Do vậy, việc tìm hiểu về tài nguyên đất đai nhằm đánh giá và phân vùng thích hợp cho các loại cây dược liệu không những phá thế độc canh cây mía mà còn tạo nên sự đa dạng trong bức tranh
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề án đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Đỗ Thị Nga
Trang 3Để hoàn thành đề án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
TS Nguyễn Thị Huyền người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình, chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong suốt quá trình trình thực hiện và hoàn thành đề án
Quý thầy cô giáo Bộ môn Địa lí - Quản lý tài nguyên và môi trường, Khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Quy Nhơn, đã trực tiếp chỉ dạy hoàn thành các môn học đúng tiến độ
Quý lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn, Phòng Đào tạo Sau đại học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đề án này
Lãnh đạo thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, Ủy ban Nhân dân thị xã An Khê, Cục thống kê tỉnh Gia lai, Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên - Môi trường, đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề án
Quý lãnh đạo, đồng nghiệp trường THCS&THPT Y Đôn, huyện Đăk Pơ
đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất để tôi hoàn thành đề án này
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, các em học sinh qua nhiều thế hệ, đã quan tâm, động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án!
Tác giả
Đỗ Thị Nga
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
7 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về điều kiện đất đai cho phát triển cây trồng 7
1.1.1 Trên thế giới 7
1.1.2 Ở Việt Nam 9
1.1.3 Ở tỉnh Gia Lai và thị xã An Khê 11
1.2 Lý luận về nghiên cứu đất đai cho phát triển cây trồng 13
1.2.1 Một số khái niệm liên quan 13
1.2.2 Lý luận chung về đánh giá đất và phân hạng đất cho phát triển nông nghiệp 17
1.3 Cây dược liệu và phát triển cây dược liệu 24
1.3.1 Quan điểm về cây dược liệu 24
1.3.2 Phân loại cây dược liệu 24
1.3.3 Đặc điểm của cây dược liệu 26
1.3.4 Vai trò và giá trị của cây dược liệu 27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33
Trang 5AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 34
2.1 Vị trí địa lý 34
2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 36
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 36
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 42
2.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 46
2.3.1 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 46
2.3.2 Khái quát về tình hình kinh tế của thị xã 46
2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất 48
2.3.4 Thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp 50 2.3.5 Chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản 51
2.4 Đánh giá chung về các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển cây dược liệu thị xã an khê 53
2.4.1 Thuận lợi 53
2.4.2 Khó khăn 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 54
Chương 3: ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 55
3.1 Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thích hợp đất đai cho phát triển cây dược liệu 55
3.1.1 Lựa chọn cây dược liệu cho đánh giá thích hợp đất đai và nhu cầu sinh thái 55
3.1.2 Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thích hợp đất đai 58
3.2 Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dược liệu 68
3.2.1 Thành lập bản đồ đơn vị đất đai 68
3.2.2 Xác định chỉ tiêu sinh thái riêng và xây dựng thang đánh giá cho cây dược liệu ở thị xã An Khê 71
3.2.3 Kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai các cây dược liệu tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 73
Trang 6thị xã An Khê 80
3.3.1 Cơ sở thực tiễn phát triển cây dược liệu ở thị xã An Khê 80
3.3.2 Đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển cây dược liệu Cà gai leo và Hoa hòe trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88
2 Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 7Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ
1 AHP Analytic Hierarchy Process (quá trình phân tích thứ
10 N-LN Nông – lâm nghiệp
11 NN-LN-TS Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
12 LMU Land Mapping Unit (đơn vị bản đồ đất đai)
13 LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất)
14 THPT Trung học phổ thông
15 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 ĐKTN Điều kiện tự nhiên
18 KT- XH Kinh tế - xã hội
Trang 8Bảng 2.1 Phân loại đất thị xã An Khê tỉnh Gia Lai [14] 42
Bảng 2.2 Tăng trưởng GTSX thị xã An Khê giai đoạn 2017 - 2022 47
Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2017 - 2022 48
Bảng 2.4 Cơ cấu các loại đất chính thị xã An Khê năm 2022 [15] 48
Bảng 3.1 Bảng lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 59
Bảng 3.2 Diện tích đất đai phân theo độ dốc thị xã An Khê 61
Bảng 3.3 Diện tích đất chia theo thành phần cơ giới thị xã An Khê 64
Bảng 3.4: Tổng hợp chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu thành lập bản đồ ĐVĐĐ thị xã An Khê 67
Bảng 3.5: Yêu cầu sinh thái cho các loại cây dược liệu được lựa chọn đánh giá 71
Bảng 3.6: Bậc thang điểm trong đánh giá đất đai 73
Bảng 3.7 Bảng phân hạng thích hợp cho cây Cà gai leo 74
Bảng 3.8 Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các ĐVĐĐ đối với cây Cà gai leo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 74
Bảng 3.9 Bảng phân hạng thích hợp cho cây Hoa hòe 77
Bảng 3.10 Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các ĐVĐĐ đối với cây Hoa hòe ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 78
Bảng 3.11: Kết quả phân hạng ĐVĐĐ cho 2 loại cây dược liệu ở thị xã An Khê 80
Bảng 3.12 Lợi nhuận trung bình thu được từ 1ha cây dược liệu, niên vụ 2021 - 2022 (chỉ tính cho nhóm cây đã cho thu hoạch) 81
Trang 9Hình 1.1 Sơ đồ đề cương đánh giá đất đai theo FAO [5] 9
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai theo FAO [11,15] 19
Hình 1.3 Các bước và nội dung đánh giá đất đai (theo TCVN 8409:2012 ) 20 Hình 1.4 Cấu trúc phân loại thích hợp đất đai theo FAO [1] 23
Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lí thị xã An Khê 35
Hình 2.2 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 38
Hình 2.3 Bản đồ mạng lưới thủy văn thị xã An khê, Gia Lai 41
Hình 2.4 Hiện trạng sử dụng đất thị xã An Khê năm 2022 48
Hình 3.1 Cây Cà gai leo 56
Hình 3.2 Cây Hoa hòe - Styphnolobium japonicum (L.) Schott 57
Hình 3.3 Bản đồ thổ nhưỡng thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 60
Hình 3.4 Bản đồ độ dốc thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 62
Hình 3.5 Bản đồ tầng dày thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 63
Hình 3.6 Bản đồ thành phần cơ giới thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 65
Hình 3.7 Bản đồ đơn vị đất đai thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 70
Hình 3.8 Biểu đồ diện tích thích hợp đất đai cây Cà gai leo thị xã An khê 75
Hình 3.9 Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cây Cà gai leo thị xã An khê, tỉnh Gia Lai 76
Hình 3.10 Biểu đồ diện tích thích hợp đất đai cây Cà gai leo thị xã An khê 78
Hình 3.11 Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cây Hoa hòe thị xã An khê, tỉnh Gia Lai 79
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gia Lai với khí hậu ôn hoà, đa dạng về tiểu vùng khí hậu, đất đai khá màu mỡ,
hệ sinh thái phong phú, nguồn lao động dồi dào, là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp nói chung và cây dược liệu nói riêng Xác định được tiềm năng
đó, ngày 03 tháng 7 năm 2019, Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số NQ/TU về bảo tồn phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo thống kê diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh 543.730,49 ha, rừng trồng 53.456,46 ha, phân bố trên cả địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố Tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, trong đó có 573 loài cây dược liệu quý hiếm, có giá trị, được sử dụng rộng rãi, có tiềm năng lớn để phát triển dược liệu trở thành sản phẩm chủ lực, góp phần quan trọng cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội [18]
09-Tuy nhiên, hiện nay cây dược liệu được trồng ở Gia Lai nói chung và An Khê nói riêng nhìn chung còn hạn chế, phát triển một cách tự phát mất cân đối, chưa có
sự nghiên cứu đầu tư phát triển đúng mức, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng Trong khi đó, nhu cầu của địa phương, trong nước cũng như quốc tế về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, làm thuốc bổ tăng cường sức khoẻ
là rất cao và liên tục tăng
An Khê cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai, tổng diện tích tự nhiên 20.006.78 ha, được xem là đô thị phía Đông của tỉnh, mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế (chiếm 9,83% năm 2019), nhưng dân cư đa phần tập trung ở nông thôn (chiếm 69,2% năm 2019) [2] Do đó, việc phát triển nông nghiệp không những góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị mà còn góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, phát triển bền vững ngành nông nghiệp Thị
xã An Khê có tài nguyên đất khá đa dạng, với nhiều nhóm đất khác nhau như nhóm đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, có tiềm năng phục vụ phát triển nhiều loại hình nông nghiệp Do vậy, việc tìm hiểu về tài nguyên đất đai nhằm đánh giá và phân vùng thích hợp cho các loại cây dược liệu không những phá thế độc canh cây mía
mà còn tạo nên sự đa dạng trong bức tranh nông nghiệp của địa phương, góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân trên địa
Trang 11bàn, làm nền tảng cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển cây dược liệu của thị xã An Khê là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết
Trên thực tế mấy năm gần đây, thị xã An Khê đã bắt đầu chú ý đến trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, để phát triển dược liệu tại An Khê mang lại giá trị kinh tế cao rất cần có một điều tra, đánh giá tổng thể và đề xuất các giải pháp đồng bộ Trước thực trạng và yêu cầu phát triển như trên chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Đánh tài nguyên đất thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho phát triển cây
dược liệu ” nhằm thống kê, đánh giá lại số lượng, chất lượng cũng như phân hạng
thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp nói chung và cây dược liệu nói riêng Từ
đó làm cơ sở cho định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai, phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Nghiên cứu này được thực hiện góp phần thúc đẩy phát triển dược liệu tại thị xã
An Khê theo chuỗi giá trị hàng hóa, ổn định, trên cơ sở phát huy các lợi thế của vùng
2 MỤC TIÊU
- Xác định được mức độ thích hợp đất đai cho phát triển cây dược liệu làm cơ
sở cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
- Đề xuất được một số các giải pháp nhằm phát triển cây dược liệu trên địa bàn nghiên cứu
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan, hệ thống hóa các nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá đất đai cho phát triển một số cây trồng và cây dược liệu
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng đất đai thị xã An Khê cho phát triển nông nghệp
- Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai cho cây dược liệu ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
- Đề xuất một số giải pháp phục vụ định hướng phát triển cây dược liệu trên địa bàn thị xã An Khê
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tài nguyên đất cho phát triển cây dược liệu
Trang 124.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thị xã An Khê theo
ranh giới hành chính
- Phạm vi thời gian: Các chuỗi số liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp
và cây dược liệu được thu thập trong giai đoạn 5 năm từ 2018 – 2022; Hiện trạng sử dụng đất được sử dụng bản đồ năm 2020 có cập nhật dữ liệu đến năm 2022
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung đánh giá thích hợp đất đai cho định
hướng phát triển cây Cà gai leo và cây Hoa hòe trên địa bàn nghiên cứu Đồng thời các giải pháp đề xuất chỉ mang tính định hướng cho phát triển 2 loại cây trên
5 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này, trong đề tài xác định cấu
trúc thẳng đứng là các thành phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hóa của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng
- Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp được vận dụng để đánh giá một
số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất phục vụ cho định hướng phát triển cây dược liệu trên địa bàn thị xã An Khê như: Địa hình (độ cao, độ dốc); nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, độ phì); các chỉ tiêu khí hậu (tương quan nhiệt - ẩm); thủy văn (khả năng tưới, thoát nước); thực vật (hiện trạng rừng và hiện trạng
sử dụng đất)
- Quan điểm lãnh thổ: Theo quan điểm này, đề tài đánh giá đất phục vụ cho
định hướng phát triển cây dược liệu theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ Mỗi ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các hợp phần tự nhiên, dựa trên cơ sở chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng thích hợp cho định hướng phát triển dược liệu trên địa bàn nghiên cứu
- Quan điểm kinh tế thị trường: Quan điểm này được thể hiện thông qua một
số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, cơ cấu
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất phải đem lại lợi nhuận và tất nhiên, khó chấp nhận sự thua lỗ triền miên Để ngành kinh
tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi giá trị sản phẩm
Trang 13cần chú ý đến yếu tố thị trường Song cũng nên tránh xu hướng có thể phải đạt mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng bằng mọi giá, dưới mọi hình thức
5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
5.2.1.Dữ liệu thứ cấp
- Tài liệu, báo cáo liên quan đến nội dung nghiên cứu; Niên giám thống kê, phát
triển kinh tế - xã hội năm 2019, 2020, 2021, 2022; Báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Khê năm 2022; Báo cáo thuyết minh hiện trạng
sử dụng đất của thị xã An Khê năm 2022; Báo cáo thuyết minh kết quả hiện trạng
sử dụng đất của thị xã An Khê năm 2022 của phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH, an ninh, quốc phòng năm
2020 và xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH năm 2021 của UBND thị xã An Khê, ngày 05/8/2020; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về bảo tồn phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ngoài ra, yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất được chọn cũng được thu thập
- Hệ thống bản đồ ranh giới hành chính, hiện trạng sử dụng đất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy hệ,… tỷ lệ 1:50.000 của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã An Khê cung cấp
5.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu: Phương
pháp điều tra thực địa nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng sự phát triển ngành nông nghiệp địa phương Trong quá trình thực địa, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp quan sát, mô tả, chụp hình ảnh tư liệu và sử dụng phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý của các Ban ngành địa phương, nông dân có liên quan đến nội
Trang 14dung đề tài nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA): Xây dựng phiếu
điều tra nông hộ (khoảng 20 phiếu) có sự tham gia của người dân, tiến hành điều tra tại các xã, phường của thị xã An Khê về cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, lợi nhuận thu được, những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, định hướng phát triển…
Nội dung điều tra chủ yếu về: Loại cây dược liệu, giống, loại hình sử dụng đất, chi phí sản xuất, năng suất cây trồng, lao động, thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển, duy trì – bảo vệ đất… từ đó làm rõ những phân tích, so sánh, kiểm định các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần tăng tính khách quan, khoa học và giá trị thực tiễn cho kết quả nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, so sánh: Phân tích thống kê và xử lý số liệu điều tra
bằng phần mềm Excel để tính toán các chỉ số hiệu quả sử dụng đất Từ các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp sơ bộ để đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho cây dược liệu trên cơ sở kế thừa cơ sở lý luận của các tác giả đi trước nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất tại thị xã An Khê Trong phương pháp này có sử dụng hệ thống bảng
số liệu thống kê và biểu đồ có liên quan
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Luận văn đã sử dụng
hệ thống các loại bản đồ về tự nhiên, các bản đồ đơn tính, bản đồ thích hợp đất đai cho cây dược liệu, để khái quát các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến việc hình thành và phân bố đất đai trên địa bàn thị xã Ứng dụng kỹ thuật GIS trong thu thập
xử lí thông tin, trên các bản đồ đơn tính để chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai So sánh đối chiếu, so sánh các yêu cầu sử dụng đất của cây đối với các đơn vị đất đai trên địa bàn để xây dựng bản đồ thích hợp
- Phương pháp tham vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo
và xin ý kiến các nhà khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu trong nước, sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai; Trung tâm Khuyến nông các thị xã An Khê, …về các nội dung liên quan đến đặc điểm tự nhiên thị xã An Khê; việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hoạt động sản xuất, lựa chọn các tiêu chí và các mô hình, chỉ tiêu đánh giá, Đồng thời trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả đề tài đã tiếp xúc và trao đổi với các cán bộ quản lý, người dân địa phương, những cá nhân điển hình trong sản xuất phát triển nông nghiệp để thu thập thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT - XH
Trang 15địa phương Các thông tin được thu thập, chọn lọc, phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu, bổ sung các cơ sở thực tiễn quan trọng cho đề tài
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý ở địa phương trong việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp ở thị xã An Khê
7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề án được cấu trúc trong ba chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Chương 3 Đánh giá thích hợp đất đai cho phát triển cây dược liệu trên địa bàn
thị xã An Khê và đề xuất giải pháp
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về điều kiện đất đai cho phát triển cây trồng
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nghiên cứu đất đai cho đề xuất định hướng phát triển cây trồng nông nghiệp nói chung và một số lại cây trồng được bắt đầu từ khá sớm
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người bắt đầu nhận thấy cần có những hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng đất đai (land) cho các mục tiêu sử dụng đã được xác định, do đó đánh giá đất đai được xem là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất (soil) Từ đó, công tác nghiên cứu và đánh giá đất
đã trở thành chuyên ngành nghiên cứu quan trọng để phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển KT - XH, trong đó có nông nghiệp và giảm nghèo cho người dân Bởi nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai có thể cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đáng tin cậy, giúp các nhà quản lý xem xét, lựa chọn và đưa ra quyết định các phương án sử dụng đất cho phát triển cây trồng một cách hợp lý Những thông tin tư liệu đầy đủ và toàn diện cả về ĐKTN, KT- XH và môi trường trong đánh giá đất đai giúp cho các giải pháp sử dụng đất cho phát triển tự nhiên hoàn toàn có tính khả thi, bởi lường trước được những thuận lợi và khó khăn, đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu quả cao Việc lựa chọn phương pháp đánh giá khoa học, phù hợp là khâu hết sức quan trọng bởi nó quyết định rất nhiều đến kết quả đánh giá Do vậy, các nước phát triển trên thế giới đều xây dựng cho mình một phương pháp đánh giá đất phù hợp với điều kiện lãnh thổ của quốc gia, làm cơ sở cho sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý Có thể khái quát phương pháp đánh giá đất đai đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có Việt Nam
- Ở Hoa Kỳ: Công tác nghiên cứu, đánh giá và phân loại đất đai có tưới được
thực hiện từ năm 1951 Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng được (Arable), đến lớp có thể trồng được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng được (non arable) Trong cách phân loại này, các chỉ tiêu kinh tế cũng được xem xét bên cạnh các đặc điểm và tính chất đất đai [5]
Trang 17- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Được chú trọng và triển khai từ năm 1960 và phổ
biến theo 2 phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể; Phương pháp đánh giá từng yếu tố: Bằng cách thống kê các chỉ tiêu tự nhiên, kinh tế để
so sánh trong đó lấy lợi nhuận làm điểm mốc để so sánh với các loại đất khác
- Ở các nước còn lại thuộc châu Âu: Việc đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai
cũng được chú trọng thực hiện và phổ biến theo 2 hướng là định tính và định lượng như: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất (định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sản xuất thực tế của đất đai (định lượng)
- Ở Ấn Độ và các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Phi: Thường áp dụng
phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học Kết quả phân hạng đất được thể hiện bằng phần trăm hoặc cho điểm [5]
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm
về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm bền vững Thời gian này, FAO đã tập hợp những nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm về đánh giá đất của các quốc gia, kết quả là đã xây dựng được bộ tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976), sau đó được
bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983 Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm, vận dụng và được chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai
Ngoài tài liệu hướng dẫn công tác ĐGĐĐ, có nhiều tài liệu khác hướng dẫn cụ thể về ĐGĐĐ cho từng đối tượng chuyên biệt được FAO xuất bản như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985); Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990); Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990) [4]
Ngày nay, công tác ĐGĐĐ được thực hiện ở nhiều quốc gia, trở thành khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai [2], [12]
Trang 18Hình 1.1 Sơ đồ đề cương đánh giá đất đai theo FAO [5]
Nhận thấy, ngày nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên hay phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai nay cho phát triển cây trồng nông nghiệp nói chung và cây trồng khác nói riêng
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác phân hạng, ĐGĐĐ đã có từ lâu, ở thời phong kiến cho thấy sự phân hạng các thửa đất khác nhau, để sử dụng với nhiều mục đích là minh chứng cho điều này
Năm 1954, miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội nên việc đánh giá, phân hạng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý
và là hậu phương cho chiến trường miền Nam đã được thực hiện bởi Vụ quản lý đất
và Vụ nông hóa thổ nhưỡng Từ đó cho đến nay, công tác quy hoạch ĐGĐĐ ở Việt
Trang 19Nam đã được nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện bởi Viện quy hoạch và Thiết
kế nông nghiệp, Viện nông hóa – Thổ nhưỡng, Tổng cục địa chính
Đến thập niên 70 của thế kỷ XX, nhà khoa học Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của viện Nông hóa - Thổ nhưỡng đã đánh giá phân hạng đất đai cho
23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh Đây chính là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật đánh giá phân hạng đất đai sau này ở Việt Nam Trên cơ sở của công trình nghiên cứu này, năm 1981 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất, trong đó có yêu cầu công tác phân hạng đất đai phải dựa trên các cơ sở như: Vùng địa lý thổ nhưỡng, loại và nhóm cây trồng đặc thù của địa phương, trình độ thâm canh và mối tương quan với năng suất cây trồng Đây được xem là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng [11]
Trong thời kỳ này đáng chú ý nhất là phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của FAO đã được tiếp cận và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam với nhiều công trình nghiên cứu, điển hình:
Công trình đánh giá đất và phân hạng đất khái quát toàn quốc của Tôn Thất Chiểu cùng cộng sự năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1:5.000.000 Với mục tiêu cho quy hoạch sử dụng tổng hợp đất đai trên toàn quốc dựa trên sự phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và chỉ tiêu sử dụng đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình
Sử dụng đất hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và cộng sự 1985), công trình này chỉ dừng lại ở cấp phân vị thích hợp và đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên
Từ năm 1994, phương pháp đánh giá đất của FAO đã được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các cấp trên cả nước và có được tính khả thi rất cao như ĐGĐĐ của 7 vùng kinh tế trên toàn quốc với tỷ lệ bản đồ 1: 250.000 Sau đó là một số công trình đánh giá đất đai trên phạm vi, lãnh thổ khác nhau: Trần An Phong (1995) “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục tiêu phát triển lâu bền”; Phạm Quang Khánh (1995) “Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ, hiện trạng và tiềm năng”… Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay các hệ thống
Trang 20tưới tiêu Đơn vị cơ sở đánh giá là các ĐVĐĐ được xác định dựa trên các chỉ tiêu (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, tưới tiêu, nhiệt độ) Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [9]
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định nội dung và phương pháp ĐGĐĐ theo FAO đã được vận dụng có hiệu quả ở nước ta, phục vụ có hiệu quả về quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các địa phương, cũng như quy hoạch sử dụng đất Các cơ quan nghiên cứu đất đai ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục vận dụng phương pháp đánh giá đất này vào sản xuất nông nghiệp theo các chiều hướng khác nhau nhằm thích ứng với tình hình mới hiện nay
Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất và phát triển nông nghiệp bền vững; phương pháp nghiên cứu và ĐGĐĐ trên thế giới và Việt Nam; những hướng nghiên cứu của các nhà khoa học thổ nhưỡng được xem là
cơ sở khoa học cần thiết để kế thừa, tham khảo để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
1.1.3 Ở tỉnh Gia Lai và thị xã An Khê
- Ở tỉnh Gia Lai: Từ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã chú trọng điều tra, đánh giá đất ở tỉnh Gia Lai cũng như vùng Tây Nguyên, kết quả đã xây dựng được bản đồ lãnh thổ cấp huyện tỷ lệ 1:25.000, sau đó thu về toàn tỉnh Gia Lai với tỷ lệ 1:100.000 Đi kèm với đó là thành lập được bản đồ phân loại đất ở tỉnh Gia Lai với 9 nhóm, 27 đơn vị phân loại [2]
Những năm 1980 - 1995, công tác nghiên cứu về tài nguyên đất ở Gia Lai tiếp tục được thực hiện với những nghiên cứu cụ thể hơn với việc thành lập các bản đồ đất tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 cho các nông trường cà phê, cao su và một số vùng chuyên canh…được viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chủ trì
Năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai có báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tỉnh Gia Lai đến năm 2020 Báo cáo đã tổng kết những thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong công việc sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, trong đó có bố trí cho cây ăn quả và ưu tiên phát triển nhằm phát huy tiềm năng lãnh thổ
Ngoài ra, còn có các đề tài, công trình, luận văn thạc sĩ được đào tạo ở các
Trang 21trường đại học có uy tín thuộc các chuyên ngành Quản lý đất đai, Kinh tế nông nghiệp, Địa lí tự nhiên, Quản lý tài nguyên - Môi trường… đã nghiên cứu, ĐGĐĐ phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở Gia Lai nói chung, từng huyện, thị xã nói riêng là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả
- Ở thị xã An Khê: Là địa phương miền núi có nhiều tiềm năng đất đai cho phát
triển nông, lâm nghiệp, thị xã An Khê đã được nhiều công trình nghiên cứu từ các nguồn vốn khác nhau nhằm đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp hoặc ứng dụng mô hình sản xuất tiên tiến vào phát triển nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trên cơ sở đánh giá các nguồn lực tự nhiên và KT - XH trong vùng [16]
Các dự án cấp nhà nước thuộc Chương trình Nông thôn - Miền núi giai đoạn
2005 - 2010 “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” Hiện tại, địa phương thông qua kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 [15],
có đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp có đề cập đến tiềm năng, thế mạnh của đất đai và thực trạng phát triển cây ăn quả của địa phương Ngoài ra, ở thị xã An Khê cũng đã lập kế hoạch Đề án phát triển nông nghiệp thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới
Đặc biệt, trong báo cáo tổng hợp Đánh giá chất lượng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, của Viện quy hoạch và Thiết
kế nông nghiệp, báo cáo đã đánh giá và nghiên cứu chi tiết hơn về tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng của thị xã An Khê
Nhận thấy, trong các nghiên cứu nêu trên, đa phần các tác giả nghiên cứu đề tài với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều kiện tự nhiên của An Khê và các lĩnh vực KT- XH để từ đó đánh giá tình hình thực trạng phát triển sản xuất, đề ra giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH trên địa bàn nghiên cứu Thật
sự còn có ít những nghiên cứu đến đánh giá tài nguyên đất cho các loại cây dược liệu mới để định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần sử dụng
Trang 22hợp lý TNTN, phục vụ công tác định hướng quy hoạch sử dụng đất cho huyện An Khê Đây cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn để nghiên cứu
1.2 Lý luận về nghiên cứu đất đai cho phát triển cây trồng
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
1.2.1.1 Quan điểm về đất, đất đai
a Đất (Soil): Có rất nhiều quan niệm về đất (soil) được các nhà khoa học đặt
ra Nhà bác học Nga V.V Docuchaev đã khẳng định chính xác về đất: “Đất là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình, thời gian”, sau đó các nhà khoa học đất đã bổ sung yếu tố thứ sáu là hoạt động sản xuất của con người Như vậy, có thể nhận thấy quan niệm về đất được tiếp cận của V.V Docuchaev có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển của lớp vỏ phong hóa [5]
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đất là phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắn kết với nhau và có thể trồng trọt được Với đặc thù độc đáo mà không một thực thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi, đất là ngôi nhà chung cho tất
cả các hệ sinh thái
Theo FAO (1985), đất tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và những thuộc tính của đất trong nghiên cứu đánh giá đất đai chúng ta có thể đo lường hay ước lượng được [4]
Có thể nói, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu, bởi đất góp phần giữ nhiệt độ, làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng nhiều tầng đất của mình Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa đựng trong lòng nó vô vàn mạch nước tinh khiết Đất điều hoà lưu lượng nước trên toàn bộ hành tinh chúng ta [6]
b Đất đai (Land): Theo Brinkman và Smith (1973) đất đai được định nghĩa
“Một vạt đất được xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích của bề mặt Trái Đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất, điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà thuộc tính này có ảnh hưởng,
Trang 23có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người ở hiện tại và trong tương lai [4] Theo Tôn Thất Chiểu (1990), đất đai gắn liền với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm chỗ trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT - XH Đất đai là một vùng đất có ranh giới, có vị trí cụ thể, là tổng hợp đầy đủ các thuộc tính tự nhiên [13] Đất đai là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường, đất không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động KT -
XH, đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp [4]
Từ những quan niệm trên có thể nhận thấy, đất chỉ là một trong những thành phần giá trị của đất đai - tức là một đơn vị lãnh thổ trên đất liền Còn đất đai là một
tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên được đặc trưng bởi một lãnh thổ về chất lượng của các loại đất, bởi một kiểu khí hậu, một dạng địa hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật…là một cơ sở không gian (đơn vị lãnh thổ) của việc bố trí các đối tượng sản xuất, định cư và phương tiện sản xuất mà trước hết và rõ nhất
là kinh tế nông - lâm nghiệp với dân cư và xây dựng dân dụng… Khi nói đến ĐVĐĐ (land unit) có nghĩa là một bộ phận không gian lãnh thổ đã kèm theo người
sở hữu hoặc người có quyền sử dụng và quản lý nó
1.2.1.2 Tài nguyên đất và vai trò của tài nguyên đất
a Tài nguyên đất (Land resources): Tài nguyên đất theo FAO, tài nguyên đất là
lớp vật chất mềm xốp nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất bao gồm tất cả các đặc điểm của đất mà ở đó thực vật, động vật, vi sinh sinh vật và con người có thể sinh sống, đồng thời được con người sử dụng vào các mục đích an ninh lương thực, văn hóa, tinh thần, thể thao… Tài nguyên đất có khả năng phục hồi song có thể chậm chạp, để hình thành một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm
b Vai trò của tài nguyên đất
Karl Marx đã từng cho rằng “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp” Có thể nói, đất đai là tặng vật quý giá của
thiên nhiên ban tặng cho con người, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật trên
Trang 24trái đất
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai Tất cả các cuộc chiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có liên quan đến đất đai bởi đất đai là nguyên tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điều kiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người Trong công nghiệp, đất đai có vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao tác, hoạt động sản xuất kinh doanh Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình sản xuất mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng
Như vậy, tài nguyên đất đai có giá trị to lớn đối với con người cũng như đối với
tự nhiên, đất đai có thể sẽ bị suy thoái khi chất lượng của chúng có nguy cơ suy giảm trong khoảng thời gian nhất định Với cách hiểu như vậy, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái của tài nguyên đất
1.2.1.3 Những khái niệm liên quan khác
a Đơn vị đất đai (Land units): Là một diện tích đất đai có đặc trưng và chất
lượng đất đai nhất định, có thể phân định ranh giới trên bản đồ ĐVĐĐ được xem là đơn vị tự nhiên là cơ sở để ĐGĐĐ [4]
b.Bản đồ đơn vị đất đai (Land Map Units): Theo FAO (1983), bản đồ ĐVĐĐ là
một khoanh/vạt đất cụ thể được xác định trên bản đồ ĐVĐĐ với những đặc tính và tính chất đất riêng biệt (như nhiệt độ, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước,…), thích hợp nhất cho một loại hình sử dụng đất cụ thể, cùng một điều kiện quản lý, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất Mỗi ĐVĐĐ có chất lượng (đặc tính và tính chất riêng), nó thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định [4] Trong thực tế, các ĐVĐĐ được xác định dựa trên sự chồng ghép các bản đồ đơn tính (bản
đồ thổ nhưỡng, bản đồ thực vật, bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu…), sau đó vạch ranh giới cho từng khu vực thể hiện sự khác nhau rõ nét nhất của các yếu tố tự nhiên trên Tùy theo tỷ lệ bản đồ mà quyết định nhân tố vạch ranh giới Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng nghiên cứu được thể hiện bằng bản đồ ĐVĐĐ
c Sử dụng đất (Land Use) và loại hình sử dụng đất (Land Use Type):
Trang 25- Sử dụng đất: Là hình thức con người dùng diện tích đất đai vào mục đích nào
đó Có nhiều hình thức sử dụng đất khác nhau trên nguồn tài nguyên đất đai: Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng); sử dụng trên
cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (chăn nuôi); sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa các loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm); sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp
- Loại hình sử dụng đất: Loại sử dụng đất được phân chia cụ thể và chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính (ví dụ loại cây trồng, tổ hợp hay hệ thống cây trồng) trong điều kiện KT - XH nhất định [5]
Khi nghiên cứu, ĐGĐĐ loại hình sử dụng đất được điều tra, mô tả một cách chi tiết, đặc biệt đối với hạng sử dụng đất có mục đích đáp ứng yêu cầu của việc đánh giá Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng đất mà chúng ta có thể đánh giá định lượng hay định tính và theo mức độ khái quát hay chi tiết
- Hệ thống sử dụng đất (Land use system): Là một loại đất sử dụng cụ thể, thể
hiện trên một ĐVĐĐ và liên quan đến đầu tư, thu nhập và khả năng cải tạo đất [12]
- Hiện trạng sử dụng đất (Land use planning): Là việc xác định một trật tự nhất
định bằng những hoạt động như phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức,… Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng cho các ngành các lĩnh vực hoạt động trong đời sống, xã hội, việc này giúp định hướng sử dụng đất cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, góp phần vào phát triển KT - XH của lãnh thổ
- Đánh giá đất đai: là sự đánh giá các đặc tính của đất đai khi sử dụng cho một
mục đích sử dụng đặc biệt bao gồm sự thực hiện và thể hiện các thông tin về khảo sát và nghiên cứu dạng địa hình của đất đai, thực vật, khí hậu và những khía cạnh khác của đất đai để xác định và so sánh các loại sử dụng đất đai có triển vọng, được
thiết kế và hỗ trợ trong việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai
- Yêu cầu sử dụng đất (LUR): Là những điều kiện đất đai cần thiết để đảm bảo
cho các LUT phát triển bền vững, mỗi LUT được xác định bằng một bộ các LURs dựa trên các nhu cầu của LUT
- Chất lượng đất (LQ): Là một đặc trưng phức tạp của đất mà các tác động trong
từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất cho một kiểu sử dụng riêng biệt Chất lượng đất đai có thể thể hiện một cách tích cực hoặc tiêu cực Ví dụ như độ ẩm sẵn có, khả năng chống xói mòn, nguy cơ lũ lụt, khả năng tiếp cận [13]
Trang 26- Đặc tính đất (LC): Là một đặc trưng phức tạp của đất đai mà có thể đo lường
hay ước tính được, ví dụ như: Góc dốc, lượng mưa, sinh khối của thực vật…[10]
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai: Từ tổng hợp các hệ thống phân hạng và
kinh nghiệm trên toàn thế giới, FAO đã đề xuất một cấu trúc phân vị được coi là hoàn chỉnh để các nước vận dụng tùy theo mức độ chi tiết và tỉ lệ bản đồ Hệ thống cấu trúc phân hạng của FAO được phân chia làm 4 mức: Bộ, hạng, hạng phụ và đơn vị thích hợp, cụ thể có 2 bộ: Thích hợp (S) và không thích hợp (N)
1.2.2 Lý luận chung về đánh giá đất và phân hạng đất cho phát triển nông nghiệp
1.2.2.1 Quy trình đánh giá khả năng thích hợp đất đai (Land Evaluation)
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy [13], việc đánh giá thích hợp đất đai thực chất
là “Quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể”
Thường có hai loại đánh giá thích hợp đất đai trong hệ thống đánh giá của FAO, gồm:
(1) Đánh giá thích nghi tự nhiên: Là đánh giá nhằm chỉ ra mức độ thích hợp của loại sử dụng đất (LUT) đối với điều kiện tự nhiên, không tính đến các điều kiện kinh tế;
(2) Đánh giá thích hợp kinh tế: Là các quyết định sử dụng đất đai thường bao gồm việc cân nhắc về mặt kinh tế và dùng để so sánh các LUT có cùng mức độ thích hợp hoặc hiệu quả của hai LUT
Như vậy, đánh giá thích hợp đất đai nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin
về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý
a Nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất
Theo tài liệu của FAO (1990) [9], để thực hiện đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng đất một cách hiệu quả, cần phải tuân thủ rất nhiều các nguyên tắc trong quy trình đánh giá, trong đó có 6 nguyên tắc cơ bản: (1) Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển vùng hay của quốc gia và phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, KT - XH của khu vực nghiên cứu; (2) Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kĩ thuật và KT – XH; (3) Việc đánh giá đất đai bao gồm bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại
Trang 27sử dụng đất; (4) Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững; (5) Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất; (6) Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành
Có thể nói, thực hiện đầy đủ 6 nguyên tắc cơ bản trên, công tác đánh giá đất đai
sẽ bổ trợ cho việc quy hoạch sử dụng đất bằng cách cung cấp cho tiến trình này những phương án về sử dụng tài nguyên đất Trong mỗi phương án là những thông tin về: Năng suất - mức đầu tư (chi phí, lợi nhuận); cách quản lí đất đai, nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường trong và ngoài vùng nghiên cứu
b Trình tự về đánh giá đất
Tùy thuộc vào mục tiêu, mức độ chi tiết của yêu cầu sử dụng đất, sẽ có những trình tự đánh giá đất đai khác nhau Tuy nhiên, theo FAO (1990), các bước thực hiện đánh giá đất đai được tổng quát thành một số bước cơ bản sau:
(1) Lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất đai phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện tổng quát về sinh thái tự nhiên, tập quán sử dụng đất, bối cảnh KT - XH của vùng nghiên cứu
(2) Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất đai được lựa chọn (3) Khoanh các ĐVĐĐ dựa vào các kết quả khảo sát tài nguyên đất đai, mỗi loại ĐVĐĐ sẽ có một tính chất khác với đơn vị lân cận
(4) Mô tả các ĐVĐĐ, đây là những yếu tố có tác động trực tiếp đến khả năng thực hiện của các loại sử dụng đất được lựa chọn
(5) So sánh yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất của chất lượng đất của từng ĐVĐĐ trong vùng nghiên cứu Qua đó, khả năng thích hợp của từng ĐVĐĐ đối với mỗi loại sử dụng được thiết lập
(6) Phân tích những tác động môi trường có thể xảy ra và các vấn đề KT-XH trong quá trình sử dụng các loại đất đai được đánh giá Qua đó đưa ra phân loại cuối cùng của khả năng thích hợp đất đai
Trang 28c Quy trình đánh giá thich hợp đất đai cho phát triển nông lâm nghiệp
Hiện nay, có nhiều quy trình đánh giá tài nguyên đất khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của công trình đánh giá, nhưng thông thường, tiến trình đánh giá đất phổ biến là được chia thành 3 giai đoạn chính, gồm: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn điều tra thực tế; Giai đoạn nội nghiệp Trong đó, quy trình đánh giá được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng quy trình đánh giá đất (9 bước)
do FAO hoàn thiện, chỉnh lý và công bố vào năm 1984, đồng thời có điều chỉnh cho
phì hợp với đặc điểm của quốc gia mình (hình 1.2)
Cũng nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng vận dụng quy trình đánh giá đất của FAO (9 bước), đồng thời có điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của nước ta, được thể hiện trong Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam (TCVN 8409:2012) về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
2 Thu thập tài liệu
4 Xác định ĐVĐĐ
3 Xác định loại hình sử dụng
đất đai
5 Đánh giá khả năng thích nghi
6 Phân tích hiệu quả KT - XH,
môi trường
và KT - XH
7 Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
Trang 29Hình 1.3 Các bước và nội dung đánh giá đất đai (theo TCVN 8409:2012 )
Quy trình đánh giá bao gồm 3 giai đoạn, được cụ thể hóa trong 8 bước thực hiện
- Bước 1- Khởi đầu: Là một rất bước rất quan trọng trong đánh giá Gồm các
yêu cầu như xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện Từ đó, có định hướng cụ thể trong xây dựng kế hoạch đánh giá
Trang 30Bước 2 – Tham khảo tài liệu : Các tài liệu được thu thập liên quan đến nội
dung, công tác đánh giá đất, gồm hệ thống các bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, ) hệ thống các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi trường Các tài liệu thu thập được, cần tổng hợp chọn lọc, chỉnh sửa để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có, tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá; sử dụng công nghệ mới; đối chiếu số liệu qua các thời kỳ và số liệu hiện trạng để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế
Bước 3 – Xác định các LUM: Các ĐVĐĐ là kết quả của sự chồng ghép các bản
đồ đơn tính như bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và là cơ
sở cho quá trình đánh giá Đồng thời cần điều tra bổ sung để chỉnh lý ngoài thực địa Tùy thuộc mức độ chi tiết, độ lớn của lãnh thổ, mà chọn yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới của các ĐVĐĐ Vì vậy, việc xác định các ĐVĐĐ và tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng đất đưa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ
môi trường
Bước 4 - Xác định các LUT: Tùy thuộc vào kích thước lãnh thổ nghiên cứu,
việc xác định các LUT thường được thực hiện: Xác định đến LUT chủ yếu như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đối với lãnh thổ rộng lớn; xác định đến cấp kiểu LUT như chuyên lúa, cây trồng cạn, cây ăn quả, … đối với lãnh thổ nhỏ, mức
độ nghiên cứu chi tiết hơn Tuy nhiên, trong đánh giá, việc xác định các LUT cần căn cứ trên nhu cầu sinh lý, sinh thái của nhóm cây trồng, phải phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH và tập quán canh tác của địa phương
Bước 5 - Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Mức độ thích hợp là sự phù hợp
của ĐVĐĐ nhất định đối với một LUT cụ thể và được xem xét trong điều kiện hiện tại cũng như tương lai Theo hướng dẫn của FAO, phân hạng thích nghi đất đai được chia làm 4 cấp: bậc (order), hạng (class), hạng phụ (subclass) và đơn vị (unit)
Bước 6 – Đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) không chỉ
dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, LUT mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả
sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội, môi trường Việc điều tra tình hình KT - XH là một việc làm rất quan trọng trong ĐGĐĐ, giúp cho công tác quy hoạch đúng hướng và là
cơ sở ban đầu để hình thành mục tiêu nghiên cứu
Bước 7 - Xác định các LUT thích hợp nhất để đề xuất: ĐVĐĐ được đánh giá và
phân hạng theo mức độ thích nghi đối với từng nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể
Trang 31Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã được các nhà nghiên cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu như: sổ tay cây công nghiệp lâu năm, sổ tay cây nông nghiệp, … trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, kết hợp với việc xem xét hiệu quả KT - XH và môi trường mà lựa chọn loại hình sử dụng (LHSD) đất thích hợp nhất
Bước 8 – Để xuất sử dụng đất phục vụ quy hoạch: Trong quá trình đánh giá
thường tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục đích sử dụng khác nhau nhưng việc quy hoạch sử dụng đất lại được tiến hành trên quy mô tổng thể
1.2.2.2 Phân hạng thích hợp đất đai
Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp phân hạng đất đai, nhưng có ba phương pháp phân hạng phổ biến theo hướng dẫn của FAO:
- Phân hạng chủ quan: Là phương pháp đánh giá phân hạng thông qua nhận xét,
đánh giá chủ quan của các cá nhân kết hợp, thành phân hạng thích hợp tổng thể Phương pháp này có ưu điểm là nếu có ý kiến cá nhân nhận xét đó là của các chuyên gia có trình độ và kiến thức tốt, có kinh nghiệm thực tế về điều kiện tự nhiên, đặc tính đất đai và kinh tế xã hội của vùng đó thì phương pháp kết hợp ý kiến chủ quan này rất tốt, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, đơn giản [11]
Nhược điểm của phương pháp này là khó thu được những ý kiến đặc biệt trùng nhau từ hai hoặc nhiều chuyên gia đánh giá và hiếm có các chuyên gia có đủ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về tất cả LUT (Land Use Type) cần nghiên cứu trong khu vực
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp logic và đơn giản
nhất, lấy các yếu tố được đánh giá là ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế Mức thích hợp tổng quát của một LMU (Land Mapping Unit) đối với LUT là mức độ thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và hướng vào việc đánh giá tổng thể một cách thận trọng bởi
có sự dự đoán chính xác hoặc đánh giá thấp một vài khía cạnh nào đó tính thích hợp tổng thể Tính thích hợp đất đai của mỗi LUT khác nhau nên các yếu tố hạn chế cũng rất khác nhau hoặc ở mức độ khác nhau đối với cùng một đặc tính đất đai Nhược điểm của phương pháp là không thể tính toán cách khác khi các đặc tính đất
Trang 32đai riêng biệt tác động lẫn nhau [11]
- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Phương pháp phân hạng này mang
tính định lượng, có thể sử dụng vi tính dễ dàng Theo phương pháp này, hạng đất có thể được tính bằng cách tính cộng, tính nhân theo % hoặc cho điểm theo các hệ số
và thang bậc quy định Ưu điểm, phân hạng đất theo phương pháp này đơn giản, dễ hiểu, dễ ứng dụng với sự hỗ trợ của máy tính Nhược điểm, chỉ đúng khi phân hạng đất ở phạm vi từng vùng, không áp dụng cho hạng điểm tính ở vùng này sang vùng khác vì đôi khi đất được phân hạng là tốt nhất ở vùng này nhưng chỉ là đất hạng 2 của vùng khác
Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể Mức độ thích hợp đất đai được thể hiện theo hệ thống đánh giá như
đã trình bày: Mức độ thích hợp và không thích hợp
Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau Đánh giá đất đai phải dựa trên quan điểm tổng hợp Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của vùng/khu vực nghiên cứu
Khả năng thích hợp được đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững Các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định Đánh giá đất phải tiến hành so sánh các loại hình sử dụng đất khác nhau
Hình 1.4 Cấu trúc phân loại thích hợp đất đai theo FAO [1]
Trang 331.3 Cây dược liệu và phát triển cây dược liệu
1.3.1 Quan điểm về cây dược liệu
Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc (Luật Dược năm 2016)
Cây dược liệu là đối tượng nghiên cứu của khoa học thảo dược, bao gồm những loài thực vật có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi được sử dụng Thuốc thảo dược là những nguyên liệu nguồn gốc thực vật có lợi ích trị liệu hoặc những lợi ích cho sức khỏe của con người, bao gồm các nguyên liệu thô hoặc
đã chế biến từ một hoặc nhiều loài thực vật Định nghĩa này không áp dụng khi thành phần hoạt chất đã được xác định và được phân lập hoặc tổng hợp thành thành phần hóa học của sản phẩm thuốc
Sản phẩm thảo dược là thành phẩm được dán nhãn dược phẩm ở dạng bào chế
có chứa một hoặc nhiều chất sau: nguyên liệu thực vật dạng bột, chiết xuất, chiết xuất tinh khiết hoặc hoạt chất được tinh chế một phần được phân lập từ nguyên liệu thực vật Các loại thuốc có chứa nguyên liệu thực vật kết hợp với các hoạt chất được xác định về mặt hóa học, bao gồm các thành phần biệt dược, được xác định về mặt hóa học của thực vật, không được coi là thuốc thảo dược [17]
Như vậy cây dược liệu được hiểu là thực vật đạt tiêu chuẩn làm thuốc hay gọi ngắn gọn là cây thuốc Theo tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc ( FAO), thuật ngữ phổ biến dung để chỉ cây dược liệu là Medicinal Aromatic Plants (MAPs), được định nghĩa là những cây thuốc giúp con người phòng ngừa bệnh tật,
duy trì sức khỏe hoặc chữa bệnh (Marshall, 2011)
1.3.2 Phân loại cây dược liệu
Theo kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây dược liệu, dẫn đến việc phân loại nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, trở thành quy luật dự đoán cho những cây dược liệu mà con người chưa biết đến Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung Có các cách phân loại dược liệu như sau:
1.3.2.1 Phân loại theo dược lý học hiện đại
Khoa học công nghệ phát triển, nhiều công trình nghiên cứu về hóa học các hợp chất thiên nhiên và các hoạt động sinh học đã chứng minh và phân chia các vị
Trang 34thuốc, các hợp chất sạch thành các nhóm chức năng chủ yếu khác nhau: Nhóm tác dụng chống oxy hóa cao: Đinh hương, Quế, Nghệ tây, Húng Quế, Việt quất, Câu kỷ
tử, Hoàng kỳ, Thành ngạnh v.v ; Nhóm tác dụng chống viêm: Hoàng liên, Kim ngân hoa, Sài đất, Bồ công anh…; Nhóm tác dụng giảm đau: Độc hoạt, Dây đau xương…; Nhóm tác dụng tăng lực: Nhân sâm, Đinh lăng…; Nhóm tác dụng đối với
hệ nội tiết: các dược liệu chữa bệnh tiểu đường như Thìa canh, Dâu tằm; Nhóm tác dụng đối với hệ miễn dịch: Cát sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật…; Nhóm tác dụng cải thiện công năng các tạng phủ: Sinh địa, Hà thủ ô
1.3.2.2 Phân loại theo nhóm bệnh lý
Đây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hóa học, sắp xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay thành từng nhóm gần giống thuốc tân dược như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy sổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị viêm, đau xương khớp, thuốc trị bệnh dạ dày, đại tràng, thuốc trị bệnh trĩ, thuốc trị thần kinh tọa v.v., để tiện cho cán bộ Tây y sử dụng dược liệu làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay
1.3.2.3 Phân loại theo vị trí địa lý
Tùy theo vị trí địa lý, các vị thuốc được chia thành hai nhóm: thuốc Nam và thuốc Bắc Thuốc Nam bao gồm các vị thuốc xuất xứ ở phương Nam (Việt Nam), các vị thuốc thuộc nhóm này sinh trưởng ở vùng khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới Thuốc Bắc bao gồm các vị thuốc xuất xứ ở phương Bắc (Trung Quốc), các vị thuốc này sinh trưởng ở vùng khí hậu á nhiệt đới đến ôn đới Phần lớn các vị thuốc bồi bổ sức khỏe là các vị thuốc Bắc
1.3.2.5 Phân loại theo thành phần hóa học chính
Nhóm cây có tinh dầu: Sả, Hương thảo, Long não…; Nhóm cây có chứa carbohydrat;Nhóm cây chứa Glycosid: saponin: họ Nhân sâm (Araliaceae), Cam thảo, Cát cánh, Viễn chí, Ngưu tất, Ngũ gia bì chân chim, Thổ phục linh, Mạch môn…; glycosid tim: Hạt Đay, Trúc đào…; Nhóm cây chứa ancaloit: họ Á phiện (Papaveraceae), morphin và codein từ cây Thuốc phiện, strychnin từ cây Mã tiền,
aconitin từ cây Ô đầu (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006)
Trang 351.3.3 Đặc điểm của cây dược liệu
1.3.3.1 Đa dạng về chu kỳ sống
Gồm có cây hằng năm: Gừng, Nghệ vàng, Sinh địa, Ngưu tất, Ích mẫu, Nhân
trần, Cây lâu năm: Quế, Hồi, Thiên môn đông, Hà thủ ô trắng, Hà thủ ô đỏ, Tam thất, Bảy lá một hoa, Ba kích, Kim ngân hoa… (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006)
Hạ khô thảo, Long nha thảo, Tía tô…; Cây hai năm: Cát cánh, Bạch truật…;
1.3.3.2 Đa dạng về dạng cây
Cây mọng nước: Nha đam, Thủy bồn thảo v.v ; Cây thân thảo: Diếp cá, Mã đề, Lá lốt, Bồ công anh, Kim tiền thảo ; Cây thân leo: Ba kích, Hà thủ ô, Kim ngân, Hoài sơn, Hoàng đằng ;Cây thân bụi: Đinh lăng, Nhân trần, Hoàn ngọc, Đơn mặt trời ; Cây thân gỗ nhỏ: Hoa Hòe, Dâu tằm, Bọ mẩy, Gối hạc ; Cây thân gỗ lớn: Đỗ trọng, Long não, Đơn tướng quân, Vối, Quế, Hồi (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006)
1.3.3.3 Đa dạng về phân bố
Cho đến nay, Việt Nam được ghi nhận có 5.117 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016) Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam không những đa dạng về thành phần loài, chủng, giống, dưới loài mà còn rất đa dạng theo các vùng sinh thái
Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa - Lào Cai, Sìn Hồ - Lai Châu và Đồng Văn, Quản Bạ - Hà Giang có các dược liệu bản địa và nhập nội: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Atiso, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng
bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung v.v
Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: có các dược liệu: Bình vôi, Hà thủ
ô, Tục đoạn, Giảo cổ lam, Bảy lá một hoa v.v
Vùng Đồng bằng sông Hồng có các dược liệu: Cúc hoa vàng, Diệp hạ châu, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Tía tô, Kinh giới, Dâu tằm, Râu mèo, Ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề, Ngưu tất, Bạc hà, Nhân trần, Diếp
cá, Cốt khí củ v.v
Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có các dược liệu: Bụp giấm, Diệp hạ châu, Dừa cạn, Hoài sơn, Đậu ván trắng, Sâm Ngọc Linh, Râu mèo, Sa nhân tím, Quế, Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sả v.v
Trang 36Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: có các dược liệu: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo, Kim tiền thảo, Sương sáo, Sương sâm v.v
1.3.3.4 Đa dạng về bộ phận sử dụng
Nhóm cây dược liệu khai thác rễ, củ (Sinh địa, Hoài sơn, Tam thất, Thổ phục linh, Cỏ tranh, Ngưu tất, Đinh lăng, v.v ); Nhóm cây dược liệu khai thác lấy thân, cành (Quế, Long não, Núc nác, Hậu phác, Ô dược, Tô mộc v.v ); Nhóm cây dược liệu khai thác lấy lá (Khôi nhung, Dâm dương hoắc, Chè vằng, Thìa canh, Lá dâu, Hoắc hương v.v ); Nhóm cây dược liệu khai thác nụ hoa, quả (hoa nhài, hoa hòe, hoa hồi, hoa Kim ngân, nụ Vối, hoa Cúc, hoa Hạ khô thảo, Đinh hương v.v ); Nhóm cây dược liệu khai thác cả thân, lá và rễ: Gối hạc, Đơn mặt quỷ, Bọ mẩy, Xạ
can, Dong riềng đỏ, Dạ cẩm v.v (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006)
1.3.4 Vai trò và giá trị của cây dược liệu
1.3.4.1 Vai trò cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền
Cây dược liệu giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Việt Nam v.v Tất cả các lương y, bác sĩ Đông y, các hiệu thuốc gia truyền đều sử dụng sản phẩm từ cây dược liệu trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân
Theo dữ liệu năm 2015 của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia
Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo rằng có khoảng 60% dân số thế giới dùng thuốc thảo dược và khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển dùng thuốc thảo dược và các biện pháp chữa bệnh Y học cổ truyền khác để chăm sóc sức khỏe Các nước trên thế giới đã dùng tới 35.000 loài thảo dược trong phòng và chữa bệnh Không chỉ Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam có truyền thống sử dụng dược liệu với mục đích phòng và chữa bệnh, mà các nước tiên tiến có nền công nghiệp phát triển trên thế giới cũng có một phần tư số thuốc kê trong đơn chứa các hoạt chất trong dược liệu
Việt Nam có hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền công lập tuyến Trung ương
và tuyến tỉnh gồm 65 bệnh viện Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%; trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8% Theo thống kê của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế, năm
Trang 372017, tỷ lệ lượt khám bệnh bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền và
Y học hiện đại trên tổng số lượt khám chữa bệnh chung của cả nước đạt 4,1% ở tuyến Trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã Việc kết hợp khám chữa bệnh giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại ở các tuyến luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân
1.3.4.2 Vai trò cây dược liệu trong ngành công nghiệp dược, thực phẩm chức năng,
mỹ phẩm:
Dược liệu Việt Nam đã cung cấp nhiều nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp dược phẩm để sản xuất thuốc Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong phát triển thuốc đã phát triển mạnh vào những năm giữa thế kỷ XX Ngày nay, với những kỹ thuật sàng lọc hoạt tính sinh học mới, hiện đại, có tốc độ nhanh, lượng mẫu nhỏ, việc phát hiện các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học mới là rất có triển vọng Sau khi phát hiện ra các hoạt chất có hoạt tính mới, thì việc nghiên cứu chuyển hóa chúng thành các dẫn xuất bằng nhiều con đường trong đó có hóa tổng hợp để thử hoạt tính sinh học vẫn luôn là một lĩnh vực hấp dẫn
Các công ty đa quốc gia đang có xu hướng phát triển các dược phẩm có chứa một hoạt chất từ cây thuốc (tinh chất dược liệu), do các chế phẩm này có giá trị kinh
tế lớn hơn nhiều so với các sản phẩm chứa cao thuốc hoặc hợp chất toàn phần chưa xác định được trong các công thức cổ truyền, kinh điển Ở Trung Quốc, giai đoạn
1979 - 1990 có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc được đưa ra thị trường, trong
đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư, 6 chế phẩm chữa tiêu hóa
Cho đến nay, đã có trên 4.000 bằng sáng chế về thuốc đông dược của Trung Quốc được đăng ký, với 40 dạng bào chế khác nhau, được sản xuất ở 684 nhà máy chuyên về đông dược Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn phát triển rất mạnh của lĩnh vực sản xuất thuốc từ dược liệu với hàng trăm chế phẩm mới ra đời Nhật Bản
là nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu các hợp chất có tác dụng sinh học từ cây thuốc, chiếm 60% bằng phát minh trên thế giới về lĩnh vực này trong 5 năm (1990 - 1995) Trong giai đoạn 2000 - 2005, các công ty dược phẩm đa quốc gia đã có 23 sản phẩm thuốc mới từ nguồn gốc tự nhiên được phép đưa ra thị trường để điều trị
Trang 38bệnh ung thư, bệnh thần kinh, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chống viêm v.v
Với sự phát triển của các kỹ thuật phân tích hiện đại, nhiều hoạt chất được tách chiết từ dược liệu, nghiên cứu xác định cấu trúc và tác dụng dược lý Kết hợp với công nghệ bào chế, các nhà sản xuất đã cho ra đời những dạng thuốc thuận tiện cho người sử dụng như viên nén, viên nang, cốm thuốc, trong đó nguyên liệu đầu vào là tinh chất hoặc cao dược liệu chuẩn hóa có hàm lượng hoạt chất chính xác Điển
hình trong nhóm này là các chế phẩm viên nén, viên nang cao Bạch quả (Ginkgo biloba), chứa các hoạt chất ginkgo flavon glycosid, terpen lacton, bilobalid,
ginkgolid A, ginkgolid B, ginkgolid C; viên tỏi chứa dịch chiết tỏi có hoạt chất
chính là allicin, viên nén cao Kế sữa (Cardus marianus) chứa hoạt chất chính là
silymarin v.v Nhiều hoạt chất chiết xuất từ dược liệu được tinh chế đạt đến độ tinh khiết có thể sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm Điển hình trong nhóm này
là các chế phẩm thuốc tiêm chứa flavonoid của Ginkgo biloba (biệt dược Tanakan®, Pháp; thuốc tiêm chứa paclitaxel phân lập từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia) (biệt dược Taxol ®, Mỹ); thuốc tiêm chứa vinblastin phân lập từ cây Dừa cạn (Vinca rosea) (biệt dược Velbe ®, Pháp) có tác dụng phòng chống ung thư
Nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là cơ sở quan trọng để sàng lọc và tìm ra thuốc mới Hướng nghiên cứu này đang rất được coi trọng ở các nước có nền y học tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các phân tử thuốc mới, cũng như trong nghiên cứu mối tương quan cấu trúc, hoạt tính đang ngày càng phát triển
Ở Việt Nam, một số thuốc đang được nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I, II, III như thuốc viêm lợi Dentonin, thuốc trị lỵ và thương hàn Geranin, thuốc hỗ trợ và điều trị ung thư Panacrin, thuốc điều hòa miễn dịch Angala v.v Nhiều thảo dược được sử dụng trong công nghiệp dược, thực phẩm chức năng để tạo nhiều sản phẩm khác nhau với mục đích hỗ trợ và điều trị bệnh: cây Kim tiền thảo là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc chữa sỏi thận, thuốc Crila được bào chế từ chiết xuất
ancaloit của cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L var crilae) có tác dụng
chữa bệnh u xơ tử cung, cây Thìa canh là nguyên liệu chính để sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường v.v
Trang 391.3.4.3 Giá trị kinh tế ngành dược liệu
Việt Nam sở hữu nhiều dược liệu quý, hiếm, đặc dụng; được đánh giá là quốc gia có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển cây dược liệu Tuy nhiên, sản xuất, thu hái dược liệu trong nước chỉ mới đáp ứng ở mức thấp, khoảng 20 - 25% nhu cầu sử dụng; số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), hằng năm, ngành dược liệu Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80 - 85% dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc
Ngành dược liệu đóng vai trò quan trọng nhất định trong nền kinh tế Việt Nam
đã xếp cây dược liệu vào vị trí cây công nghiệp cao cấp Sản xuất cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 10 lần lúa Nhiều cây dược liệu được lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp truyền thống, tăng giá trị kinh tế nông hộ: Đinh lăng được trồng ở Nam Định, giá trị thu được là 900 triệu/ha; Đương quy cho thu 500 - 900 triệu/ha, sinh địa thu 300 - 400 triệu/ha v.v Thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và phân phối ra thị trường nhằm phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững là việc cần thiết
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa
XI đã nêu rõ vai trò của sản xuất, chế biến dược liệu trong nền kinh tế quốc dân:
“Một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo ra các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”
1.3.5 Tình hình nghiên cứu, phát triển và sử dụng cây dược liệu tại Việt Nam
Với những tiềm năng về địa hình và khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn tài nguyên dược liệu đa dạng, phong phú, được xếp hạng thứ ba trên toàn thế giới Theo kết quả khảo sát của Viện Dược liệu, Việt Nam
có khoảng 5.117 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, trong đó có 206 loài cây thuốc còn khả năng khai thác, 144 loài cây thuốc quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Hoàng liên, Bách hợp, Hoàng tinh hoa đỏ, v.v
có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng trước thực trạng khai thác
Trang 40dược liệu tự nhiên một cách quá mức, gây cạn kiệt nguồn gen dược liệu quý Nhiều loài dược liệu bị khai thác theo kiểu tận thu, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, không có biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững, nên đã cạn kiệt nhanh chóng ở các tỉnh vùng cao như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai v.v Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú hoàn toàn bị phá bỏ Vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa, Lào Cai) vào những năm 1972 - 1973 đều là rừng rậm, có nhiều loài cây thuốc quý như Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Hoàng liên gai v.v., song đến năm 1985 đã bị phá gần hết để trồng ngô và các loại cây khác Cao nguyên An Khê thuộc Gia Lai và Bình Định trước kia vốn là trung tâm phân bổ lớn nhất Việt Nam của cây Vàng đắng, hiện đã nằm dưới lòng hồ chứa nước thủy điện Vĩnh Sơn Vùng phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc quý như Sâm Ngọc Linh, Thiên niên kiện, Cốt khí củ, Ba kích, Đẳng sâm, Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim v.v cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng và mất rừng Một số vùng trồng cây thuốc truyền thống đã biến mất v.v
Cây Vàng đắng vào những năm 1980 - 1990 còn khai thác được từ 1.000 - 2.500 tấn/năm, từ năm 1995 đến nay gần như không còn Các loại dược liệu như Ba
kích, Đẳng sâm, các loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum, Bình
vôi v.v vốn phân bố rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng hiện nay đã được đưa vào Sách đỏ và Danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam Từ một nước xuất khẩu dược liệu vào những thập niên 1960 - 1970, hiện Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nguyên dược liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc chữa bệnh tới 85%, thậm chí cả Đông y cũng phải mua dược liệu
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp dược trong cả nước đã đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc từ dược liệu Một số công trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm tiêu biểu như: nghiên cứu thuốc Eupolin chữa bỏng từ cây Cỏ lào
(Eupatorium odoratum) của Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác; nghiên cứu điều chế thuốc tiêm rotundin sulfat từ củ Bình vôi (Stephania spp.) của Học viện Quân y;
nghiên cứu sản xuất viên nang điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ Trinh nữ
hoàng cung (Crinum latifolium) của Công ty Dược liệu Trung ương II; nghiên cứu
và sản xuất thuốc Crila chữa bệnh u xơ tử cung cũng từ dược liệu này của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận; nghiên cứu sản xuất
Embin làm thuốc tẩy sán từ loài Chua ngút (Embelia scandens} và Ampelop từ Chè