ lưu và cùng đổ vào sông Ba tại xã ngã tư ranh giới xã Xuân An, Thành An, Tú An và phường An Phước

Suối Vối dài 12,5km, suối bắt đầu từ khu vực địa hình núi cao ở phía Đông Nam xã Song An chảy qua địa bàn các xã Song An, phường Ngô Mây rồi đổ vào sông Ba đoạn tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai - Cơ sở 2

Suối Đá Bàn dài 5,5km, suối bắt đầu từ phía Nam xã Song An chảy qua phường Ngô Mây để hợp với suối Vối hòa vào Sông Ba

Biên tập bản đồ: Hà Thị Thương năm 2023

Hình 2 2 Bản đồ mạng lưới thủy văn thị xã An Khê

Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi:

Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn thị xã còn có rất nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo như hồ Bến Tuyết, Bàu Cây Cui, Bàu Sen,

Bàu Mười Thiên, Bàu Phụng, Bàu Lớn Sình, Bàu Làng, … Các hồ này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khô vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ còn có ý nghĩa trong du lịch (hồ Bến Tuyết) [18]

An Khê có 5 nhóm đất chính với 8 loại đất khác nhau (nhóm đất phù sa, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất thung lũng) Cụ thể:

Bảng 2 1 Phân loại đất thị xã An Khê tỉnh Gia Lai [16]

TT Mã loại đất Loại đất Diện tích (ha)

1 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 169,0

2 Py Đất phù sa ngòi suối 1105,8

3 Fa Đất vàng đỏ trên đá macma axít 3416,0

4 Xa Đất xám trên macma axít 14807,8

5 Pf Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 120,1

6 E Đất xói mòn trơ sỏi đá 121,0

7 Fl Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 252,5

8 Fk Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính 18,3

9 Khác Sông, suối, ao hồ 15,8

Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1 Dân cư và nguồn nhân lực

Năm 2020, dân số toàn thị xã có 66.728 người Mật độ bình quân là 334 người/km 2 , khá cao so với mức trung bình chung của tỉnh và cả nước (Mật độ bình quân năm 2020 của tỉnh Gia Lai là 98 người/km 2 - thấp so với mật độ dân số chung của cả nước là 290 người/km 2 , thấp so với các tỉnh khu vực Tây Nguyên là 107người/km 2 ) Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã, phường Tại các phường trung tâm có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, mật độ dân số thường cao, gồm: Phường Tây Sơn 3.465 người/km 2 ; Phường

An Phú 3.247 người/km 2 ; Phường An Tân1.044 người/km 2 ; thấp nhất là Xã Song

An 97 người/km 2 và Xã Cửu An 124 người/km 2

So với năm 2010, dân số trung bình toàn thị xã tăng 2.937 người, bình quân tăng 294 người/năm, cao hơn mức tăng bình quân của tỉnh Gia Lai (sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Gia Lai tăng thêm 239.435 người) Tốc độ tăng dân số trung bình bình quân thời kỳ 2010 - 2020 là 1,06%/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 thị xã ở mức thấp (tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009 -

2019 của Việt Nam là 1,14%/năm; của tỉnh Gia Lai là 1,20%) [19]

Dân số trong độ tuổi lao động có 36.830 người (chiếm 55,19%), trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 32.266 người chiếm 87,61% số người trong độ tuổi lao động Tập trung nhiều nhất trong ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản (22.090 người – chiếm 71%), kế tiếp là thương mại – dịch vụ (6.615 người, chiếm 20,50%), công nghiệp-xây dựng (2.743 người, chiếm 8,50%)

Những năm qua, thị xã đã xem việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một nhiệm vụ quan trọng Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 939/CV- BCĐ ngày 21/8/2019 của Ban chỉ đạo Đề án

1956 tỉnh Gia Lai về việc kiểm tra, giám sát Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 35,50%, tăng 8,50% so với năm 2015 (27%) Số lao động được tạo việc làm năm 2015 là 1.900 người, năm 2020 là 1.120 lao động [19]

