1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Tác giả Nguyễn Dương Anh Vũ
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Hiển
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lí tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

Tuy nhiên, việc đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm tăng năng suất và khả năng bảo vệ môi trường của loại cây này trên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN DƯƠNG ANH VŨ

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Dương Anh Vũ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô trong và ngoài Trường Đại học Quy Nhơn, quý cơ quan trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Vân Canh nói riêng

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn đề

án TS Trương Quang Hiển và các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để đề án được hoàn thành

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học Trường Đại học Quy Nhơn, Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Vân Canh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thống kê, UBND huyện Vân Canh,

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, Cục Thống kê tỉnh Bình Định

đã cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện đề án

Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành đề án

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Dương Anh Vũ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3

4 Quan điểm, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

6 Quy trình nghiên cứu của đề án 7

7 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1 Khái quát về các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các quan điểm tiếp cận 10

1.1.1 Trên thế giới 10

1.1.2 Ở Việt Nam 11

1.1.3 Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Bình Định 15

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai 16

1.2.1 Khái niệm về đánh giá đất đai 16

1.2.2 Sự cần thiết của công tác đánh giá đất đai 16

1.2.3 Những khái niệm liên quan đến nghiên cứu đánh giá đất đai 18

1.3 Nông nghiệp và cây sắn 22

1.3.1.Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây sắn 22

1.3.2 Vai trò của Sắn 25

1.3.3 Sản xuất Sắn trên thế giới và Việt Nam 27

Trang 5

1.4 Mối liên hệ giữa đất đai với cây sắn 30

1.4.1 Đất trồng sắn 30

1.4.2 Một số tính chất của đất trồng có khả năng trồng sắn ở Việt nam 32

1.4.3 Ảnh hưởng của sắn đối với đất 33

1.5 Chiến lược phát triển bền vững 35

1.6 Nguyên tắc, nội dung đánh giá và phân hạng đất đai theo FAO 37

1.6.1 Nguyên tắc 37

1.6.2 Nội dung đánh giá và phân hạng đất đai 37

1.6.3 Quy trình đánh giá đất đai theo FAO 38

1.7 Ứng dụng GIS-MCA trong đánh giá thích hợp đất đai 40

Tiểu kết chương I 42

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH 43

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Vân Canh 43

2.1.1 Vị trí địa lý 43

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 44

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vân Canh 57

2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội 57

2.2.2 Dân cư và nguồn lao động 58

2.2.3 Các ngành kinh tế chủ yếu 60

2.3 Tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Canh 63

2.3.1 Trồng trọt 64

2.3.2 Chăn nuôi 67

Tiểu kết chương II 68

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH 69

3.1 Khái quát tình hình phát triển cây sắn của huyện Vân Canh 69

3.2 Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây sắn 71

3.2.1 Nhiệt độ 71

Trang 6

3.2.2 Ánh sáng 71

3.2.3 Chế độ nước 72

3.2.4 Đất đai 72

3.2.5 Nhu cầu dinh dưỡng khoáng 73

3.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Vân Canh phục vụ cho việc đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn 76

3.3.1 Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 76

3.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 91

3.4 Đánh giá sự thích hợp đất đai hiện tại của cây sắn trên địa bàn huyện

Vân Canh 92

3.4.1 Xác định nhu cầu sinh thái Cây sắn 92

3.4.2 Đánh giá sự thích hợp đất đai hiện tại của cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh 93

3.4.3 Xây dựng bản đồ thích hợp hiện tại cho cây sắn tại huyện

Vân Canh 97

3.5 Đánh giá sự thích hợp đất đai tương lai của cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh 97

3.6 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững cây sắn 100

3.6.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất 100

3.6.2 Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây sắn ở huyện Vân Canh 105

Tiểu kết chương III 110

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

4.1 Kết luận 111

4.2 Kiến nghị 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Vân Canh 56

Bảng 2.2 Hiện trạng phát triển giá trị sản xuất thời kỳ 2011-2020 57

Bảng 2.3 Hiện trạng dân số, lao động 59

Bảng 2.4 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp – thủy sản 61

Bảng 2.5 Hiện trạng sản phẩm công nghiệp 62

Bảng 2.6 Hiện trạng sản xuất nôngnghiệp 63

Bảng 2.7 Hiện trạng diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính 66

Bảng 2.8 Hiện trạng chăn nuôi 68

Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng trồng sắn từ năm 2018 đến năm 2020 của huyện Vân Canh 69

Bảng 3.2 Khối lượng chất dinh dưỡng sắn lấy ở đất ra trong mỗi vụ (kg) 73

Bảng 3.3 Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Vân Canh 78

Bảng 3.4 Các loại đất huyện Vân Canh 79

Bảng 3.5 Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Vân Canh 81

Bảng 3.6 Phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Vân Canh 83

Bảng 3.7 Phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Vân Canh 85

Bảng 3.8 Phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Vân Canh 86

Bảng 3.9 Phân cấp chỉ tiêu lượng mưa TB năm huyện Vân Canh 87

Bảng 3.10 Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới huyện Vân Canh 88

Bảng 3.11 Phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nước huyện Vân Canh 90

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu thành phần được lựa chọn đánh giá 90

Bảng 3.13 Nhu cầu sinh thái cây sắn tại huyện Vân Canh 92

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của cây sắn 94

Bảng 3.15 Thống kê diện tích đất và mức độ phù hợp hiện tại của đất đai đối với sản xuất sắn tại huyện Vân Canh 96

Trang 9

Bảng 3.16 Thống kê diện tích đất và mức độ phù hợp tương lai của đất đai

đối với sản xuất sắn tại huyện Vân Canh 98 Bảng 3.17 Diện tích và cơ cấu các loại hình sử dụng đất huyện Vân Canh 101 Bảng 3.18 Biến động diện tích các loại cây trồng của huyện Vân Canh 102

