DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phan Thị Nhiệm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Bộ NN PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VASEP Hiệp hội chế biến và xuất kh[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Vai trò của ngành Thủy sản
1 Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức:
Bảng 1.1: Kết quả đạt được của ngành Thủy sản thờ kì 1991 - 2000
CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện
Tổng sản lượng thuỷ sản
- Sản lượng khai thác hải sản
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400
(Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản )
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá
Bảng 1.2: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản )
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4% Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD Hơn thế nữa, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm sau đều cao hơn năm trước So với năm 2006, năm 2007 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc ở cả ba nhóm ngành: ngành nông nghiệp đã tưng 2,34%; ngành lâm nghiệp tăng 1,1%; ngành thủy sản cao nhất đạt 10,38%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đóng góp tích cực vào quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong 10 thành viên của “ câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên” thì nông, lâm, thủy sản đã đóng góp 5 thành viên trong đó thủy sản là ngành có đóng góp đứng thứ 4 sau dầu thô, dệt may và giày dép.
Hình1.1: Câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên năm 2007
( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và
Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và10% (giai đoạn 1996 - 2003) Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; nuôi đặc sản được mở rộng Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
2 Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn Những nước công nghiệp phát triển như
Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
3 Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội.
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người) Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm
1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm) Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.
Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay
Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 nghình tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2% Riêng các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á năm
2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp là khu vựcChâu Âu và Nga chiếm 13%, Caribee và Nam Mỹ chiếm 12%, các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới.Trong các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo Có thể thấy được rằng nhu cầu thủy sản thế giới là rất lớn trong khi nguồn cung khai thác ngày càng giảm dần.Nuôi trồng thủy sản đang trở nên quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người Các sản phẩm chế biến từ các loài cá da trơn đặc biệt là cá tra của Việt Nam đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của thế giới.
Bảng 1.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến năm 2010
TT Các chỉ tiêu Châu
Nam Mỹ Châu Á Châu Âu và Nga Châu Đại
4 Mức tiêu thụ đầu người (kg) 8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8
( Nguồn: trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center))
Cũng theo trung tâm Thủy sản Thế giới, xu hướng và nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới từ nay cho đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh Riêng sản phẩm cá tra, cá ba sa đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển , nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định.
Các nhà máy chế biến thủy sản tại Châu Âu rất cần nguồn nguyên liệu cá tra, cá ba sa để chế biến và cung cấp cho các thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nhu cầu tiêu dùng thủy sản đặc biệt là cá da trơn là do tình hình kinh tế – chính trị trên Thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều biến động đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng Xu hướng ẩm thực trên Thế giới đang có sự dịch chuyển từ thịt sang cá do yếu tố sức khỏe: ăn nhiều thức ăn chứa chất béo sẽ khiến cơ thể mắc các chứng bệnh như béo phì, xơ vỡ động mạch là những căn bệnh rất phổ biến ngày nay đặc biệt là ở các nước phương Tây; trong khi đó, các động vật thủy, hải sản không chứa cholestron nên rất an toàn cho cơ thể con người nên rất được ưa chuộng Tuy nhiên, lượng cá đánh bắt tự nhiên trên biển không thể tăng thêm do yếu tố môi trường, sinh thái Cả thế giới đều phải dựa vào cá nuôi.
Thêm vào đó, Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã kéo theo một loạt hiệu ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác trên thế giới Những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản thể hiện khá rõ nhưng biến động về nhập khẩu trong đó có nhập khẩu thực phẩm Một số khảo sát mới đây ở
Mỹ cho thấy có đến 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn, việc đi ăn nhà hàng giảm tới 25%, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Cá da trơn là loại mặt hàng được người tiêu dùng khá ưa chuộng bởi nó có giá thành rất rẻ, dễ chế biến và đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khỏe
Tuy nhiên, người tiêu dùng đặc biệt là đối với các nước nhập khẩu cá da trơn, các thông số của con cá da trơn như: nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, dư lượng kháng sinh trong thịt cá bắt buộc phải tuân theo quy định cực kỳ nghiêm ngặt nhằm trành tổn hại cho người tiêu dùng.
Từ những xu hướng tiêu dùng trên, nhiều quốc gia đã chọn cá da trơn làm đối tượng quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản và không chỉ tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Ở Việt Nam, cá da trơn- tiêu biểu là cá tra, cá ba sa- đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng Xu hướng nuôi cá da trơn trên thế giới hiện nay là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển nghề nuôi bền vững Việt Nam cũng đang đi vào xu hướng đó Các nước trên thế giới khi mua sản phẩm đều muốn biết rõ nguồn gốc, quá trình nuôi, nuôi trong điều kiện thế nào,vùng nuôi có làm ô nhiễm môi trường không Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới, chúng ta phải phát triển những mô hình nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1 Khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững như:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino). Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
- Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau (Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu- Những vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội 3/1993, trang 17,18).
Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
- Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
Tăng trưởng cao ổn định
Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “ Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.
Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc gia Giữa các nhóm có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngoài mục tiêu an ninh quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững có thể được mô tả như sau:
Hình 1.2: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1 Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km² Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và Thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng Đây cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng Đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa Nhờ hệ thực vật phát triển khá đa dạng nên hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất phông phú gồm: 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại
Sông Mê Kông đã đem lại rất nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nơi này rất thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được: dòng sông rất lớn, chảy quanh năm luôn đảm bảo nguồn nước sạch; đoạn sông qua Việt Nam là phần hạ du với 9 cửa toả rộng ra biển (được gọi là sông Cửu Long) nên lưu tốc điều hoà. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Thêm vào đó tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá cùng với nhiều loại hải sản quý.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng cá tra, cá ba sa nói riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thuận lợi và cũng là điểm mạnh của nước ta mà không phải nước nào trên thế giới cũng có được.
2 Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có số dân số đông thứ hai trong 8 vùng, chiếm 21% dân số Việt Nam Năm 2000, là 16,386 triệu người, năm 2004 là 17,1 triệu người, tốc độ tăng bình quân 2001 - 2004 là 1,08% và là nơi cung cấp lao động công nghiệp cho các tỉnh ở Đồng Nai, Bình Dương và
Tp Hồ Chí Minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước lại nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapo, Malayxia, Philippin, Inđônêxia ) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế.
Trong 5 năm qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; các mặt văn hoá xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
GDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long thống kê năm 2006 đạt102.608,6 tỷ đồng, bằng 24,14% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao là 10,8% so với 7,6% của cả nước.Về cơ câu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng GPD khu vực I (nông nghiệp- lâm nghiệp-thủy sản) và tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế II và III Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng,thương mại-dịch vụ Tuy có sự chuyển dịch này, khu vực nông-lâm-thủy sản vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2006 khá tốt ( bình quân 6,9%) và đạt 44.809 tỷ đồng, chiếm 43,64% tỷ trọng GDP và vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê năm 2006).
Thêm vào đó, nhiều chỉ tiêu về lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội đã thực hiện có kết quả như giảm từ 27,03% số hộ nghèo năm 2001 xuống còn 11,02% năm 2005; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 22%, số hộ nông thôn được cung cấp điện đạt 89,7%, tạo việc làm mới cho hơn 1,4 triệu lao động; đời sống người dân được cải thiện Tuy nhiên giáo dục, y tế vẫn còn lạc hậu và chưa đạt chỉ tiêu quốc gia đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, nơi thường có hộ nuôi cá tra, cá ba sa.
Nhìn chung, vùng Đông bằng sông Cửu Long có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba sa Với nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế ( từ Nông nghiệp sang Thủy sản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng của ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
1 Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Việc nuôi cá tra và cá ba sa ở ta đã có từ những năm 1950 ở Đồng bằng sông Cửu Long với mục đích ban đầu chỉ để cung cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn hàng ngày Giống cá chủ yếu do người dân tự bắt ngoài tự nhiên về, nuôi trong các ao hồ nhỏ và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có.Khoảng hơn 10 năm trở lại đây tình hình nuôi đã có những bước phát triển rất nhanh Trong đó, cá tra chiếm chủ yếu còn cá ba sa chỉ chiếm khoảng10% do sản xuất giống khó khăn và chỉ nuôi được cá bè trên sông Chỉ trong hơn 10 năm, sản lượng cá tra đã tăng hàng trăm lần Con cá tra từ chỗ chỉ có mặt trên mâm cơm của những gia đình nghèo ở Đồng bằng sôngCửu Long nay đã có mặt ở mọi hang cùng ngõ hẻm trên khắp thế giới
Nghề nuôi cá hàng hoá bắt đầu ở An Giang và Tiền Giang do sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Mỹ bởi nhu cầu của một bộ phận kiều bào Tháng 5 năm 1995, các nhà khoa học Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ tạo giống nhân tạo cho cá tra và basa Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá tại An Giang và Đồng Tháp Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh nghiệm của ngư dân trên Hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, nhanh chóng trở thành hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa.
Sản lượng Ngành nuôi cá tra hàng hoá bắt đầu phát triển từ đó, cá nuôi năm 1997 đạt sản lượng 23 nghìn tấn, chủ yếu là nuôi cá bè Năm 2001 đượcđã phát triển nuôi rộng ra Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ đạt sản lượng hơn 100 nghìn tấn Do định mức chế biến cá nuôi bè thấp, giá thu mua bị hạ nên được chuyển sang nuôi trong ao Cá ba sa chỉ nuôi được ở bè, giá thành cao nên gần như bị loại khỏi trên thị trường xuất khẩu do giá thành nuôi cao, lợi nhuận thấp.
Năm 2002 Hiệp hội cá nheo của Mỹ đã kiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam về thương hiệu sản phẩm khi cá tra mới chỉ chiếm khoảng 2% thị phần ở đây và bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế cao dẫn đến sản phẩm cá tra gần như mất thị trường Mỹ Theo đó, nuôi cá nguyên liệu không bán được đã gây thiệt hại lớn cho người sản xuất Các doanh nghiệp đã phải chuyển hướng tìm thị trường mới.
Bảng2.1: Sản lượng nuôi cá tra lồng bè giai đoạn 1997-2005 (ĐV: Tấn)
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 2005-
6/2006)Bảng2.2: Diện tích nuôi cá tra giai đoạn 1997-2005 (ĐV: ha)
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 1997 -
Sau vụ kiện, mặc dù bị thua thiệt nhưng có nhiều nước trên thế giới quan tâm theo dõi diễn biến và biết đến cá tra như một sản phẩm đặc hữu của Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho phát triển thị trường Sản phẩm cá tra Việt Nam đã đăng ký thương hiệu mới là Pangasius được chào hàng và tiêu thụ ngày càng nhiều ở các thị trường lớn như EU, Đông Âu, khối
ASEAN Nhu cầu thị trường lại tăng mạnh, giá cá nguyên liệu tăng lên cao đã thu hút đầu tư vào nuôi Năm 2004 có tới 11 tỉnh vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nuôi cá tra đạt sản lượng hơn 270 nghìn tấn. Đến năm 2005 nuôi cá tra đã có ở cả 13 tỉnh trong vùng, song tập trung nhiều nhất ở các 8 tỉnh trọng điểm là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh Diện tích nuôi năm 2007 hơn 5000 ha đạt sản lượng trên 1 triệu tấn; trong 6 tháng đầu năm 2008 diện tích nuôi là 5.500 ha, sản lượng hơn 1,1 triệu tấn
Bảng2.3: Nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007
TT Tỉnh Diện tích nuôi (ha) Sản lượng cá tra (tấn)
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 2007) Ðầu năm 2008, diện tích nuôi trồng đạt gần 195 héc ta, sản lượng hơn 40.000 tấn Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, giá cá tra biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi, thêm vào đó là việc người dân ồ ạt nuôi cá tra, cá ba đã dẫn tới thừa nguyên liệu không tiêu thụ được đồng thời chi phí nuôi, lãi suất ngân hàng cao làm nhiều hộ nuôi bị lỗ, phá sản Giá xuất khẩu giảm, năm 2007 giá XK cá tra phi lê trung bình 2,5USD/kg, đến giữa năm
2008 giá giảm thấp nhất còn 1.75USD/kg Nhiều cơ sở không tiếp tục nuôi lại có nguy cơ thiếu nguyên liệu cho thời gian sau và không duy trì nguồn hàng sẽ mất thị trường đã có Sản xuất lúc tăng, lúc giảm không bền vững.Sau cơn khủng hoảng thừa năm 2008, dự báo diện tích nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 giảm ít nhất 35% kéo theo sản lượng sẽ giảm mạnh, các nhà máy chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu “Cơn khủng hoảng cá tra ” năm 2008 là nốt trầm trong ngành nuôi cá Việt Nam Mối tương quan giữa sản lượng và giá sản phẩm xuất khẩu theo tỷ lệ nghịch Sản lượng càng tăng thì giá càng giảm Hiện nay các yếu tố đầu vào của sản xuất đều tăng, nhưng cá nguyên liệu xuống dưới 15.000 đ/kg làm cho người nuôi cá đang bị thua lỗ nặng. Đầu năm 2009, thị trường cá tra vào Mỹ mở rộng thêm cho một số doanh nghiệp Việt Nam, thị trường Nga - vốn được đánh giá nhiều tiềm năng, cũng vừa khai thông trở lại Nhưng những niềm vui này không khỏa lấp một thực tế đáng buồn là thiếu nguyên liệu cá trầm trọng do “Cơn khủng hoảng thừa” năm 2008 đã khiến nhiều nông dân nuôi cá phải phá sản, những hộ nuôi còn trụ được thì đồng loạt “treo ao”, “bỏ hầm” hoặc cho
“thuê ao” Theo kế hoạch năm nay, Tiền Giang sẽ nuôi 180 héc ta cá tra, nhưng đến thời điểm này, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, số diện tích thả nuôi chỉ gần 120 héc ta, chủ yếu ở hai huyện Cái Bè và Cai Lậy Diện tích nông dân “treo ao” hơn 34 héc ta, bằng 30% tổng diện tích thả nuôi Sở này cho biết mục tiêu 180 héc ta năm nay khó có thể thực hiện được mà nguyên nhân chính vẫn là nông dân thiếu vốn đầu tư và không yên tâm ở đầu ra của con cá tra Qua khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang thì ngoài 30% diện tích ao bỏ trống, trong số diện tích thả nuôi hiện nay, chỉ một số ít hộ nông dân ký được hợp đồng với doanh nghiệp mới dám đổ vốn vào nuôi, còn lại đa phần là nông dân cho thuê ao với giá từ 50 - 100 triệu đồng/héc ta, hoặc hợp tác với đối tác thuê ao và làm thuê trên chính ao nuôi của mình để hưởng tỷ lệ theo thỏa thuận
Theo Hiệp hội Thủy sản một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì từ đầu năm 2009, có khoảng 40% diện tích ao nuôi trong 6.000 héc ta ao cá tra tại vùng đã bị “treo” Năm 2008 toàn vùng có khoảng 25% số hộ nuôi cá tra bị phá sản, 30% số hộ nuôi bị mất vốn tự có, 40% số hộ không trả nổi nợ ngân hàng mà ai cũng biết lý do là người nuôi bị thua lỗ nặng bởi thừa cá, giá giảm
Một xu hướng đang hình thành mà có lẽ đó là xu hướng tất yếu, bền vững hiện nay là các doanh nghiệp tiến dần tới tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất Điển hình như công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá (Đồng
Tháp) đã tự chủ hầu như toàn bộ nguồn nguyên liệu với sản lượng tự nuôi
30 ngàn tấn/năm; hay như công ty Gò Đàng (Tiền Giang) đã tự chủ được 40% nguồn nguyên liệu và đang nỗ lực tăng dần tỉ lệ đó Theo xu hướng đó, các doanh nghiệp đang tự chủ gần 50% lượng nguyên liệu cá tra và các doanh nghiệp sẽ tự chủ cơ bản nguồn nguyên liệu Một số doanh nghiệp cũng đang tiến hành trang bị nhà máy thức ăn thủy sản ( thức ăn chiếm gần 80% giá thành con cá tra) cho riêng mình Hiện nay các công ty cung cấp thức ăn thủy sản phần nhiều là của nước ngoài Việc phát triển nóng nghề nuôi cá tra đã làm cho thức ăn luôn trong tình trạng khan hiếm, các nhà cung cấp đã tận dụng cơ hội thu "siêu lợi nhuận", kể cả việc chủ động giảm chất lượng thức ăn (hạ độ đạm) mà giá bán vẫn cứ tăng
Khả năng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn tới hàng chục nghìn hecta Tất cả các dải đất ven bờ sông Tiền, sông Hậu và các sông nhánh đều có thể tạo thành vùng nuôi cá tra Lợi thế tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long giúp cho sản xuất cá nguyên liệu giá thành thấp, sản xuất được số lượng lớn, có thể đánh bại các đối thủ cùng ngành hàng trên Thế giới Tuy nhiên việc mở rộng diện tích nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ Thực tiễn cho thấy, với thị trường như hiện nay sản lượng chỉ duy trì ở mức hiệu quả từ 1,2 - 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu, tương đương với diện tích 8.000 ha nuôi 1 lứa/năm hoặc 4000 - 5000 ha nuôi 2 lứa/năm
2 Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay.
2.1 Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay
1 Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Hiếm có ngành hàng nào ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khủng khiếp như cá tra, cá ba sa Con cá tra, cá ba sa đã giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp ăn nên làm ra, giúp ngành thuỷ sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển "nóng" Số lượng nhà máy chế biến cá tra tăng nhanh theo sự phát triển thị trường Việc xuất khẩu cá tra có lãi nên đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến
Số lượng nhà máy chế biến cá da trơn tăng nhanh theo sự phát triển thị trường Năm 2005 tổng số cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh là 296 doanh nghiệp với công suất 3.250 tấn/ngày, trong đó có 36 nhà máy tham gia chế biến cá tra với công suất 274.000 tấn nguyên liệu/năm Việc xuất khẩu cá tra, cá ba sa có lãi nên đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến Đến năm 2008 đã có tới 85 nhà máy tham gia chế biến cá tra, cá ba sa với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 1 triệu tấn cá nguyên liệu/năm Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay trình độ công nghệ đã ngang tầm với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới Công tác Quản lý chất lượng đang được các doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc Số doanh nghiệp được xuất khẩu vào EU là 171 cơ sở, hầu hết các đơn vị đã áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ, có 295 đơn vị đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc Một số doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống SQF
2000 CM , ISO 14000 và bước đầu áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thông qua việc tự doanh nghiệp tổ chức nuôi cá nguyên liệu hoặc ký kết hợp đồng Nhiều thiết bị kiểm kháng sinh cấm cũng được doanh nghiệp nhập về để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cá tra được chế biến theo 4 nhóm chính với gần 70 mặt hàng chế biến giá trị gia tăng Sản lượng chế biến chủ yếu là thịt cá phille cấp đông, ngoài ra là các loại sơ chế, sản phẩm khô và sản phẩm ăn liền.Các doanh nghiệp đang đa dạng cá mặt hàng chế biến như chả cá, fillet tẩm bột, cá cắt khoanh muối sả, cắt khúc, sandwich;, cà chua nhồi, tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, fillet cuộn nhồi tôm;, … Ngoài dạng chế biến sẵn còn có các mặt hàng khô như bong bóng cá tra, ba sa sấy khô; khô cá tra, ba sa chiên phồng
Hình 2.1: Sản lượng chế biến cá tra, cá ba sa đông lạnh qua các năm Định mức chế biến 1kg cá fillet thương phẩm trung bình sử dụng 2,8 kg nguyên liệu Do đó còn đồng thời phải xử lý gần 2kg phụ phẩm (đầu, xương, mỡ, vụn cá) được chế biến thành 2 dạng chính là mỡ cá và bột cá. Sản phẩm mỡ cá có chất lượng tương đương với chất lượng dầu cọ Malaisia và đang được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong và ngoài nước Sản phẩm bột cá được sản xuất từ đầu, xương cá đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.
Theo một thống kê mới nhất, hiện cả nước có hơn 150 doanh nghiệp tham gia chế biến và kinh doanh cá tra nhưng đa phần có quy mô nhỏ. VASEP cho biết, 10 doanh nghiệp hàng đầu chiếm tới 56% sản lượng xuất khẩu cá tra và 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm tới 72%, đã phần nào nói lên quy mô nhỏ của các doanh nghiệp kinh doanh cá tra, cá ba sa hiện nay.
Sa ûn lư ợn g (ta án)
Bảng 2.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa đông lạnh năm 2000 theo doanh nghiệp chế biến
(Nguồn: Agifish, “Bản cáo bạch”, 2002.)
Sau “ cơ khủng hoảng thừa” năm 2008, sản lượng cá tra nguyên liệu đưa vào chế biến đạt 1,65 triệu tấn cho ra 657.000 tấn sản phẩm xuất khẩu thu về 1,48 tỉ đô la Mỹ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo năm nay xuất khẩu cá tra chỉ còn khoảng 1 tỉ đô la Mỹ Khả năng nguy cơ thiếu nguyên liệu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2009 rất cao khi có gần 50% diện tích ao nuôi chưa thả nuôi Thiếu cá là lý do đẩy các nhà máy chế biến cá tra thừa công suất trầm trọng Theo thống kê mới nhất có khả năng có tới 100 nhà máy thừa công suất, trong khi công suất chế biến của các nhà máy ở vùng này hiện đạt 1,5 triệu tấn sản phẩm mỗi năm thì nửa đầu năm nay chỉ dùng có 1/3
Hiện tại, theo thống kê của ngành nông nghiệp một số tỉnh, nhiều nhà máy tại Cần Thơ chỉ hoạt động 50-70% công suất thiết kế An Giang, địa phương nuôi cá tra lớn của Việt Nam thì hầu hết các nhà máy hoạt động cầm chừng, do thiếu nguyên liệu và phải cho công nhân nghỉ làm việc không thời hạn vì không có việc làm Tỉnh này chiếm khoảng 35% sản lượng cá nuôi toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng có 60% số ao bị
"treo" trong vụ nuôi mới.
Công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu mỗi năm mang lại cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ nhưng nội tại của quy trình từ ao nuôi tới nhà máy hết khủng hoảng thừa như năm ngoái tới khủng hoảng thiếu hiện nay, dù tín hiệu thị trường khả quan so với nhiều ngành hàng khác Điệp khúc này này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm nay, mấu chốt của vấn đề là mối liên kết giữa người nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi với doanh nghiệp chế biến, năng lực chế biến chưa chặt chẽ Một xu hướng đang hình thành hiện nay và có lẽ đó là xu hướng tất yếu, bền vững: các doanh nghiệp đang tiến dần tới tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tiêu biểu như công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) đã tự chủ hầu như toàn bộ nguồn nguyên liệu với sản lượng tự nuôi 30 ngàn tấn/năm; hay như công ty Gò Đàng (Tiền Giang)
- cho biết doanh nghiệp đã tự chủ được 40% nguồn nguyên liệu và đang nỗ lực tăng dần tỉ lệ đó Các doanh nghiệp đang tiến đến tự chủ gần 50% lượng nguyên liệu cá tra và trong thời gian không xa, các doanh nghiệp sẽ tự chủ cơ bản nguồn nguyên liệu, khi ấy mâu thuẫn muôn thuở giữa người nuôi với doanh nghiệp, giữa cung và cầu sẽ không còn gay gắt như hiện nay Một số doanh nghiệp cũng đang tiến hành trang bị nhà máy thức ăn thủy sản (thức ăn chiếm gần 80% giá thành con cá tra) cho riêng mình. Hiện các công ty cung cấp thức ăn thủy sản phần nhiều là của nước ngoài. Việc phát triển nóng nghề nuôi cá tra đã làm cho thức ăn luôn trong tình trạng khan hiếm, các nhà cung cấp đã tận dụng cơ hội thu "siêu lợi nhuận", kể cả việc chủ động giảm chất lượng thức ăn ( hạ độ đạm) mà giá bán vẫn cứ tăng.
Nhìn chung, việc chế biến cá da trơn hiện nay tuy phát triển khá mạnh song vẫn vấp phải nhiều khó khăn, nền sản xuất còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa người nuôi và nhà máy chế biến Do đó, đưa chế biến cá da trơn vào quy hoạch để có đường lối phát triển đúng hướng là điều cần thiết.
2 Tác động của việc chế biến cá da trơn tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay.
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày và tính đến năm
2006, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của vùng Đông bằng sông Cửu Long đã tạo việc làm cho khoảng 116.000 lao động địa phương Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
Xuất phát từ tính bất hợp lý trong không gian Vấn đề phát triển các cơ sở chế biến thuỷ sản không theo quy định hoặc có nhưng lại thiếu yếu tố môi trường là một hiện tượng phổ biến trong ngành - những thiếu sót này vừa làm chậm quá trình phát triển của ngành vừa làm hao tốn nhân lực
Có tới 50% số nhà máy khi xây dựng không có yếu tố môi trường, bố trí đặt không đúng vị trí nên phải di dời hoặc không hoạt động được Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2002“ thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn (đầu, xương, da, vây, vẩy ) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, đặc điểm của chất loại chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng 270c và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như dân cư sống ở vùng phụ cận.
Tình hình tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 44 V- Những đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều năm qua, sản phẩm cá tra, cá ba sa vẫn là con cá “vua” - mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước: trong 10 năm qua, mặt hàng cá tra tăng 50 lần về sản lượng và 65 lần về giá trị xuất khẩu, chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước Cá tra có mặt gần như trên toàn thế giới Đây là môt lợi thế, sản phẩm đặc thù của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, sản phẩm cá tra tiêu thụ nội địa rất ít, ước chỉ khoảng dưới10% trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp Một số công ty ở AnGiang, Đồng Tháp như Agifish, Afiex, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, đã quan tâm đến thị trường nội địa với hàng chục sản phẩm mới liên tục được giới thiệu với người tiêu dùng Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ có mặt ở các siêu thị phục vụ cho người có thu nhập cao, trong khi đại đa số người tiêu dùng mức thu nhập còn thấp còn hạn chế, sự lựa chọn sản phẩm ở dạng ướp đông nguyên con hoặc sơ chế có giá thấp Hiện nay các loài cá đồng ở chợ phía Bắc có giá khá cao như cá chép, cá trắm cỏ tới 40.000đ/kg, cá rô phi 25.000đ/kg, cá trôi Ấn độ 30.000 đ/kg Nếu cá tra được đưa ra phía Bắc ở dạng ướp đông nguyên con với giá trên 20.000đ/kg sẽ tiêu thụ tốt, có thể góp phần vào bình ổn giá thực phẩm do dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc, giúp cho kiềm chế lạm phát, đồng thời giải quyết được một phần lượng cá nguyên liệu đang dư thừa.
Sản phẩm cá tra Việt Nam năm 2007 được tiêu thụ ở trên 5085 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng hơn 320 nghìn tấn thành phẩm tương đương với gần 900 ngàn tấn cá nguyên liệu Đến tháng 8 năm 2008 sản phẩm cá tra đã xuất khẩu sang 108 nước, đạt giá trị 901 triệu USD Thị trường còn có thể mở rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp năng động trong xúc tiến thương mại và hoạt động thương vụ tại các nước tích cực
Xuất khẩu cá tra liên tục tăng, đặc biệt là từ năm 2002 tăng trưởng trung bình đạt 68% về sản lượng và 54% về giá trị Năm 1999 xuất khẩu mới đạt 8,59 triệu USD năm 2005 đã tăng trên 328 triệu USD, năm 2006 đạt hơn 600 triệu USD, năm 2007 đạt 1 tỷ USD.Theo Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN&PTNT), chưa hết năm 2008 nhưng lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam đã vượt kế hoạch, đạt trên 550.000 tấn, đạt kim ngạch hơn 1,2 tỉ USD, chiếm đến 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Bảng 2.8: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch năm 2006
Mặt hàng Số lượng (Tấn) Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm hùm, tôm mũ ni 13 412769
(Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản )
Bảng 2.9: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 8 năm
Mặt hàng Số lượng (Tấn) Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm hùm, tôm mũ ni 12.2 187397
(Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản )
Tính đến 25-12, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cả năm 2007 đã vượt kế hoạch 3,7 tỉ đô la Mỹ, đạt 3,8 tỉ đô la và tăng 500 triệu Đôla so với năm 2006 Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 đạt 3,95 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8 tỉ đô la Mỹ với 3 thị trường chính là EU chiếm 24,4%, Nhật và Mỹ ngang nhau với 19,4%, còn lại là các thị trường khác cho biết nét nổi bật của xuất khẩu thuỷ sản trong năm nay là cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Tuy Tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng tỷ trọng đã giảm, còn 39,4% trong khi các năm trước dao động 45-50%; cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh thì lại tăng vọt, từ 20% trong năm ngoái nay lên 26,2% với kim ngạch 1 tỉ đô la Mỹ.
Bảng 2.10: Thị phần xuất khẩu theo giá trị của cá da trơn Việt Nam trong 2 năm 2000 và 2005
Một số thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa quan trọng của nước ta:
Hình 2.2 : Các thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam tới tháng 1-4/2006
Mỹ vừa là nước sản xuất-xuất khẩu vừa là nước nhập khẩu thuỷ sản, trong đó có cá tra Tổng khối lượng nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ năm 2000 đạt 1.825.936 tấn, tăng lên 2.483.798 tấn năm 2002, trong khi đó khối lượng xuất khẩu năm 2000 là 1.379.152 tấn, năm 2002 là 1.292.636 tấn và tiếp tục giảm dần còn 1.256.749 tấn năm 2003 Do đó Mỹ vẫn là nước nhập siêu về thuỷ sản Đối với cá da trơn nói chung trong đó có cá tra nhu cầu tại
Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên, tuy nhiên, các nước xuất khẩu loại cá này vào Mỹ sẽ tiếp tục gặp phải những trở ngại lớn bởi Chính phủ Mỹ bảo hộ nuôi thuỷ sản trong nước.
Hình 2.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ qua các năm
Năm Giá trị USD Tốc độ (%)
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu trên mạng của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa
Châu Âu là thị trường tiêu thụ cá da trơn với số lượng lớn, đặc biệt là các nước EU Trong khối EU, Ba Lan, Tây Ban Nha và Hà Lan là ba nước nhập khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam Các sản phẩm cá tra, ba sa bán tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ chính của các nước này chủ yếu là dạng philê, với số lượng ngày càng tăng Theo đánh giá của các chuyn gia ngành thủy sản, mức tăng trưởng nhảy vọt của các thị trường trên cho thấy một xu hướng mới trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm của xuất khẩu thuỷ sản ViệtNam sang thị trường EU là 61% về khối lượng và 73% về giá trị Sau vụ kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ đã khiến các doanh nghiệp chuyển hướng vào thị trường châu Âu Ðây là một trong những nguyên nhân tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU Ngoài ra EU mở rộng lên
25 nước thành viên đã nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm
2004 đạt 231,5 triệu USD, tăng khoảng 88% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 10%
* Thị trường Nga và Ucraina
Nhu cầu thực phẩm chất lượng cao ở các nước Đông Âu hiện nay tăng khá nhanh, đặc biệt là thị trường Nga, Ba Lan và Ucraina Trong ba năm qua, Nga luôn là nước tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam Trong 4 tháng đầu năm 2006, Nga đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra, basa Việt Nam, với lượng xuất khẩu cá ba sa, cá tra tăng vọt lên 16.000 tấn so với 500 tấn của cùng kỳ năm 2005 Nga và EU chiếm gần 2/3 tổng lượng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam về cả khối lượng và giá trị Năm 2005 Ucraina đã nhập khẩu 600.000 tấn cá và cá fillet và 35.500 tấn thuỷ sản khác đạt mức tăng trưởng nhập khẩu là 114% Ba Lan lại là nước Đông Âu trong khối EU tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2006 đạt 10.000 tấn Cơ hội thâm nhập thị trường Đông Âu của các nhà xuất khẩu thuỷ sản sẽ còn tiếp tục tăng lên do kinh tế của khu vực này sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới.liên tục tăng, đặc biệt là từ năm 2002 tăng trưởng trung bình đạt 68% về sản lượng và 54% về giá trị Năm 1999 xuất khẩu mới đạt 8,59 triệu USD năm 2005 đã tăng trên 328 triệu USD, năm 2006 đạt hơn 600 triệu USD, năm 2007 đạt 1 tỷ USD Nếu xét về thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá tra, basa, Nga dẫn đầu với 155,6 triệuUSD, tăng 188% so với cùng kỳ, Ucraina đứng thứ 2 với 104,7 triệu USD,tăng 255% Ngoài ra, Ai cập cũng đang là thị trường hứa hẹn đối với mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam XK cá tra, basa sang nước này tăng gần250% đạt 36,5 triệu USD
Từ năm 2006 đến nay sản phẩm cá tra được các nước Đông Âu tiêu thụ mạnh, nhất là thị trường Ucraina và Nga do giá thấp, chất lượng phù hợp với thị hiếu, trong đó cá thịt vàng, nhiều mỡ được chấp nhận Năm
2008, riêng cá tra xuất khẩu sang Nga của nước ta đã đạt 200 triệu USD. Riêng đối với thị trường Nga, trong năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Nga tăng trưởng 112% về lượng và 78% về kim ngạch so với năm 2007 Tuy nhiên, vào ngày 20/12/2008 Nga đã cấm tòan bộ các mặt hàng chế biến từ cá tra không được xuất khẩu vào thị trường Nga, vì một số tiêu chuẩn kỹ thuật như sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu, khiến việc xuất khẩu cá tra sẽ càng khó khăn Ngày 17/3/2008, sau gần 3 tháng kể từ đợt Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam từ ngày 20/12/2008 Ban điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga đã có mặt tại Nga để ký các hợp đồng chính thức về tái xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga Theo đó, có 30 doanh nghiệp đã có tên trong danh sách được tái xuất khẩu thủy sản sang Nga, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, còn lại là các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khô và chả cá Ngoài ra, trong đợt này còn có thêm 2 doanh nghiệp lần đầu tiên được xuất khẩu mặt hàng tôm sang Nga
Năm 2008, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 640.000 tấn sản phẩm cá tra, kim ngạch gần 1,5 tỷ USD; tăng gần hơn 48% so với năm 2007 Thế nhưng mặt hàng này vẫn chưa được công nhận là sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia, nên chưa được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước
Khủng hoảng kinh tế đã lan ra phạm vi toàn Thế giới, việc lựa chọn và tiêu dùng các loại thực phẩm rẻ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đang là xu hướng tất yếu của người dân Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn song đây lại là cơ hội cho những người nuôi cá da trơn của Việt Nam Điển hình như tạiAnh, loại cá tra của Việt Nam đang chiếm ưu thế trên thị trường khi người dân nước này phải chuyển sang các loại thực phẩm rẻ tiền hơn mà vẫn bảo đảm chất lượng nhằm chống đỡ với cuộc khủng hoảng tín dụng Trong vòng 6 tháng qua, sức tiêu thụ loại cá này đã tăng đột biến 60%, khiến nó trở thành mặt hàng cá tiêu thụ mạnh nhất tại Anh và là "đối thủ" chính của hàng loạt loại cá được ưa thích tại đảo quốc "xứ sương mù" Hiện tại, cá tra của Việt Nam có sức tiêu thụ gấp 3 lần cá bơn và cá mú, gấp 2 lần so với cá bơn sao, mặc dù không hề được tiếp thị hay quảng cáo loại cá này So với các loại cá trắng như cá bơn sao, cá bơn và cá mú, loại cá tra của Việt Nam có giá trị rất lớn bởi giá cả chỉ bằng một nửa - giá trung bình hiện nay tại Anh là 2 bảng Anh (50.000 VNĐ)/300 gam - song chất lượng không hề thua kém và "Cá tra Việt Nam đã trở thành loại cá nuôi trang trại bán chạy nhất trên thế giới và dường như xu hướng này bắt đầu xuất hiện tại Anh". Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng, sức mua của các thị trường nhập khẩu chính đều giảm Giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm gần 15% Nhật Bản tuy vẫn đứng thứ hai trong tốp các thị trường xuất khẩu chính, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm trên 9%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 3,3% so với cùng kỳ Việc đóng cửa của thị trường Nga đối với mặt hàng cá tra cũng góp phần đáng kể làm giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Về sản phẩm xuất khẩu, cá tra, basa với kim ngạch 208 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ Đây là sự tụt dốc đáng lo ngại so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008 Con tôm cũng đã tụt xuống vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu trên 181 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ
V- Những đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Người nuôi cá đã phát huy được lợi thế tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long và ưu thế của loài cá tra, cá ba sa để tạo ra sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.
- Nuôi cá tra, cá ba sa phát triển rất nhanh, đem lại giá trị xuất khẩu trên
1 tỷ USD tạo thành một ngành hàng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam
Quan điểm, định hướng, mục tiêu
Cá tra, cá ba sa là mặt hàng một trong những thế mạnh kinh tế quan trọngxuất khẩu chiến lược quan trọng có thế mạnh cạnh tranh cao của Đồng bằng sông Cửu Long cần phải được quản lý chặt chẽ theo quy hoạch và các quy định của nhà nước.
Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải được tổ chức lại theo tư duy sản xuất hàng hoá tiên tiến, có vai trò quản lý của nhà nước, các tổ chức hiệp hội, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi cá nguyên liệu - doanh nghiệp chế biến xuất khẩu - nhà khoa học - nhà nước. Để sản xuất da trơn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hiệu quả cao, ổn định, bền vững cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất thân thiện với môi trường sinh thái.
Phát triển nuôi cá tra thành vùng nguyên liệu tập trung, chủ yếu theo phương thức thâm canh trong ao; một phần nuôi cá bè trên sông; áp dụng kỹ thuật nuôi thân thiện với môi trường đảm bảo chất lượng thịt trắng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí sản xuất thấp và thực hiện truy xuất nguồn gốc
Nâng cao năng lực chế biến, đa dạng hoá mặt hàng giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam để tạo thế độc quyền và tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Củng cố và phát huy vai trò của Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam để tổ chức sản xuất cộng đồng và gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến theo hợp đồng.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, có cơ chế, chính sách, tổ chức chỉ đạo sản xuất, cung cấp thông tin kinh tế thị trường, kỹ thuật, cảnh báo môi trường kịp thời để đảm bảo phát triển theo quy hoạch, kế hoạch
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và tiềm năng đất đai, mặt nước của Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển sản xuất cá tra thành một ngành kinh tế hàng hoá xuất khẩu chủ lực của đất nước có tính cạnh tranh cao, bền vững; tạo sự phát triển ổn định cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản; tạo thêm nhiều việc làm có thu nhập cao cho người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội ngành nông nghiệp và nông thôn.
- Phát triển sản xuất cá tra đến năm 2010 đạt sản lượng 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 450 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 240 nghìn giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD, tạo việc làm cho 40 vạn lao động.
- Đến năm 2015 sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt 2,0 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 600 ngàn tấn, (tiêu thụ nội địa 320 ngàn tấn cá ở dạng nguyên liệu) giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tạo việc làm cho
60 vạn lao động.Đến năm 2020 sản lượng cá nuôi nguyên liệu đạt 2,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu 900 ngàn tấn, tiêu thụ nội địa 300 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, tạo việc làm cho 80 vạn lao động.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đến năm 2020
Chỉ tiêu ĐVT Đến 2010 Đến 2015 Đến 2020
Tổng sản lượng ngàn tấn 1.500 2.000 2.800
Sản lượng tiêu dùng nội địa (nguyên liệu) ngàn tấn 240 300 300
Sản phẩm xuất khẩu triệu tấn 450 600 900
Giá trị kim ngạch XK tỷ USD 1,35 1,8 2,7
Tổng giá trị tỷ USD 1,8 2,4 3,4
Bảng 3.2: Kế hoạch sản lượng nuôi cá tra đến năm 2020
TT Tỉnh Đến năm 2010 Đến năm 2015 Đến năm 2020
Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1 Các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1 Tăng cường công tác quy hoạch đối với người nuôi trồng và chế biến cá tra, cá ba sa.
Tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đang gặp khó khăn nhưng cũng là cơ hội tốt để chấn chỉnh lại hoạt động của lĩnh vực này Trong đó, những người nuôi cá không nên tái đầu tư nuôi cá khi chưa được các nhà máy chế biến thủy sản ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm Bộ NN-PTNT nên nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thủy sản để tạo môi trường cạnh tranh, giảm giá bán với các doanh nghiệp trong nước…
Tăng cường công tác quy hoạch nuôi trồng nhằm giải quyết tình trạng nuôi trồng một cách tự phát, không có quy hoạch của người nuôi cá.
Thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ở các tỉnh nuôi cá tra trọng điểm do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban với các thành viên thuộc các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch,
Sở Tài chính, Sở Công thương, Ngân hàng, Hiệp hội nuôi cá tra, Hiệp hội chế biến xuất khẩu, Chủ tịch UBND các huyện vùng nuôi cá tra.
Trong bối cảnh hiện nay, việc giảm sản lượng, diện tích vùng nuôi là cần thiết Đi đôi với vấn đề này là thắt chặt mối quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp Nông dân và doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguyên liệu, chế biến, thắt chặt mối quan hệ trong việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và ràng buộc lẫn nhau Đồng thời, hạn chế tình trạng tự phát tràn lan, cạnh tranh phá giá lẫn nhau giữa nông dân và cả doanh nghiệp Từ trước tới nay nhiều doanh nghiệp và người nuôi quan hệ theo kiểu “ăn xổi ở thì” nên mối liên kết bị xem nhẹ, qua cơn bão khủng hoảng 2008 nhiều người phải nhìn lại.
Bộ NN-PTNT cần phải lập quy hoạch để xây dựng các vùng nuôi tập trung và thực hiện truy xuất nguồn gốc Trên cơ sở quy hoạch, nhà nước lập dự án và thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi cá tra tập trung để hướng cho sản xuất theo quy hoạch Mỗi vùng nuôi diện tích từ 20 - 30 ha, năng suất 150-200 tấn/ha đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước, xử lý nước thải, ao hầm, bè theo kỹ thuật).
Các địa phương cần tổ chức sản xuất theo phương thức quản lý cộng đồng nhằm tạo sản phẩm có xuất xứ đáp ứng chất lượng theo nhu cầu thị trường hội nhập và bảo vệ được môi trường sinh thái để phát triển bền vững, thực hiện mối liên kết ngang giữa những người nuôi cá nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, bảo đảm chất lượng nguyên liệu và bảo vệ quyền lợi trong tiêu thụ sản phẩm:
+ Hình thành các hợp tác xã, tổ, nhóm nuôi cá tra tập trung có Điều lệ, Quy chế của cơ sở và Ban quản lý điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất nguyên liệu cho từng giai đoạn trong năm;
+ Thực hiện mối liên kết dọc giữa người nuôi cá nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến để ổn định vùng nguyên liệu và chia sẻ quyền lợi, rủi ro: Hợp tác xã, tổ, nhóm nuôi cá tra ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến theo các hình thức: doanh nghiệp đầu tư trước vốn, thức ăn, hỗ trợ công nghệ và mua số lượng cá nguyên liệu với giá sàn (dạng nuôi gia công); doanh nghiệp bán thức ăn thu trước một phần và mua lại cá nguyên liệu; doanh nghiệp liên kết sản xuất nguyên liệu và người nuôi cá tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp; …
+ Kiểm soát quá trình sản xuất nguyên liệu: ban hành những quy định quản lý về giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, môi trường, tiêu chuẩn chất lượng cá nguyên liệu, quy trình kỹ thuật nuôi và bắt buộc áp dụng công nghệ nuôi sạch thân thiện với môi trường (nuôi GAP - thực hành nuôi cá tra tốt, hệ thống SQF 2000 CM , ISO 14000) áp dụng hệ thống truy xuất và chứng nhận nguồn gốc sản phẩm.
1.2 Tăng cường công tác quản lý.
Công tác quản lý tập trung vào các hoạt động nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào có chất lượng cho sản xuất, quản lý sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều hành kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường, thống nhất giá sàn nguyên liệu, giá xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. a Về cá giống.
Quản lý hoạt động sản xuất cá giống có chất lượng, sạch bệnh với giá hợp lý để giảm tỷ lệ hao hụt, tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn, thuốc. Điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất cá tra giống phải đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định; cá bố mẹ phải có xuất xứ từ dòng thuần chủng đã được tuyển chọn tại Trung tâm giống thuỷ sản nước ngọt quốc gia Nam bộ, sử dụng cho sinh sản nhân tạo không quá 2 lần/năm; cá giống lưu thông phải thực hiện công bố chất lượng và bắt buộc kiểm dịch đối với bệnh nguy hiểm gan, thận mủ, xuất huyết và ký sinh trùng
Khuyến khích các cơ sở sản xuất cá tra giống nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng mới tại các vùng quy hoạch đảm bảo điều kiện kỹ thuật, vệ sinh và môi trường.
Phát triển mạng lưới ương cá giống tại các vùng nuôi để giảm chi phí vận chuyển xa, tạo được giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái. b Về thức ăn nuôi cá.
Quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thức ăn và nguyên liệu chế biến theo quy định hiện hành; kiểm tra chất lượng các loại thức ăn trên thị trường theo tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố. c Quản lý hoạt động dịch vụ thuốc, hoá chất để ngăn chặn những loại bị cấm đưa vào sử dụng, thuốc giả. d Quản lý điều kiện nuôi.
Xây dựng bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với nuôi cá tra.
Các cơ sở nuôi cá tra phải đảm bảo đủ điều kiện nuôi theo quy định, được đánh số, bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện cấp chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường và để truy xuất nguồn gốc (nuôi theo mô hình sinh thái, nuôi cá sạch SQF 1000, thực hành nuôi tốt GAP, nuôi có trách nhiệm CoC). e Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Đảm bảo cung cấp cho người sản xuất có công nghệ nuôi thịt trắng, chi phí sản xuất thấp, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và thân thiện môi trường. f Quản lý hoạt động khuyến ngư chuyển giao công nghệ từ nghiên cứu, từ tổng kết kinh nghiệm và mô hình tiên tiến trong thực tế cho sản xuất.
Tập trung vào các vấn đề tạo giống chất lượng tốt, công nghệ nuôi cá nguyên liệu thịt trắng, xử lý nước thải. g Quản lý hoạt động quan trắc cảnh báo môi trường.