2.2.2 Khái quát về tình hình kinh tế của thị xã An Khê

Tổng giá trị sản xuất năm 2022 theo giá so sánh năm 2010 ước 10.209,15 tỷ đồng, đạt 100,28% kế hoạch, tăng 13,09% so với năm 2021; theo giá hiện hành ước 16.333,25 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế cơ bản dịch chuyển đúng định hướng Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 9,05%, giảm 0,45% so với năm 2021; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm 90,95%, tăng 0,45% so với năm 2021

Tổng diện tích gieo trồng là 9.534,96 ha, đặt 100,58% kế hoạch; Sâu bệnh ở mức độ gây hại thấp

Tổng đàn vật nuôi duy trì, phát triển ổn định Toàn địa bàn hiện có khoảng 35.700 con gia súc, 97.000 con gia cầm Ngay từ đầu năm đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; Không có dịch xẩy ra trên đàn vật nuôi

Tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra vụ cháy rừng trên địa bàn; Thường xuyên theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ cây phân tán năm 2022; Ước thực hiện trồng khoảng 50.500 cây phân tán, tương ứng 50,5 ha rừng, đạt 126,38% nhiệm vụ tỉnh giao năm 2022.

Thường xuyên theo dõi tình hình mực nước các công trình thủy lợi, tình hình thời tiết ở địa phương, chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết; triển khai tu sửa 05 công trình theo kế hoạch năm 2022; Chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng chống hạn vụ Đông Xuân 2021-2022 và vụ Mùa năm 2022; Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2022

2.2.2.2 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo giá hiện hành là 7.250 tỷ đồng, theo giá so sánh năm 2010 là 4.093 tỷ đồng Các cơ sở sản xuất, kinh doanh duy trì hoạt động ổn định; Các sản phẩm chủ yếu có giá trị lớn trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn gồm điện sản xuất, điện thương phẩm, ván sợi cứng MDF, đường tinh, nước máy thương phẩm và giá trị hoạt động của hộ kinh doanh cá thể, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng cao hơn so với năm 2021 như đá xây dựng tăng 8.175,0 m 3 ; Điện sản xuất tăng 115 Tr.kwh; Điện thương phẩm tăng 5,54 Tr.kwh,

Tổng giá trị luân chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2022 ước 6.120 tỷ đồng đạt 101,97% kế hoạch Hàng hóa đảm bảo nhu cầu, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa; khả năng tiêu thụ nông sản ổn định, không có hiện tượng ứ đọng hàng hóa gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh; Giá bán lẻ xăng dầu, một số mặt hàng tiêu dùng có nhiều biến động trong năm

Công tác vận tải đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển của nhân dân; triển khai thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn theo yêu cầu của tỉnh

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu về hình ảnh, con người

An Khê được tăng cường với nhiều hình thức; Hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ngày càng được hoàn thiện, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách du lịch; Trong năm, đón tiếp 289 đoàn với khoảng 11.900 lượt khách đến tham quan trong dịp Lễ, Tết và tham quan Nhà trưng bày khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo và khu di tích khảo cổ Rộc Tưng.

Thực trạng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp thị xã An Khê

Theo kết quả kiểm kê diện tích đất đai (đến ngày 31/12/2019), tổng diện tích tự nhiên của thị xã An Khê là 20.006,78 ha; Tỷ lệ sử dụng nhóm đất chính so với tổng diện tích tự nhiên của thị xã như sau:

(1) Đất nông nghiệp: Diện tích 16.669,4 ha, chiếm 83,32% so với tổng diện tích đất tự nhiên;

(2) Đất phi nông nghiệp: Diện tích 3.207,7 ha, chiếm 16,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên;

(3) Đất chưa sử dụng: Diện tích 129,7 ha, chiếm 0,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên

Cơ cấu sử dụng nhóm đất chính trên địa bàn thị xã tại thời điểm kiểm kê đất đai được thể hiện qua Hình 2.3:

Hình 2 3 Cơ cấu sử dụng nhóm đất chính thị xã An Khê năm 2019 [18]

Theo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, sự phân bố diện tích giữa các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã An Khê được thể hiện như Hình 2.4:

16,669 Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp

Hình 2 4 Hiện trạng sử dụng đất các xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê [18]

Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã An Khê theo mục đích sử dụng đất được thể hiện như biểu sau:

Bảng 2 2 Cơ cấu các loại đất chính thị xã An Khê năm 2019 [18]

Thứ tự Loại đất Mã

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích (%)

I Tổng diện tích đất thị xã

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.488,0 67,42%

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 269,5 1,35%

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 25,9 0,13%

Thứ tự Loại đất Mã

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.207,7 16,03%

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 11,4 0,06%

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,6 0,03%

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 56,7 0,28%

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 266,3 1,33%

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 657,3 3,29%

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,2 0,01%

3 Đất chưa sử dụng CSD 129,7 0,65%

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 6,9 0,03%

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 122,8 0,61%

2.3.2 Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê tại thời điểm kiểm kê có diện tích 16.669,4 ha, chiếm 83,32% tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê được phân bổ trên địa bàn 11 xã, phường có diện tích được thể hiện ở phụ lục 1 Đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã có diện tích 13.488,0 ha, chiếm 67,42% tổng diện tích tự nhiên Đất sản xuất nông nghiệp được phân bố trên địa bàn các xã, phường được thể hiện ở phụ lục 2

- Đất trồng cây hàng năm (CHN): Diện tích 9.713,7 ha, chiếm 48,55% tổng diện tích tự nhiên Gồm có:

+ Đất trồng lúa (LUA): Diện tích 1.623,7 ha, chiếm 8,12% tổng diện tích tự nhiên gồm lúa đông xuân và lúa ruộng vụ mùa Đất trồng lúa được phân bổ trên địa bàn 11 xã, phường có diện tích được thể hiện ở phụ lục 3

Diện tích đất chuyên trồng lúa nước (LUC): 489,1 ha, đất trồng lúa còn lại (LUK): 1.134,6 ha, phân bố chủ yếu tại các cánh đồng; các khu vực ven sông, suối trên địa bàn xã

+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Diện tích 8.089,0 ha, chiếm 40,44% tổng diện tích tự nhiên Đây là loại cây trồng nông nghiệp chủ lực của các xã, được phân bố rộng khắp trên toàn thị xã hình thành các cánh đồng sản xuất Loại cây trồng chủ yếu là các loại rau, củ ngắn ngày như: mía, mì, trồng cỏ, đậu các loại, ớt, ngô, nén, và một số loại cây rau, hoa màu khác Đất trồng cây hàng năm khác được phân bổ trên địa bàn 11 xã, phường được thể hiện ở phụ lục 4

- Đất trồng cây lâu năm (CLN): Diện tích 3.774,3 ha, chiếm 18,86% tổng diện tích tự nhiên Chủ yếu là các loại cây ăn trái, diện tích cây lâu năm chiếm diện tích nhỏ so với cây hàng năm Chủ yếu là trồng xem canh trong vườn như chuối, cây lấy gỗ, lấy bóng mát không thuộc đất lâm nghiệp

Thời gian gần đây, tại thị xã đã triển khai liên kết đầu tư các mô hình trồng cây dược liệu như cà gai leo, đinh lăng, cây sả, gấc, hoặc một số nông sản có bao tiêu sản phẩm cho người dân, Đất trồng cây lâu năm được phân bổ trên địa bàn 11 xã, phường, nhưng tập trung nhiều tại xã Song An và Cửu An; Diện tích tại từng xã, phường cụ thể được thể hiện ở phụ lục 5.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định BĐKH toàn cầu là tất yếu và con người không thể tránh khỏi BĐKH cùng với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng của hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống Đối với An Khê, những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là các xã vùng đồi Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm các xã, phường vùng đồng vùng màu như: An Bình, An Phước, Ngô Mây, Cửu An, Song An, Thành An, Xuân An, Tú An

Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như xói lở bờ sông, sạt lở đất, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi

2.4.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu đến với sản xuất nông nghiệp ở thị xã

Tổng lượng mưa hàng năm sụt giảm; nắng nóng, khô hạn; diện tích bị tác động khô hạn, thiếu nước tăng lên; sông suối khô kiệt Trong giai đoạn 2014 – 2019, hạn hán liên tục tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp tại thị xã An Khê Những trận hạn hán kéo dài năm 2014, năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng làm hàng trăm héc ta mía, mì, lúa, hoa màu…giảm sút năng suất Không chỉ nước cho sản xuất mà nước cho sinh hoạt của người dân cũng khan hiếm Đời sống của hàng ngàn hộ dân, hàng trăm ngàn nhân khẩu bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nề cũng bởi hạn hán

Hạn hán làm năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; thiếu nước tưới; thiệt hại và mất mùa; tăng tỷ lệ tử vong của gia súc tăng nguy cơ cháy rừng; suy thoái đất đai Để ứng phó với tình trạng hạn hán, địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các giống mới có khả năng chịu hạn cao Cụ thể: Tập trung phát triển cây lúa nước 2 vụ ở các xã, phường: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An và phường An Phước là những nơi có công trình thủy lợi đảm bảo; khai hoang thêm diện tích đất trong vùng tưới các trạm bơm An Phước, Thành An, Tú An… Trên cây bắp tập trung phát triển ở những vùng đất phù sa ven sông, suối hoặc những vùng đất trồng luân canh sau khi đã trồng 3 vụ mía, 1-2 vụ mì [11]

Trong giai đoạn 2011- 2020 thị xã An Khê ghi nhận có một số điểm sạt lở, chủ yếu là các tuyến đường giao thông trong mùa mưa bão Cụ thể: Đường đi 4 xã Song An – Cửu An- Xuân An- Tú An xuống cấp nghiêm trọng sau những đợt mưa lớn; Điểm sạt lở đèo An Khê…Sạt lở đất làm giảm diện tích đất canh tác; bồi lấp các diện tích canh tác ven sông: các cung bờ lồi

Hiện nay, thị xã An Khê đã xây dựng kế hoạch ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ suối và khắc phục sự cố đến năm 2030 Ngoài theo dõi tình hình sạt lở, cắm biển báo và tuyên truyền để nhân dân biết, địa phương cũng quản lí chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi để không ảnh hưởng dòng chảy Đồng thời, xây dựng kế hoạch làm kè chống sạt lở đối với các vị trí đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm [19]

Trong thời gian gần đây An Khê xuất hiện nhiều hiện tượng mưa to Tần xuất tăng lên trên phần lớn vùng đất liền Mưa thất thường, trái mùa… ảnh hưởng đến công việc làm đất, thời điểm gieo trồng và thay đổi chu trình cuộc đời sâu bọ và do đó tác động đến sản xuất nông nghiệp

Với ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới với tần suất và cường độ gia tăng gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông ngiệp bởi gió mạnh, mưa lớn, ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến năng suất hoa màu, thất thoát thủy sản và giảm sản lượng ngành nông nghiệp Thiệt hại do mưa lớn, không có khả năng canh tác do đất bị úng nước Nếu mưa bão kéo dài có thể gây ngập lụt làm mất trắng những diện tích sản xuất nông nghiệp của địa phương

Hiện nay, thị xã An Khê nói riêng đã xuất hiện 3 dạng hoang mạc hóa cục bộ gồm: Hoang mạc đá có điện tích khoảng 35 ha (chiếm 0,17%); Hoang mạc đất khô cằn khoảng 303 ha (chiếm 1,51%); Hoang mạc sỏi sạn khoảng 170 ha (chiếm 0,85%) đã làm cho thảm thực vật ở khu vực này rất nghèo nàn, chủ yếu mọc các cây bụi lá rụng, trảng cỏ, cây le, các cây thân gỗ kích thước nhỏ mọc rải rác Dưới tác động của áp lực gia tăng dân số, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và BĐKH, xu thế thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An Khê nói riêng được cảnh báo sẽ mở rộng về diện tích và gia tăng về cường độ Đặc biệt là gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt và thoái hóa hóa học do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây công nghiệp dài ngày và canh tác nương rẫy thiếu các biện pháp bảo vệ đất Hậu quả dẫn đến suy giảm mạnh các chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất, làm mất khả năng sản xuất của đất [19]

Bên cạnh đó, vùng An Khê là nơi có chỉ số hạn trong năm > 1, nghĩa là ở cấp khô hoặc rất khô Vì vậy trước mắt thị xã An Khê cần phải lựa chọn các mô hình tính toán thích hợp và các chuỗi số liệu thực tế để xây dựng các kịch bản BĐKH, hạn hán; đồng thời áp dụng các công nghệ viễn thãm và GIS trong việc quản lí nước (sông ngòi, hồ đập), rừng và cảnh báo hoang mạc hóa, ứng dụng mô hình cảnh báo cháy rừng,…Để phát triển bền vững nông nghiệp thị xã An Khê, cần nhanh chóng thực hiện việc cải tạo đất, đầu tư phát triển thủy lợi đảm bảo nguồn nước cho mùa khô, khôi phục và phát triển rừng, hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cần bố trí lại cây trồng hợp lí,… [19]

Trong tổng diện tích điều tra 16.416 ha của thị xã (chiếm 82,05% diện tích tự nhiên) có 8.714ha bị xói mòn, chiếm 43,55% diện tích tự nhiên Trong đó: Đất bị xói mòn mạnh có 665ha, chiếm 3,32% diện tích tự nhiên phân bố trên địa bàn xã Song An và trên loại hình đất lâm nghiệp; Đất bị xói mòn trung bình có 850ha, chiếm 4,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã Thành An, Song An và trên loại hình sử dụng đất: đất sản xuất nông nghiệp 767ha, đất lâm nghiệp 19ha, đất đồi núi chưa sử dụng 64 ha; Đất bị xói mòn yếu có 7.199ha, chiếm 35,98% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã: Song An, Cửu An, Thành An, phường An Tân, … và trên loại hình sử dụng đất: đất sản xuất nông nghiệp 5.485ha, đất lâm nghiệp 1.656ha, đất đồi núi chưa sử dụng 58ha [19]

Đánh giá chung về các nguồn lực tác động đến sản xuất nông nghiệp thị xã

- Vị trí địa lý của An Khê rất thuận lợi trong trao đổi liên vùng về kinh tế xã hội, thu hút khoa học kỹ thuật, vốn, lao động cũng như tiêu thụ sản phẩm Là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Gia Lai và vùng Bắc Tây Nguyên xuống đồng bằng Duyên hải Miền Trung Ngoài ra, An Khê còn là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội của các huyện Kông Chro, Đăk Pơ và K’Bang;…

- Có điều kiện về địa hình, đất đai thuận lợi, nhiều tiềm năng phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp;

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, ánh sáng dồi dào, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn cho phép phát triển nền nông nghiệp đa dạng;

- Dân số tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của thị xã nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng

- Vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách, các nguồn vốn khác còn chiếm tỷ lệ nhỏ Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu Sản xuất nông nghiệp của thị xã còn manh mún, chưa hình thành các các vùng sản xuất hàng hóa lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng;

- Tài nguyên đất đai tuy nhiều nhưng nhưng bị khô hạn, thiếu nước tưới, độ phì nhiêu thấp và địa hình không đồng nhất nên khả năng cơ giới hóa, thâm canh, tăng vụ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là không có tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê;

- Nguồn nước sông Ba bị cạn kiệt do nắn dòng, xây dựng các công trình thủy điện và nguồn nước ngầm hạn chế nên việc cấp nước cho sản cho sản xuất, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn;

- Tập quán sản xuất của người nông dân ở một số vùng còn mang tính tự phát, chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hoá tập trung, kinh tế trang trại phát triển chưa tương xứng với thế mạnh của vùng gò đồi;

- Lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng;

- Đầu tư vào nông nghiệp không tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại Mức đầu tư cho nông nghiệp thấp so với những lĩnh vực đầu tư khác trong nền kinh tế;

- Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan và khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của địa phương;

- Công tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định

Dựa trên cơ sở khoa học của công tác nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp, trong chương 2, đề tài đã thực hiện được những công việc sau:

- Nghiên cứu được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng;

- Nghiên cứu được các điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương như: Dân cư và nguồn nhân lực, tình hình phát triển kinh tế của thị xã An Khê;

- Làm rõ được thực trạng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương

- Nghiên cứu được ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê;

- Đánh giá được các nguồn lực tác động đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐẤT CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã An Khê

3.1.1 Loại đất và quy mô đất

An Khê có 5 nhóm đất chính với 8 loại đất khác nhau (nhóm đất phù sa, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất thung lũng) Chất lượng đất tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất thích hợp để cho cây trồng thị xã An Khê

TT Mã loại đất Loại đất Diện tích (ha)

1 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 169,0

2 Py Đất phù sa ngòi suối 1105,8

3 Fa Đất vàng đỏ trên đá macma axít 3416,0

4 Xa Đất xám trên macma axít 14807,8

5 Pf Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 120,1

6 E Đất xói mòn trơ sỏi đá 121,0

7 Fl Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 252,5

8 Fk Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính 18,3

9 Khác Sông, suối, ao hồ 15,8

Loại đất theo phân loại phát sinh phản ảnh điều kiện hình thành đất, nguồn gốc phát sinh trên các loại đá mẹ, mẫu chất với thành phần khoáng vật khác nhau, tác động mạnh mẽ đến đặc điểm chất lượng đất đai, đặc biệt phục vụ vào trồng trọt

Theo kết quả nghiên cứu của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, trên quy mô toàn thị xã thì chỉ có mức độ chất lượng đất cao và trung bình; Trong đó chất lượng đất cao chiếm ưu thế với 86,35% diện tích đánh giá tương ứng là 12.569 ha, diện tích chất lượng trung bình gần 1.986 ha chiếm 13,65% diện tích đánh giá

Trên địa bàn các xã phường đều cho thấy diện tích chất lượng cao chiếm ưu thế, cao nhất là các đơn vị hành chính như Thành An, An Phước, An Phú, Cửu An, An Tân, Ngô Mây và Tây Sơn Đánh giá độ phì nhiêu thực tế cho thấy 73% ở mức trung bình nhưng khi xem xét kết hợp với các điều kiện phi sinh học khác (như khí hậu, địa hình) thì chất lượng đất nông nghiệp của An Khê khá cao, thể hiện tiềm năng lớn trong phát triển trồng trọt, cần nghiên cứu tiếp đánh giá phân hạng thích hợp và đề xuất bố trí cây trồng hợp lý để phát huy hiệu quả kinh tế, khai thác được tiềm năng này ở địa phương

3.2 Đánh giá thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp ở thị xã An Khê

3.2.1 Lựa chọn cây trồng trong đánh giá

Việc lựa chọn cây trồng đánh giá là một khâu quan trọng trong đánh giá thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp trên một vùng lãnh thổ Ở tỉnh Gia Lai nói chung và thị xã An Khê nói riêng, đã phát triển rất nhiều loại trong sản xuất nông nghiệp như: Lúa nước, ngô, sắn, khoai lang, lạc, mè, mía, ăn quả, dược liệu Tuy nhiên, để phục vụ định hướng sử dụng hợp lý và phát triển đất nông nghiệp, đề tài chỉ chọn lựa một số loại cây trồng chủ yếu ở địa phương để đánh giá dựa trên một số nguyên tắc:

- Các loại cây trồng đã được trồng phổ biến ở địa phương, có hiệu quả kinh tế và tiềm năng mở rộng trong tương lai;

- Căn cứ vào hiện trạng, quy hoạch và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân trên địa bàn, lựa chọn các loại cây trồng có khả năng phát triển theo hướng hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư trong vùng;

- Là loại cây mới được trồng thử nghiệm nhưng mang lại hiệu quả cao và đã được trồng thành công ở một số địa bàn có điều kiện tự nhiên tương tự như thị xã

An Khê, tỉnh Gia Lai

Căn cứ vào các nguyên tắc trên, theo số liệu thống kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc khảo sát, điều tra thực tế trên địa bàn thị xã, tham vấn ý kiến của các cán bộ phòng Nông nghiệp thị xã An Khê, đề tài lựa chọn cây trồng đang và có triển vọng phát triển là: Cây lúa và cây ăn quả

3.2.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.2.2.1 Cơ sở khoa học của việc lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai a Nguyên tắc lựa chọn

- Các chỉ tiêu lựa chọn để ĐGĐĐ phải có sự phân hóa rõ ràng theo từng bản đồ ĐVĐĐ tại lãnh thổ nghiên cứu;

- Cần lựa chọn số lượng các chỉ tiêu như nhau để tạo thuận lợi cho việc đánh giá mức độ thích hợp của từng ĐVĐĐ cho các loại hình sử dụng đất cụ thể;

- Các chỉ tiêu đánh giá phải có ảnh hưởng rõ ràng đến quá trình sử dụng đất và điều kiện KT - XH ở lãnh thổ nghiên cứu b Những căn cứ khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả sử dụng đất trên lãnh thổ nghiên cứu;

- Dựa trên các yếu tố tự nhiên, đặc điểm và tính chất đất đai cũng như các yếu tố sinh thái nông nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu c Các yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai

- Các ĐVĐĐ càng đồng nhất càng tốt;

- Các bản đồ ĐVĐĐ cần được biên vẽ một cách nhất quán;

Các ĐVĐĐ được xác định càng đơn giản càng tốt, khi xác định cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất

3.2.2.2 Xác định các chỉ tiêu phân cấp đất đai Để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn như thị xã An Khê và có các đặc điểm khí hậu tương đồng theo chỉ dẫn của FAO, thì có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: Tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý, hoá học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao), các tính chất về nước (lượng mưa, nhiệt độ, tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của thực vật và động vật Dựa vào mục đích đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây lúa và cây ăn quả, các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn gồm loại đất, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, khả năng tưới và độ phì của đất được sử dụng như bảng sau

Bảng 3.2 Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị đất đai thị xã An Khê

3 Tầng dày (D) 7 Khả năng tưới (I)

4 Thành phần cơ giới (C) 8 Độ Phì (N)

3.2.2.3 Xây dựng các bản đồ đơn tính a Bản đồ loại đất

Loại đất có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Loại đất thể hiện được đặc tính chung nhất về đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, năng suất của cây trồng trong lãnh thổ Theo kết quả xây dựng bản đồ đất, đất vùng nghiên cứu được phân loại thành 8 loại đất là đất phù sa ngoài suối, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất xám trên macma axit, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất xám trên macma axit được thể hiện ở Bảng 3.3 và Hình 3.1

Bảng 3.3 Các loại đất chính ở thị xã An Khê

TT Loại đất Diện tích

1 Đất phù sa ngòi suối 1105,8 G1

2 Đất xám trên macma axít 14807,8 G2

3 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính 18,3 G3

4 Đất vàng đỏ trên đá macma axít 3416,0 G4

5 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 252,5 G5

6 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 169,0 G6

7 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 120,1 G7

8 Đất xói mòn trơ sỏi đá 121,0 G8

Biên tập bản đồ: Hà Thị Thương năm 2023

Hình 3.1 Bản đồ thổ nhưỡng thị xã An Khê b Bản đồ độ dốc Độ dốc là yếu tố đặc trưng cho địa hình của vùng nghiên cứu Độ dốc ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí cây trồng ngoài ra độ dốc còn liên quan trực tiếp đến mức độ xói mòn, rửa trôi và các hoạt động trong sản xuất Độ dốc không chỉ xem xét tới mức độ giới hạn với các loại cây trồng khác nhau mà còn liên quan trực tiếp tới quản lý sản xuất, bảo vệ đất đai và môi trường Vì vậy, tùy thuộc vào từng cấp độ dốc để chọn cây trồng sao cho hợp lí nhất An Khê nằm trên khu vực Tây Nguyên có địa hình khá đa dạng, vùng nghiên cứu phân 6 cấp độ dốc thể hiện ở Hình 3.2 Diện tích đất đai phân theo độ dốc được thể hiện ở Bảng 3.4

Bảng 3.4 Diện tích đất đai phân theo độ dốc thị xã An Khê

TT Cấp độ dốc (độ) Diện tích (ha) Kí hiệu

Biên tập bản đồ: Hà Thị Thương năm 2023

Hình 3.2 Bản đồ độ dốc thị xã An Khê c Bản đồ độ dày tầng canh tác Độ dày tầng đất mịn là yếu tố quan trọng trong đánh giá, phân hạng đất đai Tầng dày của đất có liên quan tới các yếu tố khác nhau như: độ dốc, địa hình, lớp phủ thực vật, phương thức canh tác để phục vụ cho phát triển cây hàng năm Độ dày tầng canh tác là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Khu vực nghiên cứu độ dày canh tác được chia thành 4 cấp (trên 70cm (D1), từ 50 - 70cm (D2), từ 30 -50cm (D3) và dưới 30cm (D4)) Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng đất được thể hiện ở (Hình 3.3)

Biên tập bản đồ: Hà Thị Thương năm 2023

Hình 3.3 Bản đồ độ dày tầng canh tác thị xã An Khê

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình và kết quả nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Đề tài đã đánh giá được tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá ĐKTN theo quan điểm địa lý ứng dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và vận dụng được vào thực tiễn địa phương thị xã An Khê

- Đánh giá tổng hợp các ĐKTN, KT-XH có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

- An Khê là một thị xã nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, địa hình gò đồi, núi thấp…phù hợp cho phát triển ngành nông nghiệp Dựa trên phương pháp phân cấp lãnh thổ, đề tài lựa chọn 7 chỉ tiêu để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ bao gồm: Loại đất, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, khả năng tưới và độ phì của đất, kết quả đã xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cho thấy thị xã An Khê có 154 ĐVĐĐ với tính chất và đặc trưng khác nhau Đây là cơ sở cho việc đánh giá thích hợp đất đai, phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

- Việc đề xuất định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp thị xã An Khê trong bối cảnh biến đổi khí hậu được thực hiện trên cơ sở kết hợp các kết quả đánh giá mức độ thích hợp trên từng ĐVĐĐ, phân cấp mức độ thích hợp đất đai theo xã, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp của địa phương Đề án đã đề ra được các nhóm giải pháp như: giải pháp về đất đai, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ, nguồn nhân lực, giống cây trồng, cơ sở hạ tầng,…

2 KIẾN NGHỊ Để có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tác giả đưa ra những kiến nghị sau:

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, chú trọng công tác thủy lợi, canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH

-Cần thực hiện việc đánh giá đất đai một cách chi tiết hơn ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai và có thể mở rộng cho một số loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao

- Chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá có giá trị kinh tế cao, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với ĐKTN nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của thị xã.

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w