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 24

Hình 1.1 Hình ảnh cây sắn 24

Hình 1.2 Biểu đồ diễn biến sản lượng sắn thế giới giai đoạn 2005-2010 (Nguồn FAO 2011) 27

Hình 1.3 Biểu đồ diện tích và sản lượng sắn năm 2011 tại một số quốc gia (Nguồn FAO, 2011) 28

Hình 1.4 Biểu đồ diễn biến diện tích và sản lượng sắn tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011 (Nguồn: TCTK 2012) 29

Hình 1.5 Sơ đồ trình tự đánh giá đất theo FAO 38

Hình 2.1 Bảng đồ địa giới hành chính huyện Vân Canh 44

Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu hiện trạng phát triển giá trị sản xuất năm 2020 58

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2020 64

Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến diện tích trồng sắn từ năm 2018 đến năm 2020 của huyện Vân Canh 70

Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến sản lượng sắn từ năm 2018 đến năm 2020 của huyện Vân Canh 70

Hình 3.3 Bản đồ thổ nhưỡng huyện Vân Canh 78

Hình 3.4 Bản đồ độ dày tầng đất huyện Vân Canh 80

Hình 3.5 Bản đồ độ cao địa hình huyện Vân Canh 82

Hình 3.6 Bản đồ độ dốc huyện Vân Canh 84

Hình 3.7 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Vân Canh 85

Hình 3.8 Bản đồ lượng mưa trung bình năm huyện Vân Canh 86

Hình 3.9: Bản đồ khả năng tưới huyện Vân Canh 88

Hình 3.10 Bản đồ khả năng thoát nước huyện Vân Canh 89

Hình 3.11 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Vân Canh 92

Hình 3.12 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai theo FAO ở lãnh thổ nghiên cứu 93 Hình 3.13 Biểu đồ thống kê diện tích và mức độ phù hợp hiện tại của đất đối

Trang 11

với sản xuất sắn tại huyện Vân Canh 96 Hình 3.14 Bản đồ thích hợp hiện tại của cây sắn huyện Vân Canh 97 Hình 3.15 Bản đồ thích hợp đất đai tương lai của cây sắn huyện Vân Canh 98 Hình 3.16 Biểu đồ thống kê diện tích và mức độ phù hợp tương lai của đất

đai đối với sản xuất sắn tại huyện Vân Canh 99 Hình 3.17 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Canh 100

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sắn là loại cây trồng góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa Sắn được xếp hàng thứ ba sau lúa và ngô, tạo ra lượng tinh bột cao trong các cây lương thực, ngoài việc được sử dụng làm lương thực cho con người, làm thức ăn gia súc, sắn là cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao Hiện nay, cây sắn đã có một vị trí nhất định trên bản đồ kinh tế của Việt Nam cũng như trên thế giới Tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam rơi vào khoảng 1,2 tỷ USD, có những năm đạt đến 1,4 tỷ USD và đứng thứ 3 trong sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sau gạo và cà phê Mỗi năm có khoảng 1,2 triệu lao động tham gia sản xuất, chế biến sắn Cây sắn chủ yếu nằm ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa và duyên hải miền Trung Hiện Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Thái Lan về sản lượng sản xuất tinh bột sắn với khoảng 3 triệu tấn mỗi năm Mang ý nghĩa, hiệu quả về kinh tế và xã hội trong những năm qua

Tuy vậy, nhiều tỉnh có điều kiện về tự nhiên thích hợp đặc biệt có diện tích đất đỏ vàng lớn nhưng lại chưa khai thác tốt tiềm năng, vẫn còn những bất cập trong công tác quản lý sử dụng quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất dành cho phát triển cây công nghiệp thường bị biến động mạnh và chưa có định hướng quy hoạch hợp lý để phát triển, hình thành các vùng chuyên canh theo hướng chuyên môn hoá từ đó tạo mặt hàng nông sản có giá trị Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đất đai phục vụ mục tiêu phát triển cây sắn bền vững là vấn đề đang được quan tâm hiện nay

Vân Canh là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định với diện tích tự nhiên 79.913,44 ha, chiếm 13,16 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Định Địa hình phần lớn huyện Vân Canh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Tây nguyên và trung du Địa hình tương đối đa dạng và phức tạp: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen k nhau, địa hình có phân hóa đa

Trang 13

dạng Vân Canh là huyện có diện tích đất nông nghiệp rộng với 77.271,54 ha, chiếm 96,69% diện tích đất tự nhiên, là nơi có nhiều tiềm năng đất đai phục

vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây nông nghiệp và cây công nghiệp như: lúa, cây bắp, cây sắn, cây lạc, Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng đất đai cho loại hình sử dụng này của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy tiềm năng sinh thái lãnh thổ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thích hợp đất đai nhằm quy hoạch phát triển cây nông nghiệp và cây công nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của huyện Người dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cây sắn, đời sống cư dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Việc phát triển cây sắn s góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cư dân Tuy nhiên, việc đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm tăng năng suất và khả năng bảo vệ môi trường của loại cây này trên địa

bàn huyện chưa có Từ những lý do trên, việc chọn nghiên cứu: “Đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định” s góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

của huyện Vân Canh hiện nay

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 14

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Vân Canh phục vụ mục tiêu đánh giá thích hợp đất đai

- Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai hiện tại và tương lai cho cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây sắn ở khu vực nghiên cứu

3 GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá tài nguyên đất cho sản xuất sắn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về không gian: Huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định;

- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển cây sắn của địa phương trên cơ số liệu được thu thập và khảo sát đến năm 2023

4 QUAN ĐIỂM, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm cấu trúc trong Địa lí học, tiếp cận hệ thống là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ nước Cấu trúc ngang là các đơn vị cấu tạo thể hiện sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu thành các hệ địa sinh thái nông nghiệp và mối quan hệ giữa chúng Áp dụng quan điểm này, trong đề tài xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành phần: loại đất, độ dày tầng đất, độ cao địa hình, độ dốc, trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng

4.1.2 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này xem các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên là

