1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học phần địa lí kinh tế chủ đề đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông cửu long

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Lưu Nhật Anh, Phạm Tiến Bách, Nguyễn Thế Hùng Anh, Trần Chí Bằng, Nguyễn Tú Anh, Trần Thị Vân Anh, Lê Thị Ngọc Ánh, Hồ Minh Ngọc Ánh, Nguyễn Ngọc Tuấn Anh, Nguyễn Thế Bảo, Lê Đức Cảnh
Người hướng dẫn Lê Phương Nam
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Địa lí kinh tế
Thể loại Học phần
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Tuy vậy, ĐBSCL cũng là vùng phải chịu tác động nặng nề của việc biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, sạt lở… Các hiện tượng biến đổi khí hậu này đã làm ảnh hưởng lớn đến s

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPTRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

GVHD : Lê Phương Nam

Trang 2

Danh sách nhóm và tỉ lệ tham gia

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1 : Mở đầu 4

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

2.3 Biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long 8

Phần 3: KẾT LUẬN 9

3.1.1 Cây ăn trái 9

3.1.2 Cây lúa gạo 10

3.2 Thủy sản 10

Tài liệu tham khảo 11

Trang 4

Phần 1 : Mở đầu

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm trong thế kỷ 21, BĐKH đã gây ảnh hưởng lớn tới toàn cầu qua các hiện tượng như nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, hiện tượng bão lũ, xâm nhập mặn, hạn hán… Trong đó là những tác động và hậu quả của BĐKH đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam BĐKH đặc biệt ảnh hưởng đến nông nghiệp vùng ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của nước ta, đóng góp khoảng 50% lượng lương thực, thực phẩm của cả nước Tuy vậy, ĐBSCL cũng là vùng phải chịu tác động nặng nề của việc biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, sạt lở… Các hiện tượng biến đổi khí hậu này đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL và được thể hiện qua các biểu hiện như : Mực nước biển dâng cao làm ngập lụt diện tích canh tác, Đất đai bị thoái hóa, suy thoái do nhiễm mặn sạt lở, Trong những năm gần đây ĐBSCL có hạn hán kéo dài làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới sản lượng lương thực

Là một vùng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ BĐKH, nhà nước đã ban hành một số dự án đầu tư cụ thể cho thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL như: Dự án “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2”: Dự án nhằm giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, trữ nước ngọt cho vùng ĐBSCL, Dự án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”: Dự án nhằm bảo vệ bờ biển, hạn chế xâm nhập mặn

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thích ứng của nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL Cụ thể nghiên cứu khảo sát: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp, Xác định những tồn tại, hạn chế tới sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, Đề xuất các giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL

Biến đổi khí hậu là một vấn đề bức thiết đối với ĐBSCL vì vậy việc phân tích và đánh giá, đồng thời đưa ra các giải pháp ứng nhằm ứng phó, hạn chế và thích nghi với BĐKH trong những năm tới là rất cần thiết Xuất phát từ ý nghĩa đó cũng chính là lý do hình thành lên đề tài “Đánh giá sự thích ứng của nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại vùng đông bằng sông Cửu Long”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu về thực trạng cũng như sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp vùng ĐBSCL trong những năm gần đây

Tìm hiểu sự thích nghi của người dân đối với biến đổi khí hậu

Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong việc thích ứng với BĐKH của người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đề xuất một số giải pháp cho người dân và chính phủ.

Phần 2 : Nội dung

2.1 Kết quả thực hiện

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp như là làm giảm diện tích đất canh tác,tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất, mất trắng, giảm chất lượng sản phẩm, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, => Gây khó khăn trong việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp Thiệt hại ra sao ?

+ Với kịch bản nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam sẽ có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long + Nước biển dâng cũng dẫn tới sự sụt giảm diện tích trồng lúa gạo, như mực nước biển dâng là 60cm có thể dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng lúa lên tới hơn 50% tại một số địa phương của Việt Nam, đe dọa an ninh lương thực của đất nước.

+ Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC và 2ºC thì thiệt hại trực tiếp đối với GDP của Việt Nam sẽ tương ứng là 4,5% và 6,7%

Đầu tư hết bao nhiêu?

Trang 6

+ Theo báo cáo của Cục Biến đổi khí hậu, trong giai đoạn 2011- 2020 đã huy động được tổng số khoảng hơn 13.000 tỷ đồng cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đã có 18 dự án do bộ/ngành chủ trì được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long với kinh phí hơn 3.476 tỷ đồng; có 37 dự án do địa phương chủ trì với tổng kinh phí thực hiện hơn 2.560 tỷ đồng.

+ Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu đã có 7/16 dự án được thực hiện với kinh phí được cấp hơn 2.301 tỷ đồng

+ Chương trình Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 -2020 hỗ trợ 1.500 tỷ đồng cho các địa phương ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển…

+ Bên cạnh đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các tổ chức như: Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Phát triển quốc tế Đức, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển quốc tế Ô-xtrây-li-a, hỗ trợ các dự án liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 764 triệu USD.

2.2 Thuận lợi và khó khăn

1 Thuận lợi

Nhà nước đã đầu tư cho các chương trình thích ứng biến đổi khí hậu bao gồm việc xây dựng hệ thống đập chống lũ, hệ thống tưới tiêu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Điều này giúp người nông dân có thể chuyển đổi sang các phương thức sản xuất có tính bền vững hơn, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các tổ chức như: Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hỗ trợ các dự án liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 764 triệu USD.

Trang 7

2 Khó khăn

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Một số khó khăn bao gồm:

- Tình trạng khô hạn và hạn hán ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng và nuôi trồng thủy sản

- Mưa lớn và lũ lụt kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng đến nông sản và động vật nuôi

- Sự tăng nhiệt độ và sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chu kỳ mùa vụ, gây ra sự khác biệt về thời gian và phương pháp trồng trọt Biến đổi khí hậu cũng đang gây ra nhiều khó khăn cho người lao động trên toàn thế giới, bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long:

- Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của người lao động: Nắng nóng, tăng nhiệt độ và các yếu tố khí hậu khác có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người lao động, bao gồm đau đầu, mệt mỏi, đau lưng, rối loạn tiêu hóa và đột quỵ

- Sự thay đổi của môi trường sống: Biến đổi khí hậu có thể gây ra sự thay đổi của môi trường sống, bao gồm mất mát đất đai, mất mát động vật và sự suy giảm của các nguồn tài nguyên tự nhiên, gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động Và việc ứng dụng công nghệ, đầu tư cho thích ứng biến đổi khí hậu vẫn gặp phải nhiều khó khăn

- Vốn đầu tư cho thích ứng biến đổi khí hậu vẫn chưa đủ Điều này khiến cho người nông dân khó có thể áp dụng các phương pháp sản xuất mới, chuyển đổi sang các loại cây trồng chịu hạn hán hoặc nuôi trồng thủy sản bền vững

- Công nghệ sản xuất chưa được phổ biến đến đại đa số người nông dân, đặc biệt là những nông dân có điều kiện kinh tế khó khăn Do đó, việc ứng dụng công nghệ mới để sản xuất nông nghiệp bền vững vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn

Trang 8

- Nhiều người nông dân vẫn chưa có nhận thức đúng về biến đổi khí hậu và thích ứng biến đổi khí hậu Điều này khiến cho họ chưa sẵn sàng chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất mới và tiếp cận với những công nghệ mới Cần phải có sự tư vấn và giáo dục người dân về những tác động của biến đổi khí hậu và cách thích ứng với nó

- Vấn đề chính sách cũng là một thách thức lớn Chính sách hỗ trợ cho người nông dân chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất mới, sử dụng công nghệ cao và thích ứng biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế Nên tăng cường hỗ trợ về kinh tế và chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp bền vững

2.3 Biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long

Thực hiện các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm giảm sụt lún, nhiễm mặn

Báo vệ và phát triển nguồn nước ở thượng lưu và vùng lân cận

Thúc đẩy hợp tác quốc tế để hỗ trợ ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH và phát triển sinh kế bền vững.

Hà Lan đàn có mqh hợp tác chặt chẽ với Việt Nam : xây dựng hệ thống thủy lợi dựa vào lũ hoặc hệ thống nước bị xâm nhập mặn

Thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp, ưu tiên giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao khả năng chống chịu mạnh mẽ

Giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long Tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô

Phòng chống cháy rừng, chăm sóc rừng, kiểm soát mặn Có kế hoạch quản lí, khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước

Cải tiến thêm những sản phẩm công nghệ, kĩ thuật nuôi trồng thủy sản nhằm phù hợp với giới hạn chịu mặn,nhiệt độ của cá và tôm (cá tra,tôm sú)

Trang 9

Đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi để phục vụ cho việc nuôi cá trong vùng nước ngọt bị nhiễm nước mặn

Hà Lan SNV với dự án VN - ADAPT nhằm bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học và hệ sinh thái - Xây dựng thêm nhiều mô hình kinh tế dưới tán rừng, moi hình tôm

Lúa ở bán đảo Cà Mau, mô hình chuyển đổi từ đọc canh cây lúa sang đa canh, xen canh nhằm tăng thu nhập cho vùn Đồng Tháp Mười :

Năm 2019 : Chính phủ Đức cùng BTN và MT đã có dự án “ Sáng kiến khí hậu quốc tế ( IKI ) kêu gọi nộp các đề xuất hỗ trợ Việt Nam

Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS), thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA)

Phần 3: KẾT LUẬN

Với những kết quả nghiên cứu trên cho thấy xu hướng sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu là:

3.1 Sản xuất cây trồng 3.1.1 Cây ăn trái

Về khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu, xu hướng dựa trên thực tế nhất chính là chuyển đổi canh tác và xen canh các giống hạn mặn giảm diện tích cây trồng khó thích nghi, kém hiệu quả để trồng những giống cây thích nghi và đem lại giá trị kinh tế cao.

Xu hướng phát triển cây ăn trái theo hướng bền vững.

Người dân tham gia vào hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác, doanh nghiệp cổ phần đó có thể thay đổi tư duy của người làm vườn, sau cũng họ sẽ được phổ biến và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu từ đó khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu mới tốt.

Trang 10

Về khía cạnh kinh tế để giải quyết bài toán trên ở nhiều địa phương đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng rải vụ Hơn thế nữa còn là mô hình hợp tác xã nông nghiệp, trong đây bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, biện pháp ứng phó hiệu quả.

3.1.2 Cây lúa gạo

Là một vựa lúa lớn nhất cả nước nhưng gần đây do biến đổi khí hậu thêm vào đó là giá gạo không ổn định, xuất khẩu khó khăn thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây có giá trị cao hơn trên đất canh tác lúa đang là một xu hướng của nông dân nơi đây.

Ngoài ra các địa phương cũng áp dụng nhiều mô hình nông nghiệp thuận thiên, nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị như: Mô hình “ Con tôm ôm cây lúa “ , chuyển độc canh lúa sang xen canh và đa canh, mô hình thức ứng hạn mặn

Tương lai tại đây sẽ hướng đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo ba vùng sinh thái: Vùng nước ngọt ở thượng nguồn, vùng mặn lợ ở ven biển, vùng chuyển tiếp ngọt lợ và có nguy cơ xâm nhập mặn

3.2 Thủy sản

Bên cạnh sản xuất cây trồng thủy sản cũng có một số xu hướng tích cực trước biến đổi khí hậu như: Nuôi thủy sản thành các khu tập trung, điều này làm cho việc xây dựng hệ thống kênh cấp, thoát nước hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng tạo động lực để thích nghi với các hiện tượng như xâm ngập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt.

Ngoài ra xu hướng xây dựng các mô hình sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái cũng rất phát triển Hiện nay nhiều tỉnh còn có phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển theo hướng công nghiệp (ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng)

Trang 11

Tài liệu tham khảo

1 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825456/viet-nam-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau no-luc-vi-muc-tieu-chung-cua-cong-dong-quoc-te.aspx

1.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet tin?dDocName=MOFUCM183108

về tác động của biến đổi khí hậu đối với sx nông nghiệp

3 Báo cáo tổ chức khí tượng thế giới (WMO) về biến đổi khí hậu và các yếu tố khí hậu đâng tác động lên ĐBSCL

4 moitruongdulich.vn

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w