Trang 15

một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây

ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch cây sắn theo hướng bền vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất theo đá mẹ (nham thạch, thổ nhưỡng); hiện trạng sử dụng đất (thực vật); lượng mưa, nhiệt độ

4.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Mỗi một công trình nghiên cứu Địa lí tự nhiên nói riêng cũng như Địa lí nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực, cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia Với quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch cây sắn theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ Mỗi ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên, dựa trên các chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng thích hợp cho các loại hình sử dụng được đề xuất

4.1.4 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông nghiệp Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước…có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến hướng quy hoạch nông nghiệp Do đó, trong nghiên cứu, đánh giá thích hợp cần chọn các loại hình sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao về KT-XH và môi trường nhằm góp phần phát triển bền vững lãnh thổ

4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại

Trang 16

nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ Vận dụng quan điểm này, đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai của cây sắn, các đặc điểm KT-XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư, tập quán sản xuất…) định hướng phát triển kinh tế của huyện Vân Canh

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu không gian: Gồm bản đồ đất; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; các bản đồ thành phần của vùng nghiên cứu tỷ lệ 1:25.000 gồm bản đồ loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ xốp,

độ pH, giao thông và bản đồ hành chính huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Nguồn dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các bảng số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính về thời tiết khí hậu, vị trí địa lý; Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tình hình phát triển nông lâm nghiệp của huyện Vân Canh; Yêu cầu về thích hợp sinh thái của loại hình

sử dụng đất trồng sắn

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên huyện Vân Canh: khí hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật và các thông tin về dân cư, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai; một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT-XH của huyện

4.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của các tài liệu, số liệu thu thập rồi tiến hành khảo sát thực địa để thu thập số liệu và bổ sung những số liệu còn thiếu

và tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa theo 3 tuyến sau:

- Tuyến thị trấn Vân Canh - xã Canh Hiển - xã Canh Vinh

- Tuyến thị trấn Vân Canh - xã Canh Thuận - xã Canh Hòa

Trang 17

- Tuyến thị trấn Vân Canh - làng Hà Lũy - làng Hà Văn Trên

Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu trong đánh giá và đề xuất quy hoạch bố trí cây sắn hợp lý ở khu vực nghiên cứu

4.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu

4.3.4 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO

Đề tài vận dụng quy trình và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, trong đánh giá đất đai cho các loại hình sử dụng cây sắn vào huyện Vân Canh

4.3.5 Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản đồ phân hạng thích hợp cho cây sắn, bản đồ đề xuất quy hoạch cây nông nghiệp huyện Vân Canh với tỉ lệ 1/25.000

Các loại bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS

4.3.6 Phương pháp chuyên gia

Đây cũng là phương pháp cần thiết và hữu ích khi mà những nội dung hay vấn đề quan tâm nằm ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta

Một số nội dung cần có sự tư vấn của chuyên gia như: Lựa chọn chỉ tiêu

và phân cấp chỉ tiêu đánh giá; Yêu cần sử dụng đất đai của một số loại hình

sử dụng đất; Loại hình sử dụng đất đai; Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường; Đề xuất loại hình sử dụng đất

4.3.7 Phương pháp điều tra

Đây là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách trả lời câu hỏi và đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước Kết hợp với đi khảo sát thực địa thực hiện phỏng vấn viết khoảng 100

Trang 18

phiếu khảo sát

Số phiếu khảo sát được phân bố đều trên 03 tuyến khảo sát thực địa

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, đề tài còn sử dụng phương pháp khác như: Phương pháp toán học, Mặc dù các phương pháp nghiên cứu ở trên được nêu tách biệt, rõ ràng nhưng trong quá trình nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra độ chính xác cao hơn

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của việc đánh giá thích hợp tài nguyên đất đai cụ thể là đánh giá thích hợp đất đai đối với phát triển sản xuất cây sắn và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của Địa lí ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ

Các giải pháp đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học vì vậy có thể thực thi triển khai sau khi được cụ thể hóa tại địa bàn nghiên cứu

6 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

Quy trình nghiên cứu của đề án thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 19

Hình 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển

Điều tra, thu thập số liệu

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp của địa phương

Đánh giá phát triển trồng sắn của

địa phương

Xây dựng bản đồ thành phần đất đai huyện Vân Canh

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai hiện tại đối với phát triển cây sắn

Định hướng phát triển cây sắn trong

tương lai

Đề xuất giải pháp cho phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh

Trang 20

nông nghiệp huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Chương 3: Đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây sắn trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Trang 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các quan điểm tiếp cận

tế quan tâm và đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và

sử dụng đất đai hợp lý Phương pháp và hệ thống ĐGĐĐ ngày càng hoàn thiện Phổ biến là các hệ thống:

- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và ĐGĐĐ được thực hiện

- Đề cương ĐGĐĐ của FAO:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về ĐGĐĐ và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phương pháp ĐGĐĐ đã ra đời vào năm 1972 Dự thảo đã được nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau

Trang 22

đó được Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn năm 1973 Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth ) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cương ĐGĐĐ (AFramework for Land Evaluation) được công bố vào năm 1976, sau

đó được bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983 Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai

Tiếp theo đề cương tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hướng dẫn cụ thể khác về ĐGĐĐ cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO xuất bản như: ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984); ĐGĐĐ cho lâm nghiệp (1984), (1994); ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985); Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); ĐGĐĐ cho đồng cỏ quảng canh (1989); ĐGĐĐ cho mục tiêu phát triển (1990); ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990)

Hiện nay, công tác ĐGĐĐ được thực hiện trên nhiều quốc gia

- Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích hợp đất đai có tưới của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951 Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non arable) Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một

số chỉ tiêu về kinh tế cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi

Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai cũng được mở rộng trong công tác ĐGĐĐ ở Hoa Kỳ Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961 Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị [13]

1.1.2 iệt Nam

Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý đất và Viện Nông hóa thổ

Trang 23

nhưỡng đã có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cường công tác quản lý, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông nghiệp Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam

đã được nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện như: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng, Tổng cục địa chính, Viện Địa lý, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã được đẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển N-LN ở nước ta Có thể nêu ra một số công trình:

+ Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự thực hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa

Kỳ Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [13]

+ Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và qui hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (1985) Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm các ĐGĐĐ như thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp

Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích hợp cho từng LHSD đất [28] + Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài

"Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng [5]

Trang 24

+ Thời kỳ từ năm 1990 – 1995, trong Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” Việc ĐGĐĐ lâm nghiệp được tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lượng mưa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ [13]

+ Trong chương trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các ĐGĐĐ có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất

Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thường gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tưới tiêu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát

+ Trong thời kỳ 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

đã thực hiện công tác ĐGĐĐ trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỉ

lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phương khác Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay các hệ thống tưới tiêu Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản

Trang 25

đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit) Các ĐVĐĐ được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thuỷ văn, tưới tiêu, nhiệt độ) Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [21]

+ Năm 1994 công trình “Bàn về phân loại sử dụng đất ở Việt Nam” của nhóm các nhà khoa học Nguyễn Ngọc Nhị, Bùi Quang Toản, Nguyễn Xuân Quát, Võ Văn Du, Nguyễn Văn Khánh có đề cập đến kết quả phân loại đất theo phát sinh của các nhà khoa học đất Việt Nam (theo phát sinh, đất Việt Nam có 14 nhóm 68 loại; trong đó đất đồi núi có 8 nhóm 35 loại) đồng thời đưa ra các tiêu chí phân loại sử dụng đất Các tiêu chí dự kiến đề xuất được đưa ra ở đây gồm: độ dốc (6 cấp), độ dày tầng đất (4 cấp), nhóm đá mẹ (5 nhóm) và hiện trạng sử dụng đất (7 loại) Kết quả phân loại khả năng sử dụng nhằm mục đích “làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo vệ chống thoái hoá xói mòn đất Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng

+ Năm 1995, Bùi Quang Toản và công sự áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO và nghiên cứu, đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam, chỉ tiêu đánh giá gồm các yếu tố: Thổ nhưỡng, thuỷ văn và điều kiện tưới tiêu Hệ thống phân vị là lớp (class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất [22]

+ Năm 1998, Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp đã biên soạn cuốn: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp Năm 1998 và năm 2009 biên soạn cuốn: Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 2: Phân hạng đánh giá đất Đây là những tài liệu cung cấp phương pháp phân hạng đán giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nước ta có đặc điểm:

- Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi

Trang 26

trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ

- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến phẩm chất đất đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục

- ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lượng, đánh giá định lượng vật chất, đánh giá kinh tế

- Phương pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích hợp của đất đai cho các LHSD

Hướng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ thích hợp cho cây trồng Qua các công trình, tác giả đã tham khảo được những khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai N-

LN, đề xuất bố trí CCNDN để vận dụng có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu

1.1.3 Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Bình Định

Năm 2019, nhóm tác giả Nguyễn Văn Bình, Trần Nguyên Tú, Hồ Kiệt, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Quy Nhơn đã tiến hành đề tài nghiên cứu “đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định [21]

Năm 2022, dưới tác động của các quá trình tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người, hiện tượng thoái hóa và hoang mạc hóa đất đai tỉnh Bình Định ngày càng trở nên phổ biến, nhóm tác giảNguyễn Thị Huyền, Bùi Thị Diệu Hiền, Phan Thị Lệ Thủy đã tiến hành thu thập số liệu, điều tra, khảo sát, phân tích và tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn đã tiến hành xây dựng các bảng đánh giá và bản đồ phân vùng tiềm năng thoái hóa đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững tỉnh Bình Định [19]

Trang 27

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai

1.2.1 Khái niệm về đánh giá đất đai

Đánh giá đất đai là so sánh đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất

Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá các tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển

Đánh giá đất đai là sự phân chia các tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tiính của chính đất đai tạo nên Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế - xã hội như nhau

Theo FAO (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu

Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp đựơc dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và lượng sản phẩm mà độ phì tạo nên

1.2.2 Sự cần thiết của công tác đánh giá đất đai

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của nhân loại, là tư liệu sản xuất không thể thay thế, số lượng đất canh tác trên thế giới là hữu hạn, bên cạnh đó có nhiều vùng đất bị thoái hóa gần như không thể phục hồi được để tiếp tục sản xuất Khi số lượng người sử dụng đất cho việc canh tác còn ít về số lượng thì môi trường đất có thể tự điều hòa để không bị ô nhiễm và con người có thể sống hòa hợp với môi trường tự nhiên, nhưng khi số lượng người sử dụng đất

Trang 28

tăng lên quá nhiều và việc sử dụng đất không hợp lý s dẫn đến tình trạng đất đai bị ô nhiễm, thoái hóa Trong hơn 500 năm qua, dân số thế giới đã tăng từ

427 triệu trong năm 1500 lên gần 1,7 tỷ vào năm 1900 và hơn 7 tỷ vào năm

2015, những dự báo gần đây cho thấy dân số s đạt con số khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 Theo đó, diện tích đất bình quân trên đầu người đã giảm từ 0,50 ha vào năm 1950 xuống còn 0,2 ha hiện nay Ở một số nước Đông Á, có 0,15 ha hoặc thậm chí dưới mức đó

Nhu cầu cấp bách về lương thực và không gian từ dân số đang tăng lên từng ngày đã tạo ra một cuộc cạnh tranh về đất đai Đất phù hợp nhất cho sản xuất đã không đủ để phục vụ cho việc canh tác của con người, do đó con người đã phải sử dụng các loại đất ít phù hợp, thậm chí không phù hợp để đưa vào canh tác Ở nhiều nước đang phát triển, việc sử dụng đất đai chưa hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề nan giải, điều này dẫn đến sự thoái hóa đất dần dần do mất chất dinh dưỡng thực vật và chất hữu cơ, xói mòn, bồi lắng và làm hỏng kết cấu đất Trong thời đại công nghiệp hóa, nhu cầu lương thực tăng lên đã dẫn đến sự gia tăng sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó việc

sử dụng nhiều hoá chất nông nghiệp cũng diễn ra thường xuyên Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài s làm ô nhiễm đất và nước ngầm, dần dần dẫn đến thoái hóa đất, đất đai mất khả năng sản xuất Đây là một yêu cầu cấp bách đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng nhằm tiến đến bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Sự cần thiết của đất đai đối với việc trồng trọt và nguy cơ suy thoái đất là một thực tại đang diễn ra ở các nước đang phát triển do đó việc bảo vệ môi trường đất là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho cả thế giới nhằm giữ gìn được giá trị về tính chất đất đai cũng như tạo ra được hiệu quả sản xuất tốt nhất Điều này chỉ có thể đạt được nếu giá trị của đất đai được mọi người coi trọng

và có ý thức trong việc cải tạo nó, vì vậy cần tiến hành kiểm kê đúng nguồn tài nguyên đất và đánh giá chính xác mức độ phù hợp tương ứng đối với các mục đích sử dụng khác nhau Trong tình huống này, đánh giá đất đai cung cấp

Trang 29

một kỹ thuật quan trọng cho các phương án hiện tại và khác nhau, cuối cùng đưa ra các lựa chọn thích hợp và có những quyết định hợp lý cho việc sử dụng đất cho các khu vực khác nhau Các quyết định về việc sử dụng đất cần được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp huyện, ở từng khu đất hoặc ở trang trại Quá trình của việc đánh giá cơ bản là như nhau, nhưng mức độ chi tiết và quy mô bản đồ khác nhau Hiện nay, tầm quan trọng của việc đánh giá đất và cuối cùng là quy hoạch sử dụng đất cần được xem xét trong bối cảnh đất đai là tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và không tái tạo được, trong đó có

sự cạnh tranh về đất đai của con người ngày càng tăng, do đó đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt Hơn thế nữa, các quyết định thay đổi việc sử dụng đất có thể có ảnh hưởng lớn đến thái độ xã hội và đời sống con người nói chung Nông nghiệp thường được coi là một vấn đề môi trường, nhưng nếu được quản lý cẩn thận, nó s trở thành một phần không thể tách rời của môi trường, nếu có các chỉ số chất lượng tốt để giám sát tác động của nông nghiệp đến môi trường hoặc các hoạt động sử dụng đất cho nông nghiệp thì những quyết định thay đổi về sử dụng đất s chính xác và có hiệu quả hơn

Trên cơ sở phân tích trên, rõ ràng việc ra quyết định về sử dụng đất là một hoạt động có tác động lớn đến xã hội, kinh tế và môi trường Vì vậy, việc lập kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có các kỹ thuật đánh giá đất đai khách quan và khoa học, sự đánh giá phải dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng khu vực và từng địa phương để đưa ra những quyết định hợp lý cho việc sử dụng đất

1.2.3 Những khái niệm liên quan đến nghiên cứu đánh giá đất đai

1.2.3.1 Đất và đất đai

Trên thế giới, để chỉ về đất người ta dùng hai thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau, cùng mô tả về đất đó là đất (soil) và đất đai (land) Đối với các các nước tiên tiến, người ta thường có sự phân biệt rất rõ ràng về hai phạm trù đó Còn

ở nước ta hai thuật ngữ trên thường phân biệt không rõ ràng và chỉ được gọi chung một cách không đầy đủ là đất

Trang 30

Nói về đất (soil), theo nghĩa Hán Việt là thổ nhưỡng đã được V.v

Đôcutraev, người đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng hiện thời định nghĩa như sau: “Đất là một thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, chất hữu cơ (động, thực vật) địa hình và tuổi địa phương” Như vậy, đất liên quan chặt ch đến quá trình hình thành và phát triển của lớp vỏ phong hóa Theo FAO (1985) đất tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và những thuộc tính của đất trong nghiên cứu đánh giá đất đai chung ta có thể đo lường hay ước lượng được [26]

Đất đai (land) được hiểu là một vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm

những đặc trưng cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội, quyết định đến khả năng

và mức độ khai thác của vùng đất đó Đặc tính của đất đai gồm có khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, giới động vật, thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con người Theo Brinkman và Smith (1973), đất đai có thể được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một phần diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong, bên dưới nó như là : không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người”

Như vậy, đất chỉ là một phần, một bộ phận quan trọng của đất đai và một vùng đất mặc dù có tầng dày lớn, có độ phì cao… nhưng yếu tố khí hậu, thủy văn, kinh tế - xã hội không thuận tiện thì không thể được coi là đất đai có giá trị Để xác định giá trị hay đánh giá tiềm năng đất đai của một khu vực, người

ta phải có ít nhất ba nguồn tư liệu thống kê ban đầu đó là: tư liệu về khí hậu,

tư liệu về thổ nhưỡng, tư liệu về kinh tế - xã hội

1.2.3.2 Loại hình sử dụng đất (Land Use Type-LUT)

Những kiểu sử dụng đất đai được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất

Trang 31

chính Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định

Nói cách khác: loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,… Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất đai theo các cấp như: loại sử dụng đất đai tổng quát, loại sử dụng đất đai,…[27]

1.2.3.3 Loại sử dụng đất chính (Major Type of Land Use)

Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông – lâm nghiệp dựa trên đặc điểm của cây trồng và công nghệ áp dụng (nước tưới, vật tư…)

1.2.3.4 Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Unit – LMU)

Là những khoanh đất/ vạt đất được xác định trên bản đồ với những tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước, tầng dày… Việc đánh giá đất đai được thực hiên dể dàng nếu đơn vị bản đồ đất đai đựợc xác định sử dụng các tư liệu có một số lựợng lớn về các đặc tính của đất Trong việc xác định đơn vị bản đồ đất đai khoanh bao các vùng có chung các điều kiện hoặc có tính chất gần giống nhau được càng nhiều càng tốt

đơn vị bản đồ đất đai là những vùng có những đặc tính và chất lượng đủ

để tạo nên sự khác biệt với đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại hình sử dụng đất khác nhau Trong thực tế các đơn vị đất đai được xác định trên các bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau (khí hậu, đất, thực vật, địa hình…) và sau đó v ranh giới những cái phản ánh rõ nhất những nội dung quan trọng nhất được xác định trên những bản đồ riêng biệt Tùy theo tỷ lệ bản đồ mà quyết định chọn nhân tố vạch ranh giới [12]

1.2.3.5 Hệ thống sử dụng đất (Land Use Sytem – LUS)

Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại sử dụng đất (hiện tại và tương lai) Như vậy một hệ thống sử dụng đất s bao

Trang 32

gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp, hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất

là đặc tính đất đai của một đơn vị bản đồ đất đai như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất…Hợp phần sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất

là sự mô tả loại hình sử dụng đất đai với các thuộc tính của nó

1.2.3.6 Mức độ thích hợp

Mức độ thích hợp là thước đo chất lượng của một đơn vị đảm bảo tốt đến mức nào theo nhu cầu của một loại sử dụng đất Mức độ thích hợp được đánh giá cho mỗi loại sử dụng đất hữu hiệu và mỗi đơn vị đất được xác định Sự phân loại mức độ thích hợp nhằm diễn đạt sự thích hợp của mỗi đơn vị đất đối với mỗi loại sử dụng đất

Theo FAO đất được phân theo mức độ thích hợp (S) và không thích hợp (N), các mức này có thể phân nhỏ theo yêu cầu Trong thực tế S có thể chia ra

3 mức: S1 (rất thích hợp), S2 (thích hợp), S3 (ít thích hợp) đối với một loại đất sử dụng riêng biệt Mức N có thể chia ra N1(không thích hợp hiện tại) và N2 (không thích hợp vĩnh viễn)

Sự đánh giá mức độ thích hợp thông thường dựa vào một trong 3 nguyên lý sau:

+ Nguyên lý về điều kiện giới hạn: Chất lượng không thích hợp nhất quyết định mức độ phân loại thích hợp

+ Nguyên lý đánh giá chủ quan: Các loại hình thích hợp được tăng thêm hoặc giảm bớt loại đất không thích hợp trên cơ sở sự cứng nhắc, sự quan trọng của các yếu tố khác nhau

+ Nguyên lý về mô hình số học: Thực tế, mỗi chất lượng đất ảnh hưởng độc lập đối với sự thích hợp, có nghĩa là các chất lượng của đất có thể được sắp xếp giá trị và vận dụng một cách có cơ sở toán học để cung cấp những sự đánh giá thành con số về toàn bộ các mức độ thích hợp [26]

1.2.3.7 Loại sử dụng đất thích hợp nhất

Khi đánh giá đất, các đơn vị đất đai được phân theo sự thích hợp của nó với một loại phương thức sử dụng (kể cả quá trình sản xuất các loại cây trồng

Trang 33

riêng biệt) Những nhu cầu của các loại sử dụng đất đước so sánh với các đặc tính và chất lượng của mỗi đơn vị đất đai Quá trình diễn giải này cho phép nhận

ra một loại sử dụng dất có kết quả như thế nào ở một đơn vị đất đai nhất định

Sử dụng đất thường kéo theo quá trình sản xuất của các loại cây trồng hoặc các sản phẩm tự tiêu thụ hay đem bán, nên quá trình diễn giải tập trung vào các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng, xác định mức độ thu hoạch từ một đơn

vị đất đai sử dụng một hệ thống sản xuất xác định hoặc một mức độ đầu tư nhất định Trong thực tế, sự cung cấp các mức độ thích hợp thường tiêu biểu cho những mức năng suất trung bình dự kiến thu được

Một ĐVĐĐ được phân cấp về mặt thích hợp và sử dụng đối với các cây trồng khác nhau được chọn loại sử dụng đất tốt nhất theo các yếu tố kinh tế -

xã hội và có thể có thêm cả yếu tố chính trị [26]

1.2.3.8 Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement - LUR)

Những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại sử dụng đất đai hay đến tình trạng quản lý và thực hiện loại sử dụng đất đai đó Những yêu cầu sử dụng đất đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu Yêu cầu sử dụng đất đai cũng được hiểu như là những điều kiện tự nhiên cần thiết để thực hiện thành công và bền vững một

loại sử dụng đất [26]

1.3 Nông nghiệp và cây sắn

1.3.1.Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây sắn

Cây sắn (khoai mì) tên khoa học là Manihot esculenta Craz, tiếng Anh gọi là cassava, manioc, tiếng Pháp gọi là manioc, tiếng Tây Ban Nha gọi là yuca hoặc madioca, tiếng Việt phổ thông gọi là sắn, vùng Nam Bộ gọi là khoai mì, củ mì để phân biệt với củ sắn-củ đậu cay sắn thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacaea) có tới hơn 300 chi và 8.000 loài hầu hết là cây nhiệt đới

Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993) Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi

Trang 34

có nhiều chủng loại khoai mì trồng và hoang dại (De Candolle, 1886; Rogers, 1965) Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ

ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh khoai mì trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965)

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế

kỷ 16 Tài liệu nói tới khoai mì ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm

1558 Ở châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992) Sau đó, khoai mì được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ

19 (Fang Baiping 1992 U Thun Than 1992) Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991) Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên [33]

Trang 35

Hình 1.1 Hình ảnh cây sắn (Nguồn:http://vi.wikipedia.org)

Cây sắn (Manihot esculenta) là cây trồng rất quan trọng của nhiều nước

trên thế giới Năm 1772, Raynal đưa ra ý kiến cho rằng sắn có nguồn gốc ở châu Phi Nhiều tác giả, đặc biệt là Crantz (1766) cho rằng cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ- La-tinh và đã được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT,1993) Sau đó, một số tác giả khác như: Humboldt, brown, Moreaude Jonnes, Saint-Hilaire và Decandolle lại khẳng định nguồn gốc của cây sắn ở châu Mỹ Đến nay các nhà khoa học đã thống nhất quan điểm và đi đến khẳng định nguồn gốc của cây sắn ở châu Mỹ, với trung tâm phát sinh của nó nằm ở Đông Bắc Braxin, còn các địa điểm ở Trung Mỹ và Mêhico là những trung tâm phân hóa phụ Hiện nay sắn được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ vĩ Nam, tập trung nhiều ở châu Phi, châu

Mỹ, châu Á và châu Úc

Ở châu Phi, cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa vào khoảng giữa thế

kỷ 16, tuy nhiên, cây sắn chỉ thực sự phát triển ở châu lục này vào khoảng thế

kỷ 19, nhờ các nô lệ được phóng thích đã mang theo các kỹ thuật canh tác, chế biến và sử dụng sắn

Trang 36

Ở Ấn Độ Dương, sắn được du nhập vào đảo Bourbon và llede France vào các năm 1738-1739 Từ đó, sắn được đưa sang Madagascar năm 1875, Xiri Lanca năm 1786, rồi từ đó sang Calcuta năm 1794 (Psilvestre và M.Arraudeau)

Ở châu Á, sắn được du nhập vào Sri Lanka và Calcuta vào cuối thế kỷ

18 Một quan điểm khác lại cho rằng sắn được người Bồ Đào Nha ở Goa (Ấn Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippines du nhập vào châu Á từ thế kỷ 16 Cũng như ở châu Phi, cây sắn thực sự được phát triển ở châu Á từ thế kỷ 19

Ở châu Úc, sắn được trồng từ đầu thế kỷ 20, bắt đầu từ bang Queensland

Ở châu Âu và Liên Xô cũ hầu như không phát triển nghề trồng sắn

Sắn được trồng trên 90 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, là nguồn lương thực, thực phẩm của gần 500 triệu người Hiện nay chiến lược sắn toàn cầu đang tôn vinh giá trị cạnh tranh cao của cây sắn so với nhiều loại cây trồng khác, như tính thích ứng rộng, hướng sử dụng đa dạng (tinh bột và tinh bột biến tính, sắn lát, sắn viên để sử dụng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu sinh học) Chỉ tính riêng từ tinh bột sắn

đã có thể tới 34 hướng sử dụng khác nhau (IFAD, FAO năm 2000)

1.3.2 ai trò của Sắn

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lương thực quan trọng thứ 3

trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì Tại châu Phi, châu

Á và Mỹ Latin, hàng triệu người sử dụng sắn như là nguồn lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới

và Việt Nam

Sắn dễ trồng, ít vốn đầu tư, dễ chế biến xuất khẩu, đạt lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cao Sản phẩm sắn rất thông dụng để chế biến xăng sinh học (bioethanol), bột ngọt, thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, hồ vải, si rô, nước giải khát, phụ gia dược phẩm Sắn là cây tinh bột sự quang hợp theo chu

Trang 37

trình C4 nên có khối lượng sản phẩm và giá trị năng lượng trên một đơn vị diện tích cao hơn nhiều các loại cây trồng khác Cây sắn hiện đang được cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển để làm nhiên liệu sinh học và là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu của nhiều nước Châu Phi [29]

Sản lượng sản xuất sắn trên thế giới trung bình hàng năm từ 205,65 triệu tấn đến 252,20 triệu tấn (năm 2005-2011) Trong đó sắn được trồng chủ yếu tại Nigeria, Brazil, Thái Lan, Indonesia và Công gô 5 quốc gia này sản xuất khoảng 60% sản lượng sắn thế giới Tuy nhiên, các nước xuất khẩu sản phẩm

từ sắn (sắn lát, sắn cục, tinh bột sắn) chủ yếu lại là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia Trong đó Thái Lan chiếm khoảng 80% lượng thương mại toàn cầu, Việt Nam và Indonesia mỗi nước chiếm 8% thị phần thế giới Phần còn lại khoảng 4% là do các quốc gia sản xuất sắn khác cung cấp

Tại Việt Nam, sắn là cây lương thực có diện tích trồng và sản lượng lớn đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô Diện tích và năng suất sắn cũng tăng mạnh,

từ hơn 277,4 ngàn ha với năng suất 8 tấn/ha (năm 1995) đến năm 2011 diện tích trồng sắn tăng gấp đôi là 560 ngàn ha, năng suất đạt 17,6 tấn/ha cao hơn 2,2 lần so với năm 1995 Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9% [29]

Tổng sản lượng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,68 triệu tấn đạt doanh thu 960,2 triệu USD (năm 2011) và 4,23 triệu tấn đạt doanh thu 1,35 tỷ USD (năm 2012)

Từ năm 2008 tới nay Việt Nam đã có 6 nhà máy sản xuất ethanol từ sắn với tổng nguyên liệu quy đổi ra sắn lát khô tương đương 1,5 triệu tấn mỗi năm khiến nhu cầu sử dụng sắn nội địa tăng cao và duy trì ổn định khiến giá sắn nội địa cũng duy trì ở mức tốt

Trang 38

1.3.3 Sản xuất Sắn trên thế giới và iệt Nam

1.3.3.1.Sản xuất Sắn trên thế giới

Hiện nay, sắn được trồng trên dưới 100 quốc gia trên toàn thế giới với các quy mô canh tác rất khác nhau Sản lượng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy trì tương đối ổn định ở mức sản lượng 230 triệu tấn sắn

Hình 1.2 Biểu đồ diễn biến sản lượng sắn thế giới giai đoạn 2005-2010 (Nguồn

FAO 2011)

Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới đạt 250,2 triệu tấn củ tươi, tăng 6% so với năm trước Sự gia tăng sản lượng mạnh m này bởi ngành chế biến công nghiệp nhiên liệu sinh học ethanol sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào tại các quốc gia Đông Nam Á cùng với nhu cầu lương thực tăng tại châu Phi Trong đó, Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế giới với sản lượng hai năm gần đây (2009-2010) có xu hướng giảm xuống đạt khoảng 37 triệu tấn so với giai đoạn 2006-2008 liên tục đạt trên dưới 45 triệu tấn Năm 2011 sản lượng sắn của Nigeria cũng đã hồi phục lên xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước Quốc gia có sản lượng sắn lớn thứ hai thế giới là Brazil với sản lượng thường niên trong giai đoạn 2009-2010 vào khoảng 24 triệu tấn sắn

củ tươi, giảm khoảng 8% so với giai đoạn 2 năm trước đó Năm 2011, sản

Trang 39

lượng sắn của quốc gia này cũng đã hồi phục trở lại lên mức trên 26 triệu tấn, tăng 8% so với năm trước đó Indonesia, Cộng hòa Công gô và Thái Lan là ba quốc gia có sản lượng sắn lớn tiếp theo trên thế giới, với sản lượng hàng năm trong giai đoạn 2009-2011 vào khoảng 22 triệu tấn củ Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng sắn hàng đầu thế giới bao gồm Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ, Mozambic 10 quốc gia sản xuất sắn hàng đầu chiếm 75% tổng sảnlượng sắn toàn thế giới Tại Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, sắn trở thành một loại cây công nghiệp hàng năm quan trọng và được thu mua để chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu

Hình 1.3 Biểu đồ diện tích và sản lượng sắn năm 2011 tại một số quốc

gia (Nguồn FAO, 2011)

1.3.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa

và ngô Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao Sản xuất sắn

là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ

Giai đoạn từ năm 2001-2011, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm đạt 10% Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các

Trang 40

quốc gia năng suất cao Tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9% Như vậy, nếu như diện tích sắn của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng như do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trưởng sản lượng nhờ gia tăng năng suất nếu được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn bền vững

Hình 1.4 Biểu đồ diễn biến diện tích và sản lượng sắn tại Việt Nam giai đoạn

2001-2011 (Nguồn: TCTK 2012)

Việt Nam hiện đã trở thành điển hình tiên tiến của châu Á trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Kawano, 2001; Reinhardt Howeler, 2004) Những nguyên nhân chính để có những thành tựu này là:

1 Các giống sắn mới có năng suất tinh bột cao gấp đôi so với các giống sắn địa phương đã thực sự mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng sắn

2 Toàn quốc hiện có 8 nhà máy chế biến tinh bột sắn và sản xuất cồn với tổng công suất ước khoảng 7 triệu tấn củ tươi/năm, và 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang được triển khai, tạo thuận lợi cho sản xuất

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Nhà XB: nxb Nông nghiệp
2. Chi cục Thống kê huyện Vân Canh. Niên giám thống kê năm 2010-2020, Vân Canh, 2010, 2015, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010-2020
3. Công Doãn Sắt, Hoàng Văn Tám. Quản lý dinh dƣỡng và độ phì nhiêu của đất trồng sắn vùng Đông Nam Bộ, Kỷ yếu hội thảo" Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam,2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam
4. Cục Trồng trọt. Quy trình canh tác sắn, quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá.Để hướng dẫn canh tác sắn và sản xuất giống sắn sạch bệnh hỗ trợ phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn đang l y lan ở nhiều tỉnh thành, Cục Trồng trọt, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình canh tác sắn, quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá. "Để hướng dẫn canh tác sắn và sản xuất giống sắn sạch bệnh hỗ trợ phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn đang l y lan ở nhiều tỉnh thành
5. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (chủ biên). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất l m nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng sản xuất đất l m nghiệp Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thống kê
6. Hà Văn Hành. Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, l m nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, l m nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
7. Hà Văn Hành. Quy hoạch sử dụng đất, Giáo trình cho học viên cao học chuyên ngành ĐLTN - MT, Trường Đại học Khoa học, Huế, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất, Giáo trình cho học viên cao học chuyên ngành ĐLTN - MT
8. Hoàng Văn Công, Lê Thanh Bồn, Trần Đức Dục. Giáo trình Thổ nhưỡng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thổ nhưỡng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
9. Huyện ủy Vân Canh. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vân Canh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vân Canh lần thứ XVI
10. Huỳnh Văn Chương. Giáo trình Đánh giá đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đánh giá đất
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
11. Huỳnh Văn Chương. Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình. Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 16, số 50 (2009), 5-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình
Tác giả: Huỳnh Văn Chương. Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình. Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 16, số 50
Năm: 2009
12. Lê Cảnh Định. Tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích hợp đất đai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích hợp đất đai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
13. Lê Năm. Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông l m nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên Huế. Luận văn Tiến sĩ Địa lí tự nhiên, Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông l m nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên Huế
14. Lê Quang Trí. Thực hành đánh giá đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành đánh giá đất
15. Lê Văn Khoa. Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường
Nhà XB: nxb Nông Nghiệp
16. Nguyễn Đăng Độ. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông – l m nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Địa lí tự nhiên, Viện Địa lí, Viện Khoa học& Công nghệ Việt Nam Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông – l m nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế
17. Nguyễn Minh Hiếu. Giáo trình Cây công nghiệp,Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cây công nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
18. Nguyễn Thế Thuận, Trần Công Yên. Tổ chức hệ thống thông tin địa lý GIS, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hệ thống thông tin địa lý GIS
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
19. Nguyễn Thị Huyền, Bùi Thị Diệu Hiền, Phan Thị Lệ Thủy. Hiện tƣợng thoái hóa và hoang mạc hóa đất đai tỉnh Bình Định, Tài liệu khoa học công nghệ, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu khoa học công nghệ
20. Nguyễn Thị Ngạn. Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, Trường Đại học Khoa học, Huế